Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIẾT 48 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.54 KB, 7 trang )

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết: 48
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Mục tiêu cần đạt:
1.1. Kiến thức:
- Kiến thức về văn bản thuyết minh
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh
- Năng cao hiểu biết và vận dụng các PP thuyết minh trong việc tạo lập VB.
1.2. Kỹ năng
*Kĩ năng bài dạy:
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống.
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh
theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê, để
thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
*Kĩ năng sống:
- KN giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn thuyết minh
(phương pháp thuyết minh).
1.3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng các phương pháp thuyết minh vào thực tiễn cuộc sống.
1.4. Phát triển năng lực
- Rèn năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, năng lực đánh giá và tự đánh
giá, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngơn ngữ.
* Các nội dung tích hợp, lồng ghép:
- GD đạo đức: giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, tích cực về các vấn đề văn
học và xã hội; biết phân tích, đánh giá về cái đúng, cái sai để có lựa chọn đúng đắn


trong cuộc sống => giáo dục giá trị tôn trọng, trung thực, trách nhiệm.
- Giáo dục quốc phòng an ninh: Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ
nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
2. Chuẩn bị.
2.1. GV - SGK + Sách giáo viên. Máy chiếu.
2.2. HS- Soạn bài.
*) Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân (A4); phiếu học tập nhóm (A0); bút dạ màu,
băng dán hai mặt, kéo, thước.
*) Chuẩn bị bài: Trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài
-Đọc lại văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, xác định phạm vi tri thức thuyết minh và các
phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài.
Nghiên cứu bài “Ngã ba Đồng Lộc”: đọc kĩ bài, tìm hiểu tri thức được đưa vào bài
và phương pháp thuyết minh được sử dụng.


- Chuẩn bị các sản phẩm thuyết trình, trình bày phục vụ cho nội dung lồng ghép
giáo dục quốc phòng an ninh: giới thiệu hoặc nêu cảm nghĩ về tấm gương phụ nữ
Việt Nam hi sinh trong hai cuộc kháng chiến. (HS gửi qua mail để GV duyệt trước
02 ngày)
3. Phương pháp:
- Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phân tích mẫu, luyện tập,
thực hành;hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút; mảnh ghép.
4. Tiến trình giờ dạy-giáo dục
4.1 Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số:
4.2 Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: cán sự bộ mơn báo cáo.
4.3 Bài mới
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT( Hoạt động Khởi động 3 phút)

GV chiếu video giới thiệu về Núi Bài Thơ yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đoạn
video clip.
? Video cho biết điều gì?
? Đây có phải là thuyết minh khơng, vì sao?
=> Định hướng: Video thuyết minh về núi Bài Thơ bằng cách trình bày, giới thiệu
về đặc điểm và lịch sử tên gọi Bài Thơ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Gv nêu vấn đề: Giờ trước các em đã tìm hiểu đặc điểm chung của văn thuyết
minh. Vậy làm thế nào để có tri thức thuyết minh và cần sử dụng những phương
pháp thuyết minh nào? Bài học ngày hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp thuyết
minh
- Mục đích: HS hiểu đặc điểm, tác dụng của các
phương pháp thuyết minh
- Phương pháp:Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình
bày một phút, hoạt động nhóm...; Kĩ thuật mảnh
ghép.
- Thời gian: 25 phút
- Cách thức tiến hành:
Bước 1:
GV chiếu tên các văn bản thuyết minh đã học:
Cây dừa Bình Định; Tại sao lá cây có màu xanh
lục?; Huế; Khởi nghĩa Nơng Văn Vân; Con giun

NỘI DUNG

I/ Tìm hiểu các phương pháp
thuyết minh
1.Quan sát, học tập, tích luỹ tri

thức để làm bài văn thuyết
minh:
1.1.Khảo sát ngữ liệu:
(SGK trang 126- 127)


đất.
? Chỉ ra đối tượng thuyết minh và phạm vi tri
thức được sử dụng?
 Định hướng: Các văn bản ấy đã sử dụng các
loại tri thức:
+ Khoa học tự nhiên: Địa lí, sinh học
+ Khoa học xã hội: Lịch sử, vốn văn hố
? Để có được tri thức ấy, người viết đã phải làm
cách nào ?
Hs: Để có vốn tri thức ấy người viết phải quan sát,
không ngừng học tập, tích luỹ tri thức.
- Muốn có tri thức để thuyết
minh cần phải :
+ Quan sát (nhìn, xem xét)
? Quan sát , học tập…. nghĩa là như thế nào?
+ Học tập, tích lũy
- Quan sát khơng phải giản đơn là nhìn, xem mà còn
 để nắm được bản chất đặc
phải phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân
trưng của đối tượng.
biệt đặc điểm chính, phụ.
- Đặc điểm tiêu biểu là đặc điểm có ý nghĩa phân
biệt sự vật này với sự vật khác
- Không ngừng học tập để trau dồi hiểu biết nếu

không hiểu tra cứu tài liệu, từ điển, hỏi người có
hiểu biết, tham quan....
? Vậy quan sát, học tập … để làm gì?
- Để nắm được bản chất, đặc trưng của sự vật ,
hiện tượng nhằn tích luỹ những tri thức cần thiết
tránh sa vào việc trình bày những biểu hiện
không tiêu biểu, không quan trọng.
? Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức
để làm bài văn thuyết minh được khơng? Vì sao ?
- Tri thức thuyết minh địi hỏi chính xác và khách
quan. Cịn tưởng tượng, suy luận mang tính chủ
quan khơng đúng với thực tế đã có -> tri thức khơng
đảm bảo sự chính xác về đối tượng thuyết minh.
GV chốt: Do đó, việc quan sát, học tập có vai trị
quan trọng để có tri thức thuyết minh.
1.2.Ghi nhớ:
*) Bài tập vận dụng:
? Nêu yêu cầu Bài tập 1?


GV tổ chức nhóm bàn
* HĐ nhóm bàn: (Thời gian: 3 phút)
Phạm vi tìm hiểu bài “Ơn dịch, thuốc lá”.
Tác hại do thuốc lá gây đối với người hút, giảm sức
khoẻ, gây bệnh hiểm nghèo (phương diện y học,
sinh học).
- Tác hại của thuốc lá đối với những người xung
quanh (Phương diện xã hội).
- So sánh việc hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước
Âu, Mỹ.( tài liệu tích luỹ)

- Tình hình chống hút thuốc lá ở các nước phát
triển.
=> kiến thức của 1 người tâm huyết với những vấn
đề xã hội bức xúc.
- Người viết đã phải huy động tối đa với hiểu biết
để viết bài thuyết minh về vấn đề đó.
GV chốt kiến thức, chuyển ý
GV tổ chức hoạt động nhóm
*) THẢO LUẬN NHĨM:
- Thời gian: 8 phút
- Mục tiêu: HS nghiên cứu ngữ liệu SGK, chỉ ra đặc
điểm và tác dụng của các PPTM.
- Kĩ thuật: mảnh ghép
- Cách thức tiến hành:
GV tổ chức hoạt động theo 2 lượt:
- Vịng 1: Gồm 6 nhóm mỗi nhóm nghiên cứu
1 phương pháp (ghi trong phiếu học tập)
- Vòng 2: Lập nhóm mới (3 nhóm lớn) =>
Khái quát kiến thức về các PPTM theo bảng
biểu hoặc sơ đồ tư duy.
HS hoạt động nhóm
GV quan sát.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
HS lắng nghe, nhận xét, thắc mắc những vấn đề
chưa hiểu rõ.
GV bổ sung, chốt kiến thức kết hợp ghi bảng

2.Các phương pháp thuyết
minh:
2.1.Khảo sát ngữ liệu:

(SGK trang 126- 127)

 Có 6 phương pháp thuyết
minh:
a.Phương pháp nêu định nghĩa,
giải thích.
b.Phương pháp liệt kê:
c.Phương pháp nêu ví dụ:
d.Phương pháp dùng số liệu.


e.Phương pháp so sánh
g.Phương pháp phân loại, phân
tích
? Để bài văn có minh có sức thuyết phục, dễ hiểu,
sáng rõ, người ta sử dụng phối hợp các phương
 Sử dụng phối hợp, linh
thức thuyết minh nào?
hoạt
HS nhắc lại
Hs - Trình bày ghi nhớ
2.2. Ghi nhớ: SGK
? Trong một bài văn thuyết minh, nên sử dụng
phương pháp thuyết minh như thế nào cho hiệu
quả?
 Căn cứ vào đối tượng thuyết minh để lựa
chọn phương pháp phù hợp
GV chốt: Cần linh hoạt khi sử dụng PPTM.
Không nhất thiết phải sử dụng đủ 6 phương pháp
TM trong cùng 1 văn bản, nên lựa chọn linh hoạt

và hiệu quả.
Vận dụng:
? Nêu yêu cầu Bài tập 2?
Xác định các phương pháp thuyết minh được sử
dụng trong bài “Ôn dịch, thuốc lá”.
HĐ cá nhân
Bài viết đã sử dụng các phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp liệt kê:
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp so sánh, phương pháp phân
loại, phân tích..
GV lưu ý: cách sử dụng các phương pháp thuyết
minh khi tạo lập văn bản.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (12’)
- Mục đích:HS có kĩ năng nhận biết, vận dụng II. Luyện tập
kiến thức để giải quyết các dạng bài tập.
- Phương pháp:Làm việc cá nhân, thảo luận Bài 1
nhóm.
Bài 2
- Thời gian: 15 phút


- Cách thức tiến hành:
? Nêu yêu cầu Bài tập 3?
Bài 3
? Đọc ngữ liệu. Đánh dấu vào SGK xác định tri
thức thuyết minhvà phương pháp thuyết minh
trong văn bản?
HS kết hợp nghe- đọc và gạch chân vào VB xác

định tri thức và PPTM
=> Định hướng trả lời:
- Thuyết minh địi hỏi những hình thức cụ thể, chính
xác, khoa học về lịch sử và địa lý.
- Văn bản “Ngã ba Đồng Lộc” đã sử dụng các
phương pháp thuyết minh:
+ Phương pháp nêu định nghĩa;
+ Phương pháp nêu ví dụ
+ Phương pháp dùng số liệu.
GV chiếu: các phương pháp thuyết minh được sử
dụng trong bài.
*LỒNG GHÉP GIÁO DỤC QPAN: 5 phút
- Mục tiêu: HS nêu những tấm gương anh dũng hy
sinh của phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng
chiến.
- Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV nêu yêu cầu
? Với những hiểu biết của mình, em hãy nêu
những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ nữ
VN trong hai cuộc kháng chiến?
Bước 2: HS trình bày nội dung đã chuẩn bị
HS trình bày sản phẩm nhóm đã chuẩn bị (nêu
những tấm gương phụ nữ Việt Nam dũng cảm hi
sinh trong chiến đấu)
Dự kiến: 2 sản phẩm
Bước 3: Nhận xét, mở rộng, liên hệ
? Nhận xét và bổ sung cho phần trình bày của
bạn?
? Qua đó, em cảm nhận như thế nào về sự cống
hiến, hi sinh của người phụ nữ Việt Nam?

? Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày
nay?


HS tự bộc lộ
GV chốt kiến thức, mở rộng
Hướng dẫn bài tập 4 (HS làm ở nhà)
4.4. Củng cố : (3 phút)
GV chiếu hình ảnh núi Bài Thơ.
? Nếu đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về núi Bài Thơ thì em sẽ làm gì
để có tri thức thuyết minh, và dự kiến sử dụng phương pháp thuyết minh nào trong
bài đó?
HS nêu ý kiến
GV chốt bài học bằng sơ đồ tư duy
D. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2 phút)
4.5. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ SGK, hoàn thành các bài tập vào vở.
- Tìm hiểu thêm phương pháp thuyết minh khác.
- Soạn: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
+ Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.
+ Xem trước phần bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị tiết sau trả bài Kiểm tra văn và bài viết Tập làm văn số 2:
+ Đối với bài kiểm tra Văn: Nghiên cứu lại đề kiểm tra, tự rút kinh nghiệm về
bài làm của mình và đưa ra hướng sửa chữa.
+ Đối với bài viết số 2: Nghiên cứu lại đề bài, xác định thể loại, suy nghĩ về
thiếu sót trong bài đã làm (nếu có), đưa ra hướng khắc phục.
5/ RÚT KINH NGHIỆM




×