Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG MAI

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG CỦA
THANH TRA TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngà nh:

Quả n lý kinh te

Mã so:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Quye) n Đı̀nh Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2019

Tác giả luận văn

Đào Thị Phương Mai

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này tơi đã được thực hiện tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ. Để
hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý rất
nhiệt tình của quý thầy cô, bạn bè và các cô, chú, anh, chị đồng nghiệp. Tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự giúp đỡ q báu đó.
Xin chân thành tỏ lịng biết ơn đến PGS.TS. Quyền Đình Hà, người đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tồn thể q Thầy
Cơ trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, lãnh đạo và cán bộ Thanh tra tỉnh Phú
Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Trân trọng cám ơn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Đào Thị Phương Mai

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 4

1.3.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.4.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4

1.4.1.

Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu ........................................................... 4

1.4.2.

Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu ............................................................... 4

1.4.3.

Giới hạn phạm vi về thời gian ............................................................................. 4


1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ....................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận về phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh .............................. 6

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan ............................................................................ 6

2.1.2.

Vai trị phịng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh .......................................... 11

2.1.3.

Đặc điểm phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh ..................................... 13

2.1.4.

Nguyên tắc hoạt động phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh.................. 16

2.1.5.

Các nội dung giải pháp phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh ................ 18


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh ........... 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phòng ngừa tham nhũng ...................................................... 29

2.2.1.

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ............................................................. 29

iii

download by :


2.2.2.

Những kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phịng ngừa
tham nhũng ........................................................................................................ 33

2.2.3.

Các nghiên cứu có liên quan đến cơng tác phịng ngừa tham nhũng ................ 36

2.2.4.

Những bài học rút ra về giải pháp phòng ngừa tham nhũng cho Thanh tra
tỉnh Phú Thọ ...................................................................................................... 36


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 38

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 38

3.1.2.

Điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ ..................................................... 43

3.1.3.

Giới thiệu khái quát về Thanh tra tỉnh Phú Thọ ................................................ 48

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 53

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 53

3.2.2.

Phương pháp điều tra thông tin ......................................................................... 53


3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin....................................................................... 56

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 56

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 57
4.1.

Thực trạng phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ............................................................................................................. 57

4.1.1.

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phịng ngừa tham nhũng .......... 57

4.1.2.

Thực trạng công tác thanh tra thực hiện công khai, minh bạch hoạt động
của cơ quan, đơn vị, địa phương ....................................................................... 61

4.1.3.

Thực trạng công tác thanh tra xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức,
tiêu chuẩn .......................................................................................................... 68

4.1.4.


Thực trạng công tác thanh tra việc chuyển đổi vị trí cơng tác của cơng
chức, viên chức.................................................................................................. 71

4.1.5.

Thực trạng công tác thanh tra thực hiện kê khai minh bạch tài sản, thu
nhập ................................................................................................................... 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác phịng ngừa tham nhũng của thanh tra
tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 76

4.2.1.

Chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa tham nhũng ..................... 76

4.2.2.

Sự phát triển kinh tế của địa phương................................................................. 77

iv

download by :


4.2.3.

Mức độ hội nhập quốc tế ................................................................................... 79


4.2.4.

Nhận thức, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ thanh
tra phòng ngừa tham nhũng ............................................................................... 79

4.2.5.

Sự nhận thức và chấp hành luật pháp của các đơn vị, cá nhân là đối tượng
thanh tra ............................................................................................................. 85

4.2.6.

Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan Kiểm toán Nhà
nước và các cơ quan, tổ chức khác .................................................................... 86

4.3.

Các giải pháp đẩy mạnh phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới ..................................................................... 89

4.3.1.

Định hướng về đẩy mạnh cơng tác phịng ngừa tham nhũng của Thanh tra
tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ................................................... 89

4.3.2.

Một số giải pháp đẩy mạnh cơng tác phịng ngừa tham nhũng của Thanh
tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 90


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 108
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 108

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 108

5.2.1.

Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ................................................................. 108

5.2.2.

Kiến nghị với Thanh tra Chính phủ................................................................. 109

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 110
Phụ lục ......................................................................................................................... 113

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

MTTQVN

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TTCP

Thanh tra Chính phủ

UBKT

Ủy ban kiểm tra

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng thu thập thông tin thứ cấp .................................................................... 54
Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu các mẫu điều tra ............................................................ 55
Bảng 4.1. Tình hình thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vềphòng ngừa tham nhũng
của Thanh tra tỉnh giai đoạn 2016-2018 ....................................................... 58
Bảng 4.2. Đánh giá của công dân về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật về phòng ngừa tham nhũng ........................................................... 58
Bảng 4.3. Kết quả thanh tra công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính,
ngân sách nhà nước ....................................................................................... 62
Bảng 4.4. Kết quả thanh tra công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng
cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................................... 64
Bảng 4.5. Kết quả thanh tra công khai, minh bạch trong trong quản lý, sử
dụng đất ......................................................................................................... 66
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ về chất lượng lập kế hoạch thanh tra năm của cán
bộ thanh tra ................................................................................................... 68
Bảng 4.7. Kết quả thanh tra xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn ............................................................................................................. 69
Bảng 4.8. Kết quả thanh tra việc chuyển đổi vị trí cơng tác của cơng chức, viên
chức ............................................................................................................... 72
Bảng 4.9. Kết quả thực hiệnthanh tra kê khai minh bạch tài sản, thu nhập .................. 74
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ về chính sách pháp luật phịng ngừa tham nhũng ....... 77
Bảng 4.11.Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra phòng ngừa
tham nhũng tỉnh Phú Thọ.............................................................................. 80
Bảng 4.12.Trình độ lý luận chính trị của cán bộ thanh tra phòng ngừa tham nhũng
tỉnh Phú Thọ.................................................................................................. 81

Bảng 4.13. Ngạch thanh tra của cán bộ thanh tra phòng ngừa tham nhũng tỉnh Phú
Thọ ................................................................................................................ 81
Bảng 4.14. Đánh giá về năng lực, phẩm chất cán bộ thanh tra phòng ngừa tham
nhũng ............................................................................................................ 83
Bảng 4.15. Đánh giá các chỉ tiêu về tổ chức, chế độ, chính sách đối với cán bộ,
cơng chức làm cơng tác thanh tra phịng ngừa tham nhũng ......................... 84

vii

download by :


Bảng 4.16. Đánh giá về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra phòng
ngừa tham nhũng........................................................................................... 85
Bảng 4.17. Đánh giá về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với cơ quan
Kiểm toán nhà nước ...................................................................................... 87
Bảng 4.18. Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan với Thanh tra tỉnh ..................... 89

viii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật phòng ngừa tham nhũng 2016-2018 .......................... 60
Biểu đồ 4.2. Thực trạng kiến nghị xử lý trong thanh tra cơng khai, minh bạch
hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước 2016-2018 ............................... 62
Biểu đồ 4.3. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra công khai, minh bạch
trong hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước năm 2016-2018 .............. 63

Biểu đồ 4.4. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra công khai, minh bạch
trong mua sắm công, xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây
dựng năm 2016-2018................................................................................ 65
Biểu đồ 4.5. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra công khai, minh bạch
trong trong quản lý, sử dụng đất............................................................... 67
Biểu đồ 4.6. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra xây dựng, thực hiện các
chế độ, định mức, tiêu chuẩn .................................................................... 70
Biểu đồ 4.7. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra việc chuyển đổi vị trí
cơng tác của cơng chức, viên chức ........................................................... 72
Biểu đồ 4.8. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra kê khai minh bạch tài sản,
thu nhập .................................................................................................... 74
Biểu đồ 4.9. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ................. 78
Biểu đồ 4.10. Trình độ chun mơn của cán bộ thanh tra .............................................. 80
Biểu đồ 4.11. Ngạch thanh tra của cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ ................................. 82

ix

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ .................................................................... 42

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy các cơ quan thanh tra của tỉnh Phú Thọ ................................. 50
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ bộ máy cơ quan Thanh tra tỉnh Phú Thọ ............................................. 54

x

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thị Phương Mai
Tên Luận văn: Giải pháp phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng, tìm ra các ưu điểm, hạn chế cịn tồn tại của cơng tác phịng ngừa tham nhũng
của Thanh tra tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phịng ngừa tham
nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về cơ sở lý luận
và thực tiễn về công tác thanh tra qua sách, báo, mạng internet, các tài liệu nghiên cứu
của Trường cán bộ thanh tra, các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp sở; các khóa luận tốt
nghiệp và luận văn. Số liệu thứ cấp trong công tác thanh tra được thu thập từ các báo
cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chị thị, Kế
hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2019. Số liệu sơ cấp thu thập
qua tiến hành điều tra khảo sát, điều tra thông tin từ các cán bộ, công chức đang công
tác tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ và điều tra khảo sát tại các đơn vị đã được thanh tra.
Các thông tin thu thập được xử lý trực tiếp và thông qua công cụ Microsoft
Word và Microsoft Excel nhằm thuận tiện cho việc xử lý dữ liệu, thuận tiện cho quá
trình trình bày thông tin trong luận văn. Các thông tin sơ cấp tìm hiểu qua điều tra khảo
sát trực tiếp được ghi âm lại, thống kê và kiểm tra lại các thông tin để phát hiện những

điểm bất cập, còn chưa hợp lý trong thực tế, thực tiễn.
Kết quả chính và kết luận
Với mục tiêu của luận văn là tìm hiểu thực trạng cơng tác phịng ngừa tham
nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra các ưu điểm, hạn chế còn tồn
tại nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục
tồn tại, hạn chế, tăng cường hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành cơng tác phịng ngừa
tham nhũng và nâng cao hiệu quả thanh tra phòng ngừa tham nhũng trong toàn ngành
Thanh tra tỉnh Phú Thọ.

xi

download by :


Hơn mười năm qua, kể từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi
hành; hàng năm, ngành Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã xây dựng, triển khai, kết thúc nhiều
cuộc thanh tra phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền. Trong các kết luận thanh tra
đã kiến nghị nhiều vấn đề trong đó tập trung chủ yếu vào 03 nhóm chính (cơng tác lãnh
đạo, chỉ đạo; cơng tác tun truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham
nhũng; cơng tác phịng ngừa tham nhũng) nhằm chấn chỉnh việc phòng ngừa tham
nhũng được các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện.
Tuy nhiên, hoạt động phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế, vướng mắc do nhận
thức của người đứng đầu, cán bộ, công chức, đảng viên một số cơ quan chưa đầy đủ
hoặc chưa thống nhất dẫn đến trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện
còn chưa đầy đủ, chưa đúng, chưa thống nhất, lúng túng trong việc xây dựng nội dung
kế hoạch và trình tự tiến hành.
Trước u cầu của cơng tác đấu tranh phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ địi hỏi cần có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học làm rõ
tình hình, những mặt làm được, những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước trong tình hình hiện nay, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

xii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Thi Phuong Mai
Thesis title: Solutions to strengthen the prevention of corruption of the Provincial
Inspectorate in Phu Tho province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the results obtained from the theoretical research, the assessment of the
current situation and the analysis of the influencing factors, the advantages as well as
disadvantages of the corruption prevention activities of the Inspectorate of Phu Tho
province, some solutions to promote corruption prevention activities and contribute to
improving the effectiveness of prevention as well as anti-corruption activities in Phu
Tho province would be proposed.
Materials and Methods
To achieve the objective of this thesis, numerous activities were conducted,
including investigating and collecting information, documents and data related to
inspection activities through books, newspapers, Internet, research materials of School of
Inspectorate, provincial scientific topic, graduation thesis, etc. Specifically, the secondary
data in inspection activities were collected from annual summary reports, statistics,

Resolutions and Directives from 2015 to 2019. On the other hand, the primary data was
collected through surveys in order to obtain information from the Inspectorate officials
and civil servants of Phu Tho province as well as inspected units.
The collected information was then processed directly through Microsoft Word
and Microsoft Excel in order to facilitate data processing, facilitating the presentation of
information in the thesis. The primary information conducted from the direct surveys
was recorded, statistically reviewed and re-checked to detect inadequacies in practice.
Main findings and conclusions
The main purpose of this thesis was to find out the current situation of corruption
prevention activities of the Provincial Inspectorate in the province of Phu Tho, detect the
advantages and limitations, thereby proposing the main solutions to promote advantages,
preventing shortcomings, strengthening the direction and administration of corruption
prevention and improving the effectiveness of corruption prevention inspection in the whole
Inspectorate of Phu Tho province.

xiii

download by :


Over the past ten years, since the Law on Anti-Corruption has taken effect, the
Inspectorate of Phu Tho province has built and implemented many corruption
prevention activities according to the authority every year. Among the inspection
conclusions, there were 3 main groups of solutions (including Leadership and
direction; Propaganda, dissemination, legal education on corruption prevention;
Corruption prevention) to rectify the prevention of corruption, which was strictly
implemented by agencies, units and localities.
However, the prevention of corruption was limited and entangled due to the
incomplete or inconsistent awareness among the heads, officials, civil servants and party
members, leading to the direction, administration, implementation was incomplete,

incorrect, and not consistent with the plan and implementation order.
Due to the requirements of the fight against corruption in Phu Tho province,
there was a need for researching, reviewing, summarizing and evaluating objectively in
order to clarify the current situation, the aspects that can be done, the shortcomings and
the limitations. Thereby, proposing some solutions to improve the effectiveness of
corruption prevention activities in Phu Tho province to meet the requirements and
duties of state management in the current situation and contributing to improving the
effectiveness of anti-corruption activities in this province.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, xuất hiện và tồn
tại cùng với sự ra đời của nhà nước; hậu quả của tham nhũng gây tác động lớn
đến xã hội, nó khơng chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lớn hơn nó làm tha hố một
bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước, tổ chức đảng và
các đoàn thể xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy
cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nghị quyết Đại hội Đại biểu
tồn quốc lần thứ X đã chỉ rõ "Tích cực phịng ngừa và kiên quyết chống tham
nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta
nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc
phục một trong những nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta"; Nghị quyết
Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI đánh giá “Tình trạng suy thối về chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân
dân và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã
hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; sự yếu kém chưa làm hết trách nhiệm trong

quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành, làm tăng thêm bức xúc trong nhân dân, làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước”.
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng, hậu quả nguy hại của tệ tham nhũng,
trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu
tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng nhất là Nghị
quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng
cường sự lãnh dạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng
phí” (Nghị quyết số 04 -NQ/TW ngày 21/8/2006); Bộ Chính trị ban hành Kết
luận số 10 -KL/TW ngày 26/12/2016 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW ba về
“Tăng cường sự lãnh dạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng,
lãng phí”; Quốc hội ban hành Luật Phịng, chống tham nhũng (năm 2005 và sửa
đổi, bổ sung năm 2007, năm 2010); Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQCP ngày 12/5/2009 ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng
đến năm 2020, Nghị quyết số 126/NQ-CP về chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện cơng tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; ngày
30/6/2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số
950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về phòng,
1

download by :


chống tham nhũng…, các văn bản trên đã khẳng định quyết tâm chính trị mạnh
mẽ của đảng và nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Việc thực
hiện những chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta
đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng được dư luận quần chúng nhân
dân đồng tình, bạn bè quốc tế ủng hộ.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, có hiệu quả
của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ; sự phối hợp, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của
các Bộ, ban, ngành ở Trung ương; sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và
nhân dân trong tỉnh, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được chỉ đạo triển

khai đồng bộ, theo yêu cầu về nội dung, thời gian, kế hoạch quy định, phù hợp
với điều kiện thực tế của tỉnh, trong đó có cơng tác thanh tra phịng, chống tham
nhũng; do đó, cơng tác thanh tra phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng đi vào nề nếp.
Thanh tra phòng ngừa tham nhũng (thanh tra trách nhiệm thực hiện các
quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng) thực chất là hoạt động thanh
tra do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục, nội dung
được pháp luật quy định nhằm xem xét, đánh giá trách nhiệm của cơ quan, đơn
vị, địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức
thực hiện các quy định của pháp luật về phịng ngừa tham nhũng. Qua đó có
những đánh giá, kết luận về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình tổ
chức thực hiện; đồng thời đưa ra những kiến nghị, biện pháp xử lý, khắc phục
nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tham nhũng.
Hơn mười năm qua, kể từ khi Luật Phịng, chống tham nhũng có hiệu lực
thi hành; hàng năm, ngành Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã xây dựng, triển khai, kết
thúc nhiều cuộc thanh tra về phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền. Trong
các kết luận thanh tra đã kiến nghị nhiều vấn đề trong đó tập trung chủ yếu vào
03 nhóm chính (cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phố biến, giáo
dục pháp luật về phịng ngừa tham nhũng; cơng tác phòng ngừa tham nhũng)
nhằm chấn chỉnh việc phòng ngừa tham nhũng được các cơ quan, đơn vị, địa
phương nghiêm túc thực hiện.
Tuy nhiên, hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế,
vướng mắc do nhận thức của người đứng đầu, cán bộ, công chức, đảng viên một
số cơ quan chưa đầy đủ hoặc chưa thống nhất (nội dung, trình tự tiến hành, ban

2

download by :



hành kết luận, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận), nên dẫn đến
trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện còn chưa đầy đủ, chưa
đúng, chưa thống nhất, còn lúng túng trong việc xây dựng nội dung kế hoạch
và trình tự tiến hành; một số cuộc thanh tra cịn gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc về nội dung, phương pháp nhất là xác định rõ nội dung, quy trình thực
hiện, tiêu chí xem xét đánh giá cuộc thanh tra trách nhiệm; từ đó việc phát
hiện những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách dẫn đến tham nhũng cịn
nhiều hạn chế; cơng tác tham mưu cho thủ trưởng cùng cấp nhằm hoàn thỉện
thể chế hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung, thay
thế cơ chế, chính sách chưa nhiều.
Trước u cầu của cơng tác đấu tranh phịng ngừa tham nhũng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá khách quan,
khoa học làm rõ tình hình, những mặt làm được, những tồn tại, hạn chế, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng trên
địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước trong tình
hình hiện nay.
Xuất phát từ quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn, việc nghiên
cứu đề tài “Giải pháp phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ” là phù hợp với yêu cầu khách quan, phù hợp với thực tiễn
hiện nay ở Thanh tra tỉnh Phú Thọ, nhằm lý giải một cách khoa học, toàn diện
những vấn đề đang đặt ra trong các quy định của pháp luật và thực tiễn cơng
tác phịng ngừa tham nhũng. Đồng thời, đề ra một số giải pháp cụ thể để phát
huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục tồn tại, hạn chế, tăng cường hiệu quả
trong chỉ đạo, điều hành công tác phịng ngừa tham nhũng trong tồn ngành
thanh tra ở tỉnh Phú Thọ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng, tìm ra các ưu điểm, hạn chế của cơng tác phịng ngừa tham nhũng của
Thanh tra tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phịng ngừa tham

nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.

3

download by :


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cơng tác
phịng ngừa tham nhũng.
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
phịng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm công tác phòng ngừa tham nhũng của
Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh cơng
tác phịng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Các chính sách, các kết quả hoạt động có liên quan đến phòng ngừa tham
nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Các tác nhân liên quan: Các cơ quan hành chính nhà nước (gồm cấp tỉnh,
cấp huyện, các cơ quan quản lý địa phương, các tổ chức liên quan, các doanh
nghiệp...) có liên quan đến phịng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu
Nghiên cứu của luận văn được tiến hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Văn
phòng và các phòng thuộc Thanh tra tỉnh; Thanh tra các Sở, ban, ngành; Thanh
tra các huyện, thành, thị).
1.4.2. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu

Phạm vi của luận văn được giới hạn trong việc nghiên cứu các vấn đề lý
luận về phòng ngừa tham nhũng; thực trạng hoạt động phòng ngừa tham nhũng
của Thanh tra tỉnh qua các năm gần đây; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.4.3. Giới hạn phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp trong phạm vi thời gian 3 năm, từ
năm 2016 đến năm 2018; thông tin sơ cấp được thu thập trong năm 2017 và năm
2018; giải pháp đề xuất đến năm 2025.

4

download by :


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã đánh giá thực trạng cơng tác phịng ngừa tham nhũng và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến phịng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm công tác phòng ngừa tham
nhũngcủa Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

5

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG CỦA THANH
TRA TỈNH
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử; sự xuất hiện của
tham nhũng gắn liền với sự hình thành, phát triển của nhà nước; đồng thời
tham nhũng tác động tiêu cực tới bộ máy nhà nước, làm sai lệch chức năng
của bộ máy nhà nước. Tham nhũng không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà
nó cịn là thách thức đối với sự tiến bộ, phát triển của mọi quốc gia trên thế
giới (Đặng Sỹ Lộc, 2007).
Quan niệm về tham nhũng ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào đặc thù
của điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của mỗi nước. Theo các chuyên gia của
Ngân hàng Thế giới thì tham nhũng được hiểu là sự lạm dụng quyền lực, đa phần
là để đạt được lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm người (Nguyễn Xn
Trường, 2019).
Ở nước ta có nhiều quan niệm khác nhau về tham nhũng, đó là:
- Tham nhũng là hành vi của những người có quyền lực, chủ yếu trong cơ
quan nhà nước lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi cá nhân gây thiệt hại đến
tiền bạc, tài sản của nhà nước, của tập thể và cơng dân (Luật phịng, chống tham
nhũng, 2005).
- Tham nhũng là hành vi của con người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng
quyền lực không bị kiểm soát để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của các tổ
chức hoặc cá nhân làm của riêng cho mình… (Phan Đăng Long, 2007).
Theo Từ điển tiếng Việt thì tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng
nhiễu dân và buộc dân phải hối lộ cho mình (Hồng Phê, 1994).
Khái niệm tham nhũng được đề cập chính thức tại Điều 1 của Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2005: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Quy định này cho thấy, hành vi tham nhũng được mô tả dưới dạng hành vi
bao gồm ba yếu tố đó là:
6

download by :



Thứ nhất, hành vi này được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn;
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao;
Thứ ba, hành vi này thực hiện với mục đích vụ lợi.
Hành vi chỉ được coi là hành vi tham nhũng khi có đủ ba yếu tố trên, nếu
thiếu một trong những yếu tố đó thì khơng phải là tham nhũng, mà có thể là một
trong những hành vi vi phạm pháp luật khác chẳng hạn như: Hành vi cố ý làm
trái quy định của nhà nước, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
Từ các quan niệm trên đây, có thể hiểu: Tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhằm chiếm đoạt bất
hợp pháp lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác cho mình hoặc cho người khác.
Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hình thức
khác nhau. Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định
những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;
- Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn
để giải quyết cơng việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.


7

download by :


2.1.1.2. Khái niệm phòng ngừa tham nhũng
Tham nhũng gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước, làm suy
yếu nhà nước và là căn bệnh nguy hiểm của các quốc gia. Chính sự phát sinh chủ
yếu trên cơ sở quyền lực nhà nước nên tham nhũng gắn chặt với quá trình vận
hành và sử dụng quyền lực công. Tác hại của tham nhũng là vô cùng to lớn và
gây hậu quả nghiêm trọng nên đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhu
cầu tất yếu, một nhiệm vụ sống còn để làm lành mạnh bộ máy nhà nước. (Đỗ Gia
Thư, 2008).
Ở nước ta hiện nay, tham nhũng đã được nhận diện là một căn bệnh nguy
hiểm, là mối đe dọa đối với toàn xã hội, đối với sự nghiệp cách mạng mà toàn
Đảng, toàn dân đã và đang quyết tâm xây dựng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, IX, X, XI đều khẳng định nạn tham nhũng, tệ quan liêu là một
trong bốn nguy cơ cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân
ta, đe dọa sự sống còn của chế độ. Văn kiện Đại hội XI đã nhấn mạnh:
Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu,
những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục
diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản
lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước.
Trước tình hình đó, Đảng ta xác định phòng, chống tham nhũng là một
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Nó được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng
của sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta, góp phần nâng cao
vai trị lãnh đạo của Đảng, kiện toàn bộ máy và tăng cường hiệu lực quản lý của

nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta cũng như thực trạng tham
nhũng, Đảng ta xác định phòng, chống tham nhũng là một cuộc đấu tranh lâu dài,
khơng nóng vội và là một q trình tự hồn thiện bộ máy nhà nước, trong đó
chống tham nhũng đi đơi với phịng, coi phịng ngừa là chính.
Có thể hiểu, Phịng ngừa tham nhũng là tổng thể những biện pháp nhằm
phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý đối với các chủ thể được trao quyền lực cơng lợi
dụng quyền lực đó để thực hiện hành vi tư lợi. Như vậy, Phòng ngừa tham nhũng
là những biện pháp, cách thức tác động được Nhà nước, xã hội và công dân thực

8

download by :


hiện nhằm ngăn chặn mầm mống phát sinh tham nhũng, loại bỏ cơ hội phát sinh
tham nhũng và hạn chế tác hại do hành vi tham nhũng gây nên.
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng là cách thức tác động mà các cơ
quan có thẩm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và mọi
cá nhân trong xã hội sử dụng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn mầm mống phát sinh
tham nhũng, đấu tranh và xử lý các hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp lợi ích vật
chất hoặc lợi ích khác cho mình hoặc cho người khác (Phạm Xuân Sơn và Phạm
Thế Lực, 2010).
Phòng ngừa tham nhũng nhằm:
Thứ nhất, làm hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực là
nguyên nhân của tham nhũng. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng được thực hiện thường xun, liên tục khơng những có tác dụng ngăn
chặn, còn đồng thời phát hiện sớm các hành vi tham nhũng có thể chủ động giảm
bớt các thiệt hại mà hành vi tham nhũng có thể gây ra. Áp dụng các biện pháp

phòng ngừa tham nhũng triệt để có thể giảm bớt nguy cơ tham nhũng và cũng
chính là biện pháp nhằm cải cách và đổi mới thể chế nhằm phù hợp với yêu cầu
chung của tiến trình cải cách, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước cũng như đổi
mới, cải cách phương thức điều hành nền kinh tế xã hội nói chung. Ngồi ra, thực
hiện phương hướng này còn tiết kiệm được cả tiền của, sức lực của nhà nước, của
nhân dân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tội phạm như: Chi phí công
tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, cải tạo phạm nhân và giải quyết những
hậu quả do tội phạm tham nhũng gây ra.
Thứ hai, ngăn chặn các tội phạm tham nhũng xảy ra, phát hiện kịp thời, xử
lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội tham nhũng và cuối cùng là cải tạo giáo
dục người phạm tội trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Thực tiễn đã khẳng
định phương hướng này có ý nghĩa đặc biệt để hạn chế mức độ gia tăng của tình
hình tội phạm tham nhũng và điều chỉnh tình hình đó đi theo hướng làm giảm
mức độ nguy hiểm cho xã hội. Thực hiện phương hướng này cũng là cần thiết
trong tình hình thực tế chưa cho phép thủ tiêu hồn toàn những nguyên nhân và
điều kiện làm phát sinh tội phạm tham nhũng.
2.1.1.3. Cơng tác phịng ngừa tham nhũng của thanh tra
Phòng ngừa tham nhũng là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
9

download by :


trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phịng ngừa tham nhũng, do
đó nói đến hoạt động phịng ngừa tham nhũng là nói đến tổng thể các hoạt động
của cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa
phương đó trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của
pháp luật về phòng ngừa tham nhũng; tổng hợp, báo cáo kết quả việc triển khai
thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
(Phạm Thị Huệ, 2007).

Theo quy định của pháp luật về thanh tra thì thanh tra là việc xem xét, đánh
giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự quản lý nhằm phòng
ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở
trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Phạm
Ngọc Hiền và Phạm Anh Tuấn, 2016).
Phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra là hoạt động thanh tra do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục, nội dung được pháp luật
về thanh tra, pháp luật về phòng ngừa tham nhũng quy định nhằm xem xét, đánh
giá trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các quy
định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, từ đó kết luận về ưu điểm, khuyết
điểm trong việc tổ chức thực hiện, đưa ra những kiến nghị, biện pháp xử lý, khắc
phục nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tham nhũng nói riêng và
cơng tác phịng, chống tham nhũng nói chung (Nguyễn Quốc Hiệp, 2010).
2.1.1.4. Phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra
Phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra là tổng thể các hoạt động lãnh đạo,
chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan thanh
tra cùng cấp trong tác động vào hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng
nhưng có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện thực tếnhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả thanh tra; qua đó xem xét, đánh giá trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức thực
hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị kịp thời
cấp có thẩm quyền trong việc hồn thiện cơ chế, chinh sách, đồng thời xử lý
nghiêm các vi phạm (Nguyễn Quốc Hiệp, 2012).

10


download by :


×