Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.82 KB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THANH HẢI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Thanh Hải

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Lê Ngọc Hướng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, ban quản lý đào tạo, bộ
môn phân tích định lượng, khoa Kinh tế & PTNT - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức tại
phòng tổ chức cán bộ cùng các phòng ban khác liên quan; các cá nhân, đơn vị tham gia
bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Thanh Hải

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan .............................................................................. 5

2.1.2.

Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
ngành bảo hiểm xã hội ................................................................................... 14

2.1.3.

Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo
hiểm xã hội .................................................................................................... 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên
chức ngành bảo hiểm xã hội ........................................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 27

2.2.1.


Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành
bảo hiểm xã hội ở một số tỉnh ........................................................................ 27

iii

download by :


2.2.2.

Bài học rút ra cho tỉnh Hải Dương về nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội .......................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.

Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 31

3.1.2.

Tình hình nhân khẩu và lao động ................................................................... 31

3.1.3.

Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương................................................ 32


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 35

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 37

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 38

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 40
4.1.

Tình hình hoạt động của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương .............................. 40

4.1.1.

Cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ...................................... 40


4.1.2.

Tình hình hoạt động chung của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ................... 41

4.2.

Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã
hội tỉnh Hải Dương ........................................................................................ 40

4.2.1.

Tình hình chung về đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội
tỉnh Hải Dương .............................................................................................. 44

4.2.2.

Thực trạng về thể lực ..................................................................................... 48

4.2.3.

Thực trạng về trí lực ...................................................................................... 51

4.2.4.

Thực trạng về tâm lực .................................................................................... 57

4.2.5.

Thực trạng về các kỹ năng trong thực thi công vụ .......................................... 60


4.2.6.

Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
và ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ..................................................... 63

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên
chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ................................................. 65

4.3.1.

Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo
hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ........................................................................... 65

4.3.2.

Cơ chế tuyển dụng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội
tỉnh Hải Dương .............................................................................................. 71

iv

download by :


4.3.3.

Cơng tác quy hoạch, bổ nhiệm và bố trí sử dụng đội ngũ công chức, viên
chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ................................................. 73


4.3.4.

Chính sách đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ công chức, viên chức
ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương .......................................................... 74

4.3.5.

Công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo
hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ........................................................................... 76

4.3.6.

Công tác kiểm tra giám sát đội ngũ công chức, viên chức ngành Bảo
hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ........................................................................... 78

4.3.7.

Trang thiết bị và điều kiện làm việc tại các cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh
Hải Dương ..................................................................................................... 80

4.3.8.

Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công
chức, viên chức và ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ............................ 80

4.4.

Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,
viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương trong thời gian tới ............. 83


4.4.1.

Chủ trương, định hướng ................................................................................. 83

4.4.2.

Giải pháp cụ thể ............................................................................................. 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 93
Phụ lục ..................................................................................................................... 97

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ASXH

An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CC

Cao cấp

CCVC

Cơng chức viên chức

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

HCNN


Hành chính nhà nước

HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

KT – XH

Kinh tế xã hội

NN

Nước ngồi

TTHC

Thủ tục hành chính

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số - lao động tỉnh Hải Dương tính đến năm 2018 ................ 31
Bảng 3.2. Số lượng mẫu và phương pháp điều tra...................................................... 36
Bảng 4.1. Tình hình dân số tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................... 42
Bảng 4.2. Cơ cấu phân theo giới tính của đội ngũ công chức, viên chức ngành
bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017 ............................. 45

Bảng 4.3. Cơ cấu phân theo độ tuổi của công chức, viên chức ngành bảo hiểm
xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017 ............................................ 46
Bảng 4.4. Cơ cấu phân theo phịng ban, đơn vị cơng tác của cơng chức, viên
chức BHXH tỉnh Hải Dương năm 2017 ..................................................... 47
Bảng 4.5. Phân loại sức khỏe đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã
hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2017 ................................................... 48
Bảng 4.6. Nguyên nhân suy giảm sức khỏe của đội ngũ công chức, viên chức
ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ..................................................... 50
Bảng 4.7. Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo
hiểm xã hội tỉnh Hải Dương năm 2017 ...................................................... 51
Bảng 4.8. Trình độ tin học phân theo đơn vị cơng tác của đội ngũ công chức,
viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 –
2017 .......................................................................................................... 53
Bảng 4.9. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cơng chức, viên chức ngành bảo hiểm
xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017 ............................................ 55
Bảng 4.10. Đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
tự đánh giá về trình độ chun mơn nghiệp vụ........................................... 57
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thực hiện công việc của đội ngũ công chức, viên
chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017 .......... 58
Bảng 4.12. Công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương tự đánh
giá về mức độ hoàn thành công việc trong năm 2017 ................................. 59
Bảng 4.13. Đánh giá của đội ngũ quản lý về các kỹ năng và sự phối hợp của công
chức, viên chức trong thực thi công vụ ...................................................... 62

vii

download by :


Bảng 4.14. Đánh giá của người tham gia bảo hiểm xã hội về đội ngũ công chức,

viên chức của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ......................................... 64
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................... 67
Bảng 4.16. Các loại hình đào tạo cơng chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội
tỉnh Hải Dương đã tham gia ..................................................................... 69
Bảng 4.17. Những khó khăn trong q trình đào tạo của đội ngũ công chức, viên
chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ............................................. 70
Bảng 4.18. Công tác tuyển dụng tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương .......................... 72
Bảng 4.19. Thu nhập bình quân theo chức danh bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................ 75
Bảng 4.20. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên
chức bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ....................................................... 77
Bảng 4.21. Đánh giá của đội ngũ công chức, viên chức về cơ chế, chính sách ............. 83

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương .............................. 40
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện công tác thu chi của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn 2015 - 2018 ....................................................................... 44
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sức khỏe đội ngũ công chức, viên chức ngành
bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương năm 2017 ............................................... 49
Hình 4.4. Biểu đồ cơ cấu trình độ tin học của đội ngũ công chức, viên chức
ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017................... 54
Hình 4.5. Biểu đồ cơ cấu trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức, viên chức
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................ 56


ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thanh Hải
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã
hội tỉnh Hải Dương
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH là việc làm rất
cần thiết trong công cuộc nâng cao chất lượng lao động, cải thiện hệ thống an sinh xã
hội hiện nay. Đây là mục tiêu quan trọng nhằm khẳng định vai trò, vị trí của ngành và
tạo dựng niềm tin cho nhân dân. Đặc biệt, Hải Dương là một tỉnh có nhiều lợi thế trong
việc thu hút nguồn nhân lực, lực lượng lao động đến tỉnh ngày càng tăng, yêu cầu về an
sinh xã hội tại đây tương đối cao. Để đảm bảo cơng tác an sinh xã hội thì hơn hết cần
nâng cao chất lượng dịch vụ ngành BHXH, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,
viên chức ngành đủ năng lực, phẩm chất, trách nhiệm. Vì vậy, tác giả đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH
tỉnh Hải Dương” nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải
Dương trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hải
Dương bao gồm cơ quan BHXH tỉnh, thành phố và 3 cơ quan BHXH thị xã Chí Linh,
huyện Cẩm Giàng, huyện Ninh Giang. Trong đó, tác giả tiến hành điều tra 85 công
chức, viên chức ngành BHXH ở các cấp bậc và điều tra 50 người tham gia bảo hiểm

trên địa bàn tỉnh để có nhiều góc nhìn về chất lượng đội ngũ cơng chức, viên chức
BHXH tỉnh Hải Dương hiện nay. Vận dụng các kiến thức được học tác giả đã sử dụng
các phương pháp thống kê mô tả, so sánh,... kết hợp với việc xử lý số liệu trên excel để
tổng hợp từ mẫu phiếu điều tra và thu được kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả
cũng tìm hiểu, tham khảo nguồn dữ liệu được tổng hợp từ các cơng trình nghiên cứu
trước đây đã được công bố như các báo cáo, niên giám thống kê, báo cáo của ngành
BHXH, báo mạng, các cơng trình nghiên cứu luận văn…
Qua q trình nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức, viên chức phải đảm bảo nâng cao chất lượng về chun mơn, trình độ, đạo
đức trách nhiệm của từng cá nhân và hơn hết là sự phối hợp giữa các cá nhân, phòng
ban với nhau. Đa số các công chức, viên chức đều đảm bảo đủ sức khỏe, năng lực
chuyên môn, phẩm chất đạo đức để đáp ứng cơng việc. Cụ thể là có 98,99% các cơng
chức, viên chức có sức khỏe “loại III”, 94,36% các CCVC có trình độ đạt từ “đại học”

x

download by :


trở lên và 84,87% tỷ lệ các công chức, viên chức hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Đặc biệt với các kỹ năng tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng đã có
cải thiện đáng kể, ngành BHXH tỉnh đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kịp thời
bổ sung kiến thức, số người chưa qua đào tạo cả tin học và ngoại ngữ đều giảm mạnh
trong 3 năm qua, tin học giảm 20,41%, ngoại ngữ giảm 5,31% so với năm 2015. Đội
ngũ công chức, viên chức ngành cũng tự đánh giá về năng lực, kĩ năng và phẩm chất
của bản thân trong quá trình thực thi cơng vụ để thấy được những thiếu xót, khuyết
điểm và trau dồi kiến thức, kĩ năng trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng nhất đến chất lượng đội ngũ chính
là cơng tác bổ nhiệm, bố trí sử dụng cơng chức, viên chức và công tác kiểm tra giám sát.
Việc quy hoạch, bố trí sử dụng cơng chức, viên chức đúng chuyên môn, sở trường là cơ

sở để công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả và các cơng chức, viên chức phát huy
được hết khả năng bản thân. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương trong những
năm tiếp theo. Trong đó, cần tập trung vào việc hồn thiện cơng tác quy hoạch, công tác
đào tạo, phân công đúng sở trường, phát huy vai trị tập thể trong thực thi cơng vụ.
Đồng thời, cần tích cực nâng cao cơng tác kiểm tra, giám sát q trình thực thi cơng vụ
của đội ngũ công chức, viên chức và công khai minh bạch trong quá trình tuyển dụng
thi đua khen thưởng.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Full name of student: Bui Thanh Hai
Thesis title: Enhancing quality of government officials and staffs in social insurance
sector of Hai Duong province
Major: Master of Economic management

Code: 8340410

Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Enhancing quality of government officials and staffs in social insurance sector is
very important to improving current labor quality and social welfare. This is very
crucial objective to ensure roles of insurance sector and build trust with people. Hai
Duong is a province with favored conditions for attracting labor resource, and there has
been an increasing trend of labor movement to the province leading to an increasing
need for social welfare. In order to ensure social welfare, it is vital to increase the
quality of services of social insurance sectors and ensure officials having enough

capacity, quality and responsibilities. Therefore, the author conducted the study:
“Improving the quality of government officials and staffs in social insurance sector of
Hai Duong province”. This aims to analyze the situation, influential factors, and
propose measures for strengthening quality of government officials and staffs in social
insurance sector of Hai Duong province in near future.
The study was conducted at units of Hai Duong’s social insurance including
social insurance of the province, of Hai Duong city, and social insurance of Chi Linh
town, Cam Giang district and Ninh Giang district. The sampling of the study is 85
officials of government officials and staffs in social insurance sector of Hai Duong
province at different management level and 50 social insurance beneficiaries in the
province to understand different aspects of the quality of the government officials and
staffs in social insurance of the province at present. The study applied descriptive
statistics, comparative statistics... and used excel for data analysis of surveyed data.
Besides, the author also reviewed published results of previous studies and documents
such as reports Statistical Year Book, reports of social insurance sectors of Hai Duong,
online newspaper, and theses…
The results of this study indicate that in order to enhance the quality of
government officials and staffs in social insurance sector, it is very important to ensure
the quality of government officials and staffs in terms of professional, knowledge,
commitments and responsibilities of each person and the strong collaboration among
officials and staffs and among departments. Most of surveyed officials and staffs have

xii

download by :


enough health, capacity and moral quality to work. In particular, 98.99% of officials and
staffs have health status classified as “Type III”, 94.36% of them has attained university
degrees and higher education and 84.87% of them have completed well and very well

assigned tasks. Skills of informatics, foreign languages and other soft skills have been
significantly improved. Provincial social insurance conducted training course regularly
to improve knowledge leading to decrease in the number of officials and staff not
having trainings on informatics and foreign languages has decreased greatly in last 3
years with the decrease by 20.41% of officials and staffs having no trainings on
informatics and by 5.31% of officials and staffs having no trainings for foreign
languages in comparison with 2015. Officials and staffs of insurance sector also make
self-evaluation of their capacity, skills and moral quality in work performance to
identify remaining weaknesses and improve knowledges and skills in near future.
The study indicates key factors affecting the quality of government officials and
staffs are appointment activities, use of officials and staffs and inspection and
supervision activities. Planning and use of government officials and staffs with right
professional and strengths is a basis for having successfully training programs for
officials and staff and they can work more effectively. The study also recommends
some measures for improving government officials and staffs of Hai Duong’s insurance
sector in coming years. It is recommended to emphase the need to improve personnel
planning, training programs for officials and staffs, right appointment of officials and
staffs according to their strengths, and enhance roles of organizations in the
implementation of work. It is also important to improve inspection, monitoring and
supervision activities to officials and staffs in work and make transparency in
recruitment and commendation activities.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, nền kinh tế nước ta

đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn
mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm
xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trị trụ cột trong hệ thống
an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ln quan tâm đến chế độ
chính sách BHXH cho người lao động thông qua các sắc lệnh, điều lệ chủ
trương. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế giai đoạn 2012 – 2020, đã khẳng định: “Kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH
các cấp để thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ ngày càng tăng. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia BHXH, BHYT”. Do đó
ngành bảo hiểm xã hội cần xác định và quán triệt nghiêm túc quan điểm của
Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH
đất nước và hội nhập quốc tế.
Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam
giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, là địa
phương đứng thứ 3 trong khu vực vùng đồng bằng sơng Hồng về diện tích và thứ
4 về dân số, do đó tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế. Những năm qua
tỉnh đã có những bước tiến vượt bậc, là nơi thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát
triển cũng như thu hút nguồn lao động đến tỉnh. Thời gian qua, để phát triển kinh
tế ổn định tỉnh luôn chú trọng đến các vấn đề an sinh xã hội, BHXH, BHYT cho
người lao động, tỉnh đề cao chức trách của cơ quan BHXH cũng như đội ngũ
công chức, viên chức. Là một bộ phận của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hải
Dương trước đây là BHXH tỉnh Hải Hưng đã ra đời và phát triển để thực hiện
những nhiệm vụ của ngành BHXH với người lao động Việt Nam nói chung và
người lao động Hải Dương nói riêng. Với hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành,


1

download by :


BHXH tỉnh Hải Dương đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người dân
làm cho sự gắn kết giữa BHXH tỉnh với người lao động, người thụ hưởng các
chế độ BHXH được nâng cao.
Tuy vậy, trước yêu cầu công việc ngày càng tăng do tiếp tục mở rộng đối
tượng tham gia BHXH, và hội nhập với BHXH các nước khu vực và thế giới, thì
nhìn chung đội ngũ cơng chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương cần có
chất lượng cao hơn để đáp ứng yêu cầu của một ngành địi hỏi khơng chỉ trình độ
chun mơn, nghiệp vụ mà cịn ngoại ngữ, tin học và tính chun nghiệp trong
cơng tác. Do đó, tơi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,
viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương” để làm luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh
Hải Dương trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công

chức, viên chức ngành BHXH.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

cơng chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức, viên chức


ngành BHXH tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tại sao phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành
BHXH tỉnh Hải Dương?
Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành
BHXH tỉnh Hải Dương đang diễn ra như thế nào?
Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên
chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương là gì?
Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành
BHXH tỉnh Hải Dương trong thời gian tới là gì?

2

download by :


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức, viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội.
- Đối tượng khảo sát:
Chủ yếu là đội ngũ viên chức trong ngành BHXH và các tổ chức, cá nhân
tham gia BHXH, cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện nâng cao chất lượng
công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng công chức, viên chức
ngành BHXH tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành BHXH, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành
BHXH tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2020 - 2025.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Hải
Dương
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm 2017,
số liệu sơ cấp thu thập năm 2018.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận:
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm một số khái niệm,
nội dung và các yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến chất lượng đội ngũ cơng
chức, viên chức nói chung và cơng chức, viên chức ngành BHXH nói riêng cũng
như chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
ngành BHXH.
- Về thực tiễn:
Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước đã rút ra
3 nhóm bài học kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên
chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.

3

download by :


Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng chất lượng và các yếu tố có ảnh
hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải
Dương từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức, viên chức ngành BHXH. Đây sẽ là tài liệu tham khảo giúp tham mưu cho
lãnh đạo BHXH tỉnh Hải Dương, dựa vào đó đưa ra những chính sách, chế độ
đảm bảo chế độ đảm bảo chất lượng và hoạt động của đội ngũ công chức, viên

chức ngành BHXH.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Bảo hiểm xã hội
a. Khái niệm bảo hiểm xã hội
Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng cơng
nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Q trình
cơng nghiệp hố làm cho đội ngũ người làm cơng ăn lương tăng lên, cuộc sống
của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng
hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm
hoặc khi về già…, đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của
những người khơng có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Đến cuối
những năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và khơng
chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa
vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đồn kết và san sẻ lúc này được thể hiện
rõ nét: mọi người, không phân biệt già – trẻ, nam – nữ, lao động phổ thông – lao
động kỹ thuật, người khoẻ – người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì
mục đích chung (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2001).
Bảo hiểm xã hội đã có nhiều thay đổi về chất với nhiều mơ hình phong
phú, được thực hiện ở hàng trăm nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay định
nghĩa thế nào là BHXH vẫn là vấn đề cịn nhiều tranh luận vì được tiếp cận từ
nhiều giác độ khác nhau với những quan điểm khác nhau. Điều này cho thấy tính
đa dạng và phong phú của BHXH (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2001).

Theo từ điển bách khoa Việt Nam (1995), bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với nguời lao động khi họ gặp phải
những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ hình thành
một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự
bảo hộ của Nhà nước theo đúng pháp luật. Nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời
sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo xã hội.
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn

5

download by :


lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Quốc hội, 2006).
Theo Mạc Tiến Anh (2005), khái niệm BHXH có thể nhìn từ nhiều góc độ
khác nhau. Từ góc độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người
lao động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động,
người lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất
cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu
nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo
quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết. Từ góc độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ
thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy
định của pháp luật. Từ góc độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội
nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải
các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội…
Theo ILO (1952), BHXH là thuật chia sẻ rủi ro và tài chính làm cho
BHXH đạt hiệu quả và trở thành một hiện thực ở tất cả các nước trên thế giới.

Dưới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những người lao động xuất
phát từ lợi ích chung của họ.
Tác giả Võ Thành Tâm (2015) có viết: “BHXH là sự đảm bảo đời sống cho
người lao động và gia đình họ khi bị giảm, bị mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm, trên cơ sở san sẻ trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH”.
Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1 (1995) nêu rõ: “BHXH là sự thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật thất
nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các
bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật nhằm đảo bảo an
toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an
toàn xã hội”.
Theo Luật BHXH (2006): BHXH là một tổ chức của Nhà nước nhằm sử dụng
một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của người chủ sử dụng lao động, người lao
động và có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ BHXH. Khoản trợ cấp này giúp cho người lao động và gia đình họ

6

download by :


sống ổn định, điều này còn tác động đến cả an sinh xã hội.
b. Các bên liên quan của bảo hiểm xã hội
Theo Mạc Tiến Anh (2005): Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH
là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia
BHXH. Khác với bảo hiểm thương mại, trong BHXH, mối quan hệ này dựa trên
quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên

được BHXH.
Bên tham gia BHXH là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quy
định của pháp luật BHXH. Bên tham gia BHXH gồm có người lao động, người
-

sử dụng lao động và Nhà nước (trong một số trường hợp) (Mạc Tiến Anh, 2005).
Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở
san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác (Mạc Tiến Anh, 2005).
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm cho người lao động
mà mình thuê mướn. Khi tham gia BHXH, người sử dụng lao động cịn vì lợi ích
của chính họ. Ở đây người sử dụng lao động cũng thực hiện san sẻ rủi ro với tập
đoàn người sử dụng lao động, để bảo đảm cho q trình sản xuất của họ khơng bị
ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH (Mạc Tiến Anh, 2005).
Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động
của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn, và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những
trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ
thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động
BHXH (Mạc Tiến Anh, 2005).
BHXH, đó là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên BHXH
thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty…) do Nhà nước lập ra (ở một số nước
có thể do tư nhân, tổ chức kinh tế – xã hội lập ra) và được Nhà nước bảo trợ, nhận
sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH. Bên
BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu
phát sinh và làm cho quỹ BHXH phát triển (Mạc Tiến Anh, 2005).
Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh
những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được bảo
hiểm gây ra. Trong BHXH, bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và
nhân thân của họ theo quy định của pháp luật, khi họ có phát sinh nhu cầu được
BHXH do pháp luật quy định. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.


7

download by :


Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên
được BHXH (lao động chẳng hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là
người tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí
được BHXH để bảo hiểm cho chính họ (Mạc Tiến Anh, 2005).
c. Bản chất bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình
độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống
BHXH có điều kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời
và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế
chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH
vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế
độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú (Mạc
Tiến Anh, 2005).
Thực chất BHXH là sự tổ chức “đền bù” hậu quả của những “rủi ro xã
hội” hoặc các sự kiện bảo hiểm. Sự đền bù này được thực hiện thơng qua q
trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các
bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH. Như vậy,
BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội,
BHXH là một bộ phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viên
khi phát sinh nhu cầu BHXH như ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, già yếu, chết… Xét trong nội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được
thực hiện cả theo chiều dọc và chiều ngang. Phân phối theo chiều ngang là sự
phân phối của chính bản thân người lao động theo thời gian (nghĩa là sự phân
phối lại thu nhập của quá trình làm việc và q trình khơng làm việc). Phân phối
theo chiều dọc là sự phân phối giữa những người khỏe mạnh cho người ốm đau,

bệnh tật; giữa những người trẻ cho người già; giữa những người không sinh đẻ
(nam giới) và người sinh đẻ (nữ giới); giữa những người có thu nhập cao và
người có thu nhập thấp… (Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1, 1995).
Qua đây có thể thấy, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an tồn
kinh tế cho người lao động và gia đình họ. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng
thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an
toàn kinh tế của người lao động và an toàn xã hội. BHXH mang cả bản chất kinh
tế và cả bản chất xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập,

8

download by :


đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất
trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của BHXH, người lao
động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH,
nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra, BHXH
đã thực hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít” (Civillawinfor, 2008).
d. Đặc trưng của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động. Nói cách
khác, khi đã tham gia vào hệ thống BHXH, người lao động được bảo hiểm cho
đến lúc chết. Khi còn làm việc, người lao động được đảm bảo khi bị ốm đau, lao
động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con; người bị tai nạn lao động được trợ
cấp tai nạn lao động; khi khơng cịn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, khi
chết thì được tiền chơn cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất… Đây là đặc
trưng riêng của BHXH mà khơng một loại hình bảo hiểm nào có được (Luật
Dương Gia, 2015).
Các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của người lao động trong
BHXH liên quan đến thu nhập của họ gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết… Do những sự kiện và rủi ro này
mà người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động
không được sử dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Vì vậy,
người lao động cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và
sự bù đắp này được thông qua các trợ cấp BHXH. Đây là đặc trưng rất cơ bản
của BHXH (Luật Dương Gia, 2015).
Người lao động khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp
BHXH, tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm
đóng BHXH cho người lao động mà mình th mướn (Luật Dương Gia, 2015).
Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm người lao động,
người sử dụng lao động và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ
BHXH. Ngoài ra nguồn thu của quỹ BHXH cịn có các nguồn khác như lợi
nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH; khoản nộp phạt của các
doanh nghiệp đơn vị chậm nộp BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn
thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho
các hoạt động quản lý của bộ máy BHXH. Như vậy, có thể thấy quỹ BHXH là

9

download by :


một quỹ xã hội, nhưng vừa là quỹ tài chính, vừa là quỹ phát triển… (Mạc Tiến
Anh, 2005).
Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế
độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của
BHXH. BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của người lao động (thông qua tổ
chức cơng đồn) và người sử dụng lao động (thông qua tổ chức của giới chủ)
theo cơ chế ba bên. Đây cũng là đặc trưng rất riêng của BHXH. Tất cả những

khía cạnh đã nêu trên, một lần nữa cho thấy, BHXH được lập ra là để tác động
vào thu nhập theo lao động của người lao động tham gia BHXH. Nói cách khác,
BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong
trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, do đó bị mất
hoặc giảm khoản thu nhập được thay thế, nhằm bảo đảm thỏa mãn những nhu
cầu sinh sống thiết yếu cho họ (Đặng Mai Phương, 2015).
Nói tóm tại, chính sách BHXH của một quốc gia có mối quan hệ hữu cơ
hoặc chịu ảnh hưởng của hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội khác mà trước
hết là các chính sách xã hội. Mỗi sự thay đổi của chính sách xã hội đều có những
ảnh hưởng nhất định hoặc tích cực, hoặc tiêu cực đến chính sách BHXH (Luật
Dương Gia, 2015).
2.1.1.2. Cơng chức, viên chức
Quốc hội (2008) quy định: ”Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, qn
nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo
đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
Quốc hội (2010) quy định: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển
dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp
đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật”.

10


download by :


Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về
năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc các lĩnh vực: Giao thông vận tải , đào tạo, y tế, khoa học, cơng nghệ, văn
hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền
thông, tài nguyên - môi trường, dịch vụ... như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại
học..., hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của pháp luật (Quốc hội, 2010).
2.1.1.3. Chất lượng công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội
Đối với ngành BHXH, công chức phải là người có trình độ chun mơn hệ
đại học hoặc trên đại học thuộc chuyên ngành đào tạo có liên quan đến hoạt động
của ngành như bảo hiểm xã hội, lao động tiền lương, tài chính, kinh tế... có trình
độ lý luận chính trị các cấp, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ. Có năng lực quản
lý, điều hành các hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh; phối hợp với các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
được giao, có năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại địa phương. Có khả
năng dự báo, định hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài
hạn và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh và phục
vụ cho hoạt động chung của Ngành. Có khả năng tổng kết thực tiễn để kiến nghị
với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với các cơ quan chức năng khác sửa đổi, bổ sung
các văn bản pháp quy, các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; có
khả năng tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Có khả
năng thực hiện chức trách, nhiệm vụ quy định đối với ngạch chun viên chính
trở lên. Có khả năng tập hợp công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;
được cơng chức, viên chức tín nhiệm.
Đối với viên chức ngành BHXH, cần có trình độ chun môn nghiệp vụ hệ
cao đẳng trở lên về các chuyên ngành liên quan đến bảo hiểm xã hội, kinh tế, tài

chính… có trình độ chính trị, có ý chí học hỏi cầu tiến, ham học hỏi trong quá
trình thực hiện công việc được giao.
Chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH là tập hợp các
yếu tố phản ánh chất lượng cá nhân mỗi công chức, viên chức qua ba nhóm thể
lực - trí lực - tâm lực với các yếu tố khác nhau như: Thể lực, phẩm chất chính trị,
đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng của

11

download by :


×