Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tình hình địa lý kinh tế, chính trị và xã hội của khu vực mỹ latinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
MÔN HỌC ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI
~~~~~~~o0o~~~~~~~

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Đề tài:

TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC MỸ LATINH
Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
Nhóm 8

Lớp tín chỉ:

TS. Vũ Thành Tồn
ThS. Phùng Bảo Ngọc Vân
Nguyễn Thị Trang Anh
Lê Minh Đạt
Nguyễn Thị Thu Hằng
Phan Thị Hân
Nguyễn Thị Ngọc Linh
Phan Thị Hồng Minh
Khuất Phương Nhung
Vũ Trần Minh Quân
Phan Thị Quỳnh
TMA201.3
Hà Nội, tháng 2 năm 2022
1


2011110019
2011110046
2011510018
2014120044
2011110119
2011110147
2011110178
2011110196
2014120125


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ............................................................................. 5
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 6
I. Tổng quan nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội khu vực
Mỹ La-tinh ....................................................................................................................... 6
II. Khung phân tích ........................................................................................................ 6
III. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI ........................... 9
ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC MỸ
LATINH ............................................................................................................................ 10
I.

Tình hình địa lý kinh tế khu vực Mỹ Latinh ...................................................... 10
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực Mỹ La-tinh ................................. 10
1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................ 10
1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 13
a. Tổng quan điều kiện tự nhiên .......................................................................... 13

b. Các vùng cảnh quan nổi bật ............................................................................ 16
1.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................... 18
a. Khoáng sản ...................................................................................................... 19
b. Nguồn năng lượng ........................................................................................... 19
Tổng quan kinh tế .................................................................................................. 20
2.1. Đặc trưng về kinh tế của Mỹ La Tinh ............................................................ 20
2.2. Nông - lâm - ngư nghiệp ................................................................................. 21
a. Nông nghiệp ..................................................................................................... 21
b. Lâm nghiệp ...................................................................................................... 22
c. Ngư nghiệp ....................................................................................................... 22
2.3. Công nghiệp ..................................................................................................... 23
a. Ngành công nghiệp thực phẩm ........................................................................ 24
2


b. Ngành dệt may ................................................................................................. 24
c. Công nghệ: ....................................................................................................... 25
d. Ngành công nghiệp hàng không: ..................................................................... 26
2.4. Dịch vụ: ............................................................................................................ 26
a. Y tế: .................................................................................................................. 26
b. Du lịch: ............................................................................................................ 27
c. Vận tải:............................................................................................................. 27
Một số trung tâm kinh tế: ...................................................................................... 28
3.1. Brazil ................................................................................................................ 28
3.2. Mexico .............................................................................................................. 29
3.3. Argentina ......................................................................................................... 29
3.4. Colombia .......................................................................................................... 30
3.5. Chile ................................................................................................................. 30
Một số tác động của địa lý đến nền kinh tế Mỹ Latinh: ....................................... 30
4.1. Nông nghiệp : .................................................................................................. 30

4.2. Khai thác và dầu khí: ...................................................................................... 34
II. Tình hình chính trị khu vực Mỹ La-tinh ............................................................... 35
Chế độ chính trị ...................................................................................................... 35
Phong trào cánh tả lan rộng rồi suy thoái ............................................................ 35
Sự trỗi dậy của cánh hữu, cánh trung và cánh độc lập tại Mỹ Latinh ............... 39
III. Tình hình xã hội khu vực Mỹ Latinh ................................................................... 40
Dân cư..................................................................................................................... 40
Văn hóa ................................................................................................................... 41
Giáo dục: ................................................................................................................ 43
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 47
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ............................................................................................ 49

3


LỜI MỞ ĐẦU
Tồn cầu hóa đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, hội nhập quốc tế trở thành
một trong những hướng đi tốt nhất ảnh hướng đến sự phồn vinh của mỗi quốc gia. Trong
những năm gần đây khu vực Mỹ Latinh đang trở thành điểm sáng trong nền kinh tế tồn
cầu. Bằng các chính sách phù hợp, các quốc gia Mỹ Latinh đã nhanh chóng vượt qua ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2008 mang lại sự phát triển mạnh
mẽ với tốc tăng trưởng GDP của cả khu vực Mỹ Latinh Bên cạnh đó bằng các chính sách
cơng nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế thành công, một số nền kinh tế trong khu vực đã
có những bước tiến nhanh chóng về trình độ phát triển và đã tham dự vào các nhóm có
nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Mỹ La
Tinh cũng đang đối mặt với sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng, khủng hoảng
trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị.
Trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và những tiềm năng hợp
tác to lớn, Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh đang ngày càng xích lại gần nhau để

mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế,
thương mại và đầu tư. Quan hệ Việt Nam – Mỹ Latinh đang đng trước những vận hội to
lớn cần nm bt và những thách thc cần vượt qua để có thể phát triển mạnh mẽ và sâu
rộng hơn nữa. Việc nghiên cu địa lí kinh tế của Mỹ La Tinh sẽ giúp Việt Nam không
những đẩy mạnh chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà cịn có thêm kinh nghiệm
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước về kinh tế-chính trị - xã hội. Từ những
mục tiêu và nhìn nhận trên, nhóm em đã lựa chọn Mỹ Latinh làm đề tài nghiên cu để đưa
ra phương hướng và đề xuất giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại mới,
đặc biệt là thời kỳ “Hậu Covid”.
Trong quá trình nghiên cu, chúng em đã cố gng hết sc để thu thập dữ liệu
cũng như xử lý thông tin một cách tốt nhất. Tuy vậy, bài làm vẫn khơng thể tránh khỏi
những sai sót do sự hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm, chúng em rất mong
thầy/cơ có thể nhận xét, đánh giá, góp ý để đề tài nghiên cu này thêm hồn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phùng Bảo Ngọc Vân đã hỗ trợ và hướng dẫn để bài
tiểu luận của chúng em được trọn vẹn.
4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1. Vị trí địa lý của Mỹ Latinh (worldpopulationreview.com) ................................. 13
Hình 2. Địa hình khu vực Mỹ Latinh (personal.utdallas) ............................................... 14
Hình 3. Khai thác dầu mỏ ở Venezuela ............................................................................ 20
Hình 4. Khai thác vàng ở Colombia ( .............................. 20
Hình 5. GDP một số quốc gia Mỹ Latinh 2019-2022 (IMF) ........................................... 21
Hình 6. Biểu tình tại các nước Mỹ La-tinh năm 2019 .................................................... 37

Bảng 1. Danh sách các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh ............................................ 12
Bảng 2. Tổng diện tích đất bình qn đầu người của Mỹ Latinh so với các quốc gia
khác, 1900 – 1994 (Hecta/người) ...................................................................................... 32


5


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội khu vực

Mỹ La-tinh
Mặc dù Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Mỹ La-tinh và
thực hiện thúc đẩy thương mại song phương nhưng các nghiên cu về tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội của khu vực này tại Việt Nam vẫn cịn rất ít do khoảng cách địa
lý xa xôi, bất đồng ngôn ngữ và tình hình xã hội bất ổn tại khu vực này.
Một nguồn thơng tin tổng quan mà nhóm thu thập được về tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội khu vực Mỹ La-tinh là phần Địa lý kinh tế - xã hội khu vực Mỹ
La-tinh thuộc chương III, cuốn Giáo trình Địa lý Kinh tế - Xã hội Thế giới (Bùi Thị Hải
Yến, Nhà xuất bản giáo dục, 2006). Tác giả chia nội dung thành 3 mục: (1) vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; (2) dân cư - xã hội và chế độ chính trị; (3)
kinh tế. Các thơng tin bao qt tất cả các quốc gia thuộc khu vực Mỹ La -tinh và đưa ra
một bc tranh tổng quan về mọi mặt cơ bản liên quan đến nền kinh tế, chính trị và văn
hóa - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, do xuất bản từ năm 2006 nên các dữ liệu đã khá cũ
và chưa cập nhật được tình hình mới nhất của khu vực.
Báo cáo Latin American Economic Outlook 2021 của OECD chỉ ra hậu quả
nặng nề mà nền kinh tế khu vực Mỹ La-tinh phải gánh chịu sau đại dịch Covid19 và con
đường phục hồi của các đất nước thuộc khu vực này. Tuy nhiên báo cáo chỉ tập trung tác
động của Covid19 đến kinh tế - xã hội nói chung mà khơng cho biết đặc trưng của nền
kinh tế Mỹ La-tinh và tình hình hậu Covid19 trong từng ngành, đồng thời cũng không chỉ
ra tác động của đại dịch đến tình hình chính trị trong khu vực.
Có thể thấy, các nghiên cu về khu vực Mỹ La-tinh cịn ít và hoặc là tổng quan
nhưng lỗi thời, chưa được cập nhật, hoặc là đã được cập nhật nhưng cịn riêng lẻ và chưa
khái qt.

II. Khung phân tích

6


Dựa trên các nghiên cu trước đó, nhóm tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
và tiến tới một bc tranh tổng quát và cập nhật mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh qua 3 phần lớn gồm:
Địa lý kinh tế
Trong phần địa lý kinh tế, nhóm chia làm 2 mục nhỏ: (1) vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên của khu vực và (2) tình hình kinh tế. Mục (2) bao gồm đặc trưng của nền kinh tế,
tình hình cụ thể trong từng ngành và một số trung tâm kinh tế của khu vực.
Chính trị
Trong phần chính trị, sau khi nêu một vài nét về lịch sử và chế độ chính trị của
khu vực, nhóm tập trung phân tích xu hướng hiện nay của nền chính trị Mỹ La-tinh: sự
suy thoái của cánh tả và sự trỗi dậy của cánh hữu, cánh trung và cánh độc lập.
Văn hóa - xã hội
Trong phần văn hóa - xã hội, nhóm tổng hợp thơng tin thành 3 nhóm: dân cư,
văn hóa và giáo dục.
III. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cu định tính: dùng để phân tích văn hóa, hành vi của
con người hoặc một nhóm người. Phương pháp này sử dụng các chiến thuật như tường
thuật học, dân tộc học, nghiên cu tình huống. Những phân tích này thường mang quan
điểm cá nhân của nhà nghiên cu dựa trên kinh nghiệm, kiến thc để phân loại và đánh
giá.
- Phương pháp nghiên cu định lượng: dùng để lượng hóa các yếu tố quan hệ,
lượng hóa các mơ hình hoặc giả thiết, kiểm định tính đúng đn của giả thiết. Các hiện
tượng được giải thích bởi tập hợp các dữ liệu dạng số và phân tích bởi những phương
thc tốn học. Kỹ thuật (công cụ) định lượng bao gồm: Các khảo sát hoặc bảng câu hỏi,

quan sát, sàng lọc dữ liệu, thí nghiệm…
- Phương pháp phi thực nghiệm: thu thập số liệu dựa trên quan sát sự vật, hiện
tượng từ đó rút ra quy luật của chúng. Có nhiều dạng nghiên cu phi thực nghiệm, trong
đó nhóm em chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, tự thu thập số liệu, tư liệu qua quan
7


sát, theo dõi, nghe, nhìn từ đó đem lại cho nhóm những số liệu và tìm ra được bản chất
vấn đề.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trước hết, nhóm em phân chia đối tượng
nghiên cu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích,
phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên
cu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để
nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cu. Sau khi đã bóc tách, nhóm em
tổng hợp lại để nhìn thấy được cái bao qt, cái chung từ đó tìm ra bản chất, quy luật của
đối tượng nghiên cu.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Nhóm em tìm hiểu, xem xét vấn
đề một cách cụ thể, các sự kiện diễn ra trong một bối cảnh cụ thể theo trình tự thời gian
liên tục kể từ khi bt đầu đến khi kết thúc trong mối quan hệ của nó với sự kiện khác
nhằm chỉ ra điểm đặc trưng, khác biệt của nó với các sự vật, hiện tượng khác. Cuối cùng
nhóm em đi sâu phân tích, tổng hợp để tìm ra bản chất, quy luật nằm nằm ẩn giấu trong
sự kiện, hiện tượng đó.

8


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI
- Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ng dụng vừa
thuộc địa lý nhân văn chuyên nghiên cu về địa điểm, phân bố và tổ chc khơng gian của
các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cu cả của kinh tế học lẫn của

địa lý học nhân văn.
- Địa lý kinh tế thế giới là một lĩnh vực phụ trong các môn học lớn hơn của địa
lý và kinh tế. Các nhà nghiên cu trong lĩnh vực này nghiên cu vị trí, sự phân bố và tổ
chc của hoạt động kinh tế trên khp thế giới. Địa lý kinh tế rất quan trọng ở các quốc gia
phát triển như Hoa Kỳ vì nó cho phép các nhà nghiên cu hiểu được cấu trúc nền kinh tế
của khu vực và mối quan hệ kinh tế của nó với các khu vực khác trên thế giới. Nó cũng
quan trọng ở các quốc gia đang phát triển vì lý do và phương pháp phát triển hoặc thiếu
chúng dễ hiểu hơn.

9


ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC MỸ
LATINH
I.

Tình hình địa lý kinh tế khu vực Mỹ Latinh
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực Mỹ La-tinh
1.1. Vị trí địa lý

Mỹ Latinh được định nghĩa là khu vực ở châu Mỹ, nơi các ngôn ngữ Latinh
được sử dụng. Những ngôn ngữ này là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng
Pháp - kết quả của q trình thuộc địa hóa lục địa của các cường quốc châu Âu bt đầu từ
thế kỷ 16.
Có thể dễ nhầm lẫn khi xác định những quốc gia nào là một phần của Mỹ
Latinh, đặc biệt là vì một số quốc gia trong đó cũng được coi là một phần của Bc Mỹ,
trong khi những quốc gia khác được phân loại là các quốc gia Nam Mỹ. Khu vực Mỹ
Latinh đôi khi được coi là một khu vực địa lý bao gồm toàn bộ Caribe, tc là tất cả các
quốc gia Tây Bán cầu phía nam Hoa Kỳ, bất kể ngôn ngữ sử dụng. Những người khác lại
định nghĩa là khu vực ngôn ngữ Roman (tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha hoặc

tiếng Pháp) chiếm ưu thế hoặc là các quốc gia có lịch sử thuộc địa Iberia (Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha).
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin phép sử dụng và phân tích khu
vực Mỹ Latinh là các quốc gia chủ yếu nói tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Bồ Đào Nha.
Do đó, khơng bao gồm các đảo Haiti và Caribe thuộc Pháp, Caribe Anglophone (bao
gồm cả Jamaica và Trinidad), các quốc gia nói tiếng Anh lục địa Belize và Guyana, và
các quốc gia nói tiếng Hà Lan ở bán cầu (Suriname, Aruba, và Antilles của Hà Lan).
Châu Mỹ Latinh là một khu vực trên thế giới có 3 mặt giáp biển, trải dài hai
lục địa, Bc Mỹ (bao gồm Trung Mỹ và Caribe) và Nam Mỹ. Mỹ Latinh bao gồm 20 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
QUỐC GIA

THỦ ĐÔ

NGÔN NGỮ CHÍNH THỨC

10


Argentina

Buenos Aires

Spanish

Bolivia

La Paz and / or

Spanish, also Quechua, Aymara


Brazil

Brasilia

Portuguese

Chile

Santiago

Spanish

Colombia

Bogotá

Spanish

Costa Rica

San José

Spanish

Cuba

Havana

Spanish


Dominican

Santo Domingo

Spanish

Ecuador

Quito

Spanish

El Salvador

San Salvador

Spanish

Guatemala

Guatemala City

Spanish

Honduras

Tegucigalpa

Spanish


lic

11


Mexico

Mexico City

Spanish

Nicaragua

Managua

Spanish

Panama

Panama City

Spanish

Paraguay

Asunción

Spanish


Peru

Lima

Spanish, also Quechua, Aymara

Puerto Rico

San Juan

Spanish

Uruguay

Montevideo

Spanish

Venezuela

Caracas

Spanish

Bảng 1. Danh sách các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh
Tổng diện tích đất tồn bộ khu vực Mỹ Latinh tính chung là 20.139.378 Km2
(7.775.854 dặm vuông). Các quốc gia này đều nằm hồn tồn ở bán cầu Tây, phía nam
của biên giới Mỹ- Mexico, bt đầu với Mexico ở Bc Mỹ, kéo dài qua Trung Mỹ và các
phần của Caribe rồi xuống cực nam của Nam Mỹ. Châu Mỹ Latinh được chia thành nhiều
khu vực: Bc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribe.


12


Hình 1. Vị trí địa lý của Mỹ Latinh (worldpopulationreview.com)
1.2. Điều kiện tự nhiên

a. Tổng quan điều kiện tự nhiên
Địa hình
Châu Mỹ Latinh bao gồm một khu vực rộng lớn và rất đa dạng địa hình và
cảnh quan trên thế giới.
+ Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm (diện tích lớn nhất).
+ Xavan và xavan rừng.
+ Thảo nguyên và thảo nguyên-rừng.
+ Hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Vùng núi cao.
Các cảnh quan tự nhiên chính của khu vực bao gồm đồng cỏ pampa của Nam
Nón, dãy núi Andes, rừng nhiệt đới A-ma-dôn, rừng và núi lửa ở Trung Mỹ và một số hịn
đảo nhiệt đới của Caribê.
Châu Mỹ Latinh có thể được chia thành ba vùng địa hình:
13




Vùng đất thấp (dưới 500 mét)



Cao nguyên (500-2000 mét)




Núi (lớn hơn 2000 mét)

Hình 2. Địa hình khu vực Mỹ Latinh (personal.utdallas)
Nam Mỹ có thể được chia thành ba khu vực thực tế: núi và cao nguyên, lưu
vực sông và đồng bằng ven biển. Núi và đồng bằng ven biển thường chạy theo hướng
bc nam, trong khi các cao nguyên và lưu vực sơng thường chạy theo hướng đơng tây.
Khí hậu
Phần lớn Châu Mỹ Latinh nằm ở vùng nhiệt đới, khí hậu chủ yếu là xích đạo
và nhiệt đới ẩm ướt. Khí hậu của Châu Mỹ Latinh trải dài từ lưu vực sơng Amazon nóng
và ẩm ướt đến các điều kiện khô và giống như sa mạc của miền bc Mexico và miền nam
Chile. Rừng mưa, sa mạc và xavan đều được tìm thấy trong khu vực. Thảm thực vật thay
đổi từ rừng mưa đến đồng cỏ và sa mạc bụi rậm.
- Vùng đất nằm giữa chí tuyến (23,5o N) và chí tuyến (23,5o S)
14


- Ở vùng nhiệt đới khơng có nhiều mùa sự biến đổi của nhiệt độ; sự khác biệt
theo mùa được biểu hiện trong sự thay đổi lượng mưa.
Trong những năm gần đây, khu vực Mỹ Latinh chng kiến sự thay đổi khí hậu
đáng kể cả về nhiệt độ và lượng mưa.
Nhiệt độ: Năm 2020 là một trong ba năm ấm nhất ở Trung Mỹ và là năm ấm
th hai ở Nam Mỹ, với mc tăng tương ng 1,0°C, 0,8°C và 0,6°C trên mc trung bình
nhiều năm của giai đoạn nền của khí hậu 1981-2010. Nhiệt độ tối đa tại một số trạm cho
thấy giá trị cực trị bị phá vỡ với nhiệt độ tăng lên đến 10°C so với bình thường.
Lượng mưa: Thấp do hạn hán trên diện rộng khp châu Mỹ Latinh đã có những
tác động đáng kể, bao gồm mực nước sơng giảm, do đó cản trở các tuyến vận tải nội địa,
giảm năng suất cây trồng và sản lượng lương thực, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương

thực ở nhiều khu vực ngày càng trầm trọng. Hạn hán dữ dội ở miền nam Amazonia và
vùng Pantanal là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua. Vào cuối năm, các trận
mưa lớn kéo theo sạt lở đất, lũ lụt và lũ quét ảnh hướng đến các vùng nông thôn và thành
thị ở Trung và Nam Mỹ.
Sơng ngịi
Châu Mỹ Latinh là một khu vực rộng lớn và đa dạng về sinh thái, được biết
đến với các hệ thống sơng ngịi dày đặc. Những con sơng tráng lệ này là nguồn cung cấp
sự sống cho sự đa dạng của các loài động thực vật, cũng như cho người dân bản địa và
các cộng đồng ven sông, bao gồm cả Amazon, lưu vực sông lớn nhất thế giới; Sơng
Magdalena của Colombia và Maron của Peru; và vùng nước kết tinh của Patagonia.
Trên thực tế, Mỹ Latinh là một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất
trên thế giới. Theo Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 60% sự
sống trên cạn toàn cầu, các loài sinh vật biển và nước ngọt đa dạng, có thể được tìm thấy
ở Mỹ Latinh và Caribe. Bảo vệ đa dạng sinh học của Mỹ Latinh là chìa khóa để đáp ng
các mục tiêu khí hậu tồn cầu.
Các lồi động vật
15


Châu Mỹ Latinh có ba trong số năm quốc gia hàng đầu có nhiều lồi chim,
động vật lưỡng cư, động vật có vú, bị sát, cá và đời sống thực vật nhất. Trong khi
Amazon có lẽ là điểm nóng đa dạng sinh học rõ ràng nhất, phần còn lại của Mỹ Latinh, từ
những dãy núi lởm chởm ở Patagonia, hoặc đồng cỏ của sa mạc Chihuahuan, đến rạn san
hô Mesoamerican với đầy cá và các loài sinh vật biển, là vơ cùng quan trọng đối với đa
dạng sinh học tồn cầu .
Một số trong số nhiều loài động vật hoang dã chỉ có ở Châu Mỹ Latinh bao
gồm Capybaras, Tapir, Caimans, Jaguars, vẹt Macaw, một số loài khỉ bao gồm khỉ
Capuchin và Howler, và Toucans. Nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng sống ở vùng
Amazon, bao gồm Cá heo sông, Lợn biển và Armadillos.
b. Các vùng cảnh quan nổi bật

Nam Mỹ có ba mơi trường sống nổi bật - dãy núi cao Andes, rừng nhiệt đới
Amazon tươi tốt và đồng cỏ khơ ở Nam Nón.
Dãy núi Andes trải dài từ phía bc Chile đến Bolivia, Peru, Ecuador và nam
Colombia. Dãy núi Andes có nhiều đỉnh núi phủ tuyết cao hơn 6.000 mét so với mực
nước biển, đồng thời cũng là nơi có các sơng băng và núi lửa đang hoạt động. Khí hậu ở
đây khơ và lạnh, khó để sinh sống mặc dù nhiều người bản địa xoay sở để sống ở đó trong
điều kiện rất khó khăn, sinh sống bằng việc nuôi lạc đà không bướu và lợn guinea, và
trồng các loại cây chịu được rét như quinoa, khoai tây và đậu phộng.
Dãy núi Andes hùng vĩ sinh ra nhiều dịng sơng, bao gồm sơng Magdalena của
Colombia và thượng nguồn của Amazon ở Peru. Magdalena là lưu vực sông lớn th năm
ở Nam Mỹ, chảy dài gần một nghìn dặm từ Andes đến Caribe.
Đây là ngôi nhà của nhiều hệ sinh thái đa dạng bao gồm rừng, núi, thung lũng,
đất ngập nước và đại dương, đồng thời hỗ trợ 2.735 lồi động vật, trong đó có nhiều lồi
đặc hữu của khu vực. Hơn 120.000 người phụ thuộc trực tiếp vào sông để đánh cá và
nông nghiệp.
Chim hồng hạc Andes, một trong những loài hiếm nhất trên thế giới, dành
phần lớn thời gian trong ngày để kiếm ăn bất c th gì chúng có thể tìm thấy trong các hồ
16


nước nơng trên khp dãy Andes. Thậm chí xa hơn về phía nam, Patagonian huemul, một
lồi có nguy cơ tuyệt chủng (do mất môi trường sống, giảm phạm vi sinh sống và phân
mảnh dân số), đã thích nghi với mơi trường sống ở vùng núi phía nam gồ ghề của Andes
thơng qua việc phát triển chân ngn và thân hình chc nịch. Bộ lơng màu nâu của nó cho
phép huemul hịa vào mơi trường xung quanh là vùng cây bụi rậm rạp.
Lưu vực sông Amazon bao phủ phần lớn trung tâm Nam Mỹ và là khu rừng
nhiệt đới lớn nhất và quan trọng nhất thế giới, có diện tích khoảng 2,5 triệu dặm vng.
Khí hậu rừng mưa nhiệt đới ở đây nóng và ẩm, hỗ trợ cho khu rừng tươi tốt và một loạt
các động vật hoang dã kỳ lạ.
Lưu vực sông Amazon, một vùng rộng lớn gần bằng lục địa Hoa Kỳ, là nơi có

60% diện tích rừng mưa nhiệt đới còn lại của hành tinh và sự đa dạng sinh học phong
phú. Nghiên cu mới khẳng định vai trò quan trọng của quần xã sinh vật độc đáo này
trong việc điều hịa khí hậu của Nam Mỹ và hơn thế nữa.
Khoảng 83% rừng nhiệt đới Amazon vẫn còn nguyên vẹn và yếu tố chính
trong sự tồn tại của Amazon là sự cách biệt của nó. Nhưng các đập thủy điện quy mô lớn,
các tuyến đường thủy công nghiệp (hidrovias), và hoạt động khai thác, khai thác gỗ và
kinh doanh nơng sản liên quan có nguy cơ phá hủy hệ sinh thái quan trọng này.
Nơi này là nơi cư ngụ của 2500 loài cá, 1500 loài chim, 1800 loài bướm, 4 loại
mèo lớn, 200 loài muỗi, 50.000 loài thực vật bậc cao. Nhiều nhà khoa học y tế hy vọng
rằng một phương pháp chữa trị bệnh ung thư sẽ được tìm thấy trong số những lồi thực
vật chưa được phát hiện ở Amazon.
Đồng cỏ của Nam Nón được gọi là 'pampa' và có khí hậu mát mẻ hơn. Khu
vực này chiếm phần lớn miền nam Argentina và Chile và là nơi lý tưởng cho việc chăn
ni gia súc. Vì vậy, thịt bò của Argentina được xuất khẩu trên khp thế giới. Những
người chăn gia súc làm việc trong khu vực này, chủ yếu di chuyển trên lưng ngựa, được
gọi là 'gauchos' và sống bán du mục.
Trung Mỹ và Mexico có xu hướng có khí hậu nóng, ngoại trừ các vùng núi
thường mát hơn. Có rất nhiều diện tích rừng nhiệt đới, đặc biệt là ở phía đơng của khu
17


vực. Ngồi ra cịn có những khu rừng mây hiếm hơn nhưng rất quan trọng về mặt sinh
thái - một khu rừng núi mát hơn - ở Panama và Costa Rica. Nhiều loài thực vật và động
vật quý hiếm và kỳ lạ sinh sống trong khu vực này. Ngoài ra cịn có nhiều núi lửa đang
hoạt động trong khu vực - Nicaragua có số lượng lớn nhất.
Đây là cái nơi của một trong những nền văn minh cổ đại tiên tiến nhất trên thế
giới, một khu vực được đánh dấu bởi các nền văn hóa đa dạng nhưng liên kết và hệ sinh
thái ven sông sôi động. Khu vực này đã phát sinh ra nhiều loại cây trồng được thuần hóa
quan trọng, bao gồm ngơ, đậu, bí, cà chua và bơng. Đây cũng là nơi có sự đa dạng hệ sinh
thái đáng chú ý, từ vùng cao nguyên khô cằn đến vùng đất thấp cận nhiệt đới.

Rừng nhiệt đới lớn th hai ở châu Mỹ, sau Amazon, được tìm thấy ở Honduras
và Nicaragua: La Mosquitia.
Báo đốm Mỹ là loài mèo hoang dã lớn nhất ở Tây bán cầu và tồn tại ở 18 quốc
gia ở Mỹ Latinh, từ Mexico đến Argentina.
Caribe là một nhóm các đảo nhiệt đới. Nhiều nơi có bãi cát đẹp và thu hút
lượng lớn khách du lịch hàng năm. Khơng may, điều này đã có một số tác động tiêu cực,
đặc biệt là đối với nguồn cá và các rạn san hô đã bị hư hại ở những nơi do kem chống
nng quá nhiều trong nước. Khí hậu nng nóng quanh năm lại góp phần làm cho khu vực
này trở nên nổi tiếng như một địa điểm du lịch. Nhiều khu vực ở vùng Caribe cũng
thường xuyên phải hng chịu những cơn bão từ lốc xoáy và bão lớn từ Bc Mỹ. Các quốc
gia Trung Mỹ và Caribe khơng có hệ thống sơng rộng rãi như ở Nam Mỹ.
Những người yêu động vật đang tìm kiếm một kỳ nghỉ hướng đến sinh vật
không thể sai lầm khi đến vùng biển Caribe. Từ các loài chim quý hiếm và cá rạn đầy
màu sc đến cá voi hùng vĩ và cá mập jumbo, động vật có rất nhiều từ Puerto Rico đến
Quần đảo Cayman.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Châu Mỹ Latinh là một kho tàng tài nguyên thiên nhiên. Chúng bao gồm tài
nguyên khoáng sản, chẳng hạn như vàng và bạc, cũng như tài nguyên năng lượng, chẳng
hạn như dầu và khí đốt tự nhiên. Ngồi ra, khu vực này cịn giàu tài ngun nơng nghiệp
18


và rừng, chẳng hạn như gỗ. Những nguồn tài nguyên này đã thu hút mọi người đến khu
vực trong nhiều thế kỷ. Châu Mỹ Latinh đặc biệt dễ bị ảnh hưởng nặng nề trước tác động
của biến đổi khí hậu vì đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên.
a. Khống sản
Vàng, bạc, st, đồng, bauxit (quặng nhơm), thiếc, chì và niken - tất cả những
khống chất này đều có nhiều ở Mỹ Latinh. Ngồi ra, cịn có các mỏ trong khu vực sản
xuất đá quý, titan và vonfram. Trên thực tế, Nam Mỹ là một trong những quốc gia đng

đầu thế giới về khai thác ngun liệu thơ.
Nhiều khống sản trong số này được khai thác và sau đó xuất khẩu sang các
nơi khác trên thế giới, nơi chúng được sản xuất thành hàng hóa có giá trị. Ví dụ, Jamaica
ban đầu là một nền kinh tế trồng rừng phụ thuộc vào việc bán chuối và đường để kiếm
sống. Sau đó, nó chuyển sang khai thác và chế biến bauxite (quặng nhôm) để nỗ lực làm
cho đất nước bớt phụ thuộc vào nông nghiệp và du lịch. Ngày nay, nguồn tài nguyên này
chủ yếu là hàng xuất khẩu được chuyển đi nơi khác để sử dụng trong công nghiệp.
b. Nguồn năng lượng
Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên, uranium và năng lượng thủy điện đều rất dồi
dào ở Mỹ Latinh. Venezuela và Mexico có trữ lượng dầu lớn. Brazil giàu năng lượng thủy
điện vì có nhiều sơng (bao gồm cả sông Amazon hùng vĩ) và thác nước. Khu vực cũng
giàu dầu và khí đốt.
Ở Mexico và Venezuela, dầu mỏ là một nguồn tài nguyên rất quan trọng.
Venezuela đng đầu về các mỏ dầu lớn. Nguồn tài nguyên này đã được phát triển thành
một ngành công nghiệp dầu mỏ đáng kể. Mexico có các mỏ dầu lớn tập trung dọc theo bờ
biển vùng Vịnh. Do có trữ lượng, Mexico có thể xuất khẩu dầu sang các nước khác. Tuy
nhiên, sự thay đổi của giá dầu toàn cầu đã tác động lớn đến nền kinh tế của các nước này.

19


Hình 3. Khai thác dầu mỏ ở

Hình

4.

Venezuela

( />

Khai

thác

vàng



Colombia

Tổng quan kinh tế
2.1. Đặc trưng về kinh tế của Mỹ La Tinh

Mỹ Latinh là một khu vực có nhiều quốc gia, với mc độ phc tạp kinh tế khác
nhau. Nền kinh tế Mỹ Latinh là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu bao gồm các quốc gia riêng
lẻ ở các khu vực địa lý Bc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribe. Các mơ hình kinh tế xã
hội của khu vực ngày nay được gọi là Mỹ Latinh được đặt trong thời kỳ thuộc địa khi khu
vực này bị kiểm soát bởi các đế chế Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cho đến khi giành
được độc lập vào đầu thế kỷ XIX, các nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh thuộc địa đã phát
triển mạnh và có hiệu quả. Nhiều nơi trong khu vực có nhân tố thuận lợi cho trữ lượng
kim loại quý, chủ yếu là bạc, hoặc điều kiện khí hậu nhiệt đới và vị trí gần bờ biển cho
phép phát triển các đồn điền trồng mía.
- Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế khơng đều.
- Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước
ngoài.
- Nợ nước ngoài lớn.
- Nguyên nhân:
+ Tình hình chính trị khơng ổn định.
20



+ Các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển xã hội.
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.
Hiện nay, các quốc gia Mỹ Latinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát
triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện cơng nghiệp
hố đất nước…

Hình 5. GDP một số quốc gia Mỹ Latinh 2019-2022 (IMF)
2.2. Nông - lâm - ngư nghiệp

a. Nông nghiệp
Ngành chăn nuôi đem lại hàng tỷ USD mỗi năm cho kinh tế Mỹ Latinh và
chiếm tới 46% tổng sản phẩm nông nghiệp khu vực. Số liệu của Tổ chc Lương Nông
Liên hợp quốc (FAO) cho biết chỉ với 13,5% tổng dân số trên toàn cầu nhưng Mỹ Latinh
hiện sản xuất tới 23% thịt bò và thịt trâu, và 21,4% thịt gia cầm trên thế giới. Khu vực

21


cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm trên cũng như đối với thịt lợn và
sữa.
Nhiều nước Mỹ Latinh hiện là nguồn cung cấp lương thực số một của nhiều
quốc gia châu Á và châu Phi. Sản lượng ngũ cốc mà khu vực xuất khẩu vào năm 2023 sẽ
lên tới 21,8 triệu tấn, trong khi xuất khẩu cám bã hạt có dầu lên đạt 49,7 triệu tấn.
Mỹ Latinh hiện đóng góp tới 15,5% tổng sản lượng lương thực trên thế giới,
trong đó có một số sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao như 63% xuất khẩu đường,
58% đậu tương, 53% cà phê và hơn 30% ngô và thịt các loại.
b. Lâm nghiệp
Khu vực này tự hào có khoảng một phần ba rừng trên thế giới, một nửa rừng
nhiệt đới và một phần tư rừng ngập mặn. Vốn tự nhiên phong phú này cung cấp các dịch

vụ hệ sinh thái quan trọng.
Khơng có số liệu thống kê rõ ràng về tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp đối
với các nước Mỹ Latinh. Tuy nhiên, một nghiên cu do FAO thực hiện dựa trên các
nguồn thông tin quốc gia cho thấy lâm nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong cấu trúc của
các nền kinh tế Mỹ Latinh. Nếu so sánh những kết quả này với xuất khẩu và nhập khẩu
lâm sản, rõ ràng lâm nghiệp ở Mỹ Latinh chủ yếu dựa vào thị trường nội địa và nó khơng
hướng đến xuất khẩu, ngoại trừ Chile. Số liệu thống kê về sản lượng lâm sản trong nước
hầu hết được trình bày bằng kg hoặc m3 ch khơng phải đơn vị tiền tệ. Các nỗ lực chuyển
các giá trị này thành các đơn vị tiền tệ thống nhất đang được thực hiện trong nghiên cu
Triển vọng Lâm nghiệp của từng quốc gia cụ thể.
c. Ngư nghiệp
Theo báo cáo “Hiện trạng Thuỷ sản và Nuôi trồng thuỷ sản Thế giới năm
2016”, tiêu thụ thủy sản tăng khoảng 22% ở châu Mỹ Latinh trong giai đoạn 2015-2025,
từ 10 kg/người/năm lên 12 kg/người/năm.
Theo báo cáo, mc tăng mạnh được dự báo ở Brazil, Peru, Chile, Trung Quốc
và Mexico. Mc tiêu thụ thủy sản dự kiến vẫn ở mc không đổi hoặc giảm nhẹ ở một số
22


nước, bao gồm Nhật Bản, Liên bang Nga, Argentina và Canada và dự báo tăng nhẹ(2%) ở
Châu Phi.
Để đáp ng nhu cầu dự kiến này, báo cáo dự báo rằng nhập khẩu thủy sản của
Mỹ La tinh sẽ tăng khoảng 35% so với mc tăng trưởng nhập khẩu thủy sản toàn cầu dự
kiến là 21% và tăng trưởng của các nước phát triển dưới 18% . Trong khi đó, xuất khẩu
thủy sản của các nước phát triển dự kiến sẽ tăng khoảng 20% so với xuất khẩu của Mỹ
Latinh và dự kiến sẽ tăng 17%vào năm 2025.
Tại Châu Mỹ Latinh, 356.000 người hiện đang tham gia nuôi trồng thủy sản.
4% dân số toàn cầu tham gia vào nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực này, so với
84% ở châu Á và 10% ở châu Phi Vào năm 2014. Trong năm 2014, chỉ có dưới 2,5 triệu
nhân cơng nuôi trồng thuỷ sản ở châu Mỹ Latinh, so với con số ít hơn 2,2 triệu trong năm

2010.
2.3. Cơng nghiệp

Báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank) hàng năm sẽ cho ra một danh
sách quốc gia sản xuất hàng đầu theo tổng giá trị sản xuất. Theo danh sách năm 2020, một
số nước có nền cơng nghiệp sản xuất nổi bật là:
- Mexico đng th 10 trên thế giới (185,08 tỷ USD)
- Brazil lớn th 13 (141,15 tỷ USD)
- Argentina đng th 29 (53,09 tỷ USD)
- Colombia đng th 37 (29,89 tỷ USD)
- Chile đng th 40 (25,12 tỷ USD)
Ở Mỹ Latinh, rất ít quốc gia nổi bật trong hoạt động cơng nghiệp: Brazil,
Argentina, Mexico và, ít nổi bật hơn, Chile. Bt đầu muộn, cơng nghiệp hóa của các quốc
gia này đã nhận được một sự thúc đẩy lớn từ Thế chiến II: điều này ngăn cản các quốc gia
có chiến tranh mua các sản phẩm mà họ đã quen với nhập khẩu và xuất khẩu những gì họ
sản xuất. Vào thời điểm đó, được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu địa phương dồi dào,
mc lương thấp được trả cho lực lượng lao động và một chuyên ngành nhất định do người
23


nhập cư, các quốc gia như Brazil, Mexico và Argentina, cũng như Venezuela, Chile,
Colombia và Peru, đã có thể thực hiện các khu cơng nghiệp quan trọng. Nói chung, ở các
quốc gia này có những ngành cơng nghiệp địi hỏi ít vốn và công nghệ đơn giản để lp
đặt, chẳng hạn như công nghiệp chế biến thực phẩm và dệt may. Các ngành công nghiệp
cơ bản như các ngành công nghiệp luyện kim và cơ khí ít nổi bật hơn.
Tuy nhiên, các khu công nghiệp của Brazil, Mexico, Argentina và Chile thể
hiện sự đa dạng và tinh tế hơn nhiều, sản xuất các mặt hàng công nghệ tiên tiến. Ở phần
còn lại của các nước Mỹ Latinh, chủ yếu ở Trung Mỹ, các ngành công nghiệp chế biến
các sản phẩm chính để xuất khẩu chiếm ưu thế.
Sau đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm của Mỹ La tinh

a. Ngành công nghiệp thực phẩm
Theo FAO:
Ngành chăn nuôi ở Mỹ Latinh đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm (cao hơn
3,7%) so với tốc độ tăng trưởng trung bình tồn cầu (2,1%). Tổng nhu cầu thịt gần đây đã
tăng 2,45%, với nhu cầu gia cầm cao hơn (4,1%), tiếp theo là thịt lợn (2,67%), trong khi
nhu cầu thịt bò giảm nhẹ (-0,2%). Xuất khẩu thịt bò tăng trưởng với tốc độ 3,2%, cao hơn
mc tăng trưởng về tốc độ sản xuất là 2,75% (FAO, 2012).
Ngành chăn nuôi đã bùng nổ trong những thập kỷ gần đây, do sự tăng trưởng
nhu cầu thế giới. Sự tăng trưởng nhanh chóng này đã cho phép Mỹ Latinh trở thành khu
vực xuất khẩu nhiều thịt bị và gia cầm nhất trên tồn thế giới và các hộ gia đình trung
bình ở Mỹ Latinh dành khoảng 19% ngân sách dùng cho thực phẩm để chi tiêu cho thịt và
các sản phẩm từ sữa.
b. Ngành dệt may
Mỹ Latinh là nơi có một số quốc gia sản xuất dệt may lớn, chẳng hạn như
Peru, Brazil và Colombia. Peru là nước xuất khẩu quần áo lớn nhất Nam Mỹ, sở hữu
nguồn nguyên liệu thô nội địa độc đáo, đặc biệt là sợi alpaca và bông Tangüis. Brazil, một
quốc gia có tiềm năng tăng trưởng to lớn trong cả chuỗi cung ng dệt may, sợi tự nhiên và
24


sợi nhân tạo. Colombia cũng dự kiến sẽ chng kiến những cơ hội lớn trong thị trường dệt
may và thời trang. Trong khi đó, các quốc gia như Costa Rica, Cộng hòa Dominica,
Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua - đang cạnh tranh với nhau tại thị trường
Mỹ.
Trong tình hình hiện nay, thị trường dệt may Mỹ Latinh dự kiến sẽ ghi nhận
tăng 4,2% trong giai đoạn dự báo 2020-2026. Đại dịch COVID-19, đã gây ra sự gián
đoạn lớn đối với dòng chảy thương mại quốc tế và nền kinh tế toàn cầu, đã dẫn đến sự sụt
giảm đột ngột về năng suất dệt may ở khu vực Mỹ Latinh. Đại dịch đã ảnh hưởng lớn đến
khu vực. Thị trường dệt may Mexico, một trong những thị trường hàng đầu trong khu
vực, đã và đang vận hành toàn bộ chuỗi cung ng từ bông và các sản xuất sợi nhân tạo

khác. Mexico là một trong những nhà cung cấp hàng dệt may và quần áo chính cho Hoa
Kỳ, nơi gửi một tỷ lệ lớn hàng dệt may và xuất khẩu sản phẩm liên quan sang Hoa Kỳ, đã
phải đối mặt với những khó khăn trong sản xuất do lệnh phong tỏa và các biện pháp an
tồn khác. Tình hình dự kiến sẽ trở lại kịch bản trước COVID-19 chậm, nhưng thị trường
dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm trong giai đoạn sp tới.
c. Cơng nghệ:
Các chính phủ Mỹ Latinh thúc đẩy trở thành một trung tâm gia công phần
mềm CNTT. Dựa trên báo cáo từ Frost & Sullivan (thông qua Economy Data), doanh thu
ngành CNTT của Mỹ Latinh đã tăng 20,3% từ năm 2016 đến 2017, một phần nhờ vào
một loạt các sáng kiến do các chính phủ đưa ra. Giáo dục đại học miễn phí của Argentina
cho tất cả người lớn cũng đã giới thiệu chương trình AR, một khoản đầu tư của chính phủ
để giúp giáo viên trên khp đất nước tích hợp chương trình vào chương trình giảng dạy
của trường cơng.
Mexico có hơn 113.000 sinh viên tốt nghiệp kỹ sư vào năm 2015, cao th tám
trên thế giới. Tại Colombia, Bộ Công nghệ (MINTIC) đã đưa ra một chương trình có tên
Plan Vive Digital đã đào tạo hơn 6.000 sinh viên và nước này đang chi trả tới 80% chi phí
đào tạo cho các cá nhân muốn học công nghệ thông tin. Bây giờ, mc lương của các nhà
phát triển trong nước đã tăng vọt 20-30% riêng năm 2021
25


×