Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 22 trang )

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

MỞ ĐẦU
Pháp luât là một công cụ điều chỉnh hiệu quả nhất giúp nhà nước quản lí và điều
tiết trật tự xã hội, là chuẩn mực mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải
tôn trọng và thực hiện. trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật luôn chịu
ảnh hưởng của các yếu tố, chuẩn mực xã hội, trong đó có chuẩn mực tơn giáo.
Chuẩn mực tơn giáo có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với pháp luật, và có
vai trị quan trọng trong hoạt động quản lí xã hội của nhà nước bởi nước ta là một
nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Để làm rõ mối quan hệ giữa chuẩn mực tôn giáo và
pháp luật, em xin đi sâu vào đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp
luật và chuẩn mực tơn giáo thơng qua các ví dụ cụ thể. Bài viết cịn nhiều thiếu sót,
mong q thầy cơ cho ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC
TÔN GIÁO
1. Chuẩn mực pháp luật
a. Khái niệm
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử
của các cá nhân và các nhóm xã hội.
b. Đặc điểm
Chuẩn mực pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dưới hình thức các
văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật có tính hệ thống, thủ tục ban hành đặc biệt,
tính cưỡng chế và tính chặt chẽ về hình thức.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568




CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

2. Chuẩn mực tôn giáo
a. Khái niệm
Tôn giáo là một hệ thống niềm tin về vị trí của cá nhân con người trong thế giới,
tạo ra một trật tự cho thế giới đó và tìm kiếm một lí do cho sự tồn tại trong đó.
Chuẩn mực tơn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những
tín điều, giáo lí tơn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các
thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi chép và thể hiện
trong các bộ sách kinh điển của các dịng tơn giáo khác nhau.
b. Đặc điểm
Chuẩn mực tơn giáo là chuẩn mực thành văn. Tính chất thành văn thể hiện ở các
giáo điều, giáo lí, những lời răn dạy được ghi chép trong các bộ kinh của các tôn
giáo khác nhau như Kinh thánh, Kinh phật,…
Chuẩn mực tôn giáo được hình thành xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu sắc
của con người vào sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu nhiên.
Các yêu cầu, quy tắc của chuẩn mực tôn giáo được đảm bảo tôn trọng và được hiện
thực hóa trong hành vi của con người chủ yếu nhờ vào niềm tin tâm linh và cơ chế
tâm lí.
Chuẩn mực tơn giáo có những tác động tích cực và tiêu cực tới nhận thức, hành vi
của con người.
c. Một số tôn giáo ở nước ta hiện nay
Việt Nam là một đất nước cịn ngàn năm lịch sử, có sự kết hợp hài hịa giữa tơn
giáo và các chuẩn mực xã hội khác. Tơn giáo có một vị trí, vai trò quan trọng


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

trong sự ohats triển của đất nước. Ở nước ta hiện nay có một số tơn giáo lớn như:
Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Cao đài…
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC
TÔN GIÁO
1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn
mực đạo đức
a. Những điểm tương đồng
Thứ nhất, chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức dều là các công cụ để điều
chỉnh các quan hệ xã hội , đều gồm các quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử
sự của mọi người trong xã hội.
Thứ hai, đều là chuẩn mực thành văn.
Thứ ba, đều được thực hiện nhiều lần trong đời sống.
b. Những điểm khác nhau
Thứ nhất, về con đường hình thành: pháp luật hình thành thơng qua hoạt động xây
dựng pháp lí của nhà nước, cịn tơn giáo hình thành xuất phát từ niềm tin của con
người vào sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu nhiên
Thứ hai, về biện pháp thực hiện pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp cưỡng chế nhà nước, tất cả mọi người đều phải tơn trọng và làm theo pháp
luật. Cịn tôn giáo được bảo đảm tôn trọng và thực hiện bằng niềm tin tâm linh và
cơ chế tâm lí. Niềm tin tâm linh là yếu tố thường trực trong suy nghĩ của con

người, trở thành động cơ nội tâm trong ý thức, điều chỉnh hành vi của con người
trong việc thực hiện chuẩn mực tôn giáo một cách tự nguyện. Về cơ chế tâm lí, con
người ln có tâm lí sợ hãi trước sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên khiến con
người tự giác phục tùng vô điều kiện, không dám làm điều ác, phạm vào điều cấm,
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

điều răn của chuẩn mực tơn giáo. Có thể thấy, dù khơng có một biện pháp cưỡng
chế nào, song các chuẩn mực tôn giáo vẫn được con người tuân thủ một cách tự
nguyện, tự giác, vơ điều kiện. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa chuẩn
mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo.
Thứ ba, pháp luật tác động đến mọi cá nhân, tổ chức, bao trùm lên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, cịn các chuẩn mực tơn giáo lại chỉ tác động đến các tín đồ của
mình. Như vậy, phạm vi tác động của tôn giáo hẹp hơn so với pháp luật.
Thứ tư, pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước cịn các chuẩn mực tôn giáo thể
hiện những mong muốn nguyện vọng của con người về một cuộc sống tốt hơn.
Thứ năm, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong các giai đoạn lịch sử nhất định, có sự
tồn tại của giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cịn tơn giáo tồn tại trong mọi
giai đoạn lịch sử, nó là một phần trong đời sống con người bởi nó đã bao gồm
những sức mạnh nằm bên ngoài con người và được phản ánh vào trong thế giới
quan của con người.
2. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo
Chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo có mối quan hệ gắn bó, tác động qua
lại lẫn nhau

a. Chuẩn mực tôn giáo tác động đến pháp luật
Chuẩn mực tơn giáo tác động tích cực đến pháp luật:
Thứ nhất, Chuẩn mực tôn giáo giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật của nhà
nước. Khi đến một giai đoạn nhất định, rất nhiều những tín điều tơn giáo được nhà
nước thừa nhận và trở thành các quy phạm pháp luật được áp dụng chung cho mọi
cá nhân, tổ chức trong xã hội. Các tín điều tơn giáo đều chứa đựng một số giá trị
đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

người Việt Nam hiện nay. Giá trị lớn nhất của đạo đức tơn giáo là góp phần duy trì
đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân – Thiện
– Mỹ. Như vậy, có thể khiến các tín điều tơn giáo phù hợp với pháp luật, đạo đức,
phong tục tập quán của nước ta trở thành các quy phạm pháp luật thì hiệu quả của
thực hiện pháp luật sẽ được nâng cao.
Ví dụ: Trong Kinh thánh của đạo Thiên chúa giáo có quy định về hơn nhân một vợ
một chơng, quy định này hồn tồn phù hợp với quy định về hôn nhân của nước ta
trong Luật Hơn nhân và gia đình.
Thứ hai, tơn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc
sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, những giá trị,
chuẩn mực đạo đức của các tơn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo
đức xã hội, hơn nữa, nó đóng vai trị quan trọng trong việc giúp các nhà làm luật
đưa ra những quy định phù hợp với ý chí nhà nước và nhân dân cũng như trong
việc phát hiện ra những lỗ hổng, những thiếu sót trong pháp luật hiện hành.

Ví dụ: giáo lí của nhà Phật yêu cầu người xuất gia, tu hành phải tuyệt đối tuân theo
“ngũ giới”, bao gồm không sát sinh, khơng nói dối, khơng trộm cắp, khơng tà dâm
và khơng uống rượu. Ta có thể thấy được một số điều răn của Phật hoàn toàn phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật của nước ta.
Thứ ba, tôn giáo giúp san sẻ một phần gánh nặng cho pháp luật. Hầu hết các tín
điều giáo lí đều răn dạy con người phải biết làm điều thiện, giúp đỡ người khó
khăn,tránh làm việc ác. Khi các tín đồ thực hiện những lời răn dạy đó thì đã phần
nào giúp xã hội ổn định và phát triển. Hơn nữa, có những tín điều giáo lí phù hợp
với pháp luật, khi các tín đồ thực hiện những tín điều đó thì đó cũng là một hành
động thực hiện pháp luật.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

Ví dụ: Kinh mười điều răn của Chúa trong Thiên chúa giáo khuyên răn con người
nên làm điều thiện, tránh điều ác, chớ nói dối, chớ nảy sinh lịng tham. Những điều
răn này hồn tồn phù hợp với mục đích của Pháp luật trong điều chỉnh các quan
hệ xã hội. Như vậy, khi con người nghe theo những lời răn này thì cũng có nghĩa là
họ đang chấp hành pháp luật.
Tuy các chuẩn mực tơn giáo có nhiều ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xây dựng
và thực hiện pháp luật nhưng nó cũng có những biểu hện tiêu cực, tác động đến xã
hội.
Ở nước ta hiện nay, các tổ chức tôn giáo không chỉ hoạt động trong phạm vi trong
nước mà cịn liên quan đến các tơn giáo nước ngồi gây khó khăn trong hoạt động
quản lí của nhà nước, khơng những thế, lợi dụng tinh thần tôn trọng quyền tự do

tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, rất nhiều tổ chức tôn giáo tự phát, tự do hoạt
động mặc dù không được nhà nước cho phép gây ảnh hưởng đến trật tự và đời
sống của người dân.
Không những thế, một số lễ nghi tơn giáo cịn mạng nặng những tư tưởng lạc hậu,
trái pháp luật nghiêm trọng. Đặc biệt là chỉ vì những lễ tế để cầu xin đáng siêu
nhiên ban phát cho mùa màng bội thu, cuộc sống ổn định mà họ mang con người
ra làm vật hiến tế. Ví dụ như vụ giết trẻ em hàng loạt để mong có cuộc sống giàu
sang ở Uganda năm 2012 đã rung lên một hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ tính
mạng trẻ em khỏi những hủ tục lạc hậu, tàn bạo và dã man.
Mặt khác, hiện nay, tình trạng lợi dụng tơn giáo để biểu tình, chống phá Đảng và
nhà nước diễn ra ngày càng đáng lo ngại. Các thế lực thù địch bên ngoài hoạt động
xuyên tạc các chủ trương chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước, còn tăng cường
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

vu cáo nhà nước ta đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ, dân quyền gây mâu thuẫn
giữa giáo dân và nhà nước. Hơn thế, bọn chúng cịn lừa gạt, kích động cho người
dân nổi loạn, làm xung đột chính trị ở các vùng tơn giáo, tạo cớ quốc tế hóa vấn đề
tơn giáo, gây sức ép kinh tế-chính trị hịng phá hoại chế độ chính trị của nhà nước
ta. Điển hình là vụ việc vào các ngày 30/8, mùng 3 và 4/9/2013, hàng trăm giáo
dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên và vùng lân cận đã kéo đến bao vây trụ sở Ủy ban Nhân
dân xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), trương băng rôn, khẩu hiệu,
gây rối trật tự cơng cộng. Sau đó họ cịn xúc phạm và hành hung 6 cán bộ của
huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương trong giờ làm việc, với những đòi hỏi hết sức

vô lý. Vụ việc trên đã gây sự chú ý trong dư luận; và đã có khơng ít thơng tin của
một số hãng thơng tấn, đài phát thanh nước ngồi và trên các trang mạng vu khống,
xuyên tạc, cố ý bóp méo sự thật, như một kế hoạch tiếp ứng có bài bản từ bên
ngồi nhằm kích động chống đối, gây mất trật tự xã hội và an ninh chính trị. Chúng
ta có thể thấy, đây khơng chỉ là một vụ náo loạn để đòi quyền lợi mà thực chất là
một cái cớ để phá hoại mối quan hệ giữa chính quyền và giáo dân với mục đích
phá hoại chế độ, chống phá chính quyền.
Khơng chỉ vậy, chuẩn mực tơn giáo cũng cịn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con
người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người. Vấn
đề đặt ra là, cần nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những
giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chê những tác động tiêu cực của nó đối với việc
hồn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
b. Pháp luật tác động đến tôn giáo
Pháp luật cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chuẩn mực tôn giáo.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

Pháp luật hướng tơn giáo theo con đường đúng đắn. Khi có một hay nhiều tổ chức
tơn giáo có các tư tưởng, quan niệm, tín điều khơng phù hợp với thực tế gây cản
trở, kìm hãm, tác động xấu đến sự ổn định vì phát triển của xã hội thì pháp luật sẽ
bằng cac biện pháp của mình để điều chỉnh hoặc loại bỏ nó.
Khơng chỉ vậy, pháp luật cịn tạo điều kiện cho tơn giáo hoạt động và phát triển.
Theo đó, nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do tín ngưỡng của nhân

dân được quy định trong điều 24 Hiến pháp 2013 cho thấy sự quan tâm đặc biệt
của nhà nước ta tới hoạt động tín ngưỡng tơn giáo, tâm linh của nhân dân. Khơng
chỉ có vậy, nhà nước cịn có những chủ trương chính sách về vấn đề tôn giáo như:
Nghị định số 92/2012/ND-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về tín ngưỡng tơn giáo… Qua đây ta có thể nhận thấy sự quan tâm đặc
biệt của nhà nước ta đối với hoạt động tín ngưỡng của nhân dân, nhà nước luôn tạo
điều kiện để tôn giáo hoạt động và phát triển.
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc. Giáo hội các tôn giáo khi được
Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và
tạo thuận lợi để hoạt động tơn giáo bình thường trong khn khổ luật pháp. Giai
đoạn gần đây, sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam sơi động và đang có chiều
hướng gia tăng. Lễ hội trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức rầm
rộ với quy mô ngày một lớn và diễn ra khắp mọi miền của Tổ quốc như lễ Nôen, lễ
Phật đản…, và những lễ hội này đã trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

hàng vạn người tham gia. Những nhu cầu tín ngưỡng được chính quyền các địa
phương tạo điều kiện đáp ứng, làm cho tín đồ, chức sắc các tơn giáo an tâm, phấn
khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước

ta. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi; các lớp bồi dưỡng,
đào tạo, hoặc phong bổ, thuyên chuyển, cũng như in ấn, xuất bản các ấn phẩm tôn
giáo, hoạt động đối ngoại tôn giáo đều gia tăng.
Tuy nhiên, tôn giáo ở nước ta hiện nay cũng tồn tại những mặt trái của nó. Các thế
lực thù địch lợi dụng các vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay để chống phá nhà
nước nhằm tiếp tục “diễn biến hịa bình”, điển hình là vụ gây rối của cộng đồng
giáo dân tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, hay vụ “đàn áp người Thượng theo đạo
Tin lành” ở Tây Nguyên vào ngày 10/4/2004,… qua các vụ việc trên, ta nhận thấy
rằng niềm tin của các tín đồ tơn giáo vào Đảng, vào Nhà nước rất mong manh, dễ
nghi ngờ, dao động hoang mang, nên khi có những tin đồn chỉ trích các chủ
trương chính sách thì lập tức họ sẽ tin ngay, và có thể gây ra các cuộc bạo động.
Tuy nhiên, chúng ta cũng khơng thể chỉ nhìn vào các hành động của giáo dân để
phán xét, trong những sự việc này, nhà nước ta cũng có những điểm hạn chế. Đó là
chính sách tơn giáo của ta vẫn cịn chung chung, chậm được cụ thể hố, một số cán
bộ Đảng viên còn hạn chế trong việc nhận thức, đánh giá thấp tầm quan trọng của
công tác tôn giáo. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở nơi này hay nơi khác còn nhiều
bất cập đã tác động tiêu cực đến việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân. Nhiều vụ việc nổi cộm liên quan đến tín ngưỡng tơn giáo cịn xãy ra, chúng ta
vẫn bị động hoặc xử lý thiếu tế nhị làm mất lịng tin của chức sắc, tín đồ, là kẻ hở
cho kẻ xấu lợi dụng.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:


2. Một số đề xuất
Thứ nhất, nhà nước cần sửa đổi một số nội dung của các chủ trương chính sách cho
phù hợp với tình hình thực tại vấn đề tơn giáo ở nước ta. Nhiều quan hệ xã hội về
vấn đề tôn giáo chưa được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức tôn giáo cũng như các giáo dân vẫn còn chung chung, chưa rõ rang
gây ra sự lúng túng trong hoạt động quản lí của nhà nước.
Thứ hai, cần củng cố, kiện tồn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về
tín ngưỡng, tơn giáo, mỗi cán bộ trong hệ thống chính trị phải nắm vững và vận
dụng sáng tạo, linh hoạt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo, nhằm vận động đơng đảo đồng bào các tơn giáo
tích cực tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, xử lý các vấn đề nảy sinh trong tín ngưỡng, tơn giáo, chúng ta cần làm cho
mọi người dân thấy rằng, đổi mới quan điểm, chính sách, quan hệ với các tín
ngưỡng, tơn giáo là một trong những đổi mới quan trọng của q trình đổi mới
tồn diện đất nước.
Thứ tư, cần coi trọng hoạt động đối ngoại tôn giáo. Hoạt động này không chỉ giúp
nước ta mở rộng mặt trận ngoại giao mà cịn tạo ra mơi trường giao lưu văn hóa
giữa các tơn giao trên thế giới.
Thứ năm, nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng
giáo dân, tăng cường giao lưu với các giáo xứ để họ nắm rõ được tình hình các chủ
trương chính sách của Nhà nước về tôn giáo, đồng thời lắng nghe những ý kiến
đóng góp của họ để hồn thiện những chủ trương chính sách của Nhà nước, tạo
niềm tin vững chắc cho cộng đồng giáo dân vào Đảng, Nhà nước.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568

Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

KẾT LUẬN
Chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo luôn nằm trong một mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau trong việc điều chỉnh hành vi con người, hướng tới sự hồn
thiện, góp phần vào sự ổn định xã hội. Tơn giáo có thể sẽ giúp cho xã hội phát triển
một cách ổn định hơn, giúp củng cố, nâng cao những truyền thống đạo đức quý
báu của dân tộc, giúp tăng cường và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nươc.
Mặt khác, pháp luật cũng tạo ra môi trường ổn định với những chủ trương chính
sách ưu tin cho sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo tại Việt Nam.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, TS. Ngọ Văn Nhân.
2. Tập bài giảng Xã hội học pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia.
3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Nguyễn
Minh Đoan.
4. />
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568



CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

I. Khái quát về chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật
1. Chuẩn mực đạo đức
1.1. Khái niệm chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người,
trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái
ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần
của xã hội.
1.2. Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn, nghĩa là các quy tắc, yêu cầu của nó
khơng được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo đức” nào cả, mà nó tồn tại dưới
hình thức là những giá trị đạo đức, những bài học về luân thường đạo lý, phép đối nhân xử thế giữa
con người với nhau trong xã hội. Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, giữ gìn và phát huy
vai trị, hiệu lực của nó thơng qua con đường giáo dục truyền miệng, thơng qua q trình xã hội hóa
cá nhân; được củng cố, tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn sang đường nhưng trên đường rất đông xe
qua lại, bà đứng mãi mà khơng qua được đường. Nhìn thấy như vậy chẳng lẽ ta lại ngoảnh mặt
quay đi? Tất nhiên là sẽ không có bất kì điều luật nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta
phải quay lại giúp bà cụ sang đường và cũng khơng có tịa án nào xử lí vụ việc nếu khơng giúp bà
cụ qua đường ta sẽ nhận một mức án tù hay bị phạt tiền. Có chăng tịa án ở đây chỉ là tịa án lương
tâm và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn rứt lương tâm. Vì vậy, chuẩn mực đạo đức là một
loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế
nào trong một vài trường hợp cụ thể như trong hoàn cảnh nêu trên.
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, mặc dù tính giai cấp của nó khơng thể hiện mạnh mẽ, rõ

nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật. Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở
chỗ, nó được sinh ra cũng là nhằm để củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật
chất, tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã hội nhất định.
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm
các yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Một số biện pháp đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại, thường trực trong ý thức, quan điểm của mỗi cá nhân, chi
phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ, bao gồm:
Một là, những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người; chúng được lặp đi lặp
lại nhiều lần trong q trình xã hội hóa cá nhân, trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều
khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời, gần như mang tính tự động.
Chẳng hạn như việc khơng ai và cũng khơng có pháp luật nào quy định việc con người trong cuộc
sống, trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ, làm việc thật cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ càng nhưng sự
thật là trong cuộc sống vẫn ln có những con người quy củ với những quy tắc đã trở thành thói
quen, nếp sống sinh hoạt của bản thân. Bác Hồ là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và
đúng giờ. Đây chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người.
Hai là, sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với
các quy tắc của chuẩn mực đạo đức. Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực hiện chủ yếu nhờ
vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện,

tự giác của mỗi cá nhân.
Ví dụ như việc chào hỏi người lớn tuổi khi gặp, không có quy phạm pháp luật nào quy định ta phải
chào người lớn tuổi ta gặp trên đường nhưng ta vẫn luôn làm việc này với một trạng thái vui vẻ,
không một chút gị bó hay khó chịu. Đó chính là do ta thực hiện hành vi đó bằng sự tự nguyện, tự
giác theo chuẩn mực đạo đức mà không cần đến sự cưỡng chế của pháp luật.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

Ba là, sức mạnh nội tâm, chịu sự chi phối bởi lương tâm của mỗi người. Lương tâm thường được ví
như một thứ “tòa án” đặc biệt, chuyên phán xét các hành vi sai trái, vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Một hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức có thể khơng bị pháp luật trừng phạt, nhưng nó lại bị
lương tâm “cắn rứt”. Đây là một cơ chế đặc biệt của việc thực hiện chuẩn mực đạo đức.
Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một người ăn xin, đói, rách rưới, mặc dù khơng có một quy
phạm pháp luật nào quy định ta phải thương cảm, giúp đỡ họ nhưng “tịa án lương tâm” của ta sẽ
khơng cho phép ta dửng dưng với họ. Cũng như việc bác sĩ Tường vứt xác bênh nhân của mình
xuống sơng trong vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường dư luận đang xôn xao hiện nay, cho dù anh Tường bị
pháp luật trừng phạt nặng hay nhẹ như thế nào thì anh cũng khơng thoát được việc cắn rứt lương
tâm, đạo đức nghề y sẽ không cho phép anh làm một bác sĩ một lần nữa.
Các yếu tố khách quan là những yếu tố tồn tại bên ngoài ý thức của mỗi người, nhưng lại ln giữ
vai trị chi phối, điều chỉnh hành vi đạo đức của họ; hoặc ít nhất cũng tác động đến việc tuân thủ
chuẩn mực đạo đức, chúng bao gồm:
Xem thêm: Chuẩn mực xã hội là gì? Đặc điểm và tác dụng của chuẩn mực của chuẩn mực xã hội?
Một là, sự tác động, ảnh hưởng của các thuần phong mỹ tục trong xã hội, hành vi hợp đạo đức của

những người xung quanh tới ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân. Đây là biểu hiện của q
trình tâm lý bắt chước.
Ví dụ như việc ủng hộ người dân miền Trung trong bão lũ, trong một cộng đồng tất cả mọi người
đều góp tiền ủng hộ chỉ duy nhất một người khơng ủng hộ thì người duy nhất đó sẽ nhận thấy việc
khơng ủng hộ của mình là “lạc lồi”, là khơng hợp đạo đức, sẽ bị mọi người kì thị, cho nên người đó
sẽ muốn giống như mọi người ủng hộ cho người dân miền Trung. Đây chính là tâm lý bắt chước đã
tác động tích cực tới hành vi của nhân, thúc đẩy cá nhân thực hiện những hành vi đạo đức đã được
định hình đúng đắn, đã trở nên rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Hai là, sức mạnh của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con
người. Chẳng hạn như thái độ phẫn nộ của các cộng đồng người khi chứng kiến hoặc nghe thông
tin về một vụ giết người dã man, đòi hỏi các cơ quan pháp luật phải trừng phạt thật nghiêm khắc kẻ
phạm tội để răn đe những kẻ khác. Đây chính là tác động tích cực của dư luận xã hội đến việc điều
chỉnh hành vi đạo đức của con người.
Chuẩn mực đạo đức được sinh ra từ sự mâu thuẫn được quy định về mặt vật chất giữa các lợi ích
chung và lợi ích riêng, từ thể hiện cái có và cái cần có, nó thể hiện năng lực của con người đối với
sự hoàn thiện và phát triển năng lực, nhân cách của mình.

2. Chuẩn mực pháp luật
2.1. Khái niệm pháp luật
Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về pháp luật, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất
pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí
nhà nước, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716

Email: Website:

2.2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật
Đặc trưng thứ nhất của pháp luật là tính quy định xã hội của pháp luật. Đặc trưng này nói lên rằng,
pháp luật trước hết được xem xét như một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ các tiền đề có tính chất xã
hội, tức là những nhu cầu khách quan của thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh các quan hệ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong xã hội luôn luôn tồn
tại nhiều mối quan hệ xã hội với tính chất đa dạng và phức tạp; vì vậy, mục đích xã hội của pháp
luật là hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội, mà chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, có tính chất phổ biến, điển
hình; thơng qua đó, tác động tới các quan hệ xã hội khác, định hướng chó các quan hệ đó phát triển
theo những mục đích mà nhà nước đã xác định. Mọi sự thay đổi của pháp luật, suy cho cùng, đều
xuất phát từ sự thay đổi các quan hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực tiễn xã hội. Điều
đó nói lên bản chất xã hội của pháp luật.
Đặc trưng thứ hai của pháp luật nằm ở tính chuẩn mực của pháp luật. Tính chuẩn mực của pháp
luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự một cách
tự do trong khuôn khổ cho phép, thường biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”, “cái
khơng được phép” và “cái bắt buộc thực hiện”… Vượt ra khỏi phạm vi, giới hạn đó là vi phạm pháp
luật. Chuẩn mực pháp luật được thể hiện ra thành những quy tắc, yêu cầu cụ thể dưới dạng các
quy phạm pháp luật. Chuẩn mực pháp luật khác với các loại chuẩn mực xã hội khác ở một điểm cơ
bản là nó mang tính cưỡng bức của nhà nước. Các chuẩn mực xã hội, khi được nhà nước thừa
nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật. Và chuẩn
mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó cịn phù hợp với các quan hệ xã hội và các lợi ích của
giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội này.
Tính ý chí là đặc trưng thứ ba của pháp luật. Pháp luật thể hiện các quan hệ xã hội và ý chí giai cấp
có gốc rễ từ trong các quan hệ xã hội được thể hiện ra trong hệ thống các chuẩn mực pháp luật. Xét
về bản chất, ý chí của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được thể hiện rõ ở
mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai
vào thực tế đời sống xã hội. Tính ý chí nói lên mối quan hệ khăng khít, khơng thể tách rời nhau giữa
pháp luật và nhà nước. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực

đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở các quy định của pháp luật. Pháp
luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, luôn phản ánh các quan điểm, đường lối
chính trị của giai cấp nắm quyền lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh
chóng, rộng rãi trên quy mơ tồn xã hội. Chính vì vậy, nhà nước khơng thể tồn tại và phát huy quyền
lực nếu thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi nó dựa trên cơ
sở sức mạnh của quyền lực nhà nước.
Xem thêm: Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
Tính cưỡng chế là đặc trưng thứ tư của pháp luật. Đây là đặc trưng chỉ có ở pháp luật, khơng có ở
các loại chuẩn mực xã hội khác. Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện.
Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, cơng khai, có quyền lực bao trùm tồn xã
hội. Nhà nước không chỉ xây dựng và ban hành pháp luật, mà cịn có các biện pháp tác động nhằm
đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện thông qua việc nhà nước thường xuyên củng cố
và hoàn thiện bộ máy công cụ thể hiện quyền lực nhà nước như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

tù… Nhờ đó, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của
quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.

II. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật
1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức
Đạo đức và pháp luật có bốn điểm giống nhau cơ bản, đó là:
Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự cho

mọi người trong xã hội hay gồm nhiều những quy phạm xã hội cho nên chúng có các đặc điểm của
các quy phạm xã hội là:
+ Chúng là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người
trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo
cách thức mà chúng đã nêu ra. Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm
gì, khơng được làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
+ Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy
định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào
là hợp đạo đức, hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.
+ Chúng được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác
định được mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.
Thứ hai là tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật mang tính quy
phạm phổ biến, chúng đều là khn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Chúng tác động
đến các cá nhân tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Để có
phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy, pháp luật và đạo đức phải có sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất
định.
Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của chính mình. Pháp luật
và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội.
Xem thêm: Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi trong dư luận xã hội
Thứ tư, chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được ban hành ra khơng
phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ
xã hội chung, tức là một trường hợp khi điều kiện hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
Bên cạnh những điểm giống nhau, pháp luật và đạo đức cịn có những điểm khác nhau:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam

Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

Thứ nhất, về con đường hình thành nhà nước, pháp luật hình thành thông qua hoạt động xây dựng
pháp lý của nhà nước. Trong khi đó đạo đức được hình thành một cách tự do nhận thức của cá
nhân.
Thứ hai, hình thức thể hiện của pháp luật và đạo đức. Hình thức thể hiện của đạo đức đa dạng hơn
với hình thức thể hiện của pháp luật, nó được biểu hiện thơng qua dạng khơng thành văn như văn
hố truyền miệng, phong tục tập quán…và dạng thành văn như kinh, sách chính trị,…còn pháp luật
lại biểu hiện rõ ràng dưới dạng hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người ý thức hành vi tự do sẽ điều chỉnh hành
vi đó. Do sự điều chỉnh đó xuất phát từ tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững.
Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, tác động bên ngồi, dù muốn hay khơng người đó cũng phải
thay đổi hành vi của mình. Sự thay đổi này có thể là khơng bền vững vì nó có thể lập lại nơi này hay
nơi khác nếu vắng bóng pháp luật.
Thứ tư, về biện pháp thực hiện, pháp luật đảm bảo rằng nhà nước thông qua bộ máy cơ quan như
cơ quan lập pháp, tư pháp,…còn đạo đức lại được đảm bảo bằng dư luận và lương tâm của con
người.
Thứ năm, pháp luật có tính quyền lực nhà nước, nó chỉ do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm
bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết
phục cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Trong khi đó, đạo đức được hình
thành một cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức
truyền miệng; được đảm bảo bằng thói quên, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của
mỗi người và bằng biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.
Thứ sáu, pháp luật có tác động tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội, còn đạo đức
tác động tới các cá nhân trong xã hội.
Xem thêm: Tính lan truyền trong dư luận xã hội
Thứ bẩy, pháp luật có những quan hệ xã hội điều chỉnh mà đạo đức không điều chỉnh.
Thứ tám, pháp luật có tính hệ thống, bởi vì nó là một hệ thống các quy tắc xử sự chung đề điều

chỉnh mọi loại quan hệ xã hội phát sinh trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự,
kinh tế, lao động,…song các quy phạm đó khơng tồn tại một cách độc lập mà giữa chúng có mối
quan hệ nội tại thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật. Ngược lại, đạo
đức khơng có tính hệ thống.
Thứ chín, pháp luật ln thể hiện ý chí của nhà nước, còn đạo đức thường thể hiện ý chỉ của một
cộng đồng dân cư, ý chí chung của xã hội.
Thứ mười, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự
phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai
đoạn phát triển của lịch sử.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

2. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau
2.1. Tác động của đạo đức tới pháp luật
Chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Trong nhiều
trường hợp, các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp khơng phải vì họ
hiểu các quy định của pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc,
yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm
pháp luật. Khi xây dựng và ban hành pháp luật, nhà nước khơng thể khơng tính tới các quy tắc
chuẩn mực đạo đức. Ví dụ như “Tội không tố giác tội phạm” (Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999),
nếu tội phạm đó khơng phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng thì nhà
nước khơng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ơng, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ
hoặc chồng của người phạm tội vì về mặt đạo đức và tâm lý, khơng ai muốn người thân mình dính

vào vịng tù tội.
– Đối với việc hình thành pháp luật:
+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy tắc đạo đức phù hợp với ý
chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp luật. Ví dụ như
quan niệm, quy tắc đạo đức về mối quan hệ thầy trò được thừa nhận trong giáo dục.
+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành
nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật. Ví dụ quan
niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân trước đây trở thành tiền đề để hình thành nên
quy định hơn nhân là tự nguyện trên cơ sở giữ tình yêu nam và nữ trong luật hơn nhân và gia đình.
Xem thêm: Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
– Đối với việc thực hiện pháp luật:
+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật
được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, bởi vì chúng đã ngấm sâu vào tiềm thức của
nhân dân nên ngoài những biện pháp của nhà nước, chúng còn được đảm bảo thực hiện bằng thói
quen, bằng lương tâm và niềm tin của mỗi người, bằng dư luận của xã hội. Ngược lại, những quan
niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế. Ví dụ
quan niệm trọng nam khinh nữ dẫn đến tình trạng một số người cố đẻ đến con thứ ba, thứ tư, tức là
vi phạm chính sách và pháp luật về dân số của nhà nước.
+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Người có ý thức đạo
đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Ngay cả trường hợp pháp luật
có những “khe hở” thì họ cũng khơng vì thế mà có hành vi “lợi dụng”, để làm điều bất chính. Đối với
nhiều trường hợp “đã trót” thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ý thức đạo đức giúp chủ thể ăn năn,
hối cải, sửa chữa lỗi lầm. Tình cảm đạo đức cịn có thể khiến các chủ thể thực hiện hành vi một
cách hào hứng, nhiệt tình, tận tâm, triệt để. Ngược lại, đối với những người có ý thức đạo đức thấp
thì thái độ tơn trọng pháp luật, ý thức tn thủ pháp luật cũng khơng cao, họ dễ có các hành vi vi
phạm pháp luật.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568



CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

2.2. Tác động của pháp luật tới đạo đức
Trong một số trường hợp, định hướng đạo đức muốn được thực hiện một cách phổ biến trong xã
hội thì phải thơng qua các quy phạm pháp luật để thể hiện. Điều đó cho thấy ở một số khía cạnh
nhất định pháp luật có ưu thế nổi trội hơn so với chuẩn mực đạo đức. Pháp luật không chỉ là sự ghi
nhận các chuẩn mực đạo đức, mà cịn là cơng cụ phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách
hữu hiệu bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trị to lớn trong việc duy trì, bảo vệ và
phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.
– Pháp luật có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các quan niệm, quy tắc
đạo đức khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được thừa nhận trong pháp luật, bởi vì ngồi
việc đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, niềm tin, dư luận xã hội,…chúng còn được nhà nước đảm
bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Ví dụ như quy định cha mẹ có
nghĩa vụ u thương, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục các con trong luật hơn nhân và gia đình đã
góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của quan niệm, quy tắc đạo đức về vấn đề này.
– Pháp luật giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn chặn sự thối hóa, xuống
cấp của đạo đức. Bằng việc ghi nhận các quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong pháp luật, nhà
nước bảo đảm cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Một khi được thể chế hóa
thành pháp luật, việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức đó trở thành nghĩa vụ của tồn thể xã
hội, các cá nhân, tổ chức dù không muốn cũng phải thực hiện theo. Đặc biệt, bằng việc xử lí nghiêm
những chủ thể có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật góp phần bảo vệ và giữ
gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự tha hóa, xuống cấp của đạo đức.
– Pháp luật cũng có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực đạo đức,
góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội. Ví dụ quy định
cấm cưỡng ép kết hơn, tảo hơn trong luật hơn nhân và gia đình góp phần loại bỏ quan hệ đạo đức
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hơn nhân.


III. Liên hệ với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, vị trí cũng như vai trị mối quan hệ của pháp luật và đạo đức ngày càng được
nhìn nhận đúng đắn, tích cực.
Thứ nhất, do được nhà nước xây dựng dựa trên các quan diểm đạo đức của nhân dân, pháp luật
không những thể hiện được tư tưởng cách mạng, đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức tiến bộ
mà cịn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng tới lợi ích của nhân dân lao động. Cụ thể là
được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung 2001, Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân”.
Hệ thống pháp luật Việt nam hiện hành được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con
người, coi việc phục vụ con người là mục đích cao nhất của nó. Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố và
xã hội được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”
(Điều 50).

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam phản ảnh khá rõ nét tư tưởng nhân đạo, một tư tưởng đạo
đức cơ bản của nhân dân ta. Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện rất rõ
trong các quy định về các chính sách xã hội của nhà nước. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính
sách ưu đãi, quan tâm đặc biệt tới các thương binh, liệt sĩ, người có cơng với cách mạng, người già,
trẻ em khơng nơi nương tựa, người tàn tật…

Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn được thể hiện ngay cả trong các quy định về
xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn các quy định của Bộ luật hình sự, quy định về
các tình tiết giảm nhẹ hình sự; quyết định hình phạt nhẹ hơn quyết định của bộ luật (Điều 46, điều
47); miễn hình phạt (điều 54); miễn chấp hành hình phạt (điều 57); giảm mức hình phạt đã tuyên
(điều 58,59); các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (chương 10); các quy định về
tạm hỗn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ, người bị mắc bệnh hiểm
nghèo, người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc
biệt khó khăn (điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự)…
Thứ ba, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho pháp luật, tạo điều kiện
cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống. Khi pháp luật chưa được ban hành kịp
thời, không đầy đủ, đạo đức giữ vai trò bổ sung, thay thế cho pháp luật. Nhà nước ta thừa nhận tập
quán có thể thay thế pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa quy định và nội dung tập
quán không trái với quy định của pháp luật.
Đạo đức còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm minh trong đời sống xã hội. Gia
đình, nhà trường, các thiết chế xã hội đã thực sự phát huy vai trị tích cực của mình trong vấn đề
giáo dục nhân cách, lối sống. Chính vì vậy, về cơ bản, tuyệt đại đa số các thành viên trong xã hội
đều có ý thức đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tơn trọng mọi người, tôn trọng các quy tắc sống
chung của cộng đồng.
Thứ tư, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức tốt
đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hoá xuống cấp của đạo đức,
loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu. Để giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức của
dân tộc, Hiến pháp 1992 quy định:
“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế
thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân
dân” (điều 30). Để giữ gìn và phát huy các quan điểm đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thối hóa,
xuống cấp của đạo đức, pháp luật quy định các xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở trong
các điều kiện hoàn cảnh xác định. C
hẳng hạn, Hiến pháp quy định cơng dân có nghĩa vụ chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng
(điều 79); Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy con thành

cơng dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ…” (điều 2);
…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành vi trái với đạo đức xã hội. Hiến pháp 1992 quy định:
“Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30);
“Nghiêm cấm những hoạt động văn hố, thơng tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách,
đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” (điều 33). Luật hơn nhân và gia đình 2000 quy

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam
Tel: 1900.6568
Fax: 04.3562.7716
Email: Website:

định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả, lừa
dối để kết hơn, ly hơn…”.
Pháp luật cũng đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần loại bỏ những tư tưởng đạo đức phong
kiến khác, chẳng hạn tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa
đội ngũ cán bộ, cơng chức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ…
Bên cạnh những mặt tích cực trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, thực tế Việt Nam vẫn
còn tồn tại một số hạn chế:
Một là trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh giữa đạo đức và pháp luật chưa rõ ràng hay
sự pháp luật hoá các quy tắc các quan niệm đạo đức không cụ thể dẫn đến khó ứng dụng vào cuộc
sống. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự quy định, các giao dịch dân sự không được trái với đạo đức xã
hội. Trên thực tế, đánh giá một hành vi nào đó là trái hay khơng với đạo đức xã hội, không phải là
vấn đề đơn giản, cùng một hành vi nhưng có thể có các đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Hai là trong xã hội nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn tại mà chưa bị
ngăn chặn đúng mức cần thiết. Ví dụ như tư tưởng gia trưởng, thói cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa
vị, đẳng cấp, trọng nam khinh nữ,…vẫn có ảnh hưởng không nhỏ trong đại bộ phận dân cư.

Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân chính làm gia tăng các vi phạm pháp
luật. Nguyên nhân cơ bản là sự nhận thức không đúng đắn về vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức
truyền thống.
Để khắc phục được những hạn chế nói trên, nhà nước ta cần phải nâng cao ý thức đạo đức nhân
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ – tương lại của đất nước, nâng cao giáo dục, giữ gìn và phát huy những
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
KẾT LUẬN
Từ những điều đã nói ở trên, có thể thấy được chuẩn mực pháp luật và đạo đức có những điểm
chung và đồng thời cũng có những khác biệt riêng. Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một xã hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để
pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Mặt khác, pháp luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực
cho việc giữ gìn, phát triển nền đạo đức xã hội tốt đẹp!

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568



×