Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát lưu hành virus lở mồm long móng trâu bò và đánh giá một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh trên địa bàn bắc hà tĩnh từ tháng 82015 82016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRUNG UYÊN

GIÁM SÁT LƯU HÀNH VIRUS LỞ MỒM LONG MĨNG
TRÂU BỊ VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
LÀM PHÁT SINH, LÂY LAN DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA
BÀN BẮC HÀ TĨNH TỪ THÁNG 8/2015-8/2016

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,


các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Uyên

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Ngọc Thạch đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất, Khoa Thú y, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Cơ
quan Thú y vùng III đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Trung Uyên

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Khái quát về bệnh LMLM .................................................................................. 5

2.2.

Tình hình dịch bệnh LMLM ở Việt Nam và trên thế giới .................................. 5

2.2.1.

Tình hình dịch bệnh trên thế giới ....................................................................... 5

2.2.2.

Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam ................................................................... 6

2.3.

Đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM ........................................................................... 9

2.3.1.

Động vật cảm nhiễm ........................................................................................... 9

2.3.2.


Nguy cơ gia súc mắc bệnh ................................................................................ 10

2.3.3.

Type virus gây bệnh và phân bố dịch bệnh ...................................................... 11

2.3.4.

Phân bố các type virus LMLM tại Việt Nam ................................................... 13

2.3.5.

Thời gian và tần suất mắc bệnh ........................................................................ 14

2.4.

Đặc tính sinh học của VIRUS LMLM .............................................................. 14

2.4.1.

Hình thái, kích thước và phân loại của vi rút LMLM....................................... 14

2.4.2.

Cấu trúc gen của vi rút LMLM ......................................................................... 14

2.4.3.

Phân loại týp huyết thanh học (serotype) ......................................................... 15


2.4.4.

Đặc tính ni cấy của virus LMLM ................................................................. 15

2.4.5.

Độc lực của virus LMLM. ................................................................................ 16

iii

download by :


2.4.6.

Sức đề kháng của virus LMLM ........................................................................ 16

2.4.7.

Loài vật mắc bệnh ............................................................................................. 17

2.4.8.

Chất chứa mầm bệnh ........................................................................................ 18

2.4.9.

Đường lây truyền của virus .............................................................................. 18

2.4.10. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................. 19

2.4.11. Sự mang trùng của động vật mẫn cảm.............................................................. 19
2.5.

Triệu chứng và bệnh tích .................................................................................. 20

2.5.1.

Triệu chứng lâm sàng ....................................................................................... 20

2.5.2.

Bệnh tích ........................................................................................................... 20

2.6.

Các phương pháp chẩn đốn bệnh LMLM ....................................................... 21

2.6.1.

Chẩn đốn lâm sàng .......................................................................................... 21

2.6.2.

Chẩn đốn phịng thí nghiệm ............................................................................ 21

2.7.

Vắc xin phịng bệnh LMLM ............................................................................. 28

2.7.1.


Vắc xin vơ hoạt formon keo phèn .................................................................... 28

2.7.2.

Vắc xin vô hoạt nuôi cấy trên môi trường tế bào ............................................. 29

2.7.3.

Vắc xin nhược độc ............................................................................................ 29

2.7.4.

Vắc xin được sản xuất theo công nghệ gen ...................................................... 29

2.7.5.

Những điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin LMLM ......................................... 29

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.


Đối tượng nghiên cứu/vật liệu nghiên cứu ....................................................... 30

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 30

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu:.......................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31

3.5.1.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 31

3.5.2.

Phương pháp giám sát sự lưu hành của virus ................................................... 31

3.5.3.

Phương pháp xác định các yếu tố nguy cơ ....................................................... 35


3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Tình hình chăn ni trâu bò trên địa bàn tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2013-2016 .... 37

iv

download by :


4.2.

Tình hình dịch bệnh và một số đặc điểm dịch tễ bệnh lmlm trâu bò tại
Tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2013-2016..................................................................... 39

4.2.1.

Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM ........................................................................ 39

4.2.2.

Tỷ lệ mắc bệnh LMLM theo loài...................................................................... 41

4.2.3.

Phân bố dịch bệnh LMLM theo không gian ..................................................... 42


4.2.4.

Diễn biến dịch bệnh LMLM theo thời gian ...................................................... 47

4.2.5.

Cơng tác tiêm phịng vacxin LMLM từ tháng 8/2015-8/2016 ......................... 49

4.3.

Kết quả xét nghiệm kháng thể 3ABC ............................................................... 51

4.3.1.

Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus LMLM 3ABC bằng phương
pháp ELISA ...................................................................................................... 52

4.3.2.

Tỷ lệ mẫu dương tính kháng thể kháng virus LMLM 3ABC giữa các xã
có dịch và xã lận cận ......................................................................................... 54

4.3.3.

Tỷ lệ mẫu dương tính kháng thể kháng virus LMLM 3ABC giữa trâu và bò......... 55

4.4.

Kết quả đánh giá các yếu tố nguy cơ lây lan, phát sinh dịch lmlm tại bắc

Hà Tĩnh ............................................................................................................. 56

4.4.1.

Yếu tố nguy cơ nguồn gốc con giống ............................................................... 56

4.4.2.

Yếu tố nguy cơ gần đường giao thơng chính .................................................... 57

4.4.3.

Yếu tố nguy cơ liên quan đến tiêm phòng vacxin LMLM ............................... 57

4.4.4.

Yếu tố nguy cơ liên quan đến hình thức ni và chăn thả trâu bị ................... 58

4.4.5.

Yếu tố nguy cơ liên quan đến vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại ............ 59

Phần 5. Kết luận ............................................................................................................ 60
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 60

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 602


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 623
Phụ lục ........................................................................................................................ 656

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BHK-21

Baby Hamster Kidney-21

BHK

Baby Hamster Kidney

CI

Confident interval

Ct

Cycle of threshold


DNA

Desoxyribonucleic Axit

DOE

Double Oil Emulsion

ELISA

Enzyme linked immunosorbent assay

HBI

Baker Hughes Incorporated

OIE

Organization of International Epizootics

KHBT

Kết hợp bổ thể

LMLM

Lở mồm long móng

LPB - ELISA


Liquid phase Block Enzyme linked immunosorbent assay

MAB

Monoclonal Antibodies

MEM

Modified Eagles Medium

NSP - ELISA

Non Structural Protein Enzyme linked immunosorbent
assay

OR

Odd ratio

PCR

Polymerase Chain Reaction

PI

Percent Inhibition

RNA

Ribonucleic Axít


RT - PCR

Reverse Transcription- Polymerase Chain Reaction

SP

Structural Protein

(+)

Dương tính

(-)

Âm tính

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố các type virus LMLM tại Việt Nam năm 2013 .............................. 13
Bảng 3.1. Đánh giá yếu tố nguy cơ .............................................................................. 35
Bảng 4.1. Tổng đàn trâu bò của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016 ............................ 37
Bảng 4.2. Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM của tỉnh Hà Tĩnh qua các năm 20132016.............................................................................................................. 39
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM theo loài tại Hà Tĩnh từ năm 2013-2016 ............... 41
Bảng 4.4. Tình hình dịch bệnh LMLM và tỷ lệ xã có dịch ở tỉnh Hà Tĩnh qua các
năm 2013-2016 ............................................................................................ 42

Bảng 4.5. Tỷ lệ xã mắc mới bệnh LMLM từ tháng 8/2015-8/2016 của các tỉnh
trong vùng Bắc Trung Bộ ............................................................................ 45
Bảng 4.6. Tình hình dịch bệnh LMLM từ tháng 8/2015-8/2016 của các địa
phương trong tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................... 46
Bảng 4.7. Kết quả tiêm phòng vacxin LMLM từ tháng 8/2015-8/2016 của tỉnh
Hà Tĩnh ........................................................................................................ 50
Bảng 4.8. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus LMLM 3ABC tại các
huyện phía Bắc Hà Tĩnh .............................................................................. 52
Bảng 4.9.

So sánh tỷ lệ dương tính kháng thể 3ABC giữa các xã có dịch và xã
lân cận khơng có dịch từ tháng 8/2015-8/2016 ............................................ 55

Bảng 4.10. So sánh tỷ lệ dương tính kháng thể 3ABC giữa trâu và bò từ tháng
8/2015-8/2016 .............................................................................................. 55
Bảng 4.11. Kết quả phân tích yếu tố nguồn gốc con giống ............................................ 56
Bảng 4.12. Kết quả phân tích yếu tố chăn ni trâu bị gần đường giao thơng liên
xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ ..................................................................... 57
Bảng 4.13. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ liên quan đến tiêm phịng vacxin
LMLM trâu bị ............................................................................................. 58
Bảng 4.14. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ liên quan đến hình thức ni và chăn
thả trâu bò .................................................................................................... 59
Bảng 4.15. Kết quả phân tích vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại trâu bò định kỳ ...... 59

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................. 1
Hình 2.1. Tình hình lưu hành virus LMLM tại các nước Đông Nam Á thơng qua vận
chuyển trâu, bị ............................................................................................................... 11
Sơ đồ 3.1. Mơ phỏng phản ứng phát hiện kháng thể LMLM 3ABC bằng phương pháp
ELISA, bộ kít PrioCHECK ® FMD NS ................................................................. 33
Sơ đồ 3.2. Đĩa phản ứng ELISA phát hiện kháng thể 3ABC ................................................ 34
Biểu đồ 4.1.Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016 ........ 40
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM theo loài của tỉnh Hà Tĩnh từ 2013-2016 ................ 42
Biểu đồ 4.3.Tỷ lệ số xã có dịch LMLM qua các năm 2013-2016 ......................................... 43
Hình 4.1. Bản đồ phân bố dịch bệnh LMLM trâu bò tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20132016 ................................................................................................................................... 44
Biểu đồ 4.5.So sánh tỷ lệ xã mắc mới bệnh LMLM từ tháng 8/2015-8/2016 của các tỉnh
trong vùng Bắc Trung Bộ ............................................................................................ 45
Hình 4.2. Bản đồ phân bố dịch bệnh LMLM trâu bò tỉnh Hà Tĩnh từ tháng 8/20158/2016 ............................................................................................................................... 47
Biểu đồ 4.5.Diễn biến số ca bệnh LMLM trâu bò theo thời gian tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2013–2016 ....................................................................................................................... 48
Biểu đồ 4.6.Diễn biến số ổ dịch LMLM trâu bò theo thời gian tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2013–2016 ....................................................................................................................... 48
Biểu đồ 4.7.Diễn biến số ca bệnh LMLM trâu bò theo thời gian tỉnh Hà Tĩnh từ tháng
8/2015-8/2016................................................................................................................. 49
Biểu đồ 4.8.Diễn biến số ổ dịch LMLM trâu bò theo thời gian tỉnh Hà Tĩnh từ tháng
8/2015-8/2016................................................................................................................. 49
Biểu đồ 4.9.Số mẫu và tỷ lệ mẫu dương tính với kháng thể 3ABC ở các xã giám sát
............................................................................................................................................. 53

Hình 4.3. Bản đồ phân bố các mẫu dương tính kháng thể 3ABC tại các huyện phía
Bắc Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016 ...................................................................... 54

viii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trung Uyên
Tên đề tài: "Giám sát lưu hành virus lở mồm long móng trâu bò và đánh giá một số
yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh trên địa bàn Bắc Hà Tĩnh từ tháng
8/2015-8/2016"
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được tình hình dịch bệnh LMLM và mô tả được một số đặc điểm dịch
tễ bệnh LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016
Giám sát sự lưu hành kháng thể bệnh LMLM trâu bò nhiễm tự nhiên bằng
phương pháp 3ABC ELISA và đánh giá được một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây
lan dịch bệnh LMLM trâu bò trên địa bàn Bắc Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016.
Nội dung nghiên cứu
- Tình hình chăn ni trâu bị của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016.
- Tình hình dịch bệnh và đặc điểm dịch tễ về bệnh LMLM của tỉnh Hà Tĩnh và
các địa phương nghiên cứu giai đoạn 2013-2016.
- Giám sát sự lưu hành kháng thể bệnh LMLM trâu bò nhiễm tự nhiên bằng
phương pháp 3ABC ELISA trên địa bàn Bắc tỉnh Hà từ tháng 8/2015-8/2016.
- Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự lưu hành virus và khả năng phát sinh,
lây lan dịch bệnh LMLM trên địa bàn Bắc Hà Tĩnh.
Vật liệu nghiên cứu:
Máy đọc ELISA, máy rửa đĩa ELISA, máy lắc ủ đĩa ELISA; máy li tâm lạnh;
máy Vortex, máy Spin; tủ lạnh -80oC, -20oC và 4oC; đồng hồ đếm thời gian có chng
báo khi kết thúc; và các dụng cụ, ngun liệu, hóa chất thí nghiệm khác.

Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên
cứu cắt ngang.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu về tình hình chăn ni và đặc
điểm dịch tễ của bệnh LMLM giai đoạn 2013 - 2016 từ Cơ quan Thú y vùng III và Chi
cục Thú y Hà Tĩnh.
- Phương pháp phát hiện kháng thể LMLM trên trâu bò nhiễm tự nhiên bằng

ix

download by :


phương pháp 3ABC ELISA:
Mẫu huyết thanh dùng để đánh giá tỷ lệ lưu hành kháng thể LMLM nhiễm tự
nhiên được thu thập theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên từ vùng trọng điểm dịch
LMLM của 3 huyện huyện Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân.
Số mẫu cần lấy được tính tốn bằng phần mềm Win Episcope 2.0 với tỷ lệ lưu
hành ước đoán 10%, độ tin cậy 95%, sai số 5%. Số mẫu theo tính tốn là 232 mẫu.
- Phương pháp xác định các yếu tố nguy cơ: Các yếu tố nguy cơ được xem xét
là: Nguồn gốc con giống; tiêm phịng vacxin; đường giao thơng; hình thức chăn nuôi và
chăn thả; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại.
Kết quả và kết luận chủ yếu của luận văn
- Thực trạng tình hình chăn ni trâu bị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2013-2016.
- Đã đánh giá được tình hình dịch bệnh và một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016.
- Kế quả giám sát sự lưu hành virus LMLM trâu bò nhiễm tự nhiên bằng phương
pháp 3ABC ELISA trên địa bàn Bắc tỉnh Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016.
- Đánh giá được một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự lưu hành virus và khả
năng phát sinh, lây lan dịch bệnh LMLM trên địa bàn Bắc Hà Tĩnh.


x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Trung Uyen
Thesis title: "Monitoring circulating FMD virus of cattle and evaluated a number of risk
factors rise, spread of epidemics in the province Bac Ha Tinh from may 8/2015-8/2016".
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Review FMD disease situation and describe the epidemiological characteristics
of FMD cattle in the province of Ha Tinh period 2013-2016
- Monitoring the prevalence of FMD antibodies naturally infected cattle by
ELISA method and evaluation 3abc some risk factors rise and the spread of FMD cattle
in the province of Ha Tinh North from may 8/2015-8/2016.
Contents of the study
- The situation of cattle production in Ha Tinh Province period 2013-2016.
- The situation of the disease and the characteristics of the epidemiology of
FMD in Ha Tinh province and the local study period 2013-2016.
- Monitoring the prevalence of FMD antibodies naturally infected cattle by
ELISA method in the province of North 3abc Ha from may 8/2015-8/2016.
- Some of the risk factors affecting the circulation of the virus and the ability to
generate, spread of FMD in the Northern province of Ha Tinh.
Materials and Methods

Materials research: ELISA reader, ELISA plate washer, ELISA plate shaker
incubation; cold centrifuge; Vortex machine, spin machine; -800C refrigerators, -200C and
40C; clock with alarm timer expiration; and tools, materials and other laboratory
chemicals.
Research Methodology: This study was carried out by means of crosssectional studies.
- Method of information collection: Collect data on the status of livestock and
the epidemiological characteristics of the FMD period 2013-2016 from the Animal
Health Agency Region III and Animal Health Department of Ha Tinh.
- Methods to detect antibodies in cattle infected with FMD natural 3abc

xi

download by :


ELISA method:
Serum samples used to evaluate the prevalence of natural infection of FMD
antibody is collected by the method of random sampling from key areas of the three
districts FMD Can Loc district, Hong Linh Town, Nghi Xuan district.
Number of samples to be taken is calculated by Win Episcope 2.0 software with
prevalence estimates of 10%, 95% confidence level, the error of 5%. Number of
samples 232 samples were calculated.
- Methods for determination of risk factors: The risk factors considered were:
Origins seed; vaccination; traffic road; forms and grazing livestock; hygiene,
disinfection, disinfection of barns.
Main findings and conclusions
- The actual situation of cattle breeding in the province of Ha Tinh period
2013-2016.
- Already assess the disease situation and the epidemiological characteristics of
FMD in the province of Ha Tinh period 2013-2016.

- Design surveillance FMD virus circulation naturally infected cattle by ELISA
method in the province of North 3abc Ha from may 8/2015-8/2016.
- Review some of the risk factors affecting the circulation of the virus and the
ability to generate, spread of FMD in the Northern province of Ha Tinh.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hà Tĩnh là tỉnh miền trung, nằm ở tọa độ địa lý: 17054' - 18054' vĩ độ
Bắc, 105048' - 108000' kinh độ Ðơng; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam
giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Ðơng giáp biển Ðơng.
Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 8.051,9 km2, chiếm gần 1,8% tổng diện tích tự
nhiên của cả nước; là tỉnh được kế thừa và thụ hưởng các tuyến đường giao thông
quan trọng như: Quốc lộ 1A dài 100 km, quốc lộ 8A dài 60km, đường Hồ Chí
Minh dài 68 km, đường sắt thống nhất dài 50 km. Hệ thống sơng ngịi chính gồm
Sơng Lam, sơng La, sơng Ngàn Phố, sơng Ngàn Sâu, sơng Rác, sơng Nghèn...

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn: Phịng Dịch tễ - Cơ quan Thú y vùng III (2016)

1

download by :


Địa hình vùng núi chiếm tỷ lệ gần 70% diện tích tự nhiên, do vậy tập

qn chăn ni trâu bị của người dân vùng núi chủ yếu chăn thả tự do trong
rừng, rất khó kiểm sốt và triển khai biện pháp tiêm phòng. Mặt khác, do thời
tiết khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, mạng lưới giao thông giao lưu hàng hoá Bắc
Nam, vận tải xuất, nhập khẩu, quá cảnh và luân chuyển hàng hoá nội tỉnh thuận
lợi nên việc buôn bán vận chuyển gia súc rất phát triển. Đây cũng là điều kiện
phát sinh và lây lan mạnh dịch bệnh cho gia súc, nhất là dịch bệnh lở mồm long
móng (LMLM).
Bệnh lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease, FMD) là một trong
những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn ni, vì đây là một trong những
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho những động vật guốc chẵn như trâu, bị, lợn,
dê, cừu và những lồi động vật hoang dã. Bệnh có tính lây lan nhanh trên diện
rộng cho nên tổ chức thú y thế giới đã xếp vào danh mục bảng A của bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm nhất ở động vật. Virus gây bệnh LMLM thuộc họ
Picornaviridae được chia thành 7 type huyết thanh, giữa các type không có miễn
dịch chéo cho nhau.
Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy đối với các ổ dịch LMLM, trâu bò
mắc bệnh sau khi hồi phục thường mang trùng. Trâu, bị có thể mang mầm bệnh
ở thể mang trùng nhưng khơng có biểu hiện lâm sàng và đây là nguồn gây bùng
phát các ổ dịch sau mỗi thời kỳ.
Ở nước ta hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch LMLM còn rất cao do việc
quản lý và xử lý gia súc mắc bệnh, gia súc chết không kịp thời, không đúng quy
định làm cho mầm bệnh lưu hành, phát tán khắp nơi. Bên cạnh đó, việc mua bán,
vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mắc bệnh khơng được kiểm sốt chặt
chẽ; tỷ lệ tiêm phịng vắc xin khơng cao; mầm bệnh trong môi trường không
được xử lý triệt để là những nguy cơ làm phát sinh dịch bệnh.
Trong những năm gần đây, bệnh LMLM thường xuyên xảy ra trên địa bàn
các tỉnh Hà Tĩnh. Đáng chú ý, tháng 3/2013 lần đầu tiên phát hiện dịch LMLM
týp A xuất hiện tại 5 xã, phường thuộc 3 huyện, thị xã (TX Hồng Lĩnh, huyện
Can Lộc và Nghi Xuân) làm cho 356 con gia súc mắc bệnh (127 trâu và 229 bị),
trong đó số con chết, tiêu hủy là 3 con (Theo nguồn dữ liệu của phòng Dịch tễ Cơ quan Thú y vùng III).

Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đã xác định sự lưu hành virus LMLM gồm 2 type

2

download by :


O và A. Đây là vấn đề khó khăn cho chiến lược của tỉnh Hà Tĩnh trong phòng
chống bệnh LMLM, sự lưu hành virus LMLM diễn biến rất phức tạp ở gia súc và
nếu những gia súc này được bán đi nhiều nơi, dẫn đến virus LMLM phát tán tràn
lan, dễ dàng gây ra các đợt dịch trầm trọng; ở nhiều địa phương, nhiều ổ dịch cũ
mặc dù đã được tiêm phòng nhưng vẫn mắc đi, mắc lại, làm cho người dân
khơng tin tưởng vào việc tiêm phịng.
Tỷ lệ lưu hành virus LMLM cao ở gia súc nuôi trên địa bàn và nếu những
gia súc này được bán đi nhiều nơi, dẫn đến virus LMLM phát tán tràn lan, dễ
dàng gây ra các đợt dịch trầm trọng ở nhiều địa phương. Do đó, cơng tác xử lý và
quản lý gia súc mắc bệnh, gia súc mang trùng, công tác kiểm dịch vận chuyển
cần được chú trọng và khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay để góp phần
đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh LMLM, ngăn chặn virus LMLM lây lan.
Xuất phát từ tình hình thực tế của bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
việc khảo sát một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM, xác định chính xác sự lưu
hành virus LMLM trên đàn trâu bò và đánh giá một số yếu tố nguy cơ làm lây lan
dịch bệnh ở một số địa phương của tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết, từ đó góp
phần vào việc khống chế và thanh toán bệnh LMLM ở gia súc, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: "Giám sát sự lưu hành virus lở mồm long móng trâu bị
và đánh giá một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh trên địa
bàn Bắc Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016".
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng chăn ni trâu bị của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2013-2016.

- Tình hình dịch bệnh và mơ tả một số đặc điểm dịch tễ của bệnh LMLM
tại tỉnh Hà Tĩnh và các địa phương nghiên cứu giai đoạn 2013-2016.
- Giám sát sự lưu virus LMLM trên trâu bò nhiễm tự nhiên bằng phương
pháp 3ABC ELISA trên địa bàn Bắc tỉnh Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016.
- Đánh giá được một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự lưu hành virus
và khả năng phát sinh, lây lan dịch bệnh LMLM trên địa bàn Bắc Hà Tĩnh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình chăn ni và thực trạng tình hình dịch bệnh, mơ tả
mọt số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM trâu bị trên tồn tỉnh Hà Tĩnh từ năm
2013-2016.

3

download by :


- Giám sát sự lưu hành virus LMLM và đánh giá một số yếu tố nguy cơ
làm phát sinh, lây lan dịch bệnh trên đàn trâu bị ni tại 03 huyện phía Bắc tỉnh
Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể, cùng những luận chứng khoa học về
sự lưu hành của virus LMLM ở trâu, bò trên địa bàn Bắc Hà Tĩnh.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá đúng tình hình dịch
bệnh, sự lưu hành virus LMLM trên địa bàn nghiên cứu.
- Làm cơ sở cho các nhà chăn nuôi, cơ quan quản lý nhà nước về thú y
đưa ra giải pháp, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch hiệu quả.

4

download by :



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH LMLM
Bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc
chẵn như trâu, bị, lợn, dê, hươu, nai,... Bệnh do vi rút thuộc họ Picornaviridae
gây ra, có khả năng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, không chỉ do tiếp xúc giữa
động vật khỏe với động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều đường khác nhau, kể cả
qua khơng khí. Vì vậy, bệnh thường phát thành dịch và gây thiệt hại lớn cho
ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, môi trường của nhiều nước trên
thế giới.
2.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LMLM Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Bệnh LMLM ở bị lần được tiên được Fracastorius mơ tả vào năm 1514
tại Italy, nhưng sau đó gần 400 (vào năm 1897) các tác giả Loeffler và Frosch
mới chứng minh được tác nhân gây bệnh LMLM. Sau đó, vào các năm 1920, 3
serotype điển hình (O, A và C) của virus LMLM được các tác giả Vallee và
Carre phát hiện tại Pháp và Waldmann phát hiện tại Đức. Vào những năm 19401950, các serotype khác gồm SAT1-3 và Asia1 được Pirbright, Vương Quốc Anh
công nhận (Nguyễn Vĩnh Phước,1978).
Bệnh LMLM đã xuất hiện ở nhiều nước thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ
La tinh và Châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981-1985, dịch xuất hiện ở
80 nước, gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này. Năm 1997,
dịch xảy ra ở lợn trên toàn lãnh thổ Đài Loan, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và
để lại hậu quả xấu cho ngành chăn nuôi lợn trong nhiều năm. Các nước Nhật Bản
và Hàn Quốc là những nước từ lâu khơng có bệnh LMLM nhưng đến năm 2000
đã xuất hiện bệnh này. Tại châu Âu năm 2001, dịch đầu tiên xảy ra ở Anh, sau đó
lan ra Pháp, Hà Lan, Ai Len qua con đường vận chuyển gia súc (EUFMD, 2013).
Ở khu vực Đông Nam Á, một số nước có dịch như Lào, Cam-pu-chia,
Thái Lan, Myanmar, Philippines, Malaysia đã chịu những thiệt hại rất lớn do
dịch gây ra. Ở Thái Lan, khi bị dịch này, Chính phủ đã chi mỗi năm hàng triệu

USD để khống chế dịch. Ngồi ra, liên hợp quốc cịn hỗ trợ thêm 36 triệu USD
để thành lập Trung tâm chẩn đoán LMLM để định chủng virus, nghiên cứu dịch

5

download by :


tễ và sản xuất vắc xin. Thái Lan đã có 7/9 vùng kinh tế đã sạch bệnh và ở 7 vùng
này vẫn xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và nông sản đi nhiều nước với số
lượng lớn. Indonesia đã thanh toán được bệnh này từ năm 1983, Philippines đã
được tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận an toàn ở vùng Mindanao, Visay và
Luzon (EUFMD, 2013).
Nhiều nước trên thế giới đã thanh toán được bệnh dịch LMLM như
Australia, New Zealand, Philippines, các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương,
các nước thc EU, các nước thuộc vùng Bắc Trung Mỹ. Các nước trên đã xây
dựng và triển khai thực hiện một chương trình quốc gia về tiêm phịng nhiều
năm, kiểm dịch và các biện pháp khác theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới
(EUFMD, 2013).
2.2.2. Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898 tại
Nha Trang và sau đó là vào năm 1920 ở Nam Bộ. Tiếp theo đó, các năm 19371940 bệnh được phát hiện ở Quảng Ngãi và năm 1952 bệnh phát ra tại tỉnh Thừa
Thiên Huế, đến năm 1953-1954 bệnh lây lan vào các tỉnh NamTrung bộ, Bắc
Trung Bộ (Khu 4), Khu 3, khu tả ngạn, trung và thượng du Bắc bộ, Tây Bắc
(Điện Biên) và Việt Bắc. Tháng 4-1955, bệnh tái phát ở Khu 3 và lan vào Khu 4
và Khu tả ngạn Việt Bắc (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958).
Năm 1960-1970, ở miền Nam dịch xảy ra lại nghiêm trọng hơn trên đàn
trâu khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn, từ đó lây ra các tỉnh lân cận và tấn cơng 5 trại
lợn cơng nghiệp ở Nam bộ (Hồ Đình Chúc và cộng sự, 1978).
Từ năm 1980-1988, dịch phát ra chủ yếu ở vùng Đông Nam bộ và các tỉnh

miền Trung. Năm 1989, dịch phát ra mạnh ở Đồng Nai và Bình Thuận, sau đó
giảm dần trong những năm 1990, 1991. Năm 1992, dịch LMLM nổ ra ở Quảng
Bình, Hà Tĩnh sau đó lây lan rộng ra cả Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Năm
1993, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 18 huyện thuộc các tỉnh gồm Quảng
Ninh, Hải Phịng, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế làm 32.260 trâu, bò
và 1.612 lợn bị bệnh (Trần Hữu Cổn, 1996).
Trong những năm cuối thập kỷ 80, một số tỉnh phía Nam như An Giang,
Tây Ninh, Sơng Bé, Đồng Tháp thường xuyên bị dịch LMLM do lây lan từ
Campuchia sang. Năm 1989, riêng tỉnh Đồng Nai có 3 huyện là Long Đất, Long
Thành và Xuyên Mộc bị dịch kéo dài từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 10, làm

6

download by :


3.514 con trâu, bò và lợn bị bệnh (Trần Hữu Cổn, 1996).
Năm 1990, dịch cũng xuất hiện ở 4 huyện thuộc tỉnh Thuận Hải, làm hơn
7.500 con trâu, bò bị bệnh. Dịch cũng xảy ra ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Sơng Bé
làm 100 con trâu, bị bị ốm, khơng cày kéo được (Bộ NN & PTNT, 2011).
Năm 1995 dịch LMLM xảy ra ở 107 huyện của 26 tỉnh làm 236.000 trâu,
bị và 11.000 lợn mắc bệnh (Lê Minh Chí, 1996).
Theo Trần Hữu Cổn (1996), trong suốt các năm từ 1975-1995 dịch liên
tục phát ra trên đàn trâu, bị. Có thể nói năm 1995 là giai đoạn đỉnh điểm: trên 26
tỉnh thành có dịch và số lượng gia súc mắc bệnh khá lớn. Năm 1995, tại khu vực
phía Nam đã có 10.293 lợn mắc bệnh. Nguồn bệnh năm 1995, theo tác giả trên,
là do sự mua bán và vận chuyển gia súc bệnh từ Campuchia vào các tỉnh Kiên
Giang, Đồng Tháp và lan rộng bệnh ra khắp các tỉnh thành phía Nam.
Năm 1996, 1997 dịch xảy ra nặng một số tỉnh Duyên hải miền Trung và
Tây Nguyên. Năm 1998 và đầu năm 1999 tại Bình Thuận dịch LMLM làm 2.449

trâu bị mắc bệnh ở 20 xã của 3 huyện thị. Sáu tháng đầu năm 1999, thành phố
Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Nai đều có bệnh LMLM.
Giữa tháng 6 năm 1999, dịch phát ra ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, sau
đó lây lan nhanh sang các địa phương khác. Nguồn bệnh từ Trung Quốc đưa sang
theo con đường trao đổi, bn bán gia súc. Sau đó, dịch phát ra ở các tỉnh Bắc
Ninh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Hà Tây… Tính đến ngày 31/12/1999, 55 tỉnh thành phố có gia súc bệnh, số trâu
bò mắc bệnh 120.989 con, số lợn mắc bệnh 31.801 con.
Đầu năm 2000, dịch lây lan mạnh, 5 tỉnh phát bệnh thêm là Yên Bái, Bắc
Cạn, Lai Châu, Tây Ninh và Trà Vinh. Những tỉnh có dịch từ trước, số xã, huyện
có dịch và tổng số gia súc mắc bệnh tăng lên nhiều. Như vậy, tính đến
31/12/2000, trong đợt dịch này cả nước có 60 tỉnh thành có gia súc mắc bệnh, trừ
tỉnh An Giang chưa bị dịch (Cục Thú y, 2004).
Năm 2001, dịch LMLM còn xảy ra và tái phát trên đàn trâu bò của 11 tỉnh
với 23 huyện, 35 xã, làm 2.072 con mắc bệnh (trong đó 7 tỉnh miền núi phía
Bắc). Trên lợn, dịch LMLM xảy ra ở 11 tỉnh với 31 huyện, 52 xã chủ yếu thuộc
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm 3.311 con mắc bệnh (Cục Thú y, 2004).
Năm 2004, dịch LMLM đã xuất hiện ở 932 xã, phường thuộc 232 quận,

7

download by :


huyện ở 48 tỉnh, thành phố làm 71.736 trâu bò, 125 dê và 1.858 lợn mắc bệnh.
Trước thời điểm 2001, các kết quả xét nghiệm đối với các mẫu bệnh phẩm tại
Việt Nam chỉ phát hiện thấy có vi rút LMLM type O. Sau đó, đã phát hiện vi rút
LMLM type A trên các mẫu bệnh phẩm được lấy từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Nguyên nhân của sự xuất hiện vi rút LMLM type A có thể là do việc nhập lậu bò

từ Căm-pu-chia (Cục thú y, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009).
Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 408 xã, phường của 160 quận, huyện
thuộc 37 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 28.241 trâu bò, 3.976 lợn
và 81dê. Từ giữa tháng 10/2005, dịch LMLM type Asia1 đã xảy ra và lây lan cho
đàn trâu, bò của 18 xã thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hịa (Khánh Hồ) và
huyện Si Ma Cai (Lào Cai) làm 1.823 con mắc bệnh (Cục thú y, 2004, 2005,
2006, 2007, 2008, 2009).
Năm 2006, dịch LMLM trâu bò đã xảy ra tại 1.410 xã phường của 283
huyện, thị thuộc 47 tỉnh, thành phố, gây thiệt hại cho ngành chăn ni. Số gia súc
mắc bệnh là 114.015 con trâu bị. Dịch LMLM trên lợn cũng xảy ra tại 516 xã,
phường của 191 huyện, thị thuộc 54 tỉnh, thành phố làm 44.450 con lợn mắc
bệnh. Năm 2006 toàn quốc đã xử lý tiêu hủy 4906 con trâu bò và 31.087 con lợn.
Trong năm 2006 dịch LMLM xảy ra chủ yếu là type O. Vi rút LMLM type Asia1
xuất hiện thêm ở Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Thái Bình
(Cục thú y, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009).
Năm 2007, cả nước có 37 tỉnh xuất hiện dịch LMLM trong đó: 25 tỉnh
(294 xã, phường của 225 huyện, quận) có bệnh LMLM ở trâu bò và 26 tỉnh (172
xã, phường của 71 huyện, quận) có LMLM ở lợn, 18 tỉnh có bệnh LMLM trâu
bị và lợn. Tổng số gia súc mắc bệnh là 11.355 trâu, bò và 12.386 lợn; số gia súc
chết và tiêu huỷ là 3.765 trâu bò và 11.122 lợn. Dịch LMLM xảy ra cả 3 miền, ở
các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên dịch chủ yếu trên đàn trâu bò; ở
các tỉnh Nam bộ dịch chủ yếu trên đàn lợn. Hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là
type O; type A chỉ xảy ra ở tỉnh Phú Yên, type Asia1 xảy ra ở Quảng Trị và
Thanh Hoá (Cục thú y, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009).
Năm 2008, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 43 huyện thuộc 14 tỉnh, làm
2.408 con trâu bò và 67 con lợn mắc bệnh. Tổng số trâu bò buộc phải giết hủy là
218 con trâu bò và 39 con lợn. Dịch chủ yếu trên đàn trâu bò. Hầu hết các ổ dịch

8


download by :


LMLM xảy ra là do type O. Tuy nhiên, tháng 12/2008 đã xuất hiện vi rút type A
gây dịch tại Nghệ An (Cục thú y, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009).
Năm 2009, dịch đã xảy ra ở 229 xã thuộc 87 huyện của 27 tỉnh, thành phố
với tổng số 7.861 con trâu, bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy, trong đó có 35
xã thuộc 23 huyện của 16 tỉnh, thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng số
499 con lợn mắc bệnh, 429 con phải tiêu hủy. Dịch LMLM xảy ra trên địa bàn
các tỉnh Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên và các tỉnh miền
núi phía Bắc. Dịch xảy ra trên quy mơ rộng vào tháng 9/2009, cao điểm nhất có
tới trên 91 ổ dịch xuất hiện trong tháng, các tháng khác dịch xảy ra ít hơn và rải
rác tại nhiều địa phương. Dịch LMLM type A xuất hiện tại vùng miền núi phía
Bắc (Sơn La, Bắc Giang và Hà Giang), Tây Nguyên (Kon Tum), đồng bằng sông
Cửu Long (Long An) - là những vùng đã lâu khơng có type vi rút này (Cục thú y,
2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009).
Năm 2010: Dịch đã xuất hiện nhiều hơn tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
Điện Biên và Lai Châu. (Bộ NN & PTNT, 2016).
Năm 2011: Dịch đã xuất hiện tại các tỉnh Đông Bắc Bộ và Nam Trung Bộ,
bao gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Nam và Quảng Ngãi (Bộ NN &
PTNT, 2016).
Năm 2012 - 2015: Dịch có xu hưởng giảm dần về phạm vi không gian.
(Bộ NN & PTNT, 2016).
Năm 2013, dịch xảy ra trên địa bàn 145 xã, thuộc 44 huyện của 9 tỉnh,
tổng số gia súc mắc bệnh là 5.648 con, tiêu hủy 1.193 con, đặc biệt type A xuất
hiện tại miền Trung và dịch xảy ra nặng nề, dịch LMLM đã xảy ra tại 122 xã, 25
huyện, 04 tỉnh: Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá làm 2.880 con gia
súc mắc bệnh, tiêu huỷ 524 con (Nguồn từ phòng Dịch tễ - Cục thú y và Cơ quan
thú y vùng III).
2.3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH LMLM

2.3.1. Động vật cảm nhiễm
Có sự khác biệt rõ ràng về số lượng và tỷ lệ các loại gia súc mắc bệnh và
chết vì bệnh LMLM trong giai đoạn 2006 – 2012. Tỷ lệ trâu mắc bệnh cao nhất,
sau đó đến bị, lợn và các lồi gia súc khác. Lý do trâu, bò là đối tượng chủ yếu
được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam, những gia súc này chưa được

9

download by :


tiêm phịng hoặc đã được tiêm phịng nhưng khơng có khả năng bảo hộ trước các
chủng vi rút LMLM hiện đang lưu hành tại Việt Nam. Trong khi đó, hầu như
khơng có lợn được vận chuyển từ nước ngồi vào nước ta. Mặt khác, mật độ
chăn nuôi lợn tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc và Lào cũng thấp, dẫn đến
vi rút LMLM lây lan giữa các đàn lợn thấp hơn. Một đặc điểm nữa là trâu, bò
thường được chăn thả ngoài tự nhiên ở các tỉnh miền núi làm tăng nguy cơ phơi
nhiễm với mầm bệnh và dễ nhiễm bệnh hơn. Ngồi ra, cũng có thể do đặc tính
của các chủng vi rút LMLM ở khu vực thích ứng dễ phát triển và gây bệnh ở
trâu, bò hơn ở lợn, trong khi tỷ lệ tiêm phòng đạt mức độ thấp (Ngô Thanh
Long, 2013).
2.3.2. Nguy cơ gia súc mắc bệnh
Có sự khác biệt rõ ràng về nguy cơ có dịch LMLM của một số tỉnh như
Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lai Châu, Kon Tum, Lạng Sơn, Điện Biên,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tiền Giang. Đây cũng chính là các tỉnh
thường xun có dịch xảy ra hàng năm và mức độ dịch cũng thường trầm trọng.
Lý do có thể giải thích như sau: Các tỉnh này có chung đường biên giới với các
nước như Trung Quốc và Lào, trong khi đó tình trạng vận chuyển gia súc qua
biên giới là tương đối phổ biến. Do đó, rất có thể yếu tố vận chuyển qua biên giới
là một trong nguyên nhân dẫn đến dịch thường xuyên xuất hiện. Tương tự, các

tỉnh nằm trên đường quốc lộ Bắc Nam cũng có nguy cơ xuất hiện dịch LMLM
cao hơn. Phân tích khơng gian cho thấy, dịch LMLM có tính chất lây lan cục bộ
tại các địa phương này. Vì vậy, nghiên cứu về vận chuyển gia súc qua biên giới
và vận chuyển dọc theo đường quốc lộ là rất cần thiết, để từ đó đề xuất các biện
pháp kiểm dịch vận chuyển có hiệu quả hơn, nhằm khống chế dịch bệnh tốt hơn.
Mặt khác, cũng có thể do cơng tác tiêm phòng chưa đạt được tỷ lệ tiêm như
mong muốn (Ngô Thanh Long, 2013).
Báo cáo của Ngô Thanh Long (2013) cũng cho thấy, các tuyến đường vận
chuyển trâu bò vào Việt Nam đa dạng, phức tạp (hình 2.1). Trâu bị từ nhiều
nguồn khác nhau, chủ yếu từ Mianma, Thái Lan, Lào và Campuchia vào Việt
Nam; một số trâu bò nhập từ Trung Quốc. Các nước này đều có dịch LMLM, có
cả type O và A (Trung Quốc và Thái Lan), lượng gia súc nhập lậu qua biên giới
không qua kiểm sốt rất lớn, vì vậy nguy cơ nhập khẩu trâu bò mang mầm bệnh
LMLM vào Việt Nam là rất cao; nguy hại hơn là có cả trâu bị nhập về nuôi tại

10

download by :


Việt Nam nhưng cũng khơng thể kiểm sốt. Vùng biên giới phía tây chủ yếu là
địa hình đồi núi, đồng bào dân tộc sinh sống, trâu bị ni thả rơng, khơng thể
quản lý và tiêm phịng vắc xin phịng bệnh.

Hình 2.1. Tình hình lƣu hành virus LMLM tại các nƣớc Đơng Nam Á thơng
qua vận chuyển trâu, bị
Nguồn: Báo cáo của Ngơ Thanh Long trong Hội nghị phịng chống dịch LMLM ở gia
súc tại Nghệ An (2013)

2.3.3. Type virus gây bệnh và phân bố dịch bệnh

Ở Việt Nam, từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Cục Thú y đã xác định
virus gây bệnh LMLM chỉ có chủng O, hàng năm đều lấy mẫu gửi đến Phịng
thí nghiệm tham chiếu thế giới (Pirbright - Anh) để xác định lại chủng virus. Do
vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định chỉ sử dụng vắc xin
LMLM đơn giá chủng O trong thời gian này. Tháng 8 năm 2004, kết quả xét
nghiệm của Cơ quan Thú y vùng VI đã phát hiện virus LMLM chủng A trên các
mẫu bệnh phẩm được lấy từ các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận và
Long An. Nguyên nhân của sự xuất hiện virus LMLM type A có thể là do việc
nhập lậu bị từ Campuchia. Từ tháng 10 năm 2005, Cơ quan Thú y vùng VI đã
phát hiện virus LMLM type Asia1 tại tỉnh Khánh Hịa, Trung tâm Chẩn đốn
Thú y Trung ương phát hiện virus type Asia1 tại tỉnh Lào Cai từ năm 2006 do
vận chuyển trâu bò trái phép từ Trung Quốc. Do vậy, trâu bò được tiêm vắc xin

11

download by :


LMLM chủng O, A ở các tỉnh Trung Bộ, Tây Ngun và các tỉnh miền núi biên
giới phía Bắc khơng được bảo vệ phòng bệnh với virus LMLM type Asia1 nên
vẫn bị bệnh. Năm 2008, hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là do type O. Riêng
tháng 12/2008, virus type A đã xuất hiện tại Nghệ An. Năm 2009, hầu hết các ổ
dịch LMLM xảy ra là do type O, type A xuất hiện ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La,
Bắc Giang, Kon Tum và Long An. Năm 2010, dịch LMLM tập trung ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi
phía Bắc; dịch xảy ra chủ yếu ở những nơi gia súc khơng tiêm phịng vắc xin,
kể cả những tỉnh trong chương trình quốc gia phịng chống LMLM. Dịch có
tính chất lây lan cục bộ là chủ yếu, tập trung ở các tỉnh phía Bắc, Nam Trung
bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ, nhất là các địa phương nằm giáp biên giới
Trung Quốc và Lào. Năm 2012, dịch có xu hướng giảm về phạm vi không gian

(Cục thú y, 2013).
Phân bố dịch bệnh LMLM tại Việt Nam trong những năm gần đây có thể
tóm tắt như sau: Năm 2006 dịch LMLM phân bố rải khắp các miền trong cả
nước, có tập trung tại các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ. Giai đoạn 2007-2009 phân bố không gian của các ổ dịch hẹp hơn,
nhưng vẫn tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Năm 2009 phân tích rà sốt thống
kê khơng gian cho thấy chùm không gian ổ dịch LMLM là rất rõ nét tại các tỉnh
Lạng Sơn và Lai Châu. Năm 2010, dịch xuất hiện rõ nét tại các tỉnh Cao Bằng,
Lạng Sơn, Điện Biên và Lai Châu, đồng thời dịch vẫn khu trú tại các tỉnh Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Năm 2011, dịch xuất hiện rõ nét chùm không gian tại
các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và kéo dài lên tận Hà Giang. Năm 2012, dịch có xu
hướng giảm dần về phạm vi khơng gian (Nguyễn Thu Thủy và cộng sự, 2013).
Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2015 dịch LMLM tập trung chủ yếu ở
các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhất là các địa
phương giáp Trung Quốc và Lào. Trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2015,
tổng số có 5.700 ổ dịch LMLM đã xuất hiện tại 3.004 xã, phường, thị trấn của
487 huyện, thị xã, thành phố thuộc 62/63 tỉnh thành (trừ tỉnh Bình Thuận). Dịch
đã xuất hiện ở 3.004/11.098 (26%) xã, phường trong phạm vi cả nước. Điều này
cho thấy mức độ lưu hành bệnh tại các địa phương là khá cao. Tỉnh Bình Thuận
khơng có báo cáo về bệnh LMLM khơng có nghĩa là chưa có virus LMLM lưu
hành và gây bệnh ở đây. Rất có thể do các ổ dịch nhỏ lẻ không được báo cáo
hoặc do chưa quan sát được các ca bệnh lâm sàng tại tỉnh này (Cục thú y, 2013).

12

download by :


×