Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện xây dựng việt trì năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 41 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH
--------------------------

LÊ THỊ NHÀN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH
DƢỠNG CỦA NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
XÂY DỰNG VIỆT TRÌ NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÚ THỌ -2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ NHÀN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH
DƢỠNG CỦA NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
XÂY DỰNG VIỆT TRÌ NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điều dƣỡng nội ngƣời lớn
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TIẾN SĨ: NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH


PHÚ THỌ - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập, cuốn chuyên đề tốt nghiệp đã hồn thành. Tơi xin chân
thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Xây dựng Việt Trì, Ban Giám hiệu trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại
Bệnh viện, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho tơi vừa có điều kiện học tập vừa
có điều kiện cơng tác hồn thành nhiệm vụ được giao.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo phịng đào tạo sau đại học, bộ môn
chuyên ngành nội người lớn trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các thầy cô
đã trực tiếp giảng dạy, đã trang bị cho tôi kiến thức kỹ năng thực hành thiết thực
nhất.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc các thầy cô giáo trong Hội
đồng bảo vệ chuyên đề, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Chính đã có nhiều góp
ý và nhiệt tình giúp đỡ tơi về phương pháp làm chuyên đề, tư duy khoa học.
Tôi xin cảm ơn các Bác sỹ, Điều dưỡng viên khoa Khám bệnh Bệnh viện Xây
dựng Việt Trì đã giúp đỡ và giúp tơi hồn thành cuốn chun đề này.
Tơi xin cảm ơn đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều
kiện và giúp đỡ, động viên tơi để tơi hồn thành nhiệm vụ.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Lê Thị Nhàn


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả trong chun đề do tơi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ
chuyên đề nào khác. Nếu có vi phạm bản quyền tác giả tơi xin hồn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật.

Học viên

Lê Thị Nhàn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...........................................................3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................19
Chƣơng 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................................21
2.1. Thực trạng ..........................................................................................................21
2.2. Những ƣu, nhƣợc điểm:......................................................................................23
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại: ........................................................................24
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ .......25
CHẾ ĐỘ DINH DƢỠNG CỦA NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE II ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN XÂY DỰNG VIỆT TRÌ ........................................25
3.1. Đối với Ban lãnh đạo Bệnh viện ........................................................................25

3.2. Đối với Bác sỹ, điều dƣỡng trực tiếp khám và điều trị cho ngƣời bệnh: ...........25
3.3. Đối với ngƣời bệnh: ...........................................................................................25
KẾT LUẬN ...............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association)

BS

Bác sỹ

ĐH

Đường huyết

ĐTĐ

Đái tháo đường

GDSK

Giáo dục sức khỏe


IDF

Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (Internationa Diabetis Federation)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tiêu chuẩn phân loại ĐTĐ theo IDF 2005 ....................................................6
Bảng 2: Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lượng .......................................12
Bảng 3: Phân bố năng lượng trong ngày cho các bữa...............................................13
Bảng 4: Phân loại chỉ số đường huyết của thực phẩm theo quốc tế .........................14
Bảng 5: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (CSĐH ≥ 70%) ........................15
Bảng 6: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (CSĐH từ 56- 69%)......15
Bảng 7: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (CSĐH từ 40- 55%) ...............15
Bảng 8: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp ( CSĐH < 40%) ................15
Bảng 9: Phân bố các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................23
Bảng 10: Phân bố chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu.............................................24
Bảng 11: Phân bố thời gian mắc bệnh và tiền sử gia đình ở đối tượng nghiên cứu. 24
Bảng 12: Phân bố thói quen hàng ngày của đối tượng nghiên cứu...........................24
Bảng 13. Kiến thức chung về bệnh đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu ...........25
Bảng 14. Kiến thức về phòng bệnh và điều trị bệnh ở đối tượng nghiên cứu ..........25
Bảng 15. Tư vấn của thầy thuốc về tình hình bệnh ở đối tượng nghiên cứu ............25
Bảng 16. Nhu cầu cung cấp thông tin ở đối tượng nghiên cứu................................25



v

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình ảnh 1: Tồn cảnh Bệnh Xây dựng Việt Trì

23

Hình ảnh 2: Hoạt động Giáo dục sức khỏe tại bệnh viện

26

Hình ảnh 4: Hoạt động Giáo dục sức khỏe tại bệnh viện

27

Hình ảnh 5: Hoạt động Giáo dục sức khỏe tại bệnh viện

28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường- đặc biệt đái tháo đường (ĐTĐ) type II là bệnh phổ biến
nhất trên toàn cầu, gặp hầu hết ở mọi quốc gia và mọi lứa tuổi với những mức độ
khác nhau.Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1
trong 11 người lớn đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2015. Dự đoán
vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác 1
người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường là một

trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21 [24].
Theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế năm 2015, trên tồn cầu
ước tính có khoảng 8,8% dân số trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó,
khu vực Tây Thái Bình Dương có số người bị mắc bệnh đái tháo đường cao nhất
(153 triệu người – 9,3% dân số trưởng thành). IDF cũng ước tính tỷ lệ tăng của
bệnh đái tháo đường trong vịng 20 năm tới thì khu vực này cũng đứng vị trí thứ 5.
Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm
tỷ lệ 5,6%. Việt Nam đứng trong top 5 nước có số lượng bị mắc đái tháo đường cao
nhất trong khu vực[26], [25]. Đái tháo đường là một đại dịch, cướp đi sinh mạng
trên 5 triệu người mỗi năm và cứ 6 giây có một người chết vì căn bệnh này. Những
biến chứng nặng nề do đái tháo đường gây ra và chi phí điều trị tốn kém ước tính
đến 673 tỷ đơ la Mỹ mỗi năm (chiếm 12% tổng chi tiêu trên toàn thế giới). Tại Việt
Nam có khoảng 53.457 người chết do đái tháo đường, chi phí điều trị trung bình là
162.700 đơ la Mỹ cho mỗi bệnh nhân. Chi phí tăng lên theo mức độ nặng và biến
chứng của bệnh [25].
Đái tháo đường type 2 là do tương tác giữa gen, môi trường và hành vi mà
trong đó hành vi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng, kiểm soát được yếu
tố này có thể phịng tránh được bệnh và một số nguy cơ có thể kiểm sốt được nếu
người dân có kiến thức đúng và thực hành đúng. Kiến thức, thái độ và thực hành
đúng phòng đái tháo đường của người dân ở nước ta còn 2 rất thấp (< 26%) [24].
Gánh nặng bệnh tật do biến chứng của đái tháo đường ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống người bệnh, kinh tế gia đình và sự phát triển của một quốc gia. Do vậy,
phòng chống đái tháo đường là vấn đề cần quan tâm của tất cả cộng đồng. Tại Việt


2

Nam, phòng chống đái tháo đường là một trong những chương trình mục tiêu quốc
quốc gia về Y tế và ngày 14 tháng 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng chống đái
tháo đường thế giới. Nhiều báo cáo cho thấy kiến thức đúng về phòng bệnh, kiến

thức về chế dộ ăn uống, luyện tập cũng như sự hiểu biết về chế độ điều trị còn hạn
chế và đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng độ nặng của bệnh [17]. Tại
Bệnh viện Xây dựng Việt Trì chưa có đề tài tìm hiểu về vấn đề này, xuất phát từ
thực tế trên tơi tiến hành tìm hiểu và thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức
về chế độ dinh dƣỡng của ngƣời bệnh đái tháo đƣờng type II điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2019” với 2 mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo
đường type II điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2019.
2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của
người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì.


3

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đại cƣơng về đái tháo đƣờng
1.1.1.1.Định nghĩa:
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO- World Heath
Orgnization) định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng
glucose máu mạn tính do hậu quả của thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin
hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối
loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn thương ở
mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.[27]
ĐTĐ thường tiến triển âm thầm trải qua nhiều giai đoạn. Khi đã xuất hiện thì
thường kèm theo các biến chứng nguy hiểm. ĐTĐ gồm 5 giai đoạn:
- Giảm nhạy cảm với insulin và glucose
- Tăng tiết insulin
- Tế bào β mất nhạy cảm với insulin

- Giảm tiết insulin
- ĐTĐ týp 2
1.1.1.2. Dịch tễ học đái tháo đường týp 2
Bệnh ĐTĐ là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp nhất và là một bệnh
không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Bệnh ĐTĐ là một trong những vấn đề
sức khỏe của thế kỷ.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1994 chỉ có 110 triệu người
mắc bệnh ĐTĐ thì đến năm 1995 con số này đã tăng lên 135 triệu người (chiếm 4%
dân số toàn cầu). Năm 2015, trên toàn cầu, theo báo cáo của Liên đồn ĐTĐ Quốc
tế (IDF – International Diabetes Federation) ước tính có khoảng 8,8% dân số - 415
triệu người tuổi từ 20 – 79 mắc bệnh ĐTĐ dự báo vào năm 2040 số người mắc bệnh
ĐTĐ 642 triệu người [25].
Năm 2015, khu vực Tây Thái Bình Dương có số người bị mắc bệnh ĐTĐ
cao nhất trên Thế giới 153,2 triệu người – 9,3% dân số trưởng thành, ước tính trong
20 năm tới con số này sẽ tăng lên 214,8 triệu người. Khu vực này có số người mắc


4

bệnh ĐTĐ chiếm 37% tổng số ĐTĐ mắc bệnh trên Thế giới. IDF cũng ước tính tỷ
lệ tăng của bệnh ĐTĐ trong vịng 20 năm tới thì khu vực này cũng đứng vị trí thứ 5
[25].
Năm 2015 cứ 11 người trưởng thành thì sẽ có 1 người mắc bệnh ĐTĐ ước
tính đến năm 2040 cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh ĐTĐ đáng lo
ngại hơn là cứ 2 người trưởng thành mắc bệnh thì trong đó có 1 người chưa được
phát hiện bệnh. Ba phần tư người bệnh ĐTĐ nằm ở các nước có mức thu nhập trung
bình và thấp. Đái tháo đường là một đại dịch, cướp đi sinh mạng trên 5 triệu người
mỗi năm và cứ 6 giây có một người chết vì căn bệnh này. Những biến chứng nặng
nề do đái tháo đường gây ra và chi phí điều trị tốn kém ước tính đến 673 tỷ đô la
Mỹ mỗi năm (chiếm 12% tổng chi tiêu trên toàn thế giới) [25].

Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ
lệ 5,6%. Việt Nam đứng trong top 5 nước có số lượng bị mắc ĐTĐ cao nhất trong
khu vực. Có khoảng 53.457 người chết do ĐTĐ, chi phí điều trị trung bình là
162.700 đơ la Mỹ cho mỗi người bệnh [25].
1.1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường type II
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA
American Diabetes Association) năm 2014. Người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ khi
thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện sau:
(1) HbA1c ≥ 6, 5%. Hoặc:
(2) Glucose máu lúc đói ≥ 126mg/dl (7mmol/l). Hoặc:
(3) Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dl (≥
11,1mmol/L). Hoặc:
(4) Người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng glucose máu hay tăng
glucose máu trầm trọng kèm theo xét nghiệm glucose máu bất kỳ ≥ 200mg/dl
(11,1mmol/l).
Ghi chú:
- Tiêu chuẩn (1), (2), (3) cần phải được xét nghiệm lần 2 trong khi tiêu chuẩn
(4) chỉ cần 1 lần xét nghiệm duy nhất.


5

- Không cần thiết phải thực hiện tất cả 4 phương pháp trên trừ một số trường
hợp yếu tố nguy cơ cao nhưng kết quả vẫn chưa kết luận.
- Test dung nạp glucose là tiêu chuẩn chẩn đoán tin cậy nhất. Tuy nhiên, nó
khơng được chỉ định thường qui trên lâm sàng. Xét nghiệm glucose máu đói vẫn là
xét nghiệm được ưa thích để chẩn đốn và tầm sốt ĐTĐ [20].
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường type II
Trong nghiên cứu của chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn của IDF 2005 về lâm

sàng như sau:
- Tuổi ≥ 40 tuổi.
- Trọng lượng ban đầu thường béo phì.
- Khởi bệnh kín đáo.
- Ít uống nhiều.
- Không ăn nhiều và sụt cân.
- Hiếm khi nhiễm toan ceton (nếu không điều trị).
- Xơ vữa mạch máu lớn.
- Khơng phụ thuộc insulin.
- Có đáp ứng sulfonylurease.
1.1.1.4. Phân loại đái tháo đường
Hiện nay ĐTĐ được chia làm 4 nhóm chính:
a) Đái tháo đường type I
Ngun nhân ĐTĐ type I là do tế bào β của tuyến tụy bị phá hủy, thường dẫn
đến thiếu insulin tuyệt đối.
b) Đái tháo đường type II
ĐTĐ type II chiếm 90-95% bệnh ĐTĐ. Trước đây người ta gọi là bệnh ĐTĐ
không phụ thuộc insulin. Nguyên nhân ĐTĐ type II là do đề kháng insulin kèm
thiếu insulin tương đối. Phần lớn người bệnh ĐTĐ type II do tình trạng béo phì gây
ra đề kháng insulin. ĐTĐ type II chiếm tỉ lệ lớn nhưng thường khơng được chẩn
đốn sớm. Bệnh thường có biểu hiện kín đáo trong những năm dài trước khi được
chẩn đốn.
c) Các đái tháo đường đặc thù khác
- Thương tổn chức năng tế bào β di truyền.


6

- Thương tổn tác dụng insulin di truyền.
- Bệnh lý tụy ngoại tiết.

- Các bệnh lý nội tiết.
- Do thuốc, hóa chất.
- Nhiễm trùng.
- ĐTĐ tự miễn hiếm gặp.
- Các hội chứng di truyền khác.
d) Đái tháo đường thai nghén
ĐTĐ thai nghén là do sự giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ được phát hiện lần
đầu trong lúc mang thai.
Bệnh ĐTĐ ngày nay được phân loại thành 4 nhóm chính nhưng thực tế thường
gặp là ĐTĐ type I và ĐTĐ type II, trong đó ĐTĐ type II chiếm đa số.
Tiêu chuẩn phân loại ĐTĐ theo IDF 2005:
Bảng 1. Tiêu chuẩn phân loại ĐTĐ theo IDF 2005
Đặc điểm
Khởi phát

ĐTĐ type I

ĐTĐ týp 2 type II

Rầm rộ, đủ các triệu

Chậm, thường không rõ triệu

chứng

chứng
- Thể trạng béo
- Có tiền sử gia đình

Biểu hiện lâm - Sụt cân nhanh chóng

sàng

- Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc

- Đái nhiều

bệnh cao

- Uống nhiều

- Chứng gai đen
- Hội chứng buồng trứng đa nang
(PCOS)

Nhiễm ceton

Dương tính

Thường khơng có

C-peptide

Thấp/mất

Bình thường hoặc tăng

Kháng thể

- ICA dương tính


- ICA âm tính

- Anti-GAD dương tính

- Anti-GAD âm tính

Điều trị

Bắt buộc dùng insulin

Thay dổi lối sống, thuốc
viên hoặc insulin


7

Kết

hợp

với

bệnh tự



Khơng

miễn khác
1.1.1.5. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type II

- Các yếu tố di truyền.
- Tuổi.
- Giới tính.
- Chủng tộc.
- Béo phì.
- Béo bụng.
- Hoạt động thể lực.
- Chế độ ăn.
- Rối loạn lipid máu: thường gặp ờ người bệnh ĐTĐ type II và những người
béo phì. Rối loạn lipid máu liên quan đến đề kháng insulin hoặc rối loạn tiết insulin.
- Tăng huyết áp
- Các yếu tố khác: Stress, người bệnh có bệnh mạch vành đi kèm là nguy cơ
tiền ĐTĐ, có tình trạng đề kháng insulin: hội chứng buồng trứng đa nang, 12 chứng
gai đen, lối sống phương tây hoá, thành thị hoá, hiện đại hố, các yếu tố liên quan
đến thai nghén (tình trạng sinh, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ, con cháu của những phụ nữ
ĐTĐ khi mang thai, môi trường trong tử cung).
1.1.1.6. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type II
Theo định nghĩa thì ĐTĐ type II khơng chỉ có đường huyết cao mà là tình
trạng rối loạn chuyển hóa nhiều thành phần (đường, mỡ, đạm). Nguyên nhân là sự
kết hợp của 2 tình trạng: giảm tiết insulin tương đối của tế bào β tuyến tụy do sự
kháng insulin tại mơ đích.
Đặc điểm nổi bật của sinh lý bệnh ĐTĐ týp 2 là những rối loạn không đồng
nhất biểu hiện bằng sự giảm nhạy cảm với insulin ở gan, cơ vân, mô mỡ và sự suy
chức năng của tế bào β biểu hiện bằng những rối loạn tiết insulin. Để duy trì lượng
glucose máu bình thường cần có sự điều hịa 3 yếu tố về insulin: một là bài tiết
insulin từ tế bào β, thứ hai là quá trình thu nạp và sử dụng insulin ở mô ngoại vi


8


(chủ yếu là từ cơ vân và một phần mô mỡ), thứ ba là ức chế sản xuất insulin ở gan
(một phần là ở ruột).
Theo sinh lý khi lớn tuổi thì tế bào β tuyến tụy tiết insulin giảm đi. Tốc độ
giảm nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và bệnh lý. Tình trạng
kháng insulin cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền song nó bộc lộ rõ khi có
những yếu tố khác tác động đến (như chế độ ăn không hợp lý, mập, lối sống ít vận
động, hút thuốc…). Tác dụng insulin tại các mơ mất dần đưa đến tình trạng thiếu
insulin tương đối của cơ thể. Từ đó làm cho đường và acid béo tự do tăng cao trong
máu, ức chế tế bào β tuyến tụy làm giảm tiết insulin (tình trạng này được gọi là tình
trạng ngộ độc đường và mỡ). Đầu tiên tuyến tụy còn tăng hoạt động để bù lại tình
trạng thiếu insulin tương đối nên đường huyết có thể tạm thời khơng tăng. Dần dần,
khả năng này khơng cịn nữa và xuất hiện ĐTĐ týp 2 thực sự. Tình trạng đề kháng
insulin không chỉ gây nên những rối loạn chuyển hóa mà nó cịn liên quan đến
nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý tim mạch khác như: tăng huyết áp, béo phì,
giảm tiêu huyết, rối loạn tế bào nội mạc…Tất cả các yếu tố này xâu chuỗi một cách
hệ thống lại với cái tên “Hội chứng đề kháng insulin” hay “Hội chứng chuyển hóa”.
Tất cả yếu tố trong hội chứng này đều là những yếu tố nguy cơ với bệnh lý tim
mạch một cách độc lập. Nó có thể phát triển từ 20 – 30 năm trước khi khởi phát
ĐTĐ týp 2 thực sự.
1.1.1.7. Các biến chứng của đái tháo đường
Đái tháo đường không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Người bệnh có thể
tử vong do các biến chứng này. Kể cả những người bệnh được kiểm soát tốt thì
biến chứng của bệnh ĐTĐ là điều khơng thể tránh khỏi. Nhưng có thể can thiệp để
giảm mức độ các biến chứng và làm chậm quá trình xảy ra biến chứng ở người Đái
tháo đường .
Biến chứng cấp tính:
- Hạ glucose máu.
- Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton.
- Hôn mê nhiễm toan acid lactic.

- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.


9

- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Biến chứng mạn
- Tim mạch:
+ Nhồi máu cơ tim.
+ Bệnh cơ tim.
+ Xơ vữa động mạch.
- Mắt:
+ Bệnh lý võng mạc ĐTĐ.
+ Các biến chứng mắt ngoài võng mạc.
- Thận: bệnh lý vi mạch thận gây xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận mạn.
- Thần kinh:
+ Bệnh lý đa dây thần kinh- bệnh lý thần kinh lan tỏa, bệnh lý thần kinh ổ.
+ Bệnh lý thần kinh tự động.
- Bệnh lý bàn chân ĐTĐ.
- Rối loạn chức năng sinh dục.
1.1.2. Chế độ dinh dƣỡng trong bệnh đái tháo đƣờng type II
1.1.2.1 Vai trò của ăn uống trong bệnh đái tháo đường
- Duy trì sức khoẻ cho người bệnh, tránh bị thiểu dưỡng do ăn uống quá kiêng
khem. Trên thực tế có một số người bệnh khi bị bệnh ĐTĐ rất sợ ăn, kiêng khem
nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các
chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
- Tránh tăng đường huyết quá mức do không biết chọn thực phẩm. ăn ít cơm
nhưng lại ăn nhiều miến, hoặc ăn quá nhiều khoai củ. Tất cả là do thiếu kiến thức về
giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm gây nên vì khơng được tư vấn làm ảnh
hưởng khơng nhỏ tới kết quả điều trị bệnh.

- Hạn chế được dùng thuốc: nếu người bệnh có chế độ ăn uống đúng sẽ làm
glucose máu của người bệnh không tăng thêm và hạn chế phải dùng thêm thuốc
hoặc không phải dùng thuốc nếu chưa có ĐTĐ lâm sàng
- Hạn chế các biến chứng: chế độ ăn hạn chế đường sẽ góp phần hạn chế các
biến chứng xảy ra. Các tác giả cho rằng khi đường máu quá cao thì rất dễ xuất hiện
các biến chứng cấp tính.


10

Ở giai đoạn ĐTĐ lâm sàng, thể phụ thuộc insulin hay khơng phụ thuộc insulin
thì riêng chế độ dinh dưỡng không đủ để khống chế đường huyết mà phải điều trị
tích cực thêm bằng thuốc và kèm theo chế độ vận động hợp lý. Tuy nhiên nếu
khơng có chế độ dinh dưỡng hợp lý ở giai đoạn này thì riêng thuốc không đủ để
điều trị.
Hiện nay các tác giả đều thống nhất rằng, để điều trị ĐTĐ lâm sàng phải kết
hợp chặt chẽ cả ba vấn đề: chế độ ăn - thuốc - hoạt động thể lực.
1.1.2.2. Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị
a) Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất
lượng:
- Năng lượng:
Người lớn 30Kcal/kg thể trọng lý tưởng/ngày.
Khi có thừa cân: hạn chế năng lượng (mục đích cần đạt là giảm từ 5- 10% cân
nặng), nhu cầu là 25 Kcal/ kg thể trọng lý tưởng/ngày và cần giảm từ từ.
ĐTĐ kết hợp viêm cầu thận giai đoạn hồi phục nhu cầu: 30- 35 Kcal/ kg thể
trọng lý tưởng/ngày.
ĐTĐ kết hợp suy tim độ 3- 4 nhu cầu: 25- 30 Kcal/ kg thể trọng lý tưởng/ngày
- Glucid: 50- 60% tổng năng lượng, phân phối đều trong ngày
ĐTĐ kết hợp viêm cầu thận có Ure máu tăng cao hay suy thận, suy tim,
Gout… cần chế độ ăn giảm đạm thì nhu cầu glucid có thể lên đến 65% tổng năng

lượng, trường hợp này cần tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, cố gắng
sử dụng nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Lipid: 15- 25% tổng năng lượng.
Acid béo bão hòa: tối đa 10% tổng năng lượng.
Acid béo khơng bão hịa: tối đa 10% tổng năng lượng.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều Cholesterol, nhất là trong ĐTĐ
có hội chứng thận hư, béo phì, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu hay các bệnh tim
mạch khác.
- Protid: nhu cầu 15- 25% tổng năng lượng.
ĐTĐ kết hợp viêm cầu thận thể cao huyết áp hoặc suy thận giai đoạn 1-2: nhu
cầu protid là 0,8g/ kg cân nặng chuẩn.


11

ĐTĐ kết hợp suy thậnmạn giai đoạn 3-4 hoặc viêm cầu thận đang có ure máu
cao nhu cầu protid là 0,6g/ kg cân nặng chuẩn. tỷ lệ protid động vật/ tổng số> 60%.
ĐTĐ kết hợp Gout , viêm cầu thận giai đoạn hồi phục, suy tim độ 3-4 nhu cầu
protid: 0,8- 1,0g/ kg cân nặng chuẩn.
Cần lưu ý đối với những trường hợp giảm protid < 0,8g/ kg cân nặng chuẩn thì
cần tỷ lệ protid động vật/ tổng số > 60%
ĐTĐ kết hợp Gout cần lựa chọn thực phẩm có ít nhân Purin kiềm.
- Chất xơ: 20-25g, trong đủ lượng chất xơ hịa tan.
- Vitamin và khống chất: đầy đủ theo nhu cầu người bình thường.
Giảm Natri < 2000mg/ ngày trong ĐTĐ kết hợp viêm cầu thận, suy thận mạn,
suy tim. Tùy từng giai đoạn bệnh hay triệu chứng lâm sàng của suy thận hay suy
tim mà có mức giảm natri khác nhau.
Giảm Kali: < 1000 mg/ngày trong suy thận hay viêm cầu thận có ure máu cao.
Tăng cường kali trong ĐTĐ kết hợp suy tim hay cao huyết áp
- Nước: nhu cầu trung bình là 40ml/ kg cân nặng/ngày.

Nhu cầu tăng ở người bệnh có mất dịch bất thường như ra mồ hôi nhiều, nôn,
tiêu chảy…, những trường hợp này cần cộng thêm lượng dịch đã mất vào nhu cầu.
ĐTĐ kết hợp Gout cần cung cấp ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày và nên sử dụng nước
khống.
Một số trường hợp ở người bệnh suy thận, suy tim, viêm cầu thận có ure máu
cao có chỉ định hạn chế nước, lượng nước đưa vào cơ thể cần đạt cân bằng lượng
nước ra vào theo công thức sau: V nước= V nước tiểu+ V dịch mất bất thường ( sốt,
nô, tiêu chảy…) + 300- 500 ml (tùy mùa).
Bảng 2: Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lƣợng
Thành phần

Tỷ lệ

Thành phần

Tỷ lệ

15- 25%

Glucid

50- 60%

Acid béo bão hòa

< 10%

Protid

15- 20%


Acid béo khơng bão hịa

< 10%

Chất xơ

20 - 35g/ngày.

Lipid

Cholesterol

< 300mg/ngày

b) Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép


12

Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và không làm hạ đường máu lúc xa
bữa ăn.
- Người bệnh ĐTĐ nên ăn điều độ, đúng giờ, khơng để đói q, không ăn no
quá.
- Nên chia nhỏ bữa ăn từ 4- 6 bữa/ngày, nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ
đường huyết ban đêm.
- Phân bố năng lượng trong ngày cho các bữa nên theo tỷ lệ sau:
Bảng 3: Phân bố năng lƣợng trong ngày cho các bữa
Bữa ăn
Số bữa/ ngày

Bữa sáng

Phân chia % năng lƣợng trong ngày
4 bữa/ngày

5 bữa/ngày

6 bữa/ngày

25

20

15

Bữa phụ sáng
Bữa trưa

10
35

Bữa phụ chiều

30

30

10

10


Bữa tối

30

30

25

Bữa phụ tối

10

10

10

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các
bữa ăn. Thực phẩm chứa glucid cần càn được phân bố trong các bữa ăn theo đúng
nhu cầu so với năng lượng của bữa ăn.
- Cần lưu ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm: lựa chọn thực phẩm có chỉ
số đường huyết thấp. Khơng nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
đơn độc mà phải phối hợp với những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc
rất thấp. Lượng glucid của khẩu phần cần cân đối trong các bữa ăn theo tỷ lệ các
thành phần dinh dưỡng khác.
Chỉ số đường huyết (glycemic index):
Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ tăng
đường huyết ở mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn một
loại thức ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết
được coi là một chỉ tiêu để chọn thực phẩm cho người bệnh ĐTĐ.



13

Theo Jenkins và cộng sự: chỉ số đường huyết là mức đường huyết 3 giờ sau
khi ăn một lượng thức ăn nhất định nghiên cứu so sánh với mức đường huyết 3 giờ
sau khi ăn một lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mỳ trắng là 100%).
Chỉ số đường huyết phụ thuộc vào sự phức hợp của thành phần glucid và phụ
thuộc vào các thành phần chất xơ, chất đạm, chất khống, q trình chế biến, tỷ số
giữa amylose và amylopectin. Người ta cho rằng hàm lượng chất xơ có thể coi là
chỉ điểm thay thế cho chỉ số đường huyết của thực phẩm. Các thực phẩm nhiều chất
xơ, đặc biệt là loại chất xơ hồ tan có chỉ số đường huyết thấp.
Hiện nay người ta định nghĩa chỉ số đường huyết (glycemic index) là tỷ lệ %
diện tích dưới đường cong của glucose cho mỗi một thực phẩm trên diện tích của
glucose lấy cùng một lượng.
Để tính chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm người ta thường lấy máu
lúc đói, 15, 30, 60, 120 phút sau ăn của thực phẩm đó so sánh với glucose, rồi tính
diện tích tăng lên dưới đường cong (UAUC: Incremental Area Under Curve) của
đường huyết của thực phẩm so với glucose. Chỉ số đường huyết của thực phẩm cụ
thể sẽ được tính theo cơng thức sau:
GITP = IAUCTP x 100/ IAUCG (wolever 1991)
Trong đó: IAUCTP trung bình cộng UAUC (diện tích tăng lên dưới đường
cong của thực phẩm).
IAUCG trung bình cộng IAUC (diện tích tăng lên của glucose).
GI: chỉ số đường huyết.
TP: thực phẩm.
G: glucose.
Bảng 4: Phân loại chỉ số đƣờng huyết của thực phẩm theo quốc tế
Chỉ


số

đƣờng Chỉ

số

đƣờng Chỉ

số

đƣờng Chỉ

số

đƣờng

huyết cao

huyết trung bình

huyết thấp

huyết rất thấp

≥ 70%

56-69%

40- 55%


< 40%


14

Bảng 5: Các thực phẩm có chỉ số đƣờng huyết cao (CSĐH ≥ 70%)
Tên thực phẩm

CSĐH

Tên thực phẩm

CSĐH

Bánh mỳ trắng

100

Dưa hấu

72

Bánh mỳ tồn phần

99

Đường kính

86


Gạo trắng, miến, bột sắn

83

Khoai bỏ lị

135

Gạo giã dối, mỳ

72

Bảng 6: Các thực phẩm có chỉ số đƣờng huyết trung bình (CSĐH từ 56- 69%)
Tên thực phẩm

CSĐH

Tên thực phẩm

CSĐH

Khoai sọ

58

Bánh quy

55- 56

Cam


66
Bảng 7: Các thực phẩm có chỉ số đƣờng huyết thấp (CSĐH từ 40- 55%)

Tên thực phẩm

CSĐH

Tên thực phẩm

CSĐH

Chuối

53

Kem

52

Táo

53

Khoai lang

54

Nho


43

Khoai mì (sắn)

50

Sữa chua

52

Củ từ

51

Cà rốt

49

Đậu hạt

49

Xồi

55
Bảng 8: Các thực phẩm có chỉ số đƣờng huyết rất thấp ( CSĐH < 40%)

Tên thực phẩm

CSĐH


Tên thực phẩm

CSĐH

Anh đào

32

Lúa mạch

31

Mận

24

Rau các loại

< 20

Lạc

19

Thịt các loại

< 20

Đậu tương


18

c) Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
d) Duy trì được cân nặng lý tưởng.


15

e) Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp,
tổn thương thận...
g) Phù hợp với thói quen ăn uống (food habit) của người bệnh.
1.1.2.3. Tổng năng lượng hàng ngày
Phụ thuộc vào từng người bệnh béo hay gầy, tình trạng bệnh lý của người
bệnh (đường máu và lipid máu), tính chất lao động và thói quen ăn uống hàng ngày
của người bệnh.
+ Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì.
- Nam giới: 26kcal/kg/ngày.
- Nữ giới:

24kcal/kg/ngày.

+ Đối với những người ĐTĐ có lao động bình thường được thì có thể tính
tổng năng lượng theo quy ước:
- Nằm điều trị tại giường:
- Lao động nhẹ và vừa:
- Lao động nặng:

25kcal/kg/ngày.
30 - 35kcal/kg/ngày.


35 - 40kcal/kg/ngày.

1.1.2.4. Chọn thực phẩm
Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( < 55)
a) Cung cấp glucid:
- Giảm gạo (gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt…) ngày ăn khoảng 200-300g tương
đương với 4 lưng bát cơm.
- Khoai, củ từ (khoai lang, khoai sọ, sắn…) ngày ăn khoảng 200-400g.
- Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ các loại vì các loại thực phẩm này
dễ làm tăng nhanh đường huyết: một ngày mỗi loại chỉ nên ăn 1 lần, tối đa 2 lần và
chỉ ăn từ 100- 150g.
- Bánh ngọt: không nên ăn quá 30g/ ngày.
- Hạn chế sử dụng đường, kẹo, mật ong trừ khi bị hạ đường huyết.
b) Cung cấp protein:
- Các loại thịt, cá: 100- 150g/ ngày.
Trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, khơng ăn thịt có mỡ. Thịt gà
cần bỏ da.


16

- Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ (150200g/ngày), sữa đậu nành không đường (200- 400g/ngày).
c) Cung cấp lipid:
- Khẩu phần chất béo tồn phần cao có liên quan tới hàm lượng Insulin lúc đói
cao hơn và chỉ số nhạy cảm với Insulinthấp hơn. Khẩu phần chất béo no dưới 7%
tổng năng lượng.
- Tăng cường ăn dầu thực vật vì dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no
cần thiết, một ngày ăn khoảng 10- 20g dầu (dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu…).
- Không ăn những sản phẩm nhiều cholesterol như các loại phủ tạng (320 5000mg%).

d) Cung cấp vitamin và khoáng:
- Để cung cấp đủ vitamin, chất khoáng và chất xơ cần ăn tăng cường các loại
rau, củ, quả tươi với số lượng 300- 500g/ngày, chia làm nhiều lần.
- Hạn chế ăn những quả quá ngọt như: chuối, mít, na (glucid từ 11,4 22,4%)...Không nên ăn quả sấy khô.
e) Chất xơ:
- Khẩu phần ăn được chế biến kỹ, cạn kiệt chất xơ để thúc đẩy sự phát triển
của đái tháo đường.
- Chất xơ có tác dụng giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, giảm
Cholesterol và chống táo bón. Do vậy cần tăng cường lượng chất xơ trong khẩu
phần, khuyến nghị 20g/ ngày.
- Để cung cấp chất xơ người bệnh cần ăn nhiều rau, quả chín và các thực phẩm
giữ nguyên tính chất tự nhiên như gạo giã dối, ăn quả cả miếng, ăn quả cả vỏ (nếu
có thể được). Để sử dụng hiệu quả chất xơ khi chế biến thức ăn không nên xay sát
quá kỹ, quá nhuyễn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh chế. Ăn nhiều món rau
trộn sa lat, món luộc và phối hợp với sản phẩm ngũ cốc.
g) Nước:
Uống đủ nước, ít nhất 1lít/ngày.
h) Các yếu tố khác:
- Rượu (1g cho 7kcal): nên bớt, vì có nguy cơ làm hạ đường huyết.


17

Người bệnh ĐTĐ chỉ nên uống một số loại rượu nhẹ như rượu vang, nhưng
với số lượng ít, mỗi ngày chỉ uống không quá 150ml và chia nhiều bữa, rượu nặng
không quá 50ml/ngày.
- Bia: không nên uống nhiều, <500ml/ ngày và chia làm 3- 4 lần.
- Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng nước khơng có đường.
- ĐTĐ kết hợp Gout khơng nên dùng những thực phẩm và đồ uống có khả
năng gây đợt Gout cấp: rượu, bia, chè, cà phê…

- ĐTĐ kết hợp suy tim nên lựa chọn thực phẩm hạn chế các chất kích thích
như rượu, bia, cà phê và các thực phẩm có ga. Nên sử dụng những thực phẩm giàu
Kali, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít sợi xơ.
- Chất tạo ngọt: không nên lạm dụng.
- Nhấn mạnh ĐTĐ type II kết hợp nghiện thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính dẫn
tới biến chứng tim mạch.
Chất tạo ngọt:
Để cho thức ăn có vị ngọt người ta dùng các “chất tạo vị ngọt”. Các chất này
có vị ngọt cao hơn nhiều lần so với đường saccharose nhưng lại không cung cấp
năng lượng hoặc rất ít, một số chất bị phá hủy khi đun nóng, một số chất có dư vị
khó chịu.
Một số chất tạo vị ngọt được dùng thông dụng hiện nay như: Saccharin,
Cyclamat, Aspartam...
Các chất này được dùng trong đồ uống và trong công nghiệp thực phẩm (bánh,
kẹo, kem...) với liều cao kéo dài có thể gây tác hại trên súc vật thí nghiệm: ung thư
bàng quang, quái thai. Nếu dùng vừa phải cho tới nay người ta chưa thấy có tác
dụng có hại trên người bệnh ĐTĐ.
Trên đồ giải khát có chữ “light” đều chứa chất tạo vị ngọt thay cho đường
saccharose và người ĐTĐ có thể dùng: D. Light, Funlight, Colalight... trừ fantalight
có chứa ít fructose, cinderlight có rượu, có độ đường tương đương với sữa.
Nhưng khi có chữ “light” trong các thức ăn thì chỉ có nghĩa là độ đường và các
chất béo giảm 25 - 50% so với thức ăn bình thường, quy định này thay đổi tùy theo
mỗi nước.


×