Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện đà bắc tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ MAI LOAN

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC
TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế
8340410

PGS.TS Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày......tháng.....năm 2018
Tác giả luận văn



Vũ Thị Mai Loan

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản Lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban
nhân dân huyện Đà Bắc, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Đà Bắc, Ban Chỉ
đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã Tu Lý, Đoàn Kết, Mường Tuổng đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày......tháng.....năm 2018
Tác giả luận văn


Vũ Thị Mai Loan

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận....................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4

2.1.2.


Vai trò, đặc điểm của huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ........... 8

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới.............................................................................................................. 8

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 15

2.2.1.

Kinh nghiệm về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên thế giới ..... 15

2.2.2.

Kinh nghiệm về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ..... 18

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình ........................ 21

iii


download by :


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Đà Bắc ...................................................................... 24

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 24

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 28

3.1.3.

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 28

3.1.4.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2.1.


Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................... 35

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ...................................................... 37

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 39
4.1.

Thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới tại huyện
Đà Bắc tỉnh Hịa Bình ...................................................................................... 39

4.1.1.

Khái qt thực trạng xây dựng nơng thơn mới ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình .... 39

4.1.2.

Huy động nguồn lực tài chính .......................................................................... 47

4.1.3.


Huy động nguồn lực đất đai ............................................................................. 70

4.1.4.

Huy động nguồn nhân lực ................................................................................ 71

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện Đà Bắc ....................................................................................... 72

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện................................................. 76

4.2.2.

Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực Ban quản lý chương trình
xây dựng nơng thơn mới................................................................................... 77

4.2.3.

Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng.................................................. 83

4.2.4.

Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập ....................................................................... 85

4.2.5.


Ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp .................................................................. 86

4.3.

Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới ................................ 83

4.3.1.

Các căn cứ đề ra giải pháp................................................................................ 83

4.3.2.

Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình ....... 83

4.3.3.

Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình .............................................................. 84

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 96


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

5.2.1.

Đối với Trung ương .......................................................................................... 98

5.2.2.

Đối với tỉnh Hịa Bình ...................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 107

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo


CN

Cơng nghiệp

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CNH

Cơng nghiệp hóa

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

HĐH

Hiện đại hóa

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN

Nông nghiệp

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản


PTNT

Phát triển nông thôn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Đà Bắc giai đoạn
2015 - 2017 ................................................................................................. 26

Bảng 3.2.

Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Đà Bắc giai đoạn
2015 - 2017 ................................................................................................. 27

Bảng 3.3.


Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đà Bắc giai đoạn 2015 2017............................................................................................................. 31

Bảng 3.4.

Thu thập số liệu thứ cấp .............................................................................. 35

Bảng 3.5.

Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng ................................ 36

Bảng 4.1.

Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại
huyện Đà Bắc đến năm 2017 ...................................................................... 45

Bảng 4.2.

Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng
Nơng thơn mới ............................................................................................ 47

Bảng 4.3.

Kế hoạch tài chính cho xây dựng nơng thơn mới năm 2015 - 2017 ........... 48

Bảng 4.4a. Kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới của huyện Đà
Bắc giai đoạn 2015 - 2017 .......................................................................... 52
Bảng 4.4b. Kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới của 3 xã nghiên
cứu giai đoạn 2015 - 2017........................................................................... 53
Bảng 4.5.


Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho xây
dựng nông thôn mới .................................................................................... 57

Bảng 4.6.

Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ sức dân cho xây dựng nông
thôn mới ...................................................................................................... 58

Bảng 4.7.

Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể cho xây
dựng nông thôn mới .................................................................................... 59

Bảng 4.8.

Kết quả huy động vốn cho quy hoạch trong Chương trình xây dựng
nông thôn mới của huyện Đà Bắc (giai đoạn 2015 - 2017) ........................ 60

Bảng 4.9.

Kết quả huy động nguồn vốn cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
trong Chương trình xây dựng nơng thơn mới của huyện Đà Bắc (giai
đoạn 2015 - 2017) ....................................................................................... 64

Bảng 4.10. Kết quả huy động vốn cho kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình
xây dựng nơng thơn mới của huyện Đà Bắc (giai đoạn 2015 - 2017)

vii

download by :


67


Bảng 4.11. Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng văn hóa - xã hội - mơi trường
của huyện Đà Bắc (giai đoạn 2015 - 2017)................................................ 69
Bảng 4.12. Kết quả huy động vốn cho hệ thống chính trị trong chương trình xây
dựng nơng thơn mới của huyện Đà Bắc (giai đoạn 2015 - 2017) ............... 70
Bảng 4.13. Đánh giá kết qủa huy động nguồn lực đất đai cho xây dựng nông thôn
mới so với kế hoạch đề ra ........................................................................... 70
Bảng 4.15. Trình độ văn hóa của người dân ................................................................. 73
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách và năng lực
Ban quản lý chương trình xây dựng nơng thơn mới. .................................. 74
Biểu 4.17. Trình độ chun mơn của cán bộ thuộc Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới của 3 xã nghiên cứu ................................................... 77
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới ................................................................ 81
Bảng 4.19. Ảnh hưởng thu nhập của người dân đến kết qủa huy động vốn cho
xây dựng nông thôn mới ............................................................................. 82

viii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Tỷ lệ vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới của huyện Đà
Bắc trong 3 năm (2015-2017) ................................................................ 54


Biểu đồ 4.2.

Tỷ lệ vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới của 03 xã nghiên
cứu trong 3 năm (2015-2017)................................................................. 55

Biểu đồ 4.3.

Tỷ lệ vốn huy động cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn
mới huyện Đà Bắc ( giai đoạn 2015-2017) ............................................. 61

Biểu đồ 4.4.

Tỷ lệ vốn huy động cho hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng nông
thôn mới huyện Đà Bắc ( 2015-2017) ..................................................... 66

Biểu đồ 4.5.

Tỷ lệ vốn huy động cho kinh tế và tổ chức sản xuất xây dựng nông
thôn mới huyện Đà Bắc ( giai đoạn 2015-2017) ..................................... 68

Biểu đồ 4.6.

Tỷ lệ vốn huy động cho xây dựng văn hóa - xã hội - mơi trường
huyện Đà Bắc ( giai đoạn 2015 - 2017). ................................................. 69

ix

download by :



DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Xuất phát điểm của huyện là một huyện nghèo ............................................... 76
Hộp 4.2. Thiếu cán bộ chuyên trách ............................................................................... 81
Hộp 4.3. Thu chi chưa được công khai minh bạch ......................................................... 82

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Mai Loan
Tên luận văn: " Giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nơng thơn mới tại huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động
nguồn lực trong xây dựng nơng thơn mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình. Từ đó đề
xuất giải pháp tăng cường huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo tóm tắt của các
phòng, ban liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các doanh nghiệp,
cán bộ và người lao động.

Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy
động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới: khái niệm về huy động, nguồn lực, huy
động nguồn lực, nông thôn mới, nguồn lực trong xây dựng nơng thơn mới; vai trị, đặc
điểm của huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; nội dung nghiên cứu giải
pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới; các yếu tố ảnh hưởng tới huy
động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; kinh nghiệm thực tiễn của một số nước
trên thế giới và kinh nghiệm ở một số tỉnh thành ở Việt Nam về huy động nguồn lực;
vận dụng vào nghiên cứu việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại
huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình thời gian qua, bao gồm các nội dung: khái quát
thực trạng xây dựng nơng thơn mới; huy động nguồn lực tài chính, huy động nguồn lực
đất đai, huy động nguồn nhân lực; các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới tại huyện Đà Bắc bao gồm: ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của huyện; ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực Ban quản lý

xi

download by :


chương trình xây dựng nơng thơn mới; ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp; ảnh hưởng
của yếu tố thu nhập; ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa huy động nguồn lực
cho xây dưng nông thôn mới tại huyện Đà Bắc trong thời gian tới, bao gồm: giải pháp
huy động nguồn lực tài chính; giải pháp huy động nguồn lực đất đai; giải pháp huy động
nguồn nhân lực.


xii

download by :


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Vu Thi Mai Loan
2. Thesis title: " Solutions for mobilize resources are build new rural areas in Da Bac
district, Hoa Binh province ".
3. Major: Economic Management

Code: 8340410

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objection
Assessing the current situation and analyzing the factors affect to mobilization
of resources in new rural construction in Da Bac district, Hoa Binh province. Proposing
solutions to increase mobilization of resources in new rural construction in Da Bac
district, Hoa Binh province.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed
documents such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the
departments, committees. Primary data is gathered from enterprises, government
officials and workers
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
The study has systematized a number of theoretical and practical issues on
resource mobilization in new rural construction: the concept of mobilization, resources,

mobilization of resources, new rural areas, resources in construction set up new
countryside; role and characteristics of mobilizing resources to build new rural areas;
Contents of researching solutions to mobilize resources in building new rural areas;
factors affect to the mobilization of resources for new rural construction; practical
experience of some countries in the world and experience in some provinces in Vietnam
on resource mobilization; Applying to research the mobilization of resources for new
rural construction in Da Bac district, Hoa Binh province.
The thesis assesses the situation of mobilizing resources for new rural
construction in Da Bac district, Hoa Binh province, including the contents such as:
mobilizing financial resources, mobilizing land resources, mobilizing human resources;
Factors influence on the mobilization of resources for new rural construction in Da Bac
district include: impact of natural and socio-economic conditions of the district;

xiii

download by :


influence of mechanism, policy and capacity of the management board of the new rural
construction program; influence of occupational factors; influence of income; The
influence of factors on the community side.
The study propose some solutions to improve the efficiency of mobilizing
resources for new rural development in Da Bac district in the future, including mobilize
financial resources solution; measures to mobilize land resources solution; Human
resources mobilization solution.

xiv

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng thơn mới là chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hội nghị lần
thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thơn nhằm nhấn mạnh "Nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ
ban hành quyết định số 800/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, với mục tiêu "Xây dựng nơng thơn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo
vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn
mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng,
nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai
chương trình xây dựng nơng thơn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các
bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa
bản sắc của nơng thơn Việt Nam.
Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua phong trào xây dựng
nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự
tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây
dựng nơng thơn mới đã đạt được thành tựu khá tồn diện, diện mạo nông thôn
thay đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải tạo và xây mới, cơ cấu sản xuất đã có

bước chuyển dịch, đời sống người dân nơng thơn được cải thiện; hệ thống chính
trị được củng cố và tăng cường; dân chủ ở cơ sở được phát huy; an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội dược giữ vững.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương gặp phải
khơng ít những khó khăn, bất cập trong phương pháp, cách làm và các bước triển

1

download by :


khai, đặc biệt là việc huy động các nguồn lực để thực hiện xây dựng nơng thơn
mới cịn nhiều hạn chế nên kết quả đạt được chưa cao.
Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hịa Bình, có địa hình phức tạp, tỷ lệ
người dân tộc thiểu số chiếm trên 90%, trình độ dân trí thấp, phong tục tập qn
cịn lạc hậu, trên 80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Cùng với các
địa phương trên cả nước, trong những năm qua, các cấp, các ngành, cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân các dân tộc huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình đã nỗ lực
phấn đấu, chung sức, triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 7 năm
triển khai thực hiện chương trình nhiều xã đã đạt được kết quả đáng phấn khởi.
Tuy nhiên, với đặc thù là một huyện vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống
vật chất và tinh thần của bà con nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, do đó vấn đề
huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều trở ngại, trong
q trình triển khai cịn phát sinh nhiều vấn đề bất cập. Điều này đã làm ảnh hưởng
tới chất lượng cũng như tiến độ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu xây
dựng nông thôn mới của huyện đề ra (UBND huyện Đà Bắc, 2017).
Để hiểu rõ hơn về thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình đã được triển khai như thế nào? Các nguồn
lực sau khi được huy động có thật sự được sử dụng một cách có hiệu quả? Việc
huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong

huyện chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cần có các giải pháp gì góp phần
nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà
Bắc trong thời gian tới. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế về xây dựng nông
thôn mới tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Giải pháp huy động
nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường
huy động nguồn lực để đẩy nhanh công tác xây dựng nơng thơn mới tại huyện Đà
Bắc, tỉnh Hịa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực để xây
dựng nông thôn mới.

2

download by :


- Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nơng thơn mới, phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường huy động nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình trong những
năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về các hoạt động
huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở các đối tượng

khảo sát sau:
- Các nguồn lực: Đất đai, vốn, tài sản, công lao động.
- Các tác nhân chủ yếu: Người dân, cán bộ, Ban chỉ đạo chương trình
nơng thơn mới.
- Các cơ chế chính sách huy động.
- Các hoạt động huy động.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ thực trạng, các yếu tố
ảnh hưởng, giải pháp để huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại
huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi về khơng gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn
huyện Đà Bắc. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số xã đại diện.
- Phạm vi về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm
2015- 2017.
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập năm 2017.
+ Các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về huy động
nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, kết
hợp đúc rút thực tiễn tác giả đã đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực để
xây dựng nông thôn mới tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Huy động
"Huy động" lần đầu tiên được sử dụng trong một bối cảnh quân sự, để mô
tả việc chuẩn bị của quân đội Nga trong những năm 1850 và năm 1860. Lý
thuyết và kỹ thuật huy động đã liên tục thay đổi kể từ đó.
Huy động là "q trình hình thành đám đơng, nhóm, assiciations, và tổ
chức cho việc theo đuổi các mục tiêu tập thể" (Minion K.C.Morrison, 1987). Như
vậy, "Huy động" là điều nhân lực, của cải cho một việc lớn; huy động nguồn lực,
kinh phí cho cơng trình. Phương thức huy động: Bằng tiền, hiện vật hoặc ngày
công lao động. Nguyên tắc huy động: Huy động được thực hiện theo nguyên tắc
tự nguyện, dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch và quyết định theo đa số.
2.1.1.2. Nguồn lực
Theo quan điểm hệ thống, "Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương
tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu
của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận
khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin"
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có
khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa được đưa vào
sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn
lực (Trương Văn Tuyển, 2007).
Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ: Người ta chia nguồn lực
thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và có cách ứng xử với chúng
thích hợp, phân loại nguồn lực dựa vào các căn cứ sau.
Căn cứ vào nguồn gốc: Vị trí địa lý tạo ra thuận lợi hay khó khăn cho việc
trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước hay giữa các
quốc gia với nhau. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trị quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược
phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia.

4


download by :


Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Nguồn lực trong nước còn gọi là nội lực,
bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối
chính sách đang được khai thác. Nguồn lực nước ngồi cịn được gọi là nguồn
ngoại lực, bao gồm khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về
tổ chức và quản lý sản xuất từ nước ngoài.
Căn cứ vào tính chất: Nguồn lực cịn được chia thành nguồn nhân lực và
nguồn vật lực; trong đó, nguồn nhân lực từ con người như sức mạnh, trí óc. Nguồn
vật lực được hiểu là các nguồn lực từ tiền bạc, vật chất khi con người làm nên tất cả
và quyết định tất cả nên nguồn lực con người được gọi là nguồn lực của mọi nguồn
lực. Nguồn vật lực là những phần đất dành cho xây dựng nông thôn mới như xây
dựng đường giao thơng nơng thơn. Đó có thể là những hỗ trợ về vật chất trang thiết
bị cho văn phòng UBND các xã, các thiết bị hay phương tiện phục vụ sự phát triển
nông thôn ở các xã. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa, theo nghĩa rộng,
nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn
lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có
thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động
của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư
trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào hoạt động, sản xuất xã hội, tức là
toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về
thể lực, trí lực của họ được huy động vào q trình lao động. Nguồn tài lực là tồn
bộ q trình huy động và sử dụng vốn được thể hiện dưới hình thức giá trị. Mọi hoạt
động đều cần phải có một nguồn lực tài chính nhất định để thực hiện các mục tiêu
của hoạt động đó (Phạm Huỳnh Thanh Vân, 2007).
2.1.1.3. Huy động nguồn lực
Huy động nguồn lực là một quá trình trong đó sử dụng cách thức nhất định
nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ mục tiêu phát triển. Các hoạt

động huy động bao gồm: Xây dựng kế hoạch huy động, tăng cường đề nghị hỗ trợ
từ ngân sách Nhà nước, ngân sách tỉnh, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức
của con người trong xây dựng nông thôn mới, vận động người dân địa phương tham
gia đóng góp nguồn lực cho xây dựng nơng thôn mới, tăng cường huy động hỗ trợ
từ các doanh nghiệp (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, 2011).
2.1.1.4. Khái niệm nông thôn mới
Trước hết phải hiểu nông thôn mới không phải là thị trấn, thị tứ; thứ hai,
không phải là nông thôn truyền thống. Nghĩa là xây dựng nông thôn mới không

5

download by :


phải là xây dựng nông thôn trở thành đô thị vì nó sẽ làm mất những giá trị truyền
thống của nông thôn và không giữ vững được bản sắc văn hố riêng của nơng
thơn Việt Nam. Khái niệm nơng thơn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông
thôn khác nhau, nhìn chung mơ hình nơng thơn mới được xây dựng ở cấp xã,
thơn phát triển tồn diện theo hướng cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá, dân chủ,
văn minh. Xây dựng nơng thơn mới là q trình làm đổi mới tư duy, nâng cao
năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế góp
phần thực hiện chính sách về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn đồng thời làm
thay đổi về cơ sở vật chất và đời sống văn hoá tinh thần của người dân, qua đó
thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa nơng thôn và thành thị.
Đảng, Nhà nước ta xác định đây là một quá trình lâu dài và liên tục cần
sự tập trung lãnh chỉ đạo về đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của
các địa phương trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Với mục tiêu xây
dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,

giàu bản sắc văn hố dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức
mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; xây dựng
giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nơng và đội ngũ trí thức, tạo nền
tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành cơng
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Đỗ
Kim Chung và Kim Thị Dung, 2012).
2.1.1.5. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định 491 và Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ thì "Xây dựng nơng thơn mới là xây dựng nơng thơn đạt 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới".
2.1.1.6. Nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì cơ cấu
nguồn vốn xây dựng nơng thơn mới có 4 nguồn chính
- Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm:
+ Vốn trực tiếp để thực hiện các nơi dung của Chương trình.
+ Vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; các
chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn.

6

download by :


- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại)
- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của huy động nguồn lực để xây dựng nơng thơn mới
2.1.2.1. Vai trị của của huy động nguồn lực để xây dựng nơng thơn mới
Nguồn lực có vai trị vơ cùng quan trọng trong thực hiện chương trình xây
dựng nơng thơn mới. Hiểu và đánh giá đúng, phát huy tối đa các nguồn lực sẽ

góp phần thúc đẩy q trình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới ở
các địa phương.
Hiện nay, địi hỏi cần phải có sự huy động và gắn kết mạnh mẽ hơn nữa
các nguồn lực để đảm bảo chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả
cao và thành công theo kế hoạch đã đề ra.
Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới là chủ trương quan trọng,
hết sức đúng đắn, hợp lịng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ (Cục Kinh tế
hợp tác và Phát triển nông thôn, 2011).
2.1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
a. Các loại nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới
Các nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới là lực lượng cán
bộ có kiến thức, kỹ năng... là sức người lao động để cùng hồn thành các cơng
trình cơng ích.
- Nguồn vật lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới hiện nay chủ yếu là
đất đai để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng... mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng.
- Nguồn tài lực cần thiết cho xây dựng nơng thơn mới chính là kinh phí tài
chính đầu tư cho xây dựng nông thôn mới (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn, 2011).
b. Đặc điểm các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
- Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới một phần được nhà nước phân
bổ; kinh phí tỉnh, huyện, xã và của người dân đóng góp.
- Phần lớn nguồn lực cịn lại phải do huy động từ các nguồn khác: Hai
nguồn chính (từ cộng đồng người dân tại địa phương và từ các tổ chức).
+ Huy động nguồn lực từ cộng đồng

7

download by :



+ Huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể
- Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới rất đa dạng
+ Nguồn nhân lực được huy động từ sức lao động của người dân
+ Nguồn lực đất đai trong q trình huy động có thể gặp khó khăn do quỹ
đất ở nơng thơn cịn ít, giá trị cao, có thể huy động được ít.
+ Nguồn tài lực cũng là một trong những nguồn lực khó huy động do thu
nhập của người dân nơng thơn cịn thấp hộ (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn, 2011).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới
2.1.3.1. Khái quát nội dung và mục tiêu chương trình xây dựng nơng thơn mới
Theo Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng nơng
thơn mới để nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho người dân; có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông
thôn với đơ thị; xã hội nơng thơn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự
được giữ vững. Bao gồm 11 nội dung.
a. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy
hoạch trọng Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới. Đến năm 2018, có 100% số xã
đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
- Nội dung: Gồm 3 nội dung.
b. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí
quốc gia nơng thơn mới.
- Nội dung: Gồm 9 nội dung.
c. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí 12 về tỷ lệ lao động
có việc làm thường xun, tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất. Đến năm 2020, có 80 % số
xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí 12 về tỷ lệ lao động có việc làm
thường xuyên, có 85 % số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

8

download by :


- Nội dung: Gồm 6 nội dung
d. Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc
gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 60 % số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về
hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1,0% - 1,5 %/năm.
- Nội dung: Gồm 2 nội dung
e. Phát triển giáo dục ở nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cần tiêu chí số 14 về Giáo dục trọng Bộ tiêu chí quốc
gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 80 % số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về
giáo dục.
- Nội dung: Gồm 4 nội dung
g. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân
nơng thơn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về y tế trong bộ tiêu chí quốc gia về
nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 70 % số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về y tế.
- Nội dung: Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình
mới đáp ứng u cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
h. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nơng thơn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia

về xây dựng nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số
16 về văn hóa.
- Nội dung: Gồm 2 nội dung
i. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi
trường tại các làng nghề.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về mơi trường trong Bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Đến năm 2020 có 79% số xã đạt tiêu chí số
17 về mơi trường; 75 % số hộ gia đình ở nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh;
100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Nội dung: Gồm 3 nội dung
k. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn
thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.

9

download by :


- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành
chính cơng và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Đến
năm 2020, có 95 % số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị.
- Nội dung: Gồm 7 nội dung
l. Giữ vững quốc phịng, an ninh và trật tự xã hội nơng thơn.
- Mục tiêu: Đạt u cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu
chí quốc gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 98 % số xã đạt chuẩn tiêu chí
số 19 về Quốc phòng và an ninh.
- Nội dung: Gồm 2 nội dung
m. Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực hiện
Chương trình; truyền thơng về xây dựng nông thôn mới.
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng

NTM các cấp.
- Nội dung: Gồm 4 nội dung
2.1.3.2. Các nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới
Các nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới gồm:
- Huy động nguồn nhân lực
- Huy động nguồn vật lực
- Huy động nguồn lực tài chính
2.1.3.3. Phương pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) Phương pháp huy
động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới gồm:
- Huy động nguồn nhân lực: Trong xây dựng nông thôn mới, nguồn nhân
lực được huy động chủ yếu bằng việc đóng góp sức lao động của người dân
thơng qua các tổ chức đồn thể ở địa phương như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên.
- Huy động nguồn vật lực trong xây dựng nông thôn mới chủ yếu là những
đóng góp về đất đai, nguồn lực này được huy động trực tiếp từ nơng dân thơng
qua các hình thức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về vai
trị của xây dựng nơng thơn mới, về những giá trị đóng góp của người dân trong
xây dựng các cơng trình giao thơng nơng thơn, giao thơng nội đồng và các cơng
trình mở rộng kênh mương nội đồng.

10

download by :


×