Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quan hệ của đảng cộng sản việt nam với các đảng cánh tả khu vực mỹ latinh (1996 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

VŨ QUANG HUY

QUAN HỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỚI CÁC ĐẢNG CÁNH TẢ KHU VỰC MỸ LATINH
(1996 - 2006)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

VŨ QUANG HUY

QUAN HỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỚI CÁC ĐẢNG CÁNH TẢ KHU VỰC MỸ LATINH
(1996 - 2006)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGHIÊM ĐÌNH VỲ



HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

Chƣơng 1. QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG
CÁNH TẢ MỸ LATINH THỜI KỲ 1996-2001 .......................................... 8

1.1. Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cánh tả Mỹ Latinh
thời kỳ trước năm 1996..................................................................... 8
1.1.1. Khái quát chung về khu vực Mỹ Latinh, phong trào cánh tả và
các đảng cánh tả Mỹ Latinh .............................................................. 8
1.1.2. Những nét chung về phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh và các
đảng cánh tả Mỹ Latinh .................................................................. 10
1.1.3. Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cánh tả Mỹ
Latinh từ năm 1996 trở về trước ..................................................... 34
1.2. Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ
Latinh trong những năm 1996-2001................................................ 43
1.2.1. Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996-2001) ...... 43
1.2.2. Mở rộng và phát triển mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh trong thời gian
1996-2001 ...................................................................................... 46
Chƣơng 2. CỦNG CỐ TĂNG CƢỜNG CÁC MỐI QUAN HỆ SONG PHƢƠNG
VÀ ĐA PHƢƠNG GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC
ĐẢNG CÁNH TẢ KHU VỰC MỸ LATINH THỜI KỲ 2001-2006.......... 57

2.1. Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 2001 2006 ............................................................................................... 57
2.2. Tình hình phong trào cánh tả Mỹ Latinh và sự phát triển của các đảng

cánh tả khu vực Mỹ Latinh thời kỳ 2001-2006 ............................... 63
2.3. Quan hệ song phương ................................................................................ 67
2.4. Quan hệ đa phương.................................................................................... 76
Chƣơng 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM PHÁT
TRIỂN MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ
CÁC ĐẢNG CÁNH TẢ MỸ LATINH ................................................. 81


3.1. Những kinh nghiệm của mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam
và các đảng cánh tả Mỹ Latinh thời kỳ 1996-2006 ......................... 81
3.2. Một số kiến nghị đặt ra nhằm tăng cường quan hệ của Đảng Cộng sản
Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh ...................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 99


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ những năm đầu thập
niên 90 của thế kỷ XX, nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu và Liên Xô đã khiến cho phong trào cộng sản quốc tế bước vào giai đoạn
vận động phức tạp nhất trong lịch sử của mình. Chủ nghĩa xã hội lâm vào
thoái trào, cán cân so sánh lực lượng thế giới nghiêng hẳn về phía bất lợi cho
các lực lượng cách mạng dân chủ và tiến bộ . Trước bối cảnh đó, các học giả
tư sản và các thế lực thù địch cho rằng thời khắc “cáo chung của chủ nghĩa
cộng sản đã điểm”, thậm chí còn trù tính cả thời hạn cho “sự sụp đổ dây
chuyền” của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Tuy nhiên, gần hai thập niên
qua , chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước vẫn trụ vững và có bước phát triển
mới trước những thử thách của thời cuộc. Phong trào cộng sản quốc tế từng

bước được phục hồi cả về chính trị, tư tuởng và tổ chức, đồng thời ngày càng
có thêm những chuyển động tích cực, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của một
phong trào hiện thực được định hướng bằng lý tưởng, niềm tin khoa học và
dựa trên một cơ sở giai cấp xã hội rộng lớn.
Nhìn một cách tổng quát, phong trào cộng sản quốc tế vẫn là một lực
lượng chính trị to lớn trong thời đại ngày nay với hơn 80 triệu đảng viên cộng
sản đang kiên trì đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội. Cho đến nay, các đảng cộng sản cầm quyền đã vượt qua được những thử
thách khắc nghiệt nhất, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong cải cách và đổi mới. Các đảng cánh tả tiến bộ trên thế giới cũng đã có
những điều chỉnh về đường lối chiến lược và sách lược, tìm kiếm cách thức
hoạt động đấu tranh bằng nhiều hình thức đa dạng, đổi mới tập hợp lực lượng
cải thiện dần vai trò, vị trí trong đời sống chính trị đất nước chuẩn bị những
tiền đề cho cách mạng xã hội trong tương lai. Sự củng cố lớn mạnh của các

1


đảng cộng sản và sự phục hồi nhất định của các đảng cánh tả đang mở ra triển
vọng mới cho chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI. Điều đó càng được khẳng
định bằng những thắng lợi liên tục của các đảng cánh tả trong khu vực Mỹ
Latinh suốt 10 năm qua đã giúp khu vực này có những động thái tích cực
trong đời sống chính trị theo xu hướng tiến bộ, hướng tới mục tiêu chủ nghĩa
xã hội theo mô hình thế kỷ XXI. Đây là hiện tượng tích cực của chính trị thế
giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI và đang trở thành tâm điểm chú ý
của cả thế giới. Trong 9 quốc gia do các đảng cánh tả cầm quyền sau các cuộc
bầu cử ở Mỹ Latinh, có 4 quốc gia công khai đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa hướng tới sự công bằng, bình đẳng tự do cho mọi người. Sự kiện này
không chỉ đánh dấu sự đổi màu trên bản đồ chính trị thế giới với sự trỗi dậy
của “làn sóng đỏ” từ Vênêxuêla, Chi Lê, Bôlivia tới Braxin, Nicaragoa… mà

còn chứng tỏ một xu hướng mới đang được hình thành ở khu vực Mỹ Latinh xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tình hình đó đã có những tác động nhất định tới đời sống chính trị ở
Việt Nam. Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương
hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam là bạn và
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình
độc lập và phát triển”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thúc đẩy các
quan hệ đa phương và song phương với các đảng cánh tả ở Mỹ Latinh theo
hướng đi vào chiều sâu, ổn định bền vững cùng phát triển, thắt chặt tình đoàn
kết hữu ái vô sản và tăng cường sức mạnh cho phong trào cộng sản công nhân
quốc tế. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính
sách cụ thể nhằm đẩy mạnh mối quan hệ với các đảng cánh tả Mỹ Latinh,
đồng thời các vị lãnh đạo nước ta cũng có nhiều chuyến thăm tới Mỹ Latinh
để hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bước vào thế kỷ XXI, khi mà phong trào cộng sản quốc tế đang có
những bước phát triển mạnh mẽ, làn sóng đỏ của chủ nghĩa xã hội đang dấy

2


lên trên khắp thế giới thì mối quan hệ giữa các đảng cộng sản, các đảng cánh
tả đang là vấn đề thời sự nóng hổi được nhiều người quan tâm. Ở Việt Nam,
trong những năm gần đây vấn đề này cũng đã được các nhà khoa học, các
chuyên gia trên nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về mối quan hệ
của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh. Chính
vì lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt
Nam với các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh (1996 - 2006) làm đề tài luận
văn cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói ở trên, vấn đề mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam

với các đảng cánh tả trên thế giới đang là vấn đề thời sự nóng hổi nhận được
nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các học giả , các
nhà hoạch định chính sách… Chính vì vậy, trong những năm qua đã có nhiều
công trình nghiên cứu vấn đề này. Có thể chia các công trình nghiên cứu này
thành các nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước viết về các vấn đề đối
ngoại.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm tới vấn đề đối ngoại với các đảng cộng sản và các đảng cánh tả trên
thế giới. Tiêu biểu là Văn kiện Đại hội VIII, Văn kiện Đại hội IX, Văn kiện
Đại hội X của Đảng và Nghị quyết TW VIII khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới… và nhiều văn kiện quan trọng khác.
Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về đường lối đối ngoại của Đảng
cùng những hoạt động ngoại giao của Nhà nước về phong trào cộng sản quốc
tế. Tiêu biểu là bộ 2 tập cuốn sách Phong trào công nhân quốc tế - Những vấn
đề lịch sử và lý luận của tập thể nhiều tác giả, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

3


Nội, 2004. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử phong trào cộng
sản quốc tế, nêu rõ tầm quan trọng của vấn đề quan hệ giữa các đảng cộng
sản, các đảng cánh tả trong thời đại hiện nay. Ngoài ra còn có công trình
nghiên cứu của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương xuất bản thành sách: Tình
hình thế giới gần đây - Vấn đề và sự kiện nêu lên một cách khái quát những
vấn đề nổi bật của thế giới đầu thế kỷ XXI, trong đó nổi bật là những thắng
lợi của các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh và xu hướng về chủ nghĩa xã hội
thế kỷ XXI. Công trình Ngoại giao Việt Nam (1945 - 2000) do Thứ trưởng
thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin chủ biên đã khái quát có hệ

thống về lịch sử ngoại giao Việt Nam từ khi tuyên bố độc lập năm 1945 đến
những năm đầu thế kỷ XXI có một phần nêu rõ mối quan hệ đối ngoại của
Đảng ta với các đảng cộng sản, đảng cánh tả trên thế giới nói chung và khu
vực Mỹ Latinh nói riêng. Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu Quan hệ
quốc tế - Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề của Nguyễn Quốc Hùng,
Nguyễn Khắc Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 nêu lên tầm quan
trọng của quan hệ quốc tế trong thời kỳ mới, làm rõ những vấn đề quốc tế nổi
bật, trong đó có xu hướng thắng lợi của các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh.
Đề tài Xu thế toàn cầu hóa trong thập niên đầu thế kỷ XXI của GS. TS. Lê
Hữu Nghĩa, PGS. TS. Trần Khắc Việt, PGS. TS. Lê Ngọc Tòng cũng khẳng
định sự thắng lợi của các đảng cánh tả thuộc khu vực Mỹ Latinh và hướng đi
lên chủ nghĩa xã hội ở một loạt nước thuộc khu vực này đang là tâm điểm của
tình hình chính trị thế giới đầu thế kỷ XXI. Ngoài ra còn có một số sách báo
của nước ngoài đề cập tới vấn đề này như: Toàn cầu hóa và tương lai của các
nước trong chuyển đổi của chuyên gia GRZEGO. W. KOLOKO, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Tập sách Cuộc chạy đua vào thế kỷ XXI của
Konrat Seitz, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; đặc biệt là công trình
nghiên cứu được xuất bản thành sách Chủ nghĩa tư bản, những bất ổn tiềm
tàng của Harry Shutt trong đó ông chỉ ra một trong những nguyên nhân chính

4


gây bất ổn của chủ nghĩa tư bản là sự vươn lên của các đảng cánh tả khu vực
Mỹ Latinh và xu thế chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
Những năm gần đây các bài báo khai thác về vấn đề này cũng khá
phong phú, đa dạng, tiêu biểu là các bài báo trong báo Nhân dân, báo Ngoại
giao Việt Nam và nhất là báo Châu Mỹ ngày nay - tờ báo chuyên khai thác về
đề tài Mỹ Latinh và phong trào cánh tả Mỹ Latinh… và các bài báo viết về
những chuyến thăm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta tới khu vưc Mỹ

Latinh, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng ta và các đảng cánh tả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu đường lối, quan điểm của Đảng về quan hệ đối ngoại giữa
Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh (1996 - 2006);
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị thiết
thực nhằm thúc đẩy mối quan hệ này lên một tầm cao mới trong tương lai.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích và trình bày có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng
trong việc thiết lập và tăng cường mối quan hệ quốc tế giữa Đảng Cộng sản
Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh.
- Tập hợp, hệ thống, khái quát những tư liệu hiện có, đồng thời bổ sung
thêm những tư liệu mới nhằm làm rõ quá trình Đảng ta xây dựng và phát triển
mối quan hệ với các đảng cánh tả Mỹ Latinh từ năm 1996 đến năm 2006.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu khái quát về các nước Mỹ Latinh và một số đảng cánh tả
của các nước trong khu vực này.
- Nghiên cứu đường lối, quan điểm của Đảng ta trong việc xây dựng và
phát triển mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả

5


khu vực Mỹ Latinh cùng những thực tiễn phát triển mối quan hệ này trong 10
năm (1996 - 2006).
* Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu mối quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng
cánh tả tiêu biểu ở Mỹ latinh như Đảng Cộng sản Cuba; Đảng lao động
Braxin; Đảng Phong trào nền cộng hòa thứ năm của Vênêxuêla; Đảng Xã hội

Chi Lê; Mặt trận Giải phóng Xađinô; Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã
hội ở Bôlivia…
- Nghiên cứu mối quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng
cánh tả Mỹ Latinh trong vòng 10 năm (1996 - 2006). Đây là thời kỳ mà các
đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh giành được nhiều thắng lợi trên chính trường
và trở thành đảng cầm quyền tại nhiều nước. Đây cũng là giai đoạn mà Đảng
Cộng sản Việt Nam có nhiều chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại với các
đảng dân chủ trên thế giới nói chung và các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh
nói riêng, đồng thời đây cũng là thời kỳ mà các vị lãnh đạo Đảng và Nhà
nước ta có nhiều chuyến thăm tới các nước Mỹ Latinh đẩy mạnh quan hệ hợp
tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Những phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sử dụng là:

. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic;
. Phương pháp phân tích tổng hợp;
. Phương pháp thống kê;
. Phương pháp so sánh;
. Phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Phân tích và trình bày có hệ thống về phong trào cánh tả Mỹ Latinh,
các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh cùng mối quan hệ của Đảng Cộng sản
Việt Nam với các đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh trong 10 năm (1996-2006).

6


- Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị cụ thể, thiết
thực nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các
đảng cánh tả Mỹ Latinh trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:
Chương 1: Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả
Mỹ Latinh thời kỳ 1996 - 2001.
Chương 2: Thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản
Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh thời kỳ 2001 - 2006.
Chương 3: Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra nhằm phát triển quan
hệ đối ngoại giữa Đảng ta với các đảng cánh tả Mỹ Latinh.

7


Chƣơng 1
QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG
CÁNH TẢ MỸ LATINH THỜI KỲ 1996-2001

1.1. Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cánh tả Mỹ
Latinh thời kỳ trƣớc năm 1996
1.1.1. Khái quát chung về khu vực Mỹ Latinh, phong trào cánh tả và
các đảng cánh tả Mỹ Latinh
Mỹ Latinh là khu vực địa lý trải dài từ Mêhicô xuống hết Nam Mỹ, với
tổng diện tích trên 20,5 triệu km2 và dân số trên 500 triệu người; có 33 quốc gia
độc lập và 14 vùng lãnh thổ (các đảo nhỏ thuộc Anh, Pháp và Hà Lan). Trừ
người Braxin nói tiếng Bồ Đào Nha, tất cả người dân các nước còn lại ở Mỹ
Latinh đều nói tiếng Tây Ban Nha. Nét độc đáo về ngôn ngữ và văn hoá trên
đây của các dân tộc dân chủ tiến bộ ở Mỹ Latinh là yếu tố hỗ trợ cho các
khuynh hướng, phong trào chính trị lan toả nhanh chóng và rộng khắp châu lục.
Khái niệm Mỹ Latinh được đưa ra ban đầu để nhằm chỉ các dân tộc
thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sử dụng ngôn ngữ có

gốc hệ latinh, phân biệt với các xứ thuộc địa Bắc Mỹ sử dụng tiếng Anh có
gốc hệ Giéc manh. Về sau, các khái niệm Bắc Mỹ và Mỹ Latinh đã trở thành
những không gian, thực thể văn hoá khác biệt nhau, thậm chí nó cũng trở
thành các phạm trù kinh tế - xã hội và chính trị. Bắc Mỹ tư bản đế quốc, mang
bản chất bóc lột, bành trướng, xâm lược và Mỹ Latinh thuộc địa tiến hành
cách mạng chống đế quốc, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, Bắc Mỹ của
phương Bắc phát triển trở thành một trong những trung tâm của chủ nghĩa tư
bản hiện đại và Mỹ Latinh của phương Nam chậm phát triển là một trong
những ngoại vi của tư bản chủ nghĩa với phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc và giành độc lập dân tộc từ thế kỷ XIX.

8


Phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh
phát triển khá sớm do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo. Ngay từ năm 1810, khi
lãnh tụ Simon Bôliva tuyên bố giải phóng nô lệ và phát động khởi nghĩa
chống thực dân Tây Ban Nha ở Vênêxuêla, phong trào giải phóng dân tộc đã
lan rộng khắp khu vực. Đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các thuộc địa ở Mỹ
Latinh đã được giải phóng, trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Nét nổi bật của truyền thống đấu tranh cách mạng của Mỹ Latinh là nội dung
chống thực dân, đế quốc, tác động mạnh mẽ tới lực lượng chính trị, trong đó
có phong trào công nhân, phong trào cánh tả và cộng sản của khu vực.
Phong trào công nhân và công đoàn phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Do tác động của công cuộc công nghiệp hoá, một số
quốc gia Mỹ Latinh đã có nền công nghiệp khá phát triển, những đô thị sầm
uất và đội ngũ công nhân đông đảo. Điển hình là ở Áchentina, Braxin,
Mêxicô, Urugoay, Cuba, Chi Lê…, trong đó đội ngũ công nhân đóng vai trò
nòng cốt, là lực lượng tiến bộ trong xã hội. Một số tổ chức công nhân có
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu là đảng công nhân xã hội chủ nghĩa

Chi Lê theo khuynh hướng tư tưởng macxit. Mặt khác, quá trình phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở các nước Mỹ Latinh còn bị chi phối nặng nề bởi sự
bành trướng, bá quyền của chủ nghĩa tư bản độc quyền Mỹ, cho nên cuộc đấu
tranh chính trị, đấu tranh kinh tế - xã hội nói chung và cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân nói riêng mang khuynh hướng chống đế quốc, chống Mỹ một
cách tự nhiên.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm
1917 là sự kiện có tác động mạnh mẽ đến các lực lượng công nhân, cánh tả,
dân chủ và cách mạng ở Mỹ Latinh, làm cho lực lượng này phân hoá sâu sắc.
Hai thập niên đầu thế kỷ XX, nhiều đảng xã hội đã đổi tên thành Đảng Cộng
sản lấy tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản và lập trường
của Quốc tế Cộng sản để xây dựng đường lối hoạt động cách mạng. Tiêu biểu

9


như : Đảng Cộng sản Áchentina (1920), Đảng Cộng sản Mêhicô (1919), Đảng
Cộng sản Urugoay (1921), Đảng Cộng sản Chi Lê (1922), Đảng Cộng sản
Braxin (1922), Đảng Cộng sản Cuba (1925) và các Đảng Cộng sản ở các quốc
gia vùng Caribe như Đảng Cộng sản Mactinich (1920), Đảng Cộng sản Ecuado
(1926), Đảng Cộng sản Ondurat (1927), Đảng Cộng sản Pêru, Đảng Cộng sản
Urugoay (1928), Đảng Cộng sản En Xanrado (1930), Đảng Cộng sản
Vênêxuêla (1931), Đảng Xã hội chủ nghĩa Nicaragoa (1939) v.v. [68, tr.16].
Nhìn chung, phong trào công nhân, phong trào cánh tả và cộng sản Mỹ
Latinh đã khẳng định được vị trí tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội
ngay tại sân sau của đế quốc Mỹ. Đặc biệt, sau thắng lợi của cách mạng Cuba
(1959), Đảng Cộng sản Cuba một lần nữa được thành lập từ việc thống nhất
các tổ chức chính trị, nòng cốt là “Phong trào 26 tháng 7” có sức lan toả đến
phong trào giành độc lập dân tộc ở Mỹ Latinh. Nửa sau thế kỷ XX, nhiều

quốc gia Mỹ Latinh đã kiên trì triển khai quá trình liên kết, hội nhập khu vực,
độc lập, không có sự chi phối của đế quốc Mỹ, chống lại quá trình nhất thể
hoá tự do toàn châu Mỹ mà Chính phủ Mỹ đang tiến hành.
1.1.2. Những nét chung về phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh và các
đảng cánh tả Mỹ Latinh
1.1.2.1. Quan niệm về phong trào cánh tả Mỹ Latinh
Tả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ khuynh hướng trong hệ
thống chính trị có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Ngược lại, hữu khuynh
hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ lực lượng có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ.
Quan niệm này được đưa ra từ cuối thế kỷ XVIII và được sử dụng rộng rãi ở
các thời kỳ lịch sử đương đại.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì tả khuynh là “bộ
phận thiên về tiến bộ, về cách mạng trong Nghị viện hoặc trong các tổ chức
chính trị ở một số nước tư bản, trong mối quan hệ đối lập với hữu là bộ phận

10


thiên về bảo thủ, thoả hiệp hay phản cách mạng”. Cùng với sự phát triển của
lịch sử, nội hàm khái niệm phái tả, phái hữu có chỗ khác nhau, nhưng với tư
cách là khái niệm chính trị học, nó biểu thị hai khuynh hướng đối lập ở
phương diện thái độ chính trị, nên vẫn được sử dụng liên tục đến ngày nay.
Bên cạnh các khái niệm cánh tả, cánh hữu, trong chính trị học còn xuất hiện
các khái niệm “trung tả’, “trung hữu”, “cực tả”, “cực hữu”… Các khái niệm
này chỉ phản ánh lập trường chính trị của các đảng trong những trường hợp cụ
thể và đối với những vấn đề cụ thể chứ chưa thể hiện được đầy đủ bản chất
thực sự của đảng nên trên thực tế có nhiều đảng có tên gọi tương tự nhưng lại
có khuynh hướng chính trị rất khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu và sắp xếp
các đảng vào cánh tả hay cánh hữu nhiều lúc rất phức tạp và cần phải căn cứ
trên các hoạt động cụ thể của họ chứ không phải chỉ dựa vào tên gọi.

Cách tiếp cận về nội hàm của khái niệm cánh tả Mỹ Latinh hiện nay
cũng không hoàn toàn giống với cánh tả Mỹ Latinh thời kỳ những năm 60 và
70 của thế kỷ XX.
Quan niệm về chính phủ cánh tả hoặc phong trào cánh tả Mỹ Latinh
truyền thống chủ yếu chỉ “những người xã hội chủ nghĩa và những người
cộng sản lấy việc chống chủ nghĩa tư bản, chống bá quyền Mỹ làm mục tiêu”.
Quan điểm chính trị và chủ trương, chính sách chiếm vị trí chủ đạo của
phái tả Mỹ Latinh hiện nay là lấy “tiêu chuẩn chủ yếu là thái độ đối xử với
những vấn đề dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội… Có thái độ phê phán
việc cải cách kinh tế của chủ nghĩa tự do mới, chủ trương thông qua cải cách
xã hội để thực hiện công bằng xã hội, chống toàn cầu hoá do phương Tây chủ
đạo, yêu cầu phải thiết lập trật tự quốc tế bình đẳng và hợp lý hơn”. Nhìn từ
góc độ đó, quan niệm về phái tả Mỹ Latinh là tương đối rộng, bao gồm: các
chính đảng phái tả và các phong trào xã hội phái tả, và tất cả các lực lượng
chính trị bất mãn với hiện trạng, mong muốn thay đổi hiện thực.

11


Do cách nhìn nhận khác nhau về phe cực đoan của phái tả (tức là tổ
chức vũ trang chống chính phủ, tồn tại ở một số nước hiện nay) vì vậy đã có
sự phân chia phái tả Mỹ Latinh như sau:
Theo định nghĩa phái tả truyền thống, nhìn nhận phe cực đoan của phái
tả, tức là tổ chức vũ trang chống chính phủ, tồn tại ở một số nước, đều thuộc
phái tả Mỹ Latinh vì đối với nhân dân của những nước đó, những tổ chức này
là những tổ chức hợp pháp trong cuộc chiến tranh công khai ở nước đó. Đối
với họ, đấu tranh vũ trang là một trong những con đường có thể thực hiện sự
biến đổi chính trị. Mặc dù đặc điểm nổi bật của những tổ chức vũ trang chống
chính phủ (thậm chí hình thức đấu tranh cực đoan như khủng bố), nhưng
trong chủ trương chính trị, họ mong muốn biến đổi hiện thực, tranh thủ cải

thiện cảnh ngộ của nhân dân tầng lớp giữa và dưới và tiến bộ xã hội, nhìn từ
góc độ chính trị học và học thuật, từ mặt phân loại chính trị tư tưởng những tổ
chức vũ trang chống chính phủ thuộc “cánh tả”. Mỹ và EU định tính chúng là
những tổ chức khủng bố (sau sự kiện 11-9), giới chính trị hoặc giới học thuật
phương Tây liệt lực lượng này vào tổ chức theo chủ nghĩa khủng bố.
Luồng ý kiến thứ nhất quan niệm rằng phạm vi của phái tả Mỹ Latinh
rất rộng, bao gồm tất cả các chính đảng, các tổ chức phi chính phủ, các phong
trào quần chúng, các tổ chức chính trị quân sự vẫn kiên trì con đường đấu
tranh vũ trang và giới trí thức, tôn giáo, chính khách v.v. chủ trương xã hội
công bằng, bảo vệ sự bình đẳng của con người.
Luồng ý kiến thứ hai quan niệm rằng, trong hiện thực Mỹ Latinh, lực
lượng phái tả bao gồm các chính đảng phái tả (các chính đảng có tính chất
như Đảng Cộng sản, Đảng công nhân, Đảng xã hội…), các tổ chức quần
chúng phái tả (bao gồm công đoàn, hội nông dân, tổ chức phụ nữ và tổ chức
thanh niên), và tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, những người làm nghề tự do.
Luồng ý kiến thứ ba lại phân chia phái tả Mỹ Latinh thành bốn loại lớn:
các chính đảng cánh tả (các Đảng Cộng sản, một số đảng xã hội hoặc đảng

12


dân chủ xã hội và một số chính đảng theo chủ nghĩa dân tộc), các chính phủ
phái tả (Cuba, Vênêxuêla, Braxin, Ecuado và Áchentina), các phong trào xã
hội phái tả (hoặc tổ chức xã hội phái tả) và các lực lượng phái tả độc lập.
Về phương thức đấu tranh, nếu như phong trào cánh tả Mỹ Latinh trước
đây thường có xu hướng sử dụng sức mạnh bạo lực trong phương pháp cách
mạng, lấy việc lật đổ chính quyền độc tài chuyên chế, kiến lập chính quyền
dân tộc, dân chủ là mục tiêu thì từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây,
do tình hình quốc tế và tương quan lực lượng có nhiều thay đổi, lực lượng
cánh tả Mỹ Latinh lại nghiêng về xu hướng đấu tranh giành chính quyền bằng

con đường nghị trường là chủ yếu. Thay cho biện pháp đấu tranh vũ trang,
tiến hành các biện pháp cách mạng bạo lực giành chính quyền như ở
Nicaragoa, Vênêxuêla trước đó, đến nay lực lượng cánh tả ở các quốc gia
khác thuộc Mỹ Latinh chú ý hơn tới biện pháp vận động, thuyết phục quần
chúng nhân dân; đã đề ra các cương lĩnh tranh cử phù hợp với nguyện vọng
của đông đảo nhân dân lao động, biết tập hợp các lực lượng và có chính sách
liên minh rộng rãi; tăng cường đoàn kết, liên kết các phong trào cánh tả và
tiến bộ khác nhau ở mỗi nước và trên toàn châu lục đấu tranh nghị trường với
các mục tiêu hấp dẫn cử tri.
1.1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của phong trào cánh
tả Mỹ Latinh
Tác động của tình hình tình hình thế giới và khu vực
- Về tình hình thế giới
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên
Xô vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã đánh dấu
thời kỳ kết thúc chiến tranh lạnh. Cục diện thế giới bước sang một trang mới
với những thay đổi sâu sắc về địa - chính trị và tương quan lực lượng trên
toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào đã khiến cho
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

13


Tình hình quốc tế biến chuyển theo chiều hướng bất lợi cho phong trào cánh
tả trên thế giới.
Riêng ở khu vực Mỹ Latinh, sự sụp đổ của Liên Xô khiến cho Cuba nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và đến thời điểm này là duy nhất ở Mỹ Latinh,
nước có vai trò quan trọng đối với phong trào cộng sản và phong trào cánh tả
trong khu vực - mất đi chỗ dựa vô cùng quan trọng về kinh tế và chính trị, lâm
vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
Điều này cũng khiến cho các lực lượng cánh tả tiến bộ trong khu vực Mỹ

Latinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển lý luận, phát triển lực
lượng và tăng cường ảnh hưởng.
Từ nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, mặc dù còn nhiều khó
khăn và vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, song phong trào cộng sản và công
nhân thế giới đã bước đầu vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất và đã có
những bước phục hồi quan trọng, lực lượng cánh tả trên thế giới cũng có
những bước phát triển tích cực. Ở châu Âu, sự ra đời của chính đảng cánh tả
toàn châu Âu được bắt đầu từ năm 2004 và xúc tiến trong lòng các quốc gia
thuộc Liên minh châu Âu. Tháng 5-2004, Đảng Cánh tả châu Âu ra đời, tập
hợp những người cộng sản cùng chí hướng ở 17 quốc gia châu Âu như Đức,
Pháp, Italia, Áo, Bỉ, Hungary, Sec, Rumani, Thuỵ Sĩ, Hy Lạp… Cuối tháng
10-2005, Đại hội lần thứ nhất Đảng Cánh tả châu Âu (PGE) đã được tổ chức
tại Thủ đô Aten của Hy Lạp. Đại hội đã thông qua bản tuyên bố Aten chỉ rõ
trong thời gian tới các lực lượng cánh tả châu Âu cần tập hợp lực lượng trong
một mặt trận thống nhất đấu tranh cho lý tưởng và trật tự mới ở châu Âu.
Bước phát triển mới của lực lượng cánh tả thế giới là nguồn cổ vũ, động viên
rất lớn cho phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh. Riêng ở khu vực Mỹ Latinh, các
tổ chức cánh tả tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã bước đầu tìm cách tháo
gỡ bế tắc về đường lối và đề ra được những giải pháp có hiệu quả nhằm tập
hợp lực lượng để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả trong tình hình mới.

14


Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới không đồng nghĩa
với việc chủ nghĩa tư bản trở thành hệ tư tưởng thống lĩnh, chỉ đạo con đường
phát triển của thế giới. Cùng với sự phát triển của nhân loại, mô hình phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa ngày càng bộc lộ rõ hơn những hạn chế
thuộc về bản chất, những mâu thuẫn nội tại không thể khắc phục và giới hạn
lịch sử không thể vượt qua của nó. Mặc cho những luận điệu mị dân mà các

nhà tư tưởng tư sản rêu rao, thực tiễn đã chỉ ra chân lý rằng chủ nghĩa tư bản
không thể là tương lai của xã hội loài người.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực không những không bị mất đi mà nó vẫn
tồn tại, trụ vững được trước những thách thức của lịch sử. Trên cơ sở nghiên
cứu, đúc rút kinh nghiệm và bài học từ những thành công và thất bại của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại đã tìm tòi, sáng tạo cả về lý luận và thực tiễn để tìm con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước
mình cũng như những diễn biến của tình hình thế giới. Tới nay, mặc dù còn
nhiều khó khăn song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại các nước xã hội
chủ nghĩa còn lại đều đang đứng vững và tiếp tục phát triển. Chủ nghĩa xã hội
có điều kiện và khả năng phát triển hơn nữa. Công cuộc cải cách, mở cửa của
Trung Quốc; công cuộc đổi mới của Việt Nam và công cuộc phát triển chế độ
dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội của Lào đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Cuba và Triều Tiên, tuy còn gặp nhiều khó khăn và phải đối phó
với sự chống phá quyết liệt của đế quốc Mỹ, đặc biệt là sự bao vây, cấm vận
về kinh tế, song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai nước này đã có
những bước tiến triển đáng khích lệ. Đây chính là “một thực tế lịch sử chứng
minh cho sức sống và khả năng tự đổi mới để phát triển chủ nghĩa xã hội hiện
thực; trở thành nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho các Đảng Cộng sản và
công nhân, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đóng góp tích
cực vào sự phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội.

15


- Về tình hình khu vực
Các nước Mỹ Latinh hầu như cùng trải qua những chặng đường lịch sử
giống nhau: thực dân, độc tài, kinh tế thị trường, khủng hoảng kinh tế tài
chính. Mêhicô, Braxin… đã nổi tiếng với những món nợ không trả nổi bởi

việc áp dụng mô hình “kinh tế thị trường một cách quá máy móc. Gần hai
chục năm qua, nghèo đói và khủng hoảng kinh tế lan tràn trên toàn khu vực
Mỹ Latinh. Nếu trong những năm 80 của thế kỷ XX, tổng số nợ nước ngoài
của Mỹ Latinh là 300 tỉ USD thì đến đầu thế kỷ XXI con số này lên tới 800 tỉ
USD. Chỉ tính từ năm 1992 đến năm 1999, cả khu vực Mỹ Latinh mất 913 tỉ
USD để tả lãi và dịch vụ nợ. Các tổ chức quốc tế xác định 56% kim ngạch
xuất khẩu của Mỹ Latinh hằng năm phải dùng để thanh toán lãi và dịch vụ
nước ngoài [68, tr.18-19].
Những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày nay đã tạo điều
kiện cho các tập đoàn, công ty tư bản xuyên quốc gia có những phương tiện
để chia rẽ giai cấp công nhân, phân hoá, cô lập nhân dân các nước trên thế
giới. Giai cấp tư sản ra sức rêu rao rằng các công ty xuyên quốc gia đang đem
công ăn việc làm và sự thịnh vượng đến cho các nước đang phát triển song
trên thực tế, họ chỉ ráo riết săn lùng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn
lao động giá rẻ ở đây mà thôi. Như trường hợp của Mêhicô, việc tham gia vào
Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã làm cho ngành sản xuất
truyền thống, đặc biệt là ngành nông nghiệp của Mêxicô bị phá sản. NAFTA
cũng đẩy hàng triệu nông dân Mêhicô ra khỏi đất đai của họ, biến họ thành
đội quân thất nghiệp, thành tầng lớp bần cùng của xã hội. Ở Pêru, một nửa
dân số sống dưới mức nghèo khổ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng của
Liên Hợp Quốc, năm 1980, người nghèo đói chiếm 39% dân số khu vực Mỹ
Latinh và đến năm 2002 thì con số này là 45% [68, tr.19]. Đến cuối những
năm 90 của thế kỷ XX, nhờ những chuyển hướng của nền kinh tế theo hướng
giảm giá đồng nội tệ, tăng các khoản chi cho các mục tiêu xã hội và thực hiện

16


các chương trình giúp đỡ người nghèo, tình trạng đói nghèo ở một số nước
trong khu vực đã có chiều hướng giảm nhưng tốc độ giảm rất chậm và không

đồng đều, ở một số nước tình trạng đói nghèo không những không giảm mà
còn có chiều hướng tăng lên như ở Áchentina, Mêhicô, Vênêxuêla.
Tình trạng nghèo đói gia tăng trong khu vực đi liền với tình trạng phân
hoá giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc khiến cho Mỹ Latinh bị coi là khu
vực có sự phân phối thu nhập mất cân đối nhất thế giới. Vào những năm 80 của
thế kỷ XX, khi kinh tế bị sa sút thì 20% số người có thu nhập thấp bị giảm
lương, trong khi 20% số người có thu hoạch cao lại được tăng lương. Cuối
những năm 90, hình thức phân phối thu nhập càng đi ngược lại với quá trình
khôi phục và tăng trưởng kinh tế, hiện tượng phân phối thu nhập không bình
đẳng vẫn diễn ra ở hầu khắp các nước Mỹ Latinh. Sự giàu có hầu như đều nằm
trong tay những người da trắng còn cảnh sống bần cùng, cơ cực nhất thuộc về
những người gốc thổ dân. Nhà ngôn ngữ kiêm hoạt động chính trị - Noam
Chomsky đã viết về vấn đề này như sau: “Lịch sử thực dân ở Mỹ Latinh để lại
tại mỗi nước một sự phân hoá nội bộ nặng nề giữa một thiểu số tinh hoa giàu sụ
và một đại đa số người nghèo. Sự liên hệ với nhóm chủng tộc là rất gần gũi…
Mối liên hệ chặt chẽ đó còn tiếp tục đến tận bây giờ” [33, tr.13].
Chế độ độc tài cầm quyền ở một số nước Mỹ Latinh đã gây ra nỗi bất
bình, bức xúc trong rộng rãi nhân dân, yêu cầu phải thay đổi và đi sâu xây
dựng chế độ dân chủ. Có thể kể đến nền độc tài cánh hữu của tướng Augusto
Pinochê ở Chi Lê với sự tàn bạo chống cộng sản điên cuồng, bảo thủ, phân
biệt đối xử và đàn áp những trí thức thiên tả. Sự đàn áp của chế độ độc tài gây
tâm lý bất bình, chống đối trong dân chúng và vì vậy nó không thể tồn tại lâu
được và dưới áp lực của các phong trào đấu tranh chính trị, đến cuối những
năm 80 của thế kỷ XX khu vực này dần được thay thế bởi các chế độ dân chủ
với việc thừa nhận rộng rãi hơn nền dân chủ lập hiến như là một nền dân chủ
lý tưởng.

17



Sự can thiệp của Mỹ và các tổ chức quốc tế khiến cho tâm lý bất mãn
với chế độ và tâm lý chống Mỹ ngày càng gia tăng. Thêm vào đó là những
hậu quả của việc thực thi chủ nghĩa tự do mới là nguyên nhân đưa đến sự phát
triển mạnh mẽ của các phong trào xã hội và phong trào cánh tả hướng vào đấu
tranh đòi dân sinh dân chủ bình đẳng, chống đói nghèo, chống bạo lực, như
cuộc đấu tranh của những người trồng ca cao của Chapare, Bôlivia; cuộc đấu
tranh của nhân dân Vênêxuêla chống những chính sách điều chỉnh cơ cấu do
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thúc ép. Điển hình như cuộc nổi dậy của người dân
ngày 27-2-1989 tại Thủ đô Caracat, cuộc đấu tranh của những người thất
nghiệp ở Áchentina, những vụ chiếm đất trên quy mô toàn quốc của phong
trào những nông dân không có đất (MST) ở Braxin; những cuộc biểu tình của
nông dân ở Paragoay; những phong trào xã hội sôi động ở Pêru và phong trào
Zapatista ở Mêhicô… là những bằng chứng về sự phản ứng mạnh mẽ của
quần chúng nhân dân đối với chủ nghĩa tự do mới của Mỹ.
Nửa cuối những năm 90 của thế kỷ XX, một chu kỳ phản đối xã hội
hướng vào mô hình tự do mới đã nổi lên mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của đài
quan sát xã hội Mỹ Latinh thì từ tháng 5 đến tháng 8 các năm 2000, 2001,
2002, các cuộc xung đột tăng lên ở thời kỳ cao nhất là 180% và ở thời kỳ thấp
nhất là 11%. Ở Pêru và Ecuado, một phong trào rầm rộ thu thập chữ ký yêu cầu
Chính phủ triệu tập các đại hội nhân dân để thực hiện tham vấn đại chúng về
các hiệp định song phương và CAFTA. Những người đứng đầu các chính phủ
theo đường lối tự do mới ở Áchentina, Bôlivia, Pêru, Ecuado buộc phải từ
chức. Năm 2001, Tổng thống Áchentina Eerando de la Rua phải từ chức và
nhường chỗ cho người kế nhiệm theo lập trường trung tả Nestor Kirchner. Năm
2003, Tổng thống Bôlivia Sanchez de Lozada được thay bằng Phó Tổng thống
Carlo Mêsa. Ở Ecuado, Tổng thống mới Palacio, thông qua Bộ trưởng kinh tế
Ragael Corea, đã tuyên bố “Phải tôn trọng các hiệp định thương mại, nhưng
các nước không được thương lượng trong điều kiện nô lệ”. Ở Bôlivia, nhân dân

18



bình đẳng với kiểu cải cách do chủ nghĩa tự do mới Bắc Mỹ áp đặt, đã lật đổ
hai tổng thống trong vòng hai năm. Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Tấm
gương của Đức về lý do nhiều nước Mỹ Latinh chuyển sang cánh tả, Tổng
thống Bôlivia - Evo Maralet cũng đã khẳng định “Chính sự bất công, bất bình
đẳng và đói nghèo của nhân dân đã buộc chúng tôi phải tìm đến những điều
kiện sống tốt hơn. Người da đỏ chiếm phần lớn trong dân số Bôlivia đã bị cô
lập, bị đàn áp về chính trị và bị thờ ơ về văn hoá. Sự giàu có của đất nước
chúng tôi, tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi thì bị cướp đoạt” [46].
Thông qua các cuộc bầu cử dân chủ, lập hiến đã có nhiều chính phủ
cánh tả lên cầm quyền, mà điển hình là ở Vênêxuêla, Nicaragoa, Panama,
Bôlivia, Braxin, Chi Lê… Những thành công bước đầu đó đã cổ vũ mạnh mẽ
các lực lượng hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một số chính phủ tiến bộ
lên cầm quyền, họ đã tuyên bố hoặc tiến hành nhiều cải cách kinh tế, xã hội
mà xu hướng chung là chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang mô hình
kinh tế thị trường kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng coi
trọng lợi ích quốc gia và quan tâm đến người lao động.
Chủ nghĩa tự do mới của Mỹ ảnh hƣởng sâu sắc đối với khu vực
Mỹ Latinh
Học thuyết “Chủ nghĩa tự do mới” của Eeidrich August von Hayek
(Mỹ) ra đời từ năm 1944. Chủ nghĩa tự do mới của F.Hayek tuyệt đối hoá vai
trò của thị trường, cho rằng cần phải để cho thị trường quyết định mọi vấn đề
kinh tế, nhà nước phải giảm bớt vai trò của mình trong nền kinh tế, các tập
đoàn tư bản phải được hoàn toàn tự do, cá nhân phải được coi trọng hơn tập
thể mà phải kiềm chế các công đoàn [53, tr.70]. Thời kỳ sau chiến tranh thế
giới thứ hai, học thuyết này không được chú ý như học thuyết của Keynes vốn
đề cao vai trò can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế và mô hình nhà nước
phúc lợi.


19


Chủ nghĩa tự do mới được Mỹ và Anh thúc đẩy ở Mỹ Latinh từ rất sớm
sau các cuộc đảo chính quân sự của Pinôchê ở Chi Lê (1973-1989), của các
lực lượng quân phiệt Áchentina (1976-1984), ở Urugoay (1972-1985), ở
Bôlivia (1971-1984), ở Pêru (1991-2001)… Các chế độ độc tài được thành
lập và khuyến khích tiến hành những cải cách theo mô hình của chủ nghĩa tự
do mới, thúc đẩy tư hữu hoá trên quy mô lớn. Dưới áp lực của các nước tư
bản, đứng đầu là Mỹ và các thiết chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và
Ngân hàng liên Mỹ, các nước Mỹ Latinh đã áp dụng mô hình chủ nghĩa kinh
tế tự do mới với các đặc trưng cơ bản là: giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp
của nhà nước, để thị trường quyết định các diễn biến kinh tế, thương mại và
cả xã hội, chính trị; tư nhân hoá đến mức tối đa nền kinh tế. Chính phủ nhiều
nước Mỹ Latinh được điều hành bởi đội ngũ những nhà kỹ trị theo trường
phái kinh tế chính trị học Mỹ, đặt nhiều hy vọng vào chủ nghĩa tự do mới, coi
đó như con đường đưa khu vực này thoát khỏi vực thẳm của sự nợ nần suy
thoái để vươn tới sự phát triển thần kỳ. Chủ nghĩa tự do mới ngoài việc
khuyến mãi “đơn thuốc” tự do hoá, tư hữu hoá và phi điều tiết còn không
quên cuộc chiến đấu điên cuồng chống cộng sản.
Trên lĩnh vực kinh tế, việc áp dụng thực hiện mô hình chủ nghĩa tự do
mới ở các nước Mỹ Latinh đã đưa đến một số thành tựu sau:
Một là, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng liên tục ở mức
tương đối cao, trung bình toàn khu vực là 3,6%/năm, từ năm 1991 đến năm
1994. Mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
Mêhicô, nhưng GDP của phần lớn các quốc gia Mỹ Latinh năm 1995 vẫn tăng
trung bình từ 2% đến 5%. Riêng 4 nước Chi Lê, Côlumbia, Xanvado và Pêru
đạt trên 5%. Theo Quỹ Tiền tệ IMF, mức tăng trường năm 1996 của toàn bộ
khu vực là 3,1% và năm 1997 sẽ là 4,8%. Như vậy, Mỹ Latinh không những

khắc phục suy thoái một cách thành công (mức tăng trưởng năm 1986 là

20


3,9%, năm 1987 là 2,7%, năm 1988 là 0,3%, năm 1989 là -0,5% và năm 1990
là 1,2%), mà còn tạo được sự khởi sắc quan trọng.
Hai là, lạm phát đã được kiềm chế từ ba con số ở mức cao cuối thập kỷ
80 giảm xuống còn ở mức hai con số (25% năm 1995) - mức thấp nhất trong
2-3 thập kỷ trở lại đây. Năm 1989, lạm phát ở Áchentina đạt tới mức kỷ lục
bốn con số, đến năm 1995 giảm xuống chỉ còn dưới 10%; ba nước là Chi Lê,
Goatêmala cũng đạt được thành công tương tự. Ngoài ra, có 7 nước khác
kiềm chế được lạm phát ở mức trên 10%; 5 nước khác từ 20% đến 30% và chỉ
ba nước là Mêhicô, Urugoay, Vênêxuêla lạm phát trên 30%, năm 1995.
Ba là, đã khơi dòng tư bản nước ngoài đầu tư vào Mỹ Latinh và khối
lượng đầu tư vào đây đã đứng nhất, nhì thế giới: 48 tỉ đô la năm 1992, 85 tỉ đô
la năm 1993, 57 tỉ đô la năm 1995 (không kể 50 tỉ đô la đột xuất giành cho
Mêhico) [68, tr.23].
Bốn là, đã tăng cường khả năng xuất khẩu của khu vực. Từ năm 1992
đến năm 1994, tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ Latinh tăng 8%/năm ngang
ngửa với các “con rồng Đông Á”; riêng năm 1995, đột ngột vọt lên 23% như
kết quả tích tụ của nửa thập kỷ phát triển kinh tế. Điểm tích cực là các mặt
hàng công nghiệp chế tạo đã ngày càng gia tăng tỷ trọng trong kim ngạch xuất
khẩu Mỹ Latinh, đồng thời khuynh hướng buôn bán trong nội bộ khu vực
được mở rộng, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế, tạo lập thị trường chung.
Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình chủ nghĩa tự do mới đã tạo ngay trong
lòng các nước Mỹ Latinh một nghịch lý: kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đời
sống xã hội ngày càng có nguy cơ xuống cấp trầm trọng. Bức tranh kinh tế xã hội ở Mỹ Latinh những năm qua bên cạnh bốn thành tựu kinh tế nổi bật
vừa nêu còn chứa đựng nhiều mảng tối tác động tiêu cực đến sự ổn định và an
ninh của khu vực. Có thể nêu lên 5 vấn đề sau:

Trước hết là sự phụ thuộc quá lớn của nền kinh tế vào các tập đoàn
kinh tế, tài chính nước ngoài. Các chính phủ Mỹ Latinh bao gồm phần lớn

21


×