Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

luận văn thạc sĩ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.52 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN THỊ NGA

PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN THỊ NGA

PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


MÃ SỐ

: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN HIỆU

HÀ NỘI, NĂM 2017


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.Kết quả
nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.Các thông
tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được trân trọng chỉ rõ nguồn gốc.Nếu sai tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga


4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.Trước
hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu, người đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu đề
tài và hoàn thành Luận văn này.Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô
giáo khoa sau đại học –Trường Đại học Thương Mại đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá

trình học tập và thực hiện Luận văn của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn
Lãnh đạo, các anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chinh nhánh Thanh Hóa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông
tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn. Xin cảm ơn gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học
tập và thực hiện Luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga


5
MỤC LỤC


6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU , HÌNH VỄ
HÌNH

BẢNG


7
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9

Ký hiệu
BIDV
HĐV
KTXH
NHTM
TCTD
TMCP
TTKDTM
UNC
UNT

Nguyên nghĩa
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Huy động vốn
Kinh tế xã hội
Ngân hàng thương mại
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Thanh toán không dùng tiền mặt
Uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm thu


8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, TTKDTM là phương thức thanh toán phổ biến ở một số quốc gia
phát triển trên thế giới như Thụy điển, Anh, Canada, Bỉ... Khi TTKDTM được
khuyến khích, và trở thành phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội, sẽ đem
lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Đồng thời tạo sự minh
bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của chính phủ, cũng như các đơn vị kinh
doanh và cá nhân.Nhận thức được lợi ích của việc TTKDTM, Chính phủ Việt Nam
đã phê duyệt đề án “phát triển TTKDTM giai đoạn 2006-2010” và “đẩy mạnh phát
triển TTKDTM giai đoạn 2011-2015" trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu
rộng. Tuy nhiên, từ khi triển khaiđến nay phát triển TTKDTM vẫn gặp phải các trở
ngại lớn. Ưa chuộng tiền mặt vẫn là thói quen thanh toán phổ biến của người dân,
hệ thống hành lang pháp lý chưa thực sự đồng bộ và tạo điều kiện tối đa cho sự
phát triển của các phương thức TTKDTM. Bên cạnh đó, trước sự đòi hỏi của thị
trường và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tư và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành ngân hàng chưa đồng bộ, mới tập trung ở các đô thị,
chưa vươn đến các vùng nông thôn, miền núi. Đối với các loại hình bán lẻ truyền
thống khác như chợ, các cửa hàng đại lý, bán lẻ… việc thanh toán điện tử chưa hề
tiếp cận.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa nói riêng (sau đây gọi tắt là
BIDV chi nhánh Thanh Hóa) luôn tìm kiếm các giải pháp thiết thực nhằm phát triển
TTKDTM thông qua các sản phẩm, dịch vụ của mình. Song thực tế hiện nay hoạt
động thanh toán của chi nhánh vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế
mạnh của mình, như là tỷ trọng doanh sốTTKDTM chưa cao; còn xảy ra tình trạng
lỗi trong giao dịch; thời gian xử lý các giao dịch còn dài, các sản phầm, dịch vụ mới
phát triển còn chưa được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong dân cư,....


9


Từ những vấn đề thực tiễn trên trong hoạt động của BIDV chi nhánh Thanh
Hóa, đề tài :“ Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa” được chọn làm Luận
văn thạc sĩ của tác giả.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
2.1 Một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển TTKDTM của
NHTM ở Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay”, của Trần Thị Ánh (2014), Học
viện tài chính. Luận văn đã đánh giá được những thành tựu đạt được, hạn chế và
nguyên nhân trong TTKDTM tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy TTKDTM tại Việt Nam.Tuy nhiên, các phân tích, đánh giá và các giải pháp còn
chưa cụ thể, mang nặng tính lý thuyết do đó khó có thể áp dụng được cho các ngân
hàng riêng biệt.
- Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, “Giải pháp mở rộng phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam”, của Lê Thị
Hồng Phượng (2012), trường Đại học kinh tế. Luận văn đã nghiên cứu dựa vào bảng
hỏi điều tra để phân tích thực trạng TTKDTM đối với khách hàng cá nhân.Từ đó
đánh giá những thành quả đạt được, những hạn chế và đưa ra được các giải pháp khắc
phục nhằm mở rộng TTKDTM đối với khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, luận văn
chưa đề cập rõ ràng, cụ thể những hạn chế trong TTKDTM của đối tượng là khách
hàng cá nhân. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập chung vào một đối
tượng là khách hàng cá nhân, do vậy giải pháp mở rộng TTKDTM đối với khách
hàng là doanh nghiệp, các tô chức định chế tài chính còn chưa được giải quyết.
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
thẻ ngân hàng trong điều kiện khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam hiện nay”, của Lạc Thụy Nhã Tâm (2013). Luận văn chỉ ra được những ưu
điểm và hạn chế trong việc sử dụng thẻ, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng thẻ ATM trong điều kiện khuyến khích TTKDTM.Tuy nhiên, trong

nghiên cứu này chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể, chưa thể hiện được những
giải pháp nào sẽ được áp dụng cho từng ngân hàng riêng biệt.


10

Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình đề cập
đến thanh toán không dùng tiền mặt, có thể kể ra đây một số bài viết quan trọng
như: “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”, của Ths. Mai Thị Quỳnh Như
(2014). Bài viết chỉ ra những hạn chế và một số giải pháp phát triển TTKDTM tại
Việt Nam. Tuy nhiên, những hạn chế và giải pháp phát triển chỉ mang tính chất
chung chung, chưa thực sự hữu hiệu đối với một ngân hàng cụ thể. Bài viết “Đẩy
mạnh thanh toán không dùng tiền mặt” của tác giả Minh trí (2014), bài viết chỉ ra
những tiện ích trong việc sử dụng TTKDTM những hạn chế và một số biện pháp
phát triển dịch vụ TTKDTM.Bài viết “Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng
trên thế giới và thực tiễn tại việt Nam” của Ths. Đỗ Thị LanPhương - Học viên
ngân hàng (07/2014), bài viết khái quát phương thức TTKDTM ở trên thế giới hiện
nay. Từ đó, đưa ra giải pháp đẩy mạnh phương thức TTKDTM ở Việt Nam thông
qua dòng sản phẩm TTKDTM, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các bài
báo trên các tác giả cho thấy khái quát sơ bộ về tình hình TTKDTM và một số giải
pháp phát triển TTKDTM trong thời gian tới.
2.2. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển TTKDTM ở từng
ngân hàng
- Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Tây Ninh”, của Nguyễn Thị Mỹ Xuyến
(2012), trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã đi sâu vào tìm hiểu
các giải pháp nhằm mở rộng TTKDTM đã và đang được thực hiện trước đó, phân
tích các nguyên nhân, thuận lợi và khó khăn làm cho TTKDTM chưađược phát triển
rộng rãi từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để mở rộng TTKDTM. Tuy nhiên,
luận văn chưa làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách

thức của chi nhánh nghiên cứu.
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng”, của Lê thị Biếc Linh (2010), trường Đại học Đà Nẵng. Luận
văn đi sâu vào thiết kế nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động TTKDTM tại các ngân hàng trên địa bản thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra


11

những giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTKDTM trên địa bàn thành phố. Xây
dựng mô hình hồi quy có thể so sánh được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
trong mô hình phù hợp với kết quả thống kê và đề xuất một số giải pháp nhằm
khuyển khích sử dụng dịch vụ TTKDTM.Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung vào
các ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, “Mở rộng thanh toán không dùng tiền
mặt tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum”,
của Hà Thị Thanh Hòa (2012), Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đi sâu vào phân
tích đặc điểm chung và thực trạng TTKDTM, qua đó phân tích được các kết quả đạt
được và hạn chế còn tồn tại, đưa ra các giải pháp mở rộng TTKDTM tại ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thông tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, khi đánh giá thực
trạng tác giả chưa có các chỉ tiêu phân tích cụ thể, chưa có số liệu so sánh cụ thể
giữa các năm nghiên cứu và các năm trước đó.
2.3 Một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển TTKDTM tại
BIDV
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, “Nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ
ATM BIDV của khách hàng tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk”, của Phạm
Duy Hòa (2014), Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu đo
lường dịch vụ thẻ, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch
vụ thẻ ATM BIDV, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM

của BIDV qua đó góp phần phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Tuy nhiên,
phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại là phát triển chất lượng thẻ ATM, luận văn chưa
khai thác ở khía cạnh phát triển các hình thức TTKDTM khác như: Ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu, Séc, thư tín dụng (L/C), dịch vu ngân hàng điện tử...
- Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, “ Phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi
nhánh Thái Nguyên”, của Lã Thị Kim Anh, Đại học Kinh tế quốc gia Hà Nội. Luận
văn nghiên cứu về thực trạng hoạt động TTKDTM qua các số liệu và thực trạng ở
vào giai đoạn thị trường TTKDTM đang phát triển. Phân tích các chỉ tiêu nhằm
đánh giá phát triển TTKDTM.Tuy nhiên, luận văn lại chưa đi sâu vào phân tích các


12

chỉ tiêu quan trọng đánh giá phát triển TTKDTM và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển TTKDTM của ngân hàng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM tại
BIDV chi nhánh Thanh Hóa.


Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về TTKDTM của NHTM.

-

Phân tích đánh giá thực trạng tình hình TTKDTM của BIDV chi nhánh Thanh Hóa.


-

Đề xuất các giải pháp phát triển TTKDTM của BIDV chi nhánh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu:
- Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTKDTM
củaNHTM.
- Dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Thanh Hóa.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Các hoạt động TTKDTM của BIDV chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 20132015. Đề tài tập trung vào nghiên cứu dịch vụ TTKDTM do ngân hàng cung cấp
cho các khách hàng.
- Thời gian khảo sát ý kiến khách hàng: tháng 8 -10 năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thống kê, mô tả: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và thông qua
các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiêncứu;



Phương pháp so sánh: đánh giá tình hình phát triển dịch vụ TTKDTM theo không
gian và theo thờigian;



Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp và ngoại suy;




Phương pháp khảo sát và tổng hợp ý kiến khách hàng.
6. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của
ngân hàng thương mại


13

Chương 2: Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa


14

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ TTKDTM CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm

Trong quá trình phát triển xã hội của loài người, không thể không nói đến tiền,
một phương tiện thanh toán ra đời từ kết quả lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng
hóa.Một xã hội, nếu không có sự sản xuất và trao đổi, xã hội đó không thể phát triển
được.Trải qua thời gian dài, các hình thức của tiền cũng thay đổi nhằm mục đích
thuận lợi và thỏa mãn nhu cầu của người dùng hơn. Ở dạng cổ xưa nhất, tiền chính
là hóa tệ, khi đó, hàng hóa đóng vai trò là tiền luôn, nó thực hiện chức năng trao
đổi. Tuy nhiên khi xã hội phát triển đến mức nhất định, nền kinh tế gia tăng thì tần

số giao dịch ngày càng tăng nhanh, khối lượng tiền cần trong thanh toán, trao đổi
lớn hơn và thường xuyên liên tục hơn, hoạt động kinh tế mở rộng ra phạm vi quốc
gia hoặc quốc tế. Thanh toán bằng tiền mặt dần dần không đáp ứng được nhu cầu
thanh toán nữa.Khi đó cần có sự tham gia của một tổ chức, đó là các NHTM và hệ
thống các NHTM ra đời làm trung gian thanh toán để chi trả tiền thuận tiện, an toàn,
nhanh chóng và tiết kiệm. Đồng thời, phương thức thanh toán chính - tiền đã thay
đổi dạng của nó để thích hợp với nền kinh tế hơn.Trong nền kinh tế hiện đại, hoạt
động thanh toán và chi trả có hai hình thức là thanh toán bằng tiền mặt và
TTKDTM. Khác với quan hệ trao đổi truyền thống, TTKDTM là phương thức
thanh toán “ phi tiền mặt” thực chất là dùng các công cụ khác để thay thế tiền mặt
trong thanh toán của NHTM.
Vậy, TTKDTM là cách thức thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ không có sự
xuất hiện của tiền mặt mà vẫn được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của
người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn
nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.


15

1.1.2.


Đặc điểm
TTKDTM độc lập với sự vận động của vật tư, hàng hóa về thời gian và không gian
không cần đến sự xuất hiện của tiền vật chất (tiền vàng, tiền giấy hoặc tiền xu). Đặc
điểm này cho phép dịch vụ TTKDTM có thể thực hiện với khối lượng giá trị không

hạn chế. Tài khoản ngân hàng chính là cơ sở để thực hiện dịch vụ TTKDTM.
• Tiền trong TTKDTM chỉ xuất hiện dưới hình thức ghi sổ, được ghi chép lại trên
chứng từ, sổ sách kế toán.

Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TTKDTM. Việc thanh toán được thực hiện
bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang tài khoản tiền gửi
của người thụ hưởng tại ngân hàng.Vì vậy để tiến hàng TTKDTM, các chủ thể tham
gia thanh toán bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng.


Ngân hàng có vai trò của người tổ chức và làm trung gian thực hiện các khoản
thanh toán.
NHTM tham gia vào quá trình thanh toán với tư cách là bên thức ba (cùng với
bên mua và bên bán) với chức năng thực hiện toàn bộ các khâu liên quan đến
nghiệp vụ kĩ thuật thanh toán. Việc tổ chức thực hiện thanh toán tốt hay không liên
quan mật thiết đến vai trò của ngân hàng thương mại. Bời vì chỉ có ngân hàng, là
người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được trích chuyển tài
khoản của khách hàng và đóng vai trò kết thúc quá trình thanh toán.

1.1.3.
1.1.3.1.

Vai trò của TTKDTM
Đối với nền kinh tế
TTKDTM đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn; từ đó làm tăng vòng quay sử
dụng vốn thúc đẩy tái sản xuất và tiêu dùng, góp phần nâng cao sử dụng hiệu quả
dòng vốn trong nền kinh tế quốc dân. TTKDTM làm giảm khối lượng tiền mặt
trong lưu thông, giúp xã hội giảm bớt các chi phí liên quan đến tiền mặt như chi phí
in ấn, chi phí vận chuyển, bảo quản, quản lý, bảo hiểm, kiểm đếm, tiêu hủy tiền cũ
nát…. Đồng thời giúp Ngân hàng Nhà nước có khả năng điều tiết cung ứng tiền tệ
cho phù hợp với nhu cầu thông qua việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các
Ngân hàng, đảm bảo ổn định sức mua của đồng tiền.

1.1.3.2.


Đối với khách hàng


16

Thanh toán qua ngân hàng giúp giảm thiểu các rủi ro cho khách hàng như
nguy cơ bị trộm cướp, rủi ro về kiểm đếm, tiền giả, tiền kém chất lượng (rách,
hỏng…) trong thanh toán bằng tiền mặt. Sự đa dạng và phong phú của các hình
thức TTKDTM đã đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng, an toàn, chính xác, thuận
tiện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại cho khách hàng. Đồng thời, với sự
đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ TTKDTM khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn
phù hợp với nhu cầu của mình hơn.Mặt khác, để thực hiện thanh toán, khách hàng
gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng và được trả lãi dựa trên số dư tiền gửi.Nhờ sự
chuyên môn hóa của hệ thống ngân hàng mà chi phí quản lý tài sản tiền gửi của
khách được giảm thiểu đến mức thấp nhất mà vẫn mang lại hiệu quả xã hội cao. Do
đó, để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững thì không chỉ cần vào cuộc của
chính phủ, hệ thống ngân hàng mà cần toàn xã hội ý thức thúc đẩy hoạt động
TTKDTM không ngừng mở rộng và nâng cao quy mô cũng như chất lượng.
1.1.3.3.

Đối với ngân hàng
TTKDTM góp phần tạo nguồn vốn cho ngân hàng.Nguồn vốn này có tính chất
đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM vì tiền gửi thanh
toán của các doanh nghiệp tại ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với mức
lãi suất rất thấp. Bên cạnh đó TTKDTM đóng vai trò cung cấp thông tin cho ngân
hàng thực hiện việc kiểm soát bằng đồng tiền: thông qua tình hình biến động số dư
trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng, ngân hàng sẽ thu thập được
những thông tin cần thiết về tình hình kinh tế - tài chính của khách hàng như thông
tin về dòng lưu chuyển tiền tệ, doanh thu, chi phí..vv. Qua các thông tin này, ngân

hàng sẽ cung cấp những sản phẩm dịch vụ phù hợp đến từng đối tượng khách hàng,
tiết kiệm thời gian, chi phí tìm kiếm thông tin, thẩm định khách hàng. Chính việc
khai thác sâu rộng những đối tượng khách hàng thân thiết là một chiến lược thông
minh để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động của ngân hàng.


17

1.2.
1.2.1.

CÁC DỊCH VỤ TTKDTM CỦA NHTM HIỆN NAY
Thanh toán bằng Séc
1.2.1.1. Khái niệm
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo quy định của pháp luật,
yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi
thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho
người cầm séc (Nghị định số 159/2003/NĐ – CP 10/12/ 2003 về cung ứng và sử
dụng séc).
Có nhiều loại séc, cũng như nhiều tiêu chí để phân loại chúng như:
- Tính chất chuyển nhượng: Có séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh.
- Người phát hành: Séc cá nhân và séc Ngân hàng xác định.
- Cách thanh toán séc: Gồm séc tiền mặt và séc chuyển khoản.
Ngoài ra còn có các loại séc đặc biệt khác như séc du lịch, séc gạch chéo, séc
tài khoản của người hưởng lợi.
1.2.1.2. Quy trình thanh toán
Bên mua
( Chi trả)

(1)


(4)

Bên bán
(Thụ hưởng)
(2)

Ngân hàng phục vụ bên mua

(3)

(6)

Ngân hàng phục vụ bên bán

(5)

Hình 1.1: Quy trình thanh toán bằng Séc
(1) Sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ bên mua(người chi trả) phát hành séc
giao cho bên bán (người thụ hưởng);
(2) Người thụ hưởng kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc lập làm 3 liên bảng kê nộp
séc cùng với tờ séc nộp cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng;


18

(3) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tờ séc và bảng kê nộp séc
nếu thấy hợp lệ thì chuyển cho ngân hàng phục vụ người chi trả;
(4) Ngân hàng phục vụ người chi trả kiểm tra tờ séc, bảng kênếu hợp phápvà
tài khoản của người chi trả đủ thì ngân hàng phục vụ thực hiện việc trích chuyển tài

khoản tiền gửi của người chi trả và báo nợ cho họ;
(5) Ngân hàng phục vụ người chi trả thông báo cho ngân hàng phục vụ người
thụ hưởng để thanh toán tiền cho người thụ hưởng;
(6) Ngân hàng người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và
báo Có cho họ.
1.2.1.3. Ưu nhược điểm của thanh toán bằng Séc
a. Ưu điểm
- Thủ tục phát hành, thanh toán đơn giản, thuận tiện và dễ thực hiện, tiết kiệm
thời gian cho người phát hành séc. Thời gian thực hiện nhanh, độ an toàn và chính
xác cao.
- Trên tờ séc không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế phát sinh ra séc mà
chỉ cần ghi số tiền thanh toán.
- Trong thời hạn thanh toán, séc có thể chuyển nhượng một hay nhiều lần cho
các cá nhân, tổ chức khác.
b. Nhược điểm
- Tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại trên tài khoản của người mua
không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh
toán séc.
- Khi thanh toán, quá trình luân chuyển chứng từ liên Ngân hàng có thể kéo dài.
- Hạn mức phải thanh toán bằng séc chưa có quy định bắt buộc.
- Phạm vi thanh toán hẹp.
1.2.2.

Thanh toán bằng UNC
1.2.2.1. Khái niệm
UNC hoặc lệnh chi là phương tiện thanh toán mà người trả tiền trích lập lệnh
thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài
khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả



19

cho người thụ hưởng (Thông tư số 46/2014/TT – NHNN 31/12/2014 hướng dẫn về
dịch vụ TTKDTM).
1.2.2.2. Quy trình thanh toán
Bên mua
( Bên trả tiền)

(1)

(2)

Bên bán
( Thụ hưởng)
(4)

Ngân hàng phục vụ bên mua

(3)

Ngân hàng phục vụ
bên bán

Hình 1.2: Quy trình thanh toán bằng UNC
(1) Bên bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên mua;
(2) Bên mua lập uỷ nhiệm chi theo mẫu thống nhất gửi đến ngân hàng phục
vụ mình (ngân hàng phục vụ người mua) để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho
bên bán;
(3) Ngân hàng phục vụ bên mua kiểm tra uỷ nhiệm chi do người mua chuyển
đến, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán bằng cách trích tiền trên tài khoản của

bênmua (ghi Nợ tài khoản người mua) để trả cho bên bán ngay trong ngày theo các
trường hợp:
+ Nếu bên mua và bên bán đều có tài khoản tại cùng một ngân hàng, thì ngân
hàng ghi Có vào tài khoản bên bán và gửi giấy báo Có.
+ Nếu bên bán có tài khoản tại một ngân hàng khác thì “chuyển tiền đi” theo
phương thức thích hợp. Sau đó gửi giấy báo Nợ cho bên mua sau khi đã thu phí
nghiệp vụ.
(4) Ngân hàng phục vụ bên bán ghi Có vào tài khoản của bên bán và gửi giấy báo
Có ngay cho bên bán sau khi nhận được giấy báo từ ngân hàng phục vụ bên mua.


20

1.2.2.3. Ưu nhược điểm của thanh toán bằng UNC
a. Ưu điểm
- Thủ tục và quy trình thanh toán UNC an toàn, đơn giản, nhanh chóng và
thuận tiện.
- Bên mua kiểm soát được bên bán về việc giao hàng và cung cấp dịch vụ.
- Phạm vi thanh toán rộng: đây là điều kiện thuận lợi cho người mua và
người bán ngay cả khi họ ở xa nhau, qua đó góp phần mở rộng và phát triển mối
quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Thời gian thanh toán bằng UNC ngắn nên đã rút ngắn đươc quá trình luân
chuyển vốn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
b. Nhược điểm
- UNC được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, phần để ghi nội dung chuyển
tiền hẹp nên không ghi được đầy đủ nội dung chuyển tiền.
- Thanh toán bằng UNC dễ dẫn đến trường hợp đơn vị mua chiếm dụng vốn
của đơn vị bán.
- Không có quy định về thời hạn hiệu lực của UNC nên khi có tranh chấp về
chậm trễ thì không có căn cứ pháp lý để tính phạt chậm trả.

1.2.3.

Thanh toán bằng UNT hay nhờ thu
1.2.3.1. Khái niệm
UNT hoặc nhờ thu là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh
thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định (Thông
tư số 46/2014/TT – NHNN 31/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ TTKDTM).
Uỷ nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện hai
bên mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân
hàng về việc áp dụng thể thức uỷ nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực
hiện thanh toán.


21

1.2.3.2. Quy trình thanh toán

Hợp đồng kinh tế

(1)

(2’)

Bên mua
(Bên trả tiền)

(4b)
Ngân hàng
phục vụ bên mua


(3)
(4a)

Hình 1.3: Quy trình thanh toán bằng UNT
(1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, bên bán tiến hành gửi hàng hoặc cung
ứng dịch vụ cho bên mua,


22

(2) Bên bán lập uỷ nhiệm thu (4 liên) kèm theo các hoá đơn, vận đơn có liên
quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ
người mua (2’) để nhờ thu hộ tiền,
(3) Ngân hàng bên bán kiểm tra bộ giấy tờ uỷ nhiệm thu, nếu hợp lệ và khớp
đúng thì chuyển uỷ nhiệm thu và các chứng từ đến cho ngân hàng bên mua,
(4) Khi nhận các liên uỷ nhiệm thu và các chứng từ hoá đơn do ngân hàng bên
bán chuyển đến, ngân hàng bên mua kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tính hợp lệ đúng
đắn của bộ chứng từ, nếu tất cả đều hợp lệ và khớp đúng, phù hợp với các điều kiện
thanh toán mà bên mua đã thông báo cho ngân hàng, thì ngân hàng bên mua tiến
hành trích chuyển tiền trên tài khoản của bên mua để thanh toán cho người bán
thông qua ngân hàng bên bán,
(4a) Việc thanh toán tiền tại ngân hàng bên mua phải hoàn thành trong phạm
vi một ngày làm việc kể từ ngày nhận được uỷ nhiệm thu. Trong trường hợp tài
khoản của bên mua không đủ tiền để thanh toán thì phải chờ khi tài khoản có đủ
tiền mới thực hiện thanh toán đồng thời tính số tiền phạt chậm trả để chuyển đến
cho bên bán hưởng,
(4b) Sau đó ngân hàng bên bán phải đóng dấu “đã thanh toán” lên các chứng
từ, hoá đơn rồi gửi cho bên mua kèm theo liên (2) giấy uỷ nhiệm thu làm giấy báo
Nợ. Bên mua dùng bộ chứng từ này để nhận hàng khi hàng về tới bến,

(5) Khi nhận được tiền từ ngân hàng bên mua chuyển đến, ngân hàng bên bán
ghi Có vào tài khoản của bên bán, rồi ghi ngày tháng thanh toán vào nơi qui định
của giấy uỷ nhiệm thu và gửi cho bên bán làm giấy báo Có.
1.2.3.3. Ưu nhược điểm thanh toán bằng UNT
a. Ưu điểm
- Thuận tiện hơn cho người mua vì Ngân hàng đã đảm nhận trách nhiệm thu
hộ tiền, nhất là trong trường hợp giao dịch giữa các đối tác khác quốc gia.
b. Nhược điểm


23

- UNT chỉ được áp dụng khi các chủ thể thanh toán đã thoả thuận thống nhất
dùng phương tiện thanh toán này với những điều kiện thanh toán đã ghi trong hợp
đồng kinh tế hay đơn đặt hàng.
- Thủ tục thanh toán rất phức tạp, trải qua nhiều khâu. Điều đó làm giảm tốc
độ thanh toán, kéo dài thời gian, người thụ hưởng nhận tiền chậm ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của họ.
1.2.4.

Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
1.2.4.1. Khái niệm
a. Khái niệm: Thẻ thanh toán là một loại công cụ thanh toán hiện đại do ngân
hàng phát hành và bán cho các tổ chức, cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền
mua hàng hoá, dịch vụ… hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay tại các quầy
trả tiền tự động ATM.
b. Phân loại:
Cách phân loại thường sử dụng nhất là theo tính chất thanh toán của thẻ, phân
chia làm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng


(2d)

• Thẻ ghi nợ (Debit card) là loại thẻ được liên kết với tài khoản tiền gửi thanh toán
của khách hàng tại ngân hàng. Mỗi khi thực hiện giao dịch, ngân hàng sẽ tự động
trừ số tiền tương ứng trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ được phép sử dụng trong
phạm vi số dư hiện hữu của tài khoản thanh toán này để rút tiền, thanh toán tiền
hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cũng như
thu hút khách hàng, ngân hàng còn cho phép khách hàng chi vượt quá số tiền trên
tài khoản thanh toán của mình một số dư nhất định, người ta gọi hình thức này là
thấu chi.

TỔ CHỨC THẺ QUỐC TẾ

• Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là một hình thức cho vay tiêu dùng của tổ chức
phát hành cấp cho chủ thẻ. Trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, uy tín
của chủ thẻ, ngân hàng cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định. Chủ thẻ
được phép sử dụng vốn của ngân hàng để chi tiêu trước, và phải thanh toán ít nhất
số dư tốiĐƠN
thiểu
vào NHẬN
ngày THẺ
đến hạn thanh toán,
toánTHẺ
sẽ phải
(1d) phần còn lại chưa thanh CHỦ
VỊ CHẤP
trả lãi theo mức lãi suất thỏa thuận trước.

(1a)


1.2.4.2. Quy trình thanh toán
(2b)

(1b)

(2a)

(1c
)

NGÂN HÀNG THANH TOÁN

(1c)
NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH


24

.
(2c)

Hình 1.4: Quy trình thanh toán bằng Thẻ ngân hang
(1a) Chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
(1b) Đơn vị chấp nhận thẻ gửi các dữ liệu giao dịch đến ngân hàng thanh toán
để xin cấp phép giao dịch.
(1c) Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu đến ngân hàng phát hành thông qua mạng
cấp phép của các Tổ chức thẻ Quốc tế, nhận phản hồi lại từ ngân hàng phát hành.
(1d) Giao dịch được chấp thuận, đơn vị chấp nhận thẻ giao hàng hóa dịch vụ,
tiền mặt cho chủ thẻ.
(2a) Đơn vị chấp nhận thẻ sau đó giao nộp hóa đơn thanh toán thẻ cho Ngân

hàng Thanh toán.
(2b) Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế.
(2c) Tổ chức thẻ quốc tế thanh toán cho Ngân hàng Phát hành đồng thời báo
nợ cho ngân hàng phát hành.
(2d) Ngân hàng phát hành gửi sao kê thông báo cho chủ thẻ. Chủ thẻ thanh
toán nợ cho Ngân hàng phát hành ( đối với thẻ tín dụng).
1.2.4.3. Ưu nhược điểm thanh toán bằng Thẻ ngân hàng
a. Ưu điểm
-Phạm vi thanh toán rộng
- Thẻ là công cụ đắc lực với nhiều tính năng tích hợp giúp chủ thẻ rút tiền từ
máy ATM, thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua máy POS mà không cần phải mang
nhiều tiền mặt theo; kiểm tra số dư, chuyển khoản, thanh toán giao dịch trực tuyến.


25

Qua đó giúp chủ thẻ chủ động kiểm soát được chi tiêu, hạn chế tình trạng rơi tiền,
mất tiền, tiền giả, đây là hình thức thanh toán an toàn tiện lợi, dễ sử dụng hơn các
hình thức thanh toán bằng tiền mặt, séc…
- Thông quan thanh toán bằng thẻ, Nhà nước cũng như Ngân hàng có thể chủ
động kiểm soát mọi hoạt động giao dịch của bất kỳ thẻ nào mà Ngân hàng phát hành,
qua đó tạo cơ sở thực hiện tốt chính sách ngoại hối, quản lý thuế đối với cá nhân,
doanh nghiệp.
b. Nhược điểm
- Vấn đề bảo mật thẻ còn hạn chế nên khả năng bị ăn cắp thông tin thẻ, làm
giả thẻ của tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi, gây thiệt hại cho chủ thẻ.
- Tình trạng thanh toán nhanh hay chậm phụ thuộc vào công nghệ ngân hàng.
1.2.5.Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.5.1. Khái niệm
Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử (Enectronic Banking viết tắt là EBanking) là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện thông qua môi

trường mạng, và mô hình kết hợp giữa ngân hàng thương mại truyền thống và điện
tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên
kênh phân phối mới. Khách hàng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên
ngân hàng. Các tiện ích chính của E-Banking bao gồm: cung cấp thông tin, vấn tin,
chuyển khoản, thanh toán, đăng ký, tư vấn và một số nghiệp vụ kinh doanh ngân
hàng khác.
E-Banking bao gồm các loại hình như: Internet Banking (giao dịch ngân hàng
qua mạng toàn cầu Internet), Mobile banking, SMS Banking (giao dịch ngân hàng
qua tin nhắn SMS của điện thoại di động,…)
Việc thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử) hiện nay
có rất nhiều dịch vụ tiện ích như: Thanh toán hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ
(truyền hình cáp, điện, nước, internet, nạp thẻ điện thoại..).
1.2.5.2. Quy trình thanh toán


×