Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG VĂN LONG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng 6 năm 2017


Tác giả luận văn

Dương Văn Long

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trường Đại học
Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2017


Tác giả luận văn

Dương Văn Long

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................. ixi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .................................... 4

1.5.1.

Về lý luận ........................................................................................................... 4

1.5.2.


Về thực tiễn ........................................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Các mơ hình quản lý chất lượng đào tạo ......................................................... 13

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ................................................. 17

2.1.4.

Những nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo .............................. 22

2.1.5.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng .. 25

2.2.


Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng ........................................................... 27

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học ở Nhật Bản,
Hàn Quốc. ........................................................................................................ 27

iii

download by :


2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ở
nước ta ............................................................................................................. 31

2.2.3.

Tổng quan tài liệu có liên quan ........................................................................ 34

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ...... 37

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 39


3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của trường ................................................. 39

3.1.2.

Mục tiêu, phương hướng phát triển của trường ............................................... 39

3.1.3.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ ............................................................................. 41

3.1.4.

Cơ sở vật chất .................................................................................................. 42

3.1.5.

Ngành nghề đào tạo ......................................................................................... 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 45

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 45

3.2.2.


Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 48

3.2.3.

Phương pháp phân tích .................................................................................... 48

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 52
4.1.

Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
.................................................................................................................................... 52

4.1.1.

Đánh giá các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đã thực hiện
trong thời gian qua ........................................................................................... 52

4.1.2.

Kết quả chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
......................................................................................................................... 58

4.1.3.

Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội62


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp
Dệt May Hà Nội............................................................................................... 68

4.2.1.

Nội dung, chương trình giáo trình ................................................................... 68

4.2.2.

Chất lượng đội ngũ giảng viên ........................................................................ 72

4.2.3.

Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập ..................................................... 74

4.2.4.

Mối quan hệ của trường với các doanh nghiệp ................................................ 76

4.2.5.

Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất ................................................................. 76

iv

download by :



4.3.

Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học
Công nghiệp Dệt May Hà Nội ......................................................................... 78

4.3.1.

Nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ...................... 78

4.3.2.

Các định hướng nâng cao chất lượng đào tạo .................................................. 79

4.3.3.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp
Dệt May Hà Nội ............................................................................................... 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 94

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 95

5.2.1.

Đối với Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội

......................................................................................................................... 95

5.2.2.

Đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam ............................................................. 96

5.2.3.

Đối với nhà trường ........................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 97
Phụ lục ....................................................................................................................... 101

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CLGD

Chất lượng giáo dục

CSVC

Cơ sở vật chất


HSSV

Học sinh sinh viên

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

KQHT

Kết quả học tập

THPT

Trung học phổ thông

GDĐH

Giáo dục Đại học

GV

Giảng viên

vi

download by :



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại mức kiến thức kỹ năng theo Bloom .............................................. 15
Bảng 3.1. Bảng mẫu chọn khảo sát cán bộ, giảng viên .................................................. 46
Bảng 3.2. Bảng mẫu chọn khảo sát HSSV ..................................................................... 47
Bảng 3.3. Bảng mẫu chọn doanh nghiệp khảo sát ......................................................... 47
Bảng 4.1. Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2014 – 2016 .................................................. 58
Bảng 4.2. Kết quả học tập của HSSV ............................................................................. 59
Bảng 4.3. Kết quả tốt nghiệp của HSSV ........................................................................ 60
Bảng 4.4. Khảo sát việc làm sau tốt nghiệp của HSSV ................................................. 61
Bảng 4.5. Đánh giá Kỹ năng chuyên môn của HSSV tốt nghiệp ................................... 64
Bảng 4.6. Đánh giá nhóm kỹ năng mềm của HSSV ....................................................... 65
Bảng 4.7. Đánh giá nhóm kỹ năng quản lý của HSSV ................................................... 66
Bảng 4.8. Đánh giá của HSSV về hoạt động đào tạo của trường .................................. 67
Bảng 4.9.Đánh giá của HSSV về hoạt động khác của trường ........................................ 68
Bảng 4.10. Đánh giá của doanh nghiệp về chương trình đào tạo ................................... 70
Bảng 4.11. Các ý kiến khác từ doanh nghiệp ................................................................. 71
Bảng 4.12. Đánh giá của HSSV về đội ngũ giảng viên .................................................. 73
Bảng 4.13. Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về công tác KTĐG KQHT .......... 75
Bảng 4.14. Đánh giá của HSSV về CSVC phục vụ học tập và sinh hoạt ....................... 77
Bảng 4.15. Lộ trình phát triển giảng viên giai đoạn 2016-2020 .................................... 83

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chu trình đào tạo.................................................................................. 5
Sơ đồ 2.2. Mơ hình về quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ........................................ 13
Sơ đồ 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ........................................... 22

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Đại học Công nghiệp Dệt May ................... 41

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Văn Long
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp
Dệt May Hà Nội
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt
May Hà Nội thời gian qua đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường
trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo đại học
nói chung, chất lượng đào tạo tại các trường ngành dệt may nói riêng;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất
lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thơng tin: Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, tác

phẩm khoa học, Tạp chí và báo cáo khoa học ngồi ngành, thơng tin đại chúng (báo chí,
internet,…).
- Phương pháp thống kê, mổ tả sử dụng ở đây chủ yếu là thông qua các số tuyệt
đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong q trình nghiên cứu
để mơ tả tình hình cơ bản của trường, mơ tả các hoạt động đào tạo, chất lượng đào tạo.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính tốn
với số liệu của kỳ gốc để tìm ra ngun nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh
giá và giải pháp tiếp theo. Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần
như: so sánh chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thực tuyển, KQHT, tốt nghiệp của HSSV tỉ lệ
HSSV giỏi, khá, trung bình khá, yếu và kém giữa các khóa của trường trong thời gian
qua từ năm 2013-2016. So sánh thời gian HSSV xin được việc làm, mức lương và tỉ lệ
làm đúng ngành, trái ngành sau khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với
mức chung của trường.

ix

download by :


Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã trình bày có hệ thống lý luận về đào tạo, chất lượng đào tạo, kiểm
định chất lượng đào tạo, những nội dung nâng cao chất lượng đào tạo.Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng. Tổng
hợp mơ hình đào tạo nghề của các nước trên thế giới và một số trường có cùng chuyên
ngành đào tạo với trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tại Việt Nam.
Luận văn đã đánh giá được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo mà trường
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua, phân tích các
kết quả, các tiêu chí phản ánh chất lượng đào tạo của trường từ đó đánh giá được thực
trạng chất lượng đào tạo của trường hiện nay như thế nào.
Luận văn đã phân tích chuyên sâu về những tồn tại và những yếu tố ảnh hưởng

đến nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng
đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian tới.
Luận văn đã đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo,
Bộ Lao động thương binh xã hội, Tập đoàn dệt may Việt Nam và trường Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội nhằm thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo
của trường. Đối với Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã
hội các kiến nghị về chính sách được chú ý hơn cả. Đối với Tập đoàn dệt may Việt Nam
chủ yếu là tạo cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường tiếp cận hơn với doanh
nghiệp. Còn với trường là những kiến nghị về việc huy động các nguồn lực về cơ sở vật
chất và tài chính để tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường và thực
hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong thời gian tới.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Duong Van Long
Thesis title: “Solutions to improve the quality of education in Hanoi Industrial Textile
Garment University".
Major: Managerial Economic

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
General Objective
According to evaluate situation of education quality of Hanoi Industrial Textile

Garment University, propose solutions to improve education quality of Hanoi Industrial
Textile Garment University.
Specific Objectives
- Contribute to systemize the theoretical and practical background about education
quality at the universities in general and education quality at the textile Garment
universities in particular.
- Evaluate the situation and analyze the factors influencing to improve education quality
of Hanoi Industrial Textile Garment University in the past.
- Propose solutions to improve education quality of Hanoi Industrial Textile Garment
University in the coming years.
Research Methodologies
- Secondary data: Magazines, scientific reports in the research field, scientific
newspaper in other research fields, internet, public relation...
- Descriptive method is employed in the form of absolute, proportional numbers via the
statistical data collected during the research time to describe basic situation of the
university, describe training activities, training quality.
- Comparative method is employed to compare the change of data in two separate time
to figure out the reasons of that change, from that propose next evaluation and analysis.
This method is performed in the thesis namely comparision of recruitment of students,
number of real applying students, study results of students and the ratio of excellence,
great and good students from 2013-2016. The comparision of ratio of graduated
students working in or out the field of their professional, their salaries.

xi

download by :


Main findings and Discussion
The thesis systemized the theoretical and practical background about training, education

quality, examination of education quality, contents of improving education quality;
analyze the factors influencing to education quality of the universities and colleges;
systemize models of vocational colleges in the world and some cooperated universities
in Vietnam.
The thesis evaluated the solutions that Hanoi Industrial Textile Garment university
implemented in the past, analyzed the outcome, indicators representing education
quality from that evaluated the situation of education quality of the university.
The thesis analyzed deeply on the constraints and the factors influencing to improve
education quality of Hanoi Industrial Textile Garment University. The thesis proposed
some practical solutions to improve education quality of Hanoi Industrial Textile
Garment University.
The thesis proposed some recommendation to the Government, Ministry of Education
and Training, Ministry of Labor-Invalids and Social Affairs, Vietnam Garment Group
and Hanoi Industrial Textile Garment University towards implementing solutions to
improve educational quality of the university. To Government, Ministry of Education
and Training, Ministry of Labor-Invalids and Social Affairs are mostly concentrated to
policies. To Vietnam Garment Group, recommendations are to support, create the
linkage between the university and the enterpreneurs. To university, recommendations
focused on mobilizing all resources of assets and finance to promote the condition of
quality ensure and implementing solutions to improve educational quality of Hanoi
Industrial Textile Garment university in the coming years.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Trong nhiều năm qua ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng,
kim ngạch xuất khẩu cao, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Mặc
dù vậy, giá trị gia tăng và lợi nhuận mà ngành mang lại thấp. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trầm trọng như
cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề. Nhận rõ tầm quan trọng
của ngành dệt may đối với sự phát triển của đất nước, Thủ tướng chính phủ đã có
quyết định số 36/2008/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược phát triển ngành Công
nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó có
nội dung chủ yếu “Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự
phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam, trong đó chú trọng đào tạo cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh
nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.” Ngày 23 tháng 10 năm
2008, Bộ trưởng bộ Công thương có Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT về việc
phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may Việt Nam đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành
Quyết định 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Bên
cạnh đó, ngày 9/6/2014 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Chiến
lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2035”
trong đó ngành dệt may là một trong 4 nhóm ngành cơng nghiệp chế biến được
ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới. Với sự quyết tâm của Chính phủ, chắc chắn
trong thời gian tới, ngành dệt may sẽ phát triển nhanh với mục tiêu tăng mạnh tỷ
lệ nội địa hố và hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm dệt may.
Ngành dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng năm đem lại doanh thu
ngoại tệ cho đất nước rất lớn, đồng thời là ngành sử dụng lao động đông nhất.
Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam năm 2016 vào khoảng 28,5 tỷ đôla, tổng nhân lực
của ngành dệt may hiện khoảng 2,5 triệu người, lao động ngành dệt may hiện nay
chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí
nghiệp là chính. Chỉ có khoảng 15% lao động trong ngành dệt may có trình độ từ

1

download by :


trung cấp trở lên và tình trạng thiếu hụt lao động, mà đặc biệt lao động đã qua
đào tạo luôn diễn ra.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là trường trực thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Trường đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành dệt may ở các trình độ: Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng
nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và đào tạo, bồi dưỡng công
nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp may các tỉnh phía
Bắc từ Thừa thiên Huế trở ra. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, phục vụ cho
sự phát triển ngành dệt may nói riêng và sự nghiệp Cơng nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước nói chung. Vấn đề nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo
đang được đặt ra, đòi hỏi nhà trường phải quan tâm một cách đầy đủ và đồng bộ.
Trong những năm qua nhà trường đã quan tâm đầu tư về CSVC, trang
thiết bị, lực lượng đội ngũ giảng viên … cho công tác đào tạo. Do vậy chất
lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng lên, học sinh sinh viên
(HSSV) ra trường có việc làm ngay và đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng,
được các doanh nghiệp đánh giá cao.
Song, nhìn một cách tổng thể hoạt động đào tạo của nhà trường còn một
số bất cập: Nội dung chương trình chậm đổi mới, đội ngũ giảng viên thiếu về số
lượng và không hợp lý về cơ cấu ngành nghề, phương pháp đào tạo chậm cải tiến.
Đặc biệt, sau khi được nâng cấp lên trường Đại học theo Quyết định số 769/QĐTTg ngày 04/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, chất lượng đào tạo của trường
cũng là vấn đề cần đặc biệt chú trọng để không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn
đảm bảo chất lượng của trường đại học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo
mà còn phải đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng của các doanh nghiệp May.
Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học
Công nghiệp Dệt May Hà Nội” nhằm nghiên cứu những vấn đề cần thiết để nâng

cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may của Trường Đại học
Cơng nghiệp Dệt May Hà Nội nói riêng và các trường có đào tạo nguồn nhân lực
cho ngành dệt may nói chung để phục vụ tốt hơn cho chiến lược phát triển của
ngành dệt may Việt nam nói chung và Tập đồn Dệt May Việt Nam nói riêng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp

2

download by :


Dệt May Hà Nội thời gian qua đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của
trường trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo
đại học nói chung, chất lượng đào tạo tại các trường ngành dệt may nói riêng;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất
lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
trong thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng đào tạo của trường
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đào tạo của trường Đại
học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
của Trường thời gian tới.
- Đối tượng khảo sát:
+ Cán bộ quản lý của trường.
+ Giảng viên của trường.
+ Đội ngũ phục vụ (Xưởng trường, Thư viện, Phòng quản trị đời sống).
+ HSSV đã tốt nghiệp.
+ HSSV đang học tại trường chọn sinh viên cao đẳng năm 3 của các
ngành để có thể hiểu rõ hết về chương trình đào tạo.
+ Doanh nghiệp hiện đang sử dụng lực lượng lao động là HSSV của trường.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo và kiểm định chất
lượng đào tạo.

3

download by :


+ Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt
May Hà Nội trong thời gian qua
+ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian tới.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại trường Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu:
+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ 5/2016 đến 4/2017

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã trình bày có hệ thống lý luận về đào tạo, chất lượng đào tạo,
kiểm định chất lượng đào tạo, những nội dung nâng cao chất lượng đào tạo.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường Đại học, Cao đẳng.
Tổng hợp mơ hình đào tạo nghề của các nước trên thế giới và một số
trường có cùng chuyên ngành đào tạo với trường Đại học Công nghiệp Dệt May
Hà Nội tại Việt Nam.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã đánh giá được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo mà
trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua,
phân tích các kết quả, tiêu chí phản ánh chất lượng đào tạo của trường từ đó đánh
giá được thực trạng chất lượng đào tạo của trường hiện nay như thế nào.
Luận văn đã phân tích chuyên sâu về những tồn tại và những yếu tố ảnh
hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt
May Hà Nội.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn cho việc nâng cao
chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội thời gian tới.
Luận văn đã đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ Giáo dục và
đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội, Tập đoàn dệt may Việt Nam và trường
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội nhằm thực hiện các giải pháp để nâng cao
chất lượng đào tạo của trường.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Đào tạo
Theo hệ thống phân ngành kinh tế tiêu chuẩn của Việt Nam (VSIC) và hệ
thống phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế (ISIC), giáo dục nói chung, đào tạo
nghề nói riêng là hoạt động cung cấp dịch vụ. Giáo dục đào tạo là một loại dịch
vụ đặc biệt.
Đào tạo là một q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình
thành một cách có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân cách
cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề có thể vào đời hành nghề, có năng suất và hiệu quả.
(Trần Khánh Đức, 2004).
Khách hàng
(Các yêu cầu)

Đầu vào

Quá trình dạy

Đầu ra

học

Khách

hàng

(Sự thoả mãn)

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chu trình đào tạo
Nguồn: Trần Khánh Đức (2004)


Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có
thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ
thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực
hiện những cơng việc cụ thể một cách hồn hảo hơn (Lê Đức Ngọc, 2005).
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ (2003), đào tạo đề cập đến
việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một
lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề
nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống
và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường
có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau,
khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có
nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn
và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo…

5

download by :


2.1.1.2. Chất lượng đào tạo
Chất lượng trong GDĐH không đơn giản là khái niệm một chiều về chất
lượng học thuật mà là một khái niệm đa chiều, là hệ thống quan điểm về nhu cầu
và sự mong đợi của các bên liên quan.
Trong tuyên bố thế giới về GDĐH thế kỷ 21 với chủ đề: Tầm nhìn và
hành động (tháng 10/1988), Ủy ban Đánh giá chất lượng xem CLGD đại học như
“một khái niệm đa chiều, bao quát tất cả các chức năng và hoạt động của việc
đánh giá CLGD đại học: hoạt động giảng dạy và chương trình giáo dục, hoạt
động nghiên cứu và học thuật, đội ngũ giảng viên, nhân viên, sinh viên, tòa nhà
học tập, CSVC, trang thiết bị học tập, phục vụ cộng đồng và môi trường học

thuật. Tự đánh giá và đánh giá ngoài là hoạt động thiết yếu cho việc đẩy mạnh
CLGD và phải được thực hiện rộng rãi bởi những người có chuyên môn độc lập
hoặc cùng với các chuyên gia quốc tế.”
Theo Thơng tư 62/2012/TT-BGD ĐT về Quy định quy trình và chu kỳ
kiểm định CLGD trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, “CLGD trường” là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của
cơ sở giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật giáo dục, Luật GDĐH, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
đã đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, 2005).
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các
đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương tình đào tạo
theo các ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức, 2004).
Tổ chức Đảm bảo Chất lượng Đại học Châu Âu (ENQA) đã đề nghị một
định nghĩa chung và đã được các Bộ trưởng Bộ Đại học các nước trong cộng
đồng Châu Âu thông qua năm 2005: “Chất lượng đại học là sự phản ánh tất cả
những gì được thực hiện nhằm đảm bảo rằng sinh viên các trường được thụ
hưởng tối đa những khả năng đào tạo dành cho họ trong việc học và đảm bảo
rằng sinh viên thỏa mãn những điều kiện đòi hỏi của văn bằng mà họ theo đuổi”
(Jacques Dejean, 2007).
Theo Nguyễn Quang Giao (2010), trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn
diện và sâu sắc như hiện nay, quan tâm và tập trung vào chất lượng là vấn đề

6

download by :



sống cịn của bất kì cơ sở đào tạo, dù đó là nhà trường phổ thơng hay trường ĐH.
Trong xu thế đó, chất lượng GDĐH dịch chuyển từ đảm bảo chất lượng tiến dần
sang chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thông qua khách hàng. Sự
chuyển động này không phải xuất phát từ đảm bảo chất lượng với một vài yếu tố
của chất lượng thông qua khách hàng mà chủ yếu từ khái niệm chất lượng thông
qua khách hàng có sự hỗ trợ của đảm bảo chất lượng.
Cách tiếp cận khái niệm chất lượng thông qua khách hàng làm thay đổi
quan điểm về chất lượng GDĐH. Thay vì như cách tiếp cận truyền thống trước
đây, khái niệm chất lượng GDĐH được thiết lập bởi các trường ĐH hay bởi các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu giáo dục. Nhiệm vụ các trường ĐH là quản lý
theo kế hoạch nhằm đảm bảo sản phẩm đào tạo đáp ứng được chuẩn chất lượng
đã thiết kế mà không lưu tâm đến nhu cầu của khách hàng, không tiến hành đánh
giá, lấy ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm đào tạo. Đây là
cách tiếp cận chưa toàn diện bởi lẽ khách hàng hiện nay không chỉ đơn thuần
mong chờ họ được cung ứng cái gì, mà được cung ứng như thế nào, bao giờ và ở
đâu với những kỹ năng và con người cung ứng như thế nào. Vì vậy, khái niệm chất
lượng GDĐH cần được đề cập với cách tiếp cận mới toàn diện và phù hợp với bối
cảnh, xu thế phát triển GDĐH hiện nay đó là tiếp cận thơng qua khách hàng.
Cách tiếp cận chất lượng GDĐH thông qua khách hàng thể hiện khái niệm
chất lượng GDĐH trong đó vấn đề đáp ứng nhu cầu, kì vọng của khách hàng
được ưu tiên hàng đầu. Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua các tính năng của
sản phẩm và phải thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng. Trong sản xuất, nếu
thiết kế không đúng ngay từ đầu, không xuất phát từ yêu cầu của khách hàng và
người tiêu dùng để thiết kế sản phẩm thì sẽ dẫn đến việc sản xuất ra những sản
phẩm không phù hợp, những sản phẩm sẽ tồn đọng hoặc phải bỏ đi. Trong giáo
dục, với tính chất sản phẩm giáo dục là sản phẩm “không mắc lỗi” điều này càng
có ý nghĩa quan trọng.
Khách hàng là quan tịa của chất lượng. Vì vậy, các trường ĐH bên cạnh
đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo, quan tâm thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào cũng như uy tín, thương hiệu

của một trường ĐH. Chất lượng sản phẩm đào tạo của các trường ĐH phải được
đánh giá bởi khách hàng và kết quả đánh giá là cơ sở để các trường ĐH xây dựng
kế hoạch cải tiến và tiến hành cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường.

7

download by :


Các cách tiếp cận về chất lượng đào tạo:
- Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn
Theo Philip B. Crosby (1979) chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ
được đo bằng sự phù hợp của nó với các thơng số hay tiêu chuẩn được quy
định trước đó.
Trong giáo dục đào tạo, hiện nay chưa có một chuẩn chung, nhất là về các
kỹ năng nghề, vì vậy các trường tự đề ra các tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh
vực trong quá trình đào tạo của trường mình và phấn đấu theo các chuẩn đó.
Theo cách này, để nâng cao chất lượng đào tạo thì các tiêu chuẩn dần được
nâng cao lên.
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, mục đích
Ngồi sự phù hợp với các thơng số hay tiêu chuẩn được quy định trước,
chất lượng còn phải phù hợp với mục đích của sản phẩm hay dịch vụ đó. Theo
Harvey and Green (1993) chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm
hay dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố. Với cách hiểu này, chất
lượng phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước, tùy thuộc vào đặc thù của từng loại trường và có thể sử dụng để
phân tích chất lượng đào tạo ở các cấp độ khác nhau.
Luật dạy nghề (2006) do Quốc Hội ban hành quy định: “Mục tiêu dạy
nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực

thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo...”.
Tiếp cận theo cách này, chất lượng đào tạo sẽ được xem là khả năng
đáp ứng của học sinh tốt nghiệp đối với thị trường lao động.
- Chất lượng là hiệu quả của việc đạt mục đích của nhà trường
Theo cách hiểu này, một trường có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ
mục đích của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất
cao nhất, đây chính là chất lượng tương đối – bên trong. Thông qua kiểm tra,
thanh tra chất lượng, các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm
bảo chất lượng của trường đó có giúp nhà trường hồn thành sứ mạng một
cách hiệu quả và hiệu suất cao hay không. Trong chất lượng đào tạo có hiệu
quả đào tạo - đào tạo có chất lượng trước hết phải là đào tạo có hiệu quả (Vũ
Thị Phương Anh, 2012).

8

download by :


- Chất lượng đào tạo dưới góc độ quản lý
Dưới góc độ quản lý và cũng là cách xưa nay khi đánh giá chất lượng đào
tạo của một cơ sở đào tạo, trước tiên là nhìn vào tỉ lệ đỗ/trượt, tỉ lệ học viên tốt
nghiệp, tỉ lệ học viên bỏ học, tỉ lệ học viên khá, giỏi. Như cách tính hiện nay của
ngành Giáo dục, hiệu suất đào tạo được tính bằng tỷ lệ phần trăm số học sinh tốt
nghiệp/ số học sinh nhập học.
- Chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng
Dưới góc độ người sử dụng, mà phần lớn là các doanh nghiệp, chất lượng
đào tạo sẽ được đánh giá qua kiến thức, kỹ năng, tay nghề, khả năng hoàn thành
nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với mơi trường, đạo đức, tác phong làm
việc của người được sử dụng.
- Chất lượng đào tạo dưới góc độ giảng dạy

Dưới góc độ giảng dạy chất lượng đào tạo được xem xét trên cơ sở truyền
đạt, chuyển giao kiến thức tốt, môi trường giảng dạy, học tập tốt và quan hệ tốt
giữa giảng dạy và nghiên cứu.
- Chất lượng đào tạo dưới góc độ người học
Đối với người học, ngoài kiến thức, kỹ năng, tay nghề, chất lượng đào tạo
còn được xem xét, cân nhắc về giá trị của bằng cấp, khả năng tìm việc làm sau
khi tốt nghiệp, sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội trong
tương lai. Về ngun tắc, có thể đo giá trị trung bình của tri thức qua giáo dục
bằng thu nhập rịng mà nó đem lại cho người học tạo ra trong suốt cuộc đời của
họ sau khi trừ đi chi phí cần thiết. Tuy nhiên để tính được một cách tương đối
chính xác cũng là rất khó khăn vì phải:
- Tiên đốn được chính xác thu nhập rịng này chỉ từ yếu tố giáo dục tạo ra
- Biết được suất lợi nhuận trung bình của nền kinh tế theo nghĩa chi phí cơ
hội để đưa thu nhập trên về giá trị hiện tại. Cách tính này là dựa vào giả thiết hơn
là nắm bắt được giá trị thật trên thị trường.
Từ những cách tiếp cận trên, có thể rút ra rằng:
Chất lượng đào tạo là sự phù hợp với mục tiêu đề ra qua sự đánh giá của
người học, người dạy, người quản lý và người sử dụng sản phẩm đào tạo.

9

download by :


2.1.1.3. Kiểm định chất lượng đào tạo
a. Khái niệm
“Kiểm định CLGD là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện
mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục
khác.” (Luật giáo dục, 2005).
“Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực

hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề.” (Luật
dạy nghề, 2006).
Như vậy kiểm định chất lượng là sự xem xét độc lập, có hệ thống nhằm
xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan đến chất lượng có đáp ứng
được các quy định đã đề ra và các quy định này có được thực hiện một cách
có hiệu quả và thích hợp để đạt được mục tiêu hay khơng.
Nói ngắn gọn, kiểm định là đánh giá và công nhận. Hoạt động kiểm
định ở các trường đại học, cao đẳng là hoạt động đánh giá và công nhận các
trường có đạt các chuẩn đã quy định hay khơng. Chính vì vậy việc xây dựng
bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp là việc làm rất quan trọng và
phải được theo dõi, cập nhật cho phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học
công nghệ, của xã hội vì các tiêu chí này chính là hệ thống các mục tiêu giáo
dục cụ thể và điều kiện bảo đảm thực hiện các mục tiêu ấy ở từng trình độ,
từng trường.
Nội dung kiểm định chất lượng đối với cơ sở dạy nghề bao gồm các
tiêu chí sau:
- Mục tiêu và nhiệm vụ
- Tổ chức và quản lý
- Hoạt động dạy và học
- Giảng viên và cán bộ quản lý
- Chương trình, giáo trình
- Thư viện
- CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học
- Quản lý tài chính
- Các dịch vụ cho người học nghề (Luật dạy nghề, 2006).

10

download by :



b. Vai trò của kiểm định chất lượng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
Theo Nguyễn Đức Chính (2002), kiểm định chất lượng là yếu tố quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vai trò của kiểm định trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo được thể hiện ở mục đích và lợi ích của kiểm định chất lượng.
- Mục đích của kiểm định chất lượng:
Kiểm định nhằm đánh giá, xác nhận điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
của một trường, một nghề đào tạo theo bộ tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền
ban hành, được nhà trường thừa nhận và cam kết thực hiện.
Thông qua kiểm định chất lượng, nhà trường phân tích những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và những thách thức (phân tích SWOT) để giúp nhà trường có
những giải pháp, những chiến lược phát triển trong thời gian tới.
- Lợi ích của kiểm định chất lượng:
Đối với cơ quan quản lý kiểm định được coi là một công cụ đảm bảo đánh
giá một cách khách quan về một cơ sở hay một chương trình đào tạo, phát hiện
những nhân tố mới, những giải pháp mới, tự hoàn thiện để nâng cao chất lượng
đào tạo. Kiểm định chất lượng và công tác tự kiểm tra, tự đánh giá nếu được tiến
hành tốt sẽ nâng cao được tính sáng tạo, chủ động của các trường.
Đối với học viên kiểm định đảm bảo độ tin cậy đối với cơ sở đào tạo, đối
với chương trình mà học viên đang theo học. Được học ở những trường có uy tín,
đã qua kiểm định chất lượng thì khả năng tìm việc làm hoặc tiếp tục học tập của
học viên sẽ cao hơn.
Đối với bản thân các trường kiểm định chất lượng giúp khảng định thương
hiệu, nâng cao danh tiếng của trường và là động lực để trường đầu tư phát triển,
hướng tới những chất lượng đào tạo ngày một cao hơn.
Đối với người sử dụng lao động kiểm định chất lượng giúp họ yên tâm khi
tuyển nguồn nhân lực từ các trường.
Theo Nguyễn Đức Chính (2002) kiểm định chất lượng là một trong những điều
kiện để giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
Do hệ thống giáo dục của mỗi nước mỗi khác, văn bằng, chứng chỉ cũng

khác nhau nên việc kiểm định rất có ý nghĩa nếu được kiểm định theo những bộ
tiêu chí tương đương nhau. Đây cũng là cơ sở cho việc hợp tác quốc tế trong đào
tạo, trao đổi chuyên gia, giảng viên, chương trình đào tạo, cho việc công nhận
văn bằng chứng chỉ của nhau.

11

download by :


Một trường được kiểm định bởi một tổ chức kiểm định có uy tín thì danh
tiếng, thương hiệu, giá trị văn bằng của trường đó sẽ được thị trường cơng nhận
tùy thuộc vào danh tiếng, uy tín, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định đó.
2.1.1.4. Nâng cao chất lượng đào tạo
Theo tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ban hành
lần đầu tiên vào năm 1987, “ Cải tiến chất lượng là những hoạt động được tiến
hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quá trình
để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó.”
Theo Masaaki Imai (1992), “Cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực khơng
ngừng nhằm khơng những duy trì mà cịn nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm”.
Nâng cao chất lượng đào tạo là cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi công
đoạn, mọi thời gian đào tạo có liên quan tới người dạy, người học, người quản lý,
người phục vụ. Có thể nói cách khác nâng cao chất lượng đào tạo chính là cải
tiến hệ thống tổ hợp các biện pháp để tăng hiệu quả, hiệu suất của mọi khâu
trong quá trình đào tạo nhằm đạt kết quả đào tạo cao nhất, có lợi cho người học,
cho xã hội.
Sản phẩm đào tạo được xem là chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu
đào tạo mà xã hội đặt ra với mỗi ngành học. Yêu cầu của đất nước trong giai
đoạn phát triển ngày càng cao, do đó chất lượng đào tạo ở giai đoạn trước khơng
cịn phù hợp với giai đoạn sau. Vì vậy, chất lượng đào tạo phải khơng ngừng

được nâng cao nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát
triển của đất nước (Nguyễn Thị Bích Diệp, 2014).
Trong cơng tác quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là chú ý việc cung
cấp kiến thức chuyên môn cũng như năng lực, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện
phẩm chất đạo đức cho người học để đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra.
Vậy quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là sự tác động và điều chỉnh
bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và các công cụ của chủ thể quản
lý tới các đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ
hội của hệ thống để tạo ra những biến đổi về chất lượng của người học ở các phẩm
chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người
tốt nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra trong cơng tác đào tạo.
Hay nói cách khác quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là sự tác động
và điều chỉnh bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và các công cụ của

12

download by :


×