Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀM PHƯƠNG NAM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TỐN KHƠNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành :

Quản trị kinh doanh

Mã số :

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS. Kim Thị Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các nguồn
số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ
một học vị khoa học nào. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ


nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Đàm Phương Nam

i

download by :


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự
đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tơi hồn thành bản
luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS -TS. KIM THỊ DUNG làngười trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh,
Bộ mơn Tài chính đã giúp tơi hồn thành q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thơng tin cần
thiết để hồn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình cùng tồn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Đàm Phương Nam

ii

download by :


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình, đồ và biểu đồ ............................................................................ ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract ............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.


Một số khái niệm liên quan .............................................................................. 4

2.1.2.

Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt ..................................................... 7

2.1.3.

Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại ....... 9

2.1.4.

Nội dung chủ yếu phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân
hàng thương mại ............................................................................................ 18

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt
của ngân hàng thương mại ............................................................................. 20

2.2.

Cơ sở thực tiền .............................................................................................. 25

2.2.1.

Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam ................................. 25

iii


download by :


2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một số ngân
hàng trên thế giới ........................................................................................... 29

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một số ngân
hàng thương mại tại Việt Nam ....................................................................... 31

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm về phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt rút ra
cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh ............... 33

Phần3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................... 35
3.1.

Địa điểm nghiên cứu. ..................................................................................... 35

3.1.1.

Đặc điểm cơ bản tỉnh Bắc Ninh ..................................................................... 35

3.1.2.

Đặc điểm ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh ...... 38


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 44

3.2.1

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 46

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích.............................................. 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 48
4.1

Thực trạng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh ............... 48

4.1.1.

Đa dạng các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh. ............................................... 48

4.1.2.


Số lượng và cơ cấu khách hàng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân
hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh ............................... 49

4.1.3.

Doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt...................................................... 54

4.1.4.

Chất lượng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt ....................................... 64

4.2.

Đánh giá thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh ............... 70

4.2.1.

Kết quả đạt được............................................................................................ 71

4.2.2.

Những mặt hạn chế. ....................................................................................... 72

4.2.3.

Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trên ........................................................ 74

4.3.


Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh ............... 87

iv

download by :


4.3.1.

Định hướng phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh bằng hình thức
thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 87

4.3.2.

Giải pháp phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh............. 88

Phần5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 103
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 104

5.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ............................................................ 104
5.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. ....... 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 106
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 108
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 111

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATM

Automatic Tranfer Money - Máy rút tiền tự động

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

HSBC

The Hongkong and Shanghai Banking Corporation
Limited

KQKD


Kết quả kinh doanh

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo&PTNT (Agribank)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn

NHTM

Ngân hàng thương mại

SACOMBANK

Ngân hàng Sài Gịn Thương tín

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

TCCƯDVTT

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

TCTD

Tổ chức tín dụng


Techcombank

Ngân hàng thương mại CP Kỹ thương Việt Nam

TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh năm 2014 – 2015 ........................ 37


Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn 2013 - 2015 ........................... 42

Bảng 3.3.

Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng giai đoạn 2013-2015 ........................... 43

Bảng 3.4.

Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2013-2015............................................................................................... 44

Bảng 3.5.

Bảng thu thập tài liệu, số liệu đã công bố ................................................ 45

Bảng 3.6.

Số lượng mẫu điều tra ............................................................................. 45

Bảng 4.1.

Các dịch vụ TTKDTM giai đoạn 2011-2015 ........................................... 48

Bảng 4.2.

Số lượng khách hàng thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo sản phẩm
dịch vụ của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh qua các năm ........................... 50


Bảng 4.3.

Tình hình thực hiện kế hoạch về số lượng khách hàng TTKDTM
theo sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh ....................... 51

Bảng 4.4.

Số lượng khách hàng thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo các hình
thức thanh tốncủa NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.................................... 52

Bảng 4.5.

Cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại NHNo&PTNT
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013- 2015 ........................................................ 53

Bảng 4.6.

Doanh số thanh toán của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2013-2015............................................................................................... 55

Bảng 4.7.

Doanh số TTKDTM ở một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ....... 56

Bảng 4.8.

Doanh số các hình thức TTKDTM của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh
trong năm 2013, 2014 và 2015 ................................................................ 57


Bảng 4.9.

Tình hình phát hành thẻ năm 2013, 2014, 2015 của NHNo&PTNT
tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................... 59

Bảng 4.10. Bảng so sánh tiện ích thẻ ghi nợ nội địa .................................................. 63
Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ trả lời của khách hàng về mức độ tin cậy đối với
NHNo &PTNT Bắc Ninh ........................................................................ 65
Bảng 4.12. Số lượng và tỷ lệ trả lời của khách hàng về mức độ hài lòng của họ
đối với TTKDTM của NHNo &PTNT Bắc Ninh ..................................... 66

vii

download by :


Bảng 4.13. Số lượng và tỷ lệ khách hàng hài lòng với hệ thống máy POS, ATM
của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh............................................................ 67
Bảng 4.14. Số lượng và tỷ lệ khách hàng hài lịng về việc sử dụng dịch vụ thanh
tốn qua SMS/ Mobile/ Internet Banking của NHNo&PTNT tỉnh
Bắc Ninh................................................................................................. 68
Bảng 4.15. Định mức phí TTKDTM tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh ...................... 69
Bảng 4.16. Định mức phí TTKDTM một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........ 69
Bảng 4.17. Thu nhập từ dịch vụ TTKDTM của NHNo&PTNT Bắc Ninh ................. 70
Bảng 4.18. Mức thu nhập bình quân/ tháng của khách hàng ...................................... 75
Bảng 4.19. Số lượng và tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ........................ 75
Bảng 4.20. Thơng tin về giới tính và độ tuổi của khách hàng .................................... 77
Bảng 4.21. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng ................................ 77
Bảng 4.22. Mục đích sử dụng thẻ ngân hàng ............................................................. 78
Bảng 4.23. Số lượng và tỷ lệ trả lời của nhân viên ngân hàng về mức độ ảnh

hưởng các yếu tố khách quan đến phát triển TTKDTM .......................... 80
Bảng 4.24. Số lượng và tỷ lệ trả lời của khách hàng về mức độ hài lòng của họ đối
với cơ sở vật chất, trang thiết bị của NHNo &PTNT tỉnh Bắc Ninh ............. 81
Bảng 4.25. Sự hiểu biết của khách hàng về TTKDTM qua ngân hàng và Kênh
thơng tin phổ biến dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng .............................. 83
Bảng 4.26. ố lượng và tỷ lệ trả lời của khách hàng về mức độ hài lòng của họ
đối với nhân viên NHNo &PTNT tỉnh Bắc Ninh ..................................... 84
Bảng 4.27. Số lượng và tỷ lệ trả lời của khách hàng về mức độ ảnh hưởng của
nhân tố chủ quan đến phát triển TTKDTM .............................................. 86

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1

Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi ........................................................ 10

Sơ đồ 2.2

Quy trình thanh tốn ủy nhiệm thu ........................................................ 12

Sơ đồ2.3

Chu trình thanh tốn thẻ........................................................................ 17

Sơ đồ 3.2


Mơ hình tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh ............... 40

Hình 3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 35

Biểu đồ 4. 1

Biểu đồ so sánh giá trị thanh toán 3 năm 2013, 2014, 2015. ................ 55

Biểu đồ 4.2

Tỷ trọng các hình thức TTKDTM năm 20013,2014, 2015 của
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh................................................................ 58

Biểu đồ 4.3

Số lượng thẻ phát hành của Agribank qua các năm ............................... 60

Biểu đồ 4.4

Doanh số thanh toán bằng thẻ của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh
năm 2013,2014 và 2015 ........................................................................ 62

Biểu đồ 4.5

Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng .............................................. 76

Biểu đồ 4.6


Mục đích sử dụng thẻ ngân hàng........................................................... 78

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) là quá trình tiền tệ thực hiện chức
năng phương tiện lưu thơng và phương tiện thanh tốn khơng trực tiếp bằng tiền mặt.
TTKDTM chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường và được áp dụng
rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối ngoại. Sự phát triển rộng
khắp của TTKDTM hiện nay là do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hố.
Nền kinh tế hàng hóa phát triển càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong và ngồi
nước càng lớn thì cần có những cách thức thanh tốn thuận tiện, an tồn và tiết kiệm.
Thanh tồn khơng dùng tiền mặt ngày càng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế.
Việc sử dụng thanh toán khơng dùng tiền mặt sẽ thúc đẩy q trình sản xuất và lưu thơng
hàng hóa khơng ngừng phát triển. Góp phần ổn định lưu thơng tiền tệ, giảm chi phí lưu
thông xã hội. Tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng để tái đầu
tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của nhà nước vào hoạt động tài chính
ở tầm vĩ mơ và vi mơ, qua đó kiểm soát được lạm phát đồng thời tạo điều kiện nâng cao
năng suất lao động. Đồng thời khi cung cấp dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngân
hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ thu được phí dịch vụ từ khách hàng.
Mặt khác, nếu ngân hàng làm tốt cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì sẽ thu hút
khách hàng đến với ngân hàng mình và sử dụng tiếp các dịch vụ khác.
Chi nhánh ngân hàng NHNO& PTNT Bắc Ninh là một ngân hàng lớn nằm trên
địa bàn Bắc Ninh, trực thuộc hệ thống NHNO& PTNT Việt Nam. Trong giai đoạn 20132015 Chi nhánh đã làm tốt công tác phát triển dịch vụ TTKDTM, phát triển được một
số lượng lớn khách hàng. Chất lượng dịch vụ TTKDTM của Chi nhánh đã đạt được một
số kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh công tác phát

triển dịch vụ TTKDTM, trang bị và mở rộng mạng lưới ATM đến các phịng giao dịch
và các điểm đơng dân cư, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố. Đồng thời làm
tốt công tác phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, hông ngừng đẩy mạnh việc phát
triển khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM. Thực hiện nghiêm túc và triển khai đầy đủ
các chương trình khuyến mại của Agribank và của Chi nhánh đến khách hàng từ khâu
tiếp thị truyền thông đến khâu cung ứng sản phẩm dịch vụ. Làm tốt công tác hỗ trợ, xử
lý tốt các phát sinh liên quan đến dịch vụ cho khách hàng, đảm bảo được an tồn tài
chính và tạo dựng được niềm tin và đáp ứng được phần nào sử thoả mãn của khách
hàng. Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ TTKDTM so với tổng doanh thu dịch vụ của ngân
hàng đã tăng lên theo hàng năm thể hiện sự tiến bộ về chất lượng dịch vụ của Agribank
và hướng đi đúng đắn trong sự chỉ đạo điều hành của chi nhánh.

x

download by :


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ TTKDTM của chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Bắc Ninh vẫn cịn một số tồn tại
và hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Các dịch vụ TTKDTM chưa phong phú
bằng các ngân hàng khác trên địa bàn, ví dụ nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ đã hình thành
từ năm 2003, ngồi các dịch vụ cung cấp như các ngân hàng khác, dịch vụ thẻ của
NHNo&PTNT Việt Nam hiện chưa có các dịch vụ, tiện ích gia tăng như thanh tốn hố
đơn, thu hộ tiền bán hàn, nhóm sản phẩm dịch vụ thanh tốn quốc tế cịn thiếu một số
dịch vụ như xác nhận thư tín dụng…Số lượng khách hàng có quan hệ tài khoản nhiều
nhưng số khách hàng thực sự giao dịch thường xuyên, sử dụng dịch vụ TTKDTM của
ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp chiếm khoảng 60%. Việc triển khai các dịch vụ mới cịn
chậm, lúc mới triển khai thì rất tốt nhưng khơng duy trì được lâu dài, chưa đáp ứng nhu
cầu sử dụng dịch vụ của công chúng và chưa theo kịp các NHTM khác trên địa
bàn.Chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng chung phục vụ thanh toán chưa

đảm bảo, chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động TTKDTM trong nền kinh
tế. Chất lượng phục vụ của giao dịch viên cịn có những hạn chế, kỹ năng marketing
giới thiệu sản phẩm còn yếu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt
đó là mơi trường pháp lý, chất lượng của dịch vụ TTKDTM, cơ sở vật chất để thực hiện
thanh toán, năng lực marketing của nhân viên ngân hàng, trình độ phong cách phục vụ
của nhân viên ngân hàng. Ngoài ra nghiên cứu tổng hợp ý kiến đánh giá thông qua bảng
hỏi, phiếu điều tra của cán bộ nhân viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan đến việc phát triển dịch vụ TTKDTM như: Môi trường pháp lý, môi trường công
nghệ, tâm lý thói quen của khách hàng, sự thay đổi nhu cầu cầu của khách hàng và quá
trình hội nhập kinh tế quốc gia.
Để đẩy mạnh phát triển TTKDTM NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng
đồng bộ các giải pháp như: Mở rộng mạng lưới chi nhánh, khuyến khích các cá nhân
mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, đa dạng hóa các hình thức TTKDTM đặc
biệt là các hình thức TTKDTM hiện đại. Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt, tăng cường tiếp thị khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ
TTKDTM, đơn giản hố quy trình thủ tục, giảm thời gian xử lý giao dịch. Đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát triển các hệ thống TTKDTM qua ngân hàng, mở rộng phát triển dịch vụ
thẻ đặc biệt là thẻ cá nhân. Nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ và cung cách phục vụ
của nhân viên ngân hàng.
Từ khóa: Thanh tốn khơng dùng tiền mặt; Chi nhánh ngân hàng NHNO& PTNT
Bắc Ninh; Ngân hàng nông nghiệp;

xi

download by :


THESIS ABSTRACT


Non-cash payment process is carried out functional currency circulation means
and means of payment is not directly in cash. Non-cash payment only be developed and
perfected in the market economy and is widely applied in the field of economic and
financial internal and external. The widespread development of non-cash Payment is
now required by the boom of commodity economy. Economy, higher commodity
development, cargo volume and foreign exchange the greater the need for a convenient
payment method, safety and savings.
Non-cash payments increasingly important role in the economy. The use of noncash payments will accelerate the process of production and circulation of goods is
constantly evolving. Contribute to stabilizing the currency circulation, reducing
circulation costs society. Facilitate greater focus of social capital to credit for
reinvestment in the economy, promoting the role of regulator, check the state of
financial operations at the macro level and the micro, through that control inflation and
create conditions for raising labor productivity. At the same time as service providers on
non-cash payments, banks and organizations providing payment services will gain from
customer service charges. On the other hand, if the banks do well the work of non-cash
payment will attract customers to your bank and to use other services.
Agribank branches in Bac Ninh is a large bank located in Bac Ninh, under
Vietnam Agribank system. In the period 2013-2015 Branch has developed as well the
services of Non-cash payment, developed a large number of customers. Quality of
service of non-cash Payment of the branch has achieved some remarkable results,
namely: Branch has continuously promote the development of services of Non-cash
payment, equipped and ATM network expansion to the transaction and populated
places, commercial centers in the city. At the same time as well the development of
network POS units, hips constantly promote the development of customers using the
services of Non-cash payment. Taken seriously and fully implemented promotional
programs Agribank's branches and customers from the stage to the stage of marketing
communication products and services supply. As well the support and good treatment of
incurred related to customer service, to ensure financial security and build confidence
and meet part of customer satisfaction. The proportion of revenue from the services of
Non-cash payment compared to total revenues of banking services has increased by

each year showing the progress of the service quality of Agribank and the right direction
in the direction executive branch.

xii

download by :


However, besides the achievements and services of non-cash Payment of bank
branches of Agriculture and Rural Development of Bac Ninh still some limitations exist
and should be overcome in the near future . Services Non-cash payment rich not by
other banks in the area, for example, card services product group has been formed since
2003, in addition to providing services such as other banks, services Vietnam Agribank
card services is not available, such as increasing utility bill payment, cash collection
sells welding products group of international payment services lacking some services
such as letters of credit confirmation ... number of customer accounts related more but
some customers actually traded regularly, using the services of non-cash Payment of
bank accounts for the low rate of approximately 60%. The deployment of the new
service was slow, the moment is very good but the implementation does not maintain
long-term, unable to meet the demand for public services, and not to keep up with other
local banks. Quality operation of infrastructure systems generally serve no guarantee of
payment, failing to meet the increased demands on the activities of Non-cash payment
in the economy. Service quality of tellers also has limitations, marketing skills weak
product introduction.
Factors affecting the development situation of non-cash payments such as the
regulatory environment, the quality of service of Non-cash payment, facilities to make
payments, marketing, human capacity banker, serving style qualifications of bank
employees. Also integrated study is assessed through questionnaires, surveys of staff
about the level of influence of external factors to the development of payment services
as non-cash: Environment legal, technological environment, psychological habits of

customers, changes in customer needs and process of national economic integration.
To promote the development of non-cash payment Agribank Bac Ninh province
to apply sync solutions such as: Expanding the branch network, encouraging individuals
to open accounts and payments through banks, diversification forms of non-cash
payment especially forms of non-cash payment modern. Promote the Marketing
Services non-cash payments, strengthen customer marketing. Improving the quality of
service of non-cash payment, simplify procedures, reduce transaction processing time.
Investment in infrastructure, development of the system of non-cash Payment by bank,
expansion card service especially personal card. To improve the skills, abilities and
professional services staff of the bank.
Keywords: Non-Cash Payments; Agribank Bac Ninh; Agribank.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự
chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán không dùng tiền mặt với sự ra đời của nhiều
phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu
của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân
cư. Từ nền tảng thanh toán hồn tồn thủ cơng (mọi giao dịch thanh tốn đều dựa
trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng
chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ
trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần
như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống,
khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vịng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản
thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn).

Mặc dù, vẫn phải khắc phục những khó khăn chung của nền kinh tế như lạm
phát vẫn còn tiềm ẩn, bất cập trong xử lý nợ xấu…, nhưng dưới sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, ngành ngân hàng đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua
khơng ít những cam go trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được
những thành tựu to lớn, đóng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất
nước trong những năm qua. Ngân hàng là một trung gian thanh toán quan trọng
trong nền kinh tế, bằng các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng đã thay mặt khách hàng
thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong đó, thanh
tốn khơng dùng tiền mặt đóng vai trị then chốt trong q trình tuần hồn và ln
chuyển tiền tệ nhằm hạn chế bớt những tổn thất mà thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt có thể gây ra.
Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nhất là thanh tốn
khơng dùng tiền mặt (TTKDTM), trong những năm qua, ngành ngân hàng nói
chung và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến
về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hố cơng nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng
nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Tuy nhiên so
với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới thì NHNo&PTNT Việt

1

download by :


Nam, với vai trò là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt
Nam, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn có những mặt hạn chế.
Chi nhánh ngân hàng NHNO& PTNT Bắc Ninh là một ngân hàng lớn nằm
trên địa bàn Bắc Ninh, trực thuộc hệ thống NHNO& PTNT Việt Nam, với lợi thế về
mạng lưới hoạt động rất thuận lợi trong việc triển khai các dịch vụ thanh tốn đặc
biệt là thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy nhiên dịch vụ thanh toán của chi nhánh
cịn nghèo nàn, đơn điệu, chưa hấp dẫn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và

cơ hội bình đẳng cho các khách hàng. Do vậy, đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh,
thu hút khách hàng và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Trong thời
gian qua, Chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển các dịch vụ
TTKDTMđáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng, nhiều dịch vụ TTKDTM
đã tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Tuy nhiên, công tác triển khai một số dịch vụ
TTKDTM còn chậm, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng dẫn đến hiệu quả
chưa cao, thu từ các dịch vụ TTKDTM còn chiếm tỷ trọng thấp. Xuất phát từ yêu
cầu thực tế, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài.“Giải pháp phát triển thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân
hàng nông nghiệp và PTNT chi nhánh tỉnh BắcNinh. Dựa trên cơ sở đóđưa ra giải
pháp phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho NHNo&PTNT chi
nhánh tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tốn khơng dùng
tiền mặt của ngân hàng thương mại.
Phản ánh và đánh giá thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánhtỉnh Bắc Ninh trong những
năm qua.
Đề xuất giải pháp nhằm phát triểnthanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh trong những
năm tới.

2

download by :



1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển các hình thức thanh tốn khơng
dùng tiền mặt ở NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát bao
gồm.Các khách hàng cá nhân và các khách hàng tổ chức đến giao dịch tại
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, nhân viên của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về thời gian.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2015 – tháng 3/2016
- Số liệu sử dụng trong 3 năm từ năm 2013-2015.
- Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2020.
* Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh
Bắc Ninh
* Phạm vi về nội dung.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn. Tập trung nghiên cứu các hình thức
thanh tốn khơng dùng tiền mặt và nội dung phát triển TTKDTM tại ngân hàng
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu thực trạng phát triển TTKDTM. Tập trung nghiên cứu kết quả
phát triển TTKDTM và đánh giá kết quả TTKDTM tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu đề ra các giải pháp phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

3

download by :


PHẦN 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó
nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh
của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của
khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội, hoạt động của Ngân hàng thương
mại cũng có nhiều phương pháp mới, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản
không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư. Qua Ngân hàng
thương mại các chính sách tài chính tiền tệ của Quốc gia sẽ được thực hiện một
cách nhanh chóng vàcũng nhờ nó mà việc kiểm soát hoạt động của các doanh
nghiệp theo đúng luật pháp được dễ dàng hơn. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của
Ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong
cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng là các
doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình
kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào các khách
hàng.(Nguyễn Đăng Dờn,2013)
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng. ( Quốc hội XII, 2010 )
Theo luật các TCTD năm 2010. Ngân hàng thương mạilà loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. NHTM là tổ chức kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận
tiền gửi của khách hàng, với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng (cho vay), cung ứng các dịch vụ thanh tốn
2.1.1.2. Khái niệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Trước hết muốn tìm hiểu về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, chúng ta cần hiểu
rõ thanh tốn có vai trị như thế nào đối nới nền kinh tế? Thanh tốn là một khâu

quan trọng trong q trình chu chuyển vốn. Thanh tốn nhanh, chính xác, an tồn sẽ

4

download by :


làm tăng vòng quay của vốn, giảm lượng tiền trong lưu thơng, tiết kiệm chi phí cho
xã hội. Phương tiện được sử dụng chủ yếu trong thanh toán là tiền tệ. Tiền tệ là hàng
hóa đặc biệt dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, nó là sự thể hiện
chung của giá trị, biểu hiện tính chất xã hội của lao động và sản phẩm lao động. Tiền
tệ được chấp nhận trong thanh toán cho hàng hố, dịch vụ hoặc thanh tốn cơng nợ,
nó là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hóa, được kết tinh
hình thành một cách tự nhiên trong trao đổi (Tô Kim Ngọc, 2005).
Trong các mối quan hệ kinh tế, thanh toán được hiểu một cách khái quát nhất
là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên. Tiền ở đây là một phương tiện thanh
tốn, được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh tốn, tiền
khơng chỉ được sử dụng để chi trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa mà nó cịn
được sử dụng để thanh tốn các khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp
thuế, đóng góp các khoản chi dịch vụ,... (Nguyễn Thị Quy, 2008).
Như vậy thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) là quá trình tiền tệ thực
hiện chức năng phương tiện lưu thơng và phương tiện thanh tốn khơng trực tiếp
bằng tiền mặt. TTKDTM chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị
trường và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như
đối ngoại. Sự phát triển rộng khắp của TTKDTM hiện nay là do yêu cầu phát triển
vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá. Nền kinh tế hàng hóa phát triển càng cao, khối
lượng hàng hố trao đổi trong và ngồi nước càng lớn thì cần có những cách thức
thanh tốn thuận tiện, an tồn và tiết kiệm (Nguyễn Thị Quy, 2008).
Ngồi ra TTKDTM cịn là cách thức thanh tốn khơng có sự xuất hiện của tiền
mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển

vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn
nhau thơng qua vai trị trung gian của ngân hàng.
Hay nói cách khácTTKDTM là.“Sự chuyển dịch giá trị từ tài khoản này sang
tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế tốn của các tổ chức tín dụng để thanh
tốn việc mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của người thanh tốn”. Khi nhận
được “giấy báo có” hoặc “giấy báo nợ” do NHTM gửi đến cơ quan, doanh nghiệp
hay cá nhân, sau khi hạch toán vào tài khoản thích hợp sẽ đồng thời ghi tăng hay
ghi giảm tài khoản tiền gửi kỳ hạn của mình mở tại đơn vị thanh toán. Hoặc trong
trường hợp sử dụng thanh toán dưới hình thức “ví tiền điện tử” thực hiện thơng qua
các trung gian chấp nhận thanh toán như: trung tâm thanh tốn thẻ, máy POS thơng
qua ký hợp đồng thanh tốn và được thực hiện tại ngân hàng thơng qua tài khoản

5

download by :


của người thanh toán.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển
Phát triển về chiều rộng đồng nghĩa với việc đa dạng hoá các loại hình thanh
tốn. Khơng chỉ duy trì các hoạt động thanh toán truyền thống như trao đổi bằng
tiền mặt mà phải tiếp cận và áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại như thanh
toán bằng UNC, UNT, séc, ...Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ứng dụng
khoa học kỹ thuật cao như thanh toán qua thẻ ATM, dịch vụ internet banking

(Nguyễn Thị Quy, 2008).
Như vậy, phát triển ở đây có nghĩa là phải ln đưa ra được phương thức
thanh toán mới, đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng.
Phát triển về chiều sâu đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thanh tốn,
hồn thiện các hình thức thanh tốn hiện có. Khi giữa các ngân hàng khơng có sự

phân biệt về đa dạng hố loại hình thanh tốn thì chất lượng thanh tốn là yếu tố
quyết định sự thành cơng của mỗi ngân hàng. Vì vậy, ngay từ đầu các ngân hàng
phải có kế hoạch và chiến lược ngày càng củng cố và hoàn thiện các hoạt động
thanh toán trên cơ sở cung ứng cho khách hàng các hình thức thanh tốn tiện tích
nhanh chóng, thuận tiện, chi phí hợp lý trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động
của ngân hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật (David Cox, 2001).
Tóm lại, chính sách phát triển dịch vụ TTKDTM hướng tới mở rộng khả năng
“cung” dịch vụ Ngân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng
của nền kinh tế.
2.1.1.4. Khái niệm về phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Phát triển TTKDTM là mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán qua các
kênh thanh toán điện tử, nhằm thay thế hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, giảm
lượng tiền mặt trong lưu thông. Ngày nay, để đánh giá sự phát triển của TTKDTM có
thể dựa vào một số tiêu chí chủ yếu như: doanh số TTKDTM, chi phí giao dịch thanh
tốn, số lượng món giao dịch, số lượng khách hàng sử dụng các hình thức TTKDTM,
công nghệ ngân hàng và quản trị rủi ro trong TTKDTM.(Nguyễn Thị Quy, 2008)
Phát triển dịch vụ TTKDTM là sự gia tăng cả về mặt số lượng và chất lượng
của dịch vụ TTKDTM nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách
hàng và nền kinh tế.
Phát triển TTKDTM là mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán qua các
kênh thanh toán điện tử, nhằm thay thế hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, giảm

6

download by :


lượng tiền mặt trong lưu thông
Phát triển là một quá trình lâu dài, phát triển các dịch vụ TTKDTM làm gia
tăng thu nhập cho các NHTM nhờ việc thu phí từ hoạt động thanh toán này. Phát

triển TTKDTM là xu thế của thời đại, thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.1.2. Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt
2.1.2.1. Đối với nền kinh tế
* Thứ nhất, Thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa khơng
ngừng phát triển. TTKDTM cung cấp cho các chủ thể thanh toán những cơng cụ
thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện và hiện đại. Khi thực hiện thanh tốn, khách
hàng khơng phải mang theo tiền mặt mà chỉ cần sử dụng một số hình thức thanh
tốn khơng dùng tiền mặt, do vậy sẽ tránh được những rủi ro như mất trộm, giảm
chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt. Nhờ đó chất lượng của hoạt
động thanh tốn ngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thơng hàng
hóa, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và hạn chế được hoạt động rửa tiền.
( Tô Ngọc Hưng, 2006)
* Thứ hai, Góp phần ổn định lưu thơng tiền tệ, giảm chi phí lưu thơng xã hội.
Cơng tác TTKDTM gắn liền với cơng tác kế hoạch hố lưu thơng tiền tệ. Thực hiện
tốt công tác TTKDTM tức là tăng nhanh tỷ trọng TTKDTM trong chu chuyển tiền
tệ, giúp:
- Giảm lượng tiền mặt trong lưu thơng.
- Giảm được các chi phí cần thiết phục vụ cho lưu thông tiền mặt như: chi phí
in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền.
- Tác động trực tiếp đến thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát.
- Đảm bảo an toàn cho việc dự trữ tiền và tài sản của xã hội,
- Đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển tiền tệ tiến tới ổn định tiền tệ.
- Giải quyết được tình trạng thiếu tiền mặt trong ngân quỹ làm cho hoạt động
của ngân hàng được thực hiện trong suốt, hồn thiện chức năng trung gian thanh
tốn của NHTM.
* Thứ ba,Tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng
để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của nhà nước vào
hoạt động tài chính ở tầm vĩ mơ và vi mơ, qua đó kiểm soát được lạm phát đồng
thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Thời gian thanh toán được rút ngắn
làm cho q trình quay vịng của tiền được tăng lên đáng kể. Góp phần làm giảm


7

download by :


lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, hạn chế lạm phát, lưu thông tiền tê,
ổn định giá trị đồng tiền; tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt
nhiệm vụ điều hịa lưu thơng tiền tệ, kiểm sốt các giao dịch thanh tốn khơng dùng
tiền mặt giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên nắm được khối lượng chu
chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, nâng cao hiệu lực thi hành chính sách tiền tệ
quốc gia. (Tô Ngọc Hưng, 2006)
2.1.2.2. Đối với ngân hàng thương mại
Khi cung cấp dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngân hàng và các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh tốn sẽ thu được phí dịch vụ từ khách hàng. Phí dịch
vụ này có thể thu từ người chi trả hoặc từ người nhận tùy theo từng phương thức
thanh toán hay thỏa thuận giữa các khách hàng. Đây là một nguồn thu đáng kể của
ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Mặt khác, nếu ngân hàng làm tốt cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì
sẽ thu hút khách hàng đến với ngân hàng mình và sử dụng tiếp các dịch vụ khác. Để
sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các tổ chức và cá nhân phải mở tài
khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhằm thực hiện chuyển tiền đi thanh tốn
hay nhận tiền về. Vì vậy, trên tài khoản ln ln có một số tiền nhất định để phục
vụ cho cơng tác thanh tốn, đây chính là nguồn vốn tiềm tàng chảy vào ngân hàng.
Bên cạnh đó, khi khách hàng đã mở tài khoản tiền gửi thanh toán và sử dụng dịch
vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thì khách hàng có thể sử dụng tiếp
các sản phẩm dịch vụ khác của chính ngân hàng này như tín dụng, mở tài khoản thẻ,
gửi tiết kiệm…
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt giúp hệ thống ngân hàng thương mại thực
hiện chức năng tạo tiền. Khi sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt,

khách hàng chỉ cần trích tài khoản tiền gửi thanh tốn của mình mở tại ngân hàng
chuyển vào tài khoản tiền gửi của người hưởng mở tại cùng ngân hàng hay khác
ngân hàng. Ngân hàng hưởng lại sử dụng nguồn vốn này để cho vay, số tiền cho
vay ra lại được khách hàng sử dụng thanh tốn hàng hóa, dịch vụ… Cứ như vậy, hệ
thống ngân hàng thương mại đã làm cho từ một số tiền gửi ban đầu được nhân lên
gấp bội, tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh
toán, chi trả của xã hội. (Tô Ngọc Hưng, 2006)
2.1.2.3. Đối với khách hàng
Khách hàng là tất cả các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng các dịch vụ, tiện ích

8

download by :


mà NHTM cung cấp và TTKDTM giúp cho các chủ thể này tiếp cận được với
những cơng cụ thanh tốn nhanh chóng thuận tiện, hiện đại.
Thanh tốn bằng tiền mặt có độ an tồn khơng cao và gây bất tiện cho người
chi trả (là các cá nhân thuộc bên mua hàng hóa dịch vụ) và cả người thụ hưởng (bên
cung cấp hàng hóa dịch vụ) khi khối lượng tiền giao dịch nhiều họ phải mất công
vận chuyển kiểm đếm…ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Việc thanh toán qua Ngân hàng và
không sử dụng tiền mặt thuận tiện hơn rất nhiều.
Trước hết, việc thanh toán qua tài khoản giúp bên mua là các cá nhân có thể
kiểm sốt và quản lý một cách dễ dàng tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng,
đồng thời bên bán cũng kiểm soát được thu nhập từ việc mua bán trao đổi hàng hóa
dịch vụ, kiểm sốt dịng tiền và có những kế hoạch phù hợp, tránh lãng phí. Hơn nữa,
khách hàng cịn được hưởng lãi khơng kỳ hạn khi có số dư trên tài khoản của mình.
Thứ hai, việc giao dịch thanh tốn khách hàng có thể thực hiện một cách đơn
giản dễ dàng thông qua Internet, cây ATM, Mobile,… mà không cần trực tiếp đến
ngân hàng, điều này tiết kiệm được thời gian, chi phí của khách hàng. Q trình

thanh tốn sẽ được thực hiện qua hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng.
Thứ ba, TTKDTM góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu
chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh của các các doanh
nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ tư, Khách hàng khi sử dụng các phương tiện TTKDTM được bảo đảm
tiện lợi nhanh chóng, chính xác, an tồn, và bảo mật.
2.1.3. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương
mại
2.1.3.1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi (UNC) là lệnh của chủ tài khoản ủy nhiệm cho ngân hàng trích
một số tiền nhất định từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại
ngân hàng. UNC là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán
theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu
trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Ủy nhiệm chi khơng có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ mà UNC
phải do khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ
tài khoản khách hàng chuyển trả cho người thụ hưởng. Việc ngân hàng tự động
trích tài khoản của khách là khơng được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận

9

download by :


trước bằng văn bản.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, người mua có thể dùng UNC để ứng trước
tiền hàng cho người bán và cũng có thể thanh tốn ngay sau khi nhận đủ hàng hóa,
hoặc sau một thời gian nào đó. Việc dùng UNC đảm bảo thanh tốn nhanh gọn,
đảm bảo quyền lợi kinh tế cho người bán.
Quy trình thực hiện thanh toán theo phương tiện này được sử dụng trong quan

hệ kinh tế tin tưởng lẫn nhau.
Phạm vi thanh toán của UNC khá rộng, bao gồm:
- Thanh toán trong cùng một ngân hàng
- Thanh toán giữa hai ngân hàng cùng hệ thống.
- Thanh toán giữa hai ngân hàng khác hệ thống có tham gia thanh tốn bù trừ
- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
Thời gian thực hiện lệnh chi hay UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán, khi kiểm soát, hạch toán
lệnh chi, các bên phải thực hiện đúng thời hạn đã quy định để đảm bảo thanh
toán nhanh lệnh chi.
Ủy nhiệm chi đã ra đời khá lâu và được sử dụng phổ biến trong quan hệ thanh
tốn hàng hóa và phi hàng hóa do các ưu điểm an tồn, hiệu quả, thuận tiện nhờ
việc ứng dụng những thành tựu phát triển trong lĩnh vực cơng nghệ tin học. Q
trình thanh tốn UNC được thực hiện theo sơ đồ 2.1.

Người trả tiền

(1)

(2)

Ngân hàng nơi người trả
tiền mở tài khoản

Người thụ hưởng
(4)

(3)

Ngân hàng nơi người

thụ hưởng mở tàikhoản

Sơ đồ 2.1. Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi
(1) Quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thanh toán nợ nần giữa
bên trả tiền và bên được hưởng.
(2) Người trả tiền lập ủy nhiệm chi cho ngân hàng trả tiền cho người được hưởng.

10

download by :


(3) Ngân hàng người trả tiền mở tài khoản trích tài khoản của người trả tiền
chuyển đến ngân hàng người được hưởng mở tài khoản.
(4) Ngân hàng người được hưởng mở tài khoản trà tiền và báo cho người bán biết.
* Ưu điểm: UNC là hình thức thanh tốn đơn giản, thuận tiện và được áp dụng
khá phổ biển ở Việt Nam UNC được sử dụng khá phổ biến trong thanh toán tiền
hàng, dịch vụ cũng như thanh toán trả tiền nợ, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách
nhà nước…
* Nhược điểm: Việc chi trả, thời gian chi trả lệ thuộc vào đơn vị mua quyết
định. Trong trường hợp đơn vị mua bị khó khăn về thanh tốn hoặc vi phạm hợp
đồng thì quyền lợi của bên bán khơng được đảm bảo vì bên mua đã sử dụng hàng
hóa và dịch vụ của bên bán giao cho. Với việc thanh tốn bằng UNC có thể dẫn đến
tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng. Do đó
UNC chỉ thường được áp dụng trong trường hợp thanh toán giữa hai bên thực sự có
tín nhiệm lẫn nhau.(Phan Thị Thu Hà, 2004)
2.1.3.2.Thanh tốn bằng ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu (UNT) là phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán
quốc tế và trong mỗi quốc gia. Trong đó, người bán sau khi hồn thành nghĩa vụ
giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên, ủy nhiệm cho ngân

hàng phục vụ mình thu hộ số tiền hàng hoặc dịch vụ đã cung cấp trên cơ sở hối
phiếu hoặc hóa đơn giao hàng.
Thực chất của nhờ thu hay UNT là giấy tờ thanh toán do người bán lập để ủy
thác cho ngân hàng thu hộ một số tiền ở người mua tương ứng với giá trị hàng hóa,
dịch vụ đã cung ứng.
Thời hạn thực hiện nhờ thu hay UNT do ngân hàng thỏa thuận với người sử
dụng dịch vụ thanh toán.
Trong thời gian không quá một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được UNT
do ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi đến, ngân hàng phục vụ người chi trả
nếu trên tài khoản của người trả đó có đủ điều kiện để thực hiện giao dịch thanh
tốn, hoặc thơng báo cho người trả tiền biết nếu trên tài khoản của người đó khơng
có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán, đồng thời theo dõi để thanh toán khi tài
khoản của người trả tiền có đủ tiền
Ở nước ta, UNT cũng được áp dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ cung cấp
thường xun và có thể tính tốn chính xác theo định kỳ như tiền điện, tiền nước,

11

download by :


×