Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ ĐÔNG HÀ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN N THỦY,
TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Vũ Thị Đông Hà là người thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng
cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình”
xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là những số liệu
do bản thân tôi tự điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý, trình bày trên tinh thần thái độ cầu
thị và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, khơng sao chép của bất kỳ ai.


Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm hồn tồn về luận văn của mình./.
Ngày 11 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Đông Hà

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, “Giải pháp tăng cường
công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình” bản thân tơi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể và các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền là người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi tôi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn
thành luận văn. Tơi chân thành cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo Bộ môn Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn-Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Yên Thủy,
Phịng Tài ngun Mơi trường huyện n Thủy, UBND các xã cùng bà con nông
dân trên địa bàn huyện Yên Thủy đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong q trình thu
thập số liệu.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cơ giáo, người thân, gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp cơ quan nơi công tác đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Ngày 11 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Đông Hà

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Những đóng góp của luận văn ............................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 6
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 6

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan............................................................................ 6


2.1.2.

Tình trạng manh mún đất đai và tính tất yếu của việc dồn điền đổi thửa ............... 7

2.1.3.

Nhu cầu tích tụ ruộng đất thông qua việc dồn điền đổi thửa ............................ 10

2.1.4.

Nguyên tắc dồn điền đổi thửa ........................................................................... 11

2.1.5.

Nội dung công tác dồn điền đổi thửa ................................................................ 12

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn diền đổi thửa ..................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 18

2.2.1.

Q trình tích tụ đất đai và dồn điền đổi thửa của một số nước trên thế giới .......... 18

2.2.2.


Chính sách ruộng đất và tình hình sử dụng ruộng đất ở Việt Nam .................. 21

2.2.3.

Cơng tác dồn điền đổi thửa ở một số địa phương Việt Nam và kinh
nghiệm thực tiễn ............................................................................................... 28

iii

download by :


2.2.4.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Hịa Bình
trong những năm gần đây ................................................................................. 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 38

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 38

3.1.2.

Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 40


3.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội................................................................. 43

3.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.............. 49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 50

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .......................................................... 50

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 50

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin ............................................................................ 52

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 52

3.2.5.


Nội dung và các chỉ tiêu phân tích ................................................................... 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 54
4.1.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Yên Thủy ............................ 54

4.1.1.

Khái quát về tình trạng đất đai và tình hình sản xuất nơng nghiệp trước
dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Thủy ............................................................... 54

4.1.2.

Thực trạng công tác quán triệt chủ trương, mục đích, yêu cầu dồn điền
đổi thửa tại huyện Yên Thủy ............................................................................ 60

4.1.3.

Bộ máy chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa ............................................................ 61

4.1.4.

Phương án thực hiện dồn điền đổi thửa đã thực hiện ....................................... 63

4.1.5.

Đánh giá chung ................................................................................................. 68


4.2.

Những tác động của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Yên Thủy.............. 70

4.2.1.

Tác động tích cực.............................................................................................. 70

4.2.2.

Tác động tiêu cực.............................................................................................. 79

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Thủy ...... 80

4.3.1.

Chủ trương chính sách và các qui định về dồn điền đổi thửa ........................... 80

4.3.2.

Công tác chỉ đạo và quản lý.............................................................................. 81

4.3.3.

Nhận thức của người dân .................................................................................. 83

4.3.4.


Sự phối hợp vận động của các ban ngành, đoàn thể ......................................... 84

4.3.5.

Yếu tố tài chính................................................................................................. 85

iv

download by :


4.4.

Các giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa ở huyện n Thủy ....... 85

4.4.1.

Nhóm giải pháp thơng tin tuyên truyền, nâng cao vai trò, nhận thức của
người dân .......................................................................................................... 85

4.4.2.

Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................. 87

4.4.3.

Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ...................................................... 89

4.4.4.


Nhóm giải pháp phát triển sản xuất hàng hóa .................................................. 90

4.4.5.

Giải pháp về tài chính ....................................................................................... 96

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ


Ban chỉ đạo

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKNKN

Cán bộ khuyến nông khuyến ngư



Chuyển đổi

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTTLNĐ

Giao thông thủy lợi nội đồng


KTTB/TBKT

Kỹ thuật tiến bộ/tiến bộ kỹ thuật

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NTM

Nông thôn mới

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SL/CC

Số lượng/Cơ cấu

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


Uỷ ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thống kê tình hình giao đất cho các đối tượng trong cả nước. ...................... 24

Bảng 2.2.

Thống kê tình hình cấp GCNQSD cho các loại đất ........................................ 24

Bảng 2.3.

Mức độ % hồn thành diện tích cần cấp GCNQSDĐ theo số tỉnh ................. 25

Bảng 2.4.

Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng ....................................................... 27

Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2016. .................................................................. 40

Bảng 3.2.


Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Yên Thủy năm 2016........................................ 44

Bảng 3.3.

Diễn biến năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ................................. 45

Bảng 4.1.

Tổng hợp tình trạng manh mún đất đai ở huyện Yên Thủy ............................ 54

Bảng 4.2.

Tình trạng manh mún đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Yên Thủy............. 55

Bảng 4.3.

Năng xuất cây trơng nơng nghiệp huyện n Thủy ....................................... 57

Bảng 4.4.

Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm huyện n Thủy giai đoạn 2011 – 2015 ...... 58

Bảng 4.5.

Tình hình tự dồn đổi ruộng đất của các hộ ..................................................... 65

Bảng 4.6.

Tình hình tự dồn đổi ruộng đất của các hộ ..................................................... 67


Bảng 4.7.

Tình hình thay đổi diện tích các thửa đất sau khi dồn điền đổi thửa ............. 68

Bảng 4.8.

Kết quả đầu tư hạ tầng giao thông thuỷ lợi sau khi dồn điền đổi thửa tại
5 xã huyện Yên Thủy ...................................................................................... 69

Bảng 4.9.

So sánh tình hình trao đổi ruộng đất giữa các nhóm hộ ................................. 71

Bảng 4.10. Cơ giới hóa trong nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa...................... 72
Bảng 4.11. So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa..................... 73
Bảng 4.12. Chi phí đầu tư của hộ trước và sau dồn điền đổi thửa .................................... 74
Bảng 4.13. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ........ 75
Bảng 4.14. Công thức luân canh sau dồn điền đổi thửa .................................................... 76
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế bình qn của mơ hình Lúa - Cá – Trồng màu cầm
tính trên một sào một năm (Theo đơn giá cố định thống kê) .......................... 76
Bảng 4.16. So sánh kết quả sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi ..................... 78
Bảng 4.17. So sánh thu nhập của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ......................... 79
Bảng 4.18. Ý kiến của nông hộ về công tác DĐĐT .......................................................... 81
Bảng 4.19. Ý kiến của các cấp chính quyền và người dân ................................................ 82
Bảng 4.20. Các khó khăn của nhóm tác nhân trong DĐĐT .............................................. 83

vii

download by :



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ Bộ máy chỉ đạo DĐĐT huyện Yên Thủy ................................................. 62
Hình 4.2. Sơ đồ Ban chỉ đạo DĐĐT cấp xã ........................................................................ 63
Hình 4.3. Biểu đồ Sự phân bố thu nhập nơng nghiệp của các nhóm hộ điều tra trước
và sau dồn điền đổi thửa ...................................................................................... 77

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Đơng Hà
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện n
Thủy, tỉnh Hịa Bình
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai là một chủ trương lớn đang được triển khai mạnh
mẽ trong sản xuất nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện
DĐĐT ở các tỉnh thành của nước ta nói chung và ở địa phương huyện Yên Thủy nói riêng
diễn ra vẫn cịn chậm và vẫn cịn có những bất cập trong quá trình thực hiện cần phải
nghiên cứu giải quyết. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: 1) Hệ thống hóa những vấn đề lý
luận và thực tiễn về tích tụ đất nơng nghiệp, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp; 2) Đánh
giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Thủy tỉnh Hịa Bình; 3)
Đánh giá những ảnh hưởng bước đầu, những thuận lợi và khó khăn của q trình dồn điền

đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân và 4) Đề xuất giải pháp tăng cường
đẩy mạnh công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Yên Thủy.
Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu thứ cấp về tình hình đất nơng nghiệp, chủ trương, trình tự thực hiện và
các kết quả thực hiện việc dồn diền đổi thửa trong thời gian quan được thu thập sách, báo,
internet, các báo cáo của các địa phương, số liệu thống kê của huyện Yên Thủy. Thông tin
sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 60 hộ tại 5 xã đã và đang thực hiện
công tác DĐĐT. Các thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cũng được thực hiện đối với các cán
bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thơn xóm. Thống kê mơ tả, thống kê so sánh là
các phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác DĐĐT đã được triển khai ở hầu hết các địa
phương, song việc thực hiện còn chậm chạp và đạt kết quả chưa cao. Sau khi dồn đổi, bình
qn diện tích mỗi thửa tăng lên hơn 2 lần, số thửa bình quân thì giảm xuống, tuy nhiên
diện tích chưa dồn điền đổi thửa vẫn cịn khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân
chưa đồng tình với chủ trương dồn đổi do ruộng đất bậc thang, có nguyên nhân về tâm lý
và một số bất cập trong cơ chế chính sách. Bước đầu đánh giá những tác động của dồn điền
đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cho thấy chi phí sản xuất của các nơng hộ
có xu hướng giảm; Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, cơ cấu lao

ix

download by :


động sau DĐĐT cũng thay đổi mạnh mẽ; Việc đầu tư và cơ giới hóa trong sản xuất tăng;
Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được cải thiện đầu tư tốt hơn giúp cho quá trình sản
xuất thuận tiện hơn. Việc DĐĐT cũng đã làm thay đổi kết quả sản xuất mang lại thu nhập
cao hơn cho người nông dân.
Trong thời gian tới để tăng cường đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa ở huyện Yên

Thủy thì các giải pháp về nâng cao vai trò nhận thức của người dân, hồn thiện về cơ chế
chính sách, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản xuất hàng hóa và các giải pháp về tài
chính cần được tiến hành đồng bộ.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Dong Ha
Thesis title: Solutions to strengthen the land regrouping in Yen Thuy district, Hoa
Binh province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Land regrouping and accumulation is a major policy is being implemented strongly
in the agricultural production in Vietnam. However, the implementation of land regrouping
in the provinces and cities of Vietnam in general and in Yen Thuy district in particular is
still slow and still has some shortcomings in the implementation process need to study and
solve. The research objectives are: 1) To systematize theories and practices of agricultural
land accumulation and regrouping; 2) Assessment of the status of regrouping in Yen Thuy
district, Hoa Binh province; 3) Evaluating the initial impacts, advantages and
disadvantages of the land regrouping process and 4) Proposing measures to strengthen the
work of land regrouping in Yen Thuy district.
Methods
Secondary data on the status of agricultural land, guidelines, procedures and results

of the land regrouping were collected through books, newspapers, internet, statistics
reports of Yen Thuy district. Primary information was collected through interviews with 60
households in 5 communes that have been doing land regrouping work. Group discussions,
in-depth interviews were also conducted for provincial, district, commune and village
managers. Descriptive analysis, comparative analysis are the main methods used for
analysing data.
Main finding and Conclusions
The results show that the work of land regrouping has been implemented in most
localities, but the implementation is still slow and results are not high. After the change,
the average area of each plot increased more than 2 times, the average number of land plots
decreased, however, the area of land which has not been regrouped is still quite large. The
main reasons are that people do not agree with the policy of accumulating terraced land,
psychological reasons and some inadequacies in policy mechanism. Initially, the impact of
land consolidation on agricultural production in the area indicated that household

xi

download by :


production costs tended to decrease; The restructuring of the plant in a positive direction,
the structure of labor after the change also changed dramatically; Investment and
mechanization increased; Inland transportation and irrigation systems are improved and
better investment makes production process more convenient. Increasingly, the change in
production resulted in higher incomes for farmers.
In the coming time, to accelerate the progress of land regrouping in Yen Thuy
district, the solutions for enhancing the people's perception of the people, the improvement
of the mechanism and policies, the development of human resources and development of
commodity production and financial solutions need to be synchronized.


xii

download by :


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và có giá trị, nhất là trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong lịch sử phát triển của sản xuất nông nghiệp,
việc tiến hành thực hiện cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt phá quyết định mọi
quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Trong công cuộc cải
cách kinh tế nông nghiệp nông thôn, những năm trước đây Đảng và Nhà nước ta
ban hành nhiều cơ chế, chính sách về đất đai, hạn điền nhằm mục đích thúc đẩy
nền sản xuất nơng nghiệp của nước ta phát triển.
Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất
nơng nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng đất ổn định và lâu dài, tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm và có kế
hoạch đầu tư, cải tạo làm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Luật đất đai 1993; Nghị
định 64/CP). Tuy nhiên quá trình thực hiện Nghị định 64/CP thì việc giao nhận
ruộng đất mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng đất ổn định, an tâm đầu tư, cải tạo.
Toàn bộ diện tích các thửa đất được giao cho 1 hộ gia đình, cá nhân khơng được
vượt q hạn mức sử dụng đất của từng vùng, miền, địa phương và được chia
bình qn trên quan điểm phải có tốt, xấu, gần, xa và có cao, có thấp đã dẫn đến
tình trạng ruộng đất giao bị xé nhỏ lẻ, manh mún. Tình trạng này đã dẫn đến hiệu
quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.
Qua quá trình sử dụng đất từ đó đến nay đã bộc lộ những nhược điểm của
việc xé lẻ manh mún đất đai gây khó khăn cho việc canh tác, chuyên canh và khó
đưa cơ giới hóa vào làm đất và cải tạo đất theo quy mơ, cùng với sự thay đổi đó

là việc phát triển về kinh tế, xã hội, vấn đề lương thực dư thừa cho tiêu dùng và
cho xuất khẩu, ruộng đất một số nơi bị bỏ hoang hoặc canh tác cầm chừng,
khơng có hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế, nhược điểm của quá trình quản lý và sử
dụng đất đai trong những năm qua, nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển lĩnh vực
nơng nghiệp đa dạng hóa, phát triển theo xu thế mới, áp dụng công nghệ, kỹ

1

download by :


thuật cao vào sản xuất, nuôi trồng các loại cây con có năng xuất cao, sạch, có
chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Muốn vậy, chúng ta phải
bắt đầu tháo gỡ từ nút thắt nền tảng có tính chất quyết định đầu tiên đó là đất đai,
hạn điền đất đai, quy mô đất đai cần phải được tích tụ được triển khai chuyển đổi
những ơ thửa nhỏ ra ô thửa lớn (gọi tắt là dồn điền đổi thửa) để chuyên canh, cải
tạo đất đai, đầu tư khoa học, công nghệ, giống vốn vào sản xuất, tổ chức lại sản
xuất nhằm mục đích thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của nước ta phát triển.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong những năm
gần đây; Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục vận động
nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, tổ chức các mô hình sản xuất hàng hóa tập
trung trong lĩnh vực nơng nghiệp; các chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hịa Bình về việc thực hiện “dồn điền, đổi thửa” xây dựng nơng thơn mới, xây
dựng các mơ hình trang trại, cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình. Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện n Thủy đã ban hành Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày
17/4/2014 của UBND huyện Yên Thủy về việc triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy.
Kể từ năm 2015 đến nay huyện Yên Thủy đã thực hiện dồn điền đổi thửa
đất sản xuất nông nghiệp được 5/13 xã, thị trấn với kết quả rất khả quan. Phương

án tổ chức dồn điền đổi thửa để điều chỉnh, sắp xếp lại đất sản xuất nông nghiệp.
Trước năm 2015, bình qn mỗi hộ vẫn cịn sản xuất trung bình từ 6-10 thửa đất,
cá biệt có hộ tới gần 30 thửa ruộng, tình trạng đó đã làm ảnh hưởng đến việc đầu
tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni, cản trở đưa máy móc vào
đồng ruộng và phân công lao động nông nghiệp, hệ thống đường giao thông nội
đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi rất nhằng nhịt, phức tạp nhưng lại không
đảm bảo để đưa máy móc cơ giới vào phục vụ sản xuất và tưới tiêu dẫn đến tình
trạng đất đai bị rửa trơi xói mịn… ruộng đất manh mún khơng thể sản xuất hàng
hóa nơng sản có thương hiệu cạnh tranh, nơng dân chỉ làm đủ ăn, thu nhập thấp,
đời sống bấp bênh và khơng thể có cơ hội làm giàu trên đất của mình.
Cơng tác triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa tại 5/13 xã, thị trấn ở
huyện Yên Thủy đã có những tác động tích cực đối với những xã đã thực hiện
dồn điền đổi thửa. Sau khi dồn điền đổi thửa bình quân số thửa trong mỗi hộ gia
đình chỉ cịn từ 2-4 thửa, đã hình thành những thửa ruộng lớn và cánh đồng lớn
chuyên trồng và canh tác một loại cây do nhân dân tự giác vận động nhau cùng

2

download by :


thực hiện nhằm tăng năng suất, hiệu quả cây trồng được nâng cao, giảm chi phí
sản xuất, chi phí làm đất, góp phần phát triển kinh tế của các hộ nông dân, thu
nhập ngày càng tăng lên một cách rõ rệt. Hệ thống đường giao thông nội đồng,
hệ thống kênh mương thủy lợi được quy hoạch lại thuận lợi cho việc đưa máy
móc vào sản xuất và thuận lợi trong tưới tiêu từ đó nâng cao năng xuất cây trồng,
giảm được các chi phí đầu tư sản xuất, nhân cơng từ 8-9 triệu/1ha xuống còn 5-6
triệu/1ha. Sau khi dồn điền đổi thửa có nhiều hộ đã mạnh dạn bỏ cây lúa truyền
thống sang trồng và canh tác những cây có giá trị kinh tế cao như cây Dưa Hấu,
Dưa Lê, Cây ớt và nhiều cây trồng có giá trị kinh tế khác.

Tuy nhiên, công tác dồn điền đổi thửa hiện nay vẫn còn chậm, chưa thực
hiện đồng loạt trên địa bàn tồn huyện và q trình tổ chức thực hiện vẫn còn tồn
tại một số bất cập cần thiết phải điều chỉnh cho hợp lý hơn nữa. Nguyên tắc cơ
bản của công tác dồn điền đổi thửa là các cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở tổ
chức thực hiện một cách cơng khai, dân chủ, theo đúng trình tự và được nhân dân
ủng hộ, phải đảm bảo chặt chẽ thống nhất giữa các cấp chính quyền từ cấp
huyện, cấp xã, thơn xóm. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác dồn điền đổi
thửa các cấp từ cấp huyện, cấp xã, thơn xóm, căn cứ vào quy hoạch xây dựng
nông thôn mới, căn cứ vào hệ thống bản đồ địa chính hiện có và một số u cầu
khác tổ chức, xây dựng quy trình, trình tự thực hiện, sau đó triển khai, hướng dẫn
để cho nhân dân biết, dân tự bàn, tự dồn, tự chia, trên cơ sở quy trình, quy định
và chính quyền và ban chỉ đạo là người giám sát, đối chiếu quy định và công
nhận kết quả, từ dó nhân dân tự nhận thấy nghĩa vụ và lợi ích của mình trong
cơng tác dồn điền đổi thửa, từ đó tạo được sự hưởng ứng, đồng thuận.
Với tất cả những lý do nêu trên tôi đã tiến hành lựa chọn để nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
n Thủy, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi
thửa, từ đó đề ra các giải pháp tăng cường cơng tác dồn điền đổi thửa của các xã
còn lại trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về dồn điền đổi thửa và

3

download by :



tích tụ ruộng đất;
- Đánh giá thực trạng cơng tác dồn điền đổi thửa đang triển khai thực hiện
ở huyện Yên Thủy và các ảnh hưởng bước đầu của dồn điền đổi thửa trong phát
triển kinh tế hộ nông dân và trong phát triển nông nghiệp của huyện Yên Thủy.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện việc dồn điền
đổi thửa. Đề xuất giải pháp tăng cường cơng tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn
tồn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề kinh tế quản lý, dồn điền đổi thửa, sử dụng đất đai, chuyển
đổi đất đai cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn.
- Các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức, đồn thể, các cấp chính quyền của
5 xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa và các phòng ban liên quan thuộc UBND
huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu thực trạng công tác DĐĐT, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
của việc DĐĐT, những bất cập trong triển khai thực hiện, từ đó đề ra các giải
pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Tiến hành nghiên cứu về tình hình dồn điền đổi thửa của địa bàn huyện
Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình kể từ khi triển khai thực hiện, đặc biệt từ năm 2014 đến
nay. Các số liệu thứ cấp được tổng hợp trong các năm gần đây, số liệu sơ cấp
được khảo sát trong năm 2017 và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn tiếp theo.
1.3.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh cơng tác dồn điền đổi
thửa trên tồn địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình, đặc biệt khảo sát sâu ở 5
xã đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa và đề xuất các giải pháp cho các địa
phương còn lại.


4

download by :


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đánh giá thực trạng tình hình, quá trình thực hiện, phương pháp thực
hiện, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc của cơng tác dồn điền đổi thửa trên
địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình.
- Đánh giá các hiệu quả đạt được sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa tại 5
xã của huyện Yên Thủy.
- Đề xuất đồng bộ các giải pháp trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật Đất
đai và phù hợp với đặc điểm tình hình của huyện n Thủy từ đó nhằm đẩy
nhanh, hồn thành cơng tác dồn điền đổi thửa của các xã còn lại trên địa bàn
huyện n Thủy tỉnh Hịa Bình.

5

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Luật đất đai (Quốc hội, 2013); của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đều xác định rất rõ: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”.

2.1.1.2. Khái niệm về đất canh tác sản xuất nông nghiệp
- Đất canh tác sản xuất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản
xuất cho ngành nông nghiệp như: Canh tác, gieo trồng, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối, sử dụng nghiên cứu khoa học, thí nghiệm về nơng nghiệp.
- Đất nông nghiệp trên thực tế phải được dùng cho canh tác, sản xuất nông
nghiệp, là nền tảng để thúc đẩy cây trồng và vật nuôi và cả các ngành kinh tế
khác phát triển. Quá trình sử dụng, canh tác đất đai làm thế nào để đất đai khơng
bị hao mịn mà ngược lại nó trở nên màu mỡ, nếu như con người biết khai thác
canh tác và sử dụng hợp lý (Đặng Hùng Võ, 2005.)
- Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2013), đất nơng nghiệp được chia thành
các nhóm sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: Bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác…..
+ Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng cây thu hoạch hàng năm, đất
đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác……
+ Đất trồng cây lâu năm gồm đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây
công nghiệp lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác…..
+ Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng.
+ Đất nông nghiệp khác.
2.1.1.3. Khái niệm manh mún ruộng đất
Manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh sau:

6

download by :


Một là: Sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường
là hộ nơng dân) có q nhiều mảnh ruộng với kích thước q nhỏ và bị phân tán

ở nhiều xứ đồng (Nguyễn Đình Bồng, 1998).
Hai là: Sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất
số lượng ruộng đất q nhỏ khơng tương thích với số lượng lao động và các yếu
tố sản xuất khác (Nguyễn Đình Bồng, 1998).
2.1.1.4. Khái niệm tích tụ và tập trung ruộng đất
Quá trình làm cho qui mơ tích lũy cơ bản ruộng đất tăng lên được thực
hiện bằng hai phương thức là tích tụ ruộng đất và tập trung ruộng đất.
Tích tụ ruộng đất là q trình tích tụ ruộng đất để mở rộng sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhờ lợi thế kinh tế theo qui mô.
Tập trung ruộng đất là hợp nhất nhiều chủ thể tích tụ ruộng đất tư thông
qua các hoạt động như việc thỏa thuận, chuyển đổi, chuyện nhượng, cho thuê,
liên doanh, liên kết, góp vốn, cổ phần, hợp tác xã với nhau để mở rộng sản xuất,
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ lợi thế kinh tế theo qui mô (Viện nghiên cứu
KHKT Nông nghiệp Việt Nam, 2005).
2.1.1.5. Khái niệm dồn điền đổi thửa
- Dồn điền đổi thửa là việc dồn, đổi, gộp, sắp xếp, phân bổ, chia lại ruộng
đất từ nhiều thửa nhỏ thành những thửa đất có diện tích lớn hơn.
- Dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh
mún, với mục đích thuận lợi cho canh tác, dễ đầu tư, dễ chuyên canh và cơ giới
hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Bản chất của quá trình này là dồn ghép, sắp xếp qui hoạch lại ruộng đất,
khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng
hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng; nâng cao hệ số sử dụng đất, đẩy nhanh
chuyển dịch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế hộ và trang
trại, củng cố quan hệ sản xuất, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
(Đặng Hùng Võ, 2005.)
2.1.2. Tình trạng manh mún đất đai và tính tất yếu của việc dồn điền đổi thửa
Do đảm bảo tính công bằng ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng gần, ruộng xa khi
giao khốn, phân chia ruộng đất đã xảy ra tình trạng đất đai bị chia nhỏ từ vài
chục mét cho đến vài trăm mét vuông một thửa diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Một


7

download by :


hộ có thể sở hữu nhiều ơ thửa cách xa nhau. Trên một diện tích có nhiều bờ thửa,
các mảnh nhỏ thuộc sở hữu của nhiều hộ khác nhau, tình trạng manh mún ruộng
đất tạo ra những khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ở
nước ta.
- Thứ nhất: Tình trạng manh mún ruộng đất tạo ra khó khăn cho việc tổ
chức sản xuất, làm giảm hiệu quả sản xuất và cản trở q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hố sản xuất, làm gia tăng chi phí sản xuất, năng suất lao động thấp do
phải tốn công đi lại giữa các thửa ruộng trên nhiều xứ đồng. Muốn phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa điều kiện cần đó là chúng ta phải có diện
tích lớn để sản xuất ra một lượng nơng sản đủ lớn có thể đưa ra thị trường. Dồn
điền đổi thửa sẽ tạo điều kiện để thực hiện cơ giới hóa và tiến tới hiện đại hóa
nơng nghiệp, đưa các giống mới và phương thức sản xuất mới vào sản xuất nông
nghiệp. Đây sẽ là những tiền đề đầu tiên để các địa phương quy hoạch vùng sản
xuất hàng hóa tập trung, xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha, xuất hiện nhiều mơ
hình kinh tế mới đặc biệt là mơ hình sản xuất kinh tế trang trại ngay cả trên
những vùng có điều kiện khó khăn, sản xuất nơng nghiệp khơng đạt hiệu quả do
tính chất đất.
Việc điều tiết nước khó khăn do thời vụ giữa các thửa ruộng trong cùng
một xứ đồng có nhiều trà. Hệ thống kênh mương và đường giao thơng trên đồng
ruộng xuống cấp do tình trạng đào đắp để phục vụ tưới tiêu. Về áp dụng khoa học
kỹ thuật: Khơng kích thích người nơng dân mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc
phục vụ sản xuất. Nơng dân là nhóm sản xuất dễ bị tổn thương, họ không chấp
nhận rủi ro cao. Khi áp dung tiến bộ KHKT phải thấy rõ lợi ích kinh tế cao trước
mắt thì họ mới chấp nhận.

- Thứ hai: Dồn điền đổi thửa phát huy được tính tự chủ của đơn vị kinh tế
hộ nông dân trong đầu tư thâm canh cây trồng, vật ni. Có điều kiện bố trí cơ
cấu sản xuất, cơ cấu thời vụ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào đồng ruộng, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng, hiệu quả ngày công lao
động cao, đưa nền nông nghiệp nước ta thành một nền nơng nghiệp sản xuất
hàng hóa tập trung, quy mơ lớn gắn với cơng nghiệp chế biến và có khả năng
cạnh tranh trên thị trường. Qui mô thửa ruộng quá nhỏ và không bằng phẳng trong
sản xuất đã hạn chế khả năng đưa máy móc vào đồng ruộng, giải phóng sức lao
động cho người nơng dân trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ khâu làm
đất, gieo trồng cho đến thu hoạch. Diện tích từng hộ quá nhỏ hẹp là một trở ngại lớn

8

download by :


cho vấn đề cơ giới hóa. Hầu hết nơng hộ chỉ có dưới 1 ha lúa, trong lúc năng suất
của máy gặt đập liên hợp là 3 - 5 ha/ngày, rất khó xoay trở từ mảnh ruộng này sang
mảnh ruộng khác. Manh mún, chia nhỏ ruộng đất làm giảm diện tích đất canh tác
nơng nghiệp do diện tích đất dành cho đắp bờ ngăn giữa các thửa ruộng của các
hộ quá nhiều, theo như một số cuộc điều tra đã tiến hành trước đây thì diện tích
bờ ngăn trước khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất thường chiếm tới 2 – 4% tổng
diện tích sản xuất nơng nghiệp ở các địa phương. Đây thực sự là một sự lãng phí
khơng cần thiết, làm giảm sản lượng khơng đáng có.
- Thứ ba: Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn
trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo,
bồi dưỡng những lao động phổ thơng thành lao động có kỹ thuật. Dồn điền đổi
thửa giúp các hộ nơng dân có điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, giảm
cơng lao động và giảm những kinh phí khơng cần thiết khi ruộng đất manh mún,

phân tán trên nhiều xứ đồng… từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phân công lao động
trong hộ hợp lý, cơ sở để dịch chuyển lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thuần
túy sang hoạt động trong các lĩnh vực phi nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và
song song với nó là sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông
nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Thứ tư: Chi phí cho đo đạc và đăng ký lập hồ sơ địa chính đất đai tăng
lên nhiều lần do phải đo đạc lập bảng tỷ lệ lớn hoặc trích đo bổ sung nhiều, chi
phí lao động và vật tư, biểu mẫu cho cơng tác đăng ký đất đai cũng tăng thêm.
Một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai gồm nhiều thửa đất làm trở ngại cho
người sử dụng khi thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.
- Thứ năm: Ruộng đất manh mún khơng kích thích việc đầu tư sản xuất
để sản phẩm nơng nghiệp trở thành hàng hóa, khơng kích thích sản xuất hàng
hố. Do vậy nền nơng nghiệp vẫn chỉ là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu.
Việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu tất yếu của sự phát triển
nông nghiệp trong tương lai. Việc dồn điền đổi thửa là cơ sở hình thành vùng sản
xuất hàng hóa từ đó tăng năng suất lao động, tăng giá trị nông sản, giải phóng
sức lao động tạo điều kiện chuyển dịch lao động nơng nghiệp sang các lĩnh vực
khác. Từ đó, giúp hộ nông dân sử dụng và khai thác các nguồn lực một cách có
hiệu quả cao hơn và góp phần nâng cao thu nhập cho hộ.

9

download by :


Với những lý do chủ yếu nêu trên dẫn đến xu thế dồn điền đổi thửa tạo ra
những thửa ruộng lớn hơn trên nền tảng là khoa học kỹ thuật (KHKT), đưa cơ giới
hóa vào sản xuất góp phần đẩy nhanh q trình CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng
thơn. Khi diện tích của mỗi thửa ruộng đủ lớn người nơng dân dễ dàng đầu tư thâm
canh, lựa chọn công thức canh tác, đồng thời đưa cơ giới hóa vào sản xuất thay thế

sức người, sức kéo của vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Quá trình
chuyển đổi ruộng đất đồng nghĩa với việc quy hoạch lại hệ thống giao thơng, thủy
lợi nội đồng, góp phần ổn định và thuận lợi trong việc vận chuyển, tưới tiêu trên
đồng ruộng. Đây là bước đầu và cũng là bước đệm làm cơ sở cho việc hình thành
và phát triển một ngành nơng nghiệp hàng hóa và là một bước của q trình xây
dựng nơng thơn mới (Viện nghiên cứu KHKT Nơng nghiệp Việt Nam, 2005).
2.1.3. Nhu cầu tích tụ ruộng đất thông qua việc dồn điền đổi thửa
Sau gần 30 mươi năm đổi mới và phát triển, nhất là từ khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và
nơng nghiệp nói riêng đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Sự hội nhập đã
tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển, song cũng nẩy sinh nhiều thách thức mới là
cần phải giải quyết để tồn tại và phát triển như vấn đề kỹ thuật, tổ chức sản xuất.
Xây dựng nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa có sản lượng cao, có chất lượng
tốt, có thế mạnh, thương hiệu nông sản của từng vùng, miền.
* Nhu cầu sản xuất hàng hố
Muốn phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa điều kiện cần
đó là chúng ta phải có diện tích lớn để sản xuất ra một lượng nơng sản đủ lớn có
thể đưa ra thị trường. Dồn điền đổi thửa sẽ tạo điều kiện để thực hiện cơ giới hóa
và tiến tới hiện đại hóa nơng nghiệp, đưa các giống mới và phương thức sản xuất
mới vào sản xuất nông nghiệp. Đây sẽ là những tiền đề đầu tiên để các địa
phương quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng cánh đồng 50
triệu/ha, xuất hiện nhiều mơ hình kinh tế mới đặc biệt là mơ hình sản xuất kinh tế
trang trại ngay cả trên những vùng có điều kiện khó khăn, sản xuất nơng nghiệp
khơng đạt hiệu quả do tính chất đất.
* Nhu cầu ứng dụng của khoa học kỹ thuật
Dồn điền đổi thửa phát huy được tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ nông
dân trong đầu tư thâm canh cây trồng, vật ni. Có điều kiện bố trí cơ cấu sản

10


download by :


xuất, cơ cấu thời vụ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng
ruộng, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng, hiệu quả ngày công lao động cao,
đưa nền nông nghiệp nước ta thành một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa tập
trung, quy mơ lớn gắn với cơng nghiệp chế biến và có khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
* Nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn
Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều làng
nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư,
tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng
những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật. Dồn điền đổi thửa giúp
các hộ nơng dân có điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, giảm công lao
động và giảm những kinh phí khơng cần thiết khi ruộng đất manh mún, phân tán
trên nhiều xứ đồng… từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phân công lao động trong hộ
hợp lý, cơ sở để dịch chuyển lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thuần túy sang
hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và song
song với nó là sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
và đời sống của nhân dân.
* Nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế
Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn tạo ra thương hiệu mạnh là
nhu cầu tất yếu của sự phát triển nông nghiệp trong tương lai. Việc dồn điền đổi
thửa là cơ sở hình thành vùng sản xuất hàng hóa từ đó tăng năng suất lao động,
tăng giá trị nơng sản, giải phóng sức lao động tạo điều kiện chuyển dịch lao động
nơng nghiệp sang các lĩnh vực khác. Từ đó, giúp hộ nông dân sử dụng và khai
thác các nguồn lực một cách có hiệu quả cao hơn và góp phần nâng cao thu nhập
cho hộ (Viện nghiên cứu KHKT Nông nghiệp Việt Nam, 2005).
2.1.4. Nguyên tắc dồn điền đổi thửa
- Tơn trọng chính sách, pháp luật đã ban hành của nhà nước.

- Dồn điền đổi thửa phải đảm bảo khơng gây sự xáo trộn về diện tích.
- Dồn điền đổi thửa phải đảm bảo tính cơng bằng.
- Dồn điền đổi thửa phải gắn với các lợi ích từ các mặt khác nhau.
- Dồn điền đổi thửa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng , Chính quyền, tơn

11

download by :


trọng quyền lợi của người sử dụng đất theo nguyên tắc dân chủ, công khai, tự
nguyện (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2014).
2.1.5. Nội dung công tác dồn điền đổi thửa
Bước 1: Tổ chức quán triệt chủ trương ''Dồn điền đổi thửa''
a/ Chuẩn bị văn bản
Các địa phương cần căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, các Nghị
quyết của Đảng để xây dựng các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch triển
khai của địa phương mình.
b/ Tổ chức quán triệt, tuyên truyền
Hội nghị quán triệt chủ trương dồn điền đổi thửa được tổ chức ở tỉnh,
huyện và xã với thành phần Bí thư, Chủ tịch HĐNĐ, UBND các cấp, thủ trưởng
các cơ quan, đồn thể có liên quan.
Riêng cấp xã phải tổ chức Hội nghị quán triệt từ cấp uỷ Đảng cho đến
đảng viên, thành viên HĐND, UBND, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ HTX, đội
sản xuất, cán bộ thôn.
Tổ chức công tác tuyên truyền bằng các hình thức như đài, báo, thơng báo,
vận động trong nhân dân để tạo sự đồng tình cao trong nội bộ thơn xóm. Phải coi
đây là một cuộc vận động chính trị, tư tưởng sâu sắc, rộng khắp trong tồn Đảng,
tồn dân, khơng được xem nhẹ cơng tác này.
Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo các cấp

Ban chỉ đạo thuộc cấp nào thì do cấp đó quyết định; tùy tình hình cụ thể
từng huyện, từng xã mà quyết định số lượng thành viên tham gia Ban chỉ đạo.
Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải được phân công nhiệm vụ cụ thể. Ban chỉ
đạo có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp tổ chức thực hiện việc dồn điền đổi
thửa; trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc Ban chỉ đạo cấp dưới hướng dẫn nông
dân chuyển đổi ruộng đất
Giúp việc cho ban chỉ đạo ở các cấp là Tổ công tác gồm cán bộ từ các
ngành có thành viên tham gia Ban chỉ đạo; riêng cấp xã được hợp đồng một số
lao động từ 5 đến 7 người tùy theo khối lượng công việc.
Bước 3: Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa và hướng dẫn nghiệp vụ
a. Điều tra khảo sát hiện trạng, tình hình quản lý và sử dụng đất đai
- Tiến hành điều tra, thống kê chi tiết thực trạng quản lý và sử dụng đất

12

download by :


×