Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đánh giá công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.16 KB, 52 trang )

GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn-Bắc Giang
A)

Vị trí, chức năng:
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện Quản lý
nhà nước về: Tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ.
2.
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi
trường.
B)
Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
quản lý tài nguyên và môi trường, kiểm tra việc thực hiện sau khi
UBND huyện ban hành.
2. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.
3. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền
với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
4. Theo dõi biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và
bản đồ về đất đai, quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất huyện (nếu có) theo phân cấp của UBND huyện, hướng


dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối
với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị


trấn, thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ
thống thông tin đất đai huyện.
5. Chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp
xã và các ngành có liên quan tham mưu việc định giá đất trên cơ sở
khung giá đất của Chính phủ để UBND huyện trình cấp có thẩm
quyền quyết định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và
hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của
UBND huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước và
khoáng sản.
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ
môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn, lập báo cáo hiện
trạng môi trường theo định kỳ, đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm
môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa
bàn, thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi
trường trên địa bàn, hướng dẫn UBND cấp xã quy định về hoạt động
và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động
có hiệu quả.
8. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp,
kiểm tra việc thực hiện trình tự, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp
giếng.
9. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại,về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công
của UBND huyện.
10. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội,



các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường.
11. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin
về tài nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
12. Báo cáo định kỳ,đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các
lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên và
Môi trường.
13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên
môn về tài nguyên và môi trường cấp xã.
14. Quản lý cán bộ, công chức, tài chính, tài sản của Phòng theo quy
định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện và Sở Tài nguyên
và Môi trường giao.
C) Cơ cấu, tổ chức:
1. Ban lãnh đạo
- Đ/C: Nguyễn Trọng Vịnh: Trưởng phòng, phụ trách chung.
+ Trực tiếp phụ trách: Công tác phát triển quỹ đất, thu ngân sách,
thanh quyết toán các nguồn kinh phí được cấp, công tác tổ chức cán
bộ, lĩnh vực Môi trường, khoáng sản và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lâm nghiệp.
- Đ/C: Nguyễn Văn Mạnh: Phó Trưởng phòng:
+ Giúp đồng trí trưởng phòng.


+ Tổ chức chỉ đạo, thực hiện các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực
giải phóng mặt bằng.
- Đ/C: Bùi Văn Trường: Phó trưởng phòng.

+Giúp đồng trí trưởng phòng.
+ Phụ trách công tác giao dịch đảm bảo.
+ Thẩm định, ký duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
+ Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực Tài nguyên
và Môi trường.
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực Tài nguyên
và Môi trường trên địa bàn huyện.
- Đ/C: Thân Văn Cứ: Chuyên viên phòng Tài nguyên.
+ Trực tiếp tham gia giải phóng mặt bằng.
+ Công tác kết toán.
+ Tham gia công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại.
- Đ/C: Vũ văn Tùng: Chuyên viên
+ Phụ trách công tác khoáng sản.
+ Phụ trách công tác môi trường
+ Giải quyết đơn thư liên quan tới môi trường, khoáng sản, thẩm
định bản cam kết bảo vệ môi trường
+ Trực tiếp tổng hợp báo cáo tuần, báo cáo tháng
-Đ/C: Giáp văn Chung: Chuyên viên


+ Phụ trách công tác quản lý đất đai
+ Quy hoạch, kế hoạch, thống kê
+ Phối hợp với đồng chí Vịnh, thực hiện các công tác thanh tra,
kiểm tra cho thuê đất, giá đất
+ Thủ quỹ phòng
- Đ/C: Nguyễn văn Dương
+ Công tác văn thư của phòng
+ Tham gia công tác quản lý đất đai



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3R

Phương pháp Giảm thiểu - Tái chế Tái sử dụng

BVMT

Bảo vệ Môi trường

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

EDP

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hồng
Kông

EPA

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Chính
phủ Thụy Điển

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KH&CN


Khoa học và công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội

KTXH

Kinh tế xã hội

TT

Thị trấn

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

UNDP

Chương trình Phát Triển Liên Hợp
Quốc

DANH MỤC BẢNG
• Bảng 2.3 : Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị
Việt Nam đầu năm 2007.


• Bảng 2.4 : Thành phần và tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại Việt Nam.
• Bảng 2.5 :Một số công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng

tại Việt Nam.
• Bảng 4.1 :Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện
• Bảng 4.2 : Kết quả điều tra thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Lục Ngạn.
• Bảng 4.3 :Nhân lực, vật lực phục vụ cho công tác thu gom.


Bảng 4.4 : Lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom trong các năm 2009 –
2011.

• Bảng 4.5 : Lượng RTSH bình quân theo đầu người trên địa bàn.
• Bảng 4.6 : Tỷ lệ % nhận thức của cộng đồng về hiện trạng phân loại,
thu gom, xử lý CTR sinh hoạt.

DANH MỤC HÌNH
• Hình 2.3. Mối quan hệ giữa các thành phần chức năng trong hệ thống
quản lý rác thải.
• Hình 4.1: Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt thị Địa bàn huyện


Hình 4.2: Sơ đồ công tác thu gom vận chuyển rác sinh hoạt

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công


nghiệp hoá hiện đang diễn ra rất khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều tiến
triển tích cực. Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của
môi trường đang ngày càng trầm trọng. Rác thải đang là một trong những vấn

đề môi trường bức xúc ở Việt Nam. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn
rác thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng
cao trong thập kỷ tới đây.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế xã hội. Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất và hoạt động sống.
Huyện Lục Ngạn nói riêng là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, là
một huyện có diện tích đất tự nhiên lớn. Mật độ dân cư của huyện còn thưa,
toàn huyện bao gồm 30 xã và một thị trấn. Điều kiện cơ sở vật chất của huyện
còn nhiều hạn chế bởi vậy công tác quản lý môi trường tại huyện còn gặp
nhiều khó khăn.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã và đang trong tình trạng môi
trường bị ô nhiễm do nguồn tài nguyên bị khai thác trái phép, khai thác không có
kế hoạch, lạm dụng quá mức. Sự gia tăng dân số gây sức ép lên môi trường và tài
nguyên, ý thức và sự hiểu biết của con người về bảo vệ môi trường còn thấp.
Từ những lý do đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, em
thực hiện đề tài “Đánh giá công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang” để tìm hiểu công tác quản lý môi
trường tại địa bàn huyện Lục Ngạn, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục
những tồn tại, hạn chế và phát huy những ưu điểm để công tác quản lý môi
trường được tốt và đạt hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Điều tra đánh giá hiện trạng phân loại thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Ngạn


- Đề xuất giải pháp thực tế ở huyện để xây dựng mô hình phân loại, thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn góp
phần bảo vệ sức khỏe cộng động và tôn thêm vẻ đẹp cảnh quan của huyện.

1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội trong các năm
gần đây của huyện Lục Ngạn
- Tìm hiểu thành phần và tỉ lệ các loại rác thải có trong nguồn rác thải
sinh hoạt của địa phương.
- Tìm ra biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt hiệu quả hơn cho huyện.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ học tiếp
cận với thực tế, để em có cơ hội áp dụng học tập vào thực tiễn.
- Qua đề tài biết được các thành phần các loại rác trong nguồn phát sinh
tác thải và hiện trạng thu gom, xử lý rác thải của huyện.
- Đề tài là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp quản lý rác thải phù
hợp mang lại hiệu quả cao.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài hoàn thành sẽ giúp mọi người hiểu hơn về điều kiện tự nhiên,
tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong những năm gần đây của huyện.
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Ngạn
- Qua đề tài người dân có thêm hiểu biết về thành phần, tỉ lệ rác thải và
cách thu gom, xử lý rác thải theo đúng quy định.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về chất thải, chất thải sinh hoạt
- Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt gia đình,
trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong

giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông. Chất thải là kim
loại, hóa chất từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004)[10].
+ Chất thải rắn là vật ở thể rắn, lỏng, khí được phát sinh trong các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt gia đình và các hoạt động khác
của con người.
+ Chất thải sinh hoạt: Là chất thải phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của con người từ các khu dân cư, làng mạc, trường học…
Chất thải sinh hoạt hay thường được gọi là rác thải sinh hoạt cần được
phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lý hợp lí để thu hồi năng
lượng và bảo vệ môi trường .
2.1.2. Quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thả rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu
gom, lưu giữ vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lí chất thải rắn nhằm ngăn
ngừa giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và con người.
(Nghị định 59/NĐ-CP)[6].
Quản lý rác thải sinh hoạt là hoạt động quy hoạch quản lý đầu tư, xây dựng cơ
sở quản lý rác thải sinh hoạt phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.1.3. Phân loại
Trước khi chất thải rắn được sử dụng lại, tái chế, làm nguyên liệu cho sản
xuất công nghiệp, làm phân, tạo khí mê tan… Cần thiết phải qua giai đoạn


phân loại. Hoạt động phân loại chất thải rắn có thể tiến hành tại các hộ gia
đình, các điểm trung chuyển, các bãi tập trung chất thải.
- Phân loại rác tại các hộ gia đình là bước đầu tiên giúp cho công tác xử lý tiếp
theo được thuận lợi hơn. Ngay tại các gia đình, chung cư, các chất thải rắn
được phân loại theo các đặc điểm lý, hóa hoặc theo kích thước của nó. Ví dụ:
như túi đựng rác thực phẩm, túi đựng giấy, báo cũ, túi đựng vỏ chai, mảnh thủy

tinh vỡ…
- Phân loại tại các trạm trung chuyển rác được tiến hành, tại đây người ta phân
loại rác bằng các phương pháp như ly tâm, thổi khí, từ tính và các thiết bị kèm
theo.
- Phân loại tại các bãi rác là người ta nhặt rác đào bới các đống rác để thu nhặt
nhiều loại rác có thể sử dụng được cho nhiều mục đích khác nhau. Công việc
này thực hiện chủ yếu bằng tay và không an toàn về mặt vệ sinh
* Một số phương pháp và thiết bị phân loại rác.
- Phương pháp thủ công:
Trong phương pháp này người ta phân loại bằng tay để nhặt từng loại rác theo
từng mục đích. Các công cụ thô sơ được sử dụng kèm theo nhu que gắp, xẻng
bới rác, xúc rác….
- Phân loại bằng luồng khí thổi:
Phương pháp này sử dụng trong sản xuất công nghiệp nhằm tách các vật liệu,
các sản phẩm hỗn hợp thô. Trong phân loại rác thải có trọng lượng nhẹ (hữu
cơ) lẫn chất thải rắn có trọng lượng nặng hơn (vô cơ) người ta sử dụng phương
pháp khí thổi rất có hiệu quả.
- Phân loại bằng từ tính:
Phương pháp này dựa vào đặc tính hút kim loại (sắt) của nam châm để tách
kim loại thải với các thành phần phi kim loại khác trong đống rác.


Phương pháp phân loại này được sử dụng đối với chất thải rắn sau khi đã
nghiền và trước khi đưa vào hệ thống phân loại bằng thổi khí hoặc cả sau khi
nghiền và thổi khí.
Những thiết bị có đầu nam châm lớn thì có thể sử dụng cả đối với chất thải rắn
trước khi đập, nghiền.
- Phương pháp từ tình cũng được áp dụng để hút kim loại từ tro tàn sau khi
thiêu đốt chất thải rắn và cả ở bãi thải…
- Sàng phân loại chất thải rắn:

Đối với phân loại chất thải rắn hỗn hợp nhiều thành phần có kích thước khác
nhau, người ta sử dụng hệ thống sàng động hoặc tĩnh nhiều lớp. Sang phân loại
sử dụng cho cả chất thải rắn khô lẫn ướt, nặng và nhẹ. Thông thường phương
pháp này được áp dụng với chất thải rắn trước và sau khi đập, nghiền và sau
khi phân loại bằng phương pháp thổi khí.
Thiết bị sàng bao gồm các loại như sau: Sàng rung (Vibrating screen), loại
sàng hình trụ tròn quay (rotary drum screen).
Ngoài các phương pháp chất thải rắn nói trên, người ta còn áp dụng các
phương pháp khác như “rác nổi trong nước ” (flotation process) “quán
tính” (inertial)…
2.1.4. Thu gom
Xử lý hóa hệ thống thu gom chất thải là điều quan trọng, việc nghiên cứu,
quản lý chất thải rắn không nên cho rằng chất thải được thu gom chờ vứt bỏ.
Trong việc hợp lý hóa hệ thống thu gom, cần xác định mức độ phục vụ đề ra
như thu gom thương xuyên, phân tích kho chứa tạm thời và phương pháp thu
gom đã sử dụng cũng như tính phù hợp của tuyến đường thu dọn. Công việc
thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố là một công việc khó khăn phụ
thuộc vào các yếu tố:
+Yếu tố địa hình


+ Quy hoạch đô thị, xác định nhà ở: Quy hoạch các khu dân cư, các công
trình công cộng, hạ tầng cơ sở.
+ Đường phố: Chiều dài, chiều rộng của đường, chất lượng đường.
+ Thời tiết: Thời tiết nóng ẩm, mưa, gió.
+ Kinh phí sử dụng cho trang thiết bị, lương trả cho công nhân
+ Phương tiện thu gom chất thải rắn, xe, chổi quét, quần áo bảo hộ lao
động
+ Ý thức thái độ chung: Ý thức giữ vệ sinh chung, hợp tác với cơ quan
chuyên trách thu dọn.

+ Quy định, luật lệ về vệ sinh công cộng: Quy định về nơi đổ rác, quy định về
những nơi đặt thùng chứa rác.
Trong quá trình thu gom cần có phương pháp cụ thể trong việc bố trí hệ thống
thu gom như việc bố trí thùng rác, điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển rác,
phương tiện thu gom (xe ô tô, xe đẩy, chổi quét…) Phương tiện vận chuyển
thực hiện công nhân thu gom sao cho phù hợp.
2.1.5. Bố trí tuyến thu dọn
Trong khi bố trí tuyến thu dọn cần phải quan tâm đến các bước sau đây:
+ Chuẩn bị bản đồ khu vực trong đó có chứa số liệu về điểm rác, nguồn rác.
+ Phân tích số liệu các bản tổng hợp về khối lượng rác thành phần lý, hóa,
cơ học của rác.
+ Bố trí sơ bộ tuyến thu dọn.
+ So sánh tuyến sơ bộ và mở rộng, phát triển tuyến cân đối theo thử nghiện
và sai xót.
2.1.6. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.1.6.1. Phương pháp chôn lấp


Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này
chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên chở rác tới các bãi
đã được xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén
trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi và rắc bột…
theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích
của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy
thì chuyển sang bãi rác mới. Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác
hữu cơ vẫn đang được áp dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân
thủ theo quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Ở các bãi rác
chôn lấp cần thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác khi thải ra ngoài môi
trường. Việc thu khí ga để biến đổi thành naawng lượng là một trong những

khả năng vì một phần đầu tư cho bãi rác có thể thu hồi lại [10].
* Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ phù hợp với nhiều loại rác.
+ Chi phí cho các bãi chôn lấp thấp.
* Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
+ Không được sự đồng tình của người dân địa phương.
+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc khó khăn.
+ Nguy cơ dẫn đến ỗ nhiễm môi trường nước, đất, không khí.
2.1.6.2. Phương pháp ủ rác compost sản xuất phân hữu cơ
Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác hữu cơ là phương pháp truyền thống, được
áp dụng phổ biến và có hiệu quả ở các quốc gia phát triển và ở Việt Nam. Việc


ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy được,
nhất là trong quy mô hộ gia đình. Công nghệ ủ rác thành phân là một quá trình
phân giải phức tạp gluxit, lipit và protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu khí
và kị khí đảm nhiệm. Các điều kiện pH, độ ẩm, độ thoáng khí càng tối ưu thì
vi sinh vật hoạt động càng mạnh và quá trình ủ phân kết thúc càng nhanh.
Công nghệ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo
định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo. Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp xử
lý rác rất hiệu quả, có thể kết hợp tốt với phân người và phân gia súc cho ta
phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp, tốt cho việc cải tạo đất
[10]
2.1..3. Phương pháp đốt rác sinh hoạt
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải cho
khâu xử lý cuối cùng. Nếu sử dụng công nghệ tiên tiến thì đây là phương pháp
tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp rác hợp vệ sinh, chi phí để đốt một
tấn rác cao hơn gấp 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một

nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch
vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm
nhiều chất thải khác nhau sẽ sinh khói độc đioxin nếu không giải quyết tốt
việc xử ký khói.
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho
ngành công ngiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ
thống xử lý tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt
phát sinh.


Hiện nay, tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải do
hàng loạt các vấn đề kinh tế và môi trường cần được giải quyết. Việc thu đốt
rác thải chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện hoặc rác
thải công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không triệt để [10].
2.1.6.4. Một số phương pháp khác
* Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex
Đây là một công nghệ mới, lần đầu được áp dụng tại Mỹ. Công nghệ
Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (kể cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục
vụ ngành xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng trong nông nghiệp
hữu ích.
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền rác nhỏ sau đó polime hóa và
sử dụng áp lực lớn để nén ép và định hình sản phẩm.
Rác thải sau khi thu gom được chuyển về nhà máy, không cần phân loại và
đưa vào máy cắt nhỏ, sau đó đưa đến các thiết bị trộn bằng băng tải. Chất thải
lỏng pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hòa và khử độc được
thực hiện trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các
thiết bị trộn, khi đó chất lỏng và rác thải kết dính với nhau sau khi thêm
polime vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy ép cho ra sản
phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an toàn về mặt môi trường [10]..
* Công nghệ ép kiện và cách ly rác

Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải được tập
trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng thủ công trên băng tải,
các chất trơ có thể tái chế: Kim loại, nilon, giấy… được thu hồi tái chế. Những
chất còn lại được băng chuyền cho qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với
mục đích làm giảm bớt thể tích rác.


Các kiện rác đã ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp
những vùng đất trũng sau đó phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này, có thể
sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hoa… và mục đích chính
là giảm thiểu tối đa khu vực xử lý rác [10].
2.2. Tình hình phân loại, thu gom và xử lý CTR ở trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình phân loại, thu gom và xử lý CTR ở trên thế giới
Những năm trước đây, vấn đề môi trường cũng như quản ký rác thải còn ít
được quan tâm bởi nhiều lí do, chủ yếu là do kinh tế chưa phát triển, dân số
còn ít, nền công nghiệp hóa chưa vượt mứ. Ngày nay, việc quản lí chất thải
rắn ở các đô thị thật sự là một vấn đề đáng lưu tâm. Do đó đây là nơi tiêu thụ
nguồn lượng lớn lương thực, thực phẩm, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, sản xuất,
vui chơi giải trí đồng thời cũng là nơi phát sinh ra nhiều loại phế thải có thể
gây ra những tác động xấu tới con người và môi trường, cảnh quan đô thị, sức
khỏe của người dân. Sự tăng nhanh lượng rác đô thị gắn liền với sự tăng
nhanh dân số, sự tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa. Với mức gia tăng
dân số đô thi hóa hiện nay là 170.000 người/ngày, dự đoán dân số sống trong
những thành phố và thị trấn sẽ vượt quá dân số ở các vùng nông thôn trong
những năm đầu của thế kỉ 21 và chắc chắn sẽ có 2/3 dân số thế giới sống trong
các khu vực đô thị năm 2025(Nguyễn văn Thái 2005)[4]. Do đó, vấn đề quản
lý môi trương, nhất là quản lý chất thải rắn đang là một vấn đề căng thẳng với
các đô thị.
Với tốc độ đô thị hóa như trên , việc đề ra các phương hướng, chiến lược bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống là nhiệm vụ cấp bách

không chỉ của từng quốc gia mà mang tính toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh về
môi trường toàn cầu 6-1992 ở Brasil đã đưa ra yêu cầu thiết lập “Trật tự Môi
Trường thế giới mới” đã được thông qua, gồm 40 chương trình hành động và ra
tuyên bố chung Rio De Janeiro. Đối với các đô thị, vấn đề quản lý rác được đặt
ra như một ưu tiên hàng đầu. Rác được phân loại và có thể đem đi tái chế, phần
không tái chế sẽ được thu gom và vận chuyển đến các khu xử lý. Tùy điều kiện
của từng khu vực, từng quốc gia mà các giai đoạn này có sự khác nhau, song


đều hướng tới việc phân loại rác ngay từ nguồn, sau đó thu gom và vận chuyển
bằng các xe chuyên dụng đến các khu xử lý phù hợp. Rác sinh hoạt có thể được
ủ làm phân Compost, rác bệnh viện có thể được đem đốt. Phần không xử lý
được bằng 2 phương pháp trên sẽ được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh.(Training
Progamme on Waste Mangament, 2004)[15].
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006)[10], mức đô thị hóa cao thì lượng chất
thải tăng lên theo đầu người ví dụ cụ thể ở một số quốc gia hiện nay:
+ Canada 1.7kg/người/ngày.
+ Autralia 1.6kg/người/ngày
+ Thụy Sĩ 1.3 kg/người/ngày
+ Thụy Điển 1.3kg/người/ngày
+ Trung Quốc 1.3kg/người/ngày
Với sự gia tăng của chất thải rắn thì việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải
rắn là điều đầu tiên mà bất cứ xã hội nào cũng phải quan tâm tới. Cũng giống
như ở Việt Nam, ở các nước nghèo và các nước đang phát triển thì việc đầu tư
vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60-70% thậm chí có nơi còn
thấp hơn. Còn ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số
quốc gia hầu như lượng chất thải rắn phác thải được thu gom toàn bộ ví dụ:
Tại Caniafornia, việc phân loại chất thải rắn được phân loại như sau: Nhà
quản lý cung cấp tới từng hộ gia đình nhiều thùng khác nhau. Kế tiếp rác sẽ
được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác thu gom 3 lần/tuần với chi

phí phải trả 16,39USD/tháng. Nếu có nhưng phát sinh khác như: Khối lượng
rác gia tăng hoặc xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá
phải trả sẽ tăng thêm 4,92USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối
lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng
rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá
32,38USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn
vị đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác. (Wastes Management, 1998)[16].


Quản lý chất thải đô thị là điều quan trọng đầu tiên và có thể xem xét mức
độ quan trọng của nó chẳng hạn như ở Hy Lạp dành 50% ngân sách để thu
gom chất thải rắn và xử lý. Ở các nước phát triển việc phân loại rác thải được
tiến hành ngay ở các hộ gia đình, các khu trung cư và các nơi công cộng theo
đặc điểm lý hóa và kích thước của nó. Ví dụ túi màu đen để đựng rác thực
phẩm, túi màu trắng đựng kim loại và thủy tinh…(Hội thảo quản lý chất thải
năm 1999)[7]
Ở các nước phát triển kích thước cũng như chất liệu, màu sắc thùng rác
được chuẩn hóa. Thùng đựng rác gia đình thường có kích thước nhỏ từ 10- 20
lít. Hiện nay các gia đình sử dụng thùng nhựa có bao Plastic và có nắp đậy
chống ruồi nhặng và bốc mùi hôi thối.Các túi plastic cũng được sử dụng khá
phổ biến ở các hộ gia đình. Kích thước và màu sắc của túi plastic được chuẩn
hóa và được bán ở các siêu thi, rất thuận tiện và thống nhất trong việc phân
loại, thu gom và xử lý. Trên thế giới việc xử lý chất thải rắn được chú ý rất
nhiều. Hiện nay nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại
chất thải rắn. Vấn đề này vừa mang ý nghĩa vệ sinh vừa mang ý nghĩa kinh tế.
“Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy có 90% chai và trên 90% can được đưa
và sử dụng trung bình từ 15-20 lần và trong quá trình xử lý rác người ta có thể
tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc”.
Từ chất thải công nghiệp, giấy có thể tạo được cồn etilic các loại vật liệu
xây dựng: ở Thụy Sĩ, từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp giấy người ta đã

làm ra ván ép phục vụ cho xây dựng. Ở Mỹ đã nghiên cứu và ứng dụng các
thiết bị mới phân loại rác và chất thải công nghiệp. Hàng năm trong 134 triệu
tấn chất thải rắn của nước này chứa tới 11,3 triệu tấn sắt, 680 ngàn tấn nhôm,
430 ngàn tấn loại khác, trên 60 triệu tấn giấy và 13 triệu tấn thủy tinh. Khối
lượng rác đốt thu được lượng nhiệt tương đương với đốt 20 triệu tấn dầu mỏ”
(Nguyễn Xuân Nguyên 2004)[11].
2.2.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
2.2.2.1. Nguồn gốc, thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt


Khối lượng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam ngày càng tăng do các tác động
của sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ, tính chất tiêu dùng trong các
đô thị và các vùng nông thôn. Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính
84.11 triệu người. Dân số thành thị 22,82 triệu người, tăng nhanh do tốc độ đô
thị hóa những năm gần đây và chiếm 27.1% số dân năm 2006; dân số nông
thôn 61,29 triệu người (theo tổng cục thống kê - Thông cáo báo chí về số liệu
thống kê kinh tế - xã hội năm 2006). Dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người,
chiếm 45% dân số cả nước.
Rác thải sinh hoạt Việt Nam phần lớn phát sinh từ các đô thị. Ước tính mỗi
người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải trên 2/3 kg chất thải mỗi
ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Lượng chất
thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh
ngày càng cao, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô
dân số và các khu công ngiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố
Phủ Lý ( 17,3%), Hưng Yên (12,3%)… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ
lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và 1 số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/ năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,

nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại là từ các công sở,
đường phố, cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải
y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn
còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị [10].
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006-2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.


Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/ năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các
đô thị ( hình bảng 2.3)

Bảng 2.3 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị
Việt Nam đầu năm 2007

ST
T

Loại đô thị

1

Lượng CTRSH bình
quân trên đầu người

Lượng CTRSH đô thị phát
sinh

(kg/người/ngày)


Tấn/ngày

Tấn/năm

Đặc biệt

0,84

8000

2.920.000

2

I

0,96

1.885

688.025

3

II

0,72

3.433


1.253.045

4

III

0,73

3.738

1.364.370

5

IV

0,65

626

228.490

Tổng

6.453.930

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa
phương, Cục BVMT năm 2008).
Ở khu vực nông thôn, với 76% dân số nhưng lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh chỉ bằng một nửa của khu vực đô thị và rác thải chủ yếu là các chất hữu

cơ dễ phân hủy (chiếm 99% trong các phế thải nông nghiệp và 65% trong rác
thải sinh hoạt gia đình). Lượng rác thải ở nông thôn hiện nay có hướng tăng
lên, theo những nghiên cứu ở một số vùng nông thôn của đồng bằng sông
Hồng thì lượng rác thải phát sinh trung bình trong ngày của người dân khoảng
0,5 kg/người/ngày [9].


Thành phần của rác thải rất đa dạng và đặc trưng theo từng vùng (thói quen,
mức độ văn minh, tốc độ phát triển). Với các đặc trưng điển hình của rác thải
như sau: Hợp phần nguồn gốc hữu cơ cao, Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn,
gạch vỡ, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.Việc phân tích thành phần rác thải đóng vai
trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý.
2.2.2.2. Các tác động của rác thải sinh thoạt đến môi trường
Rác thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trường bao
quanh con người: đất, nước, không khí, các nhà ở và các công trình công
cộng… Rác thải thu gom chủ yếu đổ vào bãi rác một cách tạm bợ, đại khái mà
không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm. Thiết bị thu gom và vận
chuyển rác thải ở hầu hết các đô thị Việt Nam còn lạc hậu và ít ỏi không đáp
ứng được nhu cầu thu gom hiện tại.
Khối lượng chất thải sinh hoạt trong các khu vực đô thị và nông thôn ngày
càng tăng do tác động của việc gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và
việc phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng ở từng nơi. Lượng chất thải
rắn sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả nghiệm
trọng đối với môi trường sống [4].
2.2.2.3. Thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
a. Công tác quản lý
Ở nước ta hiện nay, công tác thu gom xử lý rác thải chưa đáp ứng được yêu
cầu. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Trong khi ở đô thị, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 71% thì ở nông thôn tỷ lệ thấp
hơn khoảng 20%, chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ và chợ. Đối với các xã và các


địa phương xa trung tâm thì tỷ lệ thu gom còn thấp hơn, thậm chí công tác thu
gom còn chưa được thưc hiện. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải ở
nông thôn chỉ là một hình thức chuyển rác từ nơi này sang nơi khác cách xa
khu dân cư mà không có bất cứ biện pháp kỹ thuật nào để xử lý [9].

Bảng 2.4 Thành phần và tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại Việt Nam.
Phát sinh rác thải sinh hoạt (tấn / năm)
Toàn quốc

12.800.000

Các vùng đô thị

6.400.000

Các cùng nông thôn

6.400.000

Thu gom rác thải (% trong tổng lượng phát sinh)
Các vùng đô thị lớn

71%

Các vùng nông thôn


<20%

Các vùng đô thị nghèo

10- 20%

Số lượng các cơ sở tiêu hủy rác thải
Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ sinh

74%

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

17%

( Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2004)
Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn
sau đó được vận chuyển đến chôn lấp. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động thu
gom rác thải ở nông thôn lấy từ việc đóng góp của người dân.


Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, phấn đấu 50%
hộ gia đình, 70% các doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác tại nguồn, 80%
khu dân cư có thùng đựng rác tập trung và 80% các khu vực công nghiệp có
thùng thu gom rác. Tiến hành thu gom 90% rác thải sinh hoạt, công nghiệp và
dịch vụ [9].

* Hệ thống quản lý rác thải
Có nhiều thành phần trong hệ thống quản lý rác thải (hình 2.3). Hệ thống
quản lý rác thải tốt là hệ thống mà trong đó mỗi thành phần và toàn bộ hệ

thống các thành phần được giải quyết đồng bộ và hiệu quả.
Rác thải ra
Tàng trữ
Thu gom
Trạm trung chuyển và vận chuyển
Đổ thải
Sản xuất và tái chế

Hình 2.3. Mối quan hệ giữa các thành phần chức năng trong hệ
thống quản lý rác thải.
* Hoạt động chính về quản lý rác thải áp dụng cho một số khu vực bất kỳ bao gồm:
+ Thành lập cơ quan chuyên trách rác thải.
+ Xác định địa bàn quản lý, ranh giới hành chính hoặc địa lý.


+ Xác định các nguồn thải trong khu vực bao gồm vị trí, số lượng, đặc điểm
nguồn thải: công nghiệp, khu tập thể, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan
hành chính.
+ Xác định khối lượng rác thải, Xác định tuyến thu gom, ký kết hợp đồng thu
gom rac thải với các cơ quan xí nghiệp, nhà máy.
+ Xây dựng và ban hành quy định về vệ sinh rác thải.
+ Kế hoạch và trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải.
+ Xây dựng bãi chôn lấp vệ sinh, lò thiêu đốt, nhà máy sản xuất phân ủ.
b. Xử lý rác thải
Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng,
tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng.
Công nghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế
biến rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng.
Đó là Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP.Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ
seraphin có công suất từ 80 – 150 tấn/ngày.

Ngoài ra, một số đô thị còn áp dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế, chất thải
công nghiệp nguy hại. Lò đốt CEETIA-CN tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội)
công suất 150 kw/h, có buồng đốt đa cấp, hạ nhiệt độ khói thải nhanh trước
khi thải qua ống khói để tránh đioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận
hành tự động hoặc bán tự động [14].
Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001-2010 và định hướng đến
năm 2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp xử
lý ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt. Ngoài công tác
nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải là một trong


×