Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 159 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN HỒI YẾN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH
BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Hoài Yến

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Dương Nga - người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
các thầy, cơ giáo Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và phát triển
nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Hoài Yến

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abtract .................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Chính sách bảo trợ xã hội ................................................................................. 10

2.1.3.

Nội dung đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội ......................... 19

2.1.4.

Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực thi chính sách..................................... 26

2.1.5.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội ........ 28


2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 30

2.2.1.

Thực tiễn thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại một số nước trên thế giới ...... 30

2.2.2.

Kinh nghiệm thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở trong nước ......................... 32

2.2.3.

Một số nghiên cứu có liên quan........................................................................ 35

iii

download by :


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm đối với thực chi chính sách bảo trợ xã hội tại
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 38

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 38

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm ....................................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................... 42

3.2.3.

Phương pháp xử lý phân tích số liệu ................................................................ 44

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 45


Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 48
4.1.

Tổng quan chính sách bảo trợ xã hội tại huyện Gia Lâm ................................. 48

4.1.1.

Chính sách trợ cấp thường xuyên hàng tháng .................................................. 48

4.1.2.

Cấp thẻ bảo hiểm y tế ....................................................................................... 49

4.1.3.

Chính sách trợ giúp giáo dục, đào tạo và tạo việc làm ..................................... 50

4.1.4.

Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng ................................................................... 51

4.1.5.

Chính sách bảo trợ xã hội cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, ni
dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội ........................................................................ 51

4.1.6.

Chính sách hỗ trợ tiền điện ............................................................................... 53


4.1.7.

Tổng hợp đối tượng hưởng trợ giúp bảo trợ xã hội thường xuyên ................... 54

4.2.

Đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội huyện Gia Lâm,
thành phố hà nội ............................................................................................... 57

4.2.1.

Tổ chức thực hiện chính sách ........................................................................... 57

4.2.2.

Kết quả thực thi các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm ........ 72

4.2.3.

Đánh giá một số ảnh hưởng, tác động của chính sách bảo trợ xã hội tới
cuộc sống của người được trợ giúp ................................................................ 100

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại
huyện Gia Lâm ............................................................................................... 103

4.3.1.

Yếu tố ảnh hưởng từ đối tượng hưởng lợi ...................................................... 103


4.3.2.

Các yếu tố từ cơ chế, cơng cụ chính sách ....................................................... 107

4.3.3.

Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán ............... 115

iv

download by :


4.4.

Định hướng và một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách bảo trợ
xã hội ở huyện Gia Lâm ................................................................................. 116

4.4.1.

Định hướng tăng cường thực thi chính sách bảo trợ xã hội ........................... 116

4.4.2.

Một số giải pháp thực thi chính sách bảo trợ xã hội ....................................... 117

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 122
5.1.


Kết luận........................................................................................................... 122

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 123

5.2.1.

Kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ...................................... 123

5.2.2.

Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội ........................................................ 123

5.2.3.

Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội .................. 124

5.2.4.

Đối với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm ................ 124

5.2.5.

Đối với UBND các xã, thị trấn ....................................................................... 124

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 125
Phụ lục ........................................................................................................................ 130

v


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTXH

Bảo trợ xã hội

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐTNC


Đơn thân ni con

KCB

Khám chữa bệnh

LĐTBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NCC

Người có cơng

NCT

Người cao tuổi

NKT

Người khuyết tật

TCXH

Trợ cấp xã hội

TEMC

Trẻ em mồ côi


TGXH

Trợ giúp xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Số lượng chọn mẫu điều tra của đề tài ...................................................... 44

Bảng 4.1.

Quy định đối tượng bảo trợ xã hội được cá nhân, gia đình nhận ni
dưỡng tại cộng đồng .................................................................................. 52

Bảng 4.2.

Tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội huyện Gia Lâm .................................. 55

Bảng 4.3.


Tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ giúp xã hội thường
xuyên cộng đồng huyện Gia Lâm năm 2014-2016.................................... 56

Bảng 4.4.

Dự toán chi ngân sách 2014 - 2016 (Chi trợ cấp bảo trợ xã hội) .............. 58

Bảng 4.5.

Tiếp cận thông tin chính sách, chất lượng tuyên truyền chính sách
bảo trợ xã hội ............................................................................................. 61

Bảng 4.6.

Đánh giá về năng lực phối hợp trong tổ chức triển khai các hoạt
động bảo trợ xã hội huyện Gia Lâm .......................................................... 63

Bảng 4.7.

Tổng hợp kết quả giải quyết chính sách bảo trợ xã hội năm 2016 ............ 71

Bảng 4.8.

Loại hộ và trình độ của đối tượng bảo trợ xã hội điều tra ......................... 74

Bảng 4.9.

Tình trạng bản thân, sức khỏe và khả năng lao động của đối tượng
điều tra ....................................................................................................... 75


Bảng 4.10. Các chính sách người cao tuổi đang hưởng ............................................... 76
Bảng 4.11. Cơ cấu theo độ tuổi và dạng tật của người khuyết tật ............................... 78
Bảng 4.12. Số liệu trẻ em mồ côi hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng
tháng huyện Gia Lâm từ 2014-2016 .......................................................... 80
Bảng 4.13. Người nhiễm HIV nhận trợ giúp xã hội từ 2014-2016 .............................. 82
Bảng 4.14. Người đơn thân nuôi con hưởng trợ giúp xã hội từ 2014-2016................. 83
Bảng 4.15. Tỷ lệ bao phủ của chính sách .................................................................... 84
Bảng 4.16. Kết quả tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng bảo trợ xã hội
từ 2014-2016 huyện Gia Lâm .................................................................... 85
Bảng 4.17. Chính sách hỗ trợ mai táng phí bảo trợ xã hội 2014-2016 ........................ 88
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các đối tượng bảo
trợ xã hội từ 2015-2016 ............................................................................. 88
Bảng 4.19. Chính sách hỗ trợ hộ gia đình nghèo có người già yếu ốm đau, người
mắc bệnh hiểm nghèo khơng có khả năng lao động thoát nghèo .................. 89
Bảng 4.20.

Nhận biết về chính sách bảo trợ xã hội của đối tượng trên địa bàn
huyện Gia Lâm .......................................................................................... 90

vii

download by :


Bảng 4.21.

Ý kiến của đối tượng về thực hiện quy trình xét duyệt trợ giúp
xã hội tại cấp xã......................................................................................... 92

Bảng 4.22.


Ý kiến của đối tượng bảo trợ xã hội về hồ sơ trợ giúp xã hội
thường xuyên............................................................................................. 94

Bảng 4.23.

Ý kiến đánh giá về thái độ của cán bộ xã hội và sự quan tâm, tạo
điều kiện của chính quyền địa phương...................................................... 95

Bảng 4.24.

Hình thức chi trả, nhận trợ cấp của đối tượng bảo trợ xã hội ................... 96

Bảng 4.25.

Đánh giá về mức trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng của
đối tượng ................................................................................................... 98

Bảng 4.26.

Đánh giá của cán bộ về cơng tác bố trí nguồn lực, tài chính .................... 98

Bảng 4.27.

Mức độ hài lòng mức trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng
(% số ý kiến) ............................................................................................. 99

Bảng 4.28.

Số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo năm 2014-2016

huyện Gia Lâm ........................................................................................ 103

Bảng 4.29.

Tổng hợp mong muốn được trợ giúp xã hội của người cao tuổi............. 105

Bảng 4.30.

Nhu cầu của người khuyết tật ................................................................. 106

Bảng 4.31.

Đánh giá về năng lực quản lý và điều phối của cán bộ thực thi trong
tổ chức thực hiện chính sách ................................................................... 108

Bảng 4.32.

Đội ngũ cán bộ lao động thương binh xã hội huyện Gia Lâm ................ 111

Bảng 4.33.

Hưởng ứng về chính sách trợ giúp xã hội ............................................... 113

viii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu thu nhập của người cao tuổi .......................................................... 77

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu thu nhập của người khuyết tật ....................................................... 79
Biểu đồ 4.3. Nhận biết của đối tượng bảo trợ xã hội về quy trình xét duyệt trợ
giúp xã hội ................................................................................................. 91
Biểu đồ 4.4. Đánh giá tác động của chính sách đến thu nhập của đối tượng
bảo trợ xã hội .......................................................................................... 101
Biểu đồ 4.5. Tác động của chính sách đến đời sống của người cao tuổi ..................... 102
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của chính sách đến đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội....... 102

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ giúp xã hội
thường xuyên............................................................................................. 93

Hộp 4.2.

Những khó khăn trong việc thực hiện chính sách ................................... 109

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Quy trình lập phân bổ ngân sách chi trợ giúp BTXH ............................... 21

Sơ đồ 2.2.

Quy trình xác định đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên ......... 26

Sơ đồ 4.1.

Quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội .................. 50


Sơ đồ 4.2.

Lập dự tốn kinh phí nhà nước cho công tác bảo trợ xã hội ..................... 57

Sơ đồ 4.3.

Phân cấp trong xây dựng và thực hiện chính sách BTXH ........................ 62

Sơ đồ 4.4.

Cơ cấu bộ máy phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện Gia Lâm ........ 64

Sơ đồ 4.5.

Quy trình xác định đối tượng .................................................................. 120

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Trần Hồi Yến
2. Tên luận văn: “Đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10


4. Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách bảo trợ xã
hội thường xuyên tại cộng đồng; đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu
quả hơn chính sách bảo trợ xã hội ở địa phương.
Thu thập thông tin số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý nhà nước. Số liệu sơ
cấp là số liệu mới được điều tra bẳng sử dụng bảng câu hỏi với những đối tượng bảo trợ
xã hội thuộc địa bàn 03 xã là Trung Mầu, Kim Sơn và Đa Tốn của huyện Gia Lâm, với
tổng số mẫu là 100 mẫu. Các phương pháp phân tích thơng tin gồm: Phương pháp thống
kê, mô tả, Phương pháp xử lý số liệu. Sau đó trình bày các thơng tin thu được dưới dạng
các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị.
Chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH tại cộng đồng trên địa bàn huyện
Gia Lâm được thực thi theo các nguyên tắc là xây dựng kế hoạch, bảo đảm nguồn lực,
thực hiện chính sách. Phản ánh kết quả thực thi chính sách BTXH là bảo đảm tính hiệu
lực, tính hợp lý của chính sách được nâng cao, tác động trực tiếp đến đời sống của đối
tượng hưởng lợi; các nhân tố ảnh hưởng chính sách đến đối tượng: ảnh hưởng về kinh
tế, sức khỏe, tinh thần, trình độ được nâng cao và khơng rơi vào hộ nghèo, các yêu tố
ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách: nhóm đối tượng hưởng lợi, yếu tố cơ chế, cơng
cụ chính sách, yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Các chỉ tiêu để đánh giá kết
quả thực thi chính sách: (1) Tổng số đối tượng hưởng lợi; (2) Tỷ lệ bao phủ đối tượng
so dân số; (3) Tỷ lệ bao phủ so đối tượng BTXH; (4) Tỷ lệ đối tượng chưa được hưởng
chính sách.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu trợ giúp xã hội của đối tượng BTXH rất
lớn (trợ cấp thường xuyên, y tế, giáo dục…). Mỗi nhóm có các nhu cầu cụ thể khác
nhau. Mặc dù tính hiệu quả của chính sách ngày được nâng lên theo thời gian, tuy nhiên
với sự gia tăng của đối tượng và sự phát triển kinh tế xã hội, tính hiệu lực, hợp lý, cơng
bằng của chính sách vẫn cịn chưa đảm bảo (vẫn còn số đối tượng thuộc diện hưởng vẫn
chưa được hưởng, mức độ hài lòng của đối tượng và cán bộ thực thi thấp).

x


download by :


Từ những kết quả trên, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện chính
sách TGXH thường xun tại cộng đồng trên địa bàn huyện Gia Lâm bao gồm: Tuyên
truyền nâng cao nhận thức, thay đổi phương pháp tiếp cận về TGXH thường xun
hàng tháng; Hồn thiện chính sách TGXH thường xuyên tại cộng đồng; Nâng cao năng
lực cán bộ và tổ chức thực thi chính sách; Minh bạch hóa các thủ tục hành chính cấp cơ
sở; Tăng cường cơng tác thanh kiểm tra rà sốt đối tượng BTXH, đặc biệt phát hiện
những đối tượng bị trùng lặp chính sách hoặc đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được xét
duyệt; Đẩy mạnh xã hội hóa về trợ giúp xã hội để đa dạng hóa nguồn vốn nhằm triển
khai thực hiện Chương trình. Tích cực và chủ động khai thác các nguồn lực xã hội,
nguồn lực quốc tế; xây dựng cơ chế khuyến khích và huy động các tổ chức, doanh
nghiệp tham gia chăm sóc các đối tượng yếu thế.

xi

download by :


THESIS ABTRACT
1. Name of the author: Tran Hoai Yen
2. Thesis title: “Evaluation of social support policy implementation in Gia Lam district,
Hanoi city”
3. Field: Economic management

Code: 60 34 04 10

4. Training agency: Vietnam National University of Agriculture

The thesis clarifies theoretical and practical basis on implementation of regular
social support policy in the community; evaluation of social support policy
implementation results in Gia Lam district, Hanoi city. Then propose the solutions to
implement social support policy more effectively in locality.
Collect secondary data and information in state management agency. Primary
data is new data collected by using questionnaires for social protection subjects from 03
communes which are Trung mau, Kim Son and Da Ton of Gia Lam district. Total
samples are 100 samples. Methods for information analysis include: Descriptive statistic
method, data analysis method. Then explain the collected information under the form of
tables, graphs and diagrams.
Social support policy for social protection subjects in communities in Gia Lam
district is implemented following the principles which are development of plan,
ensuring resources and policy implementation. Reflecting results of social support
policy implementation is to ensure the validity and suitability of the policy to be
improved, to directly impact beneficiaries’ life. Affecting factors of policy to the
subjects: help economic conditions, health, spirit, capacity and level of beneficiaries
improved and help the subjects not to be poor households. Affecting factors to policy
implementation: beneficiaries, mechanism factor, policy tool, and political, economic,
cultural and social factors. Criteria to evaluate the policy implementation results
include: (1) Total of beneficiaries; (2) Coverage rate of subjects compared with total
population; (3) Coverage rate of beneficiaries compared with social protection subjects;
(4) Ratio of subjects who have not yet been benefited from the policy.
The research result shows that the social support demands of social protection
subjects are large (regular support, healthcare, education, etc.). Each subject group has
different specific demand. Even though the effectiveness of the policy has been
increasing, the validity, suitability and fairness of the policy have not been ensured due
to the increase of subjects and development of socio-economic development (there are

xii


download by :


still subjects who are not beneficiaries yet, and the satisfaction of subjects and
implementation officials is low).
By the above-mentioned results, the thesis suggests some solutions to enhance
regular social support policy in communities in Gia Lam district including:
Dissemination and raising awareness, changing approach method about regular social
support monthly; Complete regular social support policy in communities; Capacity
development for officials and organization of policy implementation; Making the
administrative procedures at grassroots level transparent; Enhancement of
investigation, monitoring and reviewing social protection subjects, especially
detection of overlapping policy subjects or subjects which have enough conditions to
be beneficiaries but not yet been approved; Promotion of socialization on social
support in order to diversify capital sources for programs implementation. Active and
proactive exploitation of social resources and international resources; Development of
mechanism to encourage and mobilize organizations and enterprises who participate
in taking care of vulnerable subjects.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Qua 30 năm đổi mới kể từ năm 1986 đến nay, nước ta trở thành nước đang
phát triển, có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo ra sự bình
đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước thiết lập hệ thống an

sinh xã hội và thụ hưởng các giá trị văn hóa ngày một tốt hơn, hướng tới mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Đồng thời, cũng cịn
nhiều vấn đề lớn, phức tạp, hạn chế cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để
đất nước phát triển nhanh và bền vững. Trong chính sách phát triển của mỗi quốc
gia, chính sách an sinh xã hội đóng một vai trị quan trọng, là nhân tố đảm bảo
công bằng xã hội, ổn định và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong các chính sách an sinh xã hội, ngồi chính sách về dân số, bảo biểm
xã hội, ưu đãi xã hội thì hệ thống bảo trợ xã hội (trợ giúp xã hội) đóng một vai
trị quan trọng và tích cực. Có thể nói chính sách bảo trợ xã hội là một trong
những hợp phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội và là một trong những
tiêu chí được cộng đồng quốc tế sử dụng để đánh giá tiến bộ và công bằng xã hội
của một quốc gia.
Việt Nam phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh, bị ảnh hưởng tồi tệ nhất
từ các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, tác động của già hóa dân số, đơ thị
hóa, mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang là nguyên nhân làm tăng số lượng
và quy mô đối tượng bảo trợ xã hội. Hiện nay số người cần sự trợ giúp xã hội
trên cả nước chiếm hơn 20% dân số với 9,4 triệu người cao tuổi, 7,2 triệu người
khuyết tật, 2,5 triệu trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn, 5,9 % hộ nghèo, 5,6
% hộ cận nghèo, 234.000 người nhiễm HIV được phát hiện, 30.000 nạn nhân bị
bạo lực, bạo hành trong gia đình, ngồi ra, cịn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi,
bị buôn bán, bị xâm hại, lang thang kiếm sống 1,8 triệu lượt hộ cần trợ giúp đột
xuất hàng năm do chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt bị thiếu đói (Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, 2016a).
Trong những năm qua, hòa chung với nhịp độ phát triển của thành phố Hà
Nội, trên địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa
mạnh mẽ. Theo đó, hệ thống an sinh xã hội từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ

1

download by :



nghèo giảm hàng năm, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu, góp phần
từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an tồn, bình đẳng và hạnh
phúc của nhân dân.
Thực hiện chủ trương chính sách, đến nay tồn huyện đã có hơn 7245
người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (chiếm trên 2% dân số); hàng nghìn
người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt được các
cộng tác viên công tác xã hội trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội (Phòng Lao
động Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm, 2016). Chính sách BTXH được
thực hiện ở huyện Gia Lâm là một trong những nhân tố quan trọng làm thay đổi
đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách, đồng thời góp phần thu hẹp
khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư trên địa bàn.
Tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện
còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục. Hệ thống trợ giúp bảo
trợ xã hội chưa toàn diện, chưa đảm bảo mục tiêu dài hạn. Trong thời gian tới
huyện Gia Lâm cần đổi mới trợ giúp xã hội trên cơ sở kế thừa, phát huy trợ giúp
xã hội hiện có đáp ứng nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy cần phải có những nghiên cứu về kết quả thực thi chính sách
bảo trợ xã hội ở các điểm dân cư để từ những góc nhìn riêng biệt, hướng tới cái
nhìn chung, làm luận cứ khoa học cho những giải pháp mang tính vĩ mơ, để nâng
cao kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trong thời gian tới có những nội
dung sát thực, ngày càng đạt hiệu quả hơn đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá kết quả thực thi chính
sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần vào cơng tác giúp đỡ các đối
tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội, nhằm ổn định chính trị và phát triển kinh tế
xã hội tại huyện.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc
ứng dụng chính sách bảo trợ xã hội ở địa phương.

2

download by :


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả
thực thi chính sách bảo trợ xã hội.
- Đánh giá thực trạng kết quả thực thi chính bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã
hội trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Hội.
- Đề xuất các giải pháp thực thi tốt hơn chính sách bảo trợ xã hội trên địa
bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận, thực tiễn về kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã
hội tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội. Trong đó, lựa chọn thực hiện nghiên cứu điều tra số liệu tại 03 xã là
Trung Mầu, Kim Sơn và Đa Tốn.
b. Phạm vi thời gian

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2014 đến năm 2016.
c. Phạm vi nội dung
Bảo trợ xã hội bao gồm nhiều chính sách bộ phận và nhiều loại đối tượng
thụ hưởng. Do vậy, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về chính sách trợ giúp xã
hội thường xuyên đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng (chính sách bảo
trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng) ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, kết
quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng của huyện,
các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên cộng đồng ở
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thế nào là thực thi chính sách bảo trợ xã hội ? Đánh giá kết quả thực thi
chính sách bảo trợ xã hội bao gồm những nội dung gì ?
- Thực trạng kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện
Gia Lâm trong thời gian qua như thế nào? Đạt được những kết quả và hạn chế gì?

3

download by :


- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội?
- Cần có giải pháp gì để tăng cường thực thi tốt hơn các chính sách bảo trợ
xã hội?
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội” là một nghiên cứu thiết thực đối với vấn đề thực thi
chính sách BTXH. Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các nội dung lý luận về
thực thi chính sách trợ giúp thường xuyên cộng đồng cho các đối tượng BTXH.
Việc hệ thống hóa này giúp cho luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo khoa
học khá hữu ích cho những người muốn nghiên cứu, tình hiểu về thực thi chính

sách trợ giúp xã hội cho đối tượng BTXH.
Luận văn đã đề ra các chỉ tiêu đánh giá (về tính hiệu lực, tính hợp lý, tính
cơng bằng) và tác động ảnh hưởng của chính sách (yếu tố ảnh hưởng liên quan
đến đối tượng hưởng lợi, yếu tố cơ chế chính sách, yếu tố chính trị, kinh tế, văn
hóa xã hội); Các đóng góp này đã góp phần là cơ sở phân tích đánh giá hệ thống
chính sách BTXH, đề xuất những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã phát hiện số lượng đối tượng BTXH ngày càng tăng, nhu
cầu trợ giúp của đối tượng mở rộng tùy từng nhóm đối tượng cụ thể. Mặc dù tính
hiệu quả của chính sách ngày được nâng cao (mức trợ cấp tăng với từng nhóm
đối tượng BTXH). Tuy nhiên, tính cơng bằng, hiệu lực, bền vững của chính sách
cịn hạn chế do hầu hết đối tượng BTXH và cán bộ thực thi chưa hài lịng với
chính sách hiện tại.
Từ những kết quả nêu trên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả thực thi chính sách BTXH trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng,
thành phố Hà Nội nói chung. Các giải pháp tác động đến nhiều vấn đề từ việc
nâng cao cơng tác tun truyền chính sách, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
thực thi chính sách, minh bạch hóa các thủ tục hành chính liên quan đến xét
duyệt đối tượng BTXH, tăng cường công tác thanh kiểm tra rà sốt đối tượng
BTXH, đẩy mạnh xã hội hóa về trợ giúp BTXH, xây dựng cơ chế khuyến khích
và huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chăm sóc các đối tượng yếu thế.
Đây là những giải pháp khá tồn diện để có thể hồn thiện và nâng cao cơng tác
thực thi chính sách BTXH tại địa phương cũng như làm cơ sở để có thể đề xuất
những chính sách BXTH cho người yếu thế hiệu quả hơn.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm chính sách
Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, các tác giả đưa ra định nghĩa:
“Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ
mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải
quyết vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định” (Đoàn Thị Thu Hà và
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2006).
* Khái niệm chính sách xã hội
Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong chính sách của Đảng
nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó tạo việc làm, giảm thất
nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn lực, tăng cường cơ hội
và đảm bảo bình đẳng nam, nữ, quan tâm thích đáng đến các đối tượng người có
cơng, người yếu thế, chăm sóc trẻ em và các nhóm xã hội khác có vai trị rất quan
trọng (Phạm Tất Dong, 2013).
Chính sách xã hội là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực
hiện và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang được đặt ra đối với con người (con
người ở đây được xét theo góc độ con người xã hội, chứ không phải là con người
kinh tế, hay con người kĩ thuật…) để thỏa mãn hoặc phần nào đáp ứng các nhu
cầu cuộc sống chính đáng của con người, phù hợp với các đối tượng khác nhau,
trong những trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các thời kỳ nhất định, nhằm bảo
đảm sự ổn định và phát triển của xã hội… (Phạm Tất Dong, 2013).
Nguyễn Quốc Phạm (2005) “Chính sách xã hội trên thực tế là một hệ
thống các chính sách liên quan đến con người, động chạm đến vấn đề việc làm và
điều kiện lao động, cải thiện điều kiện sống và thu nhập của người dân, bảo trợ
xã hội và cứu tế xã hội, dân số và kế hoạch hóa gia đình, xóa nạn mù chữ và nâng
cao hiểu biết của người dân và hài hịa các quan hệ giữa các nhóm dân cư, sắc tộc
và tôn giáo”.
* Khái niệm an sinh xã hội
Theo Nguyễn Hải Hữu (2008) thì "an sinh xã hội là một hệ thống các cơ

chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên

5

download by :


trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có
nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề
nghiệp, già cả khơng cịn sức lao động hoặc vì những ngun nhân khách quan
rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng,
thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã
hội và trợ giúp đặc biệt".
Ở Việt Nam, an sinh còn là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống
chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước ta quan tâm xây dựng. Thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là chủ
trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thể hiện bản chất tốt đẹp
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 20112020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu rõ: “An sinh xã hội là hệ
thống các chính sách và các chương trình do Nhà nước, các đối tác xã hội thực
hiện nhằm đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội,
nâng cao năng lực cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm
soát các rủi ro mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro thiên tai, chuyển đổi cơ cấu,
khủng hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận
đến các dịch vụ xã hội cơ bản” (Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2009).
Theo thuật ngữ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1999), An sinh
xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và
cộng đồng trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc
về kinh tế-xã hội làm cho họ suy giảm, hoặc mất nguồn thu nhập; ốm đau, thai
sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả khơng cịn khả năng lao động, hoặc vì các
ngun nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp

dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thơng qua các hệ thống chính sách về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.
* Khái niệm chính sách bảo trợ xã hội
Ngân hàng Thế giới (WB), Bảo trợ xã hội là những biện pháp công cộng
nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó và kiềm chế được
nguy cơ có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những
bấp bênh thu nhập. Nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là
mạng lưới an toàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con người (dẫn bởi Đặng
Nguyên Anh, 2013).

6

download by :


Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi
cho các hộ gia đình và cá nhân thơng qua cơ chế nhà nước hoặc tập thể, cộng
đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. Nhấn
mạnh chiều cạnh bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm và tạo việc làm cho
những đối tượng có nhu cầu và trong khu vực kinh tế phi chính thức (dẫn bởi
Đặng Nguyên Anh, 2013).
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Bảo trợ xã hội đề cập đến một hệ
chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những rủi ro đối với hộ gia
đình và cá nhân. Nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương nếu người dân khơng có bảo
trợ xã hội và tác hại của việc thiếu bảo trợ xã hội đối với người khác (dẫn bởi
Đặng Nguyên Anh, 2013).
Theo từ điển Tiếng Việt cụm từ “Bảo trợ” có nghĩa là giúp đỡ cho tổ
chức hoặc cá nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sống. Cịn cụm từ “Trợ
giúp” có nghĩa giúp đỡ về vật chất cho đỡ khó khăn, thiếu thốn. Hai thuật
ngữ “bảo trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau tuy

nhiên trong các văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay phần lớn sử dụng thuật
ngữ “trợ giúp xã hội”. Các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội hiện hành sử
dụng cụm từ “trợ giúp xã hội thường xuyên” thay cho “bảo trợ xã hội thường
xuyên” hay “cứu tế xã hội thường xuyên” (Từ điển bách khoa Việt Nam, 2003).
Tuy nhiên ở mức độ nào đó, khái niệm này cịn chưa rõ ràng, chủ yếu là
do có nhiều cách sử dụng khác nhau và cách đặt vấn đề khác nhau ở mỗi quốc
gia. Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là một trong
ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh. Từ điển thuật ngữ an sinh xã hội của Bộ
Lao độngThương binh và Xã hội khơng có thuật ngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có
khái niệm “trợ giúp xã hội” (social assistance) là “sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc
bằng hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn thuế, khơng phải đóng góp từ người
dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượng được nhận (Viện Khoa học
Lao động và Xã hội, 2011).
Theo thuật ngữ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1999), “Bảo trợ
xã hội là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính quyền nhà nước,
các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác
nhau nhằm mục tiêu giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc hụt hẫng trong
cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hịa nhập cuộc sống chung của cộng
đồng, góp phần đảm bảo ổn định và cơng bằng xã hội”.

7

download by :


Đối với Việt Nam, bảo trợ xã hội như một lưới an toàn (safety-net) nhằm
bảo đảm sự an toàn về đời sống của người dân khi họ bị rơi vào hồn cảnh rủi ro
và tự bản thân khơng khắc phục được. Các hoạt động cứu trợ xã hội, giảm nghèo
nhằm hạn chế nguy cơ dễ bị tổn thương ở những đối tượng yếu thế, mất nguồn
thu nhập và sinh kế và khơng có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ

bản. Quan điểm hiện đại về bảo trợ xã hội xem xét sự trợ giúp dưới ba hình thức:
hỗ trợ thu nhập, trợ cấp xã hội và dịch vụ xã hội. Bảo trợ xã hội là những giải
pháp, sáng kiến nhằm đem lại thu nhập và dịch vụ cơ bản cho các cá nhân và
nhóm yếu thế, bảo vệ họ khỏi các nguy cơ đe dọa sinh kế, đói nghèo, giảm nhẹ
tính dễ bị tổn thương, thúc đẩy công bằng xã hội (Đặng Nguyên Anh, 2013).
Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, hoạt động của chính quyền các
cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác
nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc
sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hịa nhập với cuộc sống chung của cộng
đồng, góp phần bảo đảm ổn định và cơng bằng xã hội (Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội, 1997).
Chính sách BTXH được hiểu là chính sách hoạt động với mục đích ngăn
ngừa, giảm thiểu, hoặc giảm nhẹ tác động mơi trường và xã hội, trong đó bao
gồm việc bảo vệ quyền của những đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng hoặc bị
nghèo hóa bởi q trình phát triển (Đặng Nguyên Anh, 2013).
Theo Lê Bạch Dương (2005) định nghĩa “ bảo trợ xã hội là sự hỗ trợ trực
tiếp cho các hộ nghèo và dễ bị tổn thương, bảo trợ xã hội và các hoạt động khác
nhằm giảm tính dễ bị tổn thương gây ra bởi những nguy cơ như thất nghiệp, tuổi
già và khuyết tật”.
Vậy theo tác giả có thể hiểu bảo trợ xã hội là một hợp phần trong hệ thống
an sinh xã hội thực hiện chức năng trợ giúp bộ phận dân cư được gọi là đối tượng
bảo trợ xã hội đối phó với rủi ro, vươn lên thốt khỏi khó khăn để có thể hòa
nhập cộng đồng và phát triển. Đối tượng BTXH cần sự trợ giúp là những cá nhân
cần được bảo vệ chăm sóc vì mục tiêu cơng bằng, bình đẳng, phát triển và an
sinh xã hội như người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 4
tuổi, phụ nữ mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, đặc biệt là những người có hồn
cảnh khó khăn khơng tự đảm bảo được cuộc sống của bản thân như người cao
tuổi cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi mất nguồn nuôi
dưỡng, người khuyết tật nặng khơng có khả năng lao động và tự phục vụ, những
người gặp rủi ro trong cuộc sống và những người có hồn cảnh khó khăn khác.


8

download by :


* Khái niệm nhóm đối tượng yếu thế
Theo xác định của UNESCO, nhóm yếu thế/thiệt thịi bao gồm: những
người ăn xin, nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu niên có
hồn cảnh khó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người nghèo, tù
nhân, gái mại dâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ. Ngồi ra cịn kể
đến người tị nạn, người xin tị nạn, người bị xã hội loại trừ. Theo cách xác định
này người nghèo, người thất nghiệp cũng được coi thuộc nhóm yếu thế/thiệt thịi
(dẫn bởi Phạm Văn Quyết, 2012).
Ở Việt Nam cịn kể thêm nhóm người là nạn nhân chiến tranh, đặc biệt
nạn nhân chất độc da cam, nhóm bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị quấy dối và lạm
dụng tình dục, nạn nhân bn bán người, các đối tượng mắc bệnh xã hội, trẻ em
bị ảnh hưởng của HIV/AIDS… Như vậy có thể nói, nhóm yếu thế (hay nhóm
thiệt thịi) là những nhóm xã hội đặc biệt, có hồn cảnh khó khăn hơn, có vị thế
xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội “bình thường” có những đặc
điểm tương tự. Để nâng cao vị thế xã hội, giảm sự thiệt thòi, họ rất cần được sự
quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ xã hội, đặc biệt thể hiện qua việc thực hiện các chính
sách ASXH của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với nhóm đối tượng này (Phạm
Văn Quyết, 2012).
* Khái niệm thực thi chính sách
Tổ chức thực thi chính sách là q trình biến các chính sách thành những
kết quả trên thực tế thơng qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước,
nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính sách đã đề ra (Đồn Thị Thu Hà và
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2006).
Triển khai thực thi chính sách là hoạt động có tổ chức của các cơ quan

quản lý hành chính nhà nước, huy động mọi nguồn lực (con người, tài chính, cơ
sở vật chất) nhằm đạt được mục tiêu của chính sách theo nguyên tắc tối ưu cả về
con người, vốn và kết quả (Nguyễn Hải Hữu, 2013).
Tóm lại, thực thi chính sách bảo trợ xã hội là q trình biến các chính sách
trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội thành những kết quả thực tế thông
qua các hoạt động tổ chức trong bộ máy Nhà nước, nhằm hiện thực hóa được
những mục tiêu mà chính sách trợ giúp đề ra.
* Quy trình tổ chức thực thi chính sách: Theo Nguyễn Hải Hữu (2013), để
tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả, cần phải tuân thủ các bước tổ chức thực
thi cơ bản sau:

9

download by :


Bước 1, Xây dựng kế hoạch: Thực thi chính sách là quá trình phức tạp,
diễn ra trong thời gian dài, vì thế cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ
quan nhà nước triển khai thực hiện một các chủ động.
Bước 2, Phổ biến, tuyên truyền về chính sách: Sau khi kế hoạch triển khai
thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành triển khai tổ chức thực
hiện theo kế hoạch mà việc trước tiên trong quá trình này là tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia thực hiện chính sách.
Bước 3, Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách: Bước tiếp theo sau
bước tuyên truyền, phổ biến là phân công phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức
thực hiện chính sách theo kế hoạch được phê duyệt. Tham gia chính sách bao
gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ
chức thực thi của nhà nước
Bước 4, Đơn đốc, kiểm tra, giá sát thực hiện chính sách: Đây là hoạt động
của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thơng qua các cơng cụ

hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm trong
thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách.
Bước 5, Tổng kết thực thi chính sách: Tổ chức thực thi chính sách được
tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong q trình đó người ta
có thể đánh giá từng phần hay tồn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó
đánh giá tồn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Bên cạnh việc
tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, còn
xem xét, đánh giá việc thực thi của đối tượng tham gia thực hiện chính sách
cơng bao gồm đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách,
nghĩa là tất cả thành viên trong xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh
giá kết quả thực thi của đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu
chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong
từng điều kiện về khơng gian và thời gian.
2.1.2. Chính sách bảo trợ xã hội
2.1.2.1. Mục tiêu và bản chất của chính sách
* Mục tiêu của chính sách BTXH: Mục tiêu tổng thể của chính sách
BTXH thường xuyên tại cộng đồng là hướng tới giải quyết vấn đề công bằng, ổn
định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia (Ban
chấp hành trung ương Đảng, 2012).

10

download by :


Mục tiêu cụ thể của chính sách là trợ giúp các đối tượng BTXH (nhóm đối
tượng yếu thế, thiệt thịi, không may mắn trong cuộc sống như NCT cô đơn
không nơi nương tựa, NKT, TEMC, người đơn thân nuôi con và các đối tượng
khó khăn khác như những người gặp rủi ro do thiên tai, ủi ro kinh tế, xã hội và

các loại hình rủi ro khác). Mục tiêu mà chính sách hướng tới là kết hợp sự trợ
giúp của nhà nước với sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng bảo đảm cho các đối
tượng không đủ sức lo liệu cuộc sống tăng cường khả năng ứng phó với rủi ro ổn
định cuộc sống, có được mức sống tối thiểu của cộng đồng dân cư, bảo đảm thu
nhập và các điều kiện sống thiết yếu, an tồn, hịa nhập, người nghèo có cơ hội
vươn lên thốt nghèo, trẻ em được bảo đảm về dinh dưỡng và tiếp cận các dịch
vụ giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, phụ nữ mang thai, sinh con,
nuôi con nhỏ được bình đẳng về cơ hội việc làm, thu nhập và người cao tuổi thì
được tăng cường vị thế xã hội (Ban chấp hành trung ương Đảng, 2012).
* Bản chất của chính sách BTXH: Dường như chưa có tài liệu định nghĩa
một cách đầy đủ, tồn diện về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội (chính sách bảo trợ xã hội). Về bản chất chính sách bảo trợ xã hội là
hợp phần chính của bảo trợ xã hội và do Nhà nước là chủ thể thực hiện. Các
chính sách này hướng đến nhóm đối tượng BTXH có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài (Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội, 2016b).
2.1.2.2. Các chính sách bảo trợ xã hội ở Việt Nam
Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội hình thành từ
nhu cầu thực tế của các đối tượng. Khi mới hình thành trợ giúp BTXH do gia
đình, dịng họ thực hiện, sau đó mở rộng trở thành hoạt động của tổ chức tôn
giáo, tổ chức xã hội. Khi nhu cầu trợ giúp xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của
cộng đồng thì Nhà nước thực hiện bằng các biện pháp hỗ trợ trực tiếp và gián
tiếp bằng hiện vật, các cơ chế khuyến khích, từ đó hình thành chính sách trợ giúp
xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội. Ban đầu chỉ là hỗ trợ thức ăn, sau đó từng
bước phát triển thành hệ thống các chính sách bộ phận nhằm hỗ trợ cho tất cả các
thành viên trong xã hội khi gặp hồn cảnh khó khăn. Sau đây là những hình thức
BTXH chủ yếu nhất, gắn với các đối tượng yếu thế ở Việt Nam.
a. Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế
Bảo trợ xã hội dưới hình thức này bao gồm trợ giúp thường xuyên và trợ
giúp không thường xuyên (đột xuất). Đây là hình thức hỗ trợ thu nhập thường


11

download by :


×