Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Báo cáo tình hình cạnh tranh trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***--------

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC NGÀNH

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT VÀ
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Phương Mai
Lớp tín chỉ: KTE408(2-1819).2
Người thực hiện: Nhóm 6

Mã sinh viên

Họ tên
Nguyễn Thị Thu Huế

1614420037

Nguyễn Duy Hùng

1614420040

Nguyễn Khắc Hùng

1614410074

Bùi Thị Thu Hương

1614420135



Đào Thị Thanh Huyền

1614410081

1


MỤC LỤC
I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................. 2

A. Liên kết kinh tế của doanh nghiệp ............................................................................... 2
B. Tỷ lệ tập trung .............................................................................................................. 2
C. Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) ........................................................................... 3
II.

TỔNG QUAN NGÀNH.......................................................................................... 4

A. Đặc điểm của ngành ..................................................................................................... 4
B. Thực trạng ngành ......................................................................................................... 5
III.

CẤU TRÚC NGÀNH ............................................................................................. 6

A. Xử lý số liệu ................................................................................................................. 6
B. Mức độ tập trung của ngành......................................................................................... 7
C. Cấu trúc một số tiểu ngành cụ thể ................................................................................ 9
IV.


KHẢ NĂNG GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG .......................................................... 12

A. Công nghệ sản xuất và chế biến ................................................................................. 13
B. Trình độ nguồn nhân lực ............................................................................................ 14
C. Cầu và điều kiện thị trường ........................................................................................ 14
V. HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIệP TRÊN THỊ TRƯỜNG ........................ 15
A. Hoạt động liên kết và sát nhập ................................................................................... 15
B. Hoạt động nghiên cứu và phát triển ........................................................................... 16
C. Ứng dụng công nghệ .................................................................................................. 17
VI.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH .................................................... 18

A. Cơ hội ......................................................................................................................... 18
B. Thách thức .................................................................................................................. 19
C. Giải pháp .................................................................................................................... 20
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 22

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thị phần ngành sản xuất và chế biến thực phẩm .................................................. 9
Bảng 2: Thị phần ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt ........................ 11
Bảng 3: Thị phần ngành chế biến và bảo quản rau quả .................................................... 12

2



LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm chế biến
sẵn ngày càng tăng và càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như là sự đa dạng trong
mẫu mã sản phẩm.
Với tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất và chế biến thực phẩm được đánh giá là một
trong những ngành hấp dẫn nhất đưa Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng trong khu
vực. Cơ hội phát triển của các thương hiệu thực phẩm ở Việt Nam là rất lớn. Hiện nay,
ngành thực phẩm trong nước đang phát triển với ngày càng nhiều thương hiệu mới ra đời,
với sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm. Hơn nữa, vấn đề an tồn thực phẩm đang là
điểm nóng thu hút sự quan tâm từ phía người tiêu dùng.. Song, điều này cũng tạo áp lực
để các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để hòa vào “sân chơi” thương mại chung.
Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề cạnh tranh trong ngành sản xuất và chế biến thực
phẩm, chúng em xin thực hiện đề tài “Báo cáo tình hình cạnh tranh trong ngành sản xuất
và chế biến thực phẩm”. Mục đích của đề tài nghiên cứu là phân tích thực trạng cạnh
tranh trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam, từ đó đưa ra cơ hội và
thách thức với các doanh nghiệp nói riêng và tồn ngành ở Việt Nam nói chung. Nội dung
của đề tài gồm 5 phần:
I. Cơ sở lý thuyết
II. Tổng quan ngành sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam
III. Cấu trúc ngành sản xuất và chế biến thưc phẩm Việt Nam
IV. Hành vi các doanh nghiệp
V. Cơ hội và thách thức của ngành
Với những kinh nghiệm thực tế và hiểu biết cịn nhiều hạn chế, việc có những sai sót
trong bài báo cáo là khó tránh khỏi. Nhóm chúng em rất mong nhận được những lời nhận
xét và đóng góp q báu của cơ giáo. Chúng em chân thành cảm ơn cô!

1


I. Cơ sở lý thuyết

A. Liên kết kinh tế của doanh nghiệp
 Liên kết dọc
Là mơ hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành.
 Ưu điểm: Mối liên kết này đem lại nhiều lợi thế về chi phí, về sự chủ động nguồn
nguyên liệu, chủ động trong việc sản xuất và đưa hàng ra thị trường, khả năng kiểm
soát các dịch vụ,…
 Nhược điểm: Hình thức liên kết này cũng có khó khăn là sẽ bị phân tán nguồn lực, khó
tập trung vào hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị.
 Liên kết ngang
Là sự kết hợp giữa các cơng ty có các sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể
sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả.
 Ưu điểm: Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ
thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro.
 Nhược điểm: Có trở ngại là thiếu sự chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên
liệu, sản xuất, kho vận,…
 Liên kết hồn hợp
Đây là loại tập đoàn liên kết các DN hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có
mối quan hệ và khơng có mối quan hệ về cơng nghệ, quy trình sản xuất,… nhưng có mối
quan hệ chặt chẽ về tài chính.
B. Tỷ lệ tập trung
Tỷ lệ tập trung = Tổng sản lượng các doanh nghiệp lớn nhất/ Sản lượng ngành
Tỷ lệ tập trung 4 cơng ty được tính bằng cơng thức:
2


C4 = (S1+S2+S3+S4) / ST
Trong đó:
 C4 là tỷ lệ tập trung bốn công ty
 Si là doanh thu của mỗi công ty trong bốn công ty lớn nhất trong ngành
 ST là tổng doanh thu toàn ngành

Ý nghĩa của tỷ lệ tập trung 4 công ty
 C4 dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
 Khi C4 tiệm cận 0: ngành gồm rất nhiều công ty, mỗi công ty chiếm thị phần rất nhỏ
trong ngành -> -> ngành ít tập trung.
 Khi C4 tiệm cận 1: ngành tập trung hơn.
 Khi C4 = 1: bốn hoặc ít hơn bốn cơng ty trong ngành sản xuất ra tồn bộ sản phẩm
(sản lượng) của ngành.
C. Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)
Chỉ số Herfindahl-Hirschman là một cách để tính độ tập trung của một ngành. HHI
xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi hãng trong tồn ngành.
HHI = 10000 ∑wi2
Trong đó: wi là thị phần của một công ty trên thị trường được tính theo cơng thức wi =
Si / ST
(Si là doanh thu của công ty i; ST là doanh thu toàn ngành).
Quy ước:
 HHI < 1000 : Mức độ tập trung thấp, không đáng lo ngại về mức độ tập trung của thị
trường.
 1000 < HHI < 1800 : Mức độ tập trung trung bình và ít có khả năng xảy ra các vấn đề
về cạnh tranh.
 HHI > 1800 : Mức độ tập trung cao và có nguy cơ xảy ra các vấn đề về cạnh tranh.
3


Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể hiện khơng có
một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường.

II. Tổng quan ngành
A. Đặc điểm của ngành
 Định nghĩa:
Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua

chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng
như dược phẩm.
Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi
sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm
hoặc sản phẩm thực phẩm.
 Phân loại:
Ngành sản xuất và chế biến thực phẩm bao gồm:
 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt: gồm giết mổ gia súc, gia cầm; chế
biến và bảo quản thịt; chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt.
 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản: gồm chế biến và bảo quản
thủy sản sản đông lạnh; chế biến và bảo quản thủy sản khô; chế biến và bảo quản nước
mắm; chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản.
 Chế biến và bảo quản rau quả: gồm sản xuất nước ép từ rau quả; chế biến và bảo quản
rau quả khác.
 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật: gồm sản xuất dầu, mỡ động vật; sản xuất dầu, bơ
thực vật.
 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
4


 Xay xát và sản suất bột: gồm xay xát và sản xuất bột thô; sản xuất tinh bột và các sản
phẩm từ tinh bột.
 Sản xuất thực phẩm khác: gồm sản xuất các loại bánh từ bột; Sản xuất đường; sản xuất
cacao, socola và bánh kẹo; sản xuất mì ống, mì sợi và sản phầm tương tự; sản xuất
món ăn, thức ăn chế biến sẵn.
 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
B. Thực trạng ngành
Công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp

chủ lực của Việt Nam hiện nay. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm ln chiếm tỉ trọng cao và có giá trị dẫn đầu so với các ngành cơng
nghiệp khác, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân.
Cụ thể trong ngành chế biến rau quả đã đạt được những kết quả tích cực. Theo Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, tính đến cuối năm 2003, tổng diện tích rau, quả và
hoa trên cả nước đạt 1,27 triệu ha, tổng sản lượng đạt 13,875 triệu tấn. Nếu đem so với
năm 2010, chỉ tiêu về diện tích đã đạt 97% và sản lượng đạt 69,4%. Nhiều vùng nông
thôn của nước ta đã hình thành và phát triển được những vùng rau quả đặc sản, những
vùng nguyên liệu tập trung lớn như vải thiều Hải Dương; nhãn lồng Hưng Yên; mận tam
hoa Lào Cai; thanh long Bình Thuận... với giá trị thương phẩm rất cao. Không chỉ đầu tư
cho cây trồng, những năm qua, năng lực chế biến rau, quả cũng đã được các ngành, các
địa phương đầu tư mạnh và hoạt động tương đối hiệu quả. Trong số các doanh nghiệp
Nhà nước, Tổng công ty Rau quả nông sản là đơn vị có vai trị chủ đạo với tổng cơng suất
chế biến trên 100.000 tấn sản phẩm/năm (chiếm 34% tổng cơng suất cả nước). Bên cạnh
đó, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau quả ở các quy
mô khác nhau đã tạo nên động lực cho các thành phần kinh tế phát triển hàng trăm ngàn
cơ sở chế biến nhỏ. Các cơ sở này đã tập hợp lao động và tài chính tổ chức sơ chế, bảo
quản chủ yếu ở các dạng sấy, chiên sấy, đơng lạnh, đóng góp phần tích cực vào công đoạn
sau thu hoạch và giải quyết sự dư thừa sản phẩm tươi vào các thời điểm chính vụ.

5


Kế đó là nhóm ngành chế biến các sản phẩm chăn ni: Cơng ty XNK thực phẩm Thái
Bình cơng suất 5.000 tấn/ năm; Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu công suất 3.000
tấn/ năm; Công ty thực phẩm nông sản Thái Bình cơng suất 1.200 tấn/ năm. Ngồi ra cịn
có hàng trăm cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm phân bố rải rác. Giá trị xuất khẩu của
nhóm ngành này đạt khoảng 5,5- 6 triệu USD/ năm...
Nhóm ngành chế biến thuỷ- hải sản có năng lực chế biến khoảng 1.200- 1.500 tấn/
năm; giá trị xuất khẩu khoảng 5,3- 5,5 triệu USD/ năm. Sản phẩm chủ yếu là nước mắm

(khoảng 6 triệu lít/ năm), bột cá (7.000 tấn/ năm), tôm và cá đông lạnh (khoảng 2.000
tấn), cá khô (300- 500 tấn)... Một số danh nghiệp chế biến hải sản có quy mơ khá, điển
hình như Cơng ty TNHH Rich Beauty, Công ty cổ phần thuỷ sản Diêm Điền, Cơng ty CP
hải sản Thái Bình, Cơng ty chế biến bột cá Thụy Hải...
III. Cấu trúc ngành
A. Xử lý số liệu
Từ số liệu stata của năm 2006, sử dụng phần mềm stata13 với các bước xử lý như
sau:
Bước 1: Mở bộ số liệu stata.
Bước 2: Sử dụng lệnh “ keep madn ma_thue ma_thue2 nganh_kd kqkd1 kqkd6
kqkd7” để lọc ra một số biến cần thiết tương ứng với “ mã doanh nghiệp, mã thuế, mã
thuế 2, mã ngành kinh doanh, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt
động tài chính, thu nhập khác”
Bước 3: Tạo thêm biến “tongdt” để tính tổng doanh thu bằng câu lệnh:
“ gen tongdt= kqkd1+kqkd6+kqkd7”
Bước 4: Lọc ngành kinh doanh cho các mã ngành sản xuất chế biến thực phẩm ở Việt
Nam. Nhập vào dòng command câu lệnh sau:
keep if nganh_kd >= 10000 & nganh_kd<11000
Bước 5: Sử dụng lệnh “su” để kiểm tra thống kê các biến ta được
6


Có tất cả 3838 doanh nghiệp trong đó có:
 3835 doanh nghiệp có số liệu về kqkd1- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 2146 doanh nghiệp có số liệu về kqkd6- doanh thu hoạt động tài chính
 2060 doanh nghiệp có số liệu về kqkd7- thu nhập khác
 1947 doanh nghiệp có số liệu về tongdt- tổng doanh thu
Từ thống kê trên, chúng em nhận thấy việc sử dụng tổng doanh thu để tính tốn thị
phần cho các công ty trong ngành là không hợp lý bởi sẽ bỏ sót số lượng lớn các cơng ty.
Do đó nhóm quyết định sử dụng kqkd1- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đại diện

cho doanh thu của các cơng ty trong ngành để có những bước tính toán về sau.
Bước 6: Dùng câu lệnh “drop kqkd6 kqkd7 tongdt” để bỏ đi các biến không cần thiết.
Bước 7: Chuyển số liệu từ stata đã xử lý sang excel và tiến hành bỏ các dịng có số
liệu bị thiếu:
Có tổng cộng 3838 doanh nghiệp, trong đó bỏ đi 3 doanh nghiệp thiếu số liệu về
kqkd1- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lại 3835 doanh nghiệp.
Bước 8: Hoàn thành xử lý số liệu và bắt đầu tính tốn:
Dùng lệnh Sort largest to smallest với cột kqkd1 để sắp xếp doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ theo thứ tự từ lớn đến bé để tiện cho các tính tốn về sau.
B. Mức độ tập trung của ngành
Mức độ tập trung ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam có nghĩa là liệu trong
thị trường ngành này, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau với mức độ cao hay thấp, độc
quyền hay cạnh tranh hoàn hảo hay nói cách khác đây chính là thị phần của các cơng ty
trong ngành. Có 2 chỉ số để tính mức dộ tập trung trong một ngành cụ thể là tỷ lệ tập
trung và chỉ số Herfindahl-Hirschman.
Theo lý thuyết đã nhắc tới ở phần I. Cơ sở lý thuyết, ta có tính tốn như sau:

7


Tỷ lệ tập trung (concentration ratio):
Tỷ lệ tập trung bốn công ty được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tổng sản phẩm được
tạo ra trong ngành bởi bốn công ty có thị phần lớn nhất ngành. Cơng thức xác định:
C4 = (S1 + S2 + S3 + S4)/ST
Các bước tính tốn:
Bước 1: Tính tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng hàm SUM cho cột
kqkd1, ta được kết quả Sumkqkd1= 180123823
Bước 2: Tính thị phần Wi của mỗi công ty: Tạo thêm cột Wi, tiến hành tính các Wi =
Si / ST = kqkd1/180123823
Ta có bảng sau:

Mã doanh nghiệp

Doanh thu

Thị phần (%)

25821

6662923

3.699079272

65777

3917044

2.174639609

20640

3616101

2.007563986

21791

3611041

2.004754807


Còn lại

162316714

90.11396233

 C4 = 9.886%
 Như vậy 4 công ty đầu ngành chỉ chiếm 9.886% doanh thu toàn ngành điều này chứng
minh rằng, mức độ tập trung của ngành khá thấp, tuy nhiên so sánh với số lượng
doanh nghiệp trong ngành là rất lớn thì mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong
ngành là cao và các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm có rất ít
khả năng điều khiển, chiếm lĩnh thị trường.

8


Thị phần

Doanh nghiệp có
thị phần lớn nhất
3.7%

Doanh nghiệp có
thị phần lớn T2
2.2%
Doanh nghiệp có
thị phần lớn T3
2%
Doanh nghiệp có
thị phần lớn T4

2%

Còn lại
90.1%

Bảng 1: Thị phần ngành sản xuất và chế biến thực phẩm

 Chỉ số Herfindahl – Hirschman:
Chỉ số Herfindahl-Hirschman là một cách khác để tính độ tập trung của một ngành.
HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi hãng hàng khơng trong tồn
ngành.
Ta có: HHI = 10000 ∑wi2
Với cách tính đã đề cập ở trên và dữ liệu ta sử dụng hàm SUMSQ để tính tổng bình
phương các giá trị Wi tính được, HHI = 59.44313028
Như vậy với mức chỉ số HHI như trên, thị trường ngành sản xuất chế biến thực phẩm
Việt Nam không mang tính tập trung với mức cạnh tranh cao, điều này phù hợp với chỉ số
C4 đã tính tốn ở trên.
C. Cấu trúc một số tiểu ngành cụ thể

9


 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt:
Ngành Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt bao gồm các mã ngành 10100,
10101, 10102 và 10109
Tương tự các bước xử lý dữ liệu đã đề cập ở trên, sử dụng dữ liệu doanh nghiệp năm
2006, câu lệnh “keep if nganh_kd >=10100 & nganh_kd <10200” để giữ lại các mã ngành
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
Tính tốn thao tác trên excel tương tự ta được:
Mã doanh nghiệp


Doanh thu

Thị phần (%)

25818

2009848

58.35103

25812

314288

9.124584

28473

128318

3.7254

58399

116049

3.369199

Còn lại


875906

25.42979

 C4= 74.57%
 HHI=3537.376806
Như vậy 4 công ty đầu ngành Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt chiếm
74.57% thị phần toàn ngành, cho thấy mức độ tập trung trong ngành rất cao. Chỉ số HHI
> 1800 thuộc vùng xác định mức độ tích tụ thị trường cao và có nhiều nguy cơ xảy ra vấn
đề cạnh tranh. Điều này hồn tồn dễ hiểu vì khi một số lượng ít doanh nghiệp (4 doanh
nghiệp lớn nhất) chiếm tới 74.57% thị phần. Hay nói cách khác sức mạnh thtrường tập
trung vào một số doanh nghiệp thì nguy cơ lạm dụng sức mạnh thị trường bắt tay thao
túng thị trường là hoàn toàn xảy ra. Như vậy trong ngành Chế biến, bảo quản thịt và các
sản phẩm từ thịt, mức độ tập trung doanh nghiệp ở mức cao và các doanh nhiệp lớn trong

10


thị trường có sức mạnh độc quyền lớn và có khả năng chi phối thị trường trong khi các
doang nghiệp nhỏ chiếm thị phần khá nhỏ và phải tuân thủ theo mức giá thị trường.

THỊ PHẦN 4 CƠNG TY

Cịn lại
26%
Doanh nghiệp có thị
phần lớn T4
3%


Doanh nghiệp
có thị phần lớn
nhất
58%

Doanh nghiệp có thị
phần lớn 3
4%
Doanh nghiệp có thị
phần lớn T2
9%

Bảng 2: Thị phần ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

 Chế biến và bảo quản rau quả:
Ngành Chế biến và bảo quản rau quả bao gồm các mã ngành 10300, 10301, 10309
Sử dụng câu lệnh “keep if nganh_kd >=10300 & nganh_kd <10400” để giữ lại các mã
ngành Chế biến và bảo quản rau quả

Tính tốn thao tác trên excel tương tự ta được:
11


Mã doanh nghiệp

Doanh thu

Thị phần (%)

76412


861137

8.069451

32757

699912

6.558661

18899

561592

5.262507

62832

525523

4.924515

Còn lại

8023404

75.18487

 C4= 24.815%

 HHI= 233.315 <1000
Từ kết quả trên cho thấy mức độ tập trung của thị trường ngành Chế biến và bảo quản
rau quả là thấp, 4 công ty đầu ngành chỉ chiếm 24.815% thị phần tồn ngành.

THỊ PHẦN 4 CƠNG TY
Doanh nghiệp có thị phần lớn nhất

Doanh nghiệp có thị phần lớn T2

Doanh nghiệp có thị phần lớn T3

Doanh nghiệp có thị phần lớn T4

Còn lại

8%

7%
5%
5%

75%

Bảng 3: Thị phần ngành chế biến và bảo quản rau quả
IV. Khả năng gia nhập thị trường
Gia nhập thị trường là sự tham gia vào một thị trường của một hay nhiều doanh nghiệp
mới. Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới đóng vai trò quan trọng trong
12



việc mở rộng khả năng cung ứng cho một thị trường và loại trừ lợi nhuận siêu ngạch. Sự
tham gia này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các rào cản gia nhập thị trường. Các rào cản gia
nhập của một thị trường càng ít và nhỏ thì ta có thể hiểu rằng thị trường đó càng có tính
cạnh tranh cao, mơi trường lành mạnh và giá cả có xu hướng phụ thuộc vào năng lực cạnh
tranh thực tế của các doanh nghiệp. Ngược lại, đối với những thị trường có rảo cản gia
nhập càng lớn thì tính cạnh tranh càng yếu đi và tất yếu sức mạnh thị trường sẽ dần tập
trung vào một số ít các doanh nghiệp.
A. Cơng nghệ sản xuất và chế biến
Công nghệ là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một ngành
và hàm lượng công nghệ cần thiết cho mỗi ngành là khác nhau. Qua kiểm tra bộ số liệu
cũng như tìm hiểu nhiều nguồn thơng tin, chúng em thấy rằng các chi phí cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm rất ít được đề cập đến.
Điều này có thể được giải thích rằng ngành sản xuất và chế biến thực phẩm ở nước ta vẫn
còn phụ thuộc nhiều vào vốn và dây chuyền máy móc của nước ngồi. Cùng với đó là thế
mạnh về nguồn lao động và nguyên liệu đầu vào dồi dào cũng khiến cho các doanh
nghiệp vẫn chưa thực sự chú trọng đến chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên,
đây chắc chắn không phải là một con đường phát triển thích hợp trong tương lai, bởi việc
không đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khiến cho công nghệ sản xuất tại Việt Nam bị
lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới. Hướng phát triển này sẽ dần dần khiến các
doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngồi với cơng nghệ cao và lượng vốn khổng lồ.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu nhóm hàng nơng sản trong năm 2016 đạt hơn 15 tỷ USD, trong đó nhiều nhóm
hàng có mức tăng trưởng cao và ổn định như rau quả, hạt tiêu, hạt điều, cà phê. Tuy
nhiên, nông thủy sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị gia tăng
khơng cao. Vì vậy, hiện nay có nhiều biện pháp được các địa phương áp dụng nhằm nâng
cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, trong đó, việc thu hút đầu tư phát triển sản xuất,

13



tiếp thu công nghệ tiên tiến là một trong những lựa chọn để thúc đẩy sự phát triển của
ngành.
B. Trình độ nguồn nhân lực
Ngành sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam là ngành thâm dụng lao động. Mức
thâm dụng lao động của ngành xếp thứ 3 chỉ sau dệt may và chế biến gỗ. Mức tăng trưởng
lao động bình quân giai đoạn 2006-2009 là 8,2%/năm, cơ cấu lao động tương đối ổn định,
duy trì ở mức 10,5% từ năm 2005 đến nay (theo số liệu tham khảo từ website của Tổng
cục Thống kê). Tuy vậy, trình độ nguồn nhân lực của ngành lại cao thứ 3 và có năng suất
lao động xếp vị trí thứ 2 chỉ sau ngành điện - nước. Từ đây ta có thể kết luận được rằng
Việt Nam khơng gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực trong ngành sản xuất và chế biến
thực phẩm, mà trong đó ưu điểm lớn nhất chính là chúng ta không phải phụ thuộc vào lao
động nước ngồi.
Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ chuyên sâu, các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm cũng đang rất cần một nguồn lực vừa có
hiểu biết về cơng nghệ chế biến, về chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị,
kinh doanh, kỹ năng đàm phán…để đảm trách các vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp
như phịng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, vật tư, quản lý sản xuất…
C. Cầu và điều kiện thị trường
Thu nhập của người dân Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển, vì vậy, nhu cầu
tiêu dùng sẽ tập trung vào nhóm hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Các thống kê của
Bộ Công thương cho thấy, giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính
khoảng 15% GDP. Trong 5 năm gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến và đồ uống
tăng trung bình hàng năm lần lượt ở ngưỡng 9,68% và 6,66%. Việt Nam với quy mô dân
số gần 94 triệu dân mà hơn quá nửa đang trong độ tuổi lao động chắc chắn sẽ là cơ hội
lớn cho ngành sản xuất và chế biến thực phẩm.
Việt Nam có nguồn cung lớn và phong phú các sản phẩm nông sản, thủy sản và công
nghiệp thực phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nguyên liệu trong
14



nước cũng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, tiêu chuẩn của doanh nghiệp FDI, vì vậy
lượng nhập khẩu nguyên liệu khá lớn, tỷ trọng xuất thô vẫn nhiều, tinh chế vẫn thấp nếu
so với doanh nghiệp FDI sản xuất tại nước họ hay các quốc gia khác.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những nhóm ngành cơng nghiệp
chính được Chính phủ lựa chọn ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến
2035. Do đó, Việt Nam đã và đang tham gia một cách tích cực vào tiến trình hội nhập
quốc tế thơng qua việc ký kết các hiệp định đối tác kinh tế với các nước. Việt Nam đã là
thành viên của WTO từ năm 2007 và tính đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết 10 Hiệp
định thương mại tự do, kết thúc đàm phán 2 hiệp định thương mại tự do và đang tiếp tục
đàm phán 4 hiệp định thương mại tự do khác. Các hiệp định này đã và đang mở ra thị
trường rộng lớn cho cả các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam nói chung và cho các doanh
nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam nói riêng.
V. Hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường
A. Hoạt động liên kết và sát nhập
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm của Việt Nam đang
có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh
cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu.
Thu nhập của người dân Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển, vì vậy, nhu cầu
tiêu dùng sẽ tập trung vào nhóm hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Việc đầu tư vào
công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn do có nhiều chính
sách ưu đãi thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 25% xuống còn 20%; với
những dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp còn được miễn giảm thuế một số
năm, tối đa miễn thuế 4 năm, giảm 50% mức thuế trong 9 năm tiếp theo; miễn thuế nhập
khẩu công nghệ phục vụ sản xuất...Trong 5 năm gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế
biến và đồ uống tăng trung bình hàng năm lần lượt ở ngưỡng 9,68% và 6,66%.

15



Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư, đẩy mạnh sản xuất trong
lĩnh vực chế biến thực phẩm. Trong giai đoạn 2016-2017, xu hướng này diễn ra mạnh mẽ
tại các doanh nghiệp.
Có thể kể đến Tập đồn CJ Cheil Jedang (CJ) của Hàn Quốc. Có mặt tại Việt Nam từ
năm 1999 CJ nhận thấy tiềm năng của thị trường thực phẩm Việt Nam nên thời gian gần
đây đã thực hiện hàng loạt “thương vụ M&A” để mở rộng thị phần. Năm 2016, CJ đã
mua lại thương hiệu kim chi Ông Kim và chi 300 tỷ đồng mua hơn 4% cổ phần Vissan
trong đợt IPO. Tới năm 2017, CJ tiếp tục thâu tóm Cơng ty cổ phần Thực phẩm Cầu Tre
và đổi tên thành CJ Cầu Tre, đồng thời điều chỉnh bổ sung thêm một số ngành nghề kinh
doanh như chế biến rau quả, sản xuất các loại bánh từ bột và thức ăn chế biến sẵn.
Theo đại diện CJ cho biết, trong năm 2017, CJ đã quyết định đầu tư một khu phức hợp
thực phẩm với quy mô 1.400 tỷ đồng gồm 3 cơ sở chính là nhà máy sản xuất và gia cơng
thực phẩm, khu nghiên cứu thực phẩm và khu an toàn thực phẩm để áp dụng những tiến
bộ về xử lý và kiểm tra an toàn thực phẩm sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới.
Đại diện đơn vị này cũng khơng giấu kì vọng tới năm 2020, doanh thu riêng lĩnh vực
công nghiệp thực phẩm sẽ là 700 triệu USD với số lượng sản phẩm đa dạng, thành phẩm
tốt, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, phù hợp khẩu vị người Việt và đưa sản phẩm
xuất khẩu ra nước ngoài.
Một đơn vị khác là PAN Food đã mua 4 công ty chuyên về thực phẩm gồm: Công ty
Bibica, Lafooco, Thủy sản 584 Nha Trang, Aquatex Bến Tre để cùng đầu tư, phát triển
mảng thực phẩm. Hiện mức doanh thu cả nội địa lẫn xuất khẩu của PAN Food đạt khoảng
90 triệu USD, trong đó có khoảng 45 triệu USD là doanh thu xuất khẩu.
Hay Công ty CP Chăn ni C.P Việt Nam ngồi nhà máy chế biến thực phẩm đã xây
dựng tại một số tỉnh, thành phố, mới đây đã đưa vào hoạt động thêm một nhà máy mới có
diện tích 6 ha tại KCN Tân Phú Trung (Củ Chi, TP.HCM). Nhà máy được thiết kế với
công suất lên đến 13.200 tấn xúc xích và thực phẩm chế biến mỗi năm.
B. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
16



Hoạt động nghiên cứu và phát triển trên thị trường sản xuất và chế biến thực phẩm
diễn ra khá tích cực và sôi nổi.
Từ ngày 14 -17/11/2017, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị khoa học và công nghệ thực
phẩm ASEAN lần thứ 15 (AFC-15) do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu
hoạch (VIAEP) và Hội Khoa học Công nghệ Thực phẩm Việt Nam (VAFOST) - thuộc
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng tổ chức.
Tham dự AFC-15 có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh và
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng với gần 700 đại biểu đến từ các nước
ASEAN và một số nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Iran, Bỉ,
Hungary và các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các Sở, ban ngành địa phương, các
Hiệp hội nông nghiệp, các Tổng công ty, DN sản xuất kinh doanh nông nghiệp…
C. Ứng dụng công nghệ
Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển mạnh công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp
chế biến để sản xuất các sản phẩm chế biến thực phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng và xuất khẩu.
Đây là một trong những nội dung chính của Quyết định về việc phê duyệt "Đề án phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực cơng nghiệp chế biến đến năm
2020" được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25-1.
Theo Quyết định này, mục tiêu đến năm 2010 phải nghiên cứu tạo ra các công nghệ
sinh học tiên tiến ở trong nước, sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm enzym (kể
cả enzym tái tổ hợp), các chế phẩm vi sinh, các hoạt chất sinh học đáp ứng nhu cầu phát
triển ngành công nghiệp chế biến.
Xây dựng và phát triển mạnh công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực công nghiệp chế
biến để sản xuất quy mô công nghiệp các sản phẩm chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng
có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

17


Giai đoạn 2011-2015, sẽ ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ sinh học hiện đại trong

lĩnh vực công nghiệp chế biến; tiếp cận, làm chủ và phát triển nhanh công nghệ sinh học
hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có chất lượng tốt, hiệu suất lên men cao và ổn
định trong sản xuất ở quy mô công nghiệp; sản xuất được các enzym tái tổ hợp.
Phát triển mạnh và bền vững ngành công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực công nghiệp
chế biến, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và dịch vụ các sản
phẩm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. công nghệ sinh học trong lĩnh vực công
nghiệp chế biến sẽ đóng góp từ 20-25% tổng số đóng góp của khoa học và cơng nghệ vào
giá trị gia tăng của ngành công nghệ chế biến, đến năm 2020 sẽ phấn đấu đạt hơn 40%.
VI. Cơ hội và thách thức cho ngành
A. Cơ hội
Với dân số trên 100 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7%/năm
trong những năm qua, nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi người dân Việt Nam từng
bước được nâng lên, nhất là nhu cầu về các sản phẩm sạch, các sản phẩm chế biến sâu,
tinh tế. Thói quen sử dụng các thực phẩm chế biến từ sữa, dầu ăn, đã hình thành và phát
triển nhanh. Nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn
và đa dạng. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để kích thích phát triển mạnh ngành cơng nghiệp
chế biến thực phẩm của Việt Nam.
Ngoài cơ hội lớn tại thị trường trong nước, việc Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch
tự do ASEAN và trở thành thành viên của WTO đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất
khẩu nơng sản, thực phẩm chế biến nói riêng. Q trình hội nhập tác động rất lớn đến các
doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm. Ngành công nghiệp thực phẩm đã mở rộng
hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác với nước ngồi. Mặt khác,
tận dụng mọi ưu thế do các hiệp định hợp tác quốc tế mang lại, đồng thời để nâng cao
năng lực canh tranh trên thị trường quốc tế, bảo đảm thực hiện các cam kết, ngành công
nghiệp thực phẩm đã không ngừng đổi mới, nhiều cơ sở được xây dựng, đầu tư thiết bị,
công nghệ hiện đại, cải tiến và nâng cao trình độ quản lý (đa dạng hóa hình thức sở hữu,
từng bước cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...), sản xuất được những sản phẩm chất
18



lượng cao, đa dạng về chủng loại, thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có thương hiệu, đáp
ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu.
Bộ Công Thương đã xếp ngành công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi
thế cạnh tranh và có định hướng, chiến lược phát triển trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên
tiến, hiện đại, khai thác sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước, tạo sản phẩm đa dạng, bảo
đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, có khả
năng cạnh tranh cao, để hình thành ngành kinh tế mạnh, hội nhập vững chắc với khu vực
và thế giới.
Từ năm 2010, ngoài việc tạo dựng được các thương hiệu lớn, chiếm lĩnh thị trường nội
địa, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam còn phải đạt mục tiêu tập trung đẩy mạnh
xuất khẩu một số sản phẩm, trong đó đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn sử dụng trực tiếp.
So với các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành có
truyền thống lâu đời, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước và cải thiện
nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong thời gian qua, nâng cao giá trị kim ngạch xuất
khẩu.
B. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội và tiềm năng, ngành sản xuất, chế biến thực phẩm đang đối
mặt với những thách thức rất lớn. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mang
tính cạnh tranh cao và ngày càng gay gắt. Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp sản xuất
thực phẩm trong nước đã xây dựng được chỗ đứng nhất định trong thị trường nội địa. Tuy
nhiên, hầu hết các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống nổi tiếng trên thế giới đã có mặt
tại Việt Nam, mang theo những sức ép cạnh tranh không nhỏ.
Việc Việt Nam tham gia vào các FTA, việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thực
phẩm theo cam kết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước
đối với sản phẩm ngoại nhập. Ngoài ra, những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, an
toàn thực phẩm, cách thức đóng gói, nhãn mác cũng là rào cản đáng kể khi doanh nghiệp
trong ngành muốn thâm nhập vào thị trường các nước. Đáng nói đến là tình trạng sản xuất
19



gạo ở Việt Nam. Cho dù có vị thế cao trên thị trường thế giới, nhưng khả năng cạnh tranh
trên thị trường thế giới vẫn kém hơn các loại xuất khẩu tư Thái Lan, Campuchia do khơng
kiểm sốt được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tỷ lệ pha trộn. Bên cạnh đó, Chưa xây
dựng được chuỗi ngành hàng xuyên suốt và đồng bộ, nên khi sản lượng lúa gạo đạt đỉnh
thì thiếu kho tàng để tạm trữ lúa sau thu hoạch, thiếu nhà mát để lưu kho, thiếu cơ sở để
chế biến.
Đặc biệt, tình trạng nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước cịn thiếu và khơng ổn
định, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Điều này dẫn đến các DN không chủ
động được số lượng, chất lượng, giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh. Ví dụ như sữa tươi nguyên liệu hiện mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sản
xuất và tiêu thụ trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản
phẩm sữa hàng năm trên dưới 1 tỷ USD.
Việt Nam cũng chưa phát triển được cây nguyên liệu có dầu nên hàng năm các doanh
nghiệp phải nhập khẩu trên 90% nguyên liệu dầu thô các loại để tinh luyện thành dầu ăn
tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất bánh kẹo là
bột mỳ, hương liệu và chất phụ gia phần lớn cũng phải nhập khẩu.
C. Giải pháp
Chế biến thực phẩm được xác định là một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn
của Việt Nam, đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, để duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và phát triển ngành
công nghiệp này một cách bền vững, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải phát triển
thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương
hiệu, từng bước gia tăng giá trị xuất khẩu của thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế
giới. Một trong những tiêu chí đầu tiên quyết định sự phát triển và bền vững của ngành
chế biến thực phẩm là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

20



Điều này địi hỏi phải có một quy trình kiểm sốt chất lượng của tồn bộ chuỗi sản
xuất từ người sản xuất nguyên liệu đến đơn vị vận chuyển, bảo quản, sơ chế, bán lẻ và cả
người tiêu dùng. Vì vậy, muốn có sản phẩm thực phẩm an tồn, doanh nghiệp không thể
thực hiện phương thức “mua đứt bán đoạn” mà phải tham gia xây dựng chuỗi sản xuất.
Theo dự báo của FAO, từ nay đến năm 2025, nhu cầu về thực phẩm của thế giới khơng có
sự gia tăng đột biến do quy mô dân số thế giới vẫn ở mức ổn định. Tuy nhiên, cơ cấu nhu
cầu sản phẩm thực phẩm sẽ thay đổi rõ nét từ việc tiêu dùng thực phẩm cơ bản sang sử
dụng phân khúc thực phẩm có chất lượng cao. Vì vậy, doanh nghiệp chế biến thực phẩm
không nhất thiết phải gia tăng công xuất, sản lượng mà cần tập trung vào việc nâng cao
chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, từ năm 2018, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU (EVFTA) có hiệu lực, thực phẩm Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường
tiêu thụ rộng lớn của EU. Để tận dụng tốt cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu
tư cho việc sản xuất các sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc vì đây là yếu tố mang tính
quyết định sản phẩm thực phẩm có thể nhập vào thị trường này hay khơng.
Theo các chuyên gia, không chỉ ngành chế biến thực phẩm mà ngay cả ngành nông
nghiệp Việt Nam cũng phải thay đổi chiến lược phát triển từ việc tập trung sản xuất sản
lượng lớn và xuất thô phải chuyển qua sản xuất theo nhu cầu thị trường và nâng cao chất
lượng. Đối với quy hoạch sản xuất cần nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm mới để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Về phía các doanh nghiệp cũng cần chủ động đầu tư vào cải tiến cơng nghệ, nghiên
cứu và phát triển sản phẩm có tính khác biệt, mang lại nhiều giá trị tăng thêm cho người
tiêu dùng nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Song song đó, cần nâng cao khả năng đàm phán,
thương lượng và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài để tận dụng tốt các cơ hội xuất
khẩu.

21


KẾT LUẬN
Có thể nói, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm của Viêt Nam hiện đang có

nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển tại Việt Nam. . Bên cạnh những lợi thế về ngành mà
Việt Nam mang trong mình thì vẫn cịn những bất cập, thách thức, và rào cản xoay quanh.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị mang tính xây dựng dành cho cả
Chính phủ và Doanh nghiệp. Về phía Chính phủ, Chính phủ cần phối hợp với các cơ quan
ban ngành phụ trách lĩnh vực này trong việc đưa ra các chính sách khuyến khích sản xuất
cũng như thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm, đồng thời đưa ra những chính sách hỗ trợ cho
các doanh nghiệp về mặt thủ tục hành chính hay nguồn vốn, để doanh nghiệp có điều kiện
phát triển tối đa khả năng sản xuất và phân phối . Đồng thời, về phía doanh nghiệp, ngồi
việc tận dụng thật tốt các nguồn tài nguyên hỗ trợ sản xuất như nguồn nguyên liệu trong
nước hay nguồn lao động dồi dào, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hoạt động
nghiên cứu thị trường thật tốt , phải luôn nhận diện được đối thủ cạnh tranh để từ đó phân
tích và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như đối thủ, cần phải
linh hoạt, tận dụng khả năng tối đa của mình để sản xuất được hiệu quả, chiêm lĩnh thị
trường trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đẩy mạnh hoạt động xây
dựng tại các thị trường khác nhau trên thế giới.
Từ báo cáo cùng những kiến nghị trên, nhóm nghiên cứu tin rằng mặc dù vẫn sẽ gặp
phải những khó khăn trước mắt nhưng chúng ta vẫn có quyền tin vào sự khởi sắc và phát
triển hơn nữa của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm Việt Nam trong những năm tới
đây.

22


×