Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.35 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG TRỌNG CẢNH

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Đình Bắc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Trọng Cảnh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS. Vũ Đình Bắc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và PTNT – Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND huyện
Lục Ngạn, Chi cục Thống kê huyện Lục Ngạn, Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện
Lục Ngạn, UBND các xã thuộc huyện Lục Ngạn, người dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang đã cộng tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Trọng Cảnh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4

2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm quy hoạch và các loại quy hoạch ...................................................... 4

2.1.2.

Quy hoạch phát triển cây ăn quả ........................................................................ 7

2.1.3.

Vai trò và ý nghĩa của quy hoạch phát triển cây ăn quả ..................................... 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả .......... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả ............ 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả ......................... 16

2.2.1.


Thực tiễn thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên thế giới ................... 16

2.2.2.

Thực tiễn thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả ở Việt Nam ................... 21

2.2.3.

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang ..................................................................................... 23

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 25

2.3.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ........................................................... 26

iii

download by :


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên huyện Lục Ngạn ................................................................. 28

3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 31

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ........................................... 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ........................................................ 40

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 41


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 43
4.1.

Nội dung quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn ............................ 43

4.1.1.

Căn cứ xây dựng quy hoạch ............................................................................. 43

4.1.2.

Mục tiêu của quy hoạch ................................................................................... 44

4.1.3.

Các giải pháp chủ yếu thực hiện ....................................................................... 44

4.1.4.

Tổ chức thực hiện quy hoạch............................................................................ 48

4.2.

Đánh giá thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục
Ngạn.................................................................................................................. 49

4.2.1.

Công tác phổ biến quy hoạch ........................................................................... 49


4.2.2.

Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả ................................. 53

4.2.3.

Đánh giá giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả ........................ 55

4.2.4.

Điều chỉnh quy hoạch, thực hiện kế hoạch ...................................................... 64

4.2.5.

Tác động của quy hoạch phát triển vùng tới phát triển cây ăn quả tại địa
phương .............................................................................................................. 66

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả
huyện Lục Ngạn................................................................................................ 72

4.3.1.

Chất lượng quy hoạch ....................................................................................... 72

4.3.2.

Năng lực các cơ quan tham gia thực hiện quy hoạch ....................................... 73


4.3.3.

Nguồn lực phát triển cây ăn quả ....................................................................... 74

4.3.4.

Sự ảnh hưởng của cơ chế chính sách ................................................................ 78

4.4.

Giải pháp thực hiện thành công quy hoạch phát triển cây ăn quả của huyện
Lục Ngạn trong thời gian tới .............................................................................. 79

iv

download by :


4.4.1.

Quan điểm về thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn ........... 79

4.4.2.

Định hướng và mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện
Lục Ngạn .......................................................................................................... 80

4.4.3.


Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn .......... 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 87
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 87

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 88

5.2.1.

Kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................................. 88

5.2.2.

Kiến nghị đối với doanh nghiệp ....................................................................... 88

5.2.3.

Kiến nghị đối với khoa học .............................................................................. 88

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục .......................................................................................................................... 91

v

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CAQ

Cây ăn quả

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng


DN

Doanh nghiệp



Giám đốc

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN


Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

PTNT

Phát triển Nông thôn

QH

Quy hoạch

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban Nhân dân

USD

Đô la Mỹ


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nội dung phương pháp quy hoạch ................................................................. 6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất quả của một số nước trên thế giới năm 2014 ................ 18
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Lục Ngạn .......................................... 30
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành ...................................................... 32
Bảng 3.3. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai
đoạn 2005 - 2016 ......................................................................................... 33
Bảng 3.4. Dân số và biến động dân số ......................................................................... 34
Bảng 3.5. Hiện trạng hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện ............................... 35
Bảng 3.6. Số lượng phiếu điều tra phỏng vấn ở các nhóm đối tượng .......................... 40
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác triển khai thành lập Ban chỉ đạo và các
nghị quyết thực hiện quy hoạch sản xuất cây ăn quả tại huyện Lục
Ngạn tính đến 31/12/2016 ............................................................................ 50
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác triển khai, tuyên truyền về quy hoạch phát
triển cây ăn quả tính đến 31/12/2016 ........................................................... 51
Bảng 4.3. Đánh giá của hộ nông dân về công tác tuyên truyền, phổ biến về quy
hoạch phát triển cây ăn quả .......................................................................... 52
Bảng 4.4. Phương thức và đối tượng tham gia lập kế hoạch thực hiện quy hoạch
phát triển cây ăn quả .................................................................................... 54
Bảng 4.5. Thời gian trong lập kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn
quả huyện Lục Ngạn .................................................................................... 55
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật trong quy hoạch
phát triển cây ăn quả 2015-2016 tại huyện Lục Ngạn ................................. 55
Bảng 4.7. Tình hình thực hiện chính sách chuyển đổi đất trong quy hoạch phát
triển cây ăn quả từ năm 2015 đến tháng 12/2016 tại huyện Lục Ngạn........ 57

Bảng 4.8. Tình hình thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng phát triển
cây ăn quả tính đến 31/12/2016 tại huyện Lục Ngạn.................................. 59
Bảng 4.9. Bảng đánh giá về chất lượng của việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ
tầng trong quy hoạch phát triển cây ăn quả ................................................. 61
Bảng 4.10. Tình hình thực hiện xây dựng điểm tập kết nơng sản tính đến
31/12/2016 tại huyện Lục Ngạn ................................................................... 62

vii

download by :


Bảng 4.11. Chỉ tiêu rà soát và điều chỉnh quy hoạch cây ăn quả huyện Lục Ngạn
đến năm 2020 ............................................................................................... 65
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát
triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn ................................................................ 66
Bảng 4.13. So sánh năng suất, sản lượng cây ăn quả trước và sau quy hoạch phát
triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn ................................................................ 67
Bảng 4.14. Tình hình tiêu thụ quả của các hộ điều tra năm 2016 .................................. 70
Bảng 4.15. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra huyện Lục Ngạn năm 2016 ............... 71
Bảng 4.16. Thu nhập bình quân của hộ/năm trước và sau quy hoạch ............................ 72
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về chất lượng quy hoạch vùng phát triển cây ăn
quả huyện Lục Ngạn .................................................................................... 72
Bảng 4.18. Tổng hợp tiềm năng độ thích hợp các loại cây ăn quả chính huyện Lục Ngạn..... 75
Bảng 4.19. Số lao động bình quân của hộ ...................................................................... 76
Bảng 4.20. So sánh hiệu quả của chi phí sản xuất cây ăn quả và các kiểu sử dụng
đất khác ở các hộ điều tra............................................................................. 77
Bảng 4.21. Mức độ ưu tiên về quan tâm của nông dân được điều tra trong quá
trình phát triển cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn năm 2016 .......................... 80
Bảng 4.22. Mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả đến năm 2020 của

huyện Lục Ngạn ........................................................................................... 81

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Trọng Cảnh
Tên luận văn: “Đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cở sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện quy hoạch và
thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả;
- Đánh giá thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả
trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và tiến hành điều tra tại ba địa điểm đảm bảo về các
tiêu chí như có điều kiện để phát triển cây ăn quả theo vùng tập trung; Đặc trưng cho ba
mức phát triển là cao, trung bình và thấp. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu gồm 4 nhóm là
Ban lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn; Cán bộ kỹ thuật các phịng nơng nghiệp, trạm
khuyến nơng; Cán bộ cấp xã liên quan tới giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cây
ăn quả; Các nông hộ nằm trong quy hoạch. Tổng số phiếu điều tra là 113 phiếu. Tác giả

sử dụng phương pháp thu thập thông tin gồm thu thập thông tin sơ cấp và thông tin thứ
cấp. Sau khi thu thập thông tin tác giả đã xử lý số liệu và phân tích thơng tin thơng qua
hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Tác giả đã đánh giá được thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn
quả huyện Lục Ngạn về các mặt: Công tác phổ biến quy hoạch; Đánh giá kết quả
thực hiện các giải pháp quy hoạch so với mục tiêu quy hoạch; Rà soát và điều chỉnh
quy hoạch; Chỉ ra được các tác động của quy hoạch phát triển vùng tới phát triển cây
ăn quả tại địa phương.
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn
quả huyện Lục Ngạn như: Chất lượng quy hoạch; Năng lực các cơ quan tham gia thực
hiện quy hoạch; Nguồn lực phát triển cây ăn quả; Sự ảnh hưởng của cơ chế chính sách.

ix

download by :


Trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, đồng thời căn cứ vào định hướng,
mục tiêu đặt ra để làm tốt công tác quy hoạch phát triển cây ăn quả, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp về đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, sản xuất
cây ăn quả an toàn; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; tăng cường năng lực
chế biến bảo quản sau thu hoạch; phát triển mạng lưới tiêu thụ; các cơ chế chính
sách nhằm phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh của huyện để góp phần nâng cao
hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả, đóng góp chung vào phát triển
kinh tế-xã hội của huyện Lục Ngạn.

x

download by :



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Trong Canh
Thesis title: Assess implementation of planning development fruit trees in Luc Ngan
district, Bac Giang province
Major:

Economics Manage

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To systemize theoretical and practical to implementation planning and
implementation planning development fruit trees;
- To assess the current situation of implementation planning development fruit
trees in Luc Ngan district, Bac Gian province;
- To recommend solutions to improve implementation planning development
fruit trees in Luc Ngan district, Bac Gian province.
Materials and Methods
Methods of selection area study and sample size; collection information method;
data processing and analyzing methods.
Main findings and conclusions
The author evaluated the current situation of implementation planning
development fruit trees in Luc Ngan district in term of to disseminate planning; to
evaluate result implemented planning solutions comparing with planning targets;
checked up and adjusted planning; pointed out the impact of planning development area
to develop fruit trees in the district.
Factor affecting on implementation planning development fruit trees in Luc Ngan

district such as quality of planning; capacity of partner department involving
implementation planning; the resource to develop fruit trees; impact of sanction policies.
Base on assessed implementation planning and target orientation to enrich
implementation planning development fruit tree, the study has suggested solutions to
force application advanced technology, produce safety fruit; develop infrastructure for
production; strengthen capacity of processing and preventing postharvest; develop
marketing channels; sanction to promote potentials, comparative advantage of the
district contribution to enhance implementation planning development fruit trees and
development socio-economics of Luc Ngan district.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là trung tâm phát sinh của nhiều giống cây ăn quả. Đây là nguồn
tài nguyên vô cùng quý cần được khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế,
xã hội một cách hiệu quả và bền vững. Trong bối cảnh hội nhập tổ chức WTO,
nhiều mặt hàng nông sản của nước ta sẽ có cơ hội xuất khẩu ra thế giới; trong đó
có cây ăn quả. Đối với cây ăn quả như vải, bưởi và cam,.v.v. chúng ta hiện đã có
một vài sản phẩm đang trong q trình xây dựng tên gọi, chỉ dẫn địa lý và nguồn
gốc xuất xứ như: vải thiều Lục Ngạn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Da
Xanh, cam sành Hà Giang, cam sành Hàm Yên, cam Cao Phong.v.v. Như vậy,
mở rộng sản xuất các sản phẩm cây ăn quả là một lĩnh vực còn rất nhiều việc cần
phải giải quyết để tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế để nâng cao
thu nhập cho người sản xuất và tăng kinh ngạch xuất khẩu. Hướng khai thác phát
triển sản phẩm quả sẽ là điểm mạnh, có lợi thế cạnh trạnh cao đối với phát triển
nông nghiệp ở nước ra. Sản phẩm quả đã là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của

Việt Nam; năm 2016 xuất khẩu rau quả đạt 2,45 tỷ USD lớn hơn xuất khẩu gạo
(2,17 tỷ USD) và dầu thô (2,35 tỷ USD) (Hải quan, 2016).
Lục Ngạn là vùng có điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu cùng với sự phân
hóa độ cao, địa hình đã tạo nên những tiểu vùng sinh thái rất đa dạng, có thể phát
triển được nhiều giống cây đặc sản. Cây ăn quả đã thực sự trở thành thế mạnh,
chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập toàn huyện Lục Ngạn (đặc biệt là Vải
thiều), giúp người dân có được sự phát triển về kinh tế trong những năm qua.
Năm 2014, Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn đã xây dựng quy hoạch phát triển
cây ăn quả đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Bản Quy hoạch đã được phê
duyệt theo Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 16/4/2014. Trong khoảng thời
gian thực hiện tuy chưa dài, tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả huyện Lục
Ngạn đã đạt nhiều kết quả và hiệu quả rõ rệt. Cụ thể năm 2013, Lục Ngạn có
7.500 ha vải thiều VietGAP, sản lượng đạt 72.000 tấn, giá trị đạt 1.296 tỷ đồng.
Đến năm 2015, tổng diện tích vải thiều tồn huyện cịn 16.293 ha, đã có 9.500 ha
vải thiều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 60,02 ha vải thiều Global
GAP, tổng sản lượng vải thiều ước đạt 118.000 tấn, giá trị đạt 1.770 tỷ đồng.
Tổng sản lượng cây ăn quả có múi năm 2015 đạt trên 540 tỷ đồng, tăng hơn 120

1

download by :


tỷ đồng so với năm 2014 (Phịng nơng nghiệp huyện Lục Ngạn, 2016). Theo thông
tin được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm
2016 tại tỉnh Bắc Giang, niên vụ 2016, tổng sản lượng vải thiều đạt 142.315 tấn,
doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
Huyện Lục Ngạn đã có quy hoạch phát triển cây ăn quả, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập, các giải pháp thực hiện quy
hoạch phát triển cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn đã đạt những thành tựu tốt nhưng

chưa bền vững. Trước hết phải kể đến những tồn tại hạn chế như chưa mạnh dạn
áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất quả an toàn, chất lượng sản
phẩm chưa đồng đều, khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm còn yếu và nhất
là thiếu hệ thống kiểm tra theo tiêu chuẩn, tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa
chưa lớn để đáp ứng xuất khẩu; cơ chế chính sách chưa phù hợp với yêu cầu thực
tế như chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, chính sách đầu tư cơ sở hạ
tầng;... Những vấn đề vừa nêu chưa có được sự nghiên cứu khắc phục để bổ sung
vào những giải pháp có tính hệ thống trong việc thực hiện quy hoạch những năm
tiếp theo.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả tại huyện
Lục Ngạn trong những năm qua, đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện công
tác quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện, góp phần đẩy nhanh tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện quy hoạch
và thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả;
- Đánh giá thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển cây
ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

2

download by :



1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là công tác thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn
quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
Đối tượng khảo sát: Để nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ
quản lý công tác lập và thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn
huyện Lục Ngạn (cán bộ UBND các cấp), cán bộ kỹ thuật (cán bộ phịng nơng
nghiệp, trạm khuyến nơng,.v.v..) có liên quan đến hoạt động này. Đồng thời,
khảo sát các hộ nông dân nằm trong quy hoạch phát triển cây ăn quả tại địa bàn
nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu công tác thực hiện quy hoạch phát triển
cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
-Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang;
- Phạm vi thời gian: Thông tin số liệu liên quan đến công tác thực hiện quy
hoạch phát triển cây ăn quả tại địa bàn nghiên cứu trong 03 năm, từ năm 2014
đến năm 2016.
Thời gian thực hiện đề tài: Năm 2016 – 2017.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Những lý luận và thực tiễn nào làm rõ vấn đề thực hiện quy hoạch phát
triển cây ăn quả?
(2) Thực tiễn công tác quy hoạch phát triển cây ăn quả nói chung ở Việt Nam
và các địa phương cũng như ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang như thế nào?
(3) Thực trạng tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa
bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra như thế nào?
(4) Giải pháp nào tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả
trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang?


3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm quy hoạch và các loại quy hoạch
2.1.1.1. Khái niệm quy hoạch, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển cây ăn quả
Quy hoạch là quá trình sắp xếp và phân bố không gian các hoạt động kinh
tế, xã hội, quốc phịng, an ninh, mơi trường để sử dụng hiệu quả các nguồn lực
phục vụ mục tiêu phát triển bền vững do Nhà nước đặt ra cho thời kỳ dài hạn trên
lãnh thổ xác định (Dự thảo trình Quốc hội Luật Quy hoạch, 2016).
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phương án
phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời gian dài hạn trên phạm vi
cả nước và trên các vùng, lãnh thổ (Chính phủ, 2006).
Từ đó ta có thể hiểu quy hoạch nông nghiệp là quy hoạch tổng thể, bao gồm
nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực liên quan như kinh tế, văn hóa xã
hội, mơi trường có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động ở khu vực nơng nghiệp.
Căn cứ vào các khái niệm trên, ta có thể hiểu, quy hoạch phát triển cây ăn
quả là quy hoạch sản phẩm thuộc lĩnh vực quy hoạch nông nghiệp là luận chứng,
lựa chọn phương án phát triển và phân bố cây ăn quả hợp lý về mặt không gian,
thời gian, điều kiện cụ thể trong thời gian dài để đạt hiệu quả cao nhất.
2.1.1.2. Mục đích, đối tượng, yêu cầu và nội dung thực hiện quy hoạch
a. Mục đích
Tìm ra các phương án khai thác các lợi thế so sánh các nguồn lực và sử
dụng có hiệu quả chúng theo lãnh thổ.
Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương

lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2005).

4

download by :


Tạo ra những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả trong sự hợp tác giữa các
vùng, các địa phương và cả quan hệ hợp tác quốc tế.
b. Đối tượng
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn các ngành kinh tế kỹ thuật như công nghiệp,
nông nghiệp thương mại, du lịch, v.v., các ngành sản phẩm như cơng nghiệp cơ
khí, cơng nghiệp xi măng, công nghiệp dệt may, ngành cao su, cà phê,.v.v., đều
được xây dựng và phát triển. Đồng thời các tỉnh, thành phố cũng xây dựng quy
hoạch phát triển cho cả quận, huyện…Trong những năm gần đây, các vùng kinh
tế lớn cũng được nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển. Như vậy, có thể
nói đối tượng chủ yếu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gồm: ngành, lãnh
thổ (Dự thảo trình Quốc hội Luật Quy hoạch, 2016).
Khi ngành là đối tượng quy hoạch thì ngành bao gồm ngành kinh tế kỹ
thuật và ngành kinh tế sản phẩm.
Khi lãnh thổ là đối tượng quy hoạch thì bao gồm các cấp lãnh thổ khác
nhau do yêu cầu của các tổ chức kinh tế xã hội của đất nước hay một đơn vị kinh
tế, lãnh thổ hành chính (Dự thảo trình Quốc hội Luật Quy hoạch, 2016).
c. Yêu cầu xây dựng quy hoạch
Quy hoạch phát triển phải thể hiện được các quan điểm phát triển ở ba lĩnh
vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Quy hoạch phát triển phải tuân thủ đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước, phải tổng hợp hài hòa giữa các lĩnh vực hoạt động,
đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội, không ô nhiễm môi trường.
d. Nội dung phương pháp quy hoạch

Có thể nói đây là phần quan trọng nhất của một bản đề án quy hoạch, trong
đó phải đưa ra được mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cần đạt cho một thời
gian dài của quy hoạch (thường là 5 – 10 năm); song song với đó là phải đề xuất
được những phương án quy hoạch và lựa chọn được phương án tối ưu. Từ đó đưa
ra được các nội dung quy hoạch và giải pháp thực hiện (Dự thảo trình Quốc hội
Luật Quy hoạch, 2016).
Phương án quy hoạch tổng thể phát triển phải là công cụ điều tiết mọi đầu
tư vào từng ngành, từng cấp, từng địa phương sao cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn
chặn sự tự phát, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn gây lãng phí nguồn nhân lực.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải thực sự là một tài liệu tư vấn cho
các quan điểm của Chính phủ và hướng dẫn cho các cơ quan Chính phủ thực hiện

5

download by :


được chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của mình, là tài liệu tham khảo và hướng
dẫn cho người dân và các nhà đầu tư hiểu rõ được tiềm năng cơ hội và phương
hướng phát triển kinh tế xã hội (Dự thảo trình Quốc hội Luật Quy hoạch, 2016).
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (hoặc quy hoạch ngành, quy hoạch
sản phẩm) phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiến bộ khoa
học và công nghệ và phải đảm bảo phát triển bền vững, thích ứng với những
thay đổi bất thường.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (hoặc quy hoạch ngành, quy hoạch sản
phẩm) cần phải đảm bảo yêu cầu của sự phát triển với khả năng thực hiện, giữa
yêu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững và lâu dài, sự phát
triển trọng điểm và toàn diện, giữa phát triển định tính và phát triển định lượng.
Nội dung phương pháp quy hoạch theo bảng 2.1
Bảng 2.1. Nội dung phương pháp quy hoạch

STT Hạng mục
1
Nhiệm vụ hoặc
công việc phải làm
2
Hệ thống thông tin

3

4

Xác định phương
hướng mục tiêu
của quy hoạch
Nội dung cần quy
hoạch

5

Xây dựng kế hoạch
thực hiện

6

Xem xét tiến hành
điều chỉnh bổ sung

Đặt và thảo luận các vấn đề
- Tại sao ta sẽ làm quy hoạch
- Ta mong muốn kết thúc bằng cái gì

- Thu Thập những thơng tin cần thiết
- Xử lý thơng tin:
+ Cái gì đã biết
+ Cái gì cần tìm
+ Những cái gì là rủi ro
- Thảo luận các căn cứ để xây dựng mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát là gì
- Các chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực
- Thảo luận những nhiệm vụ phải làm
- Để thực hiện được những nhiệm vụ này cần những bước gì
- Thảo luận những biện pháp tiến hành các nội dung chi tiết
- Thảo luận chương trình hành động để thực hiện các nội
dung quy hoạch
- Lập các dự án cho việc thực thi thảo luận sắp xếp các dự án
theo thứ tự ưu tiêu để thực hiện
- Thảo luận xem liệu cơng việc có khả năng hồn thành theo
kế hoạch hay khơng
Nếu khơng thì phải bổ sung thêm cái gì
- Cái gì cần điều chỉnh
- Có thể điều chỉnh bổ sung như thế nào
Nguồn: Nguyễn Quang Học và cs. (2010)

6

download by :


Thông thường quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải đi trước
một bước và làm cơ sở nền tảng cho các quy hoạch và làm cơ sở xây dựng quy
hoạch các ngành, làm căn cứ để đặt ra mục tiêu, kết hoạch phát triển cho các

ngành, lĩnh vực, các vùng,.v.v..
2.1.2. Quy hoạch phát triển cây ăn quả
2.1.2.1. Những nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển cây ăn quả
a. Xác định quy mô ranh giới vùng sản xuất cây ăn quả
- Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng vùng sản xuất cây ăn quả
Điều tra đánh giá hiện trạng các loại nguồn lực về con người, tự nhiên, vật
chất,.v.v. và thực trạng các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường của vùng sản
xuất cây ăn quả. Phần việc này thuộc về cán bộ chuyên môn của các ngành khác
nhau như Sở tài nguyên môi trường, phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn,
Cục thống kê tỉnh, phòng thống kê cấp huyện. Cán bộ làm quy hoạch đất nông
nghiệp để phù hợp với quy hoạch về phát triển cây ăn quả của địa phương và có
kế hoạch điều chỉnh (QH vùng SX CAQ huyện Lục Ngạn đến năm 2020, 2015).
- Nhận biết các vấn đề đánh giá tiềm năng các nguồn lực
Các vấn đề về quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã
hội ở địa phương và phát triển cây ăn quả nói riêng tại địa bàn. Đánh giá khả
năng khai thác sử dụng các nguồn lực trong tương lai để đáp ứng mục tiêu của
quy hoạch phát triển trong từng thời kỳ và điều kiện cụ thể, chú trọng phát triển
cây ăn quả theo hướng vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, chẳng hạn khi lập
quy hoạch phát triển cây ăn quả cấp tỉnh (hoặc cấp huyện), Sở Nông nghiệp và
PTNT (hoặc ngành nông nghiệp PTNT) dưới sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh (cấp
trên) làm tốt công tác đánh giá tiềm năng các nguồn lực trên cơ sở các nghiên
cứu của các bên liên quan. Các nguồn lực chủ yếu ở đây bao gồm nguồn lực tự
nhiên (đất đai và các điều kiện tự nhiên khác), nguồn lực kinh tế-xã hội như lao
động, vốn, KHCN..v.v (Nguyễn Quang Học, 2010).
b. Xác định rõ mục đích và những mục tiêu cần đạt được của phương án quy hoạch
Để xác định được mục tiêu cần đạt được trong phương án quy hoạch phát
triển cây ăn quả cần dựa vào các căn cứ sau:
Căn cứ vào kết quả dự báo những vấn đề trong tương lai như: Dự báo về
dân số, lao động, dự báo về khả năng biến động về các loại nguồn lực trong từng


7

download by :


thời kỳ, dự báo về phát triển của thị trường, dự báo về tiến bộ khoa học và công
nghệ phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây ăn quả.
Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh tế xã hội và khả năng khai thác sử
dụng các nguồn lực của địa phương trong tương lai nhằm phát triển sản xuất cây
ăn quả một cách hiệu quả và bền vững (Nguyễn Quang Học, 2010).
Việc này chủ yếu thuộc về cán bộ làm quy hoạch thuộc chính quyền địa
phương các cấp, các phòng chức năng thuộc ngành NN và PTNT, phối kết hợp
với những cơ quan (hoặc cá nhân) làm tư vấn khoa học.
c. Xây dựng phương án quy hoạch
Lập đề án quy hoạch phát triển cây ăn quả cho địa bàn nghiên cứu, xây
dựng các dự án khả thi cho các hoạt động cụ thể của từng địa bàn có tính đến yếu
tố kinh tế, xã hội và mơi trường nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra trong từng
thời kỳ quy hoạch :
- Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến,
bảo quản và tiêu thụ;
- Tổ chức và sử dụng lao động;
- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế;
- Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch.
Lựa chọn các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo tiềm năng các nguồn lực.
Xác định thời gian bắt buộc phải hoàn thành các dự án, mối quan hệ giữa các dự
án (Nguyễn Quang Học, 2010).
d. Xây dựng kế hoạch và các giải pháp để thực hiện
Các nội dung cần được thực hiện theo các dự án với những kế hoạch và giải
pháp chi tiết đảm bảo tiến bộ trên cơ sở thể hiện được tính ưu tiên, tính tiết kiệm
và tính tích cực trong quy hoạch (Nguyễn Quang Học, 2010).

2.1.2.2. Phương pháp quy hoạch
Quy hoạch phát triển cây ăn quả là vấn đề phức tạp đa phương, đa mục tiêu,
bao gồm nhiều vấn đề rất đa dạng vì vậy để có thể xây dựng được một bản quy
hoạch tốt chúng ta cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Thơng
thường hầu hết các loại hình quy hoạch người ta thường áp dụng phương pháp
nghiên cứu hệ thống để có thể xây dựng quy hoạch (Nguyễn Quang Học, 2010).

8

download by :


2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của quy hoạch phát triển cây ăn quả
2.1.3.1. Vai trò của quy hoạch phát triển cây ăn quả
Quy hoạch phát triển cây ăn quả là một bước cụ thể hóa chiến lược về
khơng gian, nó trở thành cơ sở lập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
được xây dựng, là công cụ giúp đỡ các cấp chính quyền cũng như cơ quan
chuyên môn điều hành quản lý kinh tế, giúp người dân điều chỉnh phù hợp các
hoạt động sản xuất CAQ của mình theo quy hoạch thống nhất, giúp các chủ đầu
tư xác định được vị trí, thời điểm đặt nhà máy, xí nghiệp chế biến CAQ phù hợp,
tiết kiệm chi phí.
Quy hoạch phát triển CAQ là một trong những căn cứ của việc lập các dự
án đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
cây ăn quả góp phần phát triển sản xuất ngành trồng trọt của một địa phương,
vùng kinh tế,.v.v..
Quy hoạch phát triển CAQ là cơ sở quan trọng nhưng đồng thời cũng cần
kế thừa, tuân thủ sự phân bổ đất đai trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
vùng lãnh thổ, hệ thống quản lý đất đai để quy hoạch đất cây ăn quả không bị
chồng chéo với các đối tượng khác (cây trồng khác, đối tượng đất phi nông
nghiệp.v.v..).

2.1.3.2. Ý nghĩa của việc quy hoạch phát triển cây ăn quả
- Xác định phương hướng phát triển CAQ, chỉ ra những vùng chun mơn
hóa, vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa
phương, có khả năng hợp tác về kinh tế.
- Xác định, chọn được vùng trọng điểm phát triển CAQ giúp Nhà nước
cũng như các địa phương tập trung đầu tư vốn cũng như các nguồn lực hợp lý
hiệu quả.
- Xây dựng được cơ cấu phát triển CAQ, các chỉ tiêu phát triển CAQ và sản
phẩm hàng hóa của địa bàn cụ thể; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
phát triển CAQ.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ngành, nghiên cứu tổ chức quản lý
kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ. Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực
hiện nhiệm vụ chủ yếu và bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế
độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng
cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây ăn quả; đồng thời phân bố

9

download by :


các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy
hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất (Nguyễn Chính Thống, 2014).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây
ăn quả
Xây dựng, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công
nghệ sinh học, cơ giới hóa, các tiến bộ kỹ thuật…) trong nước và thế giới để đầu
tư phát triển sản xuất cây ăn quả theo quy trình ứng dụng cơng nghệ cao phù hợp
điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với hiệu quả cao và bền vững.
Nội dung chủ yếu của đánh giá thực hiện quy hoạch:

a. Công bố và phổ biến quy hoạch
- Đánh giá việc công bố và phổ biến quy hoạch trên phương tiện thơng tin
đại chúng (Nguyễn Chính Thống, 2014):
+ Các phương thức truyền tin;
+ Đối tượng truyền tin có đầy đủ tới các đối tượng;
+ Cơng bố quy hoạch có hợp lý về thời gian;
+ Đánh giá việc công bố quy hoạch có đảm bảo các bên hữu quan hiểu rõ
nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong thực hiện yêu cầu quy hoạch
b. Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch
Lập kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng ngân sách nhà nước; kế hoạch huy
động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư; kế hoạch sử
dụng đất phục vụ cho phát triển theo quy hoạch; kế hoạch khác.
c. Huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện quy hoạch
Đánh giá việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực cho thực hiện quy
hoạch (Nguyễn Chính Thống, 2014):
- Nguồn lực tài chính;
- Nguồn lực con người;
- Nguồn lực đất đai và nguồn lực khác.
d. Giám sát đánh giá thực hiện quy hoạch
- Đánh giá tổ chức thực hiện so với mục tiêu của quy hoạch;
- Tiến độ hoạt động so với mục tiêu quy hoạch;

10

download by :


- Kết quả thực hiện so với mục tiêu nội dung quy hoạch và so với định mức
tiêu chuẩn.
e. Điều chỉnh quy hoạch, thực hiện kế hoạch

Điều chỉnh chung quy hoạch khi mục tiêu, định hướng phát triển thay đổi
ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kịch bản phát triển và không gian phát triển
kinh tế-xã hội.
f. Đánh giá ban đầu về tác động
Đánh giá các tác động của thực hiện quy hoạch tới phát triển kinh tế xã hội
và mơi trường của địa phương (Nguyễn Chính Thống, 2014).
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả
2.1.5.1. Chất lượng của quy hoạch
Chất lượng quy hoạch được thể hiện qua cơ sở khoa học của quy hoạch;
quy hoạch có phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
không?; Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch có khả thi khơng?; Quy hoạch
có thống nhất với các quy hoạch khác như giao thơng, sản xuất.v.v khơng?; Có
phù hợp với điều kiện, tiềm năng của địa phương khơng?; Có phù hợp với xu thế
thị trường khơng? (Nguyễn Chính Thống, 2014).
2.1.5.2. Năng lực cán bộ về lập, tổ chức thực hiện quy hoạch
Năng lực cán bộ lập kế hoạch là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quy
hoạch có phù hợp, mang tính thực tiễn và tính khả thi. Vị trí này cần có am hiểu
về cơng tác quy hoạch, có cái nhìn tổng thể về vấn đề lập quy hoạch phát triển
cây ăn quả, nắm chắc chuyên môn và biết phối hợp với các cơ quan ban ngành có
liên quan (Nguyễn Chính Thống, 2014).
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất như thế nào và quy định quy
trình sản xuất có vai trị quyết định sự thành cơng hay thất bại trong cả q trình
cho ra sản phẩm. Đây là yếu tố kết hợp tổng hợp các điều kiện thuận lợi về nhiều
mặt để giúp người sản xuất cây ăn quả trong vùng quy hoạch có được những sản
phẩm hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
(Nguyễn Chính Thống, 2014).
2.1.5.3. Nguồn lực phát triển cây ăn quả
a. Tài nguyên đất trong phát triển cây ăn quả
- Vai trò của đất đai trong phát triển cây ăn quả


11

download by :


Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng
là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh
vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” .
Đất đai là môi trường sống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, năng
suất, chất lượng cây trồng phụ thuộc nhiều vào từng nhóm đất, loại đất. Đất là tư
liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế trong việc phát triển cây ăn quả.
- Đặc điểm kinh tế của đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Các tư
liệu sản xuất khác khi dùng dễ bị hao mòn, còn đất đai thì có thể tốt hơn nếu sử
dụng hợp lý. Điều này là do đất đai có độ phì nhiêu.
Diện tích đất có giới hạn, do giới hạn trong từng vùng và vùng phạm vi
lãnh thổ mỗi quốc gia. Điều này ảnh hưởng tới việc mở rộng quy mô sản xuất
nơng nghiệp. Quỹ đất ngày càng có hạn do nhu cầu ngày càng tăng về đất phục
vụ phát triển đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa.
Đất đai có tính cố định vị trí, khơng thể di chuyển được, tính cố định vị trí
quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các
yếu tố mơi trường nơi có đất. Điều này ảnh hưởng tới việc quy hoạch phát triển
cây ăn quả.
Đất đai là hàng hóa đặc biệt, vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm
của lao động. Đất đai cũng tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. Đất đai
chịu sự quản lý của nhà nước tùy chế độ mà đất đai được trao quyền tài sản (quản
lý, sử dụng, trao đổi, sở hữu,.v.v) cho tổ chức, cá nhân nhiều hay ít.
- Các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: Đất đai phải có chủ thể quản

lý, sử dụng hiệu quả, bền vững, đầy đủ và hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, đúng
pháp luật và bền vững. Do vậy, việc bố trí cây ăn quả phải dựa trên tính thích
hợp lợi thế so sánh để đạt hiệu quả kinh tế-xã hội và phát huy lợi thế cạnh tranh.
b. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản cơng, mọi tổ chức, cá
nhân đều có quyền sử dụng và khai thác. Tuy nhiên, để phát huy các ngoại ứng
tích cực và tránh các ngoại ứng tiêu cực thì cần phải quy hoạch, sử dụng hợp lý
để sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Nguyễn

12

download by :


Chính Thống, 2014).
Cần quan tâm tới tác động ngoại ứng tích cực (như bố trí sản xuất, cơ cấu
cây trồng vật nuôi hợp lý), hạn chế ngoại ứng tiêu cực từ các hoạt động phát triển
cây ăn quả. Đó là ảnh hưởng từ hoạt động cải tạo đất không đúng, trồng cây ăn
quả không hợp lý, ô nhiễm đất, nước, khơng khí do việc dùng hóa chất, thuốc bảo
vệ thực vật,.v.v.. (Nguyễn Chính Thống, 2014).
c. Lao động trong phát triển cây ăn quả
- Đặc điểm của lao động trong phát triển cây ăn quả.
Lao động phổ thông làm nông nghiệp thường khơng chun sâu, mang tính
thời vụ, phần lớn lao động ít được đào tạo qua trường lớp.
Lao động nơng nghiệp diễn ra trong phạm vi không gian lớn, đa dạng về địa
bàn, điều kiện sản xuất.
Thị trường lao động trong phát triển cây ăn quả có đặc điểm là: cung lao
động dồi dào, lao động mang tính thời vụ và giá tiền công lao động thường thấp.
Lao động của nông trại chủ yếu bao gồm lao động của nông trại hay doanh
nghiệp, lao động từ thị trường và lao động từ đổi công.

- Nguyên tắc sử dụng lao động trong phát triển cây ăn quả: Lao động phải
được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao (Nguyễn Chính Thống, 2014).
d. Vốn trong phát triển cây ăn quả
- Vai trò của vốn trong phát triển cây ăn quả.
Phát triển nơng nghiệp nói chung, phát triển cây ăn quả nói riêng thì vốn là
yếu tố rất quan trọng. Nó là yếu tố cơ bản của q trình sản xuất và lưu thơng
hàng hóa.
Vốn là điều kiện để cho các hộ, các doanh nghiệp đầu tư, thực hiện tốt các
khâu trong sản xuất, chế biến, bảo quản, giới thiệu sản phẩm cây ăn quả giúp
phát triển cây ăn quả đạt kết quả tốt.
Quy mô và chất lượng của vốn là điều kiện tiên quyết cho các hộ, doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, khai thác tốt các nguồn lực khác
dùng vào sản xuất kinh doanh (Nguyễn Chính Thống, 2014).
- Đặc điểm của vốn trong phát triển cây ăn quả.
Do chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài và có tính thời vụ nên vốn dùng trong

13

download by :


×