Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.83 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT ANH

HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN MAY BẮC NINH

Chuyên Ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc .
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Việt Anh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ giáo Trường Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cơ giáo trong Khoa Kế tốn và Quản trị kinh
doanh nói riêng đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS TS Đỗ Văn Viện,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty và cán bộ nhân viên Công ty cổ
phần may Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt nội dung đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Anh

ii


download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... viii
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2

1.3.


ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ
TỐN ............................................................................................................... 3
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN .......................... 3

2.1.1.

Khái qt về tổ chức cơng tác kế tốn ............................................................. 3

2.1.2.

u cầu tổ chức cơng tác kế tốn .................................................................... 4

2.1.3.

Nội dung cơ bản của tổ chức cơng tác kế tốn ................................................ 5

2.1.4.


Ý nghĩa của việc tổ chức cơng tác kế tốn .................................................... 18

2.2.

Kinh nghiệm về tổ chức cơng tác kế tốn của các công ty sản xuất kinh
doanh trong ngành may ................................................................................. 18

2.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan ............................................................. 21

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 22
3.1.

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................. 22

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty........................................................ 22

3.1.2.

Mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ.......................................................................... 22

iii

download by :


3.1.3.


Tình hình lao động của cơng ty ...................................................................... 23

3.1.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ................................................... 24

3.1.5.

Công nghệ sản xuất ........................................................................................ 25

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 33

3.2.1.

Khung phân tích ............................................................................................. 33

3.2.2.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .......................................................... 33

3.2.3.

Phương pháp phân tích ................................................................................... 35

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 36
4.1.


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN MAY BẮC NINH GIAI ĐÔẠN 2016-2018 ............. 36

4.1.1.

Vài nét về áp dụng chế độ kế tốn tại Cơng ty ............................................... 36

4.1.2.

Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán ................................................... 38

4.1.3.

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ............................................... 56

4.1.4.

Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán .............................................................. 60

4.1.5.

Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính ................................................... 64

4.1.6.

Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán .................................................... 72

4.1.7.

Tổ chức thực hiện chế độ kiểm kê tài sản ...................................................... 74


4.1.8.

Tổ chức thực hiện chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán .......................... 76

4.1.9.

Tổ chức cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cơng tác kế tốn ............................. 78

4.1.10.

Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn ................................................................ 78

4.2.

ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MAY BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2016-2018 ..... 79

4.2.1.

Kết quả đạt được ............................................................................................ 79

4.2.2.

Hạn chế tồn tại................................................................................................ 80

4.2.3.

Nguyên nhân của hạn chế............................................................................... 80


4.3.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ
TỐN TẠI CƠNG TY CP MAY BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2016-2018 ...... 82

4.3.1.

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................. 82

4.3.2.

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .............................................................. 84

4.4.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC
KẾ TỐN TẠI CÔNG TY CP MAY BẮC NINH GIAI ĐOẠN 20202025 ................................................................................................................ 85

iv

download by :


4.4.1.

Định hướng hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty ......................... 85

4.4.2.

Giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty cổ phần May

Bắc Ninh ......................................................................................................... 87

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 95
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 95

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 97

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

TK

Tài khoản

DN

Doanh nghiệp


SXKD

Sản xuất kinh doanh

KQKD

Kết quả kinh doanh

TCKT

Tổ chức kế toán

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

GTGT

Giá trị gia tăng

TS

Tài sản

LN


Lợi nhuận



Lao động

NN

Nhà nước

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Cơng ty trong 3 năm ................................................. 23
Bảng 4.1. Danh mục chứng từ ........................................................................................ 54

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty cổ phần May Bắc Ninh ........ 25
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty ...................................................... 26
Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn trong cơng ty.............................................. 27
Sơ đồ 3.4. Khung phân tích ........................................................................................... 33

Sơ đồ 4.1. Kế tốn lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty CP may Bắc
Ninh.............................................................................................................. 39

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Việt Anh
Tên luận văn: “Hồn Thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty cổ phần May Bắc Ninh”.
Chun ngành: Kế tốn

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng ty cổ
phần May Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tổ chức công tác kế
tốn tại Cơng ty cổ phần May Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu.
Tổ chức cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng trong cơ
chế quản lý tài chính, nội dung của tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty cổ phần May
Bắc Ninh bao gồm, Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán, Tổ chức vận dụng hệ
thống tài khoản kế toán, Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo tài chính,
chế độ kiểm tra kế tốn, chế độ kiểm kê tài sản, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế
toán, tổ chức cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ kế toán.
Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập từ các báo cáo về công tác kế tốn tổng hợp,vật tư, tiền lương.
Tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan nhằm vận dụng những kết quả nghiên cứu

đã đạt được để vận dụng cho nghiên cứu đề tài này.
Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp thu được từ điều tra thông qua bảng hỏi cán bộ quản lý các bộ phận
và nhân viên kế toán (Phụ lục số 01) do tác giả thực hiện. Bằng phương pháp nghiên
cứu tài liệu kết hợp với phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người liên quan, tác
giả đã có những thơng tin liên quan đến tình hình tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty cổ
phần May Bắc Ninh
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả dữ liệu thu thập được từ
nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, dựa vào các chỉ tiêu tính tốn số
liệu, tài liệu, báo cáo, sổ sách kế tốn và các báo cáo tài chính sau đó phân tích đánh giá
nguyên nhân và các vấn đề phát sinh, các biện pháp nâng cao hiệu quả.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh tình hình thực hiện và chấp hành
các quy định của nhà nước về tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị từ đó đưa ra những

ix

download by :


giải pháp, kiến nghị.
Phương pháp chuyên gia
Nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực
như nhân viên kế toán, người phụ trách làm kế toán, cán bộ quản lý (giám đốc, phó giám
đốc DN). Từ đó, rút ra những nhận xét về thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng
Ty Cổ phần may Bắc Ninh được chính xác và khách quan hơn.
Kết quả nghiên cứu và kết luận.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế tốn tại Cơng ty cổ phần May
Bắc Ninh kết quả nghiên cứu cho thấy công ty đã lựa chọn chế độ kế tốn phù hợp,

song cịn một số những tồn tại cần khắc phục, thực trạng tổ chức công tác kế toán bao
gồm, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tổ chức vận dụng hệ
thống tài khoản, tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách, tổ chức vận dụng hệ thống tài
khoản, tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quuyết tốn ngân sách,
tổ chức ứng dụng cơng nghệ thông tin, tổ chức công tác kiểm tra giám sát. Bên cạnh
những ưu điểm còn một số hạn chế ở khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, một số
tài khoản chưa phát huy hết tác dụng của tài khoản chi tiết, cơng tác lập báo cáo tài
chính chưa được chú trọng. Tuy nhiên, nếu đơn vị thực hiện tốt tổ chức cơng tác kế tốn
đơn vị có thể khắc phục được các hạn chế đó, và nâng cao hiệu quả của tổ chức cơng tác
kế tốn tại đơn vị.
Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn
nhằm hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng ty cổ phần may Bắc Ninh.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Author : Nguyen Viet Anh
Thesis title :" Complete organizes the accounting work at Bac Ninh Garment Joint
Stock Company".
Major: Accounting

Code: 8340301

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
On the basis of understanding and assessing the situation of organizing the
accounting work at Bac Ninh Garment Joint Stock Company, thereby proposing

solutions to improve the organization of accounting work at Bac Ninh Garment Joint
Stock Company.
Research methods
Organizing accounting work at enterprises plays a very important role in the
financial management mechanism, the content of the accounting organization at Bac
Ninh Garment Joint Stock Company includes, Organizing the implementation of the
regime. accounting vouchers, organizations applying the accounting account system, the
organization of the implementation of the accounting book regimes, the regime of
financial statements, the regime of accounting inspection, the regime of asset inventory
and the protection of manage and store accounting documents, organize material and
technical facilities in service of accounting.
Secondary data collection
Collected from reports on general, materials, wages accounts
Collected from relevant studies to apply these archieved results to this research
Primary data collection
Primary data were obtained from the survey through questionnaires of
department managers and accountants (Appendix 01) by the author. By using the
method of studying documents combined with questionnaires, direct interviews with
related persons, the author has information related to the situation of the organization of
accounting work at Bac Ninh Garment Joint Stock Company.
Descriptive statistical method
Descriptive statistical methods are used to describe data collected from empirical
research in different ways, based on the calculation criteria of data, documents, reports,
accounting books and Financial reports then analyze and assess causes and problems,

xi

download by :



measures to improve efficiency.
Comparative statistical method
The comparative method is used to compare the situation of implementation and
compliance with the State's regulations on the organization of accounting work at the
units from which to give solutions and recommendations.
Professional solution
In order to selectively collect opinions of representatives in each field such as
accountants, persons in charge of accounting, managers (directors, deputy directors of
enterprises). From there, draw comments on the situation of organizing the accounting
work at Bac Ninh Garment Joint Stock Company to be more accurate and objective.
Research results and conclusions
Researching and assessing the situation of organizing the accounting work at
Bac Ninh Garment Joint Stock Company, the research results show that the company
has selected the appropriate accounting regime, but there are some shortcomings that
need to be overcome. the situation of organizing the accounting work includes,
organizing the accounting apparatus, organizing the application of the voucher system,
organizing the application of the account system, organizing the application of the book
system, organizing the application of the system. system of accounts, organizations
applying the system of financial statements and reports on budget settlement,
organizations applying information technology, organizing inspection and supervision.
In addition to the advantages, there are some limitations in the process of making
vouchers, circulating vouchers, some accounts have not fully utilized the effect of
detailed accounts, and the preparation of financial statements has not been focused yet.
However, if the organization performs well the organization of accounting work, the
unit can overcome these limitations, and improve the efficiency of the organization of
accounting work at the unit.
The thesis has researched and given some scientific and practical solutions to
improve the accounting organization at Bac Ninh Garment Joint Stock Company.

xii


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xu thế hội nhập, tồn cầu hóa đang trở thành cơ hội và thách thức đối với
Quốc gia cũng như bản thân các doanh nghiệp. Thực tại thời gian qua, số lượng
doanh nghiệp ngừng hoạt động và tiến hành giải thể chiếm số lượng lớn, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tín dụng thắt chặt, doanh nghiệp khơng thể tiếp
cận tới các nguồn vốn. Nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là nợ mất hoàn toàn
khả năng kiểm sốt. Bất động sản đóng băng, hàng nghìn các dự án, khu đô thị
chung cư, tái định cư đều nằm trong tình trạng dừng hoạt động. Thơng qua cuộc
đào thải hàng loạt, nền kinh tế mới phô ra năng lực, bản lĩnh thực sự của khối
doanh nghiệp. Những doanh nghiệp tồn tại là những doanh nghiệp tạo ra giá trị
thực sự cho nền kinh tế. Đó là những doanh nghiệp có nội lực lớn, có cơ cấu tổ
chức tinh gọn, đội ngũ nhân sự giỏi, bộ máy quản trị hiệu quả, quy trình tác
nghiệp thơng suốt, chuỗi giá trị được gia tăng, hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh
và chuẩn xác… Và quan trọng nhất, một trong những công cụ chính để doanh
nghiệp tồn tại trong xu thế cạnh tranh gay gắt, phát triển trong thời gian tới chính
là sử dụng có hiệu quả các cơng cụ quản trị doanh nghiệp trong đó có kế tốn. Kế
tốn là cơng cụ quản lý hiệu quả nhất trong doanh nghiệp. Kế toán đo lường tính
hiệu quả, giá trị gia tăng, chi phí hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
Kế toán có sứ mệnh cung cấp thơng tin và kiểm tra trách nhiệm từng bộ phận liên
quan tới các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Thời gian vừa qua cũng như
sắp tới, để có thể tiếp cận nguồn vốn khan hiếm và khó khăn, cơng tác tài chính
kế tốn cịn có chức năng quan trọng là huy động và quản lý dịng tiền hiệu quả,
gia tăng tính thanh khoản, gia tăng nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Để có
thể quản lý tốt hệ thống thơng tin và kinh tế, tài chính, địi hỏi doanh
nghiệp phải tổ chức tốt cơng tác kế tốn như: tổ chức thực hiện chế độ chứng từ

kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức thực hiện chế độ sổ
kế tốn, tổ chức chế độ báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, tổ chức thực hiện
chế độ kiểm tra kế toán, tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản nhằm nâng cao chất
lượng quản trị doanh nghiệp.
Một trong những công ty tổ chức tốt công tác kế toán và hoạt động mạnh

1

download by :


mẽ, tồn tại, phát triển trong nghành may là Công ty CP May Bắc Ninh..Đây là
một điển hình tốt, khi nghiên cứu mơ hình tổng thể, ta thấy có nhiều điều có thể
góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng tổ chức cơng tác kế tốn. Vì những lí do
trên, tơi quyết định chọn đề tài “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty
cổ phần May Bắc Ninh” làm đề tài luận văn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tổ chức cơng tác kế tốn trong cơng ty,
tìm hiểu và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế tốn, từ đó đề xuất phương
hướng và giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn cho cơng ty Cổ
phần may Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức cơng tác kế
tốn trong doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng
tác kế tốn tại cơng ty Cổ phần may Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018.
- Định hướng và đề xuất giải pháp tổ chức công tác kế tốn tại cơng ty
trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty Cổ phần may Bắc Ninh
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tổ chức cơng tác kế tốn trong lĩnh vực kế tốn tài
chính và xem xét một số nội dung kế tốn quản trị liên quan trực tiếp đến tổ chức
cơng tác kế tốn.
- Phạm vi khơng gian: Cơng ty cổ phần may Bắc Ninh. Địa chỉ: Xã Liên
Bão, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Tài liệu liên quan và số liệu điều tra từ năm 2016 đến
năm 2018. Định hướng và giải pháp tới năm 2025. Thời gian thực hiện đề tài từ
8/2018 đến 8/2019.

2

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC
CƠNG TÁC KẾ TỐN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
2.1.1. Khái qt về tổ chức cơng tác kế tốn
Ngày nay sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính
quốc gia phải được đổi mới một cách tồn diện nhằm tạo ra sự ổn định của môi
trường kinh tế, hệ thống pháp luật tài chính kế tốn, lành mạnh hóa quan hệ và
các hoạt động tài chính
Tổ chức cơng tác kế toán được hiểu là một hệ thống các phương pháp,
cách thức phối hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ
máy kế toán thể hiện các chức năng và nhiệm vụ của kế tốn đó là: Phản ánh, đo
lường, giám sát và thơng tin bằng số liệu một cách trung thực, chính xác, kịp thời
đối tượng kế toán trong mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực quản lý khác.

Tổ chức công tác kế toán là việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thơng tin
thơng qua việc ghi chép của kế tốn trên chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo kế
tốn cho mục đích quản lý.
Tổ chức hạch tốn kế tốn là tổ chức một khối lượng cơng tác kế toán và
bộ máy nhân sự của kế toán trên cơ sở vận dụng chế độ kế toán trong điều kiện
cụ thể của từng đơn vị. Yêu cầu là phải gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đảm bảo
cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới thì vấn đề cạnh tranh diễn ra ngày càng thường
xuyên và khốc liệt hơn. Lúc này, chất lượng thơng tin của kế tốn được coi như
một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng thắng
lợi của các quyết định kinh doanh. Thơng tin của kế tốn tài chính và kế tốn
quản trị hợp thành hệ thống thơng tin hữu ích và cần thiết cho các nhà quản trị.
Để tổ chức cơng tác kế tốn trong một doanh nghiệp cần căn cứ vào qui
mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt động; đặc điểm về tổ chức
sản xuất và quản lý cũng như tính chất của quy trình sản xuất trong doanh nghiệp
đồng thời phải căn cứ vào các chính sách, chế độ nhà nước ban hành. Tổ chức
cơng tác kế tốn phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp khơng chỉ
tiết kiệm được chi phí mà cịn đảm bảo cung cấp thơng tin nhanh chóng, đầy

3

download by :


đủ, có chất lượng phù hợp với các yêu cầu quản lý khác nhau.
2.1.2. Yêu cầu tổ chức công tác kế tốn
Việc tổ chức cơng tác kế tốn trong một doanh nghiệp phải đảm bảo
những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về mặt pháp lý: Tổ chức cơng tác kế tốn phải tuân thủ những

qui định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, trong chế độ thể lệ do Nhà nước
ban hành và phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà
nước trong từng thời kỳ.
Các qui định này được ban hành thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, do đó các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh doanh của mình
mà tổ chức cơng tác kế toán một cách phù hợp với những qui định chung của Nhà
Nước. Đồng thời để đảm bảo cho việc tổ chức cơng tác kế tốn khơng vi phạm
những ngun tắc, chế độ qui định của Nhà Nước và thực hiện các chức năng của kế
tốn, góp phần tăng cường quản lý kinh tế tài chính, thực hiện việc kiểm tra, kiểm
soát của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp.
- Yêu cầu phù hợp: Tổ chức cơng tác kế tốn phải phù hợp với đặc điểm
tổ chức sản xuất kinh doanh theo từng mảng hoạt động chung và riêng, tổ chức
quản lý của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều có những đặc điểm hoạt
động, điều kiện nguồn lực riêng của mình, do đó mỗi một doanh nghiệp đều có mơ
hình cơng tác kế tốn riêng và khơng có mơ hình chung nào cho tất cả các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tổ chức tốt cơng tác kế tốn thì phải dựa vào các
điều kiện sẵn có của mình, đó là qui mơ của doanh nghiệp, tình hình tài sản nguồn
vốn, tính chất hoạt động, trình độ phát triển của trang thiết bị hỗ trợ đi kèm, trình
độ nhân viên kế toán, sự phân cấp quản lý trong doanh nghiệp và phải phù hợp
với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
- Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả: Tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh
nghiệp phải đảm bảo ngun tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là
nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí ít
nhất vẫn đảm bảo cơng việc kế tốn hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nguyên
tắc này đòi hỏi phải tổ chức cơng tác kế tốn khoa học và hợp lý, thực hiện tốt
nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán để làm sao cho chất lượng cơng tác kế
tốn đạt được tốt nhất với chi phí thấp nhất.Tổ chức cơng tác kế toán phải đảm
bảo kết hợp tốt giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị.

4


download by :


- u cầu kết hợp: Giữa kế tốn tài chính và kế toán quản trị khác nhau
về đối tượng sử dụng thông tin, đặc điểm thông tin, phạm vi thông tin...đồng thời
giữa chúng cũng có những điểm giống nhau như đều dựa trên cùng một cơ sở
hạch toán ban đầu, đều thu thập, xử lý thông tin kinh tế của doanh nghiệp. Vì thế
khi tổ chức cơng tác kế tốn cần phải kết hợp kế tốn tài chính và kế toán quản trị
để cho hai loại kế toán cùng phát huy tác dụng một cách tốt nhất.
2.1.3. Nội dung cơ bản của tổ chức cơng tác kế tốn
2.1.3.1. Xác định mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn
Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp
với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp trong giai đoạn hiện tại và xu hướng sau này, với biên chế bộ máy kế tốn
và trình độ nghề nghiệp của cán bộ kế tốn hiện có khả năng th dịch vụ kế
tốn, phù hợp với yêu cầu hoạt động và khả năng tài chính và với mức độ trang
bị các phương tiện kỹ thuật tính tốn, sử dụng cho cơng tác kế tốn, với chất
lượng phần mềm kế toán đoang sử dụng hoặc khả năng xây dựng phần mềm kế
tốn.. Lựa chọn hình thức tổ chức cơng tác kế tốn khoa học, hợp lý sẽ làm giảm
bớt khối lượng công việc, tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Điều đó có ý nghĩa quan trọng và tác động quyết định đến hiệu quả và
chất lượng của công tác kế tốn, giúp cho việc tổ chức cơng tác kế tốn thực hiện
được đầy đủ chức năng nhiệm vụ của kế tốn qua đó phát huy được vai trị của
kế tốn trong quản lý kinh tế tài chính ở doanh nghiệp.
+ Các hình thức tổ chức cơng tác kế tốn
Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn tập trung: Theo hình thức này, tồn
doanh nghiệp chỉ tổ chức một phịng kế tốn trung tâm, cịn ở các đơn vị phụ
thuộc đều khơng có tổ chức kế tốn riêng.. Phịng kế tốn trung tâm lưu trữ, bảo

quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế tốn của doanh nghiệp. Hình thức tổ chức cơng tác
kế tốn tập trung thường phù hợp với những đơn vị kế tốn có quy mơ vừa và
nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp. Hình thức này khơng phù hợp với đơn vị kế tốn có
quy mơ lớn có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều địa phương. Tổ
chức theo hình thức này thì bộ máy kế tốn ở doanh nghiệp là chủ yếu có thể
chia làm nhiều bộ phận như sau:
Bộ phận tài chính kế tốn vốn bằng tiền, vay và thanh toán: Làm nhiệm vụ
giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính doanh nghiệp, theo

5

download by :


dõi tình hình biến động về vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu phải trả, lập báo
cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ khác.
+ Bộ phận kế toán tài sản cố định và hàng tồn kho.
+ Bộ phận kế tốn chi phí nhân cơng và bảo hiểm xã hội
+ Bộ phận tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
+ Bộ phận kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
+ Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra
Ưu điểm của hình thức này: Chỉ đạo kịp thời cơng tác kế tốn, giúp cho
cơng tác quản lý được chặt chẽ hơn, dễ ứng dụng cơng nghệ thơng tin và hiện đại
hố cơng tác kế tốn.
Nhược điểm: Cơng tác kế tốn khơng gắn liền với sản xuất kinh doanh ở
cơ sở, không nâng cao hiệu lực quản lý ở cấp cơ sở.
2.1.3.2. Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế tốn, cơng tác hạch tốn ban đầu, cách luân chuyển
và xử lý chứng từ một cách khoa học và hợp lý.
+ Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chứng từ kế toán như

Tổ chức việc lập, ký chứng từ kế tốn: Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, doanh nghiệp đều phải tổ chức lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán được
lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính. Chứng từ kế tốn phải được lập
rõ ràng, đầy đủ kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Chứng từ kế
tốn phải có đầy đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút
mực. Không được ký chứng từ kế tốn bằng mực đỏ hoặc đóng dấu khắc chữ ký
sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên
chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký. Chứng từ
điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Người lập, người ký
duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm
nội dung của chứng từ kế toán. Chứng từ kế tốn phải có đủ chữ ký, chữ ký trên
chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Khơng được ký chứng từ kế tốn
bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của
một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế tốn phải do người có thẩm
quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi
chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. Chứng từ ế toán

6

download by :


chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người
được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi
tiền phải ký theo từng liên. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy
định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chứng từ kế toán bắt buộc, chứng từ kế toán hưỡng
dẫn: Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu
chứng từ kế toán hướng dẫn. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là những mẫu
chứng từ theo quy định của cơ quan nhà nước về nội dung, phương pháp ghi

chỉ tiêu và áp dụng thông nhất cho các doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp
cụ thể. Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn gồm những mẫu chứng từ kế tốn do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhưng doanh nghiệp có thể sửa
chữa bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu cho phù hợp với
việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng đảm bảo đầy đủ nội dung
quy định của chứng từ kế toán.
Tổ chức thực hiện chế độ hóa đơn bán hàng: Doanh nghiệp khi bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng.
Doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn bán hàng, khi bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp
dịch vụ một lần có giá trị dưới mức quy định của Bộ Tài Chính thì khơng bắt
buộc phải lập hóa đơn bán hàng trừ khi người mua hàng yêu cầu giao hóa đơn.
Trường hợp lập bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ thì cuối mỗi ngày phải căn cứ
vào số liệu tổng hợp của bảng kê để lập hóa đơn bán hàng trong ngày theo quy
định. Doanh nghiệp khi mua sản phẩm, hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ có
quyền yêu cầu người bán, người cung cấp dịch vụ lập và giao liên 2 hóa đơn bán
hàng cho mình để sử dụng và lưu trữ theo quy định, đồng thời có trách nhiệm
kiểm tra nội dung các chỉ tiêu ghi trên hóa đơn và từ chối khơng nhận hóa đơn
ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với liên hóa đơn lưu của bên
bán..Trường hợp hóa đơn bị hư hỏng hoặc mất mát phải thông báo bằng văn bản
với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử phải có đủ
nội dung quy định cho chứng từ kế toán và phải được mã hóa bảo đảm an tồn dữ
liệu điện tử trong q trình xử lý, truyền tin, lưu trữ. Chứng từ điện tử dùng trong
kế toán được chứa trong các vật mang tin như: Băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh
toán, mạng truyền tin… Chứng từ điện tử đảm bảo được tính bảo mật và bảo tồn
dữ liệu, thơng tin trong q trình sử dụng và lưu trữ, phải có biện pháp quản lý,

7

download by :



kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, thâm nhập, sao chép, đánh cắp
hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử khi bảo
quản, được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra,
gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết.
+ Tổ chức thu nhận thơng tin kế tốn phản ánh trong chứng từ kế
tốn: Thơng tin kế tốn là những thơng tin về sự vận động của đối tượng kế toán.
Để thu nhận được đầy đủ, kịp thời, nội dung thơng tin kế tốn phát sinh ở doanh
nghiệp, kế toán trưởng cần xác định rõ việc sử dụng các mẫu chứng từ kế tốn
thích hợp đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở tất cả các bộ
phận trong doanh nghiệp, xác định rõ những người chịu trách nhiệm đến việc ghi
nhận hoặc trực tiếp liên quan đến việc ghi nhận nội dung thông tin phản ánh
trong chứng từ kế tốn. Thơng tin số liệu trên chứng từ kế tốn là căn cứ để ghi
sổ kế tốn. Tính trung thực của thơng tin kế tốn phản ánh trong chứng từ kế tốn
quyết định tính trung thực của số liệu kế tốn, vì vậy tổ chức tốt việc thu nhận
thơng tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh vào chứng từ kế
tốn có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp.
+ Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán trước
khi ghi sổ phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo tính trung thực, tính hợp
pháp và hợp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ, chỉnh lý
những sai sót ( nếu có) trong chứng từ nhằm đảm bảo ghi nhận đầy đủ các yếu tố
cần thiết của chứng từ và tiến hành các công việc cần thiết để ghi sổ kế toán.
Kiểm tra chứng từ kế tốn có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của cơng tác
kế tốn. Vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chứng từ kế toán
trước khi tiến hành ghi sổ kế toán. Nội dung kiểm tra chứng từ kế tốn bao gồm:
Kiểm tra tính trung thực và chính xác của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản
ánh trong chứng từ kế tốn nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của thơng
tin kế tốn. Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh
trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo khơng vi phạm các chế độ chính sách về

quản lý kinh tế, tài chính. Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính
phản ánh trong chứng từ nhằm đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ
tiêu định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành, phù hợp với giá cả thị trường…Kiểm tra
tính chính xác của các chỉ tiêu số lượng, giá trị ghi trong chứng từ và các yếu tố
khác của chứng từ. Sau khi kiểm tra chứng từ kế toán đảm bảo các yêu cầu trên
mới dùng chứng từ để ghi sổ kế toán.

8

download by :


+ Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán: Chứng từ kế tốn phản ánh
nghiệp vụ kinh tế tài chính từ khi phát sinh đến khi ghi sổ kế toán và bảo quản, lữu
trữ cso liên quan đến nhiều người ở các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp và
liên quan tới nhiều bộ phận kế toán khác nhau trong phịng kế tốn. Vì vậy kế tốn
trưởng cần xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đảm bảo cho các bộ phận quản lý, bộ phận liên đới thực hiện. Để đảm bảo
việc luân chuyển chứng từ kế toán nhanh và phù hợp, cần xác định rõ chức trách,
nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nhằm giảm bớt những thủ
tục, những chứng từ kế tốn khơng cần thiết và tiết kiệm thời gian.
2.1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp
+ Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản: Doanh nghiệp phải tuân thủ các
quy định về hệ thống tài khoản kế toán, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu
và phương pháp kế toán của từng tài khoản kế toán. Dựa vào hệ thống tài khoản
kế toán do Bộ tài chính ban hành, doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
và tính chất hoạt động của doanh nghiệp mình cũng như đặc điểm sản xuất kinh
doanh và yêu cầu quản lý để nghiên cứu, lựa chọn các tài khoản kế tốn phù hợp,
cần thiết để hình thành một hệ thống tài khoản kế tốn cho đơn vị mình.
+ Cụ thể hóa hệ thống tài khoản: Để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn

vị, doanh nghiệp được cụ thể hóa, bổ sung thêm tài khoản cấp 3, 4.. nhưng phải
phù hợp với nội dung, kết cấu, phương pháp hạch toán của tài khoản cấp trên
tương ứng. Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 đối
với các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế tốn doanh nghiệp chưa có để phản
ánh nội dung kinh tế riêng có phát sinh của doanh nghiệp và chỉ được thực hiện
sau khi được Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản. Việc cụ thể hóa hệ thống
tài khoản kế toán chi tiết phải đảm bảo phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ, cụ thể
mọi nội dung đối tượng hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong
doanh nghiệp, phù hợp với những quy định thống nhất của Nhà nước và các văn
bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý cấp trên, phù hợp với đặc
điểm tính chất sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của doanh
nghiệp, đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính và thỏa mãn nhu cầu
thơng tin cho các đối tượng sử dụng.
2.1.3.4. Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán
+ Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về sổ kế toán: Doanh

9

download by :


nghiệp phải tuân thủ các quy định chung về sổ kế toán được quy định tại Luật kế
toán về mở sổ kế tốn, ghi chép sổ, sửa chữa sai sót, khóa sổ, lưu trữ, bảo quản
sổ kế tốn, xử lý vi phạm. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn
bộ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có liên quan đến doanh nghiệp. Sổ kế toán
phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày tháng năm lập sổ, khóa sổ, chữ ký
người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.
Tổ chức việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán: Sổ kế toán phải mở vào đầu
kỳ kế toán năm, đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày
thành lập. Doanh nghiệp phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán. Sổ

kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin số
liệu ghi vào sổ kế tốn phải chính xác trung thực, đúng với nội dung của chứng
từ kế toán. Việc ghi sổ kế tốn phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp
vụ kinh tế tài chính. Thơng tin số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế
tiếp thông tin số liệu ghi trên sổ kết toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải
ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ. Thơng tin số liệu trên sổ kế tốn phải
ghi bằng bút mực, khơng ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, khơng ghi
chồng lên nhau, khơng ghi cách dịng, trường hợp ghi không hết trang sổ phải
gạch chéo phần không ghi, khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của
trang và chuyển số liệu cộng sang trang kế tiếp. Doanh nghiệp phải khóa sổ kế
tốn vào cuối kỳ kế tốn trước khi lập báo cáo tài chính và các trường hợp khóa
sổ khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán
bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Luật kế toán
và Chế độ sổ kế tốn hiện hành. Sau khi khóa sổ kế tốn trên máy vi tính phải in
sổ kế tốn ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán.
Tổ chức việc sửa chữa sổ kế toán: Khi phát hiện sổ kế tốn ghi bằng tay
có sai sót thì khơng được tẩy xóa làm mất dấu vết thơng tin, số liệu ghi sai mà
phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp: Ghi cải chính bằng cách gạch một
đường thẳng vào chỗ sai, và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký
của kế tốn trưởng bên cạnh. Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ
hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký
của kế tốn trưởng bên cạnh. Ghi bổ sung bằng cách lập “Chứng từ ghi sổ bổ
sung ” và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
+ Lựa chọn hình thức kế tốn và hệ thống sổ kế tốn áp dụng: Hình
thức kế tốn là các mẫu sổ kế tốn, trình tự, phương pháp ghi sổ và các mối liên

10

download by :



quan giữa các sổ kế toán. Theo chế độ kế tốn hiện hành có 5 hình thức kế tốn
được quy định:
Hình thức kế tốn nhật ký sổ cái: Là hình thức kế toán thường được sử
dụng tại các doanh nghiệp nhỏ sử dụng ít tài khoản kế tốn. Đặc điểm: Kết hợp
ghi sổ kế tốn theo trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo hệ thống các
nghiệp vụ kinh tế tài chính ở doanh nghiệp vào một sổ kế toán tổng hợp là Nhật
ký – sổ cái. Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 với việc ghi chép kế
toán ở các tài khoản chi tiết và ghi ở hai loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết. Khơng cần lập bảng cân đối phát sinh của các tài
khoản cấp 1 vì có thể kiểm tra được tính chính xác của việc ghi chép ở các tài
khoản kế tốn cấp 1 ngay ở dịng tổng cộng số phát sinh trong tháng trong Sổ
Nhật ký – Sổ Cái.
Hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ: Là hình thức kế tốn thường được
sử dụng ở các doanh nghiệp có quy mơ lớn, sử dụng nhiều tài khoản. Đặc điểm:
Tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian với phân loại theo hệ thống toàn bộ
các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp riêng
biệt là Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ Cái. Ghi theo trình tự thời gian trên sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Căn cứ vào
chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại lập Chứng từ
ghi sổ để làm căn cứ ghi sổ kế toán tổng hợp, cịn việc ghi sổ kế tốn chi tiết
được căn cứ các chứng từ kế toán, như vậy việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi
chép kế toán chi tiết tách rời nhau. Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 được ghi ở một tờ
sổ riêng nên cuối tháng phải lập Bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra tính chính
xác của việc ghi Sổ Cái.
Hình thức kế tốn Nhật ký chung: Là hình thức kế tốn được sử dụng
rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy mơ lớn đã sử dụng máy tính vào cơng tác kế
tốn. Đặc điểm cơ bản là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải
ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian
phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các

Sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sổ kế tốn tổng hợp
trong hình thức kế toán này là sổ Nhật ký chung, các sổ nhật ký đặc biệt và sổ
Cái. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế

11

download by :


toán phù hợp. Đồng thời căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào các số thẻ kế
toán chi tiết có liên quan. Trường hợp đơn vị có mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì
hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ, hoặc cuối tháng tổng hợp từng sổ Nhật
ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái. Cuối tháng
cuối quý cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng Cân Đối Phát Sinh.
Hình thức kế tốn Nhật ký chứng từ: Là hình thức kế tốn được sử dụng
trong các doanh nghiệp lớn chưa sử dụng máy vi tính vào cơng việc kế tốn. Kết
hợp trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các
nghiệp vụ kinh tế tài chính cùng loại phát sinh vào một loại sổ kế toán tổng hợp
riêng biệt là sổ Nhật ký chứng từ. Ngwofi ta lấy bên Có của tài khoản kế tốn
làm tiêu thức phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tức là các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến bên Có đó. Khi ghi vào Nhật ký chứng từ thì
ghi theo quan hệ đối ứng các tài khoản. Vì vậy số cộng cuối tháng ở Nhật ký
chứng từ chính là định khoản kế toán để ghi vào Sổ Cái. Như vậy Nhật ký chứng
từ vừa là sổ Nhật ký các nghiệp vụ cùng loại vừa là chứng từ ghi sổ để ghi Sổ
Cái. Có thể kết hợp một phần ghi chép kế toán chi tiết ngay trong các Nhật ký
chứng từ. Tuy nhiên không nên kết hợp ghi chép kế tốn chi tiết với kế tốn tổng
hợp vì sẽ làm cho kết cấu mẫu số phức tạp. Không cần lập bảng cân đối phát sinh

các tài khoản tổng hợp vì số cộng cở các Nhật ký chứng từ là các định khoản kế
tốn bên Nợ, bên Có vào các tài khoản phải cân bằng nhau. Dựa vào bên Có của
tài khoản để ghi Nhật ký chứng từ nên căn cứ theo chứng từ kế tốn để ghi sổ rõ
ràng, khơng bị trùng lắp trong ghi sổ kế toán. Đây cũng là đặc điểm thể hiện tính
ưu việt của hình thức kế tốn này.
Hình thức kế tốn trên máy vi tính: Cơng việc kế tốn được thực hiện
theo một chương trình phần mềm kế tốn trên máy vi tính. Phần mềm kế toán
được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế tốn hoặc kết hợp
các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán khơng hiển thị đầy đủ
quy trình ghi sổ kế tốn nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài
chính theo quy định. Các loại sổ theo hình thức kế tốn trên máy vi tính: Phần
mềm kế tốn được thiết kế theo hình thức kế tốn nào sẽ có các loại sổ của hình
thức kế tốn đó nhưng khơng hồn tồn giống mẫu sổ kế tốn ghi bằng tay.
Mỗi hình thức kế tốn có nội dung ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
thích hợp. Trong mỗi hình thức kế tốn có những quy định cụ thể về số lượng,

12

download by :


×