Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

CD REN KY NANG DOC DIEN CAM TP VAN HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.59 KB, 31 trang )

Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS

PHẦN A: DẪN LUẬN.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghị quyết TW IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương
pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho Học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, phải thường xuyên khơi dậy,
rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tự nghó và làm một cách tự chủ; Năng lực
tự đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở nhà trường, đi đôi với vai trò mới của Thầy là
người hướng dẫn cho người học biết tự mình tìm kiến thức, xử lí những tình huống, biết làm việc cá nhân,
với bạn, với thầy, với tập thể, biết chuyển quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo, là
người trọng tài tự đánh giá kết quả học tập, là người cố vấn giúp người học tự đánh giá, tự điều chỉnh
theo yêu cầu của mục đích đào tạo”.
Thực tế của quá trình dạy và học trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đòi hỏi người dạy
nói chung và dạy văn nói riêng cần phải có những đổi mới về mặt phương pháp dạy học sao cho phù hợp
với yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Mặc khác, cũng cần xác định đúng đắn mục tiêu, vị trí
môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình phổ thông nói chung và THCS nói riêng.
Trước hết, môn Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó đã nói lên mối quan hệ
mật thiết giữa Ngữ văn với các môn học khác. Các em học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến
kết quả học tập các môn học; Và, các môn học khác cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn.
Ngoài ra, xét về một vài phương diện nào đó, môn ngữ văn lại có mối quan hệ khá mật thiết với các môn
thuộc nhóm nghệ thuật như: m nhạc, Hội hoạ, Điêu khắc…….
Dạy văn – Học văn, nhất là ở chương trình THCS là góp phần hình thành những con người có trình
độ học vấn THCS, chuẩn bị cho các em hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những
con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu
CNXH, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự
công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư
duy sáng tạo ; Bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong nghệ thuật, trước hết là
trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao
tiếp.
Chương trình Ngữ văn THCS nhấn mạnh trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho Học


sinh là giúp cho các em có 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết Tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu
văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình
giá văn học.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng trong các giờ Giảng văn Giáo viên
chúng ta ít chú tâm rèn luyện cho Học sinh các kỹ năng trên, nhất là kỹ năng đọc văn bản, mà chỉ đặc
biệt chú tâm vào quá trình chiếm lónh nội dung kiến thức tác phẩm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ
trong quá trình nắm bắt nội dung kiến thức của các em. Đồng thời, theo cảm nhận riêng của chúng tôi,
đây cũng chính là nguyên nhân gây cho các em cảm giác khó cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn học mang
lại, mà trở thành một rào cản, trở ngại lớn; Hay nói cách khác, đó chính là áp lực cho các em khi học văn.
Bởi vì bản chất của học văn trước hết phải đọc hiểu văn, mà đọc hiểu văn thì không giản đơn chỉ là đọc
văn bản mà còn bao hàm sự ý thức cả cái cách mà mình hiểu tác phẩm nào đó, là tìm ra cái tác phẩm
“của riêng mình”.

1


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Đọc văn là nền tảng của học văn. Học văn là năng lực cảm thụ văn, bồi dưỡng thị hiếu văn, tiếp
nhận kiến thức văn hoá văn, rèn luyện năng lực biểu đạt sáng tạo văn. Nhà thơ Đỗ Phủ đã nói: “Đọc rách
vạn quyển sách, Hạ bút như thần”; M. Gorki đã kể chuyện ông đọc nhiều như thế nào trước khi thành nhà
văn lớn. Vì vậy, theo chúng tôi, Học sinh muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng việc đọc văn. Đọc văn
khác giảng văn; Giảng văn là công việc của người thầy; còn đọc văn là công việc của mọi người, Và,
theo Giáo sư – Tiến só Trần Đình Sử đã nói “đã đến lúc phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường
thành việc dạy đọc, dạy cách đọc để học trò tự đọc lấy, thì việc học văn mới thực sự có kết quả. Phải đọc
văn để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên”.
Xuất phát từ những nguyên lí trên, cùng với thực tiễn giảng dạy những tác phẩm văn học ở nhà trường
THCS trong những năm qua, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Rèn luyện Học sinh – Kỹ năng đọc diễn
các Tác phẩm Văn học trong chương trình Ngữ văn THCS”. Hy vọng rằng qua đó sẽ là cơ sở, tiền đề cho
việc giảng dạy học sinh tiếp cận một tác phẩm văn học nghệ thuật được sâu sắc hơn, giúp các em yêu
thích bộ môn văn học hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn văn trong nhà trửụứng hieọn nay.

II- Mục đích nghiên cứu:
Nghieõn cửựu thửùc traùng, vận dụng đề tài vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy – học các
giờ giảng văn của chương trình Ngữ văn cấp THCS.
III- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
1-Khách thể: Hình thành cho Học sinh năng lực đọc diễn cảm những tác phẩm văn chương mang
đậm chất trữ tình được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn cấp THCS.
2- Đối tượng: Rèn luyện học sinh kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học trong chương trình
Ngữ văn THCS.
IV-. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Phát huy tích cực hoá hoạt động của Học sinh, nhằm giúp Học sinh bước đầu đạt được những kết
quả tốt trong quá trình học văn khi học một tác phẩm văn học cụ thể trong những thể loại văn học khác
nhau được đưa vào trong chương trình. Trong SGK tích hợp hiện nay, không những đặc biệt coi trọng yêu
cầu Học sinh đọc kỹ Văn bản và Chú thích để nhớ nội dung văn bản và nghóa của các từ khó, mà còn
hướng Học sinh đọc diễn cảm Văn bản. Cho nên, việc xác định lí luận của vấn đề: “Rèn luyện học sinh
kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS” là phù hợp nội dung yêu
cầu giảng dạy hiện nay trong phạm vi mà bản thân phương pháp tích hợp vừa cho phép, vừa đòi hỏi.
Vai trò của người đọc trong lịch sử phát triển văn học được khẳng định là vô cùng quan trọng.
Trước hết, người đọc(và cả người nghe) chính là lí do sống còn số một của tồn tại văn học. Bởi mục đích
việc sáng tác của nhà văn – xét đến cùng – là “ Ký thác”, gởi gắm tâm sự, bộc lộ cảm xúc cá nhân và
tinh thần thời đại của mình hướng tới người đọc, hướng tới sự giao tiếp, đối thoại với người đọc qua tác
phẩm bằng trái tim, khối óc, bằng hứng thú giao tiếp và năng lực cảm hiểu, phân tích, so sánh, khái quát
nghệ thuật – các thế hệ người đọc tham gia khẳng định và đánh giá tác phẩm. Nói cách khác, người đọc
qua các thời kì lịch sử thực sự có vai trò quyết định sức sống của sáng tác văn học.
Cho nên mỗi người đọc ( người nghe) đều có khả năng mang đến cho văn bản những sự phong phú
khác nhau của trường liên tưởng và những kinh nghiệm cá nhân; Nhưng, làm thế nào để học sinh từ tình
trạng đọc kém trở thành có khả năng đọc tốt để góp phần rút ngắn khoảng cách “ Đồng hoá thẫm mó”
giữa người đọc với nhà văn là một đòi hỏi bức xúc của nhu cầu khẳng định bản thân mỗi Giáo viên trong
quá trình giảng dạy ở nhà trường hiện nay.

2



Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Tuy nhiên, với thời gian có hạn, cho nên, thông qua đề tài này, chúng tôi cũng không có tham
vọng đề cập hết tất cả những tác phẩm văn học được đưa vào trong sách Ngữ văn của THCS, mà chỉ lựa
chọn một số tác phẩm tiêu biểu chủ yếu là Thơ và một số Tác phẩm văn xuôi ở những thể loại khác nhau
như : Cáo, Hịch ,….. của nền Văn học Việt Nam được các nhà Biên soạn sách lựa chọn đưa vào trong SGK
ở các khối lớp 6,7,8,9. Đồng thời, trên cơ sở đó, chúng tôi chú tâm vào việc hướng dẫn cụ thể cho Học
sinh cách đọc diễn cảm cho từng đoạn hoặc một bài văn ( thơ) hoàn chỉnh; góp phần hoàn thiện cho các
em học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường được tốt hơn.
V- Gi¶ thut khoa häc :
Với vị trí quan trọng và thế mạnh riêng trong chương trình của trường phổ thông nói chung, trường
THCS nói riêng, môn văn trước hết giúp người học tiếp xúc với vốn văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại
kết tinh trong tác phẩm văn học – để bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách học sinh.
Nói tới quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương là nói tới hoạt động tổ chức, hướng dẫn nhận thức
của Giáo viên và hoạt động của Học sinh, nhằm chiếm lónh một đối tượng thẩm mó - Tác phẩm văn học.
Do đó, văn học phải được hiểu trong quá trình giao tiếp. Rèn luyện Học sinh kỹ năng đọc diễn cảm tác
phẩm văn chương đồng thời cũng xác lập mối quan hệ đặc thù giữa Tác phẩm – Nhà văn với Bạn đọc –
Học sinh trong quá trình chuyển hoá từ chủ thể tiếp nhận sang chủ thể văn học.
Cảm thụ văn học là hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của con người.
Đọc sách nói chung, tác phẩm văn học nói riêng là một quá trình liên tưởng, hồi ức và tưởng tượng. Nó
không phải là một hoạt động mang tính đơn nhất trong quá trình tiếp nhận văn học. Vì vậy, nói tới vấn đề
Rèn luyện Học sinh kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học không thể không nói tới đối tượng –
Mục đích – Phương pháp – Cơ chế và giới hạn của quá trình chiếm lónh lớp vỏ kiến thức của một tác
phẩm văn học trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ những hoạt động khác của học sinh trong quá trình lónh
hội các giá trị Tác phẩm như: Kể; Tóm tắt; Phân tích; So sánh; Khái quát.....
Một hình tượng nghệ thuật khi đi đến với người đọc bao giờ cũng trải qua hai quá trình: Khách
quan và Chủ quan. Quá trình khách quan là những biểu hiện khách quan của bản thân hình tượng khiến
cho mọi độc giả đều tiếp nhận giống nhau. Và, mỗi người từ những kinh nghiệm riêng của mình mà thêu

dệt thêm, làm phong phú thêm hình tượng trong Tác phẩm văn học. Chính ở quá trình chủ quan này, đọc
là nơi bắt đầu thu nhận kiến thức bằng con đường tự khám phá.
Theo Mechel và Gichrl, có ba giai đoạn – “ba động lực cơ bản” của việc đọc văn:
- Giai đoạn chiếm lónh thế giới cụ thể, là sự nhận thức thế giới bên ngoài.
- Giai đoạn phát hiện, khám phá thế giới bên trong ở những bước ngoặt và biến cố
của con người.
- Giai đoạn nổ lực để thoát ra khỏi thế giới được miêu tả.
Theo cách phân biệt nói trên, muốn tạo ra được sự tác động của văn học đối với nhân cách người
đọc, hay “ Thoát ra khỏi thế giới được miêu tả” – rõ ràng nổ lực cá nhân “ Chủ thể” – người đọc giữ một
vị thế quan trọng hàng đầu.
Như vậy, chất lượng của quá trình đọc – cảm hiểu, giải mã, khám phá thế giới tác phẩm……Hay nói
cách khác: là sự vận động của các giai đoạn tiếp nhận nêu trên là một trong những luận điểm khoa học,
nhằm chỉ ra bản chất, nội dung và phương pháp của quá trình đọc văn nói chung và dạy học văn trong nhà
trường nói riêng .
3


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Quan điểm coi học sinh là một thành viên chính thức trực tiếp tham gia xây dựng nội dung kiến
thức trong quá trình phân tích Tác phẩm văn học thông qua quá trình đồng thể nghiệm nghệ thuật góp
phần hình thành phẩm chất của bạn đọc – Học sinh trong nhà trường; Đồng thời đặt vấn đề “Rèn luyện
học sinh kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS” của chúng tôi
cũng là những gợi ý lý thú cho việc tích cực tìm tòi một phương hướng dạy học văn phát huy tính năng
động sáng tạo của chủ thể : Học sinh.
VI- NHIỆM VỤ:
1- T×m hiĨu cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cøu.
2- Rèn luyện học sinh kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ
văn THCS.
3- Thực nghiệm sư phạm.
VII PHệễNG PHAP NGHIEN CệU :

.1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
.2- Phương pháp quan sát, điều tra
Nhằm tìm hiểu thực tiễn d¹y häc văn và việc đọc diễõn cảm của Học sinh trong caực
giụứ giaỷng vaờn.
.3 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Nhằm xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và tính khả thi của việc reứn luyeọn hoùc
sinh moọt soỏ kyừ naờng ủoùc dieón caỷm.
.4 - Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm sử lý kết quả thu được qua thực nghiệm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn để
đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm.
Chuựng toõi hy vọng: Với các hệ thống luận điểm và phương pháp sư phạm, cũng như một số thể
nghiệm được trình bày ở đây góp phần chia sẻ cùng các thầy cô giáo tâm huyết với công việc đổi mới
phương pháp dạy học nói riêng, nghề dạy học nói chung trong giai đoạn hiện nay.
VIII - GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1. Giới hạn nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu và đề xuất một số kỹ năng mang tính cơ bản nhằm
giúp học sinh đọc tốt – đọc diễn cảm những tác phảm văn học trong chương trình ngữ
văn THCS.
2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Cát Minh và kết quả đạt được ở những lớp
trực tiếp giảng dạy trong những năm gần đây.
IX - §ÓNG GÓP CUA CHUYEN ẹE:
Góp phần nâng cao hieọu quaỷ cuỷa giụứ giaỷng vaờn trong nhaứ trửụứng THCS và năng lực caỷm thụ văn
học của học sinh qua việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông

4


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS

PHẦN B: NỘI DUNG:

Nói đến Tác phẩm văn chương là nói đến một văn bản trong chỉnh thể.Tác phẩm văn chương được
cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng lên một thế giới nghệ thuâït riêng được kết cấu một
cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và hình thức; giữa bộ phận và tổng thể; giữa yếu tố hữu
hình và vô hình; giữa phản ánh và biểu hiện …………
Một tác phẩm văn học là thông điệp, là đề án nhà văn gởi tới bạn đọc. Đặc trưng cơ bản của văn
bản nghệ thuật là thông tin thẩm mỹ; Nhà văn gởi tới cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung
động tha thiết nhất về cuộc sống và con người. Tác phẩm văn chương chứa đựng trong nó muôn mặt,
muôn vẻ của đời sống xã hội, con người mà bạn đọc ngày nay không thể bỏ qua, không thể không biết
đến. Vì vậy, coi trọng việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho người học; Đặc biệt, là năng lực sử dụng
tiếng mẹ đẻ bao gồm năng lực tiếp nhận, phân tích, bình giá các yếu tố của văn bản và toàn văn bản.
Đây là một quá trình lâu dài và gian khổ đòi hỏi người dạy phải có một kế hoạch và những cố gắng bền
bỉ.
Tác phẩm văn học – một xã hội thu nhỏ qua từng giai đoạn lịch sử dân tộc, thông qua ngôn ngữ
mang tính nghệ thuật đã khái quát hoá đời sống xã hội phong phú, về chân dung của cả một cộng đồng
trong công cuộc lao động sản xuất, trong chiến đấu chống kẻ thù cũng như trong sinh hoạt với những nét
tiêu biểu nhất của một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Cho nên, ngôn ngữ là thói quen mà mỗi
người dạy văn như chúng ta phải xây dựng cho học sinh một thói quen tốt, thói quen có tính quy tắc,
nghiêm ngặt. Phải trang bị cho học sinh biết cách sử dụng tốt ngôn ngữ – một công cụ đắc lực giúp học
sinh tự giác ứng xử, tự giác hoạt động vào xã hội, tự hoàn thiện dần bản thân mà tiếp thu giá trị đích thực
của tác phẩm văn học cũng như các tri thức của các môn khoa học khác.
I.
Cơ sở lí luận của việc rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm.
1. Thực trạng môn văn và việc đọc văn trong nhà trường.
Những người dạy văn học như chúng ta đang đứng trước một thực tế ít khích lệ, nếu không muốn
nói là đáng nản lòng. Chúng ta đang dạy văn học – một bộ môn bằng cái đẹp nghệ thuật ngôn ngữ, gây
khoái cảm thẩm mỹ, rung động tâm hồn mà đưa người đọc đến cái Chân –Thiện –Mỹ theo quan niệm mỹ
học phương Đông, nhưng đại đa số học sinh lại ít thích văn học. Những tác giả lớn như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến cả Nguyễn Du, đối với các em gần như là xa lạ. Những tác giả mới mất
cách đây mấy chục năm như: Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Tản Đà……đối học sinh còn xa lạ hơn cả
những tác giả cổ đại và phục hưng ở phương Tây. Điều ấy theo chúng tôi nghó có phần trách nhiệm của

người dạy. Bởi vì, xuất phát từ con đường học thuật của bản thân, giáo viên là người định hướng cho học
sinh tiếp cận những giá trị đích thực mà văn học mang lại; trong khi đó, ở các giờ giảng văn, giáo viên
chúng ta ít chú tâm hoặc hướng dẫn các em một cách chung chung cách đọc về một tác phẩm. Điều này
xét cho cùng có nhiều yếu tố khách quan tác động: Thời gian rất có hạn mà tri thức thì khôn cùng; môn
học thì quá tải mà thời gian và sức học của học sinh thì hữu hạn. Mặc khác, trong các Sách thiết kế giảng
dạy và ngay cả trong SGV việc hướng dẫn cách đọc còn sơ sài mang tính khái quát. Do đó, sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng giờ dạy ở mỗi giáo viên chúng ta. Từ nhận định trên, bản thân chúng tôi thiết
nghó: Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến người
5


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
nghe. Nếu như các biện pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ
yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những
điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu
không khí phấn chấn trong giờ học ở các em. Học sinh – người học trong chừng mực nào đó, có thể
thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Có thể thấy rõ rằng:
trên thực tế học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu
chúng ta không tạo được sự khác biệt thì dễ gây các em sự nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình
thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hoặc sự hứng thú và có thể khiến
các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản. Vì vậy theo chúng tôi , qua các giờ giảng văn, giáo
viên nhất thiết phải gieo vào học sinh ý thức đọc sao cho cuốn hút chứ không phải là qua chuyện và đọc ở
đây là thể hiêïn sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm văn học, là làm sao để người khác cũng có
thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Tuy nhiên, đọc diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở
sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn, có nghóa là làm sao lột tả được nội
dung tình cảm của nó, phải đọc đúng giọng điệu, làm lây lan cảm xúc của nhà văn đến người đọc, truyền
cảm hứng cho độc giả; hay nói cách khác: bản chất của đọc diễn cảm là người đọc phải thể hiện xúc cảm,
tình cảm trong giọng đọc. Mặc khác, như trên đã trình bày, đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, cho
nên đây không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Vì vậy, giáo viên cần tạo
cho học sinh khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ

thuật của văn bản như Giáo sư Trần Thanh Đạm đã khẳng định: Đọc diễn cảm các tác phẩm văn học nhất
là tác phẩm thơ là phải đọc làm sao cho tác phẩm “Sáng hếùt hình và ngân hết nhạc”, nghóa là phải thể
hiện những rung động mãnh liệt, cảm hứng nồng nàn, cháy bỏng của nghệ só vào tác phẩm.
2. Giảng văn với quá trình đọc Tác phẩm văn học của học sinh.
Văn học phản ánh đời sống bằng ngôn ngữ hình tượng với những thuộc tính: Chính xác; Hàm xúc;
Đa nghóa; Tạo hình và biểu cảm. Ngôn ngữ được xem là “yếu tố thứ nhất” của văn học; trong đó, tính
hàm xúc luôn luôn có khả năng ẩn chứa nhiều con đường lí giải – tạo tiền đề cho khả năng linh hoạt của
việc vận dụng và phát huy liên tưởng nghệ thuật trong người đọc. Mặc khác, ngôn ngữ trong tác phẩm
văn học không chỉ là phương tiện nghệ thuật nhằm phản ánh đời sống, mà bản thân ngôn ngữ còn thể
hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Khả năng khơi gợi, tính hàm xúc của ngôn ngữ
đòi hỏi sự cảm thụ chính sác nhằm tạo ra cơ sở đúng đắn, khách quan cho việc khai thác những yếu tố độc
đáo của tác phẩm.
Lấy tác phẩm văn học làm đối tượng để hình thành và phát triển nhân cách, tâm hồn thế hệ trẻ.
Giảng văn là một hình thức cảm thụ và tiếp nhận văn học đặc biệt. Bởi trước hết, nó được diễn ra trong
khuôn khổ các hoạt động sư phạm của nhà trường nhằm phát triển toàn diện đối với chủ thể tiếp nhận là
học sinh được xác định về lứa tuổi và đặc điểm tâm lí; Và, ngay bản thân đối tượng chiếm lónh để phát
triển cũng là tác phẩm văn học được chọn lọc theo một qui định giáo dục thẩm mó rõ rệt.
Mặc khác, việc tiếp nhận văn học bình thường có thể không xác định thời gian; không gian; đối
tượng ……… nhưng đối với giảng văn thì ngược lại. Nói tới giảng văn là nói tới mối quan hệ hữu cơ giữa các
yếu tố tạo nên một cơ chế hoạt động, nói tới bản chất của một loại hình lao động đặc thù và tính mục đích
cụ thể; Đồng thời, nói tới giảng văn cũng là nói tới một phương thức chiếm lónh đời sống bằng ngôn ngữ
và hình tượng văn học.
Giảng văn trong nhà trường phổ thông nói chung, THCS nói riêng – còn gọi là phân tích tác phẩm
văn học, cũng có thể là bài( hoặc giờ) dạy học tác phảm văn chương – Bao gồm các hoạt động tổ chức,
6


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
hướng dẫn nhận thức do giáo viên đảm nhiệm và hoạt động cảm thụ, hình thành kiến thức để phát triển
toàn diện của học sinh thông qua đối tượng trung gian là Tác phẩm văn học.

Là một môn khoa học đồng thời là một nghệ thuật – tác phẩm văn học đòi hỏi một năng lực có
tính chất tổng hợp rất cao trong mọi năng lực của người thầy. Điều này, đã tạo nên một nét khác biệt giữa
cơ chế đọc văn của Thầy ( Cô) giáo, so với cơ chế đọc văn của một độc giả thông thường hoặc là một học
sinh trong nhà trường.
Học sinh - với người đọc thông thường – việc tiếp nhận chủ yếu dựa trên cơ sở những dữ liệu đã
tường minh ngay trong tác phẩm văn học: Con người; cảm xúc; sự việc; tình huống; kết thúc câu chuyện …
Đọc văn - đối với giáo viên – ngoài những tố chất của một độc giả thông thường còn phải thường
trực tố chất nhạy cảm, tinh tế của người có khả năng tích luỹ kiến thức và khả năng chuyển hoá nhuần
nhuyễn “Hiện thực tâm lí” của mình về tác phẩm thành nội dung và phương pháp tổ chức cho học sinh
tiếp nhận kiến thức trong giờ dạy học. Mặc khác, trong thiên chức sáng tạo của mình – việc đọc văn của
người thầy lại sáng tạo đến hai lần: Vừa huy động năng lực cảm thụ cá nhân; Vừa hình thành phương
cách thiết kế để chuyển tải kết quả cảm thụ đó theo yêu cầu tổ chức nội dung tiếp nhận “thức tỉnh sự
quan tâm và sự tò mò của bản thân học sinh”. Tuy nhiên, trên thực tế lao động của người thầy, theo
chúng tôi, có ba giai đoạn nhất thiết phải trải qua, cụ thể: Tìm hiểu sơ bộ bài văn; Những vấn đề của lịch
sử phát sinh, đi sâu vào tác phẩm; Đọc và tưởng tượng tái hiện, chiếm lónh tác phẩm: phân tích và tổng
hợp. Ba giai đoạn ấy vừa tiếp nối nhau vừa lồng ghép vào nhau. Đối với người đọc để thưởng thức, không
nhất thiết phải tìm hiểu nhiều tiền đề của tác phẩm rồi mới đi vào bản chất bên trong của tác phẩm nhưng
với giáo viên thì bắt buộc phải làm và làm kỹ.
Trong hoạt động học của Học sinh, đối tượng mà bạn đọc – Học sinh cần chiếm lónh trong quá
trình học tác phẩm văn chương, theo chúng tôi, là tất cả những yếu tố xác định về bản chất, đặc trưng
riêng của một công trình nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm, nhằm khái quát cuộc sống bằng hình tượng,
hướng tới sự tiếp nhận tinh thần của người đọc. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật có cấu tạo
phức tạp, tinh vi, vừa có tính xác định ( Văn bản, phương tiện biểu hiện, kết cấu) ; Vừa không phải là một
sản phẩm cố định bởi tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa phần khái quát đã được “ mã hoá” trong
văn bản và phần cảm nhận khám phá, sáng tạo trong người đọc. Chẳng hạn, từ một câu ca dao dân gian
quen thuộc:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

đến những câu da diết của Nguyễn Đình Thi:
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát canh rau muống, quả cà giòn tan.
(Bài thơ Hắc Hải)
phải chăng là kết quả của sự sáng tạo trong tiếp nhận thông điệp nguồn mạch truyền thống, và góp phần
khẳng định sức sống mãnh liệt của một tác phẩm văn học.
Chất liệu mà người đọc dễ dàng trực quan tri giác trong tác phẩm văn học là hệ thống cấu trúc
ngôn từ và các dấu hiệu về thể loại, như: thơ, văn xuôi, kịch bản văn học…… Trong thể loại văn học lại có

7


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
các tiểu loại văn học, tuỳ theo các cách chia như: thơ ( thơ luật; thơ tự do hay thơ ngắn trường ca); văn
xuôi
( ký, bút ký, tuỳ bút, phóng sự, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết).
Có một yếu tố rất quan trọng tham gia tích cực trong quá trình đọc, đó là yếu tố tình cảm ( hay xúc
cảm) để tạo ra ngữ cảm cho văn chương. Nếu không có cảm xúc, việc đọc dễ là hoạt động sinh lý hơn là
hoạt động tâm lý sáng tạo, bởi trong tình trạng thờ ơ vô cảm, việc đọc không thể là quá trình biểu hiện và
thanh lọc cảm xúc thẩm mỹ của chủ thể tiếp nhận. Đọc sách cũng chính là quá trình liên tưởng, là hồi ức,
là tưởng tượng; để có thể tái hiện như cảnh sống thực với những con người “ đi đứng, nói năng, với những
cảnh đời sinh động …” người đọc còn phải có kinh nghiệm ngôn ngữ , khả năng diễn đạt ngôn ngữ.
Đọc trong các giờ giảng văn, theo nhận định riêng của bản thân, có thể chia thành hai mức độ:
- Đọc sáng tạo.
- Đọc diễn cảm.
Đọc văn sở dó biểu hiện năng lực sáng tạo của người đọc bởi hoạt động đọc bao giờ cũng gắn với
nhu cầu nhận thức, đồng thời thể hiện một mức độ nào đó của khả năng vận dụng kinh ghiệm cá nhân
người đọc. Tuy nhiên, nói như thế không có nghóa muốn tiếp nhận một tác phẩm văn học, phải tìm bằng

được giọng đọc giống hệt như giọng nhà văn, mà ở đây, là đọc để phát hiện ra bề sâu của cấu trúc, sự
ngân rung và sức lan tỏa của nhịp điệu ngôn ngữ sao cho thích hợp nhất với việc diễn đạt nội dung văn
bản nghệ thuật. Thực hiện được điều đó, “ Sự cản trở” ban đầu của hàng rào ngôn ngữ mới có khả năng
được gỡ bỏ, “ khoảng cách thời đại, khoảng cách tâm lý- xã hội” giữa nhà văn và bạn đọc mới có cơ hội
được rút ngắn và hứa hẹn những khả năng đồng điệu. Bằng sự tập trung cao độ và sự rung động mạnh
mẽ, đọc diễn cảm có khả năng giúp học sinh khai mở những tình cảm thẩm mỹ, định hình ấn tượng tinh tế
và nhạy bén là cơ sở quan trọng cho tiến trình nhận thức lí tính từ một tác phẩm văn học.
II.
Một số kỹ năng đọc diễn cảm.
1/ Những cấp độ khác nhau của việc đọc diễn cảm các tác phẩm văn học.
Do tính đặc thù của môn học, đọc là một hoạt động không thể thiếu. Tuy nhiên, đọc ở giai đoạn
nào và các yêu cầu cần đọc từng là vấn đề thu hút sự quan tâm của không ít những nhà sư phạm – đặc
biệt là các giáo viên trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy bộ môn văn học như chúng ta.
Đọc văn bao giờ cũng gắn liền với tiếp nhận, hay nói cách khác: Đọc văn là bắt đầu của tiếp
nhận, nó mang đậm dấu ấn cá nhân của người đọc trong những cảm nhận của mình về tác phẩm thông
qua hoạt động ngân rung và thẩm thấu âm thanh. Đọc văn không chỉ là việc phát âm thông thường mà là
quá trình “thức tỉnh cảm xúc”, quá trình tự giác và nhuần thấm tín hiệu để “chuyển mã” ngôn ngữ nghệ
thuật, đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân người đọc để lựa chọn nét nghóa
thích hợp cho văn bản. Vốn sống, vốn kinh nghiệm, theo chúng tôi, không phải tự nhiên xuất hiện trùng
khớp với nghóa văn bản mà được rung động, sàng lọc thông qua con đường liên tưởng và tưởng tượng.
Trong nhà trường, việc đọc của học sinh được gắn liền với những yêu cầu chặt chẽ của các bước
khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản nhằm tạo nên sự nhất quán về hình tượng ( tính cách
nhân vật; cảm xúc và giọng điệu của nhà văn ); tạo nên sự nhận thức trọn vẹn, hoàn chỉnh về bức tranh
nghệ thuật; tạo nên sự thống nhất sáng tỏ về tư tưởng thẩm mỹ.
Vì vậy, để khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh, có thể yêu cầu học sinh đọc
theo các cấp độ sau:
- Đọc lướt, tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội thẩm mỹ của cuộc sống trong tác phẩm( sơ
bộ hình dung về bức tranh tổng thể vad khách quan của cuộc sống, thái độ và phong cách của nhà văn).

8



Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
- Đọc tập trung vào “điểm sáng thẩm mỹ” để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức tranh nghệ
thuật.
- Đọc hồi cố những chi tiết điển hình đặc sắc và dự đoán khuynh hướng phát triển của tác phẩm
tạo nên sự nhất quán của hình tượng nghệ thuật.
- Đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn, tạo nên sự thống nhát về tư
tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Đọc diễn cảm( hoặc nhập vai, đọc theo vai) tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ
thuật của tác phẩm.
Với tính đặc thù của hoạt động học tập bộ môn ngữ văn, các cấp độ trên có thể được thể hiện
trong hai giai đoạn: Giai đoạn đọc chuẩn bị ( đọc trước khi đến lớp) và đọc ở lớp.
Yêu cầu trước hết của việc đọc chuẩn bị của học sinh và kể cả giáo viên chúng ta là chuẩn bị được
tâm thế, tập trung chú ý để tri giác ngôn ngữ văn bản, từng bước làm rõ lớp nghóa công cụ của ngôn từ.
Trong giai đoạn này, trươc hết cần chú giải những từ khó, điển tích, điển cố, những từ cổ hoặc ít phổ biến
trong xã hội ngày nay.
Ví dụ: Ở đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” trích trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, của chương trình
Ngữ văn 9, có những điển cố ít thông dụng trong giao tiếp ngôn ngữ thời hiện đại, nếu được hiểu rõ (hoàn
cảnh, xuất xứ, ý nghóa……) trước khi thực hiện các thao tác ( phân tích, cắt nghóa, bình luận, đánh giá……),
nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc định hướng cho học sinh tìm hiểu văn bản, giáo viên cần cho học
sinh hiểu được:
-Ngũ âm: trong câu thơ “ Cung thương làu bật ngũ âm” – có nghóa là: năm nốt trong âm giai của
nhạc cổ( cung, thương, dốc, chủy, vũ).
-Hồng quần: trong câu thơ “ Phong lưu rất mực hồng quần”– có nghóa là: quần đỏ, chỉ phụ nữ
( ngày xưa phụ nữ nhà quyền quý ở Trung Quốc thường mặc quần đỏ).
Yêu cầu đó càng cần thiết hơn khi bài học có rất nhiều từ ngữ liên quan đến điển tích, điển cố văn
học và các từ cổ. Đọc bài Hịch tướng só ( Dụ chư tỳ tướng hịch văn) của chương trình Ngữ văn 8, học sinh
gặp tới 27 mục từ chú thích về các điển tích, điển cố vốn khó nhớ – tuy nhiên, nếu không nhớ, không
thuộc các điển tích, điển cố đó thì thật không dễ thông hiểu kiến thức. Cũng như vậy, đọc đoạn trích “

Nước Đại Việt ta”, SGK, tập 2 – Ngữ văn 8 – học sinh sẽ gặp tới 12 mục từ chú thích – trong đó có các
dạng giải thích:
- từ giải thích về thể loại ( Ví dụ: “Cáo” trong Đại cáo)
- từ giải thích về điïa danh ( Ví dụ: Lam sơn)
- từ giải thích điển cố ( Ví dụ: cửa Hàm Tử; sông Bạch Đằng)
- từ giải thích từ cổ ( Ví dụ: Điếu phạt; Nhân nghóa)
Vì vậy, trong quá trình Dạy – Học, nếu không có giai đoạn ( hoặc thao tác) đọc chuẩn bị với việc
giải quyết các yêu cầu của đọc như trên, các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm sau
đó sẽ gặp không ít khó khăn. Giai đoạn đọc chuẩn bị thường được tiến hành trong khâu chuẩn bị bài ở nhà
của học sinh, cũng như trong quá trình chuẩn bị soạn giảng của giáo viên. Xác định lớp nghóa công cụ(
nghóa văn bản) chính là tạo tiền đề để xác định lớp nghóa văn cảnh( nghóa chức năng, nghóa văn học) của
ngôn ngữ. Ví dụ đọc bài “ Hai chữ nước nhà” – Trần Tuấn Khải – SGK, tập 1 – Ngữ văn 8 thì việc đọc
chuẩn bị và chú giải còn xác định được nghóa văn bản cho các từ:
- “ ải bắc”: biên giới phía Bắc giữa nước ta và Trung Quốc thời đó, nằm ở tỉnh Lạng Sơn.
- “ giời nam”: đất trời phương Nam, chỉ nước ta lúc bấy giờ.
9


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
- “ phân mao”: chia ngọn cỏ. Sách xưa chép, những nơi giáp giới nước ta với Trung Quốc
thì ngọn cỏ ngả ra hai bên, nghóa là nửa đường bên kia thì ngọn cỏ ngả về Trung Quốc, mà bên
này thì ngọn cỏ ngả về ta, cho nên gọi là phân mao.
Trên cơ sở kết quả đọc ở quá trình chuẩn bị bài của học sinh – tức khi lớp nghóa công cụ và lớp
nghóa văn cảnh đã được liên thông trong hình dung, liên tưởng người đọc – tại lớp, giáo viên có thể tiến
hành hướng dẫn học sinh đọc với sự tái hiện những kiến thức mà học sinh đã tiếp xúc trong khi đọc chuẩn
bị – đó là đọc sáng tạo.
Đọc sáng tạo là quá trình người đọc bằng hình dung, liên tưởng của mình từng bước thâm nhập bài
văn, từ lựa chọn lớp nghóa thích hợp đến định hình ấn tượng về đường nét, bố cục bức tranh nghệ thuật;
đồng thời xác định cảm xúc và giọng điệu của nhà văn để hiểu tác phẩm một cách thấu đáo.
Muốn xác định giọng điệu của nhà văn, có thể dựa trên dấu hiệu hình thức và nguyên tắc tổ chức

hình tượng của tác phẩm, có thể căn cứ vào thể loại, phong cách tác giả …. Để tìm ra đặc điểm tiết tấu,
thanh âm, nhịp điệu của ngôn ngữ. Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt một cách rõ ràng: Tiết tấu, giai
điệu ngừng nghỉ trong đọc văn xuôi khác tiết tấu, giai điệu ngừng nghỉ trong đọc các tác phẩm thơ; Và,
ngay cả trong thơ thì tiết tâu thơ tự do cũng khác tiết tấu thơ luật. Trong văn xuôi, mạch văn của truyện
ngắn cũng khác mạch văn của ký và bút ký….. .
Ví dụ: khi đọc bài thơ “Lượm” của Tố Hữu trong chương trình Ngữ văn 6, giáo viên cần hướng dẫn
học sinh một cách cụ thể như sau:
- Đoạn 1: cần đọc theo giọng kể ( trung bình, chậm)
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau hàng bè.
- Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1.
Chú bé loắt choắc
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm hích sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
- Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại ( tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên)
- Hai câu đầu đoạn 5 trở về giọng kể, câu thứ 3 đọc giọng cao hơn và câu thơ cuối (“ Cháu
đi xa dần”) đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn khác.
- Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thơ thứ 4 đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm
thế xúc động.
- Đoạn thơ thứ 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm ( nhịp 1/1), biểu lộ sự đau
xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng.
- Đoạn thơ 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng – đặc biệt câu “ Đạn bay vèo vèo”
ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu thơ “ Nhấp nhô trên đồng” đọc chậm.


10


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
- Đoạn thơ 11, câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ “ loè”, câu thơ thứ 2 ngắt nhịp
2/2 nên đọc chậm, các câu thơ còn lại đọc chậm, giọng hồi tưởng.
- Đoạn thơ 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hy sinh anh dũng của Lượm, đến
đây, nên ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn khác.
- Đoạn thơ 13 (“ Lượm ơi, còn không”) nhịp thơ ngắt 2/2, nên đọc giọng trầm tha thiết, cuối
câu ngừng nghỉ lâu.
- Đoạn thơ 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh….. với ý
nghóa khẳng định: Lượm hy sinh nhưng bất tử.
Hoặc, Bài thơ “ Nhớ rừng” – Thế Lữ được khơi nguồn cảm hứng trực tiếp từ những lần đi chơi,
thăm vườn bách thú Hà Nội ( vườn hoa Bách Thảo ngày nay) của tác giả; sâu xa hơn là từ tâm sự, tâm
trạng u uất của lớp trí thức – thế hệ 1930 – những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá
nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến tù túng, giả dối, ngột ngạt vì
mất tự do thời bấy giờ. Họ khao khát được khẳng định và phát triển cái tôi trong cuộc sống tự do, rộng
lớn. Đó cũng là tâm sự chung, tâm trạng chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước, nhà tan.
Nhà thơ Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt trong chuồng sắt ở vườn bách thú để diễn tả tâm trạng
này. “Nhớ rừng” là bài thơ trữ tình lãng mạn đặc sắc được viết theo thể thơ mới tám chữ. Nhịp thơ thay
đổi tương đối tự do theo mạch cảm xuùc: 5 - 3, 3 - 5, 3 – 3 – 2, 3 – 2 – 3, 4 – 2 – 2, 4 – 4, …..; Vần thơ: vần
liền ( hai câu liền, kế tiếp nhau), vần chân( tiếng cuối câu), vần trắc - bằng nối tiếp.
Cả bài thơ 47 câu thơ, chia làm 5 đoạn thơ; Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc văn bản
như sau:
- Đoạn thơ 1 và 4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất; có những từ ngữ kéo dài,
một vài từ dằn giọng, một vài từ mỉa mai, khinh bỉ…..
- Đoạn thơ 2, 3 và 5 giọng vừa hào hứng vừa tiếc nuối, tha thiết và bay bổng, mãnh mẽ và
hùng tráng để rồi kết thúc bằng câu thơ than thở như một tiếng thở dài bất lực.
Ví dụ: Hai câu thơ ở đoạn 2 – Tả con hổ xuất hiện vô cùng sống động, tạo hình. Chúng ta có thể

xếp theo kiểu thơ bật thang để đọc:
Ta bước chân lên /
dõng dạc, //
đường hoàng,
Lượn tấm thân /
như sóng cuộn, //
nhịp nhàng……
Đó chính là quá trình xuất hiện và ảnh hưởng của chúa rừng: Vừa mạnh mẽ, đe doạ; vừa khôn
khéo, nhẹ nhàng ; vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển.
Hay, đoạn thơ thứ ba của bài thơ cũng rất đặc sắc giàu tính tạo hình. Và cũng không phải ngẫu
nhiên mà có nhiều ý kiến so sánh nó như “bộ tranh tứ bình” mà hình ảnh trung tâm là Chúa sơn lâm oai
linh, dữ dội nhưng vẫn đầy chất lãng mạn:
Nào đâu / những đêm vàng // bên bờ suối,
Ta say mồi / đứng uống // ánh trăng tan ?
Đâu/ những ngày// mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta/ lặng ngắm // giang sơn ta // đổi mới ?
Đâu / những bình minh // cây xanh // nắng gọi,
11


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Tiếng chim ca/ giấc ngủ ta// tưng bừng ?
Đâu/ những chiều// lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi/ chết mảnh mặt trời // gay gắt ?
Để ta chiếm lấy / riêng phần bí mật
Than ôi! / thời oanh liệt / nay// còn // đâu?
*Kí hiệu / : Chỉ ngắt hơi(giọng).
*Kí hiệu //: Chỉ nghỉ hơi(giọng)
Ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy: Những dòng thơ đầu giọng thơ đầy hào hứng, bay bỗng, vụt
chuyển sang buồn thương, nhớ tiếc mà cũng rất tự nhiên, lôgích.

Hoặc, khi đọc bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, trong SGK, Ngữ văn 6; đây là bài thơ thuộc
thể thơ tự do – tuy số chữ trong các câu thơ không mấy khác nhau, và văn bản bài thơ in không cách khổ,
nhưng khi đọc cần xác định được chỗ ngừng nghỉ.
Cụ thể như sau:
Sắp mưa/
Cỏ gà rung tai/
Mưa/
Sắp mưa//
Nghe//
Ù ù như xay lúa//
Những con mối/
Bụi tre /
Lộp bộp/
Bay ra//
Tần ngần
Lộp bộp…//
Mối trẻ/
Gỡ tóc//
Rơi/
Bay cao//
Hàng bưởi/
Rơi…//
Mối già/
Đu đưa/
Đất trời/
Bay thấp//
Bế lũ con
Mù trắng nước//
Gà con/
Đầu tròn

Mưa chéo mặt sân/
Rối rít tìm nơi
Trọc lóc//
Sủi bọt//
nấp//
Chớp/
Cóc nhảy chồm
chồm/
ng trời/
Rạch ngang trời
Chó sủa/
Mặc áo giáp đen
Khô khốc//
Cây lá hả hê//
Ra trận//
Sấm/
Bố em đi cày về/
Muôn nghìn cây mía/
Ghé xuống sân/
Đội sấm/
Múa gươm//
Khanh khách
Đội chớp/
Kiến/
Cười//
Đội cả trời mưa….
Hành quân
Cây dừa/
Đầy đường//
Sải tay

Lá khô/
Bơi//
…………………………………
Gió cuốn//
Ngọn mùng tơi
Bụi bay/
Nhảy múa//
*Kí hiệu / : Chỉ ngắt
hơi(giọng).
Cuồn cuộn//
Mưa/
*Kí hiệu //: Chỉ nghỉ hơi(giọng)
Trong thơ luật và các thể loại văn cổ ( hịch, cáo , văn biền ngẫu), việc đọc và tiếp nhâïn tác phẩm
khó tránh khỏi những “rào cản” nhất định do khoảng cách lịch sử cũng như khoảng cách tâm lý xã hội.
Để khắc phục điều đó, việc đọc cần tuân thủ phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm mà cụ thể là
nguyên tắc cấu tạo hình tượng, cách hiệp vần, đối thanh …. Mới có thể tiếp cận tư tưởng tác giả và tinh
thần thời đại.
12


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Chẳng hạn, sau khi học “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (thường được dịch ngắn gọn là Hịch tướng só),
học sinh phải đọc được đúng hơi văn, mạch văn biền ngẫu:
“….Ta thường tới bữa quên ăn,/ nửa đêm vỗ gối;// ruột đau như cắt,/ nước mắt đầm đìa;// chỉ căm tức / chưa
xả thịt / lột da,/ nuốt gan / uống máu quân thù.// Dẫu cho trăm thân này / phơi ngoài nội cỏ,/ nghìn xác này
/ gói trong da ngựa,/ ta cũng vui lòng….”.
Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng hình thức đọc diễn cảm dựa trên kết quả hiểu biết
sâu sắc về tác phẩm, khi toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đã được hiện hình khá sinh động
thông qua quá trình phân tích, so sánh, khái quát; qua đó có thể nhận biết được giọng điệu của nhà văn,
tâm sự và cảm hứng của tác giả…… đọc diễn cảm có khả năng làm tái hiện một cách trọn vẹn đời sống và

hình tượng tác phẩm, không khí thời đại cũng như ý đồ tư tưởng của nhà văn. Đọc diễn cảm được xem như
một hình thức biểu hiện nghệ thuật; vì thế có thể bằng khả năng liên tưởngvà tưởng tượng sáng tạo, dựa
trên đặc điểm hình thức của cấu trúc ngôn ngữ và thể loại tác phẩm để đọc nhập vai, phân vai.
2/. Chn bÞ taõm theỏ cho việc dạy đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là một yêu cau taỏt yeỏu ủửụùc đặt ra khi đọc những taực phaồm văn chương hoặc các yếu tố
của ngôn ngữ nghệ thuật khaực. Đó là việc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ
giọng, để biểu đạt ý nghĩ và tình cảm của tác giả đà gửi gắm trong taực phaồm đồng thời biểu hiện được sự
thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ và chỉ thực
hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo taực phaồm can ủoùc. Đọc diễn cảm yêu cầu
đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp với từng ý cơ bản theồ hieọn trong taực phaồm, phù hợp
kiểu câu, thể loại đọc có cảm xúc cao. Biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm gợi tả, phân biệt lời nhân vật. Để
đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ chỗ ngắt giọng. ở đây muốn nói đến kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm
chủ tốc độ. Khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kỹ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sư
dơng tèc ®é, c­êng ®é, cao ®é tr­êng ®é víi ý nghĩa cảm xúc của bài.
Để đạt được mức lý tưởng hướng dẫn cách đọc toàn bài bằng những ký tự kèm văn bản đọc như các ký
tự âm nhạc thì còn cần một quá trình nghiên cứu dài lâu. ễ đây, chúng toõi chủ yeỏu đề caọp vào vieọc xác định
sự tương hợp giữa các thông số âm thanh với ý nghĩa cảm xúc để hướng đến làm chủ những thông số âm thanh
phổ biến cho đúng tử tửụỷng thẩm mỹ của tác giả thể hiện trong c¸c t¸c phẩm - qua quaự trỡnh đọc diễn cảm.
Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ được choó ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kỹ thuật ngắt giọng biểu
cảm, làm chủ được tốc độ, làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi giọng) và làm
chủ cao độ.
- Ngắt giọng biểu cảm: Là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do logíc ngữ nghĩa
mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, ngắt giọng biểu cảm ®èi lËp víi ng¾t giäng logÝc

13


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm caực TPVH trong chửụng trỡnh Ngửừ vaờn THCS
là chỗ dừng để các nhóm từ trong câu ngắt giọng logíc hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa của quan hệ giữa cụm

từ.
Các dấu ngắt câu cũng là sự biểu hiện của ng¾t giäng logÝc cịng cã khi sù ngõng giäng thĨ hiện một sự
ngập ngừng này, người nghe đoán được có điều gì đó chưa được nói ra. Maởc duứ theỏ phải chú ý đến các
trường hợp:

-

Sau dấu phẩy, không nhất thiết phải ngắt hơi.

Không có các dấu câu, vẫn cần phải ngắt hơi.

Một số những trường hợp sau, dấu phẩy không nhất thiết phải sử dụng ngắt hơi là:
-

Dấu phẩy sau từ ngữ so sánh.

-

Dấu phẩy ngăn cách các từ kêu gọi.

-

Dấu phẩy ngăn cách các từ đệm ngắn xen giữa câu.

-

Dấu phẩy trong những tập hợp từ ngắn.

Đối với người đọc, đây không phải là vấn đề khó. Khó khăn, theo chúng tôi là ở chỗ không có các
dấu câu song người đọc vẫn phải ngắt hơi để làm cho câu văn( thơ) vang lên uyển chuyển, rõ ràng, không

gây ra việc hiểu lầm trong quá trình phân tích tác phẩm.Ví dụ : câu thơ “ Một chiếc xe đạp băng vào
bóng tối”. Thì có hai cách ngắt hơi, dẫn đến hai cách hiểu khác nhau cho câu thơ:
Cách 1: Một chiếc xe đạp/ băng vào bóng tối.
Cách 2: Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối.
Trong hai cách trên thì cách thứ hai ngắt hơi đúng. Đồng thời phản ánh được hiện thực khó khăn,
ác liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mó giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của nhân dân
ta lúc bấy giờ. Con đường Trường sơn, con đường huyết mạch của dân tộc hằng đêm chứng kiến từng
chiếc xe nối nhau chở vũ khí, lương thực ………phục vụ cho chiến trường miền Nam thân yêu.
Hoặc: Trong bài thơ “Vội vàng” của Xn Diệu có câu thơ: “Tơi sung sướng. Nhưng vơi vàng một
nửa”. Câu thơ bị cắt làm hai dòng tâm sự và bị ngăn cách bởi dấu chấm. Một nửa là sự hồ hởi, phấn khởi. Một
nửa lại là sự vôi vàng cuống quýt. Một nửa là niềm vui. Một nửa lại là nỗi buồn. Mùa xuân của đất trời bao
giờ cũng vơ hạn cịn mùa xn của con người thì chỉ hữu hạn. Vì vậy, Xuân Diệu mới giục giã, mới vội vàng.
Câu thơ đã diễn tả được tâm trạng khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu một cỏch mónh lit.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lôgíc thiên về trí tuệ, ngắt
giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chổ lắng, sự im lặng có tác dụng
truyền cảm tập trung sự chú ý của người nghe và chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.
Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy học và cũng là một trong những phương tiện để dạy tiếp nhận,
chiếm lĩnh văn bản được ®äc.

14


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
- Tèc ®é: Tốc độ đọc chi phối sự diễm cảm có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Trước
khi nói đến việc làm như tốc độ để đọc diễn cảm thì cần nhắc lại rằng trong những kỹ năng cần luyện cho học
sinh đọc nhanh là một phẩm chất của đọc chỉ đặt ra sau khi đà đọc đúng.
Tốc ®é ®äc ph¶i ®i song song víi viƯc tiÕp nhËn có ý thức bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó
không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe hiểu kịp được. Vì vậy đọc nhanh
không phải là đọc loaựng thoáng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ
của lời nói. Khi nói, ®äc trïng víi tèc ®é cđa lêi nãi th× ta chấp nhận tốc độ đọc phụ thuộc vào nội dung bài

đọc. Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc.
Độ dài của câu cũng chi phối vào tốc độ đọc, ở những bài có câu ngắn, câu dài thì những câu ngắn
được nén lại và phải được với nhịp nhanh, gấp gáp hơn, nhất là khi đó những câu điệp cú pháp, những câu có
tính liệt kê. Những câu dài đọc nhịp trải dài ra thì mới thể hiện đúng cảm xúc.
Nhiều khi không phải chỉ là đọc chậm, mà phải dùng cả trường độ kéo dài giọng đọc từng tiếng để cho
câu văn, câu thơ ngân lên mặc dù là câu cảm, nhưng không phải là lời gợi mà là một lời than tha thiết. Việc
kéo dài trường độ câu thơ gây sự chú ý cho đoạn kết của bài, nơi mà các ý bài thơ còn dồn lại.
- Cường độ: Cường độ trong đọc diễn cảm phải nói đến dạy đọc to. Khi đọc trước nhiều người, học sinh
phải tính đến người nghe. Giaựo vieõn can giuựp cho các em phải hiểu rằng không chỉ đọc cho mình nghe mà
phải đọc cho các bạn và thay, cô giáo cùng nghe. như vậy phải đọc sao cho cả tập thể này nghe rõ. Nhưng, như
vậy không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên như cách đọc dùng để gây sự chú ý ở một số học sinh.
Cường độ đọc có giá trị diễn cảm. Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng vang hay giọng lắng.
- Cao độ: Cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói đến những chỗ lên giọng, xuống giọng dụng ý nghệ
thuật, cần kết hợp giữa cao độ và cường độ giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhân vật. Khi đọc những
lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật ở đây có sự chuyển
giọng mà những lời dẫn nên thấp để cho những lời hội thoại nổi lên.
Vớ dụ: Khi giảng dạy những tác phẩm thơ, chúng tôi thường lấy hai câu thơ :
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Trích trong bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng để làm chuẩn hướng dẫn cho các nội dung trên, theo mô
hình sau:

Tiến //
Mã/
Sông

xa

Nhớ


rồi //

Tây

ơi !

núi // nhớ //
về / rừng

chơi vơi.
15


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Từ hai dòng thơ trên, khi chúng ta đọc, ngoài việc thể hiện các yếu tố đã nêu, còn xuất hiện một
số yếu tố nữa trong quá trình đọc diễn cảm: Ngữ điệu; Nhạc điệu.
- Ngữ điệu là sự tổng hoà các phương tiện âm thanh của lời nói liên quan đến sự biến đổi của
giọng về độ mạnh, độ cao, độ nhanh và sắc thái tình cảm của giọng. Chỗ ngõng, tèc độ, choó nhấn giọng,
choó lên giọng, hạ giọng tạo nên một âm hưởng chung trong moọt quaự trỡnh đọc taực phẩm văn chương. Rèn
luyện làm chủ giọng nói của mình là cơ sở để có thể thể hiện đúng ngữ điệu. Nhiệm vụ của người đọc
chính là khám phá và thể hiện chính xác những ngữ điệu đó trong giọng ủoùc. Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ
điệu để phô diễn cảm xúc cuỷa taực phaồm. Vì vậy phải hoà nhập với câu chuyện bài văn, bài thơ có cảm xúc
mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự
đặt ra ngữ điệu.
- Nhaùc ủieọu: Nhaùc ủieọu trong thơ phản ánh cấu trúc âm nhạc của ngôn ngữ, truyền thống văn hoá
thơ ca của dân tộc. Nhà thơ Tản Đà đã từng nói:
“ Nếu không phá cách vứt điệu luật
Khó cho thiên hạ đến bao giờ” ( Thơ mới – Tản Đà vận văn, tập 1).
Nhưng phá cách và vứt điệu luật ở đây muốn nhằm vào các thể thơ Đường vốn đòi hỏi chặt chẽ về
Niêm – Luật. Cách tân, nhưng vẫn giữ và phát huy những yếu tố truyền thống tích cực. Yếu tố “ vần”

chính là một trong những yếu tố đó, nó góp phần phân biệt thơ với văn xuôi. Thơ song thất lục bát, thơ lục
bát có vần, thơ Đường luật có vần, thơ tự do vẫn không bỏ vần. Khi đọc phải chú ý để vần được nổi bật
lên. Chính sự chú ý đúng mức đến vần sẽ tạo cho người nghe cảm nhận được vẻ đẹp uyển chuyển của
ngôn ngữ thơ – Đó chính là nhạc điệu cho thơ. Ngoài cách gieo vần bắt buộc cho các thể thơ, một điều
cần chú ý là một số tác giả đã tăng cường sử dụng những vần thơ tự do trong các câu thơ. Chúng liên kết
với nhau làm cho câu thơ vang lên đầy âm điệu hài hoà du dương:
Ví dụ: Khổ thơ thứ 2 của bài thơ “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ……
3. Các kỹ năng cơ bản trong quá trình đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm với tư cách là một hoạt động nghệ thuật trong nhà trường, như mọi loại hình nghệ
thuật khác đòi hỏi phải nắm được một số kỹ năng nhất định. Có bốn kỹ năng chính để đọc diễn cảm:
-

Hiểu và truyền đạt ngụ ý.

-

Tưởng tượng và làm cho người nghe “ nhìn thấy” những cảnh tượng như mình
hình dung.
16


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
-

Phân tích thể hiện.


-

Giao tiếp với người nghe.

a. Hiểu và truyền đạt ngụ ý:
Ngụ ý, nói rộng ra là tư tưởng, là tấm lòng của Tác giả gửi gắm trong Tác phẩm. Ngụ ý, đó là
cuộc sống trong từ. Theo chúng tôi nghó một điều thâït đơn giản : Nếu từ ngữ không mang tư tưởng bên
trong và bị tách rời riêng biệt thì chúng chỉ là những âm thanh thuần tuý. Vì vậy, biết phát hiện ngụ ý của
tác giả và trình bày ngụ ý trong lời đọc là một yêu cầu quan trọng đối người đọc. Bởi vì, khả năng phát
hiện ngụ ý chính là biểu hiện tính chất cá nhân sáng tạo chặt chẽ và sâu sắc của người đọc, là thước đo
tài năng của người đọc khác nhau. Hay nói cách khác là khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của từng
người khác nhau. Do đó, có thể khẳng định rằng: Kỹ năng hiểu và truyền đạt ngụ ý được rèn luyện và
phát triển cùng với sự trưởng thành về khả năng cảm thụ tác phẩm văn học nói chung.
b. Tưởng tượng:
Có thể nói rằng tưởng tượng có liên quan chặt chẽ với tư tưởng và tình cảm. Chính tưởng tượng
những hình ảnh, những chi tiết, những biểu tượng trong tác phẩm văn học là nền tảng để xây dựng và
khắc hoạ tư tưởng, tình cảm.
Tưởng tượng rất cần thiết trong khi đọc bất kì tác phẩm văn học nào thơ và kể cả văn xuôi. Vì
không thể đọc tác phẩm mà không hình dung được hiện thực của xã hội, cũng như con người mà nhà văn
thể hiện trong đứa con tinh thần của mình. Tuy nhiên, mức độ của sự tưởng tượng khác nhau phụ thuộc
vào vốn tri thức và khả năng cảm nhận của người đọc.
Chẳng hạn, khi đọc tác phẩm trong đó không có tư liệu miêu tả mà chỉ thể hiện suy tư, xúc động,
tâm trạng tác giả – đặc trưng của nhiều bài thơ trữ tình cổ điển – sự nhìn thấy sẽ không rõ rệt và tỉ mỉ như
khi đọc những tác phẩm có yếu tố miêu tả, trần thuật. Nhưng người đọc cần hình dung được – dù ở mức
độ chung nhất – những hiện tượng của hiện thực được gợi ra từ suy nghó xúc động cụ thể và tâm trạng của
tác giả.
Đọc diễn cảm những tác phẩm trữ tình chính trị xã hội, triết học, tình yêu đòi hỏi những kiến thức
chính xác và tưởng tượng rõ rệt điều kiện hình thành chúng, những sự kiện đưa chúng vào cuộc sống.
Theo chúng tôi sự tưởng tượng của người đọc đối tác phẩm, không chỉ xuất hiện trên cơ sở của tác phẩm
đó mà từ những kinh nghiệm riêng của cá nhân qua sự trải nghiệm cuộc sống hiện thực xung quanh. Vì

vậy, khi đọc những tác phẩm khác nhau về đặc điểm loại thể tưởng tượng cần phải vừa phù hợp với ý
nghó tác phẩm, vừa phản ánh được ngụ ý.
Ví dụ: Khi đọc đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” – trích trong Tác phẩm truyện Kiều –
Nguyễn Du, trong chương trình Ngữ văn 9, người đọc không chỉ tưởng tượng hình dáng bề ngoài của Mã,
một tay già còn làm đỏm:
17


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
mà còn tưởng tượng hành động và thái độ của y trong quan hệ với đầy tớ:
Trước thầy sau tớ lao xao.
Qua cử chỉ ngồi:
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Qua lời lẽ bề ngoài nho nhã không che đậy nổi tính chất con buôn của tên họ Mã:
Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.
Qua việc mua bán giằng co, mặc cả:
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn mươi.
Những từ ngữ khắc hoạ chân dung, tính cách tên họ Mã như trên, khi đọc phải thể hiêïn với ngữ
điệu bộc lộ sự giễu cợt, mỉa mai và khinh bỉ của Nguyễn Du.
Từ nhận định trên, chúng tôi nhận thấy rằng:Tưởng tượng phản ánh ý nghóa tác phẩm hay đoạn
trích không xuất hiện giây lát và tuỳ hứng. Từ những vốn kiến thức được tích luỹ, những quan sát, cảm
giác và kỉ niệm riêng bản thân người đọc cần phải khai thác và chọn ra tư liệu để giúp cho hình tượng do
tác giả xây dựng được kiến lập trong tưởng tượng. Tuy nhiên, những hình tượng bị chi phối bởi kinh
nghiệm riêng của từng người đọc không trùng khớp hoàn toàn với hình tượng tác giả thể hiện trong tác
phẩm. Nhưng, lại là điều quan trọng giúp người đọc giải thích được bản chất tư tưởng nghệ thuật của tác
phẩm, gợi sự đánh giá có xúc cảm mang tính thẩm mỹ đối với vấn đề được nói trong tác phẩm.
c. Phân tích thể hiện:

Phân tích thể hiện của người đọc là loại phân tích độc lập, mặc dù nó liên quan chặt chẽ với hoạt
động phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Tuy nhiên giữa hai hoạt động này luôn có sự khác
nhau cơ bản đó là: Trong quá trình phân tích tác phẩm văn học, chúng ta thu nhận những kiến thức nghiên
cứu văn học nhất định, nhằm xây dựng hệ thống lập luận nào đó giúp cho việc hiểu giá trị nội dung và
nghệ thuật tác phẩm đạt hiệu quả. Còn khi phân tích thể hiện thì toàn bộ cảm xúc, tưởng tượng, toàn bộ
kết quả hiểu biết về tác phẩm được thể hiện thông qua lời đọc.
Dựa trên kết quả phân tích tác phẩm (Xác định chủ đề, tư tưởng, kết cấu ngôn ngữ nghệ thuật……)
người đọc xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của mình: “ Anh muốn nói điều gì với những người nghe khi
đọc tác phẩm hay đoạn trích ?). Đó là câu hỏi mà người đọc diễn cảm phải xác định thật rõ ràng trên cơ
sở hiểu biết sâu sắc tác giả – tác phẩm. Tiếp đó, người đọc phải xác định bằng cách nào để thực hiện các
nhiệm vụ sáng tạo đã được đặt ra, làm nổi bật hình ảnh, từ ngữ bằng các yếu tố ngữ điệu biểu cảm:
Cường độ; cao độ; tốc độ của giọng; những chỗ ngừng nghỉ……
18


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Chẳng hạn, cần phải phân tích thể hiện hai câu thơ trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí
Minh, trong chương trình ngữ văn 8 – Tập 2:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Nếu người đọc hiểu câu thơ thứ hai là một nhận xét hóm hỉnh về sinh hoạt của nhà cách mạng thì
hai câu thơ trên có sự tương phản về hình thức bên ngoài: trong gian khổ của cuộc sống cách mạng ( phải
sống trong hang núi, lam sơn chướng khí) vẫn có cái đàng hoàng phong lưu ( cháo bẹ rau măng đầy đủ,
lúc nào cũng sẵn). Nhưng sự “sẵn sàng đầy đủ” của cháo bẹ rau măng lại càng làm cho câu thơ thứ hai
thống nhất với câu thơ một về mặt nội dung bên trong : nói cái nghèo cách mạng. Cái nghèo được trình
bày dưới hình thức dư dật. Bởi vậy, câu thơ thứ hai không có xu hướng than nghèo, kể nghèo, mà nói lên
sự ung dung, vui với cái nghèo của người cách mạng. Câu thơ phảng phất nụ cười của nhà nho xưa trong “
Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Cần phải đọc nó bằng giọng vui đùa pha chút hài hước. Để thể
hiện sự đầy đủ, tức là nhấn mạnh “ lúc nào cũng sẵn”, ta thấy trong hai yếu tố “ sẵn sàng” thì “sẵn” là
yếu tố chính, chứa đựng lượng thông tin chủ yếu. Do đó, mà câu thơ “ cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

được xem là kết cấu chủ yếu của cả bài thơ. Ngoài ra “sẵn sàng” theo ý nghóa là đầy đủ, cho nên mạch
đọc suốt cả câu là mạch trần thuật một chiều. Cả câu chỉ hơi nhấn giọng một chút vào chữ “ sẵn”.
Nếu hiểu câu thơ thứ hai là sự nối tiếp bình thường của câu thơ thứ nhất, không có yếu tố hài hước
khi nói về khó khăn gian khổ,( ở thì trong núi trong hang, ăn thì rau măng cháo bẹ) thì quan hệ giữa hai
câu có sự thay đổi. Điều đáng chú ý nhất là sự đối lập: Một bên là gian khổ, khó khăn thiếu thốn – một
bên là tinh thần sẵn sàng của người cách mạng. Người cộng sản năm xưa trong tù “vật chất tuy thiếu
thốn, khó khăn gian khổ nhưng không nao núng tinh thần”. Tinh thần coi thường khó khăn, vượt lên mọi
khó khăn, ung dung tự chủ “kiên quyết không ngừng thế tiến công”cần được thể hiện nổi bật. Từ “ sẵn
sàng” bộc lộ tinh thần của người cách mạng phải được đọc tách riêng ra và như trội lên. Câu thơ thứ hai
sẽ được tách ra thành hai phần đối lập nhau. Ngắt hơi dài sẽ sử dụng sau chữ “măng” để thể hiện sự
tương phản, và sau chữ “vẫn” có một ngắt hơi nhắn để chuẩn bị cho “sẵn sàng” được nhấn mạnh, nổi bật:
Cháo bẹ rau măng // vẫn / sẵn sàng.
d. Giao tiếp với người nghe:
Đối với đọc diễn cảm, chúng ta cần chú ý tới ba loại giao tiếp: - Giao tiếp với bản thân mình; giao tiếp với người đối thoại tưởng tượng và giao tiếp trực tiếp với người nghe. Thực ra cả ba loại giao
tiếp này đều hướng đến giao tiếp với những người nghe. Nhưng do mức độ giao tiếp khác nhau bởi tính
chất tác phẩm quy định nên sắc thái giao tiếp cũng khác nhau.
* Giao tiếp với chính mình:

19


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Đã đọc diễn cảm thì phải có mục đích tác động đến những người nghe. Nhưng có những tác phẩm
do đặc trưng thể loại của mình không cho phép người đọc giao tiếp một cách trực tiếp với người nghe.
Những đoạn độc thoại của chủ thể trữ tình trong những bài thơ như: Thuật hoài; Thuật cảm – những bài
thơ trữ tình tác giả viết cho mình …… đòi hỏi người đọc phải giao tiếp với chính mình nhằm tác động đến
những người nghe.
Chẳng hạn: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của nhà thơ Phan Bội Châu, cả bài thơ
là bức chân dung tự hoạ về nhà thơ – người lãnh tụ yêu nước, cách mạng trong nhà tù: kiên cường hiên
ngang, bất khuất, tràn đầy tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vào bản thân, vào sự nghiệp tranh

đấu – bồ kinh tế, cứu nước, cứu dân. Tuy nhiên, ở hai câu thơ 3 – 4 của bài thơ tác giả lại tả cái tình thế
và tâm trạng của mình khi ở trong tù. Và ông tự xem là “ khách không nhà trong bốn biển”, nên giọng thơ
ở hai câu này so với hai câu Khai đề có sự thay đổi. Từ nhẹ nhàng, cười cợt chuyển qua suy nghó trầm
ngâm, nên đòi hỏi người đọc phải tự giao tiếp với chính mình để tự rút ra giá trị tư tưởng tác giả muốn
thể hiện điều gì ở hai câu thơ này, từ đó xác định hướng đi cho cả bài thơ: Nếu hai câu thơ trên ( Khai đề)
chủ yếu nhà thơ hướng vào hiện tại, hướng ra ngoài, thì hai câu thơ:
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Nhà thơ chủ yếu hướng ra ngoài, nhưng ở tầm rộng, bao quát hơn. Phan Bội Châu gắn sóng gió
cuộc đời riêng của mình với tình cảm chung của đất nước, của nhân loại. Giọng điệu thơ trầm tónh mà
thống thiết, biểu hiện tâm trạng đau đớn của người anh hùng đầy khí phách, hoàn toàn không phải là
tiếng than vãn, thở dài của nhà thơ.
Với những tác phẩm như đã nêu ở trên, người đọc sẽ tự giao tiếp với mình, thấm thía với những
suy tư dằn vặt, những khát vọng và đau khổ, những ước mơ và thất vọng, những hân hoan và buồn tủi ……
nghóa là tất cả những cung bậc tình cảm mà tác giả thể hiện hay gửi gắm trong tác phẩm, để rồi qua đó
gợi lên sự đồng cảm sâu sắc của những người nghe.
* Giao tiếp với những người đối thoại tưởng tượng:
Đối với các bài thơ tặng, những tác phẩm viết theo thể thư từ, bút chiến, khi đọc, người đọc cần
giao tiếp với người đối thoại tưởng tượng. Đọc bài thơ: Đồng chí – Nhà thơ Chính Hữu, người đọc dường
như giao tiếp, trò chuyện với nhân vật “Tôi” - chủ thể trữ tình trong bài thơ:
Ruộng nương anh gởi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng nhà mình, ngôi nhà tranh nghèo của mình tự
bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra hỏi cổng làng. Thế mà nay dứt áo ra đi đến những chân trời xa lạ, vào
20


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy. Hẳn “anh” phải xuất phát từ những tình cảm lớn lao, những quyết tâm

mãnh liệt. Đó là đi đánh giặc cứu nước, theo Cụ Hồ đi kháng chiến. Ở đây, chàng trai cày không phải là
người vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương mà ngược lại. Sự hy sinh tình nhà
cho việc nước ở đây thật giản dị và cảm động.
Nhìn chung, thái độ của người đọc đối với “nhân vật đối thoại tưởng tượng” phụ thuộc vào thái độ
của tác giả và ý nghóa khách quan tác giả thể hiện qua nhân vật đó trong tác phẩm.
* Giao tiếp với những người nghe trực tiếp.
Phần lớn các tác phẩm văn học cho phép người đọc khi trình bày có thể giao tiếp thẳng với
những người nghe. Trong trường hợp này, học sinh đọc diễn cảm tác phẩm đã học thuộc thuận lợi hơn đọc
thơ theo sách. Nhưng trong thực tế, có những tác phẩm dài không thể học thuộc, vì vậy chủ yếu vẫn là
đọc theo sách. Khi đọc theo sách, người trình bày phải cố gắng sau một số câu (hoặc một đoạn thơ ngắn)
phải quan sát người nghe, phải chia sẻ với họ bằng nét mặt, ánh mắt và cử chỉ, những vui buồn mà mình
đem đến cho họ qua lời đọc. Nếu người đọc chỉ chăm chú vào sách không có sự giao lưu tình cảm với
người nghe thì hiệu quả truyền cảm sẽ bị giảm sút đáng kể, dù có đọc tốt đi chăng nữa.
Hằng ngày, trong quá trình lên lớp chúng ta gặp không ít học sinh khi đọc theo sách không rời mắt
ra một giây. Đặc biệt, khi trình bày tác phẩm học thuộc lòng, các em thường quay mặt vào bảng đen hay
góc lớp hoặc nhìn lên trần lớp, ra cửa sổ, không chú ý gì đến người nghe. Vì vậy, theo chúng tôi thói quen
giao tiếp trực tiếp với người nghe, giáo viên chúng ta cũng cần chú ý rèn luyện, uốn nắn cho các em, nhất
là ở những lớp dưới.
III.Các hình thức luyện đọc diễn cảm.
Rèn luyện học sinh kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn chương có nhiều hình thức khác nhau
mà giáo viên bằng kỹ năng sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ bản thân có thể rèn luyện cho các em. Ở
đây, qua quá trình giảng dạy của bản thân tự nhận thấy rằng có thể giúp các em đọc diễn cảm tốt các tác
phẩm văn học, nhất là thơ, thì có nhiều hình thức khác nhau trong suốt quá trình lên lớp của giáo viên ứng
với một tiết dạy ở nhiều thời điểm cũng khác nhau. Với khuôn khổ của một chuyên đề, chúng tôi chỉ đề
cập đến một số hình thức mang tính cụ baỷn:
1. Khâu kiểm tra bài cũ:
Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập ở bài trước, giáo viên cần coi trọng việc đọc diễn cảm bài học
cuỷa hoùc sinh qua thời gian kiểm tra bài cũ. Nh÷ng häc sinh đọc liếng thoáng cần được uốn nắn đọc lại cho
ủuựng, cho diễn cảm. Giaựo vieõn không nên cho điểm cao những học sinh chỉ thuộc mà đọc chưa diễn cảm.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài mới:

Giáo viên đọc mẫu lần 1 thật diễn cảm sẽ có tác dụng vừa gây hứng thú vừa định hướng cách đọc bài
văn trọn vẹn cho học sinh với ấn tượng ban đầu khó phai. ễ một đôi câu hoặc đoạn, bài có thể áp dụng quy
trình đọc - hỏi (để giảng từ và gợi ý gợi cách đọc diễn cảm) thử cho caực em.
VÝ dơ: Ở bµi

Về bài thơ Tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật
21


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
Häc sinh ®äc khổ thơ 1 và 2 của bài thơ: “Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như xa như ùa vào buồng laựi.
học sinh trả lời câu hoỷi 1 trong mục tìm hiểu bài, giáo viên giảng bài, gợi tìm cách đọc diễn cảm nội dung và
cảm thụ chất thơ trong hai khoồ thụ được thể hiện qua nhịp điệu, thanh điệu cả bµi thơ sao cho hµi hoµ. Nh­
vËy, viƯc lun đọc diễn cảm có lúc được lồng vào từng khâu tìm hiểu bài mới (có mức độ) giờ học như vậy sẽ
sinh động, nhẹ nhàng, hứng thú.
- Trc khi tin hành tổ chức cho học sinh luyện đọc, Giáo viên neân chia văn bản thành các đoạn đọc
(đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) mà
giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn
không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học
sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp.
- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh thạm gia đọc nối tiếp ở mỗi vịng đọc.
- Để củng cố kỹ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc nối
tiếp qua 3 vòng:

+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát
âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả
lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đứng và đọc rành mạch.
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng
góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (việc tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trìng đọc nối tiếp hoặc sau
khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở.
Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực
hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc,
chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: Đọc diễn cảm.
3. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài.
22


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kỹ năng Ñọc - Hiểu, góp phần nâng cao năng lực
cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.
Nắm được nội dung chính của từng đoạn thơ sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung hoặc âm
hưởng chung của cả bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ: “ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” – nhà thơ Phạm Tiến Duật – Bài thơ là cảm
xúc và suy nghó của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến só lái xe trên đường
Trường sơn thời đánh Mó, 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề - tứ thơ chủ đạo đó, nên khi
phân tích chúng ta không cần chia đoạn. Nhưng, giáo viên cũng cần cho học sinh xác định những nội dung
chính của từng khổ thơ trong quá trình phân tích để cảm nhận âm hưởng chủ đạo chung của cả bài thơ như
sau:
Khổ thơ thứ nhất – thứ hai: Hình ảnh những người chiến só lái xe Trường sơn - chủ nhân của
những chiếc xe không kính.
- Khổ thơ thứ 3 và 4: Những vẻ đẹp về phẩm chất của người lính lái xe.
- Khổ thơ thứ 5 và 6: Những nét sinh hoạt hằng ngày của những tiểu đội lính lái xe không kính trên
đường Trường sơn.

- Khổ thơ thứ 7: Hình ảnh những chiếc xe không kính – Một biểu tượng đẹp của lòng quả cảm.
Từ những xác định trên, học sinh mới có thể xác định được âm hưởng chung của toàn bài thơ:
Giọng điệu ngang tàng, dí dỏm, hóm hỉnh mà chân thật, bộc trực ồn ào rất phù hợp với tính cách phóng
khoáng của những người lính lái xe.
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung. Có
thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm hai khổ thơ 1 và 2 của bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không
kính” để trả lời câu hỏi: Tư thế , cảm giác và tâm trạng của người lính lái xe khi điều khiển chiếc xe
không kính chạy trên những nẻo đường Trường sơn như thế nào?
- Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK
chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học
sinh trả lời cau hỏi.
Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài thơ “ Đồng chí” – nhà thơ Chính Hữu, nên tách thành 3 ý nhỏ để học sinh
dễ trả lời.
23


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
+ Theo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội giữa tôi ( chủ thể – nhân vật trữ tình ) và anh ( người lính
đồng đội – người bạn nông dân mặc áo lính) bắt nguồn từ những cơ sở nào?
+ Những hình ảnh nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân
của anh bộ đội?
+ Đôi tri kỉ và hai người bạn thân cùng đôi đồng chí có gì chung, có gì khác nhau?
- Bằng nhiều hình thức khác nhau, Giáo viên có thể tổ chức học sinh hoặc làm việc cá nhân hoặc
theo cặp, theo nhóm….Đồng thời, Giáo viên cũng tạo điện kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực.
Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến.
Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống
miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân
vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Sau khi tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Giáo viên
yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng

đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm,
khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý. Ví dụ: Hai khổ thơ đầu của bài thơ “ Bài thơ về Tiểu
đội xe không kính” đọc với giọng điệu như thế nào? Giọng điệu ấy có phù hợp với tính cách của người lính
lái xe? Để nêu bật tư thế, cảm giác và tâm trạng của người lính lái xe, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ
ngữ nào?
Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài?
Học sinh thảo luận và trả lời – Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung.
Từ những hình thức đọc diễn cảm của giáo viên và học sinh như đã nêu trên, chúng tôi có thể tóm
tắt trong các hoạt động sau:
- Giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về nghệ thuật đọc, rèn luyện các kỹ
năng đọc diễn cảm, tổ chức đọc diễn cảm và đánh giá chất lượng đọc.
- Giáo viên đọc trích đoạn hay đọc cả tác phẩm trong bài giảng khái quát một giai đoạn văn học,
hoặc bài giảng về cuộc đời sáng tác của nhà thơ ( chẳng hạn, Ở chương trình Ngữ văn 9 có hai bài : Tác
giả Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu); Hay trong khi đàm thoại mở đầu phân tích tác phẩm, trong tiến
trình phân tích tác phẩm và trong khâu luyện tập.
- Giáo viên đọc đoạn thơ chọn lọc của tác phẩm, hoặc đọc trọn vẹn cả tác phẩm trong giờ văn,
trong giờ hướng dẫn các bài đọc thêm.
24


Rèn luyện Học sinh - Kỹ năng đọc diễn cảm các TPVH trong chương trình Ngữ văn THCS
- Học sinh đọc diễn cảm các câu thơ, đoạn thơ trích theo yêu cầu của giáo viên nhằm phục vụ cho
việc phân tích tác phẩm.
- Học sinh đọc diễn cảm theo sách sau khi đã được nghe giáo viên phân tích ở trên lớp và tự chuẩn
bị tác phẩm ở nhà.
- Học sinh đọc diễn cảm những bài học thuộc lòng ở nhà theo yêu cầu giáo viên trên lớp.
Có thể xem hoạt động đọc diễn cảm như một quá trình theo đường xoắn ốc: Việc đọc của giáo
viên không chỉ là phương tiện dạy học mà còn là phương tiện tích cực hoá sự sáng tạo của học sinh. Còn
quá trình học sinh chuẩn bị đọc diễn cảm sẽ thúc đẩy nghiên cứu tác phẩm sâu sơn. Đồng thời, tạo nên
không khí sáng tạo trong lớp, kích thích sự đồng cảm thụ và đồng sáng tạo giữa giáo viên và học sinh

trong lónh vực nghệ thuật.
Chỉ có giáo viên đọc diễn cảm mà không có hoạt động đọc diễn cảm của học sinh, hoặc chỉ có học
sinh đọc, còn giáo viên thì im lặng đều ảnh hưởng không tốt đến vai trò và tác dụng của đọc diễn cảm.
IV.

Đánh giá đọc diễn cảm của Học sinh.

Tổ chức hoạt động đọc diễn cảm và đánh giá kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh là một công việc
có ý nghóa sư phạm và giáo dục rất lớn đối với mỗi giáo viên chúng ta trong quá trình giảng dạy. Để kích
thích tính sáng tạo của học sinh, làm cho các em say mê nâng cao kỹ thuật đọc và trình bày, việc đánh giá
một cách công bằng, khách quan, nghiêm túc của giáo viên thật vô cùng cần thiết đối với các em.
Tuy nhiên, nên đánh giá việc đọc diễn cảm của học sinh chủ yếu khi các em đã được giáo viên
hướng dẫn cảm thụ tác phẩm. Điều chủ yếu ở đây là người thầy không những phải biết đánh giá đúng
chất lượng chuẩn bị và đọc diễn cảm của học sinh, mà còn phải làm cho các em nắm được các tiêu chuẩn
đáng giá và biết dựa vào đó đánh giá. Muốn làm được điều này, chúng tôi thiết nghó bản thân mỗi giáo
viên phải tìm hiểu sâu sắc và có những kiến giải xác đáng đối với tất cả những tác phẩm mà học sinh
chuẩn bị đọc. Và, phải căn cứ vào kất quả các bước chuẩn bị đọc của học sinh để việc đánh giá đảm bảo
được chính xác và có ý nghóa sư phạm. Không nên chỉ căn cứ vào một mặt là kết quả thể hiện trong giọng
đọc của học sinh mà đánh giá. Tất nhiên, thời gian đầu, việc đọc của các em còn lúng túng, nhiều nhược
điểm so với tiêu chuẩn đánh giá mà chúng ta sẽ nêu là điều dễ hiểu, có thể thấy trước được. Nhưng chúng
ta đánh giá đọc diễn cảm của học sinh không phải chỉ qua việc các em trình bày tác phẩm, mà một phần
quan trọng là việc thâm nhập và hiểu tác phẩm. Bởi thế có những tìm tòi, suy nghó của các em dẫu chưa
25


×