Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuyển dịch lao động nông thôn đến đời sống hộ gia đình tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC THÁI

ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ GIA ĐÌNH
TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thái

i

download by :


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế tốn – Tài chính, Khoa Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Gia Bình, các phịng, ban ngành thuộc
huyện: Phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Tài chính – Kế hoạch, phòng Lao động
– Thương binh và Xã hội, chi cục Thống kê huyện, chi cục Thuế huyện, UBND các xã,
thị trấn và các hộ gia đìnhđã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Đức Thái

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình, biểu đồ.............................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về lao động và chuyển dịch lao động ..........................................4

2.1.1.

Một số quy định chung về lao động và chuyển dịch lao động ...........................4

2.1.2.

Nội dung của chuyển dịch lao động .................................................................6

2.1.3.

Ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến đời sống của hộ gia đình .................7


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động nông thôn ...........................14

2.2.

Cơ sở thực tiễn về lao động và chuyển dịch lao động .....................................17

2.2.1.

Tình hình chuyển dịch lao động thôn ở Việt Nam ..........................................17

2.2.2.

Kinh nghiệm của chuyển dịch lao động tại một số địa phương .......................20

2.2.3.

Bài học rút ra cho huyện Gia Bình .................................................................22

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ..........................................23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................23


3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................24

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32

iii

download by :


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................32

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................37
4.1.

Tình hình chuyển dịch lao động nơng thơn ở huyện gia bình, tỉnh Bắc Ninh .........37

4.1.1.

Tình hình lao động và chuyển dịch lao động của huyện .................................37


4.2.

Thực trạng chuyển dịch lao động tại hộ gia đình tại huyện Gia Bình ..............44

4.2.1.

Đặc điểm của hộ có lao động chuyển dịch......................................................44

4.2.2.

Tình hình chuyển dịch lao động của hộ điều tra .............................................45

4.3.

Ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến đời sống của hộ gia đình ...............48

4.3.1.

Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.....................................................................48

4.3.2.

Ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến việc làm của hộ gia đình ...............53

4.3.3.

Ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến phúc lợi hộ ...................................55

4.4.


Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động của hộ gia đình ...................61

4.4.1.

Yếu tố bên ngồi ............................................................................................61

4.4.2.

Yếu tố bên trong ............................................................................................64

4.5.

Giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu tác động
tiêu cực của chuyển dịch lao động đến hộ gia đình .........................................69

4.5.1.

Nhóm giải pháp đẩy mạnh CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn tại địa
phương ...........................................................................................................69

4.5.2.

Nhóm giải pháp tăng cường đào tạo nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực ..........71

4.5.3.

Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-CN vào phát triển KTXH của huyện ................................................................................................71

4.5.4.


Nhóm giải pháp thu hút lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nơng
nghiệp............................................................................................................72

4.5.5.

Nhóm giải pháp hồn thiện chính sách ...........................................................73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................75
5.1.

Kết luận .........................................................................................................75

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................76

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................79
Phụ lục ......................................................................................................................82

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCKT


: Cơ cấu kinh tế

CCLĐ

: Cơ cấu lao động

CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN-TTCN&XD

: Cơng nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp & Xây dựng

CN-XD

: Công nghiệp – Xây dựng

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

GDTX

: giáo dục thường xuyên


GQVL

: Giới thiệu việc làm

HTX

: Hợp tác xã

KCN

: Khu công nghiệp

KH-CN

: Khoa học – Công nghệ

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

LĐNT

: Lao động nông thôn

N, L, TS

: Nông, Lâm, Thủy sản

NN


: Nông nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TM - DV

: Thương mại – Dịch vụ

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất tại huyện Gia Bình năm 2014 – 2016 .........25
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Bình qua 3 năm (2014
– 2016) .....................................................................................................27
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh tế của huyện Gia Bình qua 3 năm (2014 – 2016) .....31
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra ...............................................................................33
Bảng 4.1. Thông tin về lao động nơng thơn tại huyện Gia Bình giai đoạn
2014-2016 ................................................................................................38
Bảng 4.2. Xu hướng chuyển dịch lao động nông thôn theo vùng ...............................40
Bảng 4.3. Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện

Gia Bình giai đoạn 2014-2016 ...................................................................41
Bảng 4.4. Đặc điểm của hộ gia đình tại thời điểm điều tra .........................................44
Bảng 4.5. Tình trạng chuyển dịch lao động của hộ theo vùng ....................................46
Bảng 4.6. Tình trạng chuyển dịch lao động của hộ theo ngành nghề ..........................46
Bảng 4.7. Thay đổi thu nhập của hộ gia đình trước và sau chuyển dịch .....................49
Bảng 4.8. Đánh giá về thay đổi kinh tế của hộ trước và sau chuyển dịch lao động...........49
Bảng 4.9. Thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập của hộ gia đình trước và sau
chuyển dịch ..............................................................................................50
Bảng 4.10. Cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình trước và sau chuyển dịch ..........................52
Bảng 4.11. Các loại tài sản trong các hộ gia đình trước và sau của quá trình
chuyển dịch ...............................................................................................53
Bảng 4.12. Tình trạng lao động của các hộ gia đình ....................................................54
Bảng 4.13. Tác động của chuyển dịch lao động đến việc làm của hộError! Bookmark not defined.
Bảng 4.14. Thời gian các bậc bố, mẹ dành cho việc chăm sóc con cái .........................56
Bảng 4.15. Ảnh hưởng chuyển dịch đến trình độ người lao động.................................57
Bảng 4.16. Ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình, xã hội .............................................59

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ vị trí huyện Gia Bình...................................................................23

Biểu đồ 4.1. Đánh giá tình hình an ninh trật tự xã hội của hộ điều tra sau chuyển
dịch lao động ..........................................................................................60


vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Thái
Tên Luận văn: “Ảnh hưởng của chuyển dịch lao động nông thôn đến đời sống hộ gia
đình tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài tiến hành phân tích thực trạng chuyển dịch lao động nông thôn và những
ảnh hưởng của chuyển dịch lao động và đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch lao động
đến đời sống của các hộ gia đình tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của chuyển dịch lao động.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu gồm số liệu thứ cấp thu thập từ
niên giám thống kê về tính hình kinh tế xã hội của huyện Gia Bình, báo cáo về tình hình
lao động, việc làm và đề tài đã tiến hành điều tra 120 hộ có lao động chuyển dịch và 30
cán bộ địa phương về tính hình chuyển dịch lao động của huyện Gia Bình. Số liệu sau
khi thu thập được đề tài đã xử dụng công cụ excel để ;xử lý số liệu và sử dụng các
phương pháp phân tích so sánh, để phân tích thực trạng chuyển dịch lao động và các
yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã đưa ra những kết luận chủ yếu sau:

Phân tích thực trạng diễn ra chuyển đổi lao động tại huyện Gia Bình trong giai
đoạn 2014-2016 đang diễn ra mạnh mẽ với xu hướng lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng. Chuyển dịch lao động tại hộ
gia đình tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến thu nhập của hộ, thu nhập
của hộ sau chuyển đổi tăng lên, trong đó cơ cấu thu nhập cũng có sự thay đổi đáng kể,
thu thập từ nơng nghiệp giảm đi trong khi thu nhập từ tiền công, tiền lương và làm thuê
tăng lên. Bên cạnh đó chuyển dịch lao động tác động đến việc làm của hộ, hộ có nhiều
cơ hội việc làm hơn thời gian làm việc cũng tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp và bán thất
nghiệp giảm. Ngồi ra chuyển dịch lao động cịn tác động đến phúc lợi của hộ, do thời
gian người lao động tăng lên đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải san sẻ cơng việc
gia đình với nhau, thời gian làm việc tăng cũng dẫn đến thời gian dành cho việc chăm

viii

download by :


sóc gia đình, trẻ em giảm và các mối quan hệ họ hàng, làng xóm cũng bị giảm đi. Các
vấn đề an ninh – xã hội cũng có diễn biến phức tạp hơn.
Từ đó đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng
tích cực của chuyển dịch lao động và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực như: Đẩy mạnh
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn tại địa phương; Tăng cường đào tạo nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh ứng dụng KH-CN vào phát triển KT-XH tại địa
phương; Hồn thiện các chính sách; Thu hút lao động nông thôn tham gia vào sản xuất
nông nghiệp.

ix

download by :



THESIS ABSTRACT
Name of candidate: Nguyen Duc Thai
Name of thesis: “Impact of rural labor migration on household life in Gia Binh district,
Bac Ninh province”.
Department: Business Administration

Code: 8340102

Academic institute: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the thesis:
-

Analyze the situation of rural labor migration and effects of rural labor
migration.

-

Assess the impact of labor migration on household life in Gia Binh district, Bac
Ninh province.
From the above study results, propose some solutions to promote positive effects
and to limit the negative effects of labor migration.

-

Method of study:
The thesis is completed using data collection method, data processing method
and comparative analysis method to analyze the situation of labor migration and assess
the factors affecting labor migration in Gia Binh district, Bac Ninh.
Major results and conclusions:

The labor migration in Gia Binh district during the period of 2014-2016 has
taken place powerfully, with the decreasing labor trend in the agricultural sector,
and significant growth in industry and services. The shift of labor power in Gia Binh
district has increased the incomes after conversion of households, the structure of
income also changed significantly: incomes collected from agriculture decreased,
meanwhile the incomes from wages, salaries increased. In addition, the change in
labor immigration has affected the employment situation in Gia Binh district’s life.
There were more job opportunities and more working time available, causing a
declining trend in unemployed rate.
The labor migration also affected the well-being of household. As the working
time increased, family members became busier, time for family, for children care and
social relationships decreased. Social security issues became more complex.
From the above study results, the thesis proposed solutions to promote the
positive effects of labor migration and to limit negative impacts such as:
-

Promote agricultural-rural industrialization and modernization.
Improve the quality of human resources with better training courses.

x

download by :


-

Using new science and technology in regional socio-economic development.
Improve policies.

-


Attract rural labor engaged in agricultural production.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chuyển dịch lao động nơng thơn khơng cịn là một khái niệm gì q lạ
lẫm đối với những người làm cơng tác quản lý. Nói một cách tổng thể nhất
chuyển dịch lao động là q trình biến đổi, chuyển hóa khách quan từ lao động
cũ sang lao động mới tiến bộ hơn, phù hợp với quá trình và trình độ phát triển
kinh tế xã hội. Chuyển dịch lao động nông thôn là q trình tất yếu cho q trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở khu vực nơng thơn. Chuyển dịch lao động nơng
thơn có ý nghĩa, vai trị quan trọng đối với chuyển dịchcơ cấu kinh tế. Chuyển
dịch lao động được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nó vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần cân đối
lại cung - cầu trên thị trường lao động... Chuyển dịch lao động không chỉ tuân
theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn
định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người. Cùng với thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020 của Thủ tướng chính phủ, tỉnh Bắc Ninh đã và đang đẩy mạnh thực hiện
sâu rộng và coi chương trình xây dựng nơng thơn mới là một chương trình trọng
tâm nhất của tỉnh từ trước tới nay. Với mong muốn thay đổi diện mạo nhiều vùng
nông thôn, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông
dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình
làng nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành từng bước. Một trong

những nội dung quan trọng bậc nhất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới là Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
trong đó chuyển dịch lao động cũng là một khâu không thể thiếu.
Với vị trí địa lý vơ cùng thuận lợi cùng với việc tiếp giáp với các khu vực
kinh tế phát triển nhưng do chịu sự chi phối của Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong đó cùng với Lương Tài,
Gia Bình được xây dựng là một trong hai huyện lấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền sản xuất nơng nghiệp
chất lượng gắn với đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch vụ và Công nghiệp –
TTCN theo hướng hiện đại. Do đó mà tỷ trọng cơ cấu kinh tế mặc dù có sự thay
đổi nhưng có phần khác hơn so với các huyện còn lại của tỉnh Bắc Ninh là không

1

download by :


thể tránh khỏi, chính điều đó đã dẫn tác động đến q trình chuyển dịch lao động
cũng có phần khác hơn so với các huyện thành khác. Sự chuyển dịch lao động
nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng
lao động ngành công nghiệp và dịch vụ còn chậm.
Với vai trò là nhân tố chính cho sự phát triển của kinh tế khu vực, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã và đang làm thay đổi cơ cấu lực lượng lao động
nông thôn qua đó tác động trực tiếp tới đời sống của các hộ gia đình của khu vực
huyện Gia Bình. Chuyển dịch lao động nông thôncùng sự kỳ vọng công việc
mới, ngành nghề mới với mong muốn có mức thu nhập cao hơn nhằm cải thiện
cuộc sống, được nâng cao trình độ chuyên môn, thu hẹp khoảng cách với các khu
vực phát triển khác. Nhìn chung chuyển dịch lao động nơng thơn đã giúp cho hộ
gia đình có một đời sống tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên không thể không nhắc đến
những ảnh hưởng tiêu cực của chuyển dịch lao động nông thôn tác độ lên hộ như

tăng thu nhập cho hộ gia đình, khả năng chi tiêu được cải thiện, trình độ hiểu
biết, khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động được tăng lên…
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nghiên cứu chuyên sâu ảnh hưởng của
chuyển dịch lao động nơng thơn tới đời sống hộ gia đình là thực sự cần thiết,
không chỉ giúp các nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc hơn về đời sống của các hộ
gia đình đã từng ngày thay đổi như thế nào qua tác động của nhân tố chuyển dịch
cơ cấu lao động mà còn giúp nhà quản trị đưa ra được những giải pháp liên quan
tới chuyển dịch cơ cấu lao động tại huyện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Do đó tơi chọn chủ đề “Ảnh hưởng của chuyển dịch
lao động nơng thơn tới đời sống hộ gia đình tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thu chung CỨUủa mình.ng nơng thơn tới đời sống hộ gia đình
tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” sống hộ gia đình là thực sự cần thiết, khơng
chỉ giúp các nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc hơn về đời sống n chế những ảnh
hưởng tiêu cực của chuyển dịch lao động.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- H2 Mêu cụ thểhung CỨUủa mình.ng nơng thơn tới đời sống hộ gia đình
tại huyện Gia B.

2

download by :


- Phân tích thcểhung CỨUủa mình.ng nơng thơn tới đời sống hộ gia
đình tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” sống hộ gia đình là thực sự cần thiết,
khơng chỉ giú
- Phân tích thcthcểhung CỨUủa mình.ng nơngthơn tới đời sống hộ gia
đình tại huyện Gia Bình, tịch lao động đến đời sống của hộ tại ện Gia Bình,

tỉnh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đ.3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Chuy1. Đnôngượng nghiên cứu
 ẢCuy1. Đnôngượng nghiên cứu nông thôn tgượng nghiên cứu CỨUN
CỨUôngthôn tới đời sống hộ gia đình tại huyện Gia.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về khơng gian: Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
 Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu giai đoạn 2014-2016. Thời
gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.
 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn
xoay quanh ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến thu nhập, lao động việc
làm, phúc lợi của hộ của hộ gia đình ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG
2.1.1. Một số quy định chung về lao động và chuyển dịch lao động
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người với tự nhiên,
nhằm thay đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con
người. Trong quá trình lao động, con người sử dụng các tiềm năng trong cơ thể
tác động vào giới tự nhiên chiếm giữ những chất trong giới tự nhiên, biến đổi
những chất đó làm cho chúng trở lên có ích trong đời sống của mình. Nhà triết

học Các - Mác cho rằng lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con
người với tự nhiên, một q trình trong đó với sức lao động của mình, con người
làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với giới tự nhiên (Bộ
lao động TBXH, 2002). Ngày nay, khái niệm lao động đã được mở rộng, theo
Savchenko (1987) lao động là hoạt động có mục đích của con người, bất cứ làm
việc gì con người cũng phải tiêu hao một năng lượng nhất định. Tuy nhiên chỉ
tiêu hao năng lượng có mục đích mới được gọi là lao động. Theo Từ điển tiếng
Việt, lao động sản xuất là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các
loại sản phẩm vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Vì vậy, lao động là điều
kiện không thể thiếu được của đời sống con người, lao động mãi là nguồn gốc
động lực phát triển xã hội. Bởi vậy, xã hội càng phát triển thì tính chất, hình thức
và phương thức tổ chức lao động càng tiến bộ.
b. Khái niệm nguồn lao động
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những
người trên độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Lao động nông thôn là những người trong độ tuổi lao động khơng phân
biệt giới tính và những người trên độ tuổi, dưới độ tuổi có thể tham gia lao động
ở khu vực nông thôn, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện
nay ở Việt Nam quy định độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi đối với nam và từ 15 55 tuổi đối với nữ (Lương Trung Hậu, 2011).
c. Khái niệm về chuyển dịch lao động
Theo Từ điển tiếng Việt thì chuyển dịch là thay đổi hoặc làm thay đổi vị

4

download by :


trí trong quãng ngắn, chuyển dịch được hiểu ở hai khía cạnh; thứ nhất, đó là sự
thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác; thứ hai, đó là quá trình làm biến đổi các

yếu tố trong cấu trúc và mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành một tổng thể theo
chủ đích và phương hướng xác định, theo vậy có thể hiểu chuyển dịch là chuyển
từng quãng ngắn hoặc làm thay đổi cơ cấu thành phần.
Theo tác giả Phí Thị Hằng, 2014, chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình
thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong
một khoảng không gian, thời gian và theo một xu hướng nhất định. Thực chất,
chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế theo
hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Q trình đó vừa
diễn ra trên quy mơ tồn bộ nền kinh tế vừa diễn ra trong phạm vi của từng nhóm
ngành, nội bộ mỗi ngành. CCLĐ theo ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số
lượng và chất lượng lao động trong nội bộ ngành đó.
2.1.1.2. Đặc điểm của lao động và chuyển dịch lao động
-

Đặc điểm nguồn lao động về mặt chất lượng:
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể

hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn
nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh
tế và đời sống của người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng nguồn nhân
lực được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu
chủ yếu sau:
 Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực:
Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con
người và được biểu hiện thông qua nhiều chuẩn mực đo lường về chiều cao, cân
nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa… Ngoài ra người ta còn sử dụng các
chỉ tiêu như tỷ lệ sinh chết, tỷ lệ tử vong của trẻ em, tỷ lệ thấp của trẻ sơ sinh,
tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới, cơ cấu tuổi, mức GDP/đầu người…
 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của nguồn nhân lực:
Chỉ tiêu này được đo lường thông qua các chỉ tiêu như số lượng và tỷ lệ

biết chữ, số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như tiểu học, phổ thông cơ sở,
trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, trên đại học… Đây là chỉ tiêu hết sức
quan trọng phản ánh chất lượng, nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá
trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận

5

download by :


dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
 Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chun mơn kỹ thuật nguồn nhân lực:
Trình độ chun môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, khả năng thực hành về
một chun mơn nghề nghiệp nào đó. Có thể phân làm hai loại: lao động đã qua đào
tạo và lao động chưa qua đào tạo. Về cơ cấu lao động được đào tạo có: cấp đào tạo
(sơ cấp, trung cấp, cao cấp), công nhân kỹ thuật và cán bộ chun mơn, trình độ đào
tạo (cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề…).
Thơng qua chỉ tiêu trình độ, chun môn kỹ thuật của nguồn nhân lực cho
thấy năng lực sản xuất của con người trong ngành, trong một quốc gia, khả năng
sử dụng khoa học hiện đại vào sản xuất.
Nguồn lao động được đo thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số.
Quy mô và tốc độ dân số càng lớn thì quy mơ và tốc độ tăng nguồn nhân lực
càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên tác động của nó phải sau một khoảng thời gian
nhất định mới có biểu hiện rõ vì con người phải phát triển đến một mức độ nhất
định mới trở thành người có sức lao động có khả năng lao động.
Nguồn lao động cung cấp sức lao động cho nền kinh tế, cùng với các đầu
vào khác tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Nguồn lao động còn giúp cho ta học
tập và tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý của người nước ngoài là
nhân tố thu hút đầu tư từ bên ngoài.
2.1.2. Nội dung của chuyển dịch lao động

Chuy2. Nội dung của chuyển dịc: Chuy Nội dung của chuyển dịch lao
động nền kinh tế, cùng với cáđ Chuy Nội dung của chuyển dịch lao động nền kinh
tế, cùng với các đầu vào khác tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Nguồn lao động còn
giúp cho ta học tập và tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý của người nước
ngoài là nhâng vùng, từng địa phương, phát huy nội lực sau đó mới tìm nguồn ngoại
lực, việc tận dụng yếu tố vùng, miền sẽ giúp người lao động tiết kiệm chi phí đầu tư,
đem lại sự bền vững trong chuyển dịch. đối với chính quyền địa phương việc nằm
bắt được xu hướng chuyển dịch của lao động, mức độ và quy mô chuyển dịch sẽ
giúp các nhà quản lý đưa ra những định hướng, mục tiêu, cách thực hiện và giải
pháp phù hợp, người lao động luôn dịch chuyển theo hướng từ nơi có điều kiện kinh
tế - xã hội thấp đến nơi có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn và đó cũng thể hiện tính
chất vùng trong đó, họ có thể chuyển từ vùng nơng thơn đến thành thị, thị trấn – thị
xã đến các thành phố lớn...tạo ra dòng chuyển dịch về lao động kéo theo sự tăng lên

6

download by :


v Chuy Nội dung của chuyển dịch lao động nền kinh tế, cùng
Chuyuy Nội dung của chuyển dịch lao động nền k: Chuy Nội dung của
chuyển dịch lao động nền kinh tế, ch chuy Nội dung của chuyển dịch lao động nền
kinh tế, cùng với các đầu vào khác tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Nguồn lao động
còn giúp cho ta họcgoài tỉnh. Chuyển dịch lao động muốn có hiệu quả cần phải gắn
với lợi thế của từng vùng, từng địa phương, p dụ như lao động chuyển từ nghề mộc
sang nghề thợ nề ( khác nghề, cùng ngành) hay chuyển từ nghề buôn bán sang làm
công nhân (khác nghề, khác ngành) (Nguyễn Văn Hiếu, 2013).
Chuyuy Nội dung của chuyển dịch lao động nền kinh tế, cùng với các đầu
vào khác tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Nguồn lao động cịn giúp cho ta
họcgồi tỉnh. Chuyển dịch lao động muốn có hiệu quả cần phải gắn với lợi

thếhọn đầu tiên là ngành nghề, còn vấn đề làm ở đâu và như thế nào được người
lao động cân nhắc sau và cũng có thể họ chấp nhận làm ở bất cứ đâu nếu cơng
việc ở đó phù hợp với họ (Nguyễn Văn Hiếu, 2013).
Chuyuy Nội dung của chuyển dịch lao động nền: Chuy Nội dung của
chuyển dịch lao động nền kinh tế, cùng với các đầu vào khác tạ.còn chuyển dịch
theo nghề là lao động chuyển làm việc từõ nét trình độ tay nghề của người lao
động nôngtư nhân...Lựa chọn làm việc trong thành phần kinh tế nào của ngưhuy
Nội dung của chuyển dịch lao động nền kinh tế, cùng với các đầu vào khác
tạ.còn chuyển dịch theo nghề là lao động chuyển làm việc tthành phần kinh tế.
Chuyển dịch này cũng tạo ra sự hiệu quả, tận dụng được khả năng của từng
lao động, bởi mỗi lao động thích nghi tốt với một thành phần kinh tế có thể do
yếu tố trình độ, sức khỏe... Mỗi thành phần kinh tế có đặc điểm riêng về mơi
trường làm việc, cách thức làm việc, cơ chế làm việc và các mối quan hệ sản
xuất, làm cho sự chuyển dịch theo TPKT trở nên đa dạng và tạo ra những giá
trị sản xuất khác nhau, lợi ích khác nhau, nên đây cũng là hình thức chuyển
dịch tác động mạnh mẽ đến hiệu quả chuyển dịch của người lao động (Nguyễn
Văn Hiếu, 2013).
2.1.3. Ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến đời sống của hộ gia đình
2.1.3.1. Đời sống của hộ gia đình
Hộ gia đình hay cịn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một
hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2
người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay khơng có quỹ thu chi chung
hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình khơng đồng nhất với khái niệm gia đình,

7

download by :


những người trong hộ gia đình có thể có hoặc khơng có quan hệ huyết

thống, ni dưỡng hoặc hơn nhân hoặc cả hai.
Đời sống của hộ gia đình được thể hiện thông qua thu nhập của các thành
viên trong gia đình, khả năng tìm kiếm việc làm, phúc lợi hộ gia đình và điều
kiện sống của mỗi con người, đó là chất lượng sống.
Chất lượng đời sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội,
trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Sau đó, là
điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần. Mức đáp ứng đó càng cao thì chất
lượng đời sống càng cao.
Chất lượng cuộc sống cịn thể hiện ở sự cảm giác được hài lòng (hạnh
phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó
được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất
lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được.
Việc làm: Việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu
sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. Theo
Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ sung)
năm 2002 thì khái niệm việc làm được xác định là “Mọi hoạt động lao động tạo
ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy,
khái niệm việc làm có thể hiểu là hoạt động lao động của con người nhằm mục
đích tạo ra thu nhập và hoạt động này khơng vi phạm pháp luật. Việc làm bao
gồm ba dạng:
1) Những việc làm nhằm nhận được tiền công, tiền lương dưới dạng tiền
hoặc hiện vật.
2) Việc làm nhằm thu được lợi nhuận.
3) Là những cơng việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao.
Thu nhập: Theo Lê Văn Quân (2011), thu nhập trong nền kinh tế thị
trường, theo nghĩa rộng bao gồm doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập của
các yếu tố sản xuất. Theo nghĩa hẹp, thu nhập là phần trả công cho chủ các yếu tố
sản xuất như: tiền lương, lợi tức, địa tô như vậy, có thể hiểu thu nhập là tổng số
tiền mà chủ thể các yếu tố sản xuất kiếm được trong một thời gian nhất định. Thu
nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ

được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích luỹ và tái sản
xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động
sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân

8

download by :


thành 3 loại:
1) Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,...); từ chăn nuôi (Gia súc,
gia cầm,....) và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).
2) Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế
biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia cơng cơ khí...Ngồi ra thu nhập phi nơng
nghiệp cịn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán,
thu gom,...
3) Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế
biến, sản xuất vật liệu xây dựng...
2.1.3.2. Ảnh hưởng về thu nhập hộ gia đình
Hiện tượng chuyển dịch lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lao
động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã diễn ra mạnh mẽ ở Mỹ từ những
năm 1800 và ở 13 nước công nghiệp từ thế kỷ 19, chính sự phát triển của cơng
nghiệp là lực hút lao động nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ
(Francisco Alvarez-Cuadrado Markus Poschke, 2009). Theo tổ chức lao động
quốc tế (International Labour Organization), Châu Á cũng điễn ra sự chuyển dịch
lao động mạnh mẽ ở các nước như Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc (ILO,
2005). Mô hình phát triển kinh tế hiện đại làm thay đổi cấu trúc lao động giữa

các ngành nghề, lao động nông nghiệp chuyển dịch sang các lĩnh vực khác (as
shown by Kuznets, 1966, 1973; Chenery and Syrquin, 1975; Timmer and De
Vries, 2009). Sự dịch chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp cịn bởi sản lượng
nơng nghiệp tăng trưởng nhanh và việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp đã giải phóng sức lao động nơng nghiệp (e.g., Lewis, 1954; Hansen and
Prescott, 2002; Vollrath, 2009a). Hayashi and Prescott (2008) đã chứng minh
rằng sự giảm chi phí sản xuất cho phép giảm một lượng lớn lao động trong nông
nghiệp và điều này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc lao động trong nơng nghiệp.
Chuyển dịch lao động góp phần vào sự phát triển kinh tế Việt Nam từ năm
1990 tới 2008, lao động được dịch chuyển từ nông nghiệp sang các nhà máy, xí
nghiệp và kinh doanh dịch vụ đã đem lại thu nhập cao cho hộ nông dân (Brian
McCaig và Nina Pavcnik, 2012). Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò

9

download by :


quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động
được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và thay đổi cơ cấu kinh tế của hộ. Theo Đông
và cs., 2013, sự dịch chuyển cơ cấu lao động nông nghiệp, nơng thơn đã góp
phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, kèm theo đó tăng khả năng tiếp cận
các dịch vụ xã hội như giáo dục y tế văn hoá cho người dân.
Cơ cấu lao động cũng sẽ thay đổi phù hợp với xu hướng tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp giảm dần cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, tỷ trọng lao động
trong các ngành công nghiệp và thương mại- dịch vụ tăng lên cả về số tương đối
lẫn tuyệt đối. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc chuyển dịch phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn tác động trực
tiếp đến kinh tế hộ, thay đổi tỷ trọng thu nhập của hộ.

Chuyển dịch lao động nông thơn đã góp phần cải thiện thu nhập của
chính bản thân người lao động và rộng hơn là thu nhập của hộ gia đình. Trước
đây, nếu người lao động chỉ có thể trơng chờ vào thu nhập từ hoạt động sản
xuất nơng nghiệp thì ngày nay, người lao động đã có thể có rất nhiều khoản
thu như thu từ sản xuất trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, tiền công làm
th… Q trình chuyển dịch mang lại cả tích cực và tiêu cực như tăng nguồn
thu của hộ gia đình, giúp giảm nghèo đói cụ thể là: tăng khả năng kiếm tiền
đáng kể so với thu nhập của người không chuyển đổi ngành nghề lao động tại
nơng thơn; có ảnh hưởng tích cực với kinh tế địa phương tại những nơi đến vì
các khoản chi tiêu của người lao động; đóng góp vào đầu tư cho các hoạt động
tăng thu nhập, đầu tư kinh doanh, trả nợ, chi trả tiền chữa bệnh, tiền tiêu dùng
của gia đình, tiếp cận các kĩ năng làm việc và hiểu biết thông tin về thị trường,
nắm bắt kĩ năng kỹ thuật.
Theo các số liệu báo cáo hàng năm cho thấy, nguồn thu từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp thường là thấp hơn rất nhiều so với nguồn thu từ các hoạt động
sản xuất phi nơng nghiệp. Nguồn thu đó gần như chỉ đảm bảo những nhu cầu
thiết yếu nhất của cuộc sống của hộ gia đình. Ngồi ra, sản xuất nơng nghiệp cịn
chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố tự nhiên dẫn đến sự bấp bênh đối với thu
nhập của hộ. Trong khi đó, thu nhập từ các ngành phi nơng nghiệp đem lại cho
người lao động một nguồn thu lớn gấp vài lần so với sản xuất nơng nghiệp.
Chính vì điều đó là nguyên nhân khách quan mà chuyển dịch lao động là một quá

10

download by :


trình tất yếu sẽ sảy ra.
2.1.3.3. Ảnh hưởng về vấn đề lao động việc làm của hộ
Chuyển dịch lao động diễn ra mạnh mẽ tăng dần tỷ trọng lao động trong

công nghiệp dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp (Yên,
2010). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, 2013, lao động trong lĩnh vực nông
lâm, thuỷ sản chiếm 47,4% năm 2012, giảm đáng kể so với mức 52,9% năm
2007. Đông và cs., 2013 cũng chỉ ra rằng xu hướng hoạt động đa dạng ngành
nghề của lao động nông thôn ngày càng tăng, lao động chuyên nông nghiệp
(thuần nông) chiếm 46%; lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm
32,1% và lao động phi nông nông nghiệp có hoạt động phụ nơng nghiệp chiếm
21,9%. T.Oshima cho rằng: Sự phát triển của nền kinh tế bắt đầu bằng việc giữ
lao động trong nông nghiệp nhưng cần tạo thêm nhiều việc làm trong những
tháng nhàn rỗi. Tiếp đó là sẽ sử dụng lao động nhàn rỗi vào các ngành sản xuất
công nghiệp cần nhiều lao động, khi tạo ra việc làm trong những tháng nhàn rỗi
sẽ tăng thu nhập cho người nông dân, mở rộng thị trường trong nước cho các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Khi thị trường lao động khơng cịn dồi dào thì sản
xuất nơng nghiệp sẽ chuyển dần sang cơ giới hoá để tăng năng suất lao động,
chính vì vậy sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ
cũng gián tiếp góp phần cho cơ giới hố trong nơng thơn.
Dịng lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp ở nông thôn đã bổ sung
lực lượng lao động đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế ở thành thị, giúp các nhà
tuyển dụng tiếp cận nguồn lao động một cách có hiệu quả, nhưng giá thấp bởi vì
sự cung cấp lao động cần phải duy trì mức lương cạnh tranh cho các nhà tuyển
dụng. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tác động
đến quy mô lao động của các ngành kinh tế. Mơ hình hai ngành của Arthus
Lewis xây dựng trên cơ sở khả năng dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp và nhu cầu thu hút lao động của ngành công nghiệp theo khả năng
tích luỹ vốn của ngành này.
Được đánh giá là một trong những ảnh hưởng tích cực nhất đối với hộ gia
đình là khả năng tìm kiếm việc làm từ quá trình chuyển dịch lao động. Thời điểm
trước khi chuyển dịch lao động, đây là thời gian không chỉ người lao động mà
cịn cả hệ thống chính trị các cấp trong việc giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động. Người lao động tại khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng rất cao so


11

download by :


với các khu vực thành thị. Nhưng trên thực tế, số người lao động có việc làm
thường xuyên chiếm tỷ trọng khơng cao bên cạnh đó là thu nhập từ hoạt động sản
xuất cũng khơng lớn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn (nhất là trong thanh
niên nông thôn) là một trong nhũng nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây
mất an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội mà các thế lực xấu có thể lợi dụng
chống phá.
Dưới sự chuyển dịch lao động nông thơn đã và đang diễn ra, người lao
động có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm hơn, thay vì bị gị bó trong hoạt động
sản xuất nơng nghiệp thiếu tính sáng tạo người lao động trở nên chủ động, sáng
tạo hơn trong các lĩnh vực mới. Đồng thời người lao động có cơ hội để được đào
tạo nâng cao tay nghề…
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển lao động trong nơng thơn góp phần giảm thất
nghiệp và bán thất nghiệp ở nông thôn, lao động phi nông nghiệp sẽ tạo ra nguồn
tiền để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, xong đồng thời nó kéo theo các tác động
đến sản xuất nơng nghiệp, tình trạng nơng dân bỏ ruộng và giảm năng suất nông
nghiệp. Chuyển dịch lao động cũng dẫn tới xu hướng chỉ lao động nữ làm nông
nghiệp làm già hóa nơng thơn (Hoang, 2009). Theo số liệu thống kê 34,1% dân
số trên 15 tuổi chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nơng nghiệp năm 2010
trong khi đó chỉ có 22,3% năm 2002 (GSO,2011). Bên cạnh đó, trong vài năm
trở lại đây, nông nghiệp tăng trưởng chậm chỉ 2.8% đến 3.0% và tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP giảm mạnh (World Bank, 2010). Nông nghiệp tạo ra 34%
GDP năm 2006 và giảm xuống còn 17% năm 2009, 48% lực lượng lao động
cũng chỉ tạo ra 22,0% trong tổng sản phẩm quốc gia và đóng góp 20,1% tổng thu
nhập của hộ (GSO,2011). Đây chính nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch lao động

trong nơng thơn, đồng thời nó tạo cơ hội việc làm cho xã hội nói chung và hộ gia
đình nói riêng.
2.1.3.4. Ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ gia đình
Chuyển dịch cơ cấu lao động khơng chỉ tn theo các quy luật kinh tế, mà
còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn định xã hội, cải thiện môi
trường và phát triển con người (Hằng, 2014). Chuyển dịch lao động từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ giúp việc cải tiến phúc lợi cho
hộ (livelihoods) là chìa khố trong phát triển của lịch sử xã hội loài người
(Srivatava and Sasikumar, 2009). Tác giả Scoones, 1998 sử dụng khung phân

12

download by :


tích sự phát triển bền vững của hộ nơng dân đã chỉ ra rằng di chuển lao động là
một trong những chiên lược phát triển của hộ để tạo ra phúc lợi cho hộ.
Việc lao động dịch chuyển dịch có ảnh hưởng tích cực đến đời sống vật
chất và tinh thần đối với nông hộ và những lao động dịch chuyển này tác động
tích cực đến việc học hành của những thành viên còn lại trong hộ, cũng như thúc
đẩy những lao động khác trong hộ cùng dịch chuyển lao động và nhận thức của
nơng hộ về việc chăm sóc sức khỏe, nhận thức về thông tin,... ngày càng tăng
(Dũng và cs., 2010). Lý thuyết phát triển kinh tếđều cóđiểm chung là khẳng định
sự phát triển kinh tế cần phải thơng qua q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành bao giờ cũng bắt đầu từ chuyển dịch
cơ cấu lao động.
Sự chuyển dịch lao động này có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của
nơng hộ và tác động tích cực đến học hành của những thành viên còn lại trong hộ
(Võ và cs., 2010). Lao động phi nơng nghiệp góp phần giảm đói nghèo (Mausch,
2010) và tăng phúc lợi cho hộ (Pham và cs., 2010).

Cùng với sự hội nhập của quốc tế và trực tiếp là ảnh hưởng của chuyển
dịch lao động đã có những tác động cả tích cực và tiêu cực đối với những quan
hệ trong cuộc sống ngày nay. Cụ thể:
Quan hệ xóm làng: Ngày nay, các quan hệ truyền thống dưới ảnh hưởng
của chuyển dịch lao động đã dần dần có những sự thay đổi mới trong cách sống
cũng như các mối quan hệ. Do thời gian làm việc tăng lên, người lao động ít có
thời gian dành cho các mối quan hệ xóm làng dẫn đến khả năng gắn kết cũng vì
thế mà giảm đi. Sự gắn kết giữa các hộ gia đình khơng cịn chặt như xưa, thời
gian dành cho các hoạt động giao lưu cũng ít đi.
An ninh – xã hội: Tình trạng người lao động “ Nhàn cư vi bất thiện” do
thiếu công ăn việc làm đã diễn ra theo chiều hướng tốt hơn nhờ sự chuyển dịch
lao động. Khi mà người lao động có khả năng kiếm được việc làm thì những vấn
đề về an ninh – trật tự cũng sẽ vì thế được cải thiện.
Thay đổi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Các mối quan hệ
trong gia đình đã chịu tác động rất lớn từ sự chuyển dịch lao động. Chính nguyên
nhân từ việc người lao động mất rất nhiều thời gian cho hoạt động sản xuất dẫn
đến thời gian dành cho gia đình sẽ bị giảm đi. Giờ đây không chỉ người đàn ông
mới là lao động chính trong gia đình mà ngay cả người phụ nữ cũng có khả năng

13

download by :


×