Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng đất tại địa bàn huyện yên thủy tỉnh hòa bình giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.59 KB, 11 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
========o0o========

Trần Thị Như Quỳnh

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN
THỦY- TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2014
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số:

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Nguyễn Thu Hà

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong đồ
án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Em cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án này đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc./.
Sinh viên

Trần Thị Như Quỳnh

~1~


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên


và Môi trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa
Quản lý Đất đai. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giảng dạy và
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên – Thạc
sỹ Bùi Nguyễn Thu Hà, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và
các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất đai. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thủy –
tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập
tại Phòng.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa
Quản lý Đất đai, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên
Thủy đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Sinh viên

Trần Thị Như Quỳnh

~2~


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 8
1. Mục đích của đề tài ................................................................................ 10
2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................. 10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................ 11
1.1. Đất và vai trò của đất trong đời sống- sản xuất. ..................................... 11
1.1.1. Khái niệm đất. .................................................................................... 11

1.1.2. Vai trò của đất .................................................................................... 12
1.1.3. Phân loại đất ...................................................................................... 14
1.2.Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đánh giá tình hình sử dụng đất................ 14
1.2.1. Mối quan hệ giữa đánh giá tình hình sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất ....................................................................................................... 14
1.2.2. Cơ sở pháp lý đánh giá tình hình sử dụng đất..................................... 15
1.3. Sơ lược về tình hình sử dụng đất ở Việt Nam ........................................ 16
1.3.1. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam ...................................................... 16
1.3.2. Tình hình sử dụng đất trên toàn tỉnh Hòa Bình ................................... 18
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................ 22
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 22
2.2.1. Thời gian ............................................................................................ 22
2.2.2. Không gian ......................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài...............................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................... 22
2.4.1.Phương pháp kế thừa, chọn lọc ........................................................... 22
2.4.2.Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu .................................... 22
~3~


2.4.3.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .................................................... 23
2.4.4.Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu ............................. 23
2.4.5.Phương pháp bản đồ ........................................................................... 23
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................. 24
3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Thủy-tỉnh Hòa Bình ............................... 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 24
3.1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 24
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................ 25

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết .............................................................................. 26
3.2.1. Tài nguyên đất.......................................................................................27
3.2.1.1. Nhóm đất phù sa .............................................................................. 26
3.2.1.2. Nhóm đất đen.................................................................................. 27
3.2.1.3. Nhóm đất đỏ vàng ............................................................................ 28
3.2.1.4. Nhóm đất dốc tụ.............................................................................. 30
3.2.2. Tài nguyên nước ................................................................................. 30
3.2.3. Tài nguyên động thực vật.................................................................... 30
3.2.4. Tài nguyên nhân văn .......................................................................... 31
3.3. Thực trạng môi trường........................................................................... 32
3.4. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 33
3.4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế chung giai đoạn 2010-2014 ................. 33
3.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................. 34
3.4.3. Dân số, lao động ................................................................................ 35
3.4.4. Thu nhập và mức sống ........................................................................ 36
3.5. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai huyện Yên Thủy ......... 38
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 38
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai ....................... 40
3.6. Tình hình sử dụng đất tại huyện Yên Thủy ............................................ 41

~4~


3.6.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Yên thủy .............................. 41
3.6.1.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng đất ................. 41
3.6.1.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính huyện Yên Thủy ..... 47
3.6.1.3. Hiên trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý, sử dụng đất ........... 48
3.6.2. Tình hình sử dụng đất huyện Yên Thủy giai đoạn 2010-2014 ............. 48
3.6.2.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2014.................................... 48
3.6.2.2. Đánh giá tình hình biến động đất đai huyện Yên Thủy giai đoạn

2010-2014 .................................................................................................... 53
3.6.3.Tính hợp lý của việc sử dụng đất. ........................................................ 65
3.7. Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất huyện Yên Thủy- tỉnh
Hòa Bình ...................................................................................................... 66
3.7.1. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất huyện Yên Thủy ............................... 66
3.7.2. Quan điểm sử dụng đất và định hướng sử dụng đất huyện Yên Thủy
đến năm 2020 ............................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 71
4.1. Kết luận ................................................................................................. 71
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 74
PHỤ LỤC.................................................................................................... 76

~5~


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng đất Việt Nam [Tính đến 01/01/2013]*
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng đất Hòa Bình [tính đến 01/01/2011]
Bảng 3.1. Kết quả phân loại đất huyện Yên Thủy
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất giai đoạn 2010 – 2014 của huyện Yên Thủy
Bảng 3.3. Phân bố dân cư huyện Yên Thủy năm 2014
Bảng 3.4.Tình hình sử dụng đất huyện Yên Thủy giai đoạn 2010-2014
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Thủy giai đoạn
2010-2014
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Yên Thủy giai đoạn
2010 – 2014
Bảng 3.7. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo từng năm
huyện Yên Thủy


~6~


DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 3.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Thủy giai đoạn
2010-2014
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 huyện Yên Thủy
Biểu đồ 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Thủy năm 2014
Biểu đồ 3.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Yên Thủy năm
2014
Biểu đồ 3.5. Hiện trạng đất chưa sử dụng huyện Yên Thủy năm 2014
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu sử dụng đất theo đơn vị hành chính huyện Yên Thủy
Biểu đồ 3.7. Tình hình sử dụng đất huyện Yên Thủygiai đoạn 2010-2014
Biểu đồ 3.8. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyệnYên Thủy giai đoạn
2010-2014
Biểu đồ 3.9. Biến động đất chưa sử dụng huyện Yên Thủy giai đoạn 20102014

~7~


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu
sản xuất đặc biệt không gì cóthể thay thế được của ngành sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí,
khoáng sản nằm trong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí
cả sinh vật sống trong lòng đất.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí
cố định trong không gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một

cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở làm cho
mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị
và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây
dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức
xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với
nước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để
giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương
trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước
ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá
đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước.
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho
đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích
đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai
1988, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật
đất đai 1993 năm 1998, năm 2001, Luật đất đai năm 2003. Đặc biệt, Luật đất
đai năm 2013 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2014 đã từng bước đưa pháp
~8~


luật đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông
tư, Nghị định…đi kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ
quỹ đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận
tại điều 22 của Luật đất đai năm 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm
chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử
dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Huyện Yên Thủy thuộc tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 17/08/1964,

có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội.
Hiện tại, cơ cấu kinh tế của huyện phần lớn là nông nghiệp nhưng đang từng
bước chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Là một huyện miền núi phía Bắc, dân số chủ yếu là dân tộc Mường,
nhưng tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện khá cao trong những năm gần
đây, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai
nói chung. Điều này đòi hỏi UBND huyện Yên Thủy phải có những chính
sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất,
đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Sử dụng đất thế nào cho hợp lý và hiệu quả luôn là bài toán khó cho các
cấp quản lý, việc sử dụng đất diễn biến rất mạnh mẽ và luôn xảy ra biến động,
qua nghiên cứu và nhìn nhận thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh
giá tình hình sử dụng đất tại địa bàn huyện Yên Thủy- tỉnh Hòa Bình giai
đoạn 2010-2014”

~9~


1. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý
và sử dụng đất đai.
- Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất trong các gia đoạn phát triển của
huyện.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế
các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan
quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
2.

Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực


khách quan tình hình sử dụng đất đai ở địa phương.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợpvới thực tế, mang tính khả
thi cao.

~10~



×