Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THANH TÙNG

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử
dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn được tập hợp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du và chưa từng
được ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Thanh Tùng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Giải pháp chống thất thu Bảo hiểm xã hội trên
địa bàn huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh” tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện nông nghiệp Việt
Nam; Ban Giám đốc, cán bộ cơ quan BHXH huyện Tiên Du, các doanh nghiệp, người
lao động. Đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn; sự ủng hộ,
động viên của gia đình và bè bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các quý cơ
quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ này đã giúp tôi nhận thức, làm sáng
tỏ thêm cả lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu.
Luận văn là q trình nghiên cứu cơng phu, sự làm việc khoa học và nghiêm
túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định.
Tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô
giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Thanh Tùng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Mục lục……. ................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội ..... 5

2.1.

Cơ sở lý luận về giải pháp chống thất thu bhxh ................................................. 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội ...................... 14

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã
hội ..................................................................................................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 19

2.2.1.

Kinh nghiệm chống thất thu bhxh ở một số địa phương trong nước ................ 19

2.2.2.

Bài học rút ra cho bhxh huyện tiên du .............................................................. 24

2.2.3.


Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan. ......................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 27

iii

download by :


3.1.1.

Đặc điểm chung của địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh ............................... 27

3.1.2.

Hoạt động bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh ............. 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu ................................................................. 36

3.2.2.


Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 37

3.2.3.

Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ............................................................. 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 39
4.1.

Giải pháp chống thất thu bhxh trên địa bàn huyện tiên du thời gian qua ......... 39

4.1.1.

Các giải pháp chống thất thu đã thực hiện trên địa bàn huyện tiên du ............. 39

4.1.2.

Kết quả thực hiện các giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội ..................... 47

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chống thất thu bhxh trên địa bàn huyện
tiên du thời gian qua ......................................................................................... 69

4.2.1.

Các yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước .................................................. 69

4.2.2.


Các yếu tố thuộc về cơ quan bhxh .................................................................... 70

4.2.3.

Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp người sử dụng lao động ............................. 74

4.2.4.

Các yếu tố thuộc về người lao động ................................................................. 76

4.3.

Các giải pháp tăng cường chống thất thu bhxh tại địa bàn huyện tiên du, tỉnh
bắc ninh............................................................................................................. 79

4.3.1.

Định hướng chống thất thu bhxh ...................................................................... 79

4.3.2.

Giải pháp tăng cường chống thất thu bhxh ....................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 90

5.2.1.

Đối với nhà nước .............................................................................................. 90

5.2.2.

Đối với bảo hiểm xã hội việt nam .................................................................... 90

5.2.3.

Đối với bhxh tỉnh bắc ninh ............................................................................... 91

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 92
Phụ lục 1

.................................................................................................................. 95

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DN

Doanh nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân



Lao động

LĐTB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước

UBND


Ủy ban nhân dân

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tình hình phối hợp giữa BHXH huyện Tiên Du với các cơ quan liên
quan năm 2016 ............................................................................................ 47

Bảng 4.2.

Mức độ tuyên truyền về BHXH tại các DN điều tra năm 2016 .................. 48

Bảng 4.3.

Mức độ tiếp cận thông tin về BHXH của chủ doanh nghiệp tại các
DN điều tra năm 2016 ................................................................................. 49

Bảng 4.4.

Tình hình thực hiện trên kế hoạch số lượng đơn vị tham gia BHXH
tại huyện Tiên Du (2014 - 2016) ................................................................. 50

Bảng 4.5.

Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện năm 2016 .............. 51


Bảng 4.6.

Tình hình thực hiện kế hoạch số lượng lao động tham gia BHXH BB
tại huyện Tiên Du (2014 - 2016) ................................................................. 53

Bảng 4.7.

Tỷ lệ lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện năm 2016 ................... 54

Bảng 4.8.

Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH (2014-2016) ................................... 57

Bảng 4.9.

Tổng hợp mức lương thực tế và mức lương làm căn cứ đóng BHXH ........ 58

Bảng 4.10. Số tiền BHXH thất thu BHXH tại BHXH Tiên Du năm 2014 ................... 60
Bảng 4.11. Số tiền thất thu BHXH tại BHXH Tiên Du năm 2015 ................................ 61
Bảng 4.12. Số tiền thất thu BHXH tại BHXH Tiên Du năm 2016 ................................ 61
Bảng 4.13 Trình độ chun mơn nghiệp vụ các cán bộ BHXH huyện Tiên Du .......... 63
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra của BHXH tại các đơn vị trên địa bàn huyện Tiên
Du ( 2014-2016) ......................................................................................... 65
Bảng 4.15. Tình hình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại 100 DN
điều tra năm 2016 ........................................................................................ 72
Bảng 4.16. Sự hiểu biết của người lao động về BHXH điều tra năm 2016................... 78

vi


download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH huyện Tiên Du ......................... 31

Sơ đồ 4.1.

Mơ hình phối hợp quản lý chống thất thu BHXH tại huyện Tiên Du ............. 40

Biểu đồ 4.1. Số tiền thất thu BHXH của 3 khối ĐV trong 3 năm .................................. 62

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thanh Tùng
Tên đề tài: Giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du, Tỉnh
Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp chống thất thu

BHXH;
2. Đánh giá các giải pháp chống thất thu BHXH và các yếu tố ảnh hưởng đến
thực hiện các giải pháp chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du thời gian qua;
3. Đề xuất giải pháp tăng cường chống thất thu BHXH tại huyện Tiên Du trong
thời gian tới;
Kết quả nghiên cứu chính
BHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trị của mình trên
nhiều phương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống, cũng như trong phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. BHXH là thành phần cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống an
sinh xã hội, là cơ sở để phát triển các bộ phận an sinh xã hội khác. Ngoài việc đảm bảo
đời sống kinh tế cho nhân dân lao động, BHXH còn giúp cho người sử dụng lao động
ổn định nguồn chi, ổn định sản xuất kinh doanh. Kể từ khi thành lập, BHXH huyện Tiên
Du đã không ngừng nỗ lực cố gắng thực hiện chính sách BHXH, đạt được những kết
quả quan trọng như số đơn vị, số lao động tham gia BHXH, số thu BHXH bắt buộc
hàng năm đều tăng, góp phần giúp Quỹ BHXH tăng trưởng bền vững, đảm bảo lợi ích
của người lao động.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
trên địa bàn huyện đang có chiều hướng gia tăng, số DN ngoài quốc doanh tham gia
BHXH cho người lao động vẫn còn thấp, chưa tương xứng so với số doanh nghiệp hiện
có trên địa bàn; tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH ngày càng phổ
biến, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người lao động, trật tự, an tồn xã hội và ảnh
hưởng đến lịng tin của nhân dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác hệ
thống cơ sở pháp lý cho chính sách BHXH còn chưa đầy đủ và đồng bộ, các chế tài xử
phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn chưa mạnh, việc thực thi pháp luật
còn chưa nghiêm.

viii

download by :



Luận văn “Giải pháp chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc
Ninh” đã nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp chống thất
thu BHXH trong thời gian qua. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình chống thất thu
BHXH; chỉ ra và phân tích những nguyên nhân thất thu BHXH. Luận văn đã đưa ra các
giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng thất thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh như: Tổ chức quản lý, tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với sự chỉ đạo
sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt sự phối hợp giữa ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đồn Lao động, Ban Quản lý các khu cơng nghiệp và
ngành BHXH trong việc đôn đốc thu và thực hiện pháp luật về BHXH; phối hợp với cơ
quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế, để chủ động nắm bắt
thông tin về lao động, việc làm, tiền lương của doanh nghiệp, làm cơ sở để thực thi pháp
luật về BHXH. Tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp và người lao động hiểu và
tuân thủ luật bảo hiểm xã hội. Tăng cường quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội.
Tăng cường quản lý mức thu nhập đóng bảo hiểm. Tăng cường năng lực và trách nhiệm
thực thi công vụ của các cán bộ cơ quan bảo hiểm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, khởi kiện ra toà đối với các đơn vị nợ tiền BHXH, đặc biệt là các DN cố tình vi
phạm; ; giải quyết kịp thời chế độ, quyền lợi hợp pháp cho người lao động; Rà soát bổ
sung các quy định chế tài xử lý vi phạm thu nộp bảo hiểm xã hội.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thanh Tung
Thesis title: Solutions to prevent loss of social insurance in the area of Tien Du district,
Bac Ninh province.
Major: Economic Management


Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objective:
1.

Contribute to the systematization of theoretical and practical basis on solutions to
prevent loss of social insurance

2.

Assess to the solutions of the loss social insurance prevention and factors
affecting the implementation of solutions to prevent loss of social insurance in
the area of Tien Du district in the past

3.

Propose solutions to strengthen the prevention of loss of social insurance in the
coming time

Main findings and conclusions:
The establishment and development of social insurance has increasingly
confirmed its role in various aspects of real life, as well as in the socio-economic
development of the country. Social insurance is the most fundamental and important
component of the social security system, which is the basis for the development of other
social security components. In addition to ensuring the economic life of the labor force,
social insurance also helps the employers to stabilize the source of expenditure, stabilize
production and business. Since its foundation, social insurance in Tien Du district has
made continuous efforts to implement the social insurance policy, achieving important

results such as the number of units, the number of employees participating in social
insurance, the amount of compulsory social insurance every year have been also
increased, which contribute to the social insurance fund sustainable growth, ensuring
the interests of workers.
However, in recent years, the violations of social insurance law in the district are
tending to increase; the number of non-state enterprises participating in social insurance
for workers is still low, not equal to with the number of existing businesses in the area.
The situation of enterprises in arrears, evasion of social insurance is increasingly
popular, affecting the interests of workers, safety and order of society and affect the
belief of the people in the policy of the Party and Government. On the other hand, the

x

download by :


legal basis for social insurance policy is not comprehensive and consistent, sanctions for
violations in the field of social insurance is not strong, law enforcement is not serious.
The thesis "Solutions to prevent loss of social insurance in the area of Tien Du
district, Bac Ninh province" has studied and systematized the basic theoretical issues on
solutions to prevent loss of social insurance in the past. Analysis and assessment of the
situation of loss prevention social insurance has identified and analyzed the causes of
loss of social insurance. The thesis has proposed solutions and recommendations to
limit the loss of compulsory social insurance in the area of Tien Du district Bac Ninh
province as: to organize the management, strengthen the coordination between relevant
agencies, develop the coordination mechanism between the functional agencies with the
close guidance of the local authorities, especially the coordination between the labor
sector - Invalids and Social Affairs, the Labor Confederation, the Management Board of
industrial zones and the social insurance sector in urging the collection and
implementation of the law on social insurance; To coordinate with the agency granting

the enterprise establishment permit, the tax administration agency, to take the initiative
in grasping information on labor, employment and wages of enterprises as the basis for
the enforcement of social insurance law. To strengthen propaganda for enterprises and
workers to understand and comply with social insurance law, to strengthen the capacity
and responsibility for public servants of insurance agencies, to strengthening the
inspection, examination and lawsuit against the units owing social insurance, especially
the companies deliberately violated; to promptly resolve the regimes and legitimate
interests of the laborers; to review and implement regulations on sanctioning violations
of social insurance payment.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách của
Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm đến công tác BHXH và xác định đây là một trong những chính sách xã hội
cơ bản nhất nhằm đảm bảo thu nhập, đời sống cho hàng triệu người lao động,
góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an
tồn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh
tế nước ta đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế đan
xen lẫn nhau, các quan hệ lao động cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do
vậy, chính sách BHXH không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bắc Ninh là một tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh theo
hướng công nghiệp. Việc hình thành và mở rộng các khu cơng nghiệp, cụm công
nghiệp, các làng nghề... đã và đang thu hút được số lượng lớn lao động, góp phần

làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh và giải quyết các vẫn đề xã hội.
Trong những năm qua, chính sách BHXH nói chung, cơng tác quản lý thu BHXH
bắt buộc tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ
như: số đơn vị, số người, số tiền tham gia BHXH ngày càng tăng, quyền lợi của
người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc được đảm bảo.
Ở Bắc Ninh hiện nay còn rất nhiều người lao động làm việc nhưng lại
không được tham gia BHXH. Nhiều doanh nghiệp cố tình né tránh khơng tham
gia BHXH cho người lao động của mình, dẫn đến thiệt thịi quyền lợi của người
lao động, khơng an tâm làm việc và ổn định cơng tác. Bên cạnh đó, tình trạng nợ,
trốn, tránh nộp BHXH của các doanh nghiệp ngày một tinh vi là nguyên nhân
chính dẫn đến thất thu BHXH, ẩn chứa một nguy cơ bất ổn xã hội trong tương lai
khi lực lượng lao động sau này về già khơng có lương hưu. Chống thất thu
BHXH cũng chính là tăng số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH, tăng số lao
động tham gia BHXH để góp phần giúp ngày càng nhiều lao động được hưởng
các chế độ BHXH, đảm bảo pháp luật về lao động được thực thi, giảm bớt gánh
nặng cho xã hội trong tương lai.
Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật trốn đóng, nợ đóng BHXH diễn ra

1

download by :


khá phức tạp, có nhiều doanh nghiệp đã thành lập và mới thành lập, sử dụng lao
động nhưng trốn đóng hoặc khi trích khoản đóng của người lao động lại kéo dài
thời gian làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động.
Theo số liệu mới nhất bà Nguyễn Thị Minh - Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã
hội Việt Nam xác nhận, tính đến đầu tháng 3.2015, cịn 260.602 đơn vị nợ đọng
BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với khoảng 10 triệu lao động bị ảnh
hưởng. Tổng số nợ là 11.424 tỉ đồng. Trong đó, nợ nhiều nhất là khối DN ngoài

quốc doanh với số nợ hơn 6.253 tỉ đồng; tiếp đến là DN có vốn đầu tư nước ngoài
nợ 2.059 tỉ đồng và DN nhà nước nợ gần 1.500 tỉ đồng. (BHXH, 2016).
Theo báo cáo quyết tốn Q2/2016 tính đến hết tháng 6/2016, tồn huyện Tiên
Du có 456 đơn vị với gần 26.054 lao động tham gia BHXH còn nợ tiền BHXH
với số tiền nợ là 41 tỷ đồng, bằng 9,76 % kế hoạch giao thu cả năm. Đáng chú ý
là số đơn vị nợ BHXH lớn, chiếm tỷ lệ 6,42% trong tổng số đơn vị tham gia
BHXH. Trong đó, có 9 đơn vị khơng cịn giao dịch với cơ quan BHXH với số nợ
lên đến hơn 5 tỷ đồng, số lao động bị ảnh hưởng lên đến hơn 500 lao động.
(BHXH Tiên Du, 2016).
Qua thời gian công tác tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du, tiếp xúc với
nhiều người lao động và chủ sử dụng lao động trên địa bàn huyện, qua những
kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác, qua tìm hiểu điều tra một số doanh nghiệp
trên địa bàn huyện, vấn đề thất thu BHXH hiện nay đang là vấn đề bức xúc lớn
trong công tác BHXH. Với mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và hợp lý là
quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý và phát triển nguồn thu BHXH.
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH, từ
đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu BHXH nhằm hạn chế
thất thu BHXH là việc cần thiết.
Từ những vấn đề quan trọng, cấp bách cần giải quyết, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp chống thất thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn
huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện các giải pháp chống thất thu
BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian qua, đề xuất giải pháp tăng

2

download by :



cường chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp chống thất
thu BHXH;
2. Đánh giá các giải pháp chống thất thu BHXH và các yếu tố ảnh hưởng
đến thực hiện các giải pháp chống thất thu BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du
thời gian qua;
3. Đề xuất giải pháp tăng cường chống thất thu BHXH tại huyện Tiên
Du trong thời gian tới;
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh và BHXH huyện đã có những giải pháp gì
để chống thất thu BHXH?
 Những khó khăn vướng mắc mà BHXH huyện gặp phải khi thực thi
giải pháp gì để chống thất thu BHXH?
 Những giải pháp gì cần phải đề xuất nhằm tăng cường việc chống thất
thu trong thu BHXH trên địa bàn huyện thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp
chống thất thu BHXH.
 Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp, người lao động làm việc trong
các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, cán bộ cơ quan quản lý BHXH
huyện Tiên Du.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:
 Các vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và quản lý chống thất thu
BHXH.
 Thực trạng công tác thu và thất thu BHXH tại Bảo hiểm Xã hội huyện
Tiên Du.

 Các giải pháp chống thất thu BHXH tại huyện Tiên Du.
Do điều kiện về thời gian và nguồn lực, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu

3

download by :


về chống thất thu BHXH; không nghiên cứu về BHYT, BHXH tự nguyện, BH
thất nghiệp.
Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi huyện Tiên
Du bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH huyện
Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu, thông tin liên quan từ năm 2014
đến năm 2016, số liệu điều tra năm 2017. Đề xuất giải pháp chống thất thu
BHXH đến năm 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản về Bảo hiểm xã hội, thất
thu bảo hiểm xã hội, các giải pháp chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bản
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thông qua các khái niệm, vai trò, nguyên nhân, nội
dung và các yếu tố ảnh hưởng.
Luận văn cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp chống
thất thu Bảo hiểm xã hội ở một số địa phương trong nước như: TP Hồ Chí Minh,
TP Hải Phịng, Đồng Nai, Phú Thọ và rút ra bài học cho BHXH huyện Tiên Du.
Luận văn đã phân tích và đánh giá các giải pháp chống thất thu đã và đang
thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Du. Những mặt được và chưa được của những
giải pháp này.
Luận văn dựa trên cơ sở pháp huy hơn nữa những mặt đạt được của các giải
pháp đang được áp dụng


4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG
THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BHXH
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi Bảo hiểm xã hội
(BHXH) là bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội (ASXH), là chính
sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên rất khó có một khái niệm
chung về BHXH được các quốc gia thống nhất sử dụng bởi quan niệm về vấn đề
này phụ thuộc vào nhận thức của người dân, của Nhà nước, của tập quán và khả
năng quản lý của mỗi loại rủi ro…ở từng nước.
Theo cách tiếp cận từ thu nhập thì BHXH là sự đảm bảo cho người lao
động khi họ gặp khó khăn, bị giảm hoặc mất thu nhập, khi bị giảm hoặc mất khả
năng lao động thơng qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự
đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Trên phương diện quốc tế, khái niệm chung của ILO về ASXH cũng được
sử dụng trong lĩnh vực BHXH. Theo đó BHXH có thể được hiểu khái quát là "sự
bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua các biện pháp cộng
đồng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu
nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi
già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình
đơng con" (Cơng ước 102, 1952).
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “ bảo hiểm là một chế độ pháp định bảo
vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, của người
sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ giúp vật chất

cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu
nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất
nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết” (Từ điển Bách
khoa, trang 18, 2011).
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11
năm 2014:

5

download by :


“bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Quốc Hội, 2014).
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức
mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Mặc dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung cả hai khái niệm trên
đều thể hiện rõ bản chất và đặc trưng cần có của BHXH. Cụ thể đã nêu rõ được:
 Bảo hiểm xã hội là những quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền
lợi cho người lao động.
 Người lao động được trợ giúp vật chất trong trường hợp ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết.
 Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp để bảo đảm quyền lợi
cho chính họ.
Như vậy, có thể hiểu rằng bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH do Nhà nước đứng ra tổ chức

thực hiện, thơng qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp
của các bên tham gia và có sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước; nhằm góp phần bảo
đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ; qua đó góp phần thực
hiện tốt công tác an sinh xã hội, phát triển đất nước...
2.1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội ra đời, tồn tại và phát triển là một nhu cầu khách quan; nền
kinh tế hàng hoá càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến thì
càng địi hỏi sự phát triển và đa dạng của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội được
hình thành trên cơ sở quan hệ lao động giữa các bên cùng tham gia và được
hưởng bảo hiểm xã hội. Nhà nước ban hành các chính sách BHXH, tổ chức ra cơ
quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động BHXH. Chủ sử dụng
lao động và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH.
Người lao động và gia đình của họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ
có đủ điều kiện theo chính sách BHXH quy định, đó chính là mối quan hệ của
các bên tham gia BHXH.

6

download by :


Từ mối quan hệ về BHXH, cho ta thấy nếu xem xét một cách tồn diện thì
BHXH hàm chứa và phản ánh những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, bảo hiểm xã hội là hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội
cao, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình
tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý.
BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
- Thứ hai, bảo hiểm xã hội là một loại hàng hoá tư nhân mang tính bắt
buộcdo Nhà nước cung cấp, nên việc tham gia BHXH về nguyên tắc là bắt buộc
đối với mọi người lao động, do Nhà nước quản lý và cung cấp dịch vụ (có một số

nước trên thế giới do khu vực tư nhân quản lý và cung cấp dịch vụ). Hiện nay, ở
nước ta việc tham gia BHXH bắt buộc do Nhà nước quản lý và cung cấp.
- Thứ ba, cơ chế hoạt động của BHXH theo cơ chế ba bên: Cơ quan Bảo
hiểm Xã hội - Người sử dụng lao động - Người lao động, cộng thêm cơ chế quản
lý của Nhà nước. BHXH bắt buộc do Nhà nước đứng ra thực hiện do vậy thực sự
chưa có thị trường BHXH ở Việt Nam. Xét thực chất thị trường BHXH ở Việt
Nam thể hiện độc quyền, đó là: Cung BHXH do Nhà nước độc quyền cung, cầu
thì bắt buộc cầu và mức hưởng BHXH cịn thấp nên dẫn đến chất lượng dịch vụ
còn kém.
- Thứ tư, thực hiện thống nhất việc quản lý Nhà nước về BHXH, thực hiện
nhiệm vụ thu, quản lý và chi trả các chế độ BHXH chặt chẽ, đúng đối tượng và
đúng thời hạn. Nguồn đóng góp của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng,
độc lập với ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống
nhất và được sử dụng theo nguyên tắc hạch toán cân đối thu - chi theo quy định
của pháp luật, bảo toàn và phát triển.
- Thứ năm, người lao động được hưởng trợ cấp BHXH trên cơ sở mức đóng
và thời gian đóng BHXH, có chia sẻ rủi ro và thừa kế. Thơng thường, mức đóng
góp và mức hưởng trợ cấp đều có mối liên hệ đến thu nhập (tiền lương, tiền
cơng) của người lao động. Điều này thể hiện tính công bằng xã hội gắn liền giữa
quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Tóm lại, BHXH là những chế độ, chính sách do Nhà nước quy định để
đảm bảo quyền lợi vật chất cho người tham gia BHXH dựa trên quan hệ cung
cầu trên thị trường. BHXH là một hàng hố tư nhân mang tính bắt buộc do
Nhà nước quản lý và cung cấp; hoạt động trên nguyên tắc lấy số đơng bù số ít,

7

download by :



chia sẻ rủi ro; quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước và được quản lý
tập trung, thống nhất.
2.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội
a. Đối với Nhà nước
* Góp phần vào đảm bảo an sinh xã hội
- Kể từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của
đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ
thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH đã phát huy vai trò trụ cột
trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ, chính
sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trị, chức năng và phạm vi
hoạt động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội
rộng khắp, bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia. Hệ thống này có mục tiêu
bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro và giữ gìn cuộc sống của họ với những
biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý trước những biến động bất
thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên, trong
hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống Bảo hiểm Xã hội giữ vai trò trụ cột, bền
vững nhất. Phát triển bảo hiểm xã hội sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt
các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân
Bảo hiểm xã hội là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào
việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các
tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh
xã hội bền vững.
* Góp phần tăng nguồn vốn cho phát triển đất nước
Quỹ BHXH càng phát triển lớn mạnh thì phần quỹ BHXH nhàn rỗi được
đầu tư trở lại nền kinh tế, như vậy sẽ tăng được nguồn vốn cho phát triển đất
nước, tạo việc làm cho người lao động và nguồn thu cho đất nước…

b. Đối với xã hội
* Góp phần ổn định cuộc sống của người lao động

8

download by :


- Thực hiện tốt chính sách BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người lao
động, cụ thể:
- Đối với người lao động khi sinh con hoặc nuôi con nhỏ dưới 06 tháng tuổi
thì được nghỉ việc và hưởng trợ cấp thai sản như vậy cuộc sống của người lao
động và gia đình ổn định hơn, có điều kiện chăm sóc gia đình tốt hơn.
- Đối với người lao động khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, nếu tham gia BHXH thì được hưởng các chế độ BHXH tương ứng
do cơ quan Bảo hiểm Xã hội chi trả, như vậy giúp người lao động giảm được
gánh nặng trong cuộc sống và yên tâm công tác.
- Đối với người lao động hết tuổi lao động hoặc khơng cịn khả năng lao
động, nếu đã tham gia BHXH thì được hưởng các chế độ BHXH như hưu trí, chế
độ khám, chữa bệnh BHYT.
* Góp phần ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội và phát triển kinh tế
Thực hiện tốt chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng
lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các
thành phần kinh tế khác nhau, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
c. Góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội
Quỹ BHXH là do các bên tham gia quan hệ lao động đóng góp trong quá
trình lao động, việc chi trả các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH được
trích từ quỹ BHXH như vậy nhà nước cũng bớt gánh nặng trong thực hiện các
chính sách xã hội.

2.1.1.4. Phân loại bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành, có thể phân bảo
hiểm xã hội thành hai loại:
 Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia với mức đóng góp tối
thiểu theo quy định của pháp luật.
 Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm mà người lao động
tự nguyện tham gia với mức đóng góp, phương thức đóng góp do người lao động
đăng ký phù hợp với thu nhập của họ.

9

download by :


2.1.1.5. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng
phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được
tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục
đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH.
Vai trò thu bảo hiểm xã hội
* Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu Bảo hiểm xã hội
Hoạt động thu BHXH có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác đó
là: Đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH
bao gồm ở tất cả các ngành nghề với nhiều độ tuổi khác nhau, mức thu nhập khác
nhau...thêm nữa họ lại rất khác về địa lý, vùng miền cho nên nếu khơng có sự chỉ
đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ khơng đạt được kết quả cao.
Chính nhờ có yếu tố quản lý tạo sự thống nhất ý chí trong hệ thống BHXH
bao gồm các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Sự thống nhất

trong những người bị quản lý với nhau và trong những người bị quản lý và người
quản lý. Chỉ có tạo nên sự thống nhất trong đa dạng thì quản lý mới có kết quả và
mới giảm chi phí tiền của và cơng sức.
Việc thu BHXH thơng qua công tác lập kế hoạch cũng đã quy định rõ sự
phân công trách nhiệm thu BHXH cho các cấp trong hệ thống BHXH, tuy nhiên,
để hoạt động thu được thống nhất, rất cần có sự hợp tác trong các bộ phận tài
chính, bộ phận tuyên truyền, hệ thống ngân hàng... Như vậy, chính thơng qua
hoạt động quản lý thống nhất được những nội dung quan trọng của hoạt động thu
BHXH đó là: thống nhất về đối tượng, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy
trình thu, nộp BHXH...
* Đảm bảo hoạt động thu bảo hiểm xã hội bền vững, hiệu quả
Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là những mục
tiêu mà bất kỳ một hệ thống BHXH của bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn
đạt được. Bởi vì, khi mục tiêu này đạt được cũng có nghĩa hệ thống an sinh xã
hội được đảm bảo đây là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế. Song những
mục tiêu này chỉ đạt được khi:
 Hoạt động thu BHXH được định hướng đúng đắn, phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ.

10

download by :


 Thơng qua q trình quản lý đã định hướng thu BHXH là cơ sở xác
định mục tiêu chung ở hoạt động thu BHXH là thu đúng, thu đủ, không để thất
thu, từ đó hướng mọi nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào mục tiêu chung đó.
 Hoạt động thu BHXH được điều hòa, phối hợp nhịp nhàng.
 Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức.
* Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu Bảo hiểm xã hội

Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bất kỳ
hoạt động nào liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất
thốt, vơ ý hoặc cố ý làm sai. Vì vậy, với nhiệm vụ mà người quản lý phải đảo
bảo đó là: kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH một cách kịp thời và tồn
diện. Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn được
sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi
có sự đánh giá.
2.1.1.6. Khái niệm thất thu bảo hiểm xã hội
Thất thu BHXH được hiểu như là việc các đơn vị, doanh nghiệp không
tham gia (trốn tham gia) BHXH cho người lao động, người lao động thuộc diện
phải tham gia BHXH nhưng khơng muốn tham gia; có tham gia nhưng khơng
tham gia đủ số lao động; đóng BHXH với mức thấp hơn mức lương thực tế của
người lao động; chậm đóng, nợ đọng, chây ỳ (trốn đóng BHXH)… gây thất thu
quỹ BHXH (Quốc Hội, 2014).
2.1.1.7. Nguyên nhân thất thu bảo hiểm xã hội
 Thất thu do cơ chế chính sách.
Nguyên nhân trốn đóng BHXH cịn xuất phát từ phía mơi trường cho hoạt
động tuân thủ của các đối tượng tham gia BHXH. Đây là những nguyên nhân
mang tính khách quan, tạo thêm cơ chế thuận lợi để các đối tượng dễ dàng khơng
tn thủ pháp luật gồm:
- Quy định chính sách BHXH chưa thật rõ ràng, chưa ổn định và không tạo
được sự hấp dẫn nên làm cho người sử dụng lao động và người lao động nhận
thức không đầy đủ, thậm trí là hiểu sai về BHXH.
- Khung pháp lý về BHXH chưa hồn chỉnh. Ví dụ pháp luật BHXH
khơng quy định rõ về quyền hạn của Thanh tra BHXH. Quy định về xử phạt vi
phạm về BHXH không đủ mức làm công cụ ngăn chặn vi phạm của người sử

11

download by :



dụng lao động.
- Môi trường kinh doanh cùng với các thay đổi trong chính sách phát triển
kinh tế khơng thuận lợi làm cho người SDLĐ có thêm động cơ trốn đóng BHXH.
- Thị trường lao động khơng cân bằng với cung lớn hơn cầu cũng là một
nguyên nhân. Khi số lượng cơng việc khơng nhiều, vì vị trí cơng việc đã có được,
người lao động khơng thể bày tỏ thái độ phản ứng đối với hành vi vi phạm đóng
góp BHXH. Khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động hạn chế càng dễ
dàng cho người sử dụng lao động khơng tn thủ đóng góp BHXH.
 Thất thu do từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội.
Các nguyên nhân đưa đến thất thu BHXH bắt buộc từ phía cơ quan bảo
hiểm chủ yếu là:
- Thiết kế các quy trình nghiệp vụ chưa tốt, quy trình và thủ tục đăng ký,
quy trình thu BHXH, quy trình xét hưởng chi trả BHXH còn rườm rà.
- Thanh kiểm tra BHXH còn hạn chế và chưa phát huy hết chức năng,
chưa kiểm soát hết lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Một mặt có thể
do lực lượng thanh tra quá mỏng so với số lượng đối tượng tham gia nên
không thể thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Mặt khác, có thể là do
tư cách đạo đức của thanh tra viên, bị mua chuộc và thông đồng với người
SDLĐ để vi phạm pháp luật.
- Mối quan hệ phối hợp với các bên có liên quan trong quản lý đối tượng
tham gia như Cơng đồn, cơ quan quản lý lao động, các cơ quan liên quan đến
việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp… chưa chặt chẽ cũng làm
cho mức độ tuân thủ đóng góp BHXH sẽ bị giảm đi.
- Một nguyên nhân sâu xa dẫn đến trốn đóng BHXH của đối tượng tham gia
là hoạt động tuyên truyền giáo dục BHXH còn hạn chế.
 Thất thu do chủ doanh nghiệp người sử dụng lao động.
Để trốn đóng BHXH, các chủ sử dụng lao động có nhiều hình thức với mức
độ tinh vi khác nhau. Các hình thức thất thu thường là:

- Hình thức trốn đóng BHXH rõ ràng nhất là không đăng ký cho các đối
tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Có trường hợp chủ sử dụng lao động
đăng ký BHXH rồi nhưng lại không chuyển tiền đóng BHXH.
- Chỉ thực hiện tham gia đóng một phần và trốn đóng một phần. Tức là các

12

download by :


đối tượng tham gia BHXH vẫn đăng ký đóng BHXH theo quy định, nhưng tìm
mọi cách để chỉ đóng một phần so với tồn bộ số tiền phải đóng BHXH theo
nghĩa vụ. Đây là hình thức trốn đóng tinh vi, thể hiện cụ thể:
+ Không khai báo đầy đủ thu nhập của NLĐ để chỉ đóng một số tiền
đóng BHXH nhỏ hơn số tiền BHXH phải đóng tính theo số thu nhập thực tế
mà NLĐ nhận được. Hình thức trốn đóng này thường có sự cấu kết giữa NLĐ
và người SDLĐ.
+ Không khai báo đúng số đối tượng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Theo hình thức này người sử dụng lao động khơng đóng cho tồn bộ số lao động
của mình bằng cách khai giảm số lượng lao động; hoặc khai báo số lượng lao
động ít hơn số phải tham gia theo quy định phải đóng góp BHXH bắt buộc.
- Chậm đóng bằng cách trì hỗn việc kết chuyển tiền đóng BHXH cho cơ
quan quản lý thu BHXH cũng được coi là một hình thức trốn đóng (Bailey, C. và
Turner, J., 1997; World Bank, 1994). Trong các trường hợp chậm đóng, tệ hại
nhất là người sử dụng lao động đã trừ phần đóng góp BHXH của người lao động
nhưng vẫn chưa chịu chuyển tiền đóng góp này cùng với phần đóng góp thuộc
trách nhiệm của họ cho Tổ chức Bảo hiểm xã hội. Như vậy có nghĩa là người sử
dụng lao động lừa gạt, chiếm dụng số tiền đóng BHXH của người lao động. Và
mặc dù người lao động đã tuân thủ thực hiện nghĩa vụ của mình song quyền
hưởng BHXH của họ có thể bị tước đoạt do hành vi vi phạm của người sử dụng

lao động.
Trốn đóng BHXH từ phía người sử dụng lao động có nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa có nhận thức đầy đủ về nghĩa
vụ, trách nhiệm, cụ thể:
- Nhận thức không đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ BHXH. Đối tượng
chính khơng tn thủ pháp luật đóng góp BHXH là người sử dụng lao động. Họ
chỉ mới nghĩ đến lợi nhuận hiện tại mà khơng nhìn thấy vai trị của việc tham gia
BHXH cho người lao động trong chính sách nhân sự, có ảnh hưởng tới lợi nhuận
tiềm năng của doanh nghiệp.
-Ý thức tuân thủ pháp luật BHXH khơng tốt. Có những người sử dụng lao
động có nhận thức về BHXH nhưng vẫn cố tình trốn đóng BHXH hoặc chây ỳ.
Phần lớn do người sử dụng lao động là các DN khơng có chiến lược kinh doanh
bền vững mà chủ yếu là làm ăn theo kiểu “chộp giật”, chỉ muốn càng thu được
nhiều lợi nhuận hiện tại càng tốt.

13

download by :


×