Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.21 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN TUẤN VIỆT

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày …. tháng 10 năm 2019


Tác giả luận văn

Trần Tuấn Việt

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán & QTKD – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Văn Viện đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trường cao đẳng
Công Thương Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà nội, ngày …. tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Tuấn Việt


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract .................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3


1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo của trường
cao đẳng .................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.2

Chất lượng đào tạo .............................................................................................. 6

2.1.3.

Đánh giá chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp .................. 7


2.14.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo .................................................... 9

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 13

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo ở Việt Nam.................................... 13

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo rút ra cho Trường Cao
đẳng Công Thương Hải Dương ........................................................................ 15

2.2.3.

Những cơng trình nghiên cứu liên quan ........................................................... 16

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 17

iii

download by :


3.1


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 17

3.1.1.

Địa điểm của trường. ........................................................................................ 17

3.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của trường .................................................. 17

3.1.3

Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 19

3.1.4.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................................... 23

3.1.5.

Ngành nghề đào tạo .......................................................................................... 25

3.1.6.

Số học sinh ........................................................................................................ 26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 28

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 29

3.3

. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ...................................................... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 31
4.1.

Thực trạng chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương Hải
Dương giai đoạn 2016 - 2018 ........................................................................... 31

4.1.1.

Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá trong .......................................... 31

4.1.2.

Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá ngoài .......................................... 48


4.2.

Đánh giá chung thực trạng chất lượng đào tạo của trường giao đoạn 2016
– 2018 ............................................................................................................... 50

4.2.1.

Kết quả đạt được ............................................................................................... 50

4.2.2.

Hạn chế tồn tại .................................................................................................. 51

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường. .............................. 52

4.3.1.

Chất lượng đội ngũ giáo viên............................................................................ 52

4.3.2.

Nội dung chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo ........................................ 55

4.3.3.

Cơ sở vật chất của nhà trường .......................................................................... 63


4.3.4.

Công tác quản lý tổ chức đào tạo và quản lý HSSV ......................................... 65

4.4.

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng
công thương Hải Dương giai đoạn 2020 – 2025............................................... 67

4.4.1.

Định hướng phát triển trường và nâng cao chất lượng đào tạo của trường ...... 67

4.4.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng Công Thương
Hải Dương giai đoạn 2020 - 2025 .................................................................... 68

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 81
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 81

5.2.


Kiến nghị........................................................................................................... 82

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................. 82

5.2.2.

Đối với Bộ lao động Thương binh và Xã hội ................................................... 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 86

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBGV

Cán bộ giáo viên

CNH

Cơng nghiệp hóa


CNVC

Cơng nhân viên chức

CSVC

Cơ sở vật chất

CĐCTHD

Cao đẳng Công Thương Hải Dương



Cao đẳng

CLĐT

Chất lượng đào tạo

ĐCS

Đảng cộng sản

DN

Doanh nghiệp

GDNN


Giáo dục nghề nghiệp

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hóa

HSSV

Học sinh sinh viên

KT – XH

Kinh tế xã hội

KTX

Ký túc xá

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

SL

Số lượng


SV

Sinh viên

TC

Trung cấp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ sở vật chất của Trường cao đẳng Công Thương Hải Dương năm 2018........ 24

Bảng 3.2. Hệ thống ngành nghề đào tạo của trường .................................................... 25
Bảng 3.3. Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương giai
đoạn 2015-2018 ........................................................................................... 27
Bảng 4.1.

Chất lượng đầu vào của HSSV nhà trường trong bình quân 3 năm gần đây ...... 31


Bảng 4.2. Kết quả đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, trung cấp văn hóa nghề bình
qn 3 năm ................................................................................................... 32
Bảng 4.3. Kết quả học tập của sinh viên các ngành ..................................................... 33
Bảng 4.4. Kết quả rèn luyện hệ cao đẳng, trung cấp, trung cấp văn hóa của bình
quân 3 năm ................................................................................................... 36
Bảng 4.5. Kết quả tham gia và dự thi học sinh giỏi bình quân 3 năm.......................... 37
Bảng 4.6. Kết quả thi tốt nghiệp của Trường ............................................................... 37
Bảng 4.7. Tổng hợp việc làm của HSSV đã tốt nghiệp năm 2018 ............................... 38
Bảng 4.8. Thời gian tìm việc và mức thu nhập của cựu HSSV năm 2019 ................... 39
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ giáo viên về chương trình đào tạo năm 2018 ............. 41
Bảng 4.10. Đánh giá cơng tác biên soạn giáo trình mới năm 2018 ................................ 41
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ giáo viên về việc điều chỉnh giáo trình mơn học,
tài liệu và mơ hình thiết bị dạy học. ............................................................. 42
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả điều tra CBQL về công tác đào tạo của trường năm 2018........ 43
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả điều tra CBGV về đào tạo của trường năm 2018.................... 43
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá của HSSV về chương trình đào tạo của trường ............... 44
Bảng 4.15. Chất lượng giảng viên của trường cao đẳng Công Thương Hải Dương .............. 45
Bảng 4.16. Đánh giá của HSSV về nội dung giáo trình mơn học .................................. 46
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát của HSSV về hình thức thi và kiểm tra năm 2018 ................. 46
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả điều tra HSSV ................................................................. 47
Bảng 4.19. Kết quả đánh giá của DN đối với HSSV năm 2018..................................... 48
Bảng 4.20. Bảng đánh giá chất lượng đào tạo của cựu HSSV ....................................... 49
Bảng 4.21. Trình độ CBGV trường cao đẳng Cơng Thương Hải Dương ...................... 52
Bảng 4.22. Phân loại CBGV theo độ tuổi trường cao đẳng Công Thương Hải
Dương qua 3 năm ......................................................................................... 53
Bảng 4.23. Những thành tích đạt được của giáo viên .................................................... 55
Bảng 4.24. Thực trạng ký túc xá Trường cao đẳng Công Thương Hải Dương năm 2018....... 65

vii


download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Trường cao đảng công Thương Hải Dương ............21

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Tuấn Việt
Tên Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng Công Thương Hải
Dương
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường cao đẳng Công Thương Hải
Dương trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của
trường trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập
+Thu thập số liệu thứ cấp: Những số liệu này chủ yếu được thu thập từ các
sách, niên giám thống kê qua các năm, các tạp chí, các nghiên cứu từ trước, các

thông tin trên mạng internet, các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo
tổng kết Nhà trường.
+Thu thập số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phiếu điều tra về chất lượng
đào tạo của Nhà trường với các đối tượng sau: Các cán bộ và giáo viên đang công tác tại
Trường: HSSV trình độ cao đẳng, trung cấp đang học tập và đã tốt nghiệp tại trường,
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang trực tiếp sử dụng lao động là học sinh tốt nghiệp
của Nhà trường.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp xử lý thông tin theo cách: phân tổ,
thống kê.
- Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp thống kê mơ: Mơ tả q trình hình thành và phát triển của Nhà trường,
bộ máy tổ chức quản lý, quá trình dạy và học, thực trạng chất lượng. Số liệu sử dụng
trong miêu tả là các số tuyệt đối, số tương đối.
+ Phương pháp so sánh: Nhằm so sánh chất lượng đầu vào của sinh viên, kết quả
học tập, rèn luyện, kết quả tốt nghiệp, số lượng sinh viên có việc làm, trình độ của
CBCNV qua các năm để thấy được thực trạng chất lượng đào tạo của Nhà trường.

ix

download by :


+ Phương pháp chuyên gia: Nhằm xin ý kiến các chun gia có chun mơn sâu về các
nội dung có liên quan đến chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó có
những định hướng đúng đắn về các biện pháp thực tế cho Nhà trường.
+ Phương pháp thang đo: Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ giáo viên nhà
trường, các học sinh sinh viên, doanh nghiệp về chất lượng đào tạo như chương trình
hoạt động đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất của Nhà
trường với các mức độ: tốt, khá,trung bình, yếu, kém.
Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ba năm học từ 2016 – 2018 nhà trường đã có
được những ưu điểm trong công tác đào tạo như: quy mơ đào tạo có xu hướng tăng.
Trường thực hiện đào tạo đa ngành, đa cấp đảm bảo tính liên thơng giữa các hệ đào tạo,
chất lượng đào tạo được quan tâm về các mặt, khơng có học sinh có đạo đức yếu kém.
Tỷ lệ số học sinh tham gia và đạt giải thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh cũng tăng
đều qua các năm.
Tuy nhiên trường vẫn có những hạn chế đó là: nội dung chương trình đào tạo cịn
nặng nề lý thuyết, một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chưa có sự liên kết
với doanh nghiệp, cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng nhu cầu của người học.
Các giải pháp được đưa ra là các giải pháp đổi mới chương trình đào tạo,
phương pháp giảng dạy, phát huy tối đa các nguồn lực, tích cực áp dụng khoa học cơng
nghệ trong nhà trường, tăng cường hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của trường.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Tuan Viet
Thesis title: Improving the quality of Hai Duong Industry and Trade College
Major: Business Administration

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the evaluation of training quality at Hai Duong Industry and Trade
College in the past time, proposing solutions to improve the training quality of the school

in the coming time.
Materials and Methods
Methods of collection
+ Secondary data collection: These data are mainly collected from books,
statistical yearbooks over years, journals, previous studies, information on the internet,
summarized reports. training results, financial statements, school summary reports.
+ Collection of primary data: collected through the questionnaire on the quality of
the school's training with the following subjects: Officials and teachers working at the
University: Students at college and intermediate level currently studying and graduating at
the school, enterprises or non-business units directly employing the laborers to be
graduates of the school.
- Methods of data processing: Using the method of processing information in
ways: classification, statistics.
- Analytical methods
+ Tissue statistical method: Describes the process of formation and development
of the University, organizational structure, teaching and learning process, quality status.
Data used in the description are absolute, relative numbers.
+ Comparison method: To compare the quality of student input, results academic,
training, graduation results, number of employed students, qualifications
Employees over the years to see the actual quality of the school's training.
+ Method of experts: In order to consult experts with in-depth expertise on
contents related to training quality and training quality improvement, from which there
are right orientations on practical measures. for the school.
+ Method of measurement scale: In order to assess the satisfaction level of school

xi

download by :



teachers, students, businesses on training quality such as training programs, teachers,
teaching methods. teaching, facilities of the University with the levels: good, fair,
average, weak, weak.
Main findings and conclusions
The research results show that during the three school years from 2016 to 2018,
the school has gained advantages in training such as training scale tends to increase. The
school conducts multi-disciplinary and multi-level training to ensure the connection
between the training systems, the quality of training is concerned about the aspects, there
are no students with weak ethics. The percentage of students participating in and winning
prizes for excellent students at school and provincial levels has also increased steadily
over the years.
However, the school still has limitations such as the content of the training
program is still heavily theoretical, some teachers do not have much practical experience,
there is no link with businesses, facilities are not available. meet the needs of learners.
The solutions proposed are solutions to renovate training programs, teaching
methods, maximize resources, actively apply science and technology in schools, enhance
business cooperation and cooperation. International cooperation to improve the quality of
school training.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bối cảnh trong nước và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tạo
nên những cơ hội thuận lợi nhưng cũng là thách thức gay gắt trong việc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực Việt
Nam là nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững. Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao, tập trung vào
việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát
triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một
trong ba đột phá chiến lược. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 22/11/2013 của Ban
chấp hành Trung ương đã nêu nhiệm vụ để thực hiện phát triển bền vững đất
nước, giáo dục - đào tạo cần đổi mới cơ bản và toàn diện theo hướng:
“…Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú
trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng…”.
Một thực tế tồn tại ở nước ta trong thời gian qua đó là việc thiếu trầm
trọng lực lượng lao động trực tiếp có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cao.
Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục
phổ thơng. Đào tạo nghề cịn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Chính vì
vậy, phát triển giáo dục nghề nghiệp ln nhận được sự quan tâm và đầu tư của
Đảng và Nhà nước. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo
nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề
tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề
nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh
hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện
cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Cùng với thế giới, chúng ta đã từng bước xây dựng một nền kinh tế tri
thức tuân theo sự điều tiết bởi cơ chế thị trường. Đào tạo nghề nghiệp trở thành
một ngành sản xuất đặc biệt – “Sản xuất nguồn nhân lực” và cũng phải tuân theo
quy luật cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là một ngành dịch vụ, việc nâng
cao chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn của mỗi nhà trường trong bối cảnh hội

1

download by :



nhập và cạnh tranh hiện nay, khi mà hệ thống các trường đại học, cao đẳng công,
tư ngày càng phát triển mạnh cả về quy mơ và loại hình đào tạo.
Tuy nhiên, khi quy mô tăng nhanh mà các nguồn lực tại các cơ sở đào tạo
còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng, tất yếu sẽ không tránh khỏi những nỗi
băn khoăn, lo lắng về chất lượng đào tạo. Đặc biệt, khi hoạt động của các doanh
nghiệp trở nên tồn cầu hóa hơn thì các doanh nghiệp phải có một lực lượng lao
động có trình độ tay nghề hơn. Điều đó địi hỏi người tốt nghiệp với trình độ trung
cấp phải có những phẩm chất nhất định, có khả năng cạnh tranh thành công trên thị
trường lao động đang ngày một gay gắt. Cho đến nay bài toán về chất lượng nguồn
nhân lực vẫn còn khá nan giải, nguồn nhân lực tuy bước đầu đã được nâng cấp
nhưng cịn xa mới có thể đáp ứng được u cầu phát triển nhanh và hội nhập quốc
tế. Các điểm yếu tổng thể mang tính dài hạn của thực lực nguồn nhân lực cần phải
giải quyết trong đào tạo và đào tạo lại là: Chưa làm chủ được công nghệ, kỹ năng
chuyên nghiệp yếu, thiếu tư duy sáng tạo; các điểm yếu cụ thể mang tính thời đoạn
là: Chưa dấn thân thật sự vào công việc, năng suất lao động thấp, quan cách trong
phục vụ, thụ động trong công việc. Một thực tế đang xảy ra là học sinh sinh viên ra
trường được tuyển dụng vào các vị trí làm việc đều phải được đào tạo bổ sung kỹ
năng thực hành tại các doanh nghiệp từ 3 đến 6 tháng hoặc đi học các lớp kỹ năng
mềm ngắn hạn thì mới có thể làm việc tốt được vì trình độ của các học sinh cịn
kém, cịn chậm, cịn chưa thích nghi được với môi trường mới, phong cách làm việc,
áp lực công việc, tỷ lệ học sinh làm được việc về kiến thức chuyên môn kém, đa số
vừa làm vừa học kinh nghiệm của các đồng nghiệp; mặt khác sẽ không được làm
theo ý nguyện làm việc đúng chuyên ngành, đa số làm trái ngành trái nghề.
Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương là một cơ sở giáo dục nghề
nghiệp. Trong những năm vừa qua, Nhà trường phải đối diện với nhiều khó khăn,
thách thức. Những bất cập nói trên cũng tồn tại trong hoạt động đào tạo của Nhà
trường. Vậy nguyên nhân là do đâu? Phải làm gì để giải bài tốn chất lượng đào tạo
có lẽ là sự trăn trở chung của nhiều thế hệ lãnh đạo các trường và Trường Cao đẳng

Công Thương Hải Dương cũng không nằm ngồi xu thế đó. Việc nghiên cứu và
đánh giá một cách khoa học thực trạng chất lượng của Trường Cao đẳng Cơng
Thương Hải Dương, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo của trường là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo
của Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ.

2

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng
Công Thương Hải Dương. Luận văn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào
tạo của trường giai đoạn 2020 – 2025.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo
và nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công
thương Hải.
Dương trong thời gian gần đây và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo của trường.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng
Công Thương Hải Dương giai đoạn 2020 – 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công
Thương Hải Dương.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đào tạo trong trường cao đẳng
Công Thương Hải Dương.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại trường cao đẳng Công Thương Hải Dương
Địa chỉ : khu 14 thị trấn Lai Cách – Cẩm Giàng – Hải Dương.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian thu thập số liệu phân tích từ năm 2015 đến năm 2018 và số
liệu điều tra 4/ 2019.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ 8/2018 đến 9/2019.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về đào tạo
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường
đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định,
có một trình độ nhất định.

Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo, đào tạo ngắn
hạn, đào tạo dài hạn.
- Khái niệm về nghề
Có nhiều quan điểm khác nhau về nghề. Có tác giả quan niệm nghề là việc
mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt cơng việc của mình sao cho phù hợp
với khả năng, trình độ, lịng đam mê đối với nghề là một lĩnh vực hoạt động lao
động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những
kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được
những nhu cầu của xã hội.
Nghề được hiểu là một tập hợp cơng việc có những đặc điểm chung về
hoạt động cần thực hiện và về năng lực cần có để thực hiện các hoạt động đó.
Đây là một khái niệm tổng quát hơn, trừu tượng hơn khái niệm công việc.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động
sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình
làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc
giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những
phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.

4

download by :


Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn
nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều
nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại khơng thấy ở nước khác. Hơn nữa, các
nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học
và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về
phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa

dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào
thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả ba hệ trường
(dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300
nghề bao gồm hàng nghìn chun mơn khác nhau.
- Đào tạo nghề
Theo Các – Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau: Một
là :giáo dục trí tuệ. Hai là: Giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục Thể
thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự. Ba là:dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh
nắm được vững những nguyên lí cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng
thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất (C.Mác Ph.ăng nghen.
Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198) Ở Việt Nam có tồn tại các khái niệm
sau: Theo giáo trình KTLĐ của trường ĐH KTQD thì khái niệm đào tạo nghề
được tác giả trình bày là :” Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thực
nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động,để họ có thể đảm nhận
được một số cơng việc nhất định” Theo tàI liệu của bộ LĐTB &XH xuất bản
năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu :” Đào tạo nghề là hoạt động
nhằm trang bị cho người lao động nhừng kiến thức, kĩ năng và thái độ lao động
cần thiết để người lao động sau khi hồn thành khố học hành được một nghề
trong xã hội.
- Dạy nghề là quá trình truyền đạt những tri thức, kỹ năng từ người này
sang người khác để làm ra một sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng
nhu cầu xã hội.
- Học nghề
Theo nghĩa rộng, học nghề là q trình học tập, tích lũy kiến thức nghề
nghiệp của con người để hướng tới mục đích chủ yếu là giải quyết việc làm. Học
nghề theo nghĩa này được thể hiện bằng nhiều hình thức: giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng...thậm chí là q trình tự học của con người.

5


download by :


Dưới góc độ pháp luật lao động, học nghề là chế định của pháp luật lao
động, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy
định về quyền học nghề, điều kiện của người học nghề, quyền dạy nghề, điều
kiện của người dạy nghề, hợp đồng học nghề, quan hệ dạy và học nghề giữa hai
bên, chính sách áp dụng với cơ sở dạy nghề...
2.1.1.2. Các cơ sở đào tạo
Theo luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 của Quốc hội, số 74/2014/QH13cơ
sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
+ Trường trung cấp;
+ Trường cao đẳng.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp
thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc
sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư
nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi gồm cơ sở giáo
dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề
nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Chất lượng đào tạo
2.1.2.1. Khái niệm
Trong thực tế, có rất nhiều cách định nghĩa chất lượng, nhưng có thể được
tập hợp thành năm nhóm quan niệm về chất lượng: chất lượng là sự vượt trội, là
sự hoàn hảo, là sự phù hợp với mục tiêu, là sự đáng giá về đồng tiền và là giá trị
chuyển đổi.

2.1.2.2. Vai trò của chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo được sự quan tâm của chính cơ sở đào tạo, người sử
dụng lao động của người học và gia đình người học, của cả xã hội. Có một loạt lý
do đứng đằng sau sự quan tâm này, đó là tất cả các cơ sở đào tạo có trách nhiệm
muốn đào tạo sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu về chất lượng của xã hội

6

download by :


và doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo đều mong muốn cung cấp sản phẩm đào tạo
mà xã hội cần và tự hào về các sinh viên tốt nghiệp. Thị trường lao động kỳ vọng
nhà trường cung cấp cho họ những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ
thích hợp với cơng việc. Việc quốc tế hóa nghề nghiệp và thế giới ngày càng xích
lại gần nhau sẽ tạo ra sự canh tranh nhiều hơn trước đó. Một cơ sở đào tạo trong
nước không chỉ cạnh tranh với các cơ sở trong nước mà còn cạnh tranh với các
nước khác, với khu vực khác mà cạnh tranh trước hết là chất lượng. Khơng có
chất lượng cơ sở sẽ không thu hút được người học, sớm muộn cũng sẽ phải đóng
cửa. Có một nhu cầu tự nhiên là bảo vệ người tiêu dùng. Các sinh viên và phụ
huynh đã tốn kém rất nhiều chi phí cho việc học của họ và con cái họ. Vì vậy họ
phải có quyền nhận được một chương trình đào tạo có chất lượng.
2.1.2.3. Đặc điểm của trường ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Đào tạo giúp cho người lao động có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin việc làm trong các cơ quan, doanh
nghiệp hoặc có thể tự tạo ra cơng việc sản xuất cho bản thân. Hiện nay đào tạo
mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sự tích hợp thể hiện ở chỗ nó địi
hỏi người sinh viên hôm nay, người thợ trong tương lai phải vừa chuyên sâu về
kiến thức, vừa phải thành thục kỹ năng. Đây là điểm khác biệt lớn trong dạy nghề
so với dạy văn hóa. Nguyên lý và phương châm của đào tạo: Học đi đôi với

hành, lấy thực hành, thực tập kỹ năng làm chính, coi trọng giáo dục đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp
của người học, đảm bảo tính giáo dục tồn diện. Chính vì vậy, khi các trường cao
đẳng, trung cấp làm tốt công tác đào tạo sẽ tạo ra cho xã hội nguồn lực tay nghề
cao đáp ứng được yêu cầu công việc.
2.1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
2.1.3.1. Các quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo
- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Đầu vào" cho rằng, CLĐT của một cơ
sở giáo dục phụ thuộc vào số lượng, chất lượng đầu vào của cơ sở đó (Trần
Khánh Đức, 2004). Một cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển được HSSV giỏi, đội
ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phịng thí
nghiệm, giảng đường, các phịng thí nghiệm tốt nhất được xem là cơ sở giáo dục
có chất lượng cao. Trước kia, quan điểm này thường hay được sử dụng để đánh
giá chất lượng đào tạo. Quan điểm này lại rất phù hợp với quan điểm chọn
trường theo học của người học. Tuy vậy, quan điểm này đã bỏ qua sự tác động

7

download by :


của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài trong
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (thường từ 2 - 3 năm).
- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Đầu ra" cho rằng, CLĐT được đo
lường, đánh giá thông qua năng lực của HSSV tốt nghiệp. Quan điểm này cũng
chưa toàn diện vì nó bỏ qua sự tác động của các yếu tố đảm bảo CLĐT đến
CLĐT (Trần Khánh Đức, 2004).
- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Giá trị gia tăng" cho rằng một cơ sở giáo
dục có chất lượng khi nó tạo ra được nhiều sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ
và nhân cách của người học (tức là phần giá trị gia tăng của quá trình đào tạo) (Trần

Khánh Đức, 2004). Một vấn đề nan giải đặt ra khi áp dụng quan điểm này trong
đánh giá CLĐT đó là phải xây dựng một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng
đầu vào, chất lượng đầu ra để có thể xác định được phần giá trị gia tăng.
- Quan điểm đánh giá CLĐT bằng "Giá trị học thuật" chủ yếu dựa vào sự
đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ giảng dạy
trong từng cơ sở giáo dục (Trần Khánh Đức, 2004). Điều này có nghĩa là một cơ
sở giáo dục có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đơng, có uy tín khoa học cao thì được xem
là cơ sở giáo dục có chất lượng cao.
2.1.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo
CLĐT có thể được đánh giá ở những góc độ khác nhau tương ứng với
mục đích của chủ thể đánh giá. Xuất phát từ quan niệm CLĐT là mức độ đáp ứng
mục tiêu đào tạo và yêu cầu xã hội của kết quả đào tạo. Việc đánh giá CLĐT bao
gồm: Đánh giá trong (đánh giá của cơ sở đào tạo nhằm đánh giá chất lượng đào
tạo có đạt được mục tiêu đào tạo của cơ sở hay khơng) và đánh giá ngồi (đánh
giá từ nhà tuyển dụng, đánh giá của HSSV đã tốt nghiệp và đánh giá của HSSV
đang theo học nhằm đánh giá chất lượng đào tạo có đáp ứng được yêu cầu của xã
hội hay khơng).
a. Đánh giá trong
Theo Nguyễn Đức Chính và cs. (2002), đánh giá trong là cách thức đánh
giá CLĐT do chính các cơ sở đào tạo thực hiện đánh giá, bao gồm đánh giá của
nhà trường và đánh giá của giáo viên.
Đánh giá của nhà trường thường tập trung các các nội dung như: Kết quả
tuyển sinh, kết quả học tập và tốt nghiệp, tình hình tìm việc làm của HS sau khi
tốt nghiệp.Việc đánh giá trong thường được thực hiện định kỳ theo năm học.

8

download by :



Mục đích của việc đánh giá này là tìm hiểu thực trạng CLĐT theo từng ngành,
từng khóa; từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến CLĐT cho phù hợp.
Đánh giá của giáo viên thường được thực hiện trong và sau quá trình giảng
dạy mỗi học phần. Việc đánh giá này thường tập trung vào việc đánh giá khả năng
tiếp thu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, tu dưỡng ý thức nghề nghiệp của HS. Qua
việc đánh giá, mỗi giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy, đề xuất các
biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của mơn học mà mình phục trách.
b. Đánh giá ngoài
Đây là cách thức đánh giá CLĐT được thực hiện bởi các chủ thể ngoài cơ
sở đào tạo, chủ yếu là: Các doanh nghiệp (người sử dụng lao động), HSSV đã tốt
nghiệp và HSSV đang theo học (Nguyễn Đức Chính và cs., 2002). Thơng qua
việc đánh giá ngồi, các cơ sở đào tạo sẽ có cái nhìn khách quan, tồn diện hơn
về thực trạng CLĐT của cơ sở mình. Theo cách tiếp cận thị trường, đánh giá
ngoài là cần thiết và không thể thiếu đối với các cơ sở giáo dục. Bởi lẽ, các
doanh nghiệp học sinh chính là khách hàng của các cơ sở đào tạo. Do vậy,
nghiên cứu về đánh giá ngồi chính là việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh hoạt động của mình theo
hướng gắn đào tạo với thị trường lao động.
Do CLĐT được định nghĩa là mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo và yêu cầu
xã hội của kết quả đào tạo nên khi phân tích, đánh giá CLĐT của một sơ sở giáo dục
nghề nghiệp, theo quan điểm của học viên, cần phải làm rõ các nội dung sau:
- Sự phù hợp của kết quả đào tạo với mục tiêu đào tạo đã xây dựng.
Muốn vậy, phải làm rõ tính đúng đắn, rõ ràng của mục tiêu đào tạo, sự phù hợp
của nội dung chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo và phân tích kết quả đào
tạo ở nhiều góc độ.
- Phân tích đánh giá của người sử dụng lao động về kết quả đào tạo, đặc
biệt là về năng lực thực thành.
- Phân tích các điều kiện đảm bảo CLĐT.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
2.1.4.1.Nhóm các yếu tố bên trong

a. Cơng tác tuyển sinh (Chất lượng tuyển sinh)
Chất lượng tuyển sinh là nhân tố nằm trong nhóm yếu tố về người học, có
ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu chương trình đào tạo. Chất lượng đầu vào sẽ có

9

download by :


quyết định đến:
- Năng lực học tập hay khả năng tiếp thu kiến thức của HSSV. Đây là tiêu
chí dùng để đánh giá mức độ thông minh của người học. Nếu trường tuyển được
những học sinh giỏi thì việc tiếp thu chương trình học của HSSV sẽ dễ dàng hơn
và do đó HSSV sẽ có kiến thức, kỹ năng tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên,
tiêu chí này khó có thể lượng hóa. Thơng thường sử dụng điểm tuyển sinh để
đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của sinh viên.
- Mức độ chuyên cần và tâm lý ổn định, yên tâm học tập của HSSV. Năng
lực tiếp thu kiến thức là điều kiện cần để HSSV có thể học tập tốt. Nếu người học có
năng lực tốt nhưng tâm lý không ổn định, không chuyên tâm vào học hành thì lượng
kiến thức tiếp thu sẽ khơng nhiều. Tuy nhiên tiêu chí này cũng rất khó lượng hóa.
Thực tế đào tạo đã chứng minh rằng: HSSV được tuyển từ kết quả thi đại
học, cao đẳng điểm cao có sức học tốt hơn, kết quả tốt nghiệp cao hơn và làm
việc tốt hơn những HSSV tuyển trực tiếp từ xét tuyển.
b. Chương trình đào tạo
Là nội dung cần thiết và quan trọng trong q trình đào tạo. Đó là chuẩn
mực để đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường. Chương trình đào tạo phải
đảm bảo mục tiêu đào tạo, phải đảm bảo thiết kế sao cho vừa cả điều kiện chung
là phần cứng do cơ quan chủ quản cấp trên đã phê duyệt và thống nhất. Bên cạnh
đó các nhà phải xây dựng phần mềm (bao gồm các giờ thảo luận, tham quan thực
tế, nói chuyện theo chủ đề) để tạo ra tính đa dạng, phong phú theo từng nghành

nghề cụ thể, tạo bản sắc riêng cho mỗi nhà trường.
Chương trình đào tạo phải tùy thuộc theo từng ngành nghề bố trí số tiết
giảng cho hợp lý. Việc sắp xếp theo một trình tự logic cụ thể, hợp lý giúp người
học lĩnh hội được đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ.
c. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên đóng vai trị quyết định trong việc đảm bảo nâng cao
chất lượng đào tạo của các trường. Do vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo trước
hết phải lưu ý đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên không
những phải đủ về số lượng mà cịn phải đảm bảo chất lượng.
Về chun mơn: Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy phải tốt nghiệp cao
đẳng trở lên, có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

10

download by :


Về mặt số lượng: Đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy mô đào tạo và
ngành nghề đào tạo. Quy định đối với các cơ sở đào tạo nghề tỷ lệ giáo viên trên
sinh viên là 20SV/GV
Sản phẩm trong q trình đào tạo hay nói cách khác đầu ra trong quá trình đào
tạo là người lao động. Để người lao động đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao
động thì các yếu tố đầu vào phải tốt. Trong đó chất lượng, năng lực và trình độ
của đội ngũ giáo viên là điều kiện tiên quyết, ngoài ra giáo viên cần có kiến thức
xã hội rộng, khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng.
d. Hệ thống cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy có vai trị tích cực trong việc hỗ trợ
thầy và trò để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị kỹ thuật là yêu cầu cấp thiết trong công tác đào tạo ở nước ta hiện nay.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo trong mỗi nhà

trường là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Mỗi một ngành nghề
đào tạo đòi hỏi hệ thống phương tiện nhưng chung quy lại thì hệ thống cơ sở vật
chất trong nhà trường gồm: phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phịng thí
nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá các phương tiện dạy học.
Đây là những điều kiện quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo
của nhà trường bên cạnh các điều kiện đảm bảo khác như: đội ngũ giáo viên,
chương trình, tài liệu học tập.
Trang thiết bị kỹ thuật là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo nâng cao
chất lượng đào tạo. Học phải gắn với thực hành. Đảm bảo đủ số lượng máy móc
và phương tiện dạy học cho sinh viên thực tập là vấn đề cấp thiết hiện nay. Thực
tế hiện nay cho thấy chỉ cần đủ về mặt số lượng máy móc cho sinh viên thực tập
đã là vấn đề khó, chưa nói gì đến chất lượng của máy móc thiết bị. Đa phần các
máy móc phục vụ cho đào tạo hiện nay ở các trường đều đã lạc hậu so với các
doanh nghiệp và trên thế giới. Điều đó đã làm cản trở trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo ở nước ta hiện nay. Do vậy, nhà trường muốn thu hút sinh viên đến
học tập cần nâng cấp hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị giảng dạy, phịng chun
mơn hóa, phịng thí nghiệm, khu giảng đường, lớp học.
e. Tài liệu giảng dạy
Giáo trình là tài liệu giảng dạy, thơng qua bài giảng kết hợp với giáo trình
mơn học giúp sinh viên có thể tiêp thu bài giảng sâu hơn. Hiện nay ngoài giáo

11

download by :


trình tham khảo các trường cịn khuyến khích tất cả giáo viên tham gia giảng dạy,
viết giáo trình lưu hành nội bộ. Có thể nói giáo trình lưu hành nội bộ là tài liệu
chuẩn mực vì nó là kết quả thực tiễn của trường được kết tinh qua nhiều năn học.
Tuy nhiên, giáo trình đạt chuẩn địi hỏi người biên soạn phải có kinh nghiệm, có

trình độ. Mặt khác trong từng năm học, tài liệu phải luôn luôn được sửa đổi, hiệu
chỉnh bổ sung kịp thời để phù hợp với sự phát triển của thời đại nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
2.1.4.2. Nhóm các yếu tố bên ngồi
a. Cơ chế chính sách của Nhà nước
Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của
đào tạo về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Sự tác động của cơ chế, chính sách của
nhà nước đến chất lượng đào tạo thể hiện ở các khía cạnh sau:
Khuyến khích hay kìm hãm mức độ cạnh tranh trong đào tạo, tạo ra
mơi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất
lượng hay khơng.
Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở có đào tạo, hệ
thống đánh giá kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, quy định
về quản lý chất lượng đào tạ và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm
định chất lượng đào tạo.
Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động qua đào
tạo, chính sách đối với giáo viên và sinh viên về đào tạo.
b. Cạnh tranh thị trường cung ứng dịch vụ đào tạo
Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều và ồ ạt của các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp, thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thế nào để thu hút
lượng thí sinh tham gia học tập tại trường là vấn đề khó. Sự cạnh tranh này càng
trở nên gay gắt khi khi giáo dục ngày nay được xem là một lĩnh vực xuyên biên
giới không cịn dào cản hay ngăn trở. Cơng tác tuyển sinh của các trường gặp
nhiều khó khăn bởi những lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà chủ yếu
nhất là do thí sinh có nhiều lựa chọn hơn khi chọn trường theo học. Do vậy, cạnh
tranh trên thị trường cung ứng dịch vụ đào tạo càng cao, chất lượng đào tạo của
trường phải cao thì mới có cơ hội tồn tại và phát triển.

12


download by :


×