Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhành từ sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NHUNG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ
GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỪ SƠN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày … tháng.... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... II
Mục lục .......................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... VI
Danh mục bảng ..............................................................................................................VII
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ....................................................................................... IX
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... X
Thesis abstract................................................................................................................XII
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.3.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ ......... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5


2.1.2.

Phân loại, vai trò, điều kiện và nguyên tắc cho vay làng nghề của ngân
hàng thương mại ............................................................................................... 13

2.1.3.

Nội dung hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ .............. 23

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại ........... 29

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 33

2.2.1.

Kinh nghiệm về hoạt động cho vay làng nghề ở một số nước trên thế giới .......... 33

2.2.2.

Kinh nghiệm về hoạt động cho vay làng nghề ở Việt Nam.............................. 37

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay làng nghề tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn ............................... 37


iii

download by :


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 39

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 40

3.1.3.

Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Từ Sơn ................................................................................... 44

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48

3.2.1.

Thu thập số liệu ................................................................................................ 48


3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 50

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 50

3.2.4.

Chỉ tiêu phân tích .............................................................................................. 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 56
4.1.

Thực trạng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ
Đồng Kỵ Tại BIDV chi nhánh Từ Sơn ............................................................. 56

4.1.1.

Khái quát về hoạt động cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn ........................ 56

4.1.2.

Tổng quan phát triển sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thị
xã Từ Sơn.......................................................................................................... 63

4.1.3.


Thực trạng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ
Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn .............................................................. 67

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ
gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại bidv chi nhánh Từ Sơn............................................... 85

4.2.1.

Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 85

4.2.2.

Yếu tố khách quan ............................................................................................ 89

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống
đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ tại bidv chi nhánh Từ Sơn.......................................... 91

4.3.1.

Hồn thiện chính sách tín dụng đối với làng nghề ........................................... 92

4.3.2.

Thực hiện tốt việc phân tích thơng tin tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng...... 94

4.3.3.


Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cán bộ ....................................................... 98

4.3.4.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cơng nghệ ngân hàng ........... 99

4.3.5.

Đa dạng hố các hình thức cho vay ................................................................ 100

4.3.6.

Các giải pháp khác .......................................................................................... 102

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 107

iv

download by :


5.1.

Kết luận........................................................................................................... 107

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 108


5.2.1.

Kiến nghị với Chính quyền các cấp ................................................................ 108

5.2.2.

Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước ................................................................ 109

5.2.3.

Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam ... 110

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 111
Phụ lục ........................................................................................................................ 113

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

CBTD


Cán bộ tín dụng

CCN

Cụm cơng nghiệp

CIC

Hệ thống thơng tin tín dụng

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN – TTCN

Cơng nghệp, tiểu thủ cơng nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ


HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KQKD

Kết quả kinh doanh

KT-XH

Kinh tế xã hội

LN

Làng nghê

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

SXKD


Sản xuất kinh doanh

CTTNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TPKT

Thành phần kinh tế

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất ở Từ Sơn....................................................................... 40
Bảng 3.2. Dân số và lao động của Thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 - 2016 .................... 41
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 – 2016 ................. 43
Bảng 3.4. Kết quả phiếu khảo sát ................................................................................. 50
Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016..... 56
Bảng 4.2. Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn
2014-2016 .................................................................................................... 60
Bảng 4.3. Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 ..... 62
Bảng 4.4. Các làng nghề gỗ mỹ nghệ ở thị xã Từ sơn năm 2016 ................................ 64
Bảng 4.5. Một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn
thị xã Từ Sơn................................................................................................ 65
Bảng 4.6. Các cơ sở sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ
Sơn (2014 – 2016)........................................................................................ 66
Bảng 4.7. Doanh số cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại
BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014 - 2016 .......................................... 69
Bảng 4.8. Doanh số thu nợ làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại
BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014- 2016 ........................................... 71
Bảng 4.9. Cơ cấu dư nợ cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng
Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 ................................. 73
Bảng 4.10. Phân loại nợ đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
tại BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 ....................................... 76
Bảng 4.11. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo phân loại nợ đối với
làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh

Từ Sơn.......................................................................................................... 77
Bảng 4.12. Vịng quay vốn tín dụng đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016............... 78
Bảng 4.13. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ
mỹ nghệ Đồng Kỵ tại BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 ........ 78
Bảng 4.14. Khách hàng làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ vay vốn
tại BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 ....................................... 80

vii

download by :


Bảng 4.15. Thị phần cho vay làng nghề của BIDV chi nhánh Từ Sơn tính đến
31/12/2016 ................................................................................................... 81
Bảng 4.16. Thơng tin giới tính, độ tuổi, thời gian giao dịch với BIDV chi nhánh
Từ Sơn.......................................................................................................... 82
Bảng 4.17. Thông tin sử dụng dịch vụ cho vay của khách hàng .................................... 83
Bảng 4.18. Yếu tố chọn dịch vụ cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn......................... 83
Bảng 4.19. Các hình thức cho vay được khách hàng biết đến ....................................... 83
Bảng 4.20. Đánh giá về thủ tục, nguyên tắc cho vay ..................................................... 84
Bảng 4.21. Đánh giá của khách hàng về chính sách tín dụng tại BIDV chi nhánh
Từ Sơn.......................................................................................................... 85
Bảng 4.22. Đánh giá của khách hàng về nhân viên trong hoạt động cho vay tại
BIDV chi nhánh Từ Sơn .............................................................................. 87
Bảng 4.23. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất tại BIDV chi nhánh Từ Sơn ........ 88

viii

download by :



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính Thị xã Từ Sơn ............................................................. 39

Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn ................................................ 46

Biểu đồ 4.1. Nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 ....... 59
Biểu đồ 4.2. Tình hình dư nợ của BIDV chi nhánh Từ Sơn giai đoạn 2014-2016 ........ 61
Sơ đồ 4.1.

Quy trình cho vay làng nghề tại BIDV chi nhánh Từ Sơn ........................ 67

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Tên luận văn: Hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10


Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Làng nghề có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội và xây
dựng nông thôn mới tại địa phương, song trên thực tế cho thấy phát triển các làng nghề
vẫn cịn nhiều khó khăn: Phần lớn các hộ gia đình, cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh
vẫn cịn mang tính quy mơ nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư đối với máy móc thiết bị hiện đại,
cơng nghệ tiên tiến. Do đó việc phát triển làng nghề truyền thống cần phải có sự tài trợ
phát triển từ bên ngoài, nhất là tài trợ vốn từ các tổ chức tín dụng. Vì điều kiện về thời
gian khơng cho phép,trong nghiên cứu này chúng tơi tập trung phân tích, đánh giá thực
trạng về hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn từ đó đề xuất hệ thống
các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn
đến năm 2020. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại; (2) Hoạt động cho
vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn; (3) Đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động cho
vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác
nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo
tính đại diện của mẫu, chúng tơi tiến hành chọn mẫu điều tra là 110 phiếu chia thành 2
nhóm đối tượng bao gồm: 100 phiếu điều tra 100 khách hàng vay vốn tại ngân hàng và
10 phiếu điều tra 10 cán bộ ngân hàng làm việc tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn.
Qua đánh giá thực trạng về hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn

cho thấy: Doanh số cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ có xu

x

download by :


hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2014 doanh số cho vay là 1.023 tỷ đồng, năm 2016
tăng lên 1.327 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân là 13,89%. Doanh số thu nợ của BIDV chi
nhánh Từ Sơn đối với làng nghề không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2014 tổng
doanh số thu nợ là 1.113,24 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên 1.421,50 tỷ đồng. Điều đó
chứng tỏ ngân hàng tăng cho vay và thu được nợ, trong đó thu nợ ngắn hạn, thu nợ cơng
ty tư nhân là chủ yếu, điều đó là hợp lý vì doanh số cho vay và dư nợ đối với làng nghề
phần lớn là ngắn hạn, các món vay và trả nợ trong cùng một năm chiếm phần lớn, đối
tượng vay chủ yếu là xí nghiệp, cơng ty tư nhân. Tình hình nợ quá hạn đối với làng
nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tăng qua các năm tuy nhiên nợ xấu và tỷ lệ
nợ xấu trong nợ quá hạn đối với làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ có xu
hướng giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn:
(1) Yếu tố chủ quan (Chính sách tín dụng; Thơng tin tín dụng; Chất lượng nhân sự; Cơ
sở vật chất, trang thiết bị). (2) Yếu tố khách quan (Yếu tố thuộc về làng nghề; Rủi ro
trong sản xuất kinh doanh; Công nghệ máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh lạc hậu;...).
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn trong thời gian
tới như sau: (1) Hồn thiện quy trình tín dụng đối với làng nghề; (2) Hồn thiện
chính sách tín dụng đối với làng nghề; (3) Đa dạng hố các hình thức cho vay; (4)
Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; (5) Thực hiện

các biện pháp khắc phục;…

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Nhung
Thesis title: Lending activity for Dong Ky traditional wooden handicraft village in
Bank for investment and development Vietnam JSC - Tu Son branch
Major: Economics Manage

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Craft village plays important the role in socio-economic development and new rural
building, however, the fact shows that craft villages development had a lot of
difficulties: The almost household, producer organization were small scale, lack capital
to invest in modern machinery and equipment, high technology. Thus, craft village
development requires the external support, especial from a financial institution. Due to
the limitation of time, the study focuses on analysis, assess current situation lending
activity for Dong Ky traditional wooden handicraft village in Bank for investment and
development Vietnam JSC - Tu Son branch. Therefore, the suggestion the system
solutions strengthen lending activity for Dong Ky traditional wooden handicraft village
in Bank for investment and development Vietnam JSC - Tu Son branch to 2020. There
are three specific objectives including (1) to systemize theoretical and practical about
lending activity at commercial bank; (2) Current lending activity for Dong Ky
traditional wooden handicraft village in Bank for investment and development Vietnam

JSC - Tu Son branch; (3) to recommend solutions enhance lending activity for Dong Ky
traditional wooden handicraft village in Bank for investment and development Vietnam
JSC - Tu Son branch.
Materials and Methods
In the study, we used flexibly between secondary and primary data to point out
conclusion. Secondary data were collected from many sources like books, articles,
report of departments, website … which related to study. Primary data were collected
by depth interview tools, questionnaire survey, semi-questionnaire survey. To ensure
representation of the sample, we conducted survey 110 samples divided into two
groups: 100 samples are customers lending loan at Tu Son branch and 10 officers are
working at Tu Son branch.
Main findings and conclusions
According to the current situation of lending activity for Dong Ky traditional
wooden handicraft village in Bank for investment and development Vietnam JSC - Tu

xii

download by :


Son branch shows that: turnover of lending for Dong Ky traditional furniture village
had gone uptrend over the years. In 2014 lending return was 1.023 billion VND,
increasing to 1.327 billion VND in 2016 the average growth rate was 13,89%. The
debt collection turnover of BIDV – Tu Son branch from craft village continuously
increased year by year. In 2014 the total debt collection turnover was 1.113,24
billion VND, increasing to 1.421,50 million VND. It means that the Bank increased
both lending and debt collection turnover, in which short-term receivables, private
company receivables were main receivables, it is reasonable due to lending and debt
collection returns from craft villages are short – term mostly, lending and paying in
one year is the common, the customer of the Bank almost was manufactory, private

company. Overdue debt of ong Ky traditional wooden handicraft villageincreased
over years, however, bad debt and bad debt rate in overdue debt Dong Ky traditional
furniture village have a downward trend.
The factor affecting on lending activity for ong Ky traditional wooden handicraft
village in Bank for investment and development Vietnam JSC - Tu Son branch: (1)
external elements (credit policies: Credit information; quality of personnel; facilities,
equipment). (2) internal elements (Factor belong to craft village; risk in production and
business; technology, machinery, facilities of production were obsolete.
The study also suggested recommendations to improve quality of lending
activity for ong Ky traditional wooden handicraft village in Bank for investment and
development Vietnam JSC - Tu Son branch following (1) Improvement procedure credit
for craft village; (2) improvement policies credit for craft village; (3) diversification of
lending form; (4) implementation the way prevent and restrict credit risk; (5)
implementation the way overcome …

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề đã tồn tại hàng nghìn năm nay, có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt ở khu vực nơng thơn
trong tiến trình đổi mới và phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp.
Phát triển làng nghề truyền thống đã và đang là bước đi đúng đắn để thúc
đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của các làng
nghề truyền thống địi hỏi phải có sự quan tâm tồn diện của các cấp các ngành
và vận dụng các công cụ kinh tế một cách linh hoạt. Trong đó hoạt động cho vay
của ngân hàng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế của các làng nghề.
Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh là nơi tập trung nhiều làng nghề, nổi bật nhất
là các làng nghề sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Theo số liệu phòng thống kê
Thị xã Từ Sơn có 37 làng nghề trong đó nổi bật nhất là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ
đóng góp giá trị sản xuất đạt gần 2.130 tỷ đồng bằng 1/3 giá trị sản xuất cơng
nghiệp-TTCN của thị xã, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao
động, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư do diện tích sản xuất
nơng nghiệp ngày càng thu hẹp, gia tăng thu nhập cho người lao động. Tuy đóng
vai trị phát triển rất quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội và xây
dựng nông thôn mới tại địa phương, song trên thực tế cho thấy phát triển các làng
nghề trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn: Phần lớn các hộ gia đình, cơ sở hoạt
động sản xuất kinh doanh vẫn cịn mang tính quy mơ nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư đối
với máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Như vậy, việc phát triển làng
nghề truyền thống cũng đang có nhiều vấn đề đặt ra. Một trong những vấn đề đó
là sự tài trợ phát triển từ bên ngoài, nhất là tài trợ vốn từ các tổ chức tín dụng trên
địa bàn. Khi nguồn vốn kinh doanh được đảm bảo các tổ chức kinh tế trong các
làng nghề có điều kiện để khai thác các lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất.
Thực hiện mục tiêu đó cùng với các ngân hàng thương mại khác trên địa
bàn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn đã cho
vay một số làng nghề truyền thống trong địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn
đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tại các

1

download by :


làng nghề. Đối với hoạt động này chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho các làng nghề

với mục tiêu hiện đại hố, hình thành các cụm công nghiệp làng nghề và để phù
hợp với mục tiêu chính sách phát triển của tỉnh Bắc Ninh thì mục tiêu của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn là tiếp tục mở
rộng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cho các làng nghề
truyền thống.
Chính vì lý do đó, tơi đã chọn đề tài: "Hoạt động cho vay làng nghề
truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn" làm đề tài nghiên.
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn:
1) Hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn dựa trên
những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
2) Thực trạng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ
Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn
như thế nào?
3) Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay làng nghề truyền thống
đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Từ Sơn?
4) Giải pháp nào nhằm tăng cường hoạt động cho vay làng nghề truyền
thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Từ Sơn trong những năm tiếp theo?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích yếu tố ảnh hưởng hoạt động cho vay làng
nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động
cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn.


2

download by :


1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tại Ngân
hàng thương mại
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Từ Sơn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay làng nghề truyền
thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Từ Sơn.
- Đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động cho vay làng nghề truyền thống
đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Từ Sơn.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động cho vay
làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn. Từ đó đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao
chất lượng cho vay đối với làng nghề của ngân hàng.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá kết quả cho
vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tiến hành tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn.

- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2014 đến
năm 2016, các ý kiến đề xuất đến 2020.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài hoạt động cho vay làng nghề truyền thống là đề tài tương đối mới,
cho đến nay chưa có đề tài nào thực hiện về hoạt động cho vay làng nghề truyền
thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Từ Sơn. Hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh

3

download by :


Từ Sơn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, phát triển
các làng nghề truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn
có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cho vay làng nghề
truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn về hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ
Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Từ
Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường Hoạt động cho vay làng
nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Từ Sơn. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến
nghị có ý nghĩa hết sức tích cực, phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị
trường trong giai đoạn hiện nay.


4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Để đưa ra khái niệm về ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường
phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đơi
khi cịn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Với mỗi quốc gia
khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng - Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu
hiệu của nền kinh tế. Sự ra đời và phát triển của hệ thống NHTM là kết quả tất
yếu của nền kinh tế thị trường, là yếu tố cấu thành thị trường tài chính và thị
trường tiền tệ (Phan Thị Thu Hà, 2010).
Theo Luật các tổ chức tín dụng thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng”. “NHTM là loại hình
ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó,
hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM là nhận tiền gửi của khách
hàng với trách nhiệm hồn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện
nhiệm vụ chiết khấu và nghiệp vụ thanh toán (Quốc hội, 2010).
Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn
đề quan trọng, được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế
đang thiếu vốn như hiện nay khơng chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM
mà cịn vì sự phát triển chung của nền kinh tế.

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác
nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung
một tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng
vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác.
2.1.1.2. Khái niệm về hoạt động “cho vay”
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để

5

download by :


tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi,
chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trơi nổi, chi phí thuế
các loại và các chi phí rủi ro đầu tư (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại
càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các
nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã
chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. khu vực cho vay ngắn hạn
nhường chổ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. ngược lại ở hầu hết các
nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài
hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có
những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…) (Nguyễn Văn
Tiến, 2009).
Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập
và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay,
và đầu tư vào đâu. Ở những nước này, đối tương cho vay là điều làm bận tâm
nhiều hơn, nếu khơng nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các nước
đang phát triển tình hình lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không
phải vấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao khơng và an tồn khơng. Thậm chí

những lo ngại đại loại như vậy thực tế đã khơng cịn vì hầu hết họ đã có những
thị phần chắc chắn và vấn đề an tồn của vốn đã có pháp luật bảo đảm. Điều họ
quan tâm là làm sao huy động được ngày càng nhiều tiền cho các khoản đầu tư
có sẵn (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Cho vay của ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng ngân hàng
thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến
chuyển của mơi trường kinh tế. Để hiểu nó, chúng ta cần tìm hiểu những nét đặc
trưng quan trọng của nó.
Theo quan điểm Phan Thị Thu Hà (2010) cho rằng: “Cho vay là quan hệ
chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ ngân hàng cho khách hàng trong
một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định”.
Quan điểm trên xuất phát từ đặc tính của các ngân hàng và thiên về tính
pháp lý của việc chuyển quyền sở hữu tài sản giữ hai bên tham gia. Khi tiếp cận
theo hướng này, các nhà nghiên cứu muốn nhấn mạnh quyền sở hữu tài sản, tính
lợi nhuận từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo đó khi khách hàng vay vốn
tại ngân hàng, họ phải trả lãi định kỳ theo mức lãi suất đã được ấn định. Việc thu

6

download by :


được lãi từ hoạt động cho vay này mang lại cho ngân hàng một khoản thu nhập
từ lãi cho vay.
Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cho vay là hình thức
cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi”. Hoạt động cho vay của TCTD
theo quy định của pháp luật gồm những yếu tố cấu thành sau (Quốc hội, 2010):
Thứ nhất, về chủ thể hoạt động cho vay bao giờ cũng gồm hai bên tham

gia là bên đi vay và bên cho vay. Trong đó, bên cho vay là người có tài sản chưa
dùng đến và muốn cho người khác sử dụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình.
Bên đi vay chính là những người đang cần sử dụng loại tài sản đó để thỏa mãn
nhu cầu về kinh doanh, tiêu dùng...
Thứ hai, hình thức pháp lí của hoạt động cho vay chính là hợp đồng tín
dụng tài sản. Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự
nguyện và thống nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt...
Thứ ba, sự kiện cho vay được phát sinh bởi hai hành vi căn bản: Hành vi
ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền nhất định là các vật cùng loại. Hành vi
ứng trước tài sản do người cho vay thực hiện cịn hành vi hồn trả được thực hiện
bởi người vay sau đó một khoảng thời gian theo sự thỏa thuận của hai bên.
Thứ tư, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho
vay đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.
Bên cạnh những dấu hiệu chung về quan hệ cho vay thì hoạt động cho vay
tín dụng của TCTD cịn thể hiện những đặc điểm riêng có, đặc thù của mình, đó
là: Việc cho vay của TCTD là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh thường xun,
mang tính chức năng. Khơng những thế, nó cịn là hoạt động kinh doanh có điều
kiện, thể hiện: TCTD phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như phải có vốn
pháp định, phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép hoạt động
ngân hàng trước khi tiến hành việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật. Và ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp đồng,
hoạt động cho vay của TCTD còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của các đạo luật
về ngân hàng, thậm chí kể cả các tập quán thương mại về ngân hàng.
Có rất nhiều khái niệm cho vay, tuy nhiên khái niệm sau được sử dụng
xuyên suốt đề tài nghiên cứu này: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo

7

download by :



đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào
một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả
cả gốc và lãi.” (Ngân hàng Nhà nước, 2016).
Như vậy, cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thơng qua
hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình
thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội (quỹ
cho vay) để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.
Cho vay là quyền của NHTM với tư cách là người cho vay (chủ nợ) yêu
cầu khách hàng của mình - người đi vay muốn vay được vốn phải tuân thủ những
điều kiện nhất định, những điều kiện này là cơ sở ràng buộc về mặt pháp lý đảm
bảo cho người cho vay có thể thu hồi được vốn (gốc và lãi) sau một thời gian
nhất định. Để thu hồi được vốn, các ngân hàng có quyền yêu cầu người đi vay
đáp ứng những điều kiện vay cụ thể dựa trên cơ sở mức độ độ tin tưởng, tín
nhiệm lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng.
Mặt khác, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ
người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay - khách hàng) sau một
thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Hay cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và người vay),
trong đó một bên (NHTM) chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia (người
vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài
sản cam kết hoàn trả vốn (gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện theo thời
hạn đã thỏa thuận.
Như vậy, bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền hoặc tài sản trên
cơ sở có hoàn trả mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tín
nhiệm lẫn nhau. Trong đó, sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của cho
vay, là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho vay với cấp phát của ngân sách
Nhà nước.
2.1.1.3. Làng nghề
Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nơng

thơn bao hàm là một tập hợp cộng đồng dân cư trên một vùng lãnh thổ xác định,
có khả năng độc lập về kinh tế. Trong điều kiện chống ngoại xâm, thiên tai thì họ
là một cộng đồng thống nhất. Họ còn là một cộng đồng văn hóa gắn liền với biểu
tượng cây đa, giếng nước, mái đình (Nguyễn Thu Hà, 2008).

8

download by :


Làng là một tế bào của xã hội của người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu
theo quan hệ láng giềng. Đó là một khơng gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp
những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất. Trong quá trình đơ thị hóa,
khái niệm làng được hiểu một cách tương đối. Một số địa phương hiện nay khơng
cịn được gọi là làng mà thay vào đó là những tên gọi khác như phố, khối phố. Tuy
nhiên, dù tên gọi là có thay đổi nhưng bản chất của cộng đồng dân cư đó vẫn gắn
với nơng thơn thì vẫn được xem là làng (Nguyễn Thu Hà, 2008).
Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính:
- Làng thuần nơng hay cịn gọi là làng nơng nghiệp, là những làng nghề
nơng một cách thuần túy.
- Làng buôn bán, là làng làm nghề nơng có thêm nghề bn bán của một
số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
- Làng nghề, là làng làm nghề nơng nghiệp nhưng có thêm một số nghề
thủ công.
- Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề chài lưới, đánh cá sống ở ven
sông, ven biển.
Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành
nghề phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do q
trình phân cơng lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp
nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nơng nghiệp, khi đó người thợ thủ cơng có thể

khơng cịn sản xuất nơng nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng q mình. Khi
nghề thủ cơng phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công và sống được bằng
nghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các làng quê và đó là cơ sở cho sự
tồn tại của các làng nghề ở nông thôn (Nguyễn Thu Hà, 2008).
Từ những luận điểm và lý luận trên đã có nhiều định nghĩa về làng nghề
được đưa ra. Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TTBNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều
cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương
tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nơng thơn, sản xuất ra
một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập hợp từ thể hiện một khơng gian
vùng q nơng thơn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định sinh

9

download by :


sống. Ngồi sản xuất nơng nghiệp, họ cịn có một số nghề sản xuất phi nông
nghiệp. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh tế, xã
hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở nơng thơn có những nghề
phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông
(Nguyễn Thu Hà, 2008).
Như vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính sau:
“Làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố
làng và nghề, tồn tại trong một khơng gian địa lí nhất định trong đó bao gồm
nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên kết
chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.
Xét về mặt định tính, làng nghề ở nơng thơn nước ta được hình thành
và phát triển do u cầu của phân cơng lao động và chun mơn hóa nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và nông

thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế
hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc. Xét về mặt định lượng, làng nghề là
những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống
chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng
dân số của làng (Nguyễn Thu Hà, 2008).
Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, khơng bó hẹp trong phạm
vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng,
cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặc
cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết
với nhau về KT-XH.
Mặt khác, có những địa phương tất cả các làng trong xã đều là làng nghề,
trong trường hợp này, người ta gọi là “ Xã nghề”. Ngành nghề phi nông nghiệp ở
các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông
nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và
đời sống có quy mơ vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh
doanh như: hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...
Các tiêu chí xác định làng nghề (Mai Thế Hởn, 2012).
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;

10

download by :


- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.1.4. Sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ

Sản xuất được hiểu là q trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào, biến
chúng thành sản phẩm ở đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người
và xã hội.
Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra: Được thể hiện qua
hàm sản xuất (là hàm số biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố
đầu vào và các yếu tố đầu ra) (Nguyễn Thu Hà, 2008).
Hàm sản xuất có dạng tổng quát:
Q = F (X1, X2,.......,Xn)
Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm đầu ra
X1, X2,.......,Xn là các yếu tố đầu vao
Các yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật năng suất cận biên giảm dần. Do
đó địi hỏi trong quá trình sản xuất thì việc tổ chức các yếu tố đầu vào phải cân đối
với nhau và các đầu vào trong sản xuất phải được hoạch toán để tối thiểu hóa chi phí
nhằm tăng lợi nhuận cho các đơn vị sản xuất. Vì vậy khi sản xuất cần chú ý tới giá
trị các yếu tố đầu vào và tạo ra chi phí trong sản xuất.
Trong sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ các yếu tố đầu vào là gỗ, điện,
nước, cơng thợ, máy móc, thiết bị; Các sản phẩm đầu ra là đồ gỗ mỹ nghệ như tủ,
giường, bàn ghế, đồ thờ cúng.... (Nguyễn Thu Hà, 2008).
2.1.1.5. Phát triển sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ
Phát triển sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm phát triển theo chiều
rộng và theo chiều sâu.
- Phát triển theo chiều rộng: Là sự tăng quy mô sản xuất. Điều này được
thể hiện ở việc đầu tư lớn hơn về quy mô các nguồn lực trong điều kiện sản xuất
khơng đổi, bao gồm diện tích nhà xưởng sản xuất, vốn, lao động, các loại hình
sản xuất như từ hộ lên HTX hay các doanh nghiệp... Kết quả của việc phát triển
tăng quy mơ đó là sự gia tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tăng giá trị sản
phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.

11


download by :


×