Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGƠ THỊ MỸ BÌNH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN XÂY DỰNG VIỆT TRÌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng.... năm 2018


Tác giả luận văn

Ngơ Thị Mỹ Bình

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Xây dựng Việt Trì đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Mỹ Bình

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 4

2.1.2.

Vai trò và đặc điểm về quản lý tài chính bệnh viện ........................................... 8

2.1.3.


Nội dung quản lý tài chính bệnh viện ............................................................... 11

2.1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính bệnh viện ............................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 28

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý tài chính ở các bệnh viện của một số nước trên thế
giới .................................................................................................................... 28

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện ở nước ta ......................................... 31

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho các bệnh viện nói chung, bệnh viên Xây
dựng Việt Trì nói riêng ..................................................................................... 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37

iii


download by :


3.1.1.

Giới thiệu khái quát về tỉnh Phú Thọ................................................................ 37

3.1.2.

Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Xây dựng Việt Trì...................................... 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 50

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 50

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ........................................................ 51

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 53
4.1.


Thực trạng quản lý tài chính ở Bệnh viện Xây dựng Việt Trì .......................... 53

4.1.1.

Thực trạng lập dự toán thu chi .......................................................................... 53

4.1.2.

Tổ chức thực hiện dự toán thu chi .................................................................... 54

4.1.3.

Thanh tra và kiểm tra giám sát thực hiện ......................................................... 71

4.1.4.

Quyết toán và đánh giá ..................................................................................... 74

4.1.5.

Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính Bệnh viện Xây dựng việt Trì ............ 76

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì ......... 78

4.2.1.

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ..................................................................... 78


4.2.2.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương ........................................... 80

4.2.3.

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện ......................................... 83

4.2.4.

Đội ngũ nhân lực .............................................................................................. 86

4.2.5.

Chế độ chính sách đối với cán bộ bệnh viện .................................................... 88

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý tài chính bệnh viện những
năm tới .............................................................................................................. 88

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 88

4.3.2.

Giải pháp........................................................................................................... 91


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 106
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 106

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 107

5.2.1.

Đối với Bộ Y tế............................................................................................... 107

5.2.2.

Đối với chính quyền tỉnh ................................................................................ 107

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 109
Phụ lục ........................................................................................................................ 111

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBYT

Cán bộ y tế

CĐHA

Chuẩn đốn hình ảnh

DVYT

Dịch vụ y tế

KPCĐ


Kinh phí cơng đồn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TCKT

Tài chính kế tốn

TSCĐ

Tài sản cố định

TW

Trung ương

TX

Thường xuyên

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


XHH

Xã hội hóa

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đội ngũ nhân lực của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì tính đến
31/12/2017 ................................................................................................... 47
Bảng 4.1. Dự tốn thu tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2015-2017.................... 53
Bảng 4.2. Dự tốn sử dụng kinh phí cho hoạt động của Bệnh viện Xây dựng Việt
Trì năm 2015-2017 ....................................................................................... 54
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện thu so với dự tốn thu tại Bệnh viện Xây dựng Việt
Trì (2015-2017) ............................................................................................ 58
Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình thực hiện thu của bệnh viện Xây dựng Việt Trì
năm 2015-2017 ............................................................................................ 59
Bảng 4.5. Cơ cấu nguồn kinh phí do NSNN cấp cho Bệnh viện Xây dựng Việt
Trì năm 2015-2017....................................................................................... 60
Bảng 4.6. Nguồn thu từ Viện phí và BHYT của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì
(2015-2017) .................................................................................................. 61
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện chi so với dự toán chi tại Bệnh viện Xây dựng Việt
Trì (2015-2017) ............................................................................................ 63
Bảng 4.8. Thực hiện sử dụng kinh phí cho hoạt động của Bệnh viện Xây dựng
Việt Trì năm 2015-2017 ............................................................................... 64
Bảng 4.9. Thực hiện sử dụng kinh phí cho hoạt động của Bệnh viện Xây dựng
Việt Trì năm 2015-2017 ............................................................................... 64
Bảng 4.10. Cơ cấu các quỹ của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì giai đoạn 2015 -2017 ........ 67

Bảng 4.11. Mức tăng quy mô hoạt động của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì giai
đoạn 2015 - 2017.......................................................................................... 67
Bảng 4.12. Quyết toán mua sắm TSCĐ phục vụ chuyên môn năm 2017 ...................... 68
Bảng 4.13. Báo cáo kinh phí sử dụng chi lương và lương tăng thêm từ năm 20152017 .............................................................................................................. 70
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của CBCNV Bệnh viện Xây dựng Việt Trì về cơng
tác thanh tra và kiểm tra giám sát thực hiện................................................. 73
Bảng 4.15. Quyết toán thu- chi Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2015-2017............. 75
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của CBCNV Bệnh viện Xây dựng Việt Trì về cơ chế,
chính sách của Nhà nước ............................................................................. 80

vi

download by :


Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về khả năng thanh tốn các chi phí trong
khám chữa bệnh ........................................................................................... 81
Bảng 4.18. Đánh giá về sự hiểu biết của người dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh ........ 82
Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ................ 85
Bảng 4.20. Chuyên môn bộ máy quản lý tài chính Bệnh viện Xây dựng Việt Trì ......... 87
Bảng 4.21. Mức độ hài lịng với cơng việc của cán bộ tại Bệnh viện Xây dựng
Việt Trì ......................................................................................................... 88
Bảng 4.22. Dự toán thu chi tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2018-2020.............. 92
Bảng 4.23. Kế hoạch đào tạo chun mơn phịng Tài chính kế tốn giai đoạn
(2018-2020) ................................................................................................ 103

vii

download by :



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện Xây dựng Việt Trì...................................... 42
Sơ đồ 4.1. Quy trình thu từ ngân sách nhà nước............................................................. 56
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu từ Bảo hiểm y tế ...................................................................... 57
Sơ đồ 4.3. Quy trình thu từ viện phí ............................................................................... 57

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Thị Mỹ Bình
Tên Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài
chính tại Bệnh viện Xây dựng Viêt Trì thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo tóm tắt của các
phịng, ban liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các doanh nghiệp,
cán bộ và người lao động.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích

số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Qua đánh giá thực quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì cho thấy:
Năm 2015 dự toán thu của Bệnh viện là 25.062 triệu đồng; năm 2016 dự toán thu của
Bệnh viên là 29.843 triệu đồng và năm 2017 dự toán thu của Bệnh viện là 36.060 triệu
đồng. Do nhu cầu phát triển của Bệnh viện nên dự toán chi của Bệnh viện cũng tăng qua
các năm, năm 2015 dự toán chi là 24.910 triệu đồng, năm 2016 là 29.758 triệu đòng và
năm 2017 tăng lên 35.928 triệu đồng. Nguồn thu từ viện phí tăng qua các năm, năm
2015 là 5.430 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 6.520 triệu đồng và năm 2017 là 7.810
triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 19,93%. Thu từ viện phí bệnh viện là khoản thu
chính, chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản thu của bệnh viện. Tổng chi TX và khơng TX
có xu hướng tăng qua các năm: năm 2015 là 22.040 triệu đồng, năm 2016 tăng lên
25.640 triệu đồng và năm 2017 là 31.120 triệu đồng; tốc độ tăng bình quân là 18,83%.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dự toán thu chi tại Bệnh viện được thực
hiện bởi lãnh đạo Bệnh viện, các cơ quan cấp trên như Kho bạc nước tỉnh, Bộ xây dựng,
Bộ tài chính được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra
được thực hiện toàn bộ các khâu từ xây dựng dự toán đến thực hiện dự toán thu chi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì:
Chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính; Chế độ quản lý

ix

download by :


tài chính và hiệu quả hoạt động của đơn vị; Chế độ chính sách đối với cán bộ bệnh viện;
Văn hoá bệnh viện, mối quan hệ giữa bệnh viện với bệnh nhân.
Nghiên cứu có đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản
lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì, bao gồm: Nâng cao hiệu quả cơng tác lập
dự tốn thu chi; Nâng cao hiệu quả cơng tác tổ chức thực hiện dự tốn thu chi; Giải

pháp về kiểm tra tài chính; Giải pháp về quyết toán; Các giải pháp khác.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Thi My Binh
Thesis title: Solutions to strengthen financial management at Viet Tri Construction
Hospital.
Major: Economic management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Evaluating situation and analyzing factors that influence financial management at
Viet Tri contruction Hospital, and put forward several main solutions to enhance
management. at the Viet Tri Construction Hospital.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed
documents such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the
departments, committees. Primary data is gathered from enterprises, government officials
and workers.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
The assessment of real financial management at Viet Tri Construction Hospital
shows that in 2015, the hospital's revenue estimate is 25,062 million dong; In 2016, the

hospital's revenue estimate is 29,843 million dong and in 2017, the hospital's revenue
estimate is 36,060 million dong. Due to the development needs of the hospital, the
expenditure of the hospital has also increased over the years. In 2015, the budget is
estimated at VND 24,910 million, 201,298 million in 2016 and VND 35,928 million in
2017. Revenue from hospital fees increases over the years, in 2015 is 5.430 million, in
2016 increased to 6.520 million and in 2017 is 7.810 million, the average growth rate is
19.93%. Revenues from hospital fees are a major source of revenue, accounting for a
large proportion of hospital revenues. Total expenditures of TX and non-TX have been
increasing over the years: in 2015: 22,040 million dong, 2016 dong to 25,640 million
dong and 201,110 million dong in 2017; The average growth rate is 18.83%. Inspection
and examination of the implementation of revenue and expenditure estimates at the
hospital is carried out by hospital leaders, superior agencies such as the Provincial
Treasury, the Ministry of Construction, the Ministry of Finance and so on. periodically

xi

download by :


or extraordinarily. The inspection and examination shall be carried out from the stage of
construction to estimation.
Factors affecting financial management at Viet Tri Construction Hospital: State
policies and laws; Financial management staff; Financial management and operational
efficiency of the unit; Policy regime for hospital staff; Hospital culture, the relationship
between the hospital and the patient.
The study has proposed a number of key solutions to strengthen financial
management at Viet Tri Construction Hospital, including: Improving the efficiency of
estimating revenue and expenditure; Improve the efficiency of organizing the
implementation of revenue and expenditure estimates; Solutions on financial inspection;
Settlement solution; Other solutions.


xii

download by :


PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm trước đây ở nước ta, y tế là một lĩnh vực dịch vụ cơng
hồn tồn do Nhà nước đứng ra cung cấp, các bệnh viện công chỉ đơn thuần là cơ
quan hành chính sự nghiệp được bao cấp toàn bộ, do vậy đầu tư từ ngân sách nhà
nước dù đã cố gắng tăng lên hàng năm nhưng cũng rất hạn chế, dẫn đến tình trạng
các bệnh viện cơng quá tải, hiệu quả hoạt động thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn và
xuống cấp, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thiếu động lực, không đáp ứng được đầy đủ
và có chất lượng nhu cầu khám chữa bệnh đang ngày càng tăng lên của nhân dân.
Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc
nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Nói cách
khác, ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước. Đầu tư cho y tế khơng phải
là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Bệnh viện là một đơn vị
kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động
cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan
trọng nhất. Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để
có thu nhập và tích cực hoạt động khơng vì doanh lợi.
Trong những năm gần đây Chính phủ đã tiến hành triển khai chế độ tự chủ
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có hệ thống bệnh viện
cơng, đánh dấu bước ngoặt này là sự ra đời của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015.
Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện, vừa phải đảm bảo
các mục tiêu tài chính, vừa đảm bảo tính hiệu quả, cơng bằng trong chăm sóc sức
khoẻ. Quản lý tài chính bệnh viện trở thành chìa khố quyết định sự thành cơng

hay thất bại trong việc quản lý bệnh viện, quyết định sự tụt hậu cũng như phát
triển của bệnh viện. Bệnh viện Xây dựng Việt Trì là bệnh viện đa khoa hạng II,
việc hạch tốn và quản lý nguồn tài chính là hết sức cần thiết và cấp bách, cần có
những đổi mới cụ thể, tức thời để hoàn thiện đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới.

Năm 2015 thực hiện thu là 25.266 triệu đồng năm 2017 tăng lên 36.352 triệu
đồng, tốc độ tăng bình quân là 19,95%. Trong tổng nguồn thu của bệnh viện, thu
từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do nhu cầu phát triển của Bệnh viện nên việc
sử dụng kinh phí cho hoạt động của Bệnh viện cũng tăng qua các năm, năm 2015

1

download by :


sử dụng kinh phí là 25.000 triệu đồng, năm 2017 tăng lên 36.120 triệu đồng.
Trong đó chủ yếu là chi thường xuyên và không thường xuyên, tại Bệnh viện
Xây dựng Việt Trì khơng có chi dự án; nhu cầu chi cho xây dựng cơ bản chiếm
tỷ trọng nhỏ (Bệnh viện Xây dựng Việt Trì, 2017).
Một số năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng cũng như
quán triệt tốt chủ trương của Nhà nước về giao quyền tự chủ vể tài chính, Bệnh
viện đã nỗ lực không ngừng đầu tư về con người cũng như về trang thiết bị y tế
để phục vụ người bệnh đồng thời cũng là giải pháp để tăng thu nhằm một phần tự
trang trải chi phí giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
Để có thể hồn thành tốt chức năng của mình cũng như giảm bớt được gánh
nặng chi phí cho Ngân sách Nhà nước thì hoạt động quản lý tài chính của Bệnh
viện là vấn đề hết sức quan trọng mà các nhà quản lý Bệnh viện cần quan tâm.
Đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng
Việt Trì” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp để tăng cường quản lý
tài chính trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài

chính trong các Bệnh viện công hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Viêt Trì; từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây
dựng Việt Trì trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần vào hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính
của Bệnh viện;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài
chính tại Bệnh viện Xây dựng Viêt Trì giai đoạn 2015 - 2017;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây
dựng Việt Trì trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây
dựng Việt Trì.

2

download by :


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Bệnh viện Xây dựng
Việt Trì.
Phạm vi về thời gian: Tài liệu, số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu quản lý
tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì trong giai đoạn 2015 - 2017 ( 03 năm).
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây
dựng Việt Trì.

1.4. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Về mặt lý luận:
Đề tài giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện khơng phải
đề tài mới, nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào viết về đề tài giải pháp tăng
cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì. Đề tài đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giải pháp tăng cường quản lý tài chính
tại Bệnh viện.
Về mặt thực tiễn:
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến Giải pháp tăng cường
quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường quản tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì. Bên cạnh
đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích cực, phù hợp với
sự thay đổi trong giai đoạn hiện nay.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Quản lý tài chính
“Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên
lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” (Phạm
Văn Khoan, 2012).
Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọi
quá trình và hệ thống kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị có sự tham gia tự giác của

nhiều người. Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phương
pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có ý thức
tới đối tượng quản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định.
Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà
quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện
kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra. Ngồi ra nó cịn hàm ý cả mục tiêu, kết quả
và hiệu năng hoạt động của tổ chức.
Quản lý bao gồm nhiều phương diện như quản lý công nghệ, quản lý
thương mại, quản lý nhân sự, quản lý tài chính...
Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là
khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính là hoạt động của chủ thể
quản lý trong lĩnh vực tài chính nhằm sử dụng nguồn tài sản dưới hình thái tiền,
giấy tờ có giá của một đơn vị, tổ chức vừa đảm bảo cho đơn vị, tổ chức hoạt
động bình thường (Phạm Văn Khoan, 2012).
2.1.1.2. Quản lý tài chính bệnh viện
Quản lý tài chính bệnh viện theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục có hướng
đích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng và q trình hoạt động
tài chính của bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các khoản chi, tiến hành thu chi
theo đúng pháp luật, đúng các nguyên tắc của Nhà nước về tài chính, đảm bảo kinh
phí cho mọi hoạt động của bệnh viện (Phạm Văn Khoan, 2012).
Ở Việt Nam, quản lý tài chính bệnh viện là một nội dung của chính sách

4

download by :


kinh tế - tài chính y tế, do Bộ Y tế chủ trương với trọng tâm là sử dụng các nguồn
lực đầu tư cho ngành y tế, để cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả và
công bằng.

Tính hiệu quả chú trọng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật, phương pháp
phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch vụ y tế cung
cấp cho nhân dân, sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả trong quản lý tài sản, trang
thiết bị, vật tư của bệnh viện để phục vụ công tác khám chữa bệnh, đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến... Sử dụng các nguồn chi hiệu quả thực
hành tiết kiệm chống lãng phí (Lê Ngọc Trọng, 2012).
Do vậy, quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam được định nghĩa là
việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ
nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
Quản lý tài chính trong bệnh viện của Việt Nam gồm: Sử dụng, quản lý
các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn được coi là ngân
sách Nhà nước cấp như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ… theo đúng quy
định của Nhà nước.
• Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có
hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
• Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa
bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo.
• Từng bước tiến tới hạch tốn chi phí và giá thành khám chữa bệnh
(Phan Văn Tường, 2014).
Hiệu quả thực hiện của tài chính kế tốn là mục tiêu quan trọng của quản
lý tài chính bệnh viện. Các yếu tố của mục tiêu này bao gồm:
- Duy trì cân đối thu chi: đây là điều kiện bắt buộc và cần thiết nhất của
quản lý tài chính bệnh viện cơng và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong
cơ chế quản lý tài chính mới - tiến tới hạch tốn chi phí.
- Huy động và tạo các nguồn thu một cách hợp pháp.
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phát triển các chuyên khoa của bệnh viện.
- Cải thiện chất lượng các hoạt động thông qua một số chỉ tiêu chuyên
môn như: tỉ lệ tử vong, số lượng khám chữa bệnh thành công …
- Công bằng y tế cho các đối tượng phục vụ.


5

download by :


- Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, cải thiện điều kiện và phương
tiện làm việc của bệnh viện (Lê Ngọc Trọng, 2012).
- Sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả, đem lại giá trị gia
tăng cho bệnh viện và các đối tượng có liên quan (người bệnh, cán bộ nhân viên
của bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện và Nhà nước).
Mục tiêu hiệu quả gắn bó một cách hữu cơ với mục tiêu cơng bằng trong
cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân, thể hiện qua 3 tiêu chí đánh giá: (i) Chất
lượng chun mơn; (ii) Hạch tốn chi phí; (iii) Mức độ tiếp cận các dịch vụ bệnh
viện của nhân dân trên địa bàn (Lê Ngọc Trọng, 2012).
Để hướng tới tính cơng bằng và tính hiệu quả một cách bền vững, các
mục tiêu cụ thể của quản lý tài chính bệnh viện cơng phải đáp ứng hài hịa lợi ích
của bốn nhóm đối tượng:
+ Người bệnh; họ mong muốn nhận được các dịch vụ y tế chăm sóc sức
khoẻ có chất lượng và công bằng.
+ Nhân viên bệnh viện; họ mong muốn đời sống được nâng cao và môi
trường làm việc được cải thiện.
+ Ban Giám đốc bệnh viện; họ cần hoàn thành trách nhiệm quản lý tài
chính để thực hiện mục tiêu của bệnh viện, thực hiện cân đối thu- chi trên cơ sở
khai thác và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả.
+ Nhà nước (trực tiếp là cơ quan quản lý nhà nước về y tế): phát triển
bệnh viện (Phan Văn Tường, 2014).
Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, đặc biệt là ở một số vùng
sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, do các nguồn lực rất hạn chế trong khi nhu cầu
khám chữa bệnh cho nhân dân lại rất lớn, thì phải sắp xếp mục tiêu đối với từng
nhóm đối tượng trên theo thứ tự ưu tiên

Để thực hiện được các mục tiêu quản lý tài chính theo định hướng mục
tiêu chung của bệnh viện, thì quản lý tài chính trong bệnh viện cơng phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
+ Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch của bệnh viện, kế hoạch hoạt
động chuyên môn phải gắn với kế hoạch đảm bảo vật chất, hậu cần, với dự tốn
tài chính của bệnh viện, xác lập chính xác các ưu tiên trong điều kiện các nguồn
lực đầu tư luôn bị hạn chế (Lê Ngọc Trọng, 2012).

6

download by :


+ Đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên về chun mơn của bệnh viện,
đồng thời tập trung kinh phí để từng bước giải quyết những hoạt động ưu tiên đã
được xác lập trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bệnh viện.
+ Quản lý chặt chẽ thu- chi tài chính; thực hành tốt cơng tác kế tốn, phân
tích hoạt động kinh tế; xác lập vai trị của cơng tác tài chính- kế tốn là cơng cụ
đắc lực để quản lý kinh tế bệnh viện (Lê Ngọc Trọng, 2012).
2.1.1.3. Quản lý tài chính bệnh viện cơng
Phạm trù tài chính của một tổ chức thường được quan niệm tương đồng
với các quỹ tiền tệ và các loại vốn được sử dụng để thực hiện các hoạt động
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Đối với bệnh viện cơng, tài chính bệnh
viện là sự vận động của đồng tiền để thực hiện mục tiêu phúc lợi về chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân, hướng tới mục tiêu phát triển con người tồn diện. Nó vừa
phải thực hiện mục tiêu công bằng trong y tế, vừa phải bảo đảm mục tiêu hiệu
quả tài chính (Phan Văn Tường, 2014).
Quản lý tài chính trong một tổ chức là chức năng quản lý gắn liền với việc
huy động, tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đáp ứng yêu
cầu về tài chính cho các hoạt động của tổ chức, góp phần thực hiện mục tiêu

chung của tổ chức một cách hiệu quả. Nếu xét theo quá trình thì quản lý tàì chính
của một tổ chức cũng gồm các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và
kiểm tra các nguồn tài chính và hoạt động tài chính của tổ chức (Phan Văn
Tường, 2014).
Đối với các tổ chức phi lợi nhuận như bệnh viện cơng, quản lý tài chính
khơng nhằm mục tiêu lợi nhuận như các tổ chức kinh doanh, nhưng với cơ chế tự
chủ tài chính thì các nhà quản lý của bệnh viện công phải quan tâm đến tài chính
theo hướng tự thu, tự chi; đó khơng chỉ là huy động và tạo nguồn thu mà còn là
sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn thu, nhằm bảo đảm cho bệnh viện thực
hiện được các chức năng và mục tiêu của mình (Phan Văn Tường, 2014).
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý tài chính bệnh viện
cơng là sự tác động lên các đối tượng và hoạt động tài chính thơng qua q trình
lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính, quyết tốn và kiểm tra
tài chính tại bệnh viện nhằm xác định các nguồn thu và các khoản chi để phục vụ
nhiệm vụ khám, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, đảm bảo đủ kinh
phí và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và cơng bằng, góp phần thực hiện
mục tiêu chung của bệnh viện công (Phan Văn Tường, 2014).

7

download by :


Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính tại bệnh viện cơng là việc quản lý tồn
bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư để phục vụ nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo
và nghiên cứu khoa học của bệnh viện.
Theo nghĩa hẹp, quản lý tài chính tại bệnh viện cơng là quản lý các nguồn
thu và các khoản chi bằng tiền của bệnh viện nhằm đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt
động của bệnh viện và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và cơng bằng, góp
phần thực hiện mục tiêu chung của bệnh viện công (Phan Văn Tường, 2014).

Trong luận văn này, quản lý tài chính bệnh viện được xem xét theo nghĩa
hẹp nói trên (Phan Văn Tường, 2014).
2.1.2. Vai trò và đặc điểm về quản lý tài chính bệnh viện
2.1.2.1. Vai trị về quản lý tài chính bệnh viện
Bệnh viện đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác khám chữa bệnh vì
bệnh viện có thầy thuốc giỏi, có trang thiết bị, máy móc hiện đại nên có thể thực
hiện được cơng tác khám bệnh, chuẩn đốn và điều trị tốt nhất.
Trước đây bệnh viện chỉ được coi là một cơ sở khám và điều trị bệnh nhân
đơn thuần. Bước sang thế kỷ XX, cách mạng kỹ thuật trên thế giới đã phát triển
như vũ bão và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tác động sâu sắc làm thay đổi
quan niệm về bệnh viện. Bệnh viện không chỉ đơn thuần làm công tác khám và
điều trị mà còn thực hiện những chức năng khác trong chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân như giáo dục sức khỏe, phịng chống dịch bệnh, chăm sóc sức
khoẻ tại nhà, và đồng thời còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và tiến hành các
nghiên cứu y học về khám chữa bệnh và phòng bệnh (Phan Văn Tường, 2014).
Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất
kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường. Bởi vì tài chính biểu hiện
tổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị. Thơng qua quản lý tài chính, chủ thể
quản lý khơng chỉ kiểm sốt được tồn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà cịn
đánh giá được chất lượng hoạt động của đơn vị đó, và từ đó chủ thể quản lý sử
dụng được cơng cụ tài chính một cách hữu hiệu (Phan Văn Tường, 2014).
Quản lý tài chính trong các bệnh viện cơng lập cũng đóng vài trò quan
trọng như thế. Tuy nhiên quản lý tài chính tại các bệnh viện cơng lập cịn có
nét khác biệt do tính chất hoạt động của các bệnh viện này. Các bệnh viện
công lập không chỉ theo đuổi các mục tiêu riêng mà còn phục vụ mục tiêu
chung của tồn xã hội nên quản lý tài chính tại các bệnh viện này khá phức tạp

8

download by :



(Phan Văn Tường, 2014).
Quản lý tài chính tại các bệnh viện cơng lập có vài trị cân đối giữa việc
hình thành và việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các
yêu cầu hoạt động của đơn vị. Vì vậy cần có cơ chế trong quản lý tài chính phù
hợp với hoạt động của bệnh viện nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài
chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và phong phú về hình thức, giúp cho các
bệnh viện hồn thành tốt nhiệm vụ được nhà nước giao (Phạm Trí Dũng, 2011).
Quản lý tài chính tại các bệnh viện cơng lập đóng vai trị như một cán cân
cơng lý, đảm bảo cơng bằng, hợp lý trong việc sử dụng, phân phối các nguồn lực
tài chính trong từng đơn vị (Phạm Trí Dũng, 2011).
Quản lý tốt tài chính của các bệnh viện cơng khơng những góp phần làm
giảm bớt các khoản chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước, mà cịn khuyến khích
các bệnh viện cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm.
Chính vì vậy cơng tác quản lý tài chính tại các bệnh viện cơng lập cần được xem
trọng và thực hiện nghiêm túc góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu
cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính cơng, đồng thời
nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính của đất nước (Phan Văn
Tường, 2014).
2.1.2.2. Đặc điểm về quản lý tài chính bệnh viện
Quản lý tài chính bệnh viện với phương châm là sử dụng các nguồn lực
đầu tư cho y tế để cung cấp các dịch vụ y tế cho nhân dân một cách hiệu quả,
thống nhất, tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch và cơng bằng.
Tính hiệu quả: quản lý tài chính bệnh viện chú trọng đến trình độ trang bị
kỹ thuật, phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất
lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân (Phạm Trí Dũng, 2011).
Hiệu quả trong quản lý tài chính thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt
được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra. Nguyên
tắc hiệu quả trong quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thể hiện qua hiệu

quả về xã hội và hiệu quả kinh tế (Phạm Trí Dũng, 2011).
Hiệu quả xã hội rất khó định lượng song những lợi ích đem lại về xã hội
ln được đề cập, cân nhắc thận trọng trong q trình tài chính cơng. Bệnh viện
phải cân đối giữa việc thực hiện các nhiện vụ, mục tiêu trên cơ sở lợi ích của tồn
thể cộng đồng, những mục tiêu chính trị quan trọng cần phải đạt được trong từng

9

download by :


giai đoạn nhất định với định mức chi hợp lý (Phạm Trí Dũng, 2011).
Hiệu quả kinh tế là tiêu thức khá quan trong để bệnh viện cân nhắc khi
xem xét các phương án, dự án hoạt động sự nghiệp.
Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được
xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu
ngân sách liên quan đến hoạt động sự nghiệp (Phạm Trí Dũng, 2011).
Tính thống nhất: Quản lý tài chính trong bệnh viện công lập là việc tuân
theo một khuân khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh
quyết tốn, xử lý những vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện quản lý
thu, chi tài chính ở bệnh viện. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính cơng
bằng, bình đẳng trong đối xử với các bệnh viện công lập khác nhau, hạn chế
những tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính
chất chủ quan khi quyết định các khoản thu,chi (Phạm Trí Dũng, 2011).
Tập trung, dân chủ: Trong quản lý tài chính đối với các bệnh viện cơng
lập thu hưởng ngân sách nhà nước. Nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý
tài chính đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng hợp lý cả ở quy
mô nền kinh tế quốc dân lẫn quy mơ bệnh viện (Phạm Trí Dũng, 2011).
Cơng khai, minh bạch: Bệnh viện công lập là tổ chức công nên việc quản
lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng u cầu chung trong quản lý tài chính

cơng, đó là công khai, minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực xã
hội, nhất là nguồn lực về tài chính. Bởi vì tài chính cơng là đóng góp của xã hội.
Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng động có
thể giám sát, kiểm sốt các quyết định về thu, chi tài chính cơng, hạn chế những
thất thốt và đảm bảo tính hợp lý trong chi tiêu của bộ máy nhà nước (Phạm Trí
Dũng, 2011).
Cơng bằng: địi hỏi phải cung cấp các dịch vụ y tế ngang nhau cho những
người có cùng mức độ bệnh tật như nhau. Nói cách khác, ai có nhu cầu cần được
chăm sóc y tế nhiều hơn thì được chăm sóc nhiều hơn (Phạm Trí Dũng, 2011).
2.1.2.3. Ngun tắc quản lý tài chính bệnh viện
Theo Phạm Trí Dũng (2011) Để quản lý tài chính bệnh viện theo hướng
hiệu quả và công bằng, cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Tiến hành thu- chi theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của Nhà nước
và các quy định của bệnh viện về quản lý tài chính.

10

download by :


- Tăng nguồn thu hợp pháp, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách nhà
nước cấp và các nguồn khác như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ, đóng góp của
nhân viên… theo đúng quy định của Nhà nước; sử dụng các khoản chi có hiệu
quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu.
- Thực hiện chính sách ưu đãi và cải thiện tính cơng bằng trong khám,
chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi và người nghèo (Phan Văn Tường, 2014).
- Bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, bệnh viện và bệnh nhân, cụ thể là
lợi ích của các nhóm đối tượng: Nhà nước, bệnh nhân, ban lãnh đạo và nhân viên
của bệnh viện.
- Cơng khai chi phí phải trả cho các loại dich vụ khám chữa bệnh. Từng

bước hạch tốn chi phí và giá thành khám chữa bệnh (Phan Văn Tường, 2014).
2.1.3. Nội dung quản lý tài chính bệnh viện
Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam gồm 4 bước:
2.1.3.1. Lập dự toán thu chi
Dự toán thu chi của bệnh viện là bản kế hoạch dự kiến các khoản thu và
các khoản thu chi tiêu tài chính của bệnh viện trong một năm.
Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là trên cơ sở phân
tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, dự đốn các hoạt động
chun mơn và tài chính trong năm tới, phân tích các yếu tố tác động của mơi
trường bên ngồi và bên trong, từ đó xác định mục tiêu và chỉ tiêu về các nguồn
thu cũng như các khoản chi của bệnh viện; xác định các kế hoạch hành động
nhằm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đó (Phan Văn Tường, 2014).
* Yêu cầu đối với lập dự tốn thu- chi tài chính bệnh viện cơng là:
- Trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, từ đó đảm bảo được
hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp
cơ sở vật chất kĩ thuật của bệnh viện.
- Tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế
tối đa lãng phí và tiêu cực trong kế hoạch đầu tư và chi tiêu, từng bước bảo đảm
tính cơng bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư và chi tiêu cho bệnh viện.
- Sử dụng các nghiệp vụ tài chính để xác định chính xác các chỉ tiêu thu
và chi cũng như các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu đó;
- Bảo đảm cân đối thu chi và cố gắng có thu nhập để lại (Phan Văn

11

download by :


Tường, 2014).
* Căn cứ để lập kế dự toán thu, chi của bệnh viện công là:

- Phương hướng nhiệm vụ chung của bệnh viện trong tương lai.
- Kế hoạch hoạt động của bệnh viện với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.
- Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính các năm trước.
- Khả năng ngân sách nhà nước cho phép.
- Khả năng huy động tài chính từ các nguồn ngoài nhà nước.
- Khả năng bảo đảm vật tư từ Nhà nước và từ thị trường.
- Năng lực tổ chức quản lý và kỹ thuật của bệnh viện cũng như các đơn vị
trong bệnh viện (Phạm Trí Dũng, 2011).
* Nội dung lập dự toán:
- Nghiên cứu các yếu tố bên ngồi và bên trong có ảnh hưởng đến kế hoạh
thu chi của bệnh viện, gồm:
+ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ năm kế hoạch được cấp có thẩm
quyền giao.
+ Chính sách chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước: những quy định
về các nguồn thu hợp pháp, những quy định hay định mức về chế độ chi tiêu như
chi lương, thưởng, nghiên cứu khoa học..
+ Căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của
năm trước liền kề;
+ Dự báo những thuận lợi hay khó khăn trong năm kế hoạch (Phan Văn
Tường, 2014).
- Xác đinh các mục tiêu và chỉ tiêu về thu và chi tài chính, trong đó ghi rõ:
+ Các nguồn thu dự kiến: số kinh phí đề nghị đề nghị ngân sách nhà
nước bảo đảm hoạt động thường xuyên; số thu từ các khoản BHYT, VP và các
khoản khác.
+ Các khoản chi dự kiến cho từng loại hoạt động (Phan Văn Tường, 2014).
- Xác định các giải pháp (kế hoạch hành động) để thực hiện các mục tiêu
và chỉ tiêu trên.
- Dự tốn thu, chi của bệnh viện cơng được gửi đến cơ quan quản lý cấp

12


download by :


×