THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Đề tài:
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.
Lớp : Ca 1 sáng thứ 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
1. Nguyễn Thị Hà ( trưởng nhóm )
2. Thịnh Văn Đức
3. Trần Hữu Hải
4. Nguyễn Hồng Anh
5. Bùi Thị Hà
6. Hoàng Hồng Anh
7. Phạm Phi Long
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương ngày 20/7/2000 và chính thức
hoạt động từ ngày 28/7/2000 sau nhiều năm chuẩn bị.Cho đến nay, thị trường chứng
khoán đã trở thành 1 kênh huy động vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế thị
trường, bổ sung cho các kênh huy động vốn khác. Thị trường chứng khoán ngày
càng được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế và nhu cầu kinh doanh
của nhà đầu tư. Nhà đầu tư lại mong muốn tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong
đầu tư. Như vậy, xuất phát từ nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và khi TTCK
đã phát triển ở mức độ nhất định, Quỹ đầu tư (QĐT) và công ty quản lý quỹ đầu tư
hay còn gọi là công ty quản lý quỹ (Cty QLQ) ra đời.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, mặc dù thị trường chứng khoán đã xuất hiện
từ giữa thế kỷ XV nhưng các QĐT, Cty QLQ mới chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối thế
kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX đến nay.
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
I. Công ty quản lý quỹ
1. Khái niệm công ty quản lý quỹ
Để hiểu rõ ràng về công ty quản lí quỹ ( công ty quản lý quỹ đầu tư), trước hết ta
đi tìm hiểu về quỹ đầu tư.
• Quỹ đầu tư (các phương tiện đầu tư tập thể )
− Quỹ đầu tư là các cơ cấu tài chính nhằm phân bổ và quản lý tiền của
nhiều người đầu tư để mua chứng khoán được niêm yết hoặc cổ phần
tư nhân trong các công ty cổ phần
− Vai trò:
Góp phần huy động vốn cho phát triển nền kinh tế nói chung và
vào sự phát triển của thị trường sơ cấp, chuyển số vốn này từ tiết
kiệm vào đầu tư.
Góp phần ổn định thị trường thứ cấp thông qua các hoạt động
đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp khoa học.
Tăng cường khả năng quản trị công ti.
Thực hiện vai trò lãnh đạo trong quá trình quốc tế hóa thị trường
vốn.
− Phân loại:
Theo mục đích đầu tư: quỹ đầu tư theo danh mục, quỹ đầu tư
theo cổ phần tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ trong
nước.
Theo đối tượng đầu tư: cổ phiếu, trái phiếu.
Theo mức độ tự do trong quản lí: cố định, linh hoạt.
Theo hình thức tổ chức: dưới dạng công ty đầu tư, dưới dạng
hợp đồng (bao gồm công ty quản lý quỹ (2), người lưu giữ tài
sản của quỹ, người đâu tư vào quỹ.
Theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập: quỹ đầu tư đóng
(hoạt động như 1 công ty có phát hành cứng khoán,giá của chứng
chỉ quỹ niêm yết và giao dịch trên thị trường thứ cấp tuân thoe
quy luật thị trường, nhà đầu tư cũng không thể rút vốn ra khỏi
quỹ trừ khi quỹ mua lại chứng chỉ của mình, tổ chức bởi 1 công
ti quản lí (1) và quỹ đầu tư mở (quỹ hỗ tương)
• Luật chứng khoán hiện hành: không định nghĩa về khái niệm công ty
quản lí quỹ.
− Điều 59: Thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
(sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định
của Luật doanh nghiệp.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Giấy phép này đồng thời
là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
− Điều 61: Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ
1. Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau
đây:
a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
2. Các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp
chung trong một Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý
quỹ.
3. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công
ty quản lý quỹ được huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài
có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam.
− Điều 62: Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công
ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm:
a) Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng
khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn
đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết
bị;
b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ
kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều
61 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
2. Trường hợp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang
phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh; trường hợp là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ
năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc
thành viên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính mình để góp vốn
thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Như vậy, từ (1), (2) và theo luật chứng khoán hiện hành, ta có thể suy ra định nghĩa
về công ty quản lý quỹ như sau:
• Công ty quản lý quỹ: là công ty được tổ chức dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, thực hiện việc huy động và
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (Quỹ đầu tư chứng khoán trong và
ngoài nước có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam), quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán, công ty có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên,
và là dạng quỹ đóng.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ định nghĩa về công ty quản lý quỹ đầu tư
là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư
được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử
dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng
khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn
quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục
tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý
quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
2. Vai trò của công ty quản lí quỹ
Vì công ty quản lí quỹ quản lý quỹ đầu tư nên cũng mang đầy đủ vai trò như
vai trò của quỹ đầu tư.
3. Mô hình hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư
4. Hoạt động của công ty quản lý quỹ
• Quản lý quỹ đầu tư (Asset management)
- Huy động và quản lý vốn và tài sản
- Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
• Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
- Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng
- Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài
chính
- Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư
• Nghiên cứu
- Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính,
giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã
nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức
năng.
- Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các
ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô.
- Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư
chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người
đầu tư.
- Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục
đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ.
5. Phân loại công ty quản lý quỹ
Do công quản lí quỹ quản lí quỹ đầu tư nên việc phân loại công ty quản lí
quỹ cũng dựa trên cách phân loại quỹ đầu tư :
• Ở Việt Nam :
− Theo mục đích đầu tư:
công ty quản lý quỹ đầu tư theo danh mục
công ty quản lý quỹ đầu tư theo cổ phần tư nhân
công ty quản lí quỹ đầu tư mạo hiểm
công ty quản lý quỹ tương hỗ trong nước.
− Theo đối tượng đầu tư:
công ty quản lý quỹ đầu tư cổ phiếu
công ty quản lí quỹ đầu tư trái phiếu.
− Theo mức độ tự do trong quản lí:
công ty quản lí quỹ đầu tư cố định
công ty quản lí quỹ đầu tư linh hoạt.
− Theo hình thức pháp lí:
công ty cổ phần
công ty trách nhệm hữu hạn .
− Theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập:
công ty quản lý quỹ đầu tư đóng (hoạt động như 1 công ty
có phát hành cứng khoán,giá của chứng chỉ quỹ niêm yết
và giao dịch trên thị trường thứ cấp tuân thoe quy luật thị
trường, nhà đầu tư cũng không thể rút vốn ra khỏi quỹ trừ
khi quỹ mua lại chứng chỉ của mình
công ty quản lý quỹ đầu tư mở (quỹ hỗ tương)
• Trên thế giới hiện nay:
phân loại công ty quản lí cũng chủ yếu dựa vào 4 tiêu chí chính sau: Chủ
thể đầu tư, Đối tượng đầu tư, Cơ cấu huy động vốn và Cơ chế quản lý, tuy
nhiên có 1 số sự khác biệt :
− Phân loại theo Chủ thể đầu tư
CTy quản lí Quỹ đầu tư tư nhân
CTy quản lí Quỹ đầu tư tập thể
− Phân loại theo đối tượng đầu tư
CTy quản lí Quỹ đầu tư cổ phiếu (stock fund):
- CTy quản lí Quỹ đầu tư tăng trưởng (growth fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm (venture capital fund hay
hedging fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư tăng trưởng và thu nhập (growth and
income fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư vàng và kim loại quý (precious metals/
gold fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư chọn vốn (capital selection fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư chọn ngành (industry selection fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư chỉ số (index fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư quốc tế (international fund
- CTy quản lí Quỹ đầu tư toàn cầu (global equity fund )
- CTy quản lí Quỹ đầu tư thu nhập – vốn cổ phần (income-equity
fund)
CTy quản lí Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập (bond and income
fund):
- CTy quản lí Quỹ đầu tư trái phiếu chuyển đổi (convertible bond
fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư thu nhập – trái phiếu (income-bond
fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư thu nhập chính phủ (government income
fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư trái phiếu toàn cầu (global bond fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư trái phiếu công ty (corporate bond fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư trái phiếu lợi suất cao (high-yield bond
fund
- CTy quản lí Quỹ đầu tư trái phiếu địa phương dài hạn (municipal
bond fund-long-term)
Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (money market fund):
- CTy quản lí Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ chịu thuế (taxable
money market fund
- CTy quản lí Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ miễn thuế (tax-
exempt money market fund)
Một số loại công ti quản lí quỹ khác
-CTy quản lí Quỹ đầu tư danh mục linh hoạt (flexible
portfolio fund)
- CTy quản lí Quỹ đầu tư cân đối (balanced fund)
− Phân loại theo cơ cấu huy động vốn
Công ty quản lý quỹ đầu tư dạng đóng (closed-end fund)
Công ty quản lý Quỹ đầu tư dạng mở (open-end fund)
Ngoài ra còn có một số dạng khác xuất phát từ hai hình thái trên:
Công ty quản lý Quỹ bán mở
Công ty quản lý Quỹ tín thác đơn vị UIT (unit investment trust)
− Phân loại theo cơ chế quản lý Quỹ
hình thức công ty đầu tư cổ phần
II. Thực trạng của các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt
Nam thời gian qua
1. Những lĩnh vực đầu tư của các công ty quản lý quỹ
Các công ty quản lí quỹ đầu tư trong nhiều lĩnh vực
3 lĩnh vực chính để đầu tư là tiền mặt, bất động sản và tài sản tài chính:
• Tiền mặt bao gồm
− Số tiền bạn có
− Tài khoản ngân hàng và tài khoản tiết kiệm
− Các tài khoản chứng khoán
− Sổ gửi tiền tiết kiệm có
− Làm mưa làm gió trong năm 2009 với sự biến động liên tục, hầu hết
là trong xu thế tăng, vàng trở thành sự lựa chọn của nhiều NĐTthời
hạn
• Bất động sản bao gồm
− Đất đai, nhà cửa
− Đồ cổ
• Tài sản tài chính phân làm hai loại
− Cổ phần, có nghĩa là bạn trở thành một cổ đông trong công ty
− Trái phiếu, có nghĩa là bạn cho một công ty hay chính phủ vay tiền
•Mấy năm trở về đây, chứng khoán luôn dẫn đầu trong bảng xếp hạng các
kênh đầu tư bao gồm vàng, bất động sản (BĐS), tiết kiệm và chứng khoán.
Năm 2009 là năm chứng khoán tạo đáy khi rơi xuống mức 234 điểm vào đầu
năm. Nhưng tính đến hết năm, với mức tăng trưởng trên 49%, chứng khoán vẫn
là kênh đầu tư có mức sinh lời hấp dẫn nhất.
Tạo ra cả cơ hội ngắn hạn và dài hạn lại linh hoạt về vốn đầu tư là ưu điểm
nổi bật của kênh đầu tư chứng khoán
•Tốc độ tăng trưởng của 2 lĩnh vực:
Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần
Quỹ Công ty quản lý Tăng
trưởng năm
2009 (%)
Vietnam Equity Holding (VEH)
Saigon Asset Management
(SAM)
10,1
Bao Tin Equity Fund
Bao Tin Capital
Bao Viet Investment Fund
Bao Viet Fund Management
(BVFMC)
Blackhorse Enhanced Vietnam Inc
Blackhorse Asset
Management
39,3
BIDV-Vietnam Partners' Vietnam
Investment Fund
BVIM Investment
Management
DWS Vietnam Fund
Deutsche Bank
DWS Vietnam Fund
Vietnam Enterprise Investments
Ltd. (VEIL) Dragon Capital
31,9
Vietnam Growth Fund Limited
(VGF)
27,2
Vietnam Dragon Fund (VDF)
25,8
Vietnam Equity Fund
Finansa Fund Management
Golden Bridge Financial Group's
Vina Blue Ocean Fund
Golden Bridge Financial
Fund
Hanoi Fund
Hanoi Fund Management
Indochina Capital Vietnam
Holdings
Indochina Capital
45,6
JF Vietnam Opportunities Fund
JF Vietnam Opportunities
4,3
JF Vietnam Opportunities Fund
Kamm Investment Holdings
Kamm Investment
Vietnam Growth Fund
Korea Investment Trust
Management
Worldwide Vietnam Fund
China and Vietnam Fund
KITMC RSP Balanced Fund
KITMC Vietnam Growth Fund I
and II
KITMC Worldwide Vietnam Fund
I and II
Vietnam Oilfield Fund
Lion Capital Vietnam Fund
Lion Capital
Manulife Progressive Fund
(MAPF1)
Manulife Funds
48,6
Vietnam Azalea Fund
Mekong Capital
MekongEnterprise Fund
Mirae Asset’s Mirae Asset
Securities JSC
Mirae Asset Maps
Investment Management
Maxford Investment management
Ltd’s Vietnam Focus Fund SP
Maxford Investment
Management
Orient Management Company’s
Orient Fund 1 (OF1)
Cty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán Phương Đông
Prudential Balanced Fund Management
6,7
Prudential Vietnam Securities
Investment Fund
Vietnam Lotus Fund
PXP Vietnam Asset
Management
39,3
PXP Vietnam Fund Ltd
56,2
Vietnam Emerging Equity Fund
Saigon Securities Investment Fund
A1 (SFA1)
Thanh Viet Fund
Management
Saigon Securities Investment Fund
A2 (SFA2)
Viet Capital Fund Management’s
Viet Capital Fund (VCF)
Cty quản lý quỹ Bản Việt
Viet Fund 1 (VF1)
Viet Fund Management
50,9
Viet Fund 2 (VF2)
Viet Fund 4 (VF4)
48,2
Vietcombank Partners Fund 1
(VPF1)
Vietcombank Fund
Management
Vietnam Emerging Market Fund
(VEMF)
Vietnam Asset Management
71,3
Các quỹ đầu tư vào bất động sản ở VN
Quỹ Cty quản lý quỹ Tăng trưởng
2009 (%)
Vietnam Property Holding (VPH) Saigon Asset Management 12,9
Bao Tin Real Estate Fund Bao Tin Capital
Vietnam Property Fund (VPF) Dragon Capital 9,5
Indochina Land Holdings Indochina Capital
Aseana Properties Ireka Corporation Berhad
Vietnam Real-Estate Development Fund Korea Investment Trust
Management
2. Các công ty quản lý quỹ và lợi nhuận của các công ty quản lí quỹ trên
thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua
QĐT và CtyQLQ đầu tư là tất yếu khách quan và là sản phẩm trực tiếp của quá trình
phát triển của phân công lao động xã hội đối với thị trường tài chính. Hoạt động của
QĐT, CtyQLQ đầu tư không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn phát triển trên
phạm vi quốc tế - một trong những nhân tố của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa
thị trường tài chính hiện đại
Nếu như hồi cuối năm 2006, dường như “nhà nhà, người người” đều dễ dàng tham
gia TTCK thì hiện nay, khi TTCK đang liên tục sụt giảm, rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ
có động thái rút khỏi thị trường. Trái với khuynh hướng thoái lui này, sự xuất hiện
ngày càng nhiều công ty quản lý quỹ đang khiến người ta dự báo về “kỷ nguyên
công ty quản lý quỹ” trên TTCK Việt Nam.
•Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Năm 2010, cơ quan này đã cấp giấy phép thành lập cho 1 công ty quản lý
quỹ, 2 văn phòng đại diện và 3 quỹ đầu tư mới, trong đó có 1 quỹ đại chúng
và 2 quỹ thành viên, với tổng vốn huy động là 800 tỉ đồng.
Như vậy, đến nay đã có 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động, với số vốn
điều lệ 2.100 tỉ đồng, quản lý tổng tài sản trên 100.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó
là 23 quỹ đầu tư chứng khoán, với vốn điều lệ 13.300 tỉ đồng và 31 văn
phòng đại diện đang hoạt động.
STT Tên công ty Website
Vốn điều lệ
(VNĐ)
1
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ
Tín Phát
26.000.000.000
2
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ
Đầu tư Chứng khoán Thái
Dương
25.000.000.000
3
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ
Đầu tư VIPC
www.vipc.com.vn 33.000.000.000
4
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
AIC
25.000.000.000
5
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
An Phú
25.000.000.000
6
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Dầu khí Toàn Cầu
25.000.000.000
7
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Hùng Việt
25.000.000.000
8
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Hợp Lực Việt Nam
25.000.000.000
9
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Lộc Việt
25.000.000.000
10
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
RNG
50.000.000.000
11
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
SME
www.smecapital.vn 25.000.000.000
12
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Sabeco
25.000.000.000
13
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Sài Gòn
www.saigoncapital.com.vn 25.000.000.000
14
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Thép Việt
25.000.000.000
15
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ
Thăng Long
www.tlmcapital.com.vn 30.000.000.000
16
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Việt Cát
25.000.000.000
17
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Việt Tín
30.000.000.000
18
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Đầu tư Chứng
khoán Liên Minh Việt
Nam
www.vnalliance-
capital.com
50.000.000.000
19
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Đầu tư Nhân
Việt
25.000.000.000
20
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Đầu tư Sài Gòn
- Hà Nội
www.shf.com.vn 60.000.000.000
21
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Đầu tư Thành
Việt
www.thanhviet.com.vn 88.000.000.000
22
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Đầu tư Tài
chính Dầu khí
www.pvfccapital.com.vn 100.000.000.000
23
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ Đầu tư Việt
Nam
www.vinafund.com 209.600.000.000
24
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ đầu tư Anpha
10.000.000.000
25
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ đầu tư Chứng
khoán An Bình
30.000.000.000
26
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ đầu tư Chứng
khoán An Phúc
25.000.000.000
27
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ đầu tư Chứng
khoán Minh Việt
50.000.000.000
28
Công ty Cổ phần Quản
lý quỹ đầu tư Chứng
khoán Phương Đông
25.000.000.000
•Doanh thu ước tính năm 2010 của các công ty quản lý quỹ khoảng 600 tỉ
đồng, lợi nhuận ước đạt trên 200 tỉ đồng
•Lợi nhuận của 1 số công
Công ty Lợi nhuận thuần sau thuế
trong năm ( VND)
Ct TNHH quản lý quỹ Bảo Việt
(2009)
36,214,710,562
Ct lien doanh
quản lí quỹ đầu
tư ck
vietcombank
2006 69,373,383,000
2007 54,528,860,000
2008 27,553,570,025
2009 21,718,740,321
CTCP Bông Sen (2010) 86,176,778,578
CTCP cao su Phước Hòa (2009) 137,255,706,641
Vietnam Azalea Fund
-3,8 35,9
Vietnam Dragon Fund (LCFR03)
-5,8 11,8
Vietnam Emerging Equity Fund
(LCFR03)
-22,7 80,7
Vietnam Emerging Market Fund
-23,5 49
Vietnam Enterprise Investments
Ltd (LCFR03)
-14,8 19
Vietnam Equity Holding (/3MS.DE)
-19,9 39,8
Vietnam Growth Fund (LCFR03)
-2,4 12,3
Vietnam Holding (VNHq.L)
-8,5 58,8
Vietnam Infrastructure Ltd
(VNIq.L)
-14,1 3,1
Vietnam Lotus Fund (LCFR03)
-22,5 53,4
Vietnam Opportunity Fund
(VOF.L)
-4 30,1
QUỸ CỔ PHẦN TƯ NHÂN
,
PCA Vietnam Segregated Portfolio
(LCFR03)
-3,6 6,7
Vietnam Resource Investments
(LCFR03)
-19,3 -38,7
QUỸ BẤT ĐỘNG SẢN
Aseana Properties (ASPL.L)
36,6 6,2
JSM Indochina (JSM.L)
-12,2 -7,5
Vietnam Property Fund (VPF.L)
-7,6 9,6
Vietnam Property Holding
(/3MT.DE)
-6,8 12,6
VinaLand Limited (VNLq.L)
1,4 -9,2
(Nguồn: LCF Rothschild) trên số liệu thống kê tính đến ngày 26.11.2010
• Theo báo cáo của Tập đoàn Đầu tư và Tư vấn Tài chính LCF Rothschild
(Anh), tính đến cuối tháng 11/2010, hầu hết các quỹ đầu tư tại Việt Nam đều
có tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV - Net Asset Value) âm.
− Tụt hạng nhiều nhất là nhóm 3 quỹ chứng khoán của Công ty Quản lý Quỹ
PXP gồm Vietnam Lotus Fund (VLF), Vietnam Emerging Equity Fund
(VEEF) và PXP Vietnam Fund (PVF), vốn dẫn đầu tăng trưởng NAV trong
năm 2009. Tính đến tháng 11 năm nay, trung bình chỉ số NAV của 3 quỹ
PXP giảm khoảng -22%.
− 2 tên tuổi lớn trong làng quản lý quỹ tại Việt Nam là VinaCapital và
Dragon Capital cũng chung số phận. Quỹ Vietnam Opportunity Fund
(VOF) của VinaCapital có NAV giảm -4% (so với tăng 30,1% năm 2009).
NAV của 2 quỹ của Dragon Capital là Vietnam Enterprise Investments Ltd
(VEIL) và Vietnam Growth Fund (VGF) lần lượt giảm 14,8% và 2,4% (so
với mức trên 14% năm 2009).
− Quỹ chứng khoán VEH của Công ty Quản lý Quỹ Saigon Asset
Management (SAM), một quỹ trẻ nhưng hoạt động khá tốt trong năm 2009
(NAV đạt 39,8%) cũng chịu giảm 19,9% trong năm nay.
•nguyên nhân:
− Thứ nhất, do thị trường chứng khoán 11 tháng qua giảm mạnh. Tính đến
tháng 11/2010, VNI-Index đã giảm 13,6% so với đầu năm.
− Thứ hai, vấn đề tỉ giá và lãi suất tăng. VND mất giá khiến một số quỹ
chứng khoán phải thoái vốn nhằm hạn chế đà giảm của NAV. Ông Louis
Nguyễn, Tổng Giám đốc SAM: “Với mức lãi suất cho vay gần 20% và
chênh lệch tỉ giá có khi đến 10% thì không có quỹ đầu tư chứng khoán
nào có thể vượt ngưỡng 30% này để đạt tăng trưởng NAV dương trong
năm 2010”.
•Quỹ bất động sản: Sáng sủa hơn
− So với các quỹ chứng khoán năm qua các quỹ bất động sản hoạt động khá
hơn nhưng vẫn chưa khởi sắc, vì đây là mảng khá nhạy cảm với các chính
sách kinh tế vĩ mô như thắt chặt tín dụng, tác động của lạm phát, tỉ giá và lãi
suất.
− Đơn cử, NAV của Quỹ Vietnam Property Holding (VPH) của SAM giảm
-6,8% tính đến tháng 11 (so với 12,6% của 2009), dù theo ông Louis
Nguyễn, Quỹ vẫn có lãi khoảng 5% trong năm nay.
− Khá hơn một chút là quỹ bất động sản VinaLand (VNL) của VinaCapital,
tăng trưởng NAV 6% trong 3 quý đầu năm 2010 (so với -15% cùng kỳ
2009). Lý giải về kết quả này, ông Andy Ho, cho rằng Quỹ VNL chỉ đầu tư
trực tiếp vào các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng, không đầu tư vào cổ
phiếu của các công ty bất động sản niêm yết, nên không bị ảnh hưởng bởi
VN-Index.
− Ông Peter Ryder, Tổng Giám đốc Quỹ Indochina Land (thuộc Indochina
Capital), trong năm 2010 Công ty chủ yếu giải ngân cho 2 quỹ bất động sản
là ICL Holdings (giải ngân 100%) và ICL Holdings 2 (hơn 95%) với tổng
giá trị NAV gần 320 triệu USD vào các dự án khách sạn, resort, khu phức
hợp, trung tâm thương mại như The Six Senses Côn Đảo, River Garden,
Indochina Plaza, khu giải trí Park City.
− Mới đây, Indochina Capital đã bán 25% cổ phần cho Tập đoàn Tài chính
ORIX của Nhật và lập Quỹ ICL Holdings 3 với tổng vốn đăng ký hơn 180
triệu USD, đồng thời công bố đầu tư vào khu phức hợp Saigon South
Residences.
• Quỹ quỹ cổ phần tư nhân (Private Equity): Song hành thoái vốn và đầu tư
Trong khi quỹ chứng khoán và bất động sản lao đao thì các quỹ cổ phần tư
nhân lại có một năm sôi động với các thông tin thoái vốn lẫn đầu tư mới.
Đặc biệt là Mekong Capital, quỹ private equity đầu tiên của Việt Nam.
Giám đốc Điều hành Mekong Capital, cho biết đến tháng 10/2010, 2 quỹ MEF I và
MEF II đã thoái vốn tại nhiều công ty như Mai Sơn, Golden Gate. Tuy nhiên, ông
cho rằng đây chưa phải là các khoản đầu tư trọng tâm vì tỉ suất hoàn vốn không
quá 2 lần và sắp tới Mekong Capital sẽ thoái vốn với mức lợi nhuận hấp dẫn hơn
nhiều.
Mekong cũng công bố các khoản đầu tư mới vào CTCP Đầu tư Nam Long và
Trường Quốc tế Việt Úc đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận thuần 30% trong nửa
đầu năm 2010.
Hoạt động năm 2011
•Chiến lược 2011
− VinaCapital, thứ tự ưu tiên đầu tư trong năm 2011 nên là cổ phiếu, trái
phiếu, bất động sản và sau cùng là tiền mặt. Vì vậy, danh mục đầu tư của
VinaCapital trong năm mới sẽ ưu tiên cổ phiếu thanh khoản cao của các
công ty lớn. Còn đầu tư vào trái phiếu chính phủ là để đón đầu mục tiêu
Chính phủ sẽ hạ lãi suất cơ bản, dẫn đến việc trái phiếu sẽ tăng giá trong
tương lai.
− Dragon Capital sẽ quan tâm đến các công ty niêm yết, sắp niêm yết và các
công ty nhà nước cổ phần hóa có nền tảng vững chắc, đội ngũ quản trị
chuyên nghiệp, khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt, tạo ra dòng
tiền lớn và ổn định, chỉ số nợ/vốn hợp lý, đặc biệt là cổ tức không bị pha
loãng do tăng vốn liên tục.
− SAM có ý định giải ngân vào cả nhóm cổ phiếu blue-chip lẫn nhóm các
công ty vừa và nhỏ nhưng tiềm năng. “Nếu đầu tư vào, SAM sẽ lấy một ghế
trong hội đồng quản trị, tương đương 10% cổ phần, nhằm tăng giá trị công
ty đó thông qua tham gia quản lý tài chính, chọn đối tác chiến lược nước
ngoài góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí”
− Một hiện tượng đáng chú ý là sau khi phải thoái vốn quỹ chứng khoán ICV
của Indochina Capital (tháng 7.2009) với giá trị tài sản chỉ còn 243 triệu
USD, bằng một nửa so với giá trị ban đầu hồi năm 2007, đang lên kế hoạch
quay lại thị trường Việt Nam với chiến lược hoành tráng hơn trong năm
2011. Giám đốc quỹ chứng khoán của Indochina Capital, cho biết quỹ này
sẽ nhắm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa từ 30 triệu
đến 2 tỉ USD.
− VinaCapital sẽ tiếp tục giải ngân vào các dự án bất động sản thuộc danh
mục khu đô thị, căn hộ, khách sạn và mặt bằng bán lẻ. “Tuy nhiên, cần phải
theo dõi diễn biến lãi suất ngân hàng trong năm sau. Nếu lãi suất cho vay
tiêu dùng ở mức 11-12%/năm, khả năng tiêu thụ sản phẩm bất động sản sẽ
được hỗ trợ”, ông Andy Ho nói. Bên cạnh đó, các ngành nghề được dự báo
sẽ nóng trong năm 2011 và nằm trong tầm ngắm của công ty này là công
nghệ cao, năng lượng và dịch vụ y tế.
− Ông Điền, Dragon Capital, cho biết, công ty này sẽ tập trung vào ngành
hàng tiêu dùng trong nước, thực phẩm, dịch vụ phần mềm và dịch vụ tài
chính.
− Đối với các quỹ bất động sản, ICL Holdings 1 và 2 của Indochina Capital sẽ
tập trung đầu tư vào khách sạn, resort, sân golf, căn hộ trên cả nước. Riêng
ICL Holdings 3 chỉ hướng đến mảng bán lẻ và căn hộ tại Hà Nội và
TP.HCM. Đặc biệt, đối với Quỹ VPH, ông Louis Nguyễn cho biết sẽ nhắm
đến các công ty có quỹ đất lớn với giá trị gấp khoảng 10 lần giá trị vốn hóa
của doanh nghiệp đó trên thị trường.
• Tình hình năm sau dự báo sẽ khả quan hơn đối với hoạt động của các quỹ
đầu tư, nhưng khả năng tạo nên một bước đột phá sẽ khó xảy ra
•Ồ ạt lập quỹ mới
− Kỳ vọng lớn vào kế hoạch giải ngân trong năm mới nhưng hầu hết người
đứng đầu các quỹ đầu tư tại Việt Nam đều lo ngại việc huy động vốn cho
quỹ mới sẽ khá khó khăn vì các chứng chỉ quỹ hiện vẫn được giao dịch với
mức chiết khấu lớn so với NAV. Ví dụ, hiện 2 quỹ của SAM là VPH và
VEH được giao dịch với mức chiết khấu khoảng 20% NAV, khiến công ty
quản lý quỹ này không thể huy động thêm vốn trong năm nay.
− Ông Louis Nguyễn của SAM cho rằng, xu hướng giao dịch chứng chỉ quỹ
với mức chiết khấu còn có thể kéo dài trong năm 2011 vì các quỹ đầu tư
tại Việt Nam hiện nay đều là quỹ đóng, nghĩa là bị giới hạn về thời gian
hoạt động.
− Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ vẫn liên tục mở rộng kế hoạch huy động
vốn cho các quỹ mới.
Chẳng hạn, SAM dự định thành lập 3 quỹ mới gồm 1 quỹ chuyên đầu tư
vào lĩnh vực năng lượng và dầu khí với tổng giá trị NAV từ 50-300 triệu
USD (dự kiến khai trương vào tháng 8/2011), 1 quỹ bất động sản có vốn từ
50-100 triệu USD và 1 quỹ ETF khoảng 10-50 triệu USD.
Ông Singh, cho biết, khoảng giữa năm tới Indochina Capital sẽ huy động
50-100 triệu USD cho một quỹ mở đặt ở nước ngoài chuyên đầu tư vào thị
trường chứng khoán Việt Nam. Danh mục đầu tư gồm khoảng 12-15 cổ
phiếu niêm yết, các công ty chuẩn bị IPO và một số blue-chip, tiếp đến là
các công ty cổ phần tư nhân với mỗi khoản đầu tư từ 5-10 triệu USD.
VinaCapital cũng dự định lập 2 quỹ mới: một quỹ đầu tư vào bất động sản
và quỹ thứ hai đầu tư vào các công ty cổ phần tư nhân với quy mô mỗi quỹ
từ 200-300 triệu USD.
Mekong Capital cũng lên kế hoạch khai trương quỹ MEF III vào quý
I/2011 với tổng vốn huy động khoảng 150 triệu USD, nhắm vào các công
ty tăng trưởng nhanh thuộc lĩnh vực tiêu dùng.
•So sánh giữa công ty quản lý quỹ Việt Nam, liên doanh và nước ngoài ở Việt
Nam:
− Giống nhau:
có thể là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
Nhiệm vụ quản lí quỹ đầu tư
Hoạt động đầu tư trên nhiều lĩnh vực
Vai trò:
Góp phần huy động vốn cho phát triển nền kinh tế nói chung và
vào sự phát triển của thị trường sơ cấp, chuyển số vốn này từ tiết
kiệm vào đầu tư.
Góp phần ổn định thị trường thứ cấp thông qua các hoạt động đầu
tư chuyên nghiệp với các phương pháp khoa học.
Tăng cường khả năng quản trị công ti.
Thực hiện vai trò lãnh đạo trong quá trình quốc tế hóa thị trường
vốn.
Có vốn điều lệ lớn
Quỹ ở dạng đóng hoặc mở
− Khác nhau
Công ty quản
lý quỹ
Vốn (trong 3
loại hình
công ty
quản lý )
Kinh nhiệm
đầu tư
Lợi nhuận
Việt Nam Nhỏ Mới tiến hành
đầu tư
Nhỏ
Liên doanh Lớn hơn Cty
Việt
Nam,
nhỏ hơn
cty nước
noài
Có kinh
nghiệm
của nhà
đầu tư
lien
doanh
nước
ngoài
Lớn hơn
Nước ngoài Lớn Kinh nghiệm
lâu dài
Lớn nhất
3. một số công ty quản lý quỹ:
a) Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) là đơn vị tiên
phong trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam(vietfun
management) .VietFund là Quỹ đầu tư đầu tiên của Việt Nam, liên doanh
giữa ngânhàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Dragon Capital
(Anh).
Hiện nay, Có 5 loại quỹ đầu tư Việt nam tại VFM: VF1, VF2, VF3, VF4,
VFA
Hiện nay, Công ty VFM đang quản lý tổng tài sản hơn 310 triệu USD thông qua
các sản phẩm quỹ: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) và Quỹ đầu tư tăng
trưởng Việt Nam (VF2) và một số nguồn vốn ủy thác khác, từ hơn 8.000 nhà đầu tư
pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước.
Các quỹ chính đáng chú ý:
•VF1:
− là quỹ công chúng dạng đóng của Việt Nam
− quy mô vốn ban đầu là 300 tỷ đồng
− được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí
minh
− Mục tiêu: xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng
nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn
đầu tư của quỹ , đồng thời trong quá trình đầu tư là giúp các đơn
vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng
cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các
công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của
Quỹ
− Phần lớn sẽ tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm
yết trên TTCK Việt Nam, bao gồm: chứng khoán của các công ty
đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục
tiêu của quỹ còn nhắm đầu tư VF1.
− quỹ đầu tư VF1 đã trở thành quỹ đầu tư lớn nhất và thành công
nhất tại việt nam.
Các cột mốc chính:
Năm 2004: khởi đầu với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng
Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng
Năm 2006: Trở thành quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong nhóm các thị trường
mới nổi (LCF Rothschild Country Fund Research – Daily Pairty Sheet 8 Jan
2007)
Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng
31/12/2007: Tổng giá trị tài sản ròng là 3.837,1 tỷ đồng
Với những thành quả mà Quỹ đầu tư VF1 đạt được, Quỹ đầu tư VF1 đã trở thành
quỹ đầu tư lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam
•VF2: quỹ đầu tư tăng trưởng việt