Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp an toàn và bảo mật thông tin trong các giao dịch thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 11 trang )

1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







NGUYỄN MINH QUANG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP AN TOÀN
VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC GIAO
DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60.48.o1

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THẾ QUẾ


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI – 2012

2


MỞ ĐẦU
Trong thương mại truyền thống mọi việc diễn ra đơn giản,
người mua trả tiền, người bán giao hàng. Nhưng trong giao dịch
thương mại điện tử, để thực hiện được thao tác giao nhận đó là cả
một vấn đề. Nếu không có một cơ chế an toàn và bảo mật, người mua
không biết liệu có phải mình đang giao dịch với nhà cung cấp thật
không, ngược lại người bán không biết có phải mình đang giao dịch
với chủ nhân thực sự của thẻ tín dụng không. Nếu cơ chế này không
đảm bảo, các hoạt động giao dịch thương mại điện tử sẽ sụp đổ hoàn
toàn.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, đi kèm theo là
những vấn đề an toàn thông tin trong các hoạt động giao dịch nên tôi
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp an toàn và bảo mật
thông tin trong các giao dịch thương mại điện tử” với mục đích là
nghiên cứu các kỹ thuật và xây dựng ứng dụng minh họa đảm bảo
cho các giao dịch điện tử. Nội dung của Luận văn như sau:
Chương 1: Thương mại điện tử - Khái niệm và công nghệ.
Chương 2: Chữ ký số và ứng dụng trong các giao dịch
thương mại điện tử.
Chương 3: Xây dựng ứng dụng chữ ký điện tử trong việc trao
đổi các chứng từ điện tử.
3
Chương 1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KHÁI NIỆM VÀ CÔNG
NGHỆ
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-
Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc
truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp
thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa
người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet.

Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc
tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử.
Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) cơ bản phải bao hàm các nội
dung sau:
− Đó phải là một hoạt động kinh doanh thương mại, tức là phản ảnh
một hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua một chu trình kinh
doanh thương mại: chào hàng, chào giá, đàm phán mua bán, ký hợp đồng
mua bán, vận chuyển giao hàng, thanh lý hợp đồng và thanh toán.
− Việc kinh doanh thương mại phải được thực hiện trong một môi
trường đặc biệt đó là môi trường mạng máy tính nói chung và đặc biệt là
mạng internet.
− Công nghệ thông tin đã tạo ra môi trường và phát triển các công
nghệ cho TMĐT phát triển. Công nghệ thông tin cũng mở ra một loại hàng
hoá và dịch vụ đặc trưng là các hàng hoá và dịch vụ số (hàng hoá và dịch vụ
phi vật thể được số hoá và có thể giao hàng ngay qua mạng) góp phần vào
việc phát triển hình thức thương mại điện tử.
4
1.2 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia
thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to
business);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to
consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business
to government);
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to
consumer);
- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government
to consumer).

1.3 Các phương thức giao dịch
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, sử dụng thư điện tử để
gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư
điện tử (electronic mail, viết tắt là e-mail).
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền
thông qua bức thư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng
cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ
mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều là dạng thanh toán điện tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interc hange, viết tắt là
EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured
form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điẹn tử khác, giữa các
công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.

5
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó
không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của
nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng hoá số là:
Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các
chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem
phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v Trước đây, dung liệu được
trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa,
vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển
đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như của hàng, quầy
báo v.v.) để người sử dụng mua và nhận trức tiếp. Ngày nay, dung
liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa”
(digital delivery).
1.4 Cơ hội và thách thức
Theo nghiên cứu của Tổ chức Liên hiệp Quốc về Thương mại và
Phát triển - UNCTAD năm 2003, để phát triển Thương mại điện tử
có 25 hoạt động các nước cần triển khai từ thấp đến cao. Theo mô

hình trên, những vấn đề quan trọng nhất các nước cần quan tâm để
phát triển Thương mại điện tử gồm: Nhận thức, Nối mạng, Nhân lực
và Nội dung (4N). Những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với
Thương mại điện tử gồm: thanh toán trực tuyến, an ninh, bảo mật
trong giao dịch thương mại điện tử, chứng thực điện tử quốc tế.

6
Chương 2. CHỮ KÝ SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC GIAO
DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1 Bảo mật các giao dịch điện tử
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối là rất khó, thậm chí là không thể,
mà chỉ có thể tạo ra các rào cản đủ để ngăn chặn sự xâm phạm. An
toàn tích hợp là việc kết hợp tất cả các biện pháp với nhau nhằm ngăn
chặn việc khám phá, phá huỷ hoặc sửa đổi trái phép các tài sản.
Thông tin dữ liệu cũng có thể được xem là đảm bảo độ an toàn nếu
như khi tội phạm tấn công khai thác được thì đã mất hiệu lực sử dụng
nó. Trong giao dịch điện tử với quy mô toàn cầu, có sự tham gia của
nhiều người, nhiều thành phần, thiết bị thì việc khẳng định được độ
tin cậy trong thời gian dài là một thách thức.

2.2 Các kỹ thuật đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử
2.2.1 Mã hóa đối xứng
Phương pháp mã hóa khóa bí mật (secret key cryptography) còn
được gọi là mã hóa đối xứng (symmetric cryptography). Với phương
pháp này, người gửi và người nhận sẽ dùng chung một khóa để mã
hóa và giải mã dữ liệu. Trước khi mã hóa dữ liệu để truyền đi trên
mạng, hai bên gửi và nhận phải có khóa và phải thống nhất thuật toán
dùng để mã hóa và giải mã. Có nhiều thuật toán ứng dụng cho mã
hóa khóa bí mật như: DES - Data Encrytion Standard, 3DES - triple-
strength DES, RC2 - Rons Cipher 2 và RC4, v.v

7


Hình 2.1. Mô hình mã hoá đối xứng
2.2.2. Mã hoá công khai
Vào những năm 1970 Diffie và Hellman đã phát minh ra một
hệ mã hoá mới được gọi là hệ mã hoá công khai hay hệ mã hoá phi
đối xứng.Phương pháp mã hóa khóa công khai (public key
cryptography) đã giải quyết được vấn đề của phương pháp mã hóa
khóa bí mật là sử dụng hai khóa public key và private key. Public key
được gửi công khai trên mạng, trong khi đó private key được giữ kín.
Public key và private key có vai trò trái ngược nhau, một khóa dùng
để mã hóa và khóa kia sẽ dùng để giải mã. Phương pháp này còn
được gọi là mã hóa bất đối xứng (asymmetric cryptography) vì nó sử
dụng hai khóa khác nhau để mã hóa và giải mã dữ liệu. Phương pháp
này sử dụng thuật toán mã hóa RSA (tên của ba nhà phát minh ra nó:
Ron Rivest, Adi Shamir và Leonard Adleman) và thuật toán DH
(Diffie-Hellman).
8

Hình 2.2. Mã hoá và giải mã với hai khoá
2.2.3. Xác thực thông báo qua các hàm băm
Hàm băm có đầu vào là thông báo M có kích thước thay đổi,
đầu ra là một mã băm H(M) có kích thước cố định. Mã hàm băm là
một hàm của tất cả các bit có trong thông báo, đồng thời nó cung cấp
khả năng phát hiện lỗi: Nếu A thay đổi một bit bất kỳ hoặc nhiều bit
trong thông báo dẫn đến kết quả là mã băm cũng thay đổi theo. Mục
đích của mã băm là tạo ra fingerprint (dấu vân tay) cho một tệp,
thông báo hay khối dữ liệu. Để đáp ứng được việc xác thực thông
báo, một hàm băm H phải bao gồm các tính chất.

 H được áp dụng cho một khối dữ liệu có kích cỡ bất kỳ.
 Đầu ra H có độ dài cố định
 Dễ tính toán được H(x) với mọi x cho trước
 Với mọi mã h cho trước, không thể tìm được x thoả mãn
H(x)=h
 Với mọi khối x cho trước, không thể tìm ra được y  x sao
cho H(y) = H(x) tức là khả năng trùng lặp ít.
Không tìm thấy bất cứ cặp (x,y) nào sao cho H(x) = H(y),
điều này nhấn mạnh khả năng không bị va chạm.
9
2.3. Chữ ký số
Chữ ký số (digital signature), là một dạng của chữ ký điện tử, là
đoạn dữ liệu ngắn đính kèm với văn bản gốc để chứng thực tác giả
của văn bản và giúp người nhận kiểm tra tính toàn vẹn của nội dung
văn bản gốc.
Chữ ký số được tạo ra bằng cách áp dụng thuật toán băm một
chiều trên văn bản gốc để tạo ra bản phân tích văn bản/văn bản tóm
lược (message digest) hay còn gọi là fingerprint, sau đó mã hóa bằng
private key tạo ra chữ ký số đính kèm với văn bản gốc để gửi đi. khi
nhận, văn bản được tách làm 2 phần, phần văn bản gốc được tính lại
fingerprint để so sánh với fingerprint cũ cũng được phục hồi từ việc
giải mã chữ ký số.


Hình 2.3. Mô hình mã hóa
10
2.4. Chữ ký mù
Khái niệm của chữ ký mù trước hết được giới thiệu : Chúng
tôi yêu cầu chữ ký phải được xác thực(chỉ một người ký , có thể ký
nhiều báo cáo) và có thể kiểm tra chung (bất kỳ người nào cũng có

thể kiểm tra xem liệu chữ ký của bản báo cáo có đúng không).
Trong quá trình ký một người dùng tương tác với một người
ký và có một chữ ký. Trong thời gian sự tương tác người ký không
thể nhìn thấy nội dugn tài liệu mà anh ta đang ký.
Ý tưởng có thể được thực hiện bởi khái niệm của chữ ký
RSA.
Nếu người ký có khóa công khai RSA(n,e) va khóa bí mật
tương ứng d, anh ta có thể ký một bản báo cáo m. Một người nào đó
có thể xác minh bằng cách kiểm tra xem liệu m=se mod n? chú ý
rằng cách lập mã và giải mã của hệ thống mã RSA trong việc ký báo
cáo và xác minh chữ ký đó.
Giả sử người thỉnh cầu muốn đạt được chữ ký của bản báo
cáo m. Người đó không muốn để lộ thông tin bản báo cáo m cho bất
kỳ ai biết , kể cả người ký. Người ký được yêu cầu ký vào một bản
báo cáo mù,mà anh ta không biết mình ký gì.
2.5. Giao thức SSL và SET
2.5.1 . Cơ chế bảo mật SSL (Secure Socket Layer)
Giao thức SSL được phát triển lần đầu tiên bởi Nescape
nhằm đảm bảo tính an toàn khi truyền dữ liệu, định tuyến thông qua
giao thức HTTP, LDAP, POP3 trên tầng ứng dụng. SSL được thiết kể
để sử dụng TCP, cung cấp một kết nối xác thực và an toàn giữa hai
điểm trên mạng.
11
2.5.2 . Cơ chế bảo mật SET (Secure Electronic Transaction)
Để khắc phục những hạn chế của SSL, Visa và MasterCard
đã cùng nhau phát triển một giao thức an toàn hơn, được gọi là SET
(Secure Electronic Transaction). Giao thức SET đáp ứng được 4 yêu
cầu về bảo mật cho TMĐT giống như SSL. Ngoài ra, SET xác định
hình thức thông điệp, hình thức chứng thực, và thể thức trao đổi
thông điệp.


2.6. Cơ sở hạ tầng khóa công khai
Hiện nay giao tiếp qua Internet chủ yếu sử dụng giao thức
TCP/IP, mà giao thức này cho phép các thông tin được gửi từ máy
tính này đến máy tính khác thông qua các máy trung gian hoặc các
mạng riêng biệt. Chính điều này đã tạo cơ hội cho những kẻ tấn công
có thể lấy cắp được những thông tin nhạy cảm. Vì thế, những khách
hàng muốn tham gia giao dịch điện tử đều lo sợ thông tin của mình bị
rò rỉ, thậm chí bị đánh cắp, nên họ cần đến một tổ chức an toàn có thể
tin tưởng được.
Biện pháp nhiều người thực hiện để bảo mật là mã hoá các
thông tin. Một khi đã mã hoá dữ liệu, trong quá trình truyền, dẫu có
bị đánh cắp thì bọn tội phạm cũng không thể đọc được. Khi dữ liệu
đến đích, người nhận sẽ sử dụng một công cụ để giải mã.
Và phương pháp mà mọi người và các tổ chức sử dụng để mã
hoá thông tin là chứng chỉ số DC (Digital Certificate). Với chứng chỉ
số (DC), người sử dụng có thể mã hoá thông tin, chống giả mạo và
xác thực danh tính của người gửi. Ngoài ra, DC còn là một công cụ
12
để xác định nguồn gốc, nó ngăn chặn người gửi chối cãi nguồn gốc
tài liệu họ đã gửi.
Vậy chúng chỉ số là gì? DC là một file điện tử dùng để xác
định thực danh tính của một cá nhân, một máy chủ hay một ct, tổ
chức trên Internet. Cũng như các giấy tờ chứng thực cá nhân khác,
DC phải do một tổ chức đứng ra chứng nhận những thông tin của
chúng ta là chính xác. Tổ chức đó gọi là nhà cung cấp chứng chỉ số.
Nhà cung cấp chứng chỉ số CA (Certificate Authority) phải đảm bảo
về độ tin cậy, chịu trách nhiệm về độ chính xác của DC mà mình
cung cấp cho khách hàng.
Nhà cung cấp chứng chỉ số (hoặc cơ quan chứng thực) là một

tổ chức chuyên đưa ra và quan rlý các nội dung xác thực bảo mật trên
một mạng máy tính, cùng với các khoá công khai để mã hoá thông
tin. Một CA sẽ kiểm soát cùng với một nhà quản lý đăng ký để xác
minh thông tin về một chứng chỉ số mà người yêu cầu xác thực đưa
ra. Nếu nhà quản lý xác thực thông tin của người cần xác thực. CA
sau đó sẽ đưa ra một chứng chỉ số.
Tuỳ thuộc vào việc triển khai cơ sở hạ tầng khoá công khai
(PKI) mà chứng chỉ sẽ bao gồm những thông tin nào. Thông thường,
nó sẽ bao gồm khoá công khai của người sở hữu nó, thời hạn hết hiệu
lực của chứng chỉ, tên chủ sở hữu và các thông tin quan trọng khác.
13
Chương 3. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
TRONG VIỆC TRAO ĐỔI CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu
Trên thực tế, chữ ký điện tử (Digital Signature) đã được ứng dụng
rộng rãi trong các ứng dụng trên mạng. Một trong những ứng dụng
quan trọng của chữ ký điện tử là đảm bảo an toàn dữ liệu khi truyền
trên mạng.
Nhằm giải quyết vấn đề xử lý các giao dịch trao đổi văn bản, hóa
đơn, hợp đồng…trên mạng, đến nay đã có nhiều giải pháp liên quan
đến vấn đề mã hóa văn bản, nhưng tôi chọn và đề xuất giải pháp ứng
dụng chữ ký điện tử trên cơ sở kết hợp giữa thuật toán băm MD5 và
thuật toán mã hóa RSA trong quá trình gửi và nhận tệp văn bản của
hệ thống phần mềm quản lý.
Bảo mật thông tin là lĩnh vực rất rộng, nên đây chỉ là bước khởi đầu
để tôi tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các thuật toán mã hóa trong
việc xây dựng ứng dụng. Trong chương này, tôi sẽ trình bày giải
pháp ứng dụng chữ ký điện tử sử dụng MD5, RSA và xây dựng ứng
dụng thử nghiệm.


3.2. Xây dựng chương trình
3.2.1. Thuật toán MD5
Hàm băm (Hash Function) nh ận giá trị vào (Input) là m ột thông
điệp M ở có chiều dài bất kỳ, để biến (băm) thành một giá trị h ở đầu
ra (Output) có chiều dài cố định, h được gọi là giá trị băm (Hash
Value).
14

Hình 3.1. Minh họa hàm băm
Thuật toán MD5 (Message Digest 5), do Ronald Rivest thi ết kế năm
1991, là xây dựng một hàm băm để mã hóa một tín hiệu vào có chiều
dài bất kỳ và đưa ra một tín hiệu (Digest) ở đầu ra có chiều dài cố
định 128 bit (tương ứng với 32 chữ số hệ 16).
Dưới đây là các ví dụ mô tả các kết quả sau khi thực hiện hàm băm
MD5.
- MD5("xin chao") = 2201c07c37755e663c07335cfd2f44c6
Chỉ cần một thay đổi nhỏ (chẳng hạn viết hoa chữ x thành X) cũng
làm thay đổi
hoàn toàn kết quả trả về :
- MD5("Xin chao") = e05c1d9f05f5b9eb56fe907c36f469d8
Thuật toán cũng cho kết quả đối với chuỗi rỗng :
- MD5(" ") = d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e

3.2.2. Thuật toán RSA
Phương pháp sử dụng thuật toán mã hóa khóa công khai
RSA (được đặt tên từ ba nhà phát minh là Ron Rivest, Adi Shamir và
Leonard Adleman), được sử dụng nhiều nhất, thuật toán sử dụng biểu
thức với hàm mũ để mã hóa bản gốc thành các khối, mỗi khối có một
giá trị nhị phân nhỏ hơn n.
15

Giả sử khối bản gốc của người gửi là M và khối bản mã của
người nhận là C, quá trình mã hóa và giải mã RSA là: C = Me mod n
và M = Cd mod n.
Cả người gửi và người nhận phải biết giá trị n. Người gửi
biết giá trị e và chỉ người nhận biết giá trị d. Đây là một thuật toán
mã hóa khóa công khai với khóa công khai KU = {e,n} và khóa riêng
KR = {d,n}.

Hình 3.2. Sơ đồ biểu diễn thuật toán mã hóa RSA

3.2.3. Quá trình gửi và nhận văn bản
Chọn 2 số
nguyên tố
p và q

n = p.q

Φ(n) = (p
-
1)(q
-
1)

Ch
ọn e < n

Tính d = e
-
1


mod
Φ
(n)

C = M
e
mod n

M = C
d

mod n

M

M
Khóa
công khai
Ku =
{e,n}
Khóa bí mật
Kr

= {d,n}

16














Chữ ký
điện tử
S = M
d

mod n

Khóa bí mật
của người gửi
Kr = {d,n}
File ban
đầu
Hàm băm MD5
Thông điệp đã ký
Mã hóa RSA
K
ết hợp file
Bản
tóm
lược
M


G

Thông điệp nhận
Tách file và
Ch
ữ ký
File ban
đầu
Gi
ải
Giải


Khóa
công
khai
của
người
g
ửi



Không

Không đúng
người gửi
Hàm băm MD5
Bản tóm

lược 2
M’
Bản tóm
lược 1
M
Đúng
người
gửi
Giống


Không

File toàn vẹn
File đã
bị thay
đổi
Hình 3.3. Sơ đồ mô tả quá trình gửi và nhận các tệp văn bản


17

3.2.3.1. Quá trình ký và gửi văn bản
- Từ file cần gửi ban đầu, chương trình sẽ sử dụng hàm băm
MD5 đ ể mã hóa thành chuỗi ký tự dài 128 bit, hash value (gọi là bản
tóm lược).
- Chương tr ình sử dụng thuật toán RSA để mã hóa khóa
riêng (private key) của người gửi và bản tóm lược hash value thành
một dạng khác (giá trị băm ở dạng mật mã) gọi là chữ ký điện tử.
- Kết hợp file ban đầu với chữ ký điện tử thành một thông

điệp đã ký và gửi đi cho người nhận.
3.2.3.2. Quá trình nhận văn bản
Sau khi người nhận đăng nhập vào hệ thống và thực hiện việc nhận
các tệp văn bản.
Hệ thống sẽ tách thông điệp đã ký thành ra file và chữ ký điện tử.
Đến giai đoạn này sẽ có 2 quá trình kiểm tra :
a. Kiểm tra file có đúng người gửi hay không?
- Sử dụng thuật toán RSA để giải mã chữ ký điện tử bằng khóa công
khai (username) của người gửi.
- Nếu giải mã không được thì file nhận được không đúng người gửi.
- Nếu giải mã thành công thì file nhận được đúng người gửi và có
được Bản tóm lược 1.
b. Kiểm tra file có bị thay đổi hay không?
- Từ file được tách ra ta sử dụng hàm băm MD5 mã hóa thành Bản
tóm lược 2.
- Kiểm tra Bản tóm lược 1 và Bản tóm lược 2 có giống nhau hay
không? Nếu
giống nhau thì file nhận được là vẹn toàn (không bị thay đổi hay tác
động), ngược lại là file đã bị thay đổi.
3.2.4. Cài đặt chương trình
Tạo khóa
18

Ký văn bản

Xác nhận chữ ký
19

Trường hợp văn bản hoặc chữ ký không toàn vẹn


20

KẾT LUẬN

Trong đề tài này đã tìm hiểu về thương mại điện tử, những
thuận lợi và khó khăn khi triển khai và đảm bảo an toàn trong các
giao dịch. Đưa ra giải pháp an toàn trên cơ sở mã hóa các thông tin.
Hoàn thành quá trình nghiên cứu một số giải pháp bảo mật và chứng
thực các giao dịch, những mục tiêu an toàn trong hệ thống dựa trên
các thuật toán và các nghiên lý mật mã cũng như có thể xây dựng
phương pháp bảo mật chứng thực giao dịch điện tử thông qua thuật
toán RSA và hàm băm MD5.
Tác giả vận dụng những kiến thức đã nghiên cứu được để
xây dựng một chương trình minh họa về chữ ký số sử dụng RSA và
hàm băm MD5. Tuy nhiên luận văn vẫn còn hạn chế là chưa được
áp dụng thực nghiệm trên các giao dịch trực tuyến. Thời gian nghiên
cứu có hạn chắc chắn sẽ không tránh được sai sót rất mong được sự
đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.
21

×