Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.09 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ PHƯƠNG THANH

HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Thanh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ môn Quản
trị kinh doanh, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh – Học viện nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn tập thể Ban giám đốc, cán bộ nhân viên Agribank Chi
nhánh Đông Anh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, thực
hiện nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Thanh


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài...........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về huy động vốn của ngân hàng thương
mại ........................................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương mại ....................4

2.1.1.

Khái niệm và chức năng hoạt động ngân hàng thương mại ...............................4

2.1.2.

Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại ..........................................6

2.1.3.

Vai trò của vốn và các hình thức huy động vốn tại ngân hàng thương mại ............9


2.1.4.

Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn ...........................................................14

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại ............21

2.2.

Cơ sở thực tiễn huy động vốn của các ngân hàng thương mại ........................24

2.2.1.

Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại trên thế giới .......24

2.2.2.

Kinh nghiệm huy động vốn của các NHTM trong nước .................................25

2.2.3.

Bài học huy động vốn cho Agribank Chi nhánh Đơng Anh ............................27

2.2.4.

Các cơng trình có liên quan đến đề tài luận văn ..............................................27

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...........................................29


iii

download by :


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................29

3.1.1.

Lịch sử hình thành Agribank Chi nhánh Đông Anh ........................................29

3.1.2.

Tổ chức bộ máy của Agribank Chi nhánh Đơng Anh .....................................30

3.1.3.

Tình hình lao động của Agribank Chi nhánh Đơng Anh .................................34

3.1.4.

Tình hình vốn và tài sản của Agribank Chi nhánh Đông Anh .........................35

3.1.5.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đông Anh (20152017) .............................................................................................................36


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................40

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................40

3.2.2.

Phương pháp xử lý thơng tin ..........................................................................41

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................41

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ...................................................42

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................43
4.1.

Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh
giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................................................43

4.1.1.

Bộ máy huy động vốn ....................................................................................43


4.1.2.

Thực trạng huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh (2015 – 2017) ......44

4.1.3.

Kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát ................................................................54

4.2.

Đánh giá chung hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đông
Anh giai đoạn 2015 - 2017 .............................................................................58

4.2.1.

Kết quả đạt được............................................................................................59

4.2.2.

Những tồn tại hạn chế ....................................................................................61

4.2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi
nhánh Đơng Anh............................................................................................62

4.3.

Định hướng và giải pháp hồn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Đông

Anh giai đoạn 2018 - 2022 .............................................................................66

4.3.1.

Định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng hoạt động huy động
vốn của Agribank Chi nhánh Đông Anh.........................................................66

4.3.2.

Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh
Đông Anh giai đoạn 2018 - 2022 ...................................................................69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................84

iv

download by :


5.1.

Kết luận .........................................................................................................84

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................85

5.2.1.

Đối với Nhà nước ..........................................................................................85


5.2.2.

Đối với Ngân hàng Nhà nước.........................................................................86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................87
Phụ lục ......................................................................................................................89

v

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ATM

Máy rút tiền tự động

BQ

Bình quân


CNY

Đồng Nhân dân tệ

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

EUR

Đồng tiền chung châu Âu

GBP

Đồng Bảng Anh

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

POS

Máy chấp nhận thẻ

TCKT


Tổ chức kinh tế

USD

Đôla Mỹ

VND

Việt Nam Đồng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động tại Agribank Chi nhánh Đơng Anh (2015 – 2017) .......34
Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn và tài sản của Agribank Chi nhánh Đơng Anh
(2015- 2017) .............................................................................................35
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Đông Anh (2015
– 2017)......................................................................................................37
Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng của Agribank Chi nhánh Đông
Anh (2015 – 2017) ....................................................................................38
Bảng 3.5. Kết quả tài chính của Agribank Chi nhánh Đơng Anh theo khốn tài
chính (2015 -2017) ....................................................................................39
Bảng 4.1. Huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đông Anh (2015 – 2017) .............46
Bảng 4.2. Kết quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh năm (20152017).........................................................................................................47
Bảng 4.3. Huy động vốn theo khách hàng của Agribank Chi nhánh Đông Anh
(2015 – 2017) ............................................................................................48
Bảng 4.4. Tiền gửi của tổ chức tại Agribank Chi nhánh Đông Anh 2015 – 2017 ......48

Bảng 4.5. Tiền gửi của cá nhân tại Agribank Chi nhánh Đông Anh (2015 –
2017).........................................................................................................49
Bảng 4.6. Huy động vốn theo loại tiền của Agribank Chi nhánh Đông Anh giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................50
Bảng 4.7. Huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh Đông Anh từ năm
2015-2017 .................................................................................................51
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng vốn huy động và cho vay của Agribank Chi nhánh
Đông Anh giai đoạn 2015-2017 .................................................................53
Bảng 4.9. Lãi suất bình quân cho vay - huy động từ năm 2015-2017 .........................54
Bảng 4.10. Kết quả thăm do ý kiến của 40 cán bộ chủ chốt của Agribank Chi
nhánh Đông Anh .......................................................................................55
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát ý kiến của 40 nhân viên trực tiếp huy động vốn tại
Agribank Chi nhánh Đông Anh .................................................................56
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát ý kiến của 100 khách hàng gửi tiền tại Agribank Chi
nhánh Đông Anh .......................................................................................58

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Agribank Chi nhánh Đông Anh .................................31
Sơ đồ 4.1. Bộ máy huy động vốn trực tiếp tại Agribank Chi nhánh Đông Anh ...........43

viii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Phương Thanh
Tên đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Đông Anh”
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại Agribank
Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2015 – 2017 theo hướng của 3 mục tiêu cụ thể. Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn huy động vốn của NHTM.
Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh giai đoạn
2015 – 2017. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại Agribank Chi
nhánh Đông Anh giai đoạn 2015 – 2017. Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động
vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh trong những năm 2018 – 2022.
Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như sau: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia.
Kết quả chính và kết luận
Thơng qua việc nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cơ
bản về huy động vốn của NHTM. Thực trạng huy động vốn đã được phân tích, đánh
giá, tìm ra những thành tựu đạt được và đặc biệt đã phát hiện những hạn chế trong huy
động vốn tại Agribank Chi nhánh Đơng Anh. Luận văn đã đề xuất 07 nhóm giải pháp
nhằm tăng cường huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh trong những năm
2018 – 2022: Xây dựng chiến lược huy động vốn, hoàn thiện kế hoạch năm; Thực hiện
đánh giá và phân tích hoạt động huy động vốn; Đa dạng các hình thức huy động vốn;
Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý; Hoạt động Marketing ngân hàng đồng

bộ; Bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực; Hoàn thiện hệ thống tin học.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Phuong Thanh
Thesis title: “Capital mobilization at Viet Nam Bank for Agriculture and Rural
development – Dong Anh Branch”
Expecialization: Business Management

Code: 8340102

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Genral objectives: Study actual situation of capital mobilization at VietNam
Bank for Agriculture and Rural development – Dong Anh Branch from 2015 to 2017,
and to suggest some main policy implications to improve capital mobilization at the
Branch in the future.
Research methodology
In order to obtain the above mentioned objective, the study applied following
research methods: desk study to collect secondary data, direct interview related chosen
people to collect primary data; statistical descriptive method, comarative method and
expert method were applied to analized collected data.
Main research results and conlusions
The thesis has significantly contributed to syntheze basis theories and practical
experiences related to capital mobilization; analized actual capital mobilization at the
Branch from 2015-2017; analized factors affecting capital mobilization of the Branch.

Base on actual situations, main archievments and limitations, the research has suggested
7 main sollutions to improve capital mobilization of the Branch in 2018 – 2022 period,
including: establishing capital mobilization strategy, improving annual capital
mobilization plan; implimenting and evauating capital mobilation; diversify capital
sources; applying flexible interest rate policy; implementing marketing activities
systematically; recruiting more labor and training labor force; and improving
information technology.

x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM), vốn là tiền đề, là cơ sở cho
mọi hoạt động. Hoạt động huy động vốn là cơ sở chính góp phần mang lại nguồn
vốn để ngân hàng thực hiện các hợp đồng cho vay, đầu tư .v.v.., do đó nó là
nguồn gốc chủ yếu của lợi nhuận và sự phát triển của các NHTM. Hoạt động huy
động vốn góp phần giải quyết đầu vào cho ngân hàng. Dù ngày nay hoạt động
của các NHTM cũng đa dạng hơn nhưng nếu như khơng có hoạt động huy động
vốn xem như khơng có hoạt động của NHTM. Trong điều kiện lợi nhuận của các
ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vì thế huy động vốn mới có điều
kiện tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng tổng tài sản. Để có nguồn vốn lớn, các
NHTM luôn phải quan tâm đến công tác huy động vốn. Song làm thế nào huy
động được vốn với giá hợp lý là một vấn đề khó.
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là
một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam và luôn được đánh giá là ngân
hàng hoạt động có hiệu quả. Trong định hướng phát triển, huy động vốn vẫn là
ưu tiên hàng đầu. Là một trong những chi nhánh của Agribank, Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh (Agribank Chi
nhánh Đông Anh) cũng khơng nằm ngồi định hướng trên. Trong những năm vừa
qua Agribank Chi nhánh Đông Anh đã đạt được những thành tựu lớn trong công
tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động dịch vụ ngân
hàng khác.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, môi trường
cạnh tranh của các NHTM ngày càng gay gắt tác động rất lớn đến hoạt động của
các NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Trong bối cảnh đó việc huy
động vốn của Agribank Chi nhánh Đơng Anh cịn một số bất cập đó là từ mơ
hình đến các hình thức huy động chưa đa dạng, cơ cấu huy động chưa hợp lý
v.v..., kết quả huy động chưa ngang tầm với vị thế trên địa bàn.
Ngân hàng hiện chưa có phịng nguồn vốn, mọi việc xây dựng kế hoạch,
đề xuất chính sách huy động do một cán bộ thuộc Phòng khách hàng hộ sản xuất
và cá nhân thực hiện. Các hình thức huy động chủ yếu là các sản phẩm truyền
thống từ khi chưa áp dụng cơng nghệ tin học, cịn các sản phẩm mới dựa trên nền

1

download by :


tảng công nghệ thông tin chậm được ứng dụng triển khai. Việc huy động vốn
trung và dài hạn hiện còn hạn chế, chiếm tỷ trọng thấp. Chính sách lãi suất chưa
linh hoạt, nhất là lãi suất trung hạn từ 24 tháng trở lên và lãi suất khi khách hàng
rút trước hạn. Hoạt động marketing trong việc huy động vốn chưa đồng bộ, chưa
thực sự quảng bá rộng rãi trong cộng đồng.
Những bất cập trên phần nào đã hạn chế tới kết quả huy động vốn của
Agribank Chi nhánh Đông Anh trong những năm qua. Năm 2015 tổng nguồn vốn
của Chi nhánh đạt 4.421 tỷ đồng, năm 2017 đạt 6.308 tỷ đồng, mới chỉ đáp ứng
được 90% nhu cầu cho vay của Chi nhánh. Chi nhánh vẫn phải dùng đến nguồn

vốn từ Agribank để bù đắp, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Để khắc phục những bất cập đó nhằm góp phần để Agribank Chi nhánh
Đơng Anh huy động được nguồn vốn lớn, ổn định với chi phí hợp lý, tác giả lựa
chọn đề tài “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đông Anh trong những năm
gần đây, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho Chi nhánh
Đông Anh trong giai đoạn 2018 - 2022.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động
vốn của các NHTM;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2015-2017;
- Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho
Chi nhánh trong giai đoạn 2018 - 2022.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đông Anh
giai đoạn 2015 – 2017.
Đối tượng điều tra: Thực hiện khảo sát 40 cán bộ lãnh đạo chủ chốt, 40

2

download by :


nhân viên của Agribank – Chi nhánh Đông Anh và 100 khách hàng.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện từ năm 2015 đến 2017
- Số liệu phục vụ cho luận văn thu thập trong 3 năm 2015 – 2017. Số liệu
điều tra được thực hiện trong tháng 09 năm 2017.
- Các giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2018-2022
1.3.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu
- Tại Agribank Chi nhánh Đông Anh
1.3.2.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về hoạt động huy động vốn của các
NHTM.
- Thực trạng hoạt động huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến huy
động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2015-2017.
- Giải pháp tăng cường việc huy động vốn cho giai đoạn từ 2018-2022.
- Do đặc thù hoạt động của Chi nhánh, công tác huy động vốn chủ yếu là
nhận tiền gửi từ các TCKT và cá nhân nên trong khuôn khổ luận văn này, tác giả
chỉ đề cập nghiên cứu về huy động vốn tiền gửi của các TCKT và cá nhân tại
Agribank Chi nhánh Đông Anh.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm và chức năng hoạt động ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm

Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức kinh tế quan trọng nhất
của nền kinh tế thị trường, vì nó đóng vai trị như hệ thống tuần hồn cho nền
kinh tế.
Có nhiều cách tiếp cận để có được khái niệm đầy đủ về NHTM như: thông
qua chức năng, hoạt động, các dịch vụ hoặc thơng qua vai trị của NHTM.
Nếu xem xét từ các loại hình dịch vụ mà NHTM cung cấp, các nhà kinh tế
đã cho rằng “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp
các danh mục tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ
thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất cứ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
NHTM là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong nền kinh tế, cũng là
kênh huy động vốn hữu hiệu nhất. Đồng thời, NHTM cũng là một tổ chức cho
vay chủ yếu đối với các tổ chức, cá nhân. Đây là một trung gian tài chính quan
trọng để trung chuyển vốn cho nền kinh tế, sao cho nguồn vốn đó được phân bổ
và sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý.
Hiện nay, các tổ chức bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khốn,
cơng ty mơi giới chứng khốn, cơng ty bảo hiểm... đang cố gắng cung cấp các
dịch vụ của ngân hàng như: các dịch vụ thanh toán hay cho vay... Nhưng điểm
khác biệt là NHTM là “Một loại hình tổ chức tài chính cung cấp các danh mục và
thực hiện các chức năng tài chính đa dạng nhất” so với bất cứ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
2.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
a. Trung gian tài chính
NHTM có một chức năng rất quan trọng đối với nền kinh tế, đó là trung
gian tài chính.

4

download by :



Trong nền kinh tế, có hai nhóm cá nhân và tổ chức: (1) Các cá nhân, tổ
chức thặng dư trong chi tiêu, thu nhập hiện tại lớn hơn chi tiêu cho hàng hóa dịch
vụ, tức họ có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; (2) Các cá nhân và tổ chức tạm thời
thâm hụt chi tiêu, cần bổ sung vốn cho tiêu dùng, hay cho đầu tư. Tiền sẽ được di
chuyển từ nhóm (1) sang nhóm thứ (2) nếu cả hai cùng có lợi. Khi dịng tiền đi
chuyển với điều kiện phải quay lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời
gian nhất định, đó là quan hệ tín dụng. NHTM với tư cách là một trung gian tài
chính của nền kinh tế sẽ giúp quan hệ tín dụng này được thực hiện dễ dàng hơn
và hiệu quả hơn. NHTM sẽ huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ nhóm
(1) và sử dụng nguồn vốn đó để cho nhóm (2) vay với một lãi suất nhất định. Sự
xuất hiện của trung gian tài chính này sẽ giảm được chi phí giao dịch, bởi quan
hệ tín dụng trực tiếp bị nhiều hạn chế về qui mô, không gian, thời gian... Đồng
thời, NHTM sẽ gánh chịu các rủi ro có thể xảy ra và sử dụng các kỹ thuật nghiệp
vụ để hạn chế, phân tán rủi ro.
b. Tạo phương tiện thanh toán
Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm: tiền giấy trong lưu
thông (Mo), số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các
ngân hàng, tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm ...
Khi ngân hàng cho vay, số dư trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng tại
ngân hàng tăng lên, khách hàng có thể sử dụng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ. Do
vậy, thông qua nghiệp vụ cho vay, ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán.
Mặt khác, khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản vay ngân
hàng để chi trả cho đối tác tại một ngân hàng khác, sẽ làm tăng số dư tiền gửi tại
ngân hàng của đối tác. Ngân hàng đó lại có các khoản vay mới. Như vậy, toàn bộ
hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán.
c. Trung gian thanh toán
Ngày nay, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các giao dịch thanh
toán trong nền kinh tế được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, an tồn, tiết kiệm
chi phí. NHTM cung cấp rất nhiều hình thức thanh tốn như: thanh tốn bằng

séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu tạo ra các mạng lưới thanh toán điện tử. Với
chức năng trung gian thanh tốn, ngân hàng tạo ra những cơng cụ lưu thơng và
độc quyền quản lý các cơng cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán...) đã
tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thơng, đẩy nhanh tốc độ ln chuyển
vốn, thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hóa.

5

download by :


2.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động quan trọng của NHTM. Hoạt động này mang
lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động như cho vay, cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho khách hàng hoặc đầu tư.
Các NHTM huy động vốn theo nhiều phương thức khác nhau: có thể phát
hành thêm cổ phần (gia tăng vốn chủ sở hữu) hay huy động vốn nợ. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ luận văn này, huy động vốn của NHTM được giới hạn là hoạt
động huy động vốn nợ với các hình thức huy động vốn là:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi tiền, trái phiếu và các giấy tờ có giá để huy
động vốn của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước chấp thuận.
- Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các
tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước (NHNN) theo quy định
của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Quốc hội ban hành năm 2010
(Quốc hội, 2010).

Các ngân hàng hiện nay chủ yếu huy động vốn thông qua nhận tiền gửi
của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành năm 1997 (Quốc
hội, 1997) tiền gửi là “số tiền khách hàng gửi lại tổ chức tín dụng dưới hình thức
tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức
khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc khơng hưởng lãi và phải được hoàn trả cho
người gửi tiền”.
Ngân hàng thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, trở thành
người thủ quỹ cho vô số khách hàng, đồng thời thực hiện các lệnh thu chi theo
yêu cầu. Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, hầu hết các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân đều mở tài khoản ở ngân hàng. Các giao dịch thanh
toán, thu chi được thực hiện qua hệ thống ngân hàng bằng cách trích chuyển tài

6

download by :


khoản. Các giao dịch này được thực hiện thông qua các lệnh của khách hàng
bằng các hình thức uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu. Các chủ tài khoản uỷ quyền cho
ngân hàng thực hiện các lệnh chuyển tiền trên tài khoản của mình.
Lượng tiền gửi thanh tốn ngày càng tăng theo và đây là nguồn vốn huy
động rất có lợi, vì ngân hàng chỉ phải trả một số tiền lãi theo lãi suất nhỏ hơn
trong khi lại thu về một số tiền theo lãi suất cho vay luôn cao hơn nhiều; đồng
thời thu được các khoản phí chuyển tiền của khách hàng. Tuy nhiên, các nguồn
vốn này luôn biến động. Với mục tiêu tập trung và tích tụ các nguồn vốn trong
nền kinh tế để cấp tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu vốn để phát triển
sản xuất kinh doanh, thì bên cạnh tiền gửi thanh tốn, các ngân hàng rất chú
trọng đến việc huy động tiền gửi có kỳ hạn, đây sẽ là khoản nguồn vốn quan

trọng để các ngân hàng có thể đầu tư cho vay, tài trợ cho nền kinh tế.
Như vậy, bằng nghiệp vụ huy động nguồn vốn tiền gửi, có thể nói NHTM
đã nắm trong tay một bộ phận lớn của cải xã hội về mặt giá trị, tức là vốn tiền tệ.
Để huy động được số tiền tệ như vậy, các NHTM phải bỏ ra một khoản chi phí
nhất định, đó là tiền lãi phải trả cho người gửi tiền và các khoản chi phí khác.
Một hình thức huy động vốn khá phổ biến đối với nhiều NHTM hiện nay,
đó là vay vốn của các tổ chức tín dụng khác cụ thể đây là các NHTM khác hoặc
NHNN thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đây là thị trường cho nhau
vay giữa các ngân hàng, trong đó có sự tham gia của NHNN với tư cách là người
điều tiết, chi phối thị trường. Các ngân hàng sử dụng hình thức huy động này
nhằm bổ sung khoản vốn ngắn hạn thiếu hụt tạm thời. Do nguồn vay ở thị trường
này có hạn, nên có hiện tượng đầu cơ, tích trữ khiến cho lãi suất liên ngân hàng
không ngừng tăng cao. Nhiều NHTM nhỏ năng lực tài chính yếu kém khi NHNN
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên đã rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, tính
thanh khoản thấp nên sẵn sàng chấp nhận các khoản vay trên thị trường liên ngân
hàng với mức lãi suất cao nhằm cải thiện khả năng thanh tốn của mình. Do vậy,
NHNN ln kiểm soát sát sao diễn biến của lãi suất liên ngân hàng với nhiều
hình thức, ví dụ như đưa ra các mức lãi suất trần...
2.1.2.2. Hoạt động tài trợ
Hoạt động tài trợ là hoạt động chủ thể bỏ tiền ra để nhằm đạt mục đích
nào đó. Đây là hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Đối với NHTM sau khi huy
động được tiền gửi từ nền kinh tế, ngân hàng sẽ phải trả lãi; do đó để khỏi bị thiệt
hại, đồng thời có được lợi nhuận, ngân hàng sẽ phải tìm cách sử dụng những

7

download by :


nguồn vốn đó để sinh lời. Từ khoản lãi thu được, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi

cho số vốn đã huy động, thanh tốn các khoản chi phí trong hoạt động, phần còn
lại sẽ là lợi nhuận ngân hàng. Nói cách khác, hoạt động tài trợ cho nền kinh tế là
hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
a. Hoạt động cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Trong điều kiện hiện nay, cho vay là hoạt động chính của ngân hàng để
tạo ra lợi nhuận, danh mục cho vay chiếm khoảng trên dưới 1/2 tổng danh mục
tài sản của NHTM và mang lại thu nhập từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân
hàng, nên hoạt động này có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
NHTM. Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro; do vậy, bên
cạnh hoạt động cho vay các ngân hàng hiện nay có xu hướng phát triển các mảng
dịch vụ ngân hàng khác theo hướng Ngân hàng hoạt động đa năng.
b. Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần
Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần là hình thức ngân hàng góp vốn
cùng khách hàng để kinh doanh. Phổ biến nhất hiện nay là hình thức mua cổ
phiếu với mục đích thu cổ tức hàng năm và liên doanh liên kết với các doanh
nghiệp, ngân hàng nước ngồi. Thực hiện việc đầu tư vốn thơng qua liên doanh
liên kết, mua cổ phần sẽ giúp các NHTM thực hiện được nhiều mục đích: đa
dạng hố các hình thức đầu tư để gia tăng lợi nhuận; hạn chế rủi ro cho ngân
hàng và để tận dụng các ưu thế của nhau.
2.1.2.3. Các hoạt động khác
Ngoài những hoạt động trọng yếu trên, NHTM cũng thực hiện các hoạt
động khác như: hoạt động cho thuê, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động mơi
giới đầu tư chứng khốn, hoạt động dịch vụ uỷ thác và tư vấn, quản lý ngân quỹ,
thu hộ, chi hộ...
Nhìn một cách tổng quan, hoạt động cơ bản của NHTM là nhận tiền gửi
và sử dụng tiền đó để cho vay và đầu tư vào nền kinh tế. Đối với mỗi khoản vay
họ đều ấn định lãi suất và thời hạn thanh toán, nghĩa là sau một thời gian xác

định, người vay phải trả cho ngân hàng vốn gốc và một số lãi nào đó. Phần chênh
lệch giữa lợi tức tiền vay và chi phí được dùng để trả lãi tiền gửi được gọi là lãi

8

download by :


ròng. Để mở rộng hoạt động kinh doanh và tối đa hố lợi nhuận, các NHTM
thường tìm kiếm nhiều hơn các nguồn vốn với chi phí thấp và cho vay nhiều hơn.
Trong điều kiện hiện nay, đây không phải là cách kiếm lợi duy nhất, nhưng là
cách tạo ra lợi nhuận chủ yếu của NHTM.
2.1.3. Vai trò của vốn và các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
2.1.3.1. Vai trò của vốn đối với Ngân hàng thương mại
a. Vốn là cơ sở của các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Nguồn vốn trong NHTM là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập,
huy động để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với hoạt động rất quan trọng
là kinh doanh “quyền sử dụng vốn”, tức người cần vốn phải trả lãi cho người có
vốn trên thị trường một khoản phí để có được quyền sử dụng vốn trong thời gian
xác định. Thông qua thị trường, vốn được lưu chuyển rộng rãi, từ đó mới có thể
thể hiện đủ bản chất và vai trị của mình, vốn của NHTM, chính là những giá trị
tiền tệ, do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc
thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế để cho vay, nên nguồn vốn có vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt với nghiệp vụ đặc trưng là kinh
doanh tiền tệ. Do vậy, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính của ngân
hàng, mà cịn là đối tượng kinh doanh. Đây chính là cơ sở cho các hoạt động kinh

doanh của ngân hàng.
b. Vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng
Hầu hết các hoạt động của NHTM đều phụ thuộc vào nguồn vốn. Ngân
hàng kinh doanh dựa trên việc sử dụng vốn huy động để cho vay và đầu tư vào
các lĩnh vực khác. Do vậy, quy mô hoạt động và quy mô tín dụng phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn vốn. Đặc biệt, hoạt động tín dụng là hoạt động chính và mang
lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Quy mô hoạt động tín dụng phụ thuộc rất
nhiều vào vốn huy động, thường bị áp đặt theo một tỷ lệ nhất định trên số vốn
ngân hàng huy động được.
Nguồn vốn càng lớn, ngân hàng càng có nhiều điều kiện để đầu tư mở

9

download by :


rộng hoạt động của mình về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngân hàng có thể mở
rộng thị phần của mình, đầu tư nhiều hơn vào các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh
tốn... để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
c. Nguồn vốn tạo uy tín cho ngân hàng
Ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ, do vậy ngân hàng hoạt động
dựa trên uy tín là chủ yếu. Khách hàng cũng dựa vào niềm tin của mình vào ngân
hàng để gửi tiền, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Uy tín là một tài sản vơ hình
cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng, uy tín đó trước hết thể hiện ở khả năng sẵn
sàng chi trả của ngân hàng đó. Nguồn vốn càng lớn, vốn khả dụng càng nhiều,
khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao.
d. Nguồn vốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Hiện nay với sự phát triển của hệ thống các NHTM, rất nhiều các ngân
hàng với quy mô lớn nhỏ ra đời, nên khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn.
Nhưng điều họ quan tâm nhất, chính là tính an tồn và chất lượng các dịch vụ

mà ngân hàng cung cấp. Cả hai yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và
chất lượng nguồn vốn của ngân hàng. Do vậy, một trong những giải pháp quan
trọng để nâng cao sức cạnh tranh của NHTM là việc tăng cường khả năng huy
động vốn.
2.1.3.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM, vốn chủ sở hữu chiếm một phần rất
nhỏ trong tổng nguồn vốn, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế chiếm tỷ trọng
cao. Do vậy, trong luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu vốn huy động với
tư cách là tài sản nợ.
Ngân hàng huy động vốn với các hình thức chủ yếu sau:
a. Huy động tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là tiền của doanh nghiệp, cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân
hàng giữ và thanh toán hộ. Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu nhận các
khoản thu về của cá nhân, tổ chức, đồng thời đáp ứng các nhu cầu thanh toán
theo yêu cầu. Ngân hàng trả lãi suất cho loại tiền gửi này rất thấp (hoặc bằng
khơng). Đối với mỗi tài khoản tiền gửi thanh tốn, số dư duy trì khơng ổn định.
Nhưng đối với ngân hàng, với một khối lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi

10

download by :


thanh tốn khá lớn, thì số vốn huy động từ nguồn tiền gửi này khá ổn định bởi vì
các khách hàng không bao giờ rút hết tất cả tiền gửi thanh toán ở ngân hàng vào
cùng một thời điểm.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi tiền tại ngân hàng trong một thời
gian nhất định, chỉ được rút ra sau thời gian đó và được hưởng lãi suất cao hơn

nhiều so với tiền gửi thanh tốn. Mục đích của khách hàng khi gửi kỳ hạn này là
nhận lãi. Lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn loại tiền gửi đó. Thơng thường, kỳ hạn
càng dài lãi suất càng cao. Nhưng trong những giai đoạn đặc biệt, tình hình thị
trường có nhiều biến động khó lường về lãi suất, nhu cầu về vốn tăng cao, nhưng
dự báo chỉ trong ngắn hạn, ngân hàng có thể áp dụng chính sách lãi suất theo
chiều hướng ngược lại. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn huy động khá ổn định,
có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào nhiều lần và rút ra
bất cứ lúc nào. Phần lớn khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là do chưa xác định
được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại muốn hưởng một mức lãi
trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn thanh
toán. Trên thực tế để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút
trước hạn với điều kiện hưởng lãi suất thấp (thường bằng mức tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn, thậm chí khơng được hưởng lãi, hoặc mức lãi suất nào đó do ngân
hàng ấn định).
b. Huy động bằng hình thức đi vay
Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, tại nhiều
nước, Ngân hàng Trung ương thường quy định nguồn tiền huy động với vốn chủ
sở hữu ở mức độ nào đó (Tổng nguồn vốn tiền gửi/ vốn chủ sở hữu). Do vậy, khi
khả năng huy động bị hạn chế, ngân hàng có thể vay mượn để đáp ứng nhu cầu
chi trả.
- Vay Ngân hàng Nhà nước
Khi thiếu hụt dự trữ bắt buộc hoặc dự trữ thanh toán, NHTM vay NHNN.

11

download by :



Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (tái cấp vốn). Cụ thể,
những thương phiếu mà ngân hàng đã chiết khấu có thể mang tái chiết khấu tại
NHNN. Những thương phiếu này phải là những thương phiếu có chất lượng và
việc tái chiết khấu này được NHNN quản lý rất chặt chẽ.
- Vay các tổ chức tín dụng khác
Các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau hoặc vay từ các tổ chức tín dụng
khác. Nguồn vay này để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả các khoản thanh tốn
cấp bách. Q trình vay mượn khá đơn giản, các ngân hàng trực tiếp liên hệ với
nhau hoặc qua ngân hàng đại lý, có thể đảm bảo bằng các chứng khốn kho bạc
hoặc khơng cần đảm bảo.
- Vay trên thị trường vốn
Ngân hàng có thể vay mượn bằng cách phát hành giấy tờ có giá trên thị
trường vốn như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn. Đây là nguồn
huy động nhằm phục vụ cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng sử dụng uy tín của
mình để phát hành các giấy tờ có giá. Do vậy, các NHTM nhỏ thường khó vay
trực tiếp bằng cách này, mà phải thông qua ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh
của Ngân hàng đầu tư. Khả năng vay mượn cịn phụ thuộc vào trình độ phát triển
của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dài hạn của
ngân hàng. Việc huy động vốn trên thị trường vốn khá phức tạp, đòi hỏi các ngân
hàng phải nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, lãi suất, thời hạn,
mệnh giá...
c. Huy động từ các nguồn khác
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, các NHTM cũng tạo được một
khoản vốn: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền séc bảo chi, séc
định mức và các khoản tiền phong toả do ngân hàng nhận hối phiếu thương mại,
thông qua nghiệp vụ đại lý, các NHTM cũng thu hút được một số vốn đáng kể
trong quá trình thu chi hộ khách hàng, làm đại lý cho một tổ chức tín dụng khác,
nhận chuyển vốn cho các khách hàng hay một dự án đầu tư. Vốn thu hút từ nước

ngoài dưới hình thức như nhận tiền gửi ngoại tệ, chuyển ngoại tệ, kinh doanh
ngoại hối, vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Nhà nước...
Tất cả các khoản tiền tạm thời dư thừa kia cũng được ngân hàng sử dụng
cho mục đích kinh doanh tiền tệ của mình.
Tóm lại, vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng

12

download by :


nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. NHTM tuân thủ theo luật định về mở tài khoản tiền gửi tại NHNN để duy
trì ở đó một khối lượng dự trữ bắt buộc. Mức vốn huy động thực chất cho các hoạt
động kinh doanh của các NHTM bị hạn chế bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Song nếu
một ngân hàng kinh doanh tiền tệ có hiệu quả, khơng những nguồn lợi của ngân
hàng được tăng lên, mà còn làm cho uy tín của nó trên thương trường cũng tăng
theo. Chính vì thế, nguồn vốn huy động vào ngân hàng cũng ngày một tăng, quy
mô hoạt động ngày càng mở rộng để phục vụ phát triển cho nền kinh tế.
2.1.3.3. Quy trình huy động vốn
a. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch huy động vốn
- Chiến lược huy động vốn là việc lập kế hoạch trong trung hạn thường từ
3 đến 5 năm trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung và các nguồn lực, xác định
phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu để đề ra mục tiêu về tổng nguồn vốn
huy động, cơ cấu vốn huy động, các chính sách, các giải pháp huy động có tính
tổng qt theo cơ chế thị trường.
Việc lập được chiến lược huy động vốn giúp cho các nhà quản trị ngân
hàng chủ động lượng hóa được việc huy động vốn có mục đích, đáp ứng yêu cầu
kinh doanh và sự đòi hỏi của thị trường; Đồng thời xác định được thị phần, vị trí
trên thị trường cạnh tranh với các NHTM khác để chủ động có các chính sách về

lãi suất, về sản phẩm huy động, các chính sách Marketing v.v.
- Lập kế hoạch hàng năm và quý
+ Kế hoạch năm nhằm cụ thể chiến lược thường được lập vào quý 4 năm
trước năm kế hoạch. Kế hoạch năm xác định mục tiêu cụ thể được lượng hóa
theo cơ cấu vốn huy động theo loại tiền, theo khách hàng, theo thời hạn v.v. và
có các giải pháp huy động và được giao chỉ tiêu cho các bộ phận có liên quan.
+ Kế hoạch quý là việc cụ thể hóa kế hoạch năm được lập chi tiết và giao
chỉ tiêu thực hiện cho các bộ phận có liên quan phù hợp với điều kiện huy động,
mục tiêu kinh doanh theo cơ chế thị trường.
b. Tổ chức huy động vốn
Tổ chức huy động vốn là việc phân công cán bộ quản lý, các bộ phận
nghiệp vụ xây dựng chính sách, cơ chế và bộ phận trực tiếp huy động vốn được
thể hiện:

13

download by :


- Bộ phận kế hoạch nguồn vốn giao chỉ tiêu huy động theo kế hoạch đã
được phê duyệt, xây dựng các chính sách về lãi suất, cơ cấu huy động, đối tượng
huy động v.v... và quyết toán việc thực hiện kế hoạch huy động, đánh giá các vấn
đề có liên quan đến kết quả huy động.
- Bộ phận công nghệ thơng tin UPDATE các mã sản phẩm, lãi suất,
chính sách khuyến mãi v.v... vào hệ thống giao dịch (Corebanking).
- Bộ phận dịch vụ khách hàng và Marketing đề xuất các chính sách
khuyến mãi, các hình thức khuyến mãi, các hoạt động truyền bá hình ảnh thương
hiệu, đánh giá kết quả việc thực hiện Marketing;
- Bộ phận trực tiếp huy động tác nghiệp trên hệ thống Corebanking, trực
tiếp giao dịch, tư vấn với khách hàng để huy động vốn theo kế hoạch và thực tế

của thị trường, quyết toán việc thực hiện huy động với kế hoạch được giao, đề
xuất những bất cập và các chính sách hợp lý để huy động vốn kỳ kế tiếp.
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn
2.1.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, vốn quyết
định quy mơ tín dụng, cũng như toàn bộ các hoạt động khác của ngân hàng; từ
đó, vốn quyết định năng lực cạnh tranh, quy mô phát triển của ngân hàng. Quy
mô nguồn vốn huy động phải đủ lớn để tài trợ cho danh mục tài sản đa dạng và
không ngừng tăng trưởng với sự ổn định cao của ngân hàng.
Các NHTM thường sử dụng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động
(TLHTKH) để đánh giá quy mô huy động vốn.
Tỷ lệ HTKH (%) =

Tổng vốn huy động
Kế hoạch huy động

x 100%

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động lớn hơn 100%, lượng vốn huy
động thực tế lớn hơn kế hoạch, ngân hàng sẽ phải cố gắng sử dụng hợp lý số vốn
thừa. Bởi, nếu khơng chi phí sẽ tăng khi lượng vốn này khơng sinh lời mà vẫn
phải trả lãi và chi phí huy động khác. Ngược lại, nếu không đạt chỉ tiêu đề ra
(TLHTKH nhỏ hơn 100%), ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác nếu cần
để bổ sung vốn hoạt động. Cịn nếu hồn thành kế hoạch (TLHTKH bằng 100%)
khơng có nghĩa là tốt nhất, mà cịn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn hiện tại.

14

download by :



×