Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 96 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà nội, ngày 6 tháng 5 năm 2017

Ngƣời cam đoan

Trần Hoàng Long


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành là quá trình nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn
huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Trƣớc hết tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành
đối với lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên viên của huyện và các xã trực thuộc của
huyện Yên Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đối với Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, lãnh đạo Phòng Đào tạo Sau đại học trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Để có đƣợc kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã nhiệt tình
hƣớng dẫn tôi làm luận văn là PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn – Giảng viên trƣờng Đại học
Lâm nghiệp.
Luận văn này đƣợc hoàn thành không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các cán
bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy, phòng Nông nghiệp và phát triển nông


thôn, phòng Thống kê… đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập
số liệu, nghiên cứu địa bàn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 6 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Hoàng Long


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn....................................................................................... 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ......................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về thu nhập và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân................ 4

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ gia đình nông dân ..................................... 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về thu nhập và thu nhập hộ nông dân ............................... 6
1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ .................. 16
1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao thu nhập của ngƣời nông dân trong bối cảnh
CNH, HĐH ...................................................................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao thu nhập của nông dân ................................ 21
1.2.1. Thực tiễn nâng cao thu nhập cho nông dân của một số nƣớc trên thế giới ... 21


iv

1.2.2. Các công trình nghiên cứu mới đây về thu nhập và nâng cao thu nhập
cho ngƣời dân miền núi ở Việt Nam .............................................................. 23
1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho nông dân một số địa phƣơng của Việt
Nam.................................................................................................................. 24
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Huyện Yên Thủy ....................................... 26
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Thủy - Hòa Bình ................................. 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 36
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 36
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 36
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................... 39
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 43
3.1. Những chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế nông hộ tại
huyện Yên Thủy .............................................................................................. 43
3.2. Thực trạng thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên thủy . 44
3.2.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra..................................................... 44
3.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra ............................. 46

3.2.3. Thực trạng thu nhập của các hộ ............................................................ 53
3.2.4. Những khó khăn trong SXKD của các hộ điều tra ............................... 66
3.3. Giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân Huyện Yên Thủy những năm tới ....73
3.3.1. Cải thiện cơ cấu nguồn thu theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn thu từ phi
nông nghiệp và phục vụ các khu công nghiệp và tỷ trọng thu từ nuôi trồng
thủy sản, từ sản xuất lâm nghiệp trong tổng nguồn thu của hộ nông dân ....... 74


v

3.3.2. Tăng cƣờng chính sách trợ giúp tạo cơ hội cho hộ có thu nhập thấp
nâng cao thu nhập, đồng thời chú ý đảm bảo tính công bằng trong thực hiện
chính sách hỗ trợ cho nông dân ....................................................................... 75
3.3.3.Tạo nhiều việc làm, tạo nhiều sinh kế mới cho nông dân ........................... 75
3.3.4. Tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm làm giàu các yếu
tố sản xuất của nông dân ................................................................................. 79
3.3.5. Hoàn thiện môi trƣờng chính sách, tăng cƣờng vai trò nhà nƣớc trong tổ
chức quản lý và phối hợp thực hiện các chủ trƣơng chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Yên Thủy ............................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Tên đầy đủ


Tên viết tắt

1

BQ

Bình quân

2

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

CNTB

Chủ nghĩa tƣ bản

4

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

5

CNCS


Chủ nghĩa cộng sản

6

DN

Doanh nghiệp

7

ĐTB

Điểm trung bình

8

GTSX

Giá trị sản xuất

9

KCN

Khu công nghiệp

10

KH&CN


Khoa học và công nghệ

11

NTN

Nông thôn mới

12

TT, CN

Trồng trọt, chăn nuôi

13

SXKD

Sản xuất kinh doanh


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai huyện Yên Thủy theo mục đích sử dụng ................ 30
Bảng 2.2. Thống kê tình hình lao động huyện Yên Thủy năm 2016 .............. 32
Bảng 2.3. Tổng hợp một số chỉ tiêu giá trị sản xuất huyện Yên Thủy 20142016 ................................................................................................................. 33
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra .............................................. 45
Bảng 3.2. Tình hình hoạt động trồng trọt của các hộ điều tra ............................ 47

Bảng 3.3. Thực trạng chăn nuôi tại các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu ... 48
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng các nguồn lực cho SXKD của các hộ............... 50
Bảng 3.5. Chi và cơ cấu chi sản xuất kinh doanh ........................................... 54
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất đạt đƣợc bình quân hộ gia đình năm 2016 ............ 57
Bảng 3.7. Quy mô và cơ cấu thu nhập bình quân của hộ năm 2016 .............. 59
Bảng 3.8. Các nguồn thu nhập theo tiêu chí hộ có liên quan học vấn chủ hộ ........62
Bảng 3.9. Thu nhập bình quân nông hộ theo tiêu chí có và không tham gia các
khóa bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ sản xuất................................................... 64
Bảng 3.10. Tác động của việc di chuyển lao động đến biến đổi thu nhập theo loại
hình nông hộ năm 2016 .................................................................................... 65
Bảng 3.11. Thống kê khó khăn của hộ trong quá trình sản xuất .................... 67
Bảng 3.12. Đánh giá của đối tƣợng điều tra về những khó khăn tác động đến nâng
cao thu nhập của nông hộ (Cho điểm từ một đến 5, trong đó 5 là khó khăn nhất)68
Bảng 3.13. Đánh giá về các chính sách tác động đến thu nhập ...................... 71


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Thủy............................................... 29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông dân nƣớc ta hiện nay chiếm gần 70% dân số và khoảng 50% lực lƣợng
lao động xã hội. Thực hiện công cuộc đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp
nông dân khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dƣng nông
thôn mới, cùng với nhân dân cả nƣớc tiếp tục phát huy truyền thống yêu nƣớc, đoàn

kết, tự lực, tự cƣờng, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo đã tạo nên những thành tựu
khá toàn diện trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính, suy thoái kinh tế toàn cầu thì kinh tế nông nghiệp luôn là trụ đỡ, là nhân tố tạo
sự ổn định cho phát triển đất nƣớc, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
tăng trƣởng ổn định, bền vững, đến năm 2014 đã chặn đƣợc đà tụt giảm tăng trƣởng
nông nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua các năm; đời
sống của nhân dân, trong đó đại bộ phận là nông dân đƣợc cải thiện.
Mặc dù thu nhập đƣợc cải thiện đáng kể, nhƣng ngƣời dân nông thôn vẫn chiếm
đa số trong cộng đồng ngƣời nghèo tại Việt Nam. Sự chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa
thành thị và nông thôn là lớn mặc dù tỷ lệ nghèo nông thôn đã giảm nhanh chóng kể từ
năm 1998. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a bình
quân khoảng 45%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn 16 % (giảm từ mức tỷ lệ
cao 66% năm 1993), tƣơng đƣơng với 14,2 triệu ngƣời dân trong tổng số 60 triệu
dân nông thôn vẫn sống trong cảnh nghèo khó với mức sống thấp. Điều này tƣơng
phản với tỷ lệ dân nghèo thành thị giảm từ mức 25% năm 1993 xuống chỉ còn
khoảng 3% năm 2012, do vậy nâng cao thu nhập cho hộ nghèo chủ yếu chỉ còn là
vấn đề lớn ở khu vực nông thôn.
Là một huyện miền núi nằm ở phía cuối tỉnh Hòa Bình có nhiều tài nguyên song
điều kiện địa hình trắc chở, vùng đất bằng phẳng bị chia cắt nên khó tập trung phát
triển trồng cây lƣơng thực, phần đông dân số là anh em dân tộc ít ngƣời: Mƣờng,
Hoa… với điều kiện dân trí còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, lạc hậu.
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, huyện Yên
Thủy đã có những cố gắng hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no cho đồng bào dân


2

tộc nơi đây, đặc biệt là quan tâm phát triển nông-lâm-nghiệp giúp bà con cải thiện thu
nhập và đời sống nông dân, song những thành tựu mang lại còn rất chậm. Nông dân
vẫn còn trong tình trạng khó khăn do tình trạng thiếu vốn sản xuất, do tiến bộ kỹ thuật

chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi, việc đa dạng hóa sinh kế, đa dạng hóa phát triển ngành
nghề trong thôn thôn còn chƣa mạnh, các chính sách khuyến nông phát huy chƣa
mạnh, công tác tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp, phối hợp thực hiện của các
ban ngành còn nhiều hạn chế, chƣa hỗ trợ tốt cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của
nông dân. Về phía nông dân, tình trạng tiếp cận giáo dục, đào tạo thấp, nguồn vật lực,
tài lực còn nhiều khó khăn. Tất cả những điều đó hạn chế đến tốc độ tăng thu nhập
cũng nhƣ đa dạng hóa nguồn thu của nông dân. Chính vì thế việc nghiên cứu giải pháp
nâng cao thu nhập hộ nông dân tại địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình hiện nay là
có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập
của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao thu nhập cho nông hộ tại huyện Yên Thủy, Hòa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống cơ sở luận và thực tiễn về thu nhập và nâng cao thu nhập cho
nông hộ.
+ Đánh giá thực trạng thu nhập của nông hộ tại huyện Yên Thủy, Hòa Bình.
+ Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân tại huyện Yên Thủy
tỉnh Hòa Bình.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập nông hộ tại huyện Yên Thủy,
Hòa Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Thu nhập, các nguồn lực và cách thức sử dụng nguồn lực của nông hộ tại huyện
Yên Thủy, Hòa Bình.


3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Phân tích, đánh giá thu nhập nông hộ tại huyện Yên
Thủy, Hòa Bình giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016.
+ Phạm vi về không gian: huyện Yên Thủy, Hòa Bình
+ Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2014 đến năm
2016.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập và nâng cao thu nhập hộ nông dân.
- Thực trạng thu nhập nông hộ tại huyện Yên Thủy, Hòa Bình.
- Các yếu tố tác động đến thu nhập nông hộ tại huyện Yên Thủy, Hòa Bình.
- Giải pháp nâng cao thu nhập nông hộ tại huyện Yên Thủy, Hòa Bình
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. kết cấu luận văn gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
1.1. Cơ sở lý luận về thu nhập và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ gia đình nông dân
1.1.1.1. Lý luận về hộ nông dân
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, ra đời rất sớm trong
lịch sử và tồn tại qua nhiều phƣơng thức sản xuất, nhiều chế độ xã hội. Sự bền vững,
đặc điểm và vai trò của kinh tế hộ nông dân đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu.

Hộ nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các
nguồn lực (đất đai, tƣ liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) đƣợc góp thành vốn
chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dƣới một mái nhà, ăn chung, mọi
ngƣời đều hƣởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các
thành viên là ngƣời lớn trong hộ gia đình.
Nhƣ vậy kinh tế hộ nông dân là một loại hình kinh tế đặc biệt, nó có thể thích
ứng và tồn tại trong mọi phƣơng thức sản xuất xã hội, sự khác biệt với các hình thức tổ
chức sản xuất khác đó là sử dụng sức lao động gia đình là chính, chính đặc điểm này
khiến cho kinh tế hộ nông dân tồn tại ngay khi khủng hoảng kinh tế, các nhà tƣ sản
và các doanh nghiệp có thể bị phá sản trong khi đó kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại.
Từ những nghiên cứu trên chúng tôi thống nhất kinh tế hộ nông dân đƣợc khái
quát trên các nội dung sau: Hộ gia đình nông dân là đơn vị xã hội có chung một cơ sở
kinh tế. Các nguồn lực đất đai, tƣ liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động đƣợc góp
thành vốn chung, có chung một ngân quỹ. Cùng sống chung dƣới một mái nhà, ăn
chung, mọi ngƣời đều hƣởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến
chung của thành viên trong gia đình và quyết định thuộc quyền của chủ hộ.
1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân Việt Nam
Thứ nhất, kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế phổ biến của nông
thôn vùng núi Việt Nam với hƣớng sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp. Kinh tế hộ
nông dân có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài, có nhiều biến đổi trong tổ chức và quản


5

lý, có nhiều hình thức đa dạng, nhƣng chủ yếu đƣợc tổ chức ở quy mô gia đình, các
hình thức của kinh tế hộ bao gồm:
+ Trang trại gia đình nông, lâm nghiệp: lao động chủ yếu là lao động gia đình,
một phần sử dụng lao động của họ hàng, ít sử dụng lao động làm thuê, ngành nghề sản
xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, đƣợc quản lý bởi chủ hộ.
+ Liên doanh: các hộ nông dân liên kết với trang trại hoặc đơn vị kinh doanh

khác thành một đơn vị thống nhất với tƣ cách pháp nhân thuộc hộ gia đình. Hộ nông
dân gần nhà máy sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty. Theo mô hình này, hộ
nông dân trong vùng là những vệ tinh cung cấp nguyên liệu cho các công ty. Đây là
những hình thức liên kết tốt trong sản xuất, tận dụng nguồn đất đai, nhân lực của hộ
nông dân trong vùng.
+ Công ty cổ phần: Hình thức tổ chức sản xuất này nhằm tiến hành sản xuất,
chế biến, tiêu thụ với quy mô lớn
+ Hình thức ủy thác: chủ hộ có ruộng, có rừng, họ uỷ thác cho anh em, bà con
tiếp tục duy trì thay họ để sản xuất. Có nhiều mô hình kiểu này hiện nay đang xuất hiện
ở vùng trung du và miền núi nhƣ trang trại cây ăn quả, trang trại nuôi cá, trang trại
vƣờn rừng ở vùng núi.
+ Các hộ nông, lâm nghiệp tự nguyện hợp tác với nhau trong sản xuất dịch vụ
để sản xuất kinh doanh: Các công ty Nông, Lâm nghiệp trực tiếp lo phần dịch vụ lâu
dài (Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác) và bao tiêu sản phẩm.
+ Hộ nông dân nông, lâm nghiệp sản xuất độc lập tự chủ: Các hộ này sử dụng
sức lao động gia đình tiến hành sản xuất và từ tích luỹ nhằm duy trì cuộc sống của hộ.
ở vùng núi nƣớc ta loại này hiện nay là phổ biến.
Thứ hai, do sản xuất nông lâm nghiệp chịu rủi ro nhiều, để chống lại rủi ro đó,
phòng những thời gian mất mùa, thiên tai hộ nông, lâm nghiệp phải phát triển theo
hƣớng tổng hợp nhiều ngành nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Trong từng
ngành, hộ tiến hành trồng nhiều loại cây trồng, nuôi nhiều con gia súc khác nhau với
mục đích tự sản tự tiêu, song một mặt phòng khi giáp hạt, rải thời vụ, thời tiết khó
khăn gây mất mùa loại này thì còn có loại khác thay thế. Trong hệ thống nông nghiệp


6

của hộ ngoài ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc ở miền núi hộ còn có tiềm năng đất
rừng đƣợc gắn bó với nhau tạo thành mô hình kinh tế bền vững.
Thứ ba, hộ nông dân là một đơn vị độc lập tự chủ nhƣng đồng thời là một đơn

vị xã hội với những đặc trƣng riêng của nó. Cụ thể:
+ Về quan hệ sở hữu tƣ liệu sản xuất: Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt quý
giá của hộ nông lâm nghiệp. Hộ nông dân đƣợc sử dụng lâu dài ruộng, đất và chỉ nhƣ
vậy hộ mới phát huy đƣợc quyền tự chủ trong sản xuất nông, lâm nghiệp, cùng với các
quyền cho thuê sử dụng. Do có nhiều tƣ liệu vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ đời
sống nên hộ không thể tiến hành tính khấu hao một cách rõ ràng nhƣ các doanh nghiệp
sản xuất khác.
+ Quan hệ quản lý: do làm chủ về tƣ liệu sản xuất nên hộ hoàn toàn có khả năng
làm chủ về quản lý, quyền này thuộc về thế hệ bố mẹ trong gia đình.
+ Quan hệ phân phối: hộ nông dân sẽ tự mình định đoạt những sản phẩm do gia
đình làm ra sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Hộ dùng một phần thu nhập
của mình để trang trải chi phí sản xuất, còn một phần hộ dùng để tiêu dùng đảm bảo
đời sống cho gia đình, và phần còn lại đề tích luỹ.
Thứ tƣ, hộ nông dân không những là một đơn vị kinh tế mà còn là một đơn vị
xã hội: Tính chất này là đặc trƣng trong kinh tế hộ, bố mẹ có trách nhiệm với con cái
đến lúc con cái trƣởng thành, con cái có trách nhiệm với bố mẹ đến lúc tuổi già, đau
ốm, quá cố. Quan hệ hàng xóm láng giềng, làng bản thông qua các thể chế, già làng,
trƣởng bản. Có thể nói hộ nông, lâm nghiệp bị chi phối rất lớn bởi quan hệ này.
1.1.2. Cơ sở lý luận về thu nhập và thu nhập hộ nông dân
1.1.2.1. Khái quát các lý thuyết về thu nhập của người lao động
1.1.2.1.1 Lý thuyết thu nhập của người lao động của Adam Smith và David Ricardo
Adam Smith là một nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở nƣớc Anh và trên
thế giới. Ông là một trong những bậc tiền bối lớn của C.Mác. Trong những tác phẩm
của mình, A.Smith đã trình bày một cách khá hệ thống các lý thuyết kinh tế, trong đó
có lý thuyết về tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động đã làm cho ông nổi tiếng.
Theo ông trong xã hội "nguyên thuỷ" trƣớc chủ nghĩa tƣ bản, thì toàn bộ sản


7


phẩm thuộc về ngƣời lao động. Điều đó có nghĩa là A.Smith đã khẳng định rằng
một khi ngƣời lao động làm việc bằng chính những tƣ liệu sản xuất và ruộng đất của
mình, thì lẽ công bằng là ngƣời sản xuất đó phải nhận đƣợc sản phẩm toàn vẹn của
lao động của họ.
Ông khẳng định trong điều kiện của xã hội tƣ bản, tức là khi sở hữu tƣ bản
chủ nghĩa xuất hiện, ngƣời lao động bây giờ mất hết tƣ liệu sản xuất buộc phải trở
thành ngƣời làm thuê cho chủ tƣ bản. Trong điều kiện nhƣ vậy, ngƣời làm thuê chỉ
nhận đƣợc một số tiền từ phía chủ sau khi đã làm việc cho chủ với một thời gian
nhất định. Số tiền đó đƣợc gọi là tiền lƣơng. Vậy lúc này tiền lƣơng của những
ngƣời công nhân làm thuê không phải là toàn bộ giá trị sản phẩm lao động của họ,
thực ra nó chỉ là một bộ phận giá trị đó.
Adam Smith xác định cơ sở của lƣợng tiền lƣơng là giá trị những tƣ liệu sinh
hoạt cần thiết để nuôi sống ngƣời công nhân làm thuê và giáo dục, nuôi dƣỡng con
cái anh ta để có thể đƣa ra thay thế trên thị trƣờng lao động.
Ông chỉ ra mức bình thƣờng của tiền lƣơng và cho rằng tiền lƣơng phải đạt
đƣợc ở mức (giới hạn) tối thiểu. Theo A.Smith, tiền lƣơng không đƣợc hạ thấp
quá giới hạn đó, vì ngƣời ta bao giờ cũng có khả năng sống bằng lao động của
mình và nếu nhƣ thấp hơn giới hạn tối thiểu này sẽ là thảm hoạ cho sự tồn tại của
các dân tộc.
Adam Smith đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng và
khẳng định trƣớc hết là mức tiền lƣơng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của
mỗi nƣớc. Bằng những cứ liệu khoa học ông chỉ ra rằng mức lƣơng thấp hơn giới
hạn tối thiểu chỉ có ở những nƣớc đang diễn ra sự thoái hoá về kinh tế. Chẳng hạn,
ở Ân Độ đang bị các công ty Đông Ấn của Anh thống trị và ở Trung Quốc thì tiền
lƣơng chỉ cao hơn mức tối thiểu không đáng kể vì ở đây nền kinh tế đang bị trì trệ.
Còn ở những nƣớc đang có nền kinh tế phát triển mạnh, trong tiền lƣơng,
ngoài mức tối thiểu ra thì còn có một phần khác cao hơn. Phần này do định mức tiêu
dùng truyền thống, mức sống văn hoá quyết định. Ví dụ tiền lƣơng ở Mỹ cao hơn
tiền lƣơng ở Anh vì ở Mỹ trình độ phát triển kinh tế cao hơn (tăng trƣởng và phát



8

triển nhanh hơn). Thứ đến, A.Smith còn chỉ ra những nhân tố khác ảnh hƣởng đến
tiền lƣơng nhƣ: điều kiện sản xuất khác nhau trả công khác nhau, những công việc
mang tính chất thời vụ đƣợc trả công khác với các công việc khác, tiền lƣơng cao
khi sử dụng những đối tƣợng lao động đắt tiền, quy mô tiền lƣơng phải gắn với
trình độ tay nghề, với việc học tập và đào tạo [14].
Đối lập với quan điểm của các nhà kinh tế học đƣơng thời ủng hộ trả lƣơng
theo mức tối thiểu, A.Smith ủng hộ mức tiền lƣơng cao (dễ chịu), vì ông cho rằng
tiền lƣơng cao sẽ tạo điều kiện tăng trƣởng kinh tế. Cụ thể là tiền lƣơng cao, ngƣời
lao động phấn khởi tìm mọi cách tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân
nói chung. Đến lƣợt mình tăng thu nhập quốc dân dẫn đến khả năng tích luỹ tƣ bản
và do đó tăng cầu về lao động và suy đến cùng thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.
Từ đó ông khẳng định rằng Nhà nƣớc tƣ sản cũng nhƣ các chủ tƣ bản không
sợ khi trả lƣơng cao cho những ngƣời lao động vì cơ chế tự phát thị trƣờng lao động
sẽ tự điều tiết chi phí tiền lƣơng. Mặc dù có những tƣ tƣởng hợp lý, khá thiên tài
nhƣ trên, nhƣng A.Smith không thể tránh khỏi hạn chế khi lẫn lộn lao động với sức
lao động và coi tiền lƣơng là giá cả của lao động [14].
Tiếp tục sự nghiệp của A.Smith về vấn đề tiền lƣơng, D.Ricardo cho rằng giá
trị đƣợc tạo ra gồm hai phần: tiền lƣơng và lợi nhuận. Và ông đã khẳng định về sự
đối kháng giữa tiền lƣơng và lợi nhuận. Ông nhận thấy quy luật của tƣ bản là: năng
suất lao động tăng lên, tiền lƣơng giảm và lợi nhuận tăng. Ông có ý đồ giải quyết
việc xác định tiền lƣơng theo quy luật giá trị nhƣng không thành công vì giống nhƣ
A.Smith, ông vẫn chƣa phân biệt đƣợc lao động và sức lao động. Tuy nhiên,
D.Ricardo vẫn xác định đúng tiền công của công nhân phải ngang với giá trị những
tƣ liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho công nhân và gia đình anh ta.
Một trong những công lao to lớn của D.Ricardo là phân tích tiền công thực tế
và xác định nó nhƣ là một phạm trù kinh tế. Ông nhấn mạnh lƣợng hàng hoá mà
ngƣời công nhân mua đƣợc bằng tiền công chƣa quyết định địa vị xã hội của ngƣời

đó. Sự quyết định tình cảm của công nhân phụ thuộc vào mối tƣơng quan giữa tiền
lƣơng và lợi nhuận.


9

Do ảnh hƣởng của quy luật nhân khẩu của Thomas Robert Malthus.
D.Ricardo đã cho rằng tiền lƣơng cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn đến
cung về lao động lớn hơn cầu về lao động, và do đó lại làm cho tiền lƣơng hạ
xuống, đời sống của công nhân xấu đi là kết quả tất yếu của việc tăng dân số. Điều
tiến bộ khác trong lý luận tiền lƣơng của ông là ông đã xem xét những ngƣời lao
động làm thuê và tiền lƣơng của họ trong mối quan hệ với giai cấp tƣ sản [14].
Từ việc nghiên cứu khái quát lý luận tiền lƣơng của A.Smith và D.Ricardo
cho phép ta rút ra các nhận xét: i) Thành tựu lớn nhất là họ đã đứng vững trên lý
luận giá trị lao động để giải thích vấn đề tiền lƣơng; ii) Họ đã đƣa ra mức tối thiểu
của tiền lƣơng và xác định các nhân tố ảnh hƣởng tiền lƣơng làm cơ sở cho việc
tính toán, xác định tiền lƣơng trong thực tế; iii) Họ xem xét vấn đề tiền lƣơng trong
mối quan hệ giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội đó. Từ đó đã gián tiếp chỉ ra đâu
là khoản thu nhập không lao động, đâu là phần lao động không đƣợc trả công sòng
phẳng; iv) Cả A.Smith và D.Ricardo đều coi tiền lƣơng là giá cả của lao động, tức
là ngƣời lao động đã đƣợc trả công một cách sòng phẳng ngang với lao động mà
mình đã bỏ ra. Đây là điều phi lý dƣới chủ nghĩa tƣ bản.
1.1.2.1.2. Lý luận về thu nhập của S. Sismondi
Là một nhà kinh tế học cổ điển có xu hƣớng bảo vệ sản xuất nhỏ, S.
Sismondi coi công nhân là ngƣời sáng tạo ra của cải vật chất. Ông chỉ rõ sự khác
nhau giữa thu nhập có lao động của công nhân với thu nhập không lao động của
nhà tƣ bản. Theo ông, tiền lƣơng phải ngang bằng toàn bộ giá trị sản phẩm của công
nhân [14].
1.1.2.1.3. Lý luận của C.Mác về tiền lương
Các nhà kinh tế học cổ điển trƣớc C.Mác đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất

định trong việc giải quyết các vấn đề lý luận về tiền lƣơng, lợi nhuận, địa tô. Bên
cạnh đó họ không thể tránh khỏi những hạn chế, nhầm lẫn quanh co trong việc giải
quyết các vấn đề này. C.Mác trên cơ sở tiếp thu có phê phán, chọn lọc đã trình bày
một cách có hệ thống và khá hoàn chỉnh các vấn đề lý luận nói trên.
C.Mác chỉ rõ, công nhân làm việc cho các nhà tƣ bản trong một thời gian nào


10

đó, sản xuất ra một lƣợng hàng hoá nào đó, thì nhận đƣợc một số tiền trả công
nhất định. Tiền công đó chính là tiền lƣơng. Tiền lƣơng không phải là giá trị hay
là giá cả của lao động. Vì lao động không phải là hàng hoá và không phải là đối
tƣợng mua bán. Cái mà công nhân bán cho nhà tƣ bản chính là sức lao động. Do
đó tiền lƣơng mà nhà tƣ bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Từ
việc giải thích đó C.Mác khẳng định bản chất của tiền lƣơng dƣới chủ nghĩa tƣ
bản là giá trị hay giá cả sức lao động, nhƣng lại biểu hiện ra bên ngoài thành giá
trị hay giá cả lao động.
Mác đã chỉ rõ giá trị sức lao động là giá trị những tƣ liệu sinh hoạt nuôi sống
ngƣời công nhân và gia đình anh ta. Nó bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố
tinh thần lịch sử. Vì vậy khi xác định tiền lƣơng phải xác định các yếu tố sau: giá trị
tƣ liệu sinh hoạt nuôi sống ngƣời công nhân và gia đình anh ta; nhu cầu về tinh
thần, lịch sử, dân tộc; chi phí học tập, nâng cao trình độ; chi phí nuôi sống ngƣời
công nhân khi về hƣu.
C.Mác chỉ ra hai hình thức cơ bản của tiền lƣơng: tiền lƣơng tính theo thời
gian và tiền lƣơng tính theo sản phẩm.
Tiền lƣơng tính theo thời gian là hình thức tiền lƣơng mà số lƣợng của nó
phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tuần lễ, tháng). Việc
nghiên cứu cặn kẽ hình thức trả lƣơng theo thời gian đã giúp chúng ta hiểu rõ những
mánh khoé tăng cƣờng bóc lột giá trị thặng dƣ dƣới CNTB.
Tiền lƣơng tính theo sản phẩm là hình thức tiền lƣơng mà số lƣợng của nó

phụ thuộc vào số lƣợng sản phẩm hay số lƣợng những bộ phận của sản phẩm mà
công nhân đã sản xuất ra, hoặc tuỳ theo khối lƣợng công việc đã hoàn thành. C.Mác
chỉ rõ chế độ trả lƣơng theo sản phẩm dƣới CNTB làm cho cƣờng độ lao động tăng
lên không ngừng. Ngƣời lao động làm thuê buộc phải lao động khẩn trƣơng hơn để
sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nhằm hy vọng nhận đƣợc số tiền đủ mua những tƣ
liệu sinh hoạt cần thiết. Nhƣng bằng cách điều chỉnh đơn giá sản phẩm, nhà tƣ bản
cũng sẽ thu đƣợc nhiều giá trị thặng dƣ hơn.
C.Mác cũng chỉ ra sự khác nhau giữa tiền lƣơng danh nghĩa và tiền lƣơng


11

thực tế và khẳng định nếu khoảng cách giữa chúng càng lớn thì đó là nguy cơ đối
với cuộc sống của ngƣời làm công ăn lƣơng. Sự biến đổi của tiền lƣơng phụ thuộc
nhiều nhân tố: năng suất lao động, trình độ thành thạo của ngƣời lao động...[14].
1.1.2.1.4. Nhận xét chung về lý thuyết thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển và
của C.Mác
Nét chung trong lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế học tƣ sản
cổ điển và C.Mác là các lý thuyết này đều đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trịlao động, thu nhập là bộ phận giá trị mới do lao động của ngƣời sản xuất tạo ra trong
quá trình sản xuất (V+M) sau khi đã trừ đi những chi phí vật chất (C). Phần giá trị
mới đó bao gồm: V là phần trả công cho ngƣời sản xuất, gọi là tiền lƣơng. Nhƣ vậy
bản chất của tiền lƣơng là thu nhập của ngƣời công nhân, thu nhập có lao động.
Ngƣời lao động làm việc cho chủ, sẽ tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân mình.
1.1.2.2. Các lý thuyết hiện đại về thu nhập.
Thừa kế các quan niệm về thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển và C.
Mác các nhà kinh tế học hiện đại quan tâm đến thu nhập nhƣ là một chính sách, một
công cụ chủ yếu của kinh tế vĩ mô, nhằm để giải quyết vấn đề công bằng, một trong
những mục tiêu mà bất cứ một nền kinh tế hiện đại nào cũng phải tính tới. Chính vì
thế, nội dung cốt lõi của chính sách thu nhập là vấn đề phân phối thu nhập. Các vấn
đề xung quanh việc phân phối thu nhập thuộc loại gây nhiều tranh cãi nhất trong tất

cả các loại hình kinh tế học. Một số ngƣời cho rằng thu nhập cao là kết quả của sức
mạnh độc quyền của các doanh nghiệp lớn. Một số khác cho rằng tiền công và lợi
nhuận chỉ là kết quả hoạt động của thị trƣờng có tính cạnh tranh. Nhiều ý kiến lại
cho rằng, dù thế nào đi chăng nữa, chính phủ nên sử dụng quyền lực của mình để
phân phối lại thu nhập từ ngƣời giàu sang ngƣời nghèo bằng công cụ thuế và
chuyển khoản.
Có hai phƣơng thức phân phối thu nhập thƣờng đƣợc nhắc đến trong các lý
thuyết kinh tế hiện đại là: phân phối thu nhập theo chức năng và phân phối thu nhập
theo mức độ.
Phân phối thu nhập theo chức năng cho ta biết tổng thu nhập của một nền


12

kinh tế đƣợc phân chia giữa các yếu tố sản xuất khác nhau nhƣ thế nào. Phƣơng
thức phân phối này có liên quan đến sự phân chia giữa các yếu tố sản xuất theo
truyền thống là đất đai, tƣ bản và lao động.
Phân phối theo mức độ cho ta biết thu nhập quốc dân đƣợc phân chia cho các
cá nhân, và các hộ gia đình khác nhau nhƣ thế nào, không phân biệt các dịch vụ về
các yếu tố sản xuất đem lại thu nhập cho họ. Kiểu phân phối theo mức độ thƣờng
hay đƣợc dùng nhƣ là thƣớc đo trực tiếp của phúc lợi.
Phân phối thu nhập theo nhiều lý thuyết, đƣợc xác định chủ yếu theo quyền
sở hữu về các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Sự
phân phối thu nhập theo chức năng quan trọng nhƣ nó là nguyên nhân của mức độ
phúc lợi.
Trong lịch sử phát triển các tƣ tƣởng kinh tế, đã có nhiều nhà kinh tế học ủng
hộ lý thuyết phân phối thu nhập dựa trên cơ sở vai trò các yếu tố sản xuất. Có thể
thấy rõ quan điểm này qua lý thuyết phân phối của John Bates Clark, đại biểu cho
trƣờng phái "giới hạn" ở Mỹ. Ông đã phối hợp các lý thuyết về ’’lợi ích”, lý thuyết
"năng suất giới hạn" và lý thuyết "năng lực chịu trách nhiệm" của các yếu tố sản

xuất để phân tích phân phối thu nhập. Theo đó, thu nhập là "năng lực chịu trách
nhiệm" của các yếu tố sản xuất. Ở đây công nhân có lao động, địa chủ là ngƣời có
đất đai, nhà tƣ bản là ngƣời có vốn, họ đều nhận đƣợc sản phẩm "giới hạn" tƣơng
ứng là tiền lƣơng, địa tô và lãi suất. Phần còn lại là thặng dƣ của ngƣời sử dụng các
yếu tố sản xuất hay lợi nhuận của nhà kinh doanh[14].
Đồng thời với quan điểm phân phối thu nhập của Clark, Alfred Monshall,
ngƣời sáng lập ra trƣờng phái Cambridge (Anh) đƣa ra lý thuyết giá trị, phân phối
và trao đổi. Trong lý thuyết của mình A.Monshall cho rằng "lợi tức cổ phần" (tức
thu nhập quốc dân) của mỗi một quốc gia vừa là sản phẩm ròng của các yếu tố sản
xuất, vừa là nguồn duy nhất của những khoản thanh toán của các yếu tố đó[13].
Tiếp thu quan điểm của Alfred Marshall, Pigou ngƣời sáng lập của "Kinh tế
học phúc lợi" cho rằng phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào lƣợng thu nhập quốc dân,
tình hình phân phối thu nhập quốc dân và tình hình dao động của thu nhập quốc


13

dân. Ông cho rằng quá trình tăng phúc lợi kinh tế là quá trình nâng cao hiệu quả sản
xuất, từ đó làm tăng thu nhập quốc dân và có thể đó cũng sẽ là điều kiện để thực
hiện sự phân phối đồng đều thu nhập. Theo ông, điều quan trọng để tăng thu nhập
quốc dân là phải sử dụng tối ƣu nguồn tài nguyên[15].
Nhƣ ta đã biết, các nhà kinh tế học cổ điển và C.Mác cũng đã nhìn thấy
nguyên nhân và hậu quả của những bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo trong xã hội
tƣ bản. Song các nhà kinh tế học cổ điển không đƣa ra đƣợc con đƣờng giải quyết
mà đi theo hƣớng bào chữa cho sự bóc lột, phân hoá nghèo khổ đó. C.Mác đƣa ra
giải pháp là phải thông qua cách mạng bạo lực lật đổ CNTB, xây dựng CNXH,
CNCS một xã hội bình đẳng, không có ngƣời bóc lột ngƣời. Các nhà kinh tế học
tƣ sản hiện đại nhƣ P.A.Samuelson lại chủ trƣơng là bằng giải pháp can thiệp của
Nhà nƣớc thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô nhƣ thuế và các chính sách chống
đói nghèo để giải quyết nó [14].

1.1.2.3. Thu nhập của hộ nông dân
1.1.2.3.1. Khái niệm thu nhập của hộ nông dân
Trƣớc sức ép từ sự biến đổi xã hội, sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, của
CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thu nhập của nông hộ có sự biến đổi cả về quy
mô lẫn cơ cấu. Để có thu nhập, trƣớc hết nông dân phải là ngƣời sản xuất sản phẩm để
họ tiêu dùng và bán trên thị trƣờng. Vì thế, thu nhập của nông dân trƣớc hết là từ sản
xuất nông nghiệp (theo nghĩa là cả nông, lâm và thủy sản).
Tuy nhiên, dƣới tác động của CNH, HĐH, của kinh tế thị trƣờng và hội nhập
kinh tế quốc tế, nông dân trong điều kiện mới không chỉ thực hiện các hoạt động
nông nghiệp mà còn tiến hành các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Thực tế
chứng minh các hoạt động phi nông nghiệp đóng góp từ 20-70% thu nhập của nông
hộ đối với các gia đình nông dân ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Nói cách
khác, để có đƣợc thu nhập đảm bảo chi tiêu cho đời sống thì nông dân ngoài thời
gian làm nông nghiệp, còn tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, và dịch
vụ khác. Không những thế, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc di chuyển
lao động quốc tế cũng mang về cho hộ gia đình nông dân những khoản thu nhập
nhất định.


14

Ngoài những khoản tiền có đƣợc từ sự tham gia vào thị trƣờng lao động thì
nông hộ còn nhận đƣợc thu nhập từ các khoản cho thuê tài sản, các khoản chuyển
khoản (trợ giúp) của hỗ trợ từ gia đình, ngƣời thân, từ chính phủ và các tổ chức xã
hôi khác. Nguồn gốc bản chất của các khoản này cũng có sự khác nhau.
Đối với khoản thu nhập cho thuê tài sản, về bản chất là sự sinh lời của lao
động quá khứ của hộ gia đình, nó do tích lũy của các hộ gia đình mang lại. Đối với
các khoản hỗ trợ từ gia đình, từ ngƣời thân cũng là thu nhập có lao động của các
thành viên trong gia đình di chuyển ra huyện làm việc hoặc lao động xuất khẩu
mang lại. Nhƣ thế, các khoản thu nhập này cũng là thu nhập có lao động của gia

đình hộ nông dân. Riêng khoản trợ giúp từ chính phủ, từ các tổ chức xã hội là các
khoản không trực tiếp do lao động của hộ gia đình.
Từ đó, thu nhập của nông dân đƣợc hình thành trên hai nguồn cơ bản: (i) nguồn
do ngƣời dân sử dụng sức lao động kiếm đƣợc thu nhập từ thị trƣờng lao động và (ii)
nguồn có đƣợc nhƣng không phải thông qua trao đổi từ sức lao động của họ trên thị
trƣờng. Vậy thu nhập của nông dân có thể đƣợc hiểu là tổng các khoản tiền mà họ thu
được trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm các khoản tiền nhận được từ các
hoạt động nông nghiệp của gia đình, các khoản tiền từ các hoạt động phi nông nghiệp
và các khoản tiền khác như trợ cấp, hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội khác[12].
Nói cách khác, thu nhập của nông dân đƣợc hình thành từ hai nguồn. Thứ
nhất từ việc làm của họ trên thị trƣờng lao động; và thứ hai, là từ sự trợ giúp từ
chính phủ và các tổ chức xã hội. Trong đó, nguồn thứ nhất là chủ yếu, nó đảm bảo
để nuôi sống ngƣời nông dân và gia đình họ. Nguồn thứ hai, hỗ trợ cho ngƣời dân
khi gặp phải những biến đổi không lƣờng trƣớc nhƣ thiên tai, địch họa,...
1.1.2.3.2.Các bộ phận cấu thành thu nhập của nông hộ hiện nay.
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay, lao động phải làm nhiều nghề
một lúc để duy trì cuộc sống, quan điểm về việc làm của nông dân hiện nay, do đó,
cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện hiện tại. Trong những lúc nông nhàn,
nông dân tham gia vào một số hoạt động kinh tế khác để tìm kiếm thu nhập duy trì cuộc
sống của bản thân và gia đình. Đồng thời thực hiện các chính sách xã hội, Nhà nƣớc


15

cũng đã sử dụng nguồn ngân sách để trợ giúp nông dân khi gặp thiên tai, mất mùa,…Vì
thế thu nhập của nông dân đƣợc hình thành từ các nguồn sau đây:
Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ. Thu nhập từ
nông nghiệp của hộ đƣợc hiểu là những khoản thu nhập có đƣợc khi nông dân thực
hiện những công việc tạo ra nông, thủy hải sản. Trong nghiên cứu này, thu nhập từ
nông nghiệp đƣợc tính trên cơ sở giá trị nông, hải sản đƣợc tạo ra trừ đi chi phí sản

xuất để có đƣợc sản phẩm đó.
Thứ hai, thu nhập từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp của hộ bao gồm những
khoản thu bằng tiền từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác sản
phẩm từ rừng…).
Thứ ba, thu nhập phi nông nghiệp bao gồm những khoản thu bằng tiền mà
ngƣời nông dân có đƣợc thông qua việc tham gia vào các hoạt động kinh tế ngoài nông
nghiệp ở nông thôn. Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của nông dân liên quan đến các
công việc nhƣ gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với những
vùng nông thôn có làng nghề); lao động làm thuê trong nông thôn nhƣ chuyên chở vật
liệu xây dựng, nhổ cỏ thuê, cày thuê, gặt thuê, phun thuốc trừ sâu ….
Thứ tư, thu nhập từ phục vụ các khu công nghiệp và lao động di làm ở nơi khác.
Trong thực chất, đây là loại thu nhập phi sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Tuy nhiên,
trong điều kiện CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ, tác giả muốn tách các hoạt động mang lại
thu nhập này để xem mức độ tác động của công nghiệp đối với thu nhập của nông hộ
thể hiện nhƣ thế nào. Bao gồm nguồn thu nhập từ ngƣời lao động di chuyển từ nông
thôn ra thành thị kiếm việc làm trong khu vực phi chính thức nhƣ giúp việc gia
đình, hoặc là làm việc trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong nƣớc và
xuất khẩu lao động cũng đóng góp một phần thu nhập cho hộ gia đình nông dân.
Thứ năm, thu nhập từ các hoạt đông thương mại, dịch vụ của hộ bao gồm
thu nhập có đƣợc từ hoạt động này thông qua hoạt động buôn bán nhỏ, tham gia lƣu
thông hàng hoá từ nông thôn ra thành thị (bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả,
lƣơng thực, thực phẩm); hoặc chạy xe ôm, vận chuyển phục vụ khu công nghiệp,…
tại các huyện, đô thị, khu công nghiệp.


16

Thứ sáu, các khoản thu nhập từ trợ giúp của chính phủ và cộng đồng. Các
chƣơng trình trợ giúp thƣờng xuyên và trợ giúp đột xuất là biểu hiện rõ rệt nhất từ
sự hỗ trợ của nhà nƣớc đến nguồn thu nhập ngoại sinh của nông dân. Nguồn thu

nhập này có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật tính ra tiền.
Các tổ chức nhƣ Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… thực hiện
vận động nhân dân, các cá nhân, doanh nghiệp… trong một vùng nhất định để hình
thành các quỹ hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, hộ nông dân gặp khó khăn, từ đó giúp
cho một số đối tƣợng yếu thế có thêm thu nhập.
Sự đùm bọc lẫn nhau của những ngƣời láng giềng ở các vùng nông thôn
thƣờng chặt chẽ hơn so với ở thành thị. Do đó, khi những nông dân gặp khó khăn
trở ngại nhƣ ốm đau, bệnh tật thì nguồn hỗ trợ từ anh em, bạn bè láng giềng là rất
quan trọng. Nguồn này hỗ trợ phần nào những chi phí mà nông dân phải chịu trong
hoàn cảnh khó khăn cấp bách. Vì vậy mà nó có ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn thu
nhập của nông dân.
Thứ bảy, các khoản thu nhập khác. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, sự
trợ giúp trực tiếp về tài chính từ các tổ chức quốc tế ngày càng diễn ra phổ biến và
trên quy mô ngày càng sâu rộng. Sự hỗ trợ này đƣợc thể hiện thông qua các chƣơng
trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ và thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động
hỗ trợ bằng tiền mặt có điều kiện hoặc không có điều kiện cho các đối tƣợng nông
dân yếu thế ở những vùng chịu ảnh hƣởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, thiên tai,
bệnh dịch, các vùng rất khó khăn….
1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
1.1.3.1. Tác động của sự phát triển công nghiệp và thị trường lao động
Các nghiên cứu của Việt Nam cho rằng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến
từ một nƣớc nông nghiệp thành một nƣớc công nghiệp. Đó là quá trình chuyển biến
kỹ thuật sản xuất từ thủ công sang hiện đại; đồng thời cũng là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang lao động công nghiệp dịch vụ. Thực tế cho thấy, CNH, HĐH dẫn
đến ba tác động về việc làm và thu nhập đối với nông nghiệp nhƣ sau:


17


Thứ nhất, trong bối cảnh CNH, HĐH và sự phát triển mạnh mẽ của thị
trƣờng, kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp đƣợc đổi mới. Nếu nhƣ trƣớc đây,
trong nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất là thủ công thì trong bối cảnh mới, việc ứng
dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại trong nông nghiệp ngày càng phổ biến. CNH,
HĐH và sự phát triển của thị trƣờng đã mở rộng ứng dụng những kỹ thuật mới
vào sản xuất nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc nâng cao năng suất lao động, năng
suất cây trồng, phát triển những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn từ đó
tăng thu nhập của nông dân.
Thứ hai, sự phát triển của CNH, HĐH và sự phát triển thị trƣờng lao động
dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Việc ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp và sự phát triển thị trƣờng dẫn đến
xuất hiện những ngành nghề mới trong nông nghiệp nông thôn. Chính điều này dẫn
đến biến đổi cơ cấu kinh tế trong nông thôn tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ
tăng lên, tỷ trong ngành nông nghiệp giảm xuống trong cơ cấu kinh tế.
Thứ ba, kết quả của việc chuyển đổi kỹ thuật sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề trong bối cảnh CNH, HĐH và phát triển thị trƣờng lao động dẫn đến sự
biến đổi về cơ cấu lao động. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới dẫn đến tiết kiệm
thời gian lao động của nông dân, thời gian nông nhàn tăng lên. Trong điều kiện đó,
việc phát triển các ngành nghề mới lại có nhu cầu thu hút lao động, vì thế, lao động
nông nghiệp có điều kiện cần và điều kiện đủ để chuyển dịch sang lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ. Phần thì lao động nông nghiệp tận dụng thời gian nhàn rỗi để
phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc làm thuê trong khu vực
nông thôn. Phần thì lao động nông nghiệp chuyển tới các KCN, các doanh nghiệp
công nghiệp, chuyển ra các huyện làm việc trong các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ.
Việc chuyển dịch cơ cấu lao động tạo ra việc làm mới, giúp cho lao động nói chung,
nông dân nói riêng có thêm các nguồn thu nhập ngoài thu nhập từ nông nghiệp.
Ở nƣớc ta, với chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, nhiều tỉnh
thuần nông trƣớc đây thực hiện khuyến khích phát triển KCN. Bộ mặt nông thôn



×