Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phân hữu cơ từ đệm lót sinh học đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu tương DT84 tại xã hưng đạo, TP cao bằng, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒN THU TRÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ TỪ ĐỆM LÓT
SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG DT84 TẠI
XÃ HƯNG ĐẠO, TP CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Anh Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Đoàn Thu Trà

i

download by :

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Trần Anh Tuấn - Bộ môn Sinh Lý Thực vật, Khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh Lý Thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND Xã Hưng Đạo,
TP Cao Bằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Đoàn Thu Trà

ii

download by :

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 2
1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................... 2
1.5.1. Những đóng góp mới: ........................................................................................ 2
1.5.2. Ý nghĩa khoa học: .............................................................................................. 3

1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ............................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam............................ 4
2.1.1. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới .................................................. 4
2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam .......................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương trên thế giới và ở
Việt Nam ........................................................................................................... 8
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương trên Thế giới ................... 8
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương ở Việt Nam ................... 11
2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón hữu cơ từ chất phế thải chăn nuôi trên
thế giới và việt nam .......................................................................................... 14
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ........................................................ 14
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón hữu cơ từ chất phế thải chăn nuôi trên
Thế giới ........................................................................................................... 16
2.3.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón hữu cơ từ chất phế thải chăn nuôi ở
Việt Nam ......................................................................................................... 17
2.4. Nhu cầu sử dụng phân hữu cơ của một số loại cây trồng .................................. 19
2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất đậu tương tại xã
hưng đạo, thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng ................................................... 20
2.5.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 20

iii

download by :


2.5.2. Tài nguyên ....................................................................................................... 22
2.5.3. Nhân lực .......................................................................................................... 24
2.5.4. Kinh tế, xã hội.................................................................................................. 24
2.5.5. Đánh giá tiềm năng của xã ............................................................................... 26

2.6. Thực trạng sản xuất đậu tương tại xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng ................................................................................................................ 26
2.7.

Khí hậu, Thủy Văn ........................................................................................... 27

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 28
3.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 28
3.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.3. Đối tượng/vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 28
3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28
3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29
3.5.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 29
3.5.2. Các biện pháp kỹ thuật ..................................................................................... 30
3.5.3. Kỹ thuật gieo trồng đậu tương .......................................................................... 31
3.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................... 32
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 35
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 36
4.1. Ảnh hưởng của phương thức ủ đệm lót sinh học khác nhau đến chất lượng
phân hữu cơ thành phầm .................................................................................. 36
4.1.1. Ảnh hưởng phương thức ủ phân từ đệm lót sinh học đến thời gian ủ ................ 36
4.1.2. Ảnh hưởng của phương thức ủ đệm lót sinh học đến diễn biến nhiệt độ
trong quá trình ủ............................................................................................... 36
4.1.3. Ảnh hưởng của phương thức ủ đệm lót sinh học đến chất lượng phân hữu cơ ....... 37
4.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương dt84 ........ 39
4.2.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến thời gian mọc và tỷ lệ mọc mầm của giống đậu tương
DT84 ............................................................................................................... 39
4.2.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương

pháp ủ nguội đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
giống đậu tương DT84 ..................................................................................... 39
4.2.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống đậu tương DT84 .............. 41
4.2.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương DT84 ....................... 43

iv

download by :


4.2.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương DT84 ....... 46
4.2.6. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến khả năng tích lũy chất khơ của giống đậu tương DT84 .......... 48
4.2.7. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến hiệu suất quang hợp thuần của giống đậu tương DT84 .......... 49
4.2.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến khả năng chống đổ của giống đậu tương DT84 ..................... 51
4.2.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu tương DT84 ........ 51
4.2.10. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến thời gian ra hoa và tổng số hoa trên cây của giống đậu
tương DT84. .................................................................................................... 52
4.2.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương
DT84 ............................................................................................................... 54
4.2.12. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến năng suất của giống đậu tương DT84 .................................... 55

4.2.13. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội trên giống đậu tương DT84 ............................................ 56
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 58
5. 1. Kết luận ........................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 59
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 60
Phụ lục ........................................................................................................................ 62
Phụ lục hạch toán kinh tế ............................................................................................. 76

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Chiều cao

CTV

Cộng tác viên


CT

Công thức

CD

Chiều dài

CR

Chiều rộng

EM

Vi sinh vật hữu hiệu (Effective
Microorganism

TLCK

Tích lũy chất khơ

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSSVH

Năng suất sinh vật học


NSTT

Năng suất thực thu

NS

Nốt sần

P1.000 hạt

Khối lượng 1.000 hạt

SQTB

Số quả trung bình/cây

STT

Số thứ tự

TGST

Thời gian sinh trưởng

FAO

Food and Agriculture Organization

vi


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giời từ năm 2010-2014 .....................4
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ năm 2010-2014 ......................6
Bảng 2.3. Tổng lượng phân gia súc, gia cầm thải ra môi trường trong giai đoạn
2009-2011 .................................................................................................15
Bảng 2.4. Lượng phân hữu có dùng cho một số loại cây trồng ...................................19
Bảng 4.1. Ảnh hưởng phương thức ủ phân từ đệm lót sinh học đến thời gian ủ..........36
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phương thức ủ đệm lót sinh học đến diễn biến nhiệt độ
trong quá trình ủ ........................................................................................37
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phương thức ủ đệm lót sinh học đến chất lượng phân
hữu cơ .......................................................................................................38
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót theo phương pháp ủ
nguội đến thời gian mọc và tỷ lệ mọc mầm của giống đậu tương DT84 .....39
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của giống đậu tương DT84 ................................................................40
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống đậu tương
DT84.........................................................................................................41
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương
DT84.........................................................................................................44
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến khả năng hình thành NS của giống đậu
tương DT84...............................................................................................46
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến khả năng TLCK của giống đậu tương DT84 ......48

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến HSQHT của giống đậu tương DT84 ..................50
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến đường kính thân và khả năng chống đổ của
giống đậu tương DT84 ..............................................................................51

vii

download by :


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống đậu
tương DT84...............................................................................................52
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ làm từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến thời gian ra hoa, tổng số hoa và tỷ lệ đậu
quả của giống DT84 ..................................................................................53
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống
DT84.........................................................................................................54
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến năng suất của giống đậu tương DT84 ................56
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học
theo phương pháp ủ nguội trên giống đậu tương DT84 ..............................57

viii

download by :



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1a. Diện tích trồng đậu tương trên thế giới từ năm 2010-2014 ............................5
Hình 2.1b. Sản lượng đậu tương trên thế giới từ năm 2010-2014 ...................................5
Hình 2.2a. Diện tích trồng đậu tương ở Việt Nam từ năm 2010-2014 ............................6
Hình 2.2b. Sản lượng đậu tương ở Việt Nam từ năm 2010-2014 ....................................7
Hình 4.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương
DT84.........................................................................................................45
Hình 4.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu từ đệm lót sinh học theo phương
pháp ủ nguội đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương
DT84.........................................................................................................47
Hình 4.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến khả năng TLCK của giống đậu tương DT84 ......49
Hình 4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến tỷ lệ đậu quả của giống đậu tương DT84 ...........54
Hình 4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh học theo
phương pháp ủ nguội đến năng suất của giống đậu tương DT84 ................56

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đồn Thu Trà
Tên Luận văn: Ảnh hưởng của phân hữu cơ từ đệm lót sinh học đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của cây đậu tương DT84 tại xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng.
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ từ đệm lót sinh học
trong chăn ni đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu tương. Từ đó
đề xuất phương thức xử lý tốt nhất đệm lót sinh học thành phân hữu cơ nhằm nâng
cao năng suất của cây đậu tương trên địa bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng,
tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài thực hiện 02 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng phương thức ủ phân từ
đệm lót sinh học khác nhau đến chất lượng phân hữu cơ thành phẩm, với 4 công thức: CT1
( ủ hoai theo phương pháp truyền thống), CT2 (Ủ nóng), CT3 (Ủ nguội), và CT4 (Ủ nóng
trước, ủ nguội sau); Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ từ đệm lót sinh
học theo phương pháp ủ nguội đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương
DT84; với 4 công thức: CT1 (4 tấn/ha); CT2 (7tấn/ha); CT3 (10 tấn/ha); CT4 (13 tấn/ha)
với nền bón N: 10 kg/ha; P2O5: 45kg/ha; K2O: 15kg/ha). Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu
nhiên hồn chỉnh RCB, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 10 m2. Tổng diện tích 120m2.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả cho thấy, cả 3 phương thức ủ đệm lót sinh học (ủ nóng, ủ nguội và ủ
nóng trước-ủ nguội sau) đều cho chất lượng phân hữu cơ tốt hơn so với chất lượng phân
chuồng ủ theo phương pháp truyền thống. Trong đó phương pháp ủ nguội cho phân hữu
cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất (hàm lượng N đạt 6,5 mg/g; P2O5 đạt 181,01
mg/g; K2O đạt 94,38 mg/g).
Lượng phân hữu cơ từ đệm lót sinh học ủ nguội khác nhau có ảnh hưởng khác nhau
đến sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương giống DT84. Trong đó, lượng phân bón 10
tấn/ha cho tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất (88 ngày), số đốt trên thân chính cao nhất
(6,4 đốt/cây), số cành cấp 1 cao nhất (3,9 cành/cây), số lá cao nhất (8,4 lá/cây), tổng số nốt


x

download by :


sần cao nhất (15,8 nốt/cây) và chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và khả năng
tích lũy chất khô cao nhất so với các công thức khác. Công thức CT3 (10 tấn phân/ha) cho
kết quả về năng suất tốt nhất (năng suất thực thu đạt 26,7 tạ/ha) và mức độ nhiễm sâu cuốn
lá, sâu đục quả và bệnh đốm vi khuẩn thấp nhất. Lãi thuần thu được cao nhất khi bón phân
hữu cơ từ đệm lót sinh học ủ nguội với lượng 10 tấn/ha cho cây đậu tương DT84 là 26,6
triệu đồng/ha.
Chúng tơi đề nghị bón phân hữu cơ từ đệm lót sinh học theo phương thức ủ nguội
cho cây đậu tương DT84 với liều lượng là 10 tấn/ha.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Doan Thu Tra
Thesis title: Effects of compost made from biological padding on the growth,
development and yield of soybean DT84 at Hung Dao commune, Cao Bang city, Cao
Bang province.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization:
Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
This research to determine the effect of compost made from biological padding
on growth, development and yield of soybean. The result would be used to propose the
best ways to use the biological padding as a compost for improvement of soybean
production at Hung Dao commune, Cao Bang city, Cao Bang Province.
Materials and Methods:
Two experiments were performed: Experiment 1 was study of the effects of
different composting methods in treatment of biological padding to the compost quality
within 4 variables: CT1 (composted according to traditional methods), CT2 (hot
composting), CT3 (cold composting), and CT4 (pre-hot composting and subsequent
cold composting); Experiment 2 was study the Effect of organic fertilizer from
biological padding cold annealing method on growth, development and yield DT84
soybean. A experiment used randomized complete block design (RCB) was applied
with 4 variables: CT1, CT2, CT3, CT4 with applied compost were 4 tons/ha, 7 tons/ha,
10 tons/ha and 13 tons/ha, respectively. The basal fertilizer was 10kg/ha, 45 kg/ha and
15 kg/ha of nitrogenous, P2O5 and K2O, respectively.
Main finding and conclusions:
The results showed that the compost made from biological padding had a good
qualities than the compost made from traditional methods did. The compost made from
biological padding treated with cold-composting had the highest nutrient content in
comparing with the other did (N content was 6.5mg/g; P2O5 content was 181.01mg/g;
K2O content was 94.38mg/g).
The different volumes of applied compost made from biological padding treated
with cold-composting method gave the different effects on the growth and development
of DT84 soybean plants. CT3 gave the best parameter on the soybean plant:

xii

download by :



development time was shortest (88 days); the plant height was highest (6.4
leaves/plant), the branche number was highest (3.9 branch/plant), the leaves number
was highest (8.4 leaves/plant), the total nodule number was highest (15.8 nodules/plant)
and leaf area index, net assimilation rate was highest, and dry accumulation was highest
compared to the other plant with other applied volume of compost. Ct3 gave the best
result with actual yield was 26.7quintas/ha. CT3 gave a lowest infection of leaf roller,
bollworm and bacterial leaf spot on soybean plant cv DT84. CT3 gave the net income of
26.6 million VND/ha from soybean cultivation. These could suggest that application of
10 tons/ha of compost made from biological padding treated with cold-composting
method is the most appropriate dose for cultivation of soybean cv. DT84.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một trong những cây trồng cổ xưa
nhất. Trước đây cây đậu tương được mệnh danh là “Vàng mọc trên đất” đến nay cây
đậu tương vẫn là cây “chiến lược của thời đại” là cây trồng được mọi người quan
tâm nhất trong số 2000 loại đậu đỗ khác nhau. Sản phẩm từ đậu tương có thể sử
dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, dùng làm thức ăn
cho chăn ni, làm thực phẩm, năng lượng và y học. Ngồi ra, cây đậu tương có ý
nghĩa rất lớn trong hiệu quả luân canh, xen canh với các cây trồng khác mục đích
cải tạo đất.
Trong nền nơng nghiệp thâm canh hiện nay, để cây trồng cho năng suất cao và
bền vững thì có thể tác động kết hợp hai con đường: chọn tạo, sử dụng giống mới và

và áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Trong thực tiễn sản xuất hướng sử
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh là cơ bản nhất để suy trì và nâng cao năng
suất của giống với điều kiện sản xuất cụ thể.
Đậu tương là một trong 5 loại cây trồng chính rất quan trọng, có giá trị kinh tế
lớn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam vùng sản
xuất chính là đồng bằng sơng Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Tại
nhiều địa phương, đậu tương còn được xác định là cây trồng mũi nhọn trong sản
xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, diện tích và sản lượng đậu tương ở Việt Nam rất thấp, chỉ có diện tích trồng
gần 200.000 ha; năng suất bình quân chỉ đạt 1,2 - 1,4 tấn/ha trong khi bình quân các
nước đạt 3 tấn/ha. Hiện nay, các yếu tố như giống và biện pháp kỹ thuật là yếu tố
cản trở không nhỏ đến sự phát triển của cây đậu tương ở nước ta. Khu vực miền núi
phía Bắc là khu vực chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng về sản xuất đậu tương.
Năm 2014, khu vực miền núi phía Bắc đã gieo trồng được khoảng 50 – 60 nghìn ha
đậu tương. Trong đó, tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên,
Sơn La…và được trồng chủ yếu ở vụ xuân và hè thu trên nương rẫy (Tổng Cục
thống kê, 2014). Với đặc thù của các tỉnh miền núi như trình độ, tập quán canh tác
còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây đậu tương của khu vực miền
núi vẫn chưa tương xứng tiềm năng.
1

download by :


Trong xu thế canh tác nơng nghiệp hiện đại, ngồi công tác nâng cao năng suất
và phẩm chất cây trồng, việc tận dụng triệt để nguồn phụ, phế phẩm để giảm chi phí
và góp phần bảo vệ mơi trường là công tác vô cùng quan trọng. Hiện nay, tại xã
Hưng Đạo khu vực vùng ven thành phố Cao Bằng, người dân đã sử dụng phổ biến
chất độn chuồng trong chăn ni. Đệm lót sinh học sau chăn ni là nguồn rác thải
đáng kể, cần thiết được sử dụng hợp lý để giảm thiểu ơ nhiễm. Mặc dù đã có nhiều

đề xuất sử dụng đệm lót sinh học làm phân bón hữu cơ nhưng hiện vẫn chưa có báo
cáo cụ thể về hiệu quả của biện pháp này trong nông nghiệp. Để cung cấp các dữ
liệu khoa học cho việc sử dụng chất độn chuồng làm phân bón, góp phần xây dựng
kỹ thuật canh tác bền vững cây trồng nói chung và cây đậu đậu tương nói riêng,
chúng tơi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ từ đệm lót sinh học đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu tương DT84 tại xã Hưng Đạo,
tp Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Dựa trên đặc tính của vi sinh vật có khả năng phân giải, chuyển hóa các hợp
chất hữu cơ tự nhiên (xenluloza, lignin, tinh bột, protein,…) thành các hợp chất dễ
tan, dễ tiêu, dễ hấp thụ trong cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Với điều kiện của Cao
Bằng, tiến hành ủ nguội mang lại chất lượng phân hữu cơ tốt nhất. Sử dụng phân
hữu cơ từ đệm lót sinh học với lượng là 10 tấn/ha giúp cho cây đậu tương DT84
sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định phương thức ủ phân và lượng phân hữu cơ từ đệm lót sinh học trong
chăn ni thích hợp cho sản xuất cây đậu tương tại Hưng Đạo, TP Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng giống đậu tương DT84 vụ thu đông tại xã
Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới:
Xác định hiệu quả của phương pháp ủ phân và lượng phân hữu cơ từ đệm lót
sinh học trong chăn nuôi đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu tương tại
Hưng Đạo, Tp. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
2

download by :



Kết quả của đề tài góp phần xây dựng hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất
phân hữu cơ từ đệm lót sinh học chăn ni và bổ sung vào quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc cây đậu tương tại Cao Bằng và các tỉnh có điều kiện tương tự.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về hiệu quả của phân hữu cơ từ đệm lót
sinh học đến sinh trưởng, khả năng đậu hoa, đậu quả, chống chịu sâu bệnh, năng
suất, chất lượng của đậu tương.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng biện pháp sử dụng đệm lót sinh học
làm phân bón hữu cơ nhằm tăng năng suất, chất lượng của đậu tương. Từ đó bổ
sung cho quy trình kỹ thuật thâm canh cho cây đậu tương tại Xã Hưng Đạo, thành
phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới
Cây đậu tương là một trong tám cây lấy dầu quan trọng nhất trên thế giới
gồm đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ (Ngô Thế Dân và
cs, 1999), đồng thời cũng là cây trồng đứng vị trí thứ tư trong các cây làm lương
thực thực phẩm sau lúa mỳ, lúa nước và ngơ. Vì vậy sản xuất đậu tương trên thế
giới tăng rất nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng được thể hiện qua bảng
2.1 và hình 2.1a, 2.1b:
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2010-2014

Năm

Diện tích
(triệu ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Năng suất
(tạ/ha)

2010

102,8

264,9

25,8

2011

103,8

261,6

25,2

2012

105,4


241,6

22,9

2013

111,6

278,1

24,9

2014

117,7

308,4

26,2

Nguồn: FAO Statistic Database (2016)

- Về diện tích: năm 2010 thế giới trồng được 102,8 triệu ha thì đến năm 2014
diện tích trồng đạt 117,7 triệu ha, tăng 1,14 lần.
- Về năng suất: năm 2010 năng suất đạt 25,8 tạ/ha, sau đó năng suất giảm dần
đến năm 2012 đạt 22,9 tạ/ha, sau đó tiếp tục tăng lên và đạt 26,2 tạ/ha năm 2014.
- Về sản lượng: giai đoạn từ 2010 đến 2012, mặc dù diện tích trồng đậu tương
tăng lên nhưng sản lượng đậu tương lại giảm đi từ 264,9 triệu tấn/ha. Giai đoạn từ
2012 đến 2014, cùng với sự tăng lên về diện tích và năng suất thì sản lượng đậu

tương của thế giới cũng được tăng lên nhanh chóng. Năm 2014 sản lượng đậu tương
đạt 308,4 triệu tấn, tăng gấp 1,16 lần so với năm 2010 và 1,27 lần so với năm 2012.

4

download by :


Hình 2.1a. Diện tích trồng đậu tương trên thế giời từ năm 2010-2014

Hình 2.1b. Sản lượng đậu tương trên thế giới từ năm 2010-2014
Trên thế giới, sản xuất đậu tương chủ yếu tập trung ở các nước theo thứ tự
giam dần như: Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ (FAO Statistic
Database, 2015).

5

download by :


2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Theo Ngô Thế Dân và cs. (1999), đậu tương đã được trồng ở nước ta từ rất
sớm. Tuy nhiên trước Cách mạng tháng 8/1945 diện tích trồng đậu tương cịn ít
triển vọng đạt 32.000 ha (1944), năng suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nước thống
nhất (1976) diện tích trồng đậu tương bắt đầu được mở rộng 39.400 ha và năng suất
đạt 5,3 tạ/ha. Trong những năm gần đây, cây đậu tương đã được phát triển khá
nhanh cả về diện tích và năng suất. Tình hình sản xuất đậu tương của nước ta trong
những năm gần đây được trình bày qua bảng 2.2 và hình 2.2a, 2.2b:
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ năm 2010-2014
Năm


Diện tích
(nghìn ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Năng suất
(tạ/ha)

2010
2011
2012
2013
2014

197,8
181,1
119,6
117,2
110,2

298,6
266,9
173,5
168,2
157,9

15,1
14,7

14,5
14,4
14,3

Nguồn: FAO Statistic Database (2016)

Hình 2.2a. Diện tích trồng đậu tương ở Việt Nam từ năm 2010-2014

6

download by :


Hình 2.2b. Sản lượng đậu tương ở Việt Nam từ năm 2010-2014
Qua bảng trên ta thấy: diện tích, năng suất và sản lượng trồng đậu tương giai
đoạn từ 2010-2014 đều giảm xuống: diện tích từ 197,8 nghìn ha năm 2010 xuống
cịn 110,2 nghìn ha năm 2014; sản lượng từ 298,6 nghìn tấn năm 2010 xuống cịn
157,9 nghìn tấn năm 2014; năng suất giảm từ 15,1 tạ/ha năm 2010 xuống còn 14,3
tạ/ha năm 2014.
Theo Ngô Thế Dân và cs. (1999) cả nước ta đã hình thành 7 vùng sản xuất
đậu tương. Trong đó, diện tích trồng đậu tương lớn nhất là vùng trung du miền núi
phía Bắc chiếm 37,1% diện tích gieo trồng cả nước, tiếp theo là vùng đồng bằng
sông Hồng với 27,21% diện tích. Năng suất đậu tương cao nhất nước ta là vùng
đồng bằng sông Cửu Long đạt bình qn 22,29 tạ/ha vụ đơng xn và 29,71 tạ/ha
vụ mùa. Vùng trung du miền núi phía Bắc nơi có diện tích trồng đậu tương lớn nhất
cả nước lại là nơi có năng suất thấp nhất, chỉ đạt trên 10 tạ/ha.
Năng suất và sản lượng đậu tương ở nước ta có tăng nhưng vẫn cịn ở mức
thập. Tuy nhiên, trong thời gian tới đậu tương vẫn là cây trồng giữ vị trí quan trọng
trong cơ cấu cây trồng của nước ta, do mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như có
nhiều lợi thế cạnh tranh đặc biệt trên đất nghèo dinh dưỡng, đất cằn, những vùng

tưới tiêu gặp khó khăn. Nhờ sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong mấy năm qua đã
đóng góp đáng kể vào ngành sản xuất đậu tương chuyển gen (giống, thời vụ, mật
độ, khoảng cách, kỹ thuật chăm sóc,…) đã góp phần tăng năng suất, sản lượng đậu
tương đáng kể.

7

download by :


Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập và phát triển nền kinh tế đất nước,
nhiều tiến bộ kỹ thuật cũng như giống đậu tương chuyển gen đã tỏ ra có nhiều ưu
điểm hơn hẳn so với các giống bình thường. Tuy nhiên, do đặc thù về vị trí địa lý và
điều kiện khí hậu nên việc nghiên cứu sử dụng giống đậu tương cũng như các biện
pháp kỹ thuật là rất cần thiết.
Nhìn chung, sản xuất đậu tương ở nước ta cịn nhiều khó khăn và hạn chế
nhưng với sự quan tâm và đầu tư đúng đắn của nhà nước kết hợp với ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể tin rằng trong tương lai không xa năng suất và
sản lượng đậu tương sẽ có những bước tăng đột phá.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương trên Thế giới
Đậu tương cũng giống như bất kỳ một loại cây trồng nào khác, muốn cây sinh
trưởng, phát triển tốt thì phải cung cấp đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Nếu
thiếu một hoặc vài nguyên tố đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cây. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng phân bón và đã
chỉ rõ vai trò của từng nguyên tố dinh dưỡng đối với cây đậu tương.
Để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt, thì cây đậu tương cần phải bón phân
đầy đủ và cân đối. Đối với phân khống thì đạm, lân, và kali là 3 yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng lớn đến năng suất đậu tương.

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây đậu tương dù nhu
cầu đạm của cây đậu tương là khá lớn nhưng do có khả năng sử dụng đạm tự do nhờ
sự cộng sinh với vi khuẩn nốt sần nên lượng đạm bón cho đậu tương khơng nhiều.
Trong một số điều kiện đất (pH thấp, chất hữu cơ và lượng N còn lại thấp),
nguồn cung cấp N từ đất và nốt sần là khơng đủ nên việc bón thêm đạm có thể tăng
năng suất đậu tương. Nhu cầu về đạm của cây đậu tương khác nhau ở mỗi giai đoạn
sinh trưởng. Giai đoạn khủng hoảng đạm nhất là giai đoạn làm hạt và chắc (R5-R6).
Thiếu đạm ở giai đoạn này lá sẽ bị rụng sớm do đạm trong lá được di chuyển
về cho phát triển hạt (Imasand, 1992). Để đạt được năng suất hạt cao (3tấn/ha), đậu
tương cần tích lũy 300kgN/ha. Bón 60kg N/ha và 120 kg N/ha vào lúc ra hoa làm
tăng năng suất đậu tương lên tương ứng 4,8% và 6,7%. Năng suất đậu tương tiếp
tục tăng tới lượng bão hòa là 180 kg/ha N/ha.

8

download by :


Sau đạm lân cũng là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong đời sống cây đậu
tương. Bón lân cho đậu tương có tác dụng nâng cao số lượng và khối lượng nốt sần,
làm tăng tỷ lệ đậu quả và tỷ lệ chắc quả từ đó làm tăng năng suất rõ rệt.
Theo Dickson et al. (1987), hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp là yếu tố
quan trọng làm hạn chế năng suất đậu đỗ ở nhiều nước châu Á. Ở Thái Lan, nhiều
vùng sản xuất đậu tương có hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp từ 1 -5ppm, khi
bón phân lân đã làm tăng năng suất lên gấp đôi, mức khủng hoảng lân của cây đậu
tương khoảng 8 ppm (Tiaranan et al., 1987). Nghiên cứu tại Indonesia cũng cho
thấy bón lân cho đất có hàm lượng lân dễ tiêu dưới 18ppm đã làm tăng năng suất
đậu tương đáng kể. Thiếu lân dễ tiêu thường gắn liền với đất chua, hàm lượng Al,
Fe, Mn cao gây trở ngại cho việc sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất.
Do vậy việc bón vơi đối với đất chua sẽ rất tốt nâng cao độ pH, làm tăng hàm lượng

lân dễ tiêu cho cây, tạo điều kiện tăng năng suất thu hoạch.
Kali đóng vai trị rất quan trọng trong sự quang hợp của cây. Không đủ kali
cho nhu cầu của cây thì sẽ làm giảm tăng trưởng, năng suất, cây dễ nhiễm sâu bệnh.
Kali có tầm quan trọng như nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây đậu tương
và ảnh hưởng lớn đến cân bằng dinh dưỡng của cây. Việc hút kali có lien quan đến
Ca, Mg: hàm lượng Ca, Mg thường giảm khi bón kali. Theo nghiên cứu của Smit
(1988), bón kali trên lá thay thế cho bón kali trước khi trồng và hàm lượng protein
trong hạt có tương quan nghịch nhưng hàm lượng dầu lại có tương quan thuận với
phân kali (KCl và K2SO4) bón vào đất.
Ứng dụng bón phân hợp lý có thể cải thiện sự tăng trưởng và nâng cao đáng kể
năng suất của đậu tương. Theo kết quả nghiên cứu bón kết hợp ba loại phân N, P, K
trên giống đậu tương Liaodou 11 trong vụ xuân năm 2006 và 2007 tại tỉnh
Shandong (Trung Quốc), khi bón kết hợp N, P2O5 và K2O làm tăng liên tục hàm
lượng chất khơ tích lũy; tỷ lệ đồng hóa của N, P2O5 và K2O là 2,89 : 1,00 : 1,75.
Năng suất của đậu tương tăng đáng kể 27,9% - 43,2%. Tỷ lệ N : P : K hợp lý bón
cho năng suất cao đối với giống này là 1:2,1:1,8.
Bên cạnh đó, bón phân hữu cơ và phân hữu cơ sinh học cho cây đậu tương
cũng được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và thu được những
thành tựu nhất định.
Theo Mekki and Amal (2005), khi bón phân hữu cơ với lượng 20 tấn/ha hoặc
kết hợp bón phân hữu cơ + phân sinh học đã làm tăng chiều cao cây và khối lượng
chất khô/cây của đậu tương. Năng suất hạt (g/cây), khối lượng quả (g/cây), số
quả/cây, số hạt/quả và khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất khi bón phân hữu cơ +
9

download by :


phân sinh học. Chỉ bón phân sinh học và phân hữu cơ + men đã làm tăng hàm lượng
dầu trong hạt, trong khi hàm lượng protein lại tăng lên khi chỉ bón phân hữu cơ +

phân sinh học và tăng dần khi tỷ lệ N trên nền này.
Theo Liu Xinrun (2007), trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại
phân hữu cơ sinh học khác nhau đến năng suất của giống đậu tương Hefengno. 41
cho thấy, hỗn hợp dạng hạt của phân lân (kali) hữu cơ sinh học chứa diamoni phốt
phát cho năng suất của Hefeng no.41 cao hơn dạng diamond phốt phát tinh khiết lần
lượt là 12,2% và 8,5%. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc bón bổ sung phân
hữu cơ đối với sự sự sinh trưởng và năng suất đậu tương trong vụ mùa khô năm
2007 và mùa mưa năm 2008 tại Pakchong (Thái Lan) cho thấy: trong vụ mùa khô,
năng suất đậu tương đạt cao nhất ở mức bón phân hóa học 1755 kg/ha. Trong vụ
mùa mưa khi bổ sung 3 tấn khô dầu mè, năng suất hạt tăng đáng kể (5410,83
kg/ha), công thức bổ sung 6 tấn khô dầu mè dạt 4331,67 kg/ha và cơng thức chỉ bón
phân hóa học đạt 4190,83 kg/ha.
Việc tăng mức bón N có ảnh hưởng tiêu cực đến sự cố định đạm của đậu
tương: lượng đạm bón tăng 1kg thì lượng đạm cố định từ khơng khí giảm 1,72kg.
Lây nhiễm vi khuẩn bằng phân vi sinh đã làm tăng sự đa dạng của vi sinh vật trong
vùng dễ, có tác động tích cực đến khả năng cố định đạm của đậu tương.
Theo Iraj Zarei et al. (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học đến
năng suất và hàm lượng protein của 2 giống đậu tương Wiliams và Line no.17 trong
năm 2010 với các công thức b1 = N+P, b2 = Bradyrhizobium japonicum +p, b3 = N
+ Bacillus và Psedomonas + 50%P, b4 = B.japonicum + Bacillus và Pseudomonas
+ 50%P, b5 = B.japonicum + 50% N + Bacillus và Pseudomonas + 50% P. Kết quả
cho thấy mức năng suất cao nhất ở cơng thức bón b3 và thấp nhất ở b2. Khối lượng
1000 hạt ở các công thức b1, b2, b5 thấp hơn đáng kể so với các cơng thức khác.
Các cơng thức bón phân khác nhau ảnh hưởng đến số quả đáng kể trên cây và công
thức bổ sung phân bón hóa học cho số quả trên cây tương đương hoặc cao hơn với
cơng thức chỉ bón phân hóa học. Các cơng thức b1, b3 và b5 cho hàm lượng protein
trong hạt cao nhất. Từ đó các tác giả đã kết luận: trong sản xuất đậu tương có thể
thay thế một phần phân bón hóa học bằng các loại phân bón sinh học.
Vì vậy cần xác định nồng độ bón một cách cân đối giữa các loại phân, cũng như
phương pháp bón hợp lý sẽ góp phần đáng kể tăng năng suất, chất lượng đậu tương.

Hiện nay, cây đậu tương có một vị trí quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp
trên thế giới. Ngồi nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương thì việc nghiên cứu hồn
thiện biện pháp kỹ thuật thâm canh trong đó có nghiên cứu xác định cơng thức bón
10

download by :


phân phù hợp cho từng giống trên từng loại đất khác nhau là một việc làm cần thiết
để góp phần nâng cao năng suất và sản lượng đậu tương.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương ở Việt Nam
Ngồi cơng tác nghiên cứu về giống để lựa chọn giống có tiềm năng năng suất
cao thì việc nghiên cứu về chế độ bón phân, chế độ trồng và chăm sóc,… để cây
sinh trưởng, phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng của giống là hết sức quan
trọng. Trên mỗi loại đất trồng thì việc phối hợp với các nồng độ phân bón phù hợp
cho từng loại đất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Có nhiều tác giả đã nghiên
cứu về phân bón cho cây đậu tương và đã chỉ ra được vai trò của từng nguyên tố
dinh dưỡng riêng biệt.
Tác giả Trần Thị Trường và cs. (2006). Lượng phân bón cho đậu tương trong
thực tế sản xuất phải tùy thuộc vào thời vụ, chân đất, cây trồng vụ trước và giống cụ
thể mà bón cho thích hợp. Do đó khơng thể áp dụng một cơng thức bón chung cho
đậu tương trong mọi điều kiện trồng trọt (vùng sinh thái, thời vụ, đất đai…).
Phân đạm có vai trị quan trọng trong q trình sinh trưởng, phát triển của đậu
tương. Cây đậu tương sử dụng đạm từ các nguồn: phân bón, đất và nguồn đạm tự do
từ sự cộng sinh với vi khuẩn nốt sần, và mỗi giai đoạn sinh trưởng cần một lượng
đạm khác nhau.
Phân đạm được sử dụng dưới các dạng NH4NO3, HNO3, NH4OH và trên urê,
trong đó urê là nguồn đạm tốt nhất, các nguồn đạm khác có hiệu lực thấp và không
ổn định. Theo tác giả Ngô Thế Dân và cs. (1999), bón đạm có tầm quan trọng để thu
năng suất tối đa song nếu bón NO3- dư thừa lại có hại với năng suất vì lúc đó sự cố

định đạm bị ức chế hồn tồn.
Cây đậu tương có khả năng sử dụng N từ 2 nguồn: cố định đạm qua vi khuẩn
nốt sần Rhizobium japonicum và N trong đất thông qua rễ, rong đó nguồn N cố định
thơng qua vi khuẩn nốt sần có thể cung cấp 60-70% tổng nhu cầu N của cây. Vì
vậy, nhu cầu N của cây cao nhưng nhu cầu cung cấp cho cây qua phân bón lại
khơng cao (Nguyễn Như Hà, 2006)
Trong đời sống cây đậu tương, dinh dưỡng lân được hút từ phân bón và hút
đến tận cuối vụ. Lân có tác dụng xúc tiến và phát triển bộ rễ và hình thành nốt sần
nên có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cây đậu tương. Đậu tương hút lân trong
suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nhưng quan trọng nhất là ở thời kỳ đấu sinh
trưởng. Thời kỳ cây hút nhiều lân nhất bắt đầu ra quả cho đến trước khi 10 ngày hạt
chín hồn tồn. Ở thời kỳ sinh trưởng cuối, lân được chuyển từ lá về quả và hạt

11

download by :


×