Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.54 KB, 3 trang )
Naphazolin không phải là “thần dược” chữa ngạt mũi
Naphazolin (na-pha-dô-lin) là một loại thuốc nhỏ mũi hay được người
dân tự ý mua về dùng do thuốc có giá thành rẻ (chỉ vài ngàn đồng/lọ),
tính sẵn có (hầu hết có ở các nhà thuốc) và tính “hiệu nghiệm” của
thuốc (khi bị ngạt mũi nhỏ thuốc vào là mũi thông làm cho người bệnh
dễ thở ngay). Vì thế người dân tín nhiệm và còn mách bảo nhau dùng,
coi thuốc như “thần dược” chữa ngạt mũi… mua thuốc tích trữ trong
nhà.
Naphazolin được dùng để nhỏ hoặc xịt mũi (đối với dạng xịt) để giảm triệu
chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn
tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng. Ngoài ra người ta còn
dùng thuốc để giảm sưng, giúp cho dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước
khi phẫu thuật hoặc thủ thuật chẩn đoán; làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người
bệnh viêm tai; dùng nhỏ vào kết mạc mắt để giảm sung huyết, ngứa và kích
ứng. Tuy nhiên khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, chú ý
chọn đúng loại sử dụng cho mắt hay cho mũi (theo mục đích sử dụng là nhỏ
mắt hay nhỏ mũi để tránh nhầm lẫn loại nhỏ mũi lại đem nhỏ mắt sẽ nguy
hiểm).Khi bị ngạt mũi nhỏ thuốc naphazolin sẽ làm co các cơ thắt của các
mao mạch, động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang (làm co mạch) đẩy máu đi nơi
khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở). Thường tác dụng co
mạch đạt trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 – 6 giờ. Nhưng sau
đó người bệnh cũng có thể bị sung huyết (ngạt mũi) trở lại khiến cho người
bệnh lại phải dùng đến thuốc. Khi dùng thuốc kéo dài và lặp lại nhiều lần sẽ
xảy ra hiện tượng giãn mạch thứ phát, nếu tiếp tục dùng nữa tình trạng giãn
mạch sẽ trở nên thường xuyên hơn. Cuốn mũi sẽ phù nề và mức độ ngạt mũi
của bệnh nhân sẽ tăng lên. Khi sử dụng thường xuyên thuốc co mạch này,
cuốn mũi bị co lại một cách cưỡng bức và dần dần hoạt động sẽ lệ thuộc vào
thuốc tới một lúc nào đó sẽ trơ đối với thuốc (số lần nhỏ sẽ nhiều hơn, liều
lượng tăng hơn và mức độ ngạt mũi cũng sẽ nặng hơn). Ở những bệnh nhân
này thường bị mất ngửi hoặc kém ngửi, mũi khô, đôi khi có đau đầu… Vì
vậy, không nên dùng thuốc nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng