Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÍNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Quang Trung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày....... tháng...... năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Huyền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Quang Trung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế toán quản trị và kiểm toán, khoa Kế toán và quản trị kinh doanh - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng chức tại Văn phịng
Cục thuế tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày....... tháng...... năm 2018
Tác giả luận văn


Bùi Thị Thanh Huyền

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ II
Mục lục .......................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... VI
Danh mục bảng ............................................................................................................... VI
Danh mục hộp .................................................................................................................. X
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... X
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... XI
Thesis abstract.............................................................................................................. XIII
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế............................. 4

2.1.1.

Các vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................. 4

2.1.2.


Cơ sở lý luận về sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ........................ 8

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm của các nước oecd trong việc nâng cao tính tuân thủ pháp luật của
người nộp thuế .................................................................................................. 24

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thu thuế tndn của một số địa phương trong nước trong
việc nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế ............................................... 26

2.2.3.

Bài học rút ra cho cục thuế tỉnh thái bình về nâng cao tính tn thủ pháp luật
thuế ................................................................................................................... 31

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 33

iii

download by :


3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33

3.1.1.

Đặc điểm chung của tỉnh thái bình ................................................................... 33

3.1.2.

Khái quát về cục thuế tỉnh thái bình ................................................................. 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1.

Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu ........................................................ 40

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 41

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 44
4.1.


Đặc điểm doanh nghiệp trên địa bàn thuộc sự quản lý của văn phòng cục thuế
tỉnh thái bình ..................................................................................................... 44

4.1.1.

Tình hình phát triển của các doanh nghiệp và phân cấp quản lý của cục thuế
tỉnh thái bình ..................................................................................................... 44

4.1.2.

Kết quả thu thuế tndn từ các doanh nghiệp do văn phòng cục thuế tỉnh quản lý46

4.2.

Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế tndn của doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái
bình ................................................................................................................... 49

4.2.1.

Đánh giá chung về tính tuân thủ pháp luật thuế ............................................... 49

4.2.2.

Tuân thủ việc đăng ký thuế của doanh nghiệp ................................................. 50

4.2.3.

Tuân thủ khi kê khai thuế của dn ...................................................................... 51

4.2.4.


Tuân thủ thông qua chấp hành nộp thuế ........................................................... 59

4.2.5.

Tuân thủ thông qua phối hợp với cơ quan qlt ................................................... 61

4.2.6.

Thực trạng kiểm soát thuế tndn của hệ thống kiểm soát .................................. 62

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế tndn của doanh nghiệp75

4.3.1.

Yếu tố khách quan ............................................................................................ 75

4.3.2.

Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 77

4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp
tại cục thuế tỉnh thái bình ................................................................................... 86

4.4.1.


Đánh giá chung về tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình 86

4.4.2.

Đề xuất giải pháp nâng cao tính tn thủ pháp luật thuế tndn tại văn phòng cục
thuế tỉnh thái bình ............................................................................................. 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 102
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 103

iv

download by :


5.2.1.

Đối với bộ tài chính ........................................................................................ 103

5.2.2.

Đối với tổng cục thuế ..................................................................................... 105

5.2.3.


Kiến nghị với ubnd tỉnh thái bình ..................................................................... 106

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107
Phụ lục ........................................................................................................................ 110

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBT

Cán bộ thuế

CCDC

Công cụ dụng cụ

CP

Cổ phần

CQ


Cơ quan

CQT

Cơ quan Thuế

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DTBH

Doanh thu bán hàng

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Tổng sản phẩm quốc nội của địa phương

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

HSKT

Hồ sơ khai thuế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IRAS

Cục thu nội địa Singapo

KD


Kinh doanh

NN

Nhà nước

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

vi

download by :


NVL

Nguyên vật liệu

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OEEC

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu


QLT

Quản lý thuế

QT

Quyết tốn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB

Thái Bình

TK

Tài khoản

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

VLXD

Vật liệu xây dựng

VP

Văn phòng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2017...... 34

Bảng 3.2. Tổng hợp trình độ cán bộ của Cục Thuế TỈNH Thái Bình .......................... 38
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình ................................. 39
Bảng 3.4. Phân bổ mẫu điều tra thực tế ........................................................................ 41
Bảng 4.1. Số lượng DN trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo cơ quan thuế quản lý.......... 45
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp theo hình thức sở hữu do Văn phịng Cục Thuế tỉnh
Thái Bình quản lý......................................................................................... 45
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả thực hiện thu ngân sách tỉnh Thái Bình .......................... 47
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả thu ngân sách của các DN thuộc VP Cục quản lý .......... 48
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả thu thuế TNDN của các DN thuộc VP Cục quản lý
...................................................................................................................... 48
Bảng 4.6. Tỷ lệ DN ở từng cấp độ tuân thủ thuộc các nhóm doanh nghiệp có đặc điểm
hoạt động khác nhau .................................................................................... 49
Bảng 4.7. Số hồ sơ đăng ký thuế được tiếp nhận qua cơ quan thuế ............................. 50
Bảng 4.8. Thực trạng tuân thủ thông qua hồ sơ khai thuế của các DN theo loại hình
kinh tế........................................................................................................... 52
Bảng 4.9. Tuân thủ kê khai thuế TNDN của doanh nghiệp ......................................... 53
Bảng 4.10. Tình hình vi phạm, xử phạt VPHC trong lĩnh vực kê khai thuế .................. 54
Bảng 4.11. Thực trạng nợ đọng tiền thuế TNDN của DN do VP Cục quản lý .............. 60
Bảng 4.12. Số thuế TNDN nợ đọng trên tổng số thuế nợ đọng của các Doanh nghiệp
thuộc địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 60
Bảng 4.13. Số DN không phối hợp với cơ quan QLT .................................................... 61
Bảng 4.14. Kết quả hoạt động tuyên truyền ................................................................... 63
Bảng 4.15. Số hồ sơ được tiếp nhận qua cơ quan thuế................................................... 64
Bảng 4.16. Kết quả hoạt động hỗ trợ năm 2015 - 2017 ................................................. 65
Bảng 4.17. Số lượng thư mời và tỷ lệ doanh nghiệp đến cơ quan thuế thực hiện đối
chiếu tiền thuế nợ ......................................................................................... 67
Bảng 4.18. Kết quả công tác cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ......................... 68
Bảng 4.19. Kết quả Kiểm tra thuế đối với DN ............................................................... 71
Bảng 4.20. Số thuế truy thu qua Kiểm tra ...................................................................... 73


viii

download by :


Bảng 4.21. Tình hình xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra .......................................... 74
Bảng 4.23. DN nhận thức về hành vi nợ thuế ................................................................ 82
Bảng 4.24. Đánh giá của DN khi chịu sự tác động Kiểm tra từ CQ thuế ...................... 83
Bảng 4.25. Ý kiến của người nộp thuế về hoạt động quản lý của cơ quan thuế ............ 84
Bảng 4.26. Số lượng lao động theo định biên và thực tế tính đến 31/12/2017 .............. 85

ix

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình quản lý tính tn thủ của người nộp thuế ........................................ 10
Hình 2.2. Các nhóm người nộp thuế - số người nộp thuế và các đặc tính đóng góp và số
thu thuế ........................................................................................................... 12
Hình 2.3. Đánh giá sự tuân thủ của người nộp thuế ....................................................... 13
Hình 2.4. Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.......................... 19
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình.................................................................... 33
Hình 4.1. Cấu trúc cơng nghệ thông tin trong quản lý thuế hiện đại ............................. 94

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tác động của xã hội đến thực hiện nghĩa vụ với ngân sách ........................... 75
Hộp 4.2. Sự phối hợp với các sở ban ngành trong quản lý thu ..................................... 76
Hộp 4.3. Ảnh hưởng của nhân tố chính sách, pháp luật ............................................... 76
Hộp 4.4. Sai sót trong kê khai quyết toán thuế TNDN ................................................. 77

Hộp 4.5. Ảnh hưởng của quy mô, thời gian hoạt động của doanh nghiệp .................... 78

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Thái Bình .................................................... 37

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Thanh Huyền
Tên luận văn: Nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
Ngành: Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Hiện nay, sự đa dạng hành vi khi tuân thủ pháp luật thuế của DN đang trở thành
thách thức ngày càng lớn đối với nhiệm vụ thu, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế nói
chung và pháp luật về thuế TNDN nói riêng trở thành bài tốn lớn đối với cơ quan quản
lý thu. Trong điều kiện nguồn lực cho quản lý thuế là rất hạn hẹp, sự phức tạp từ các
DN ngày một tăng lên dẫn đến nhiều khó khăn hơn đối với cơ quan thuế trước sức ép
phải tăng thu NSNN hàng năm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát
triển. Đây là khó khăn lớn mà ngành thuế cần phải vượt qua.
Tuy nhiên thực tế thì vấn đề sự hiểu biết và ý thức chấp hành hay sự tuân thủ
chính sách thuế TNDN của người dân chưa được đồng đều, làm sáng tỏ những khía
cạnh lý luận của tuân thủ thuế, đánh giá được thực mức độ tuân thủ của người nộp thuế

trên địa bàn là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý thuế có biện pháp phù hợp, hiệu quả
trong công tác chống thất thu cho ngân sách. Xuất phát từ những lý do trên và với mong
muốn áp dụng những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình”.
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tính tuân thủ pháp luật về thuế TNDN của các doanh nghiệp, đề xuất giải
pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp do văn phịng
Cục thuế Thái Bình quản lý trong thời gian tới.
Nghiên cứu thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách nhà
nước của tỉnh Thái Bình từ năm 2015 đến năm 2017. Tiến hành điều tra, nghiên cứu
chuyên sâu, chọn mẫu điều tra, phỏng vấn một số doanh nghiệp trên do văn phòng Cục
Thuế giám sát kê khai và một số cán bộ chủ chốt làm việc tại các phòng, bộ phận có tiếp
xúc trực tiếp với người nộp thuế trong công tác quản lý thu thuế TNDN, sử dụng
phương pháp thống kê mơ tả, so sánh để phân tích.
Thực trạng tính tuân thủ pháp luật thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình từ
năm 2015 đến năm 2017 cho thấy trong những năm gần đây tính tuân thủ pháp luật thuế

xi

download by :


TNDN của các DN do Văn phòng Cục Thuế giám sát kê khai đã được thực hiện tương
đối tốt, tuy nhiên việc đăng ký thuế, quản lý thông tin người nộp thuế cịn gặp một số
khó khăn, vẫn cịn có các DN cố tình chậm đăng ký nộp thuế so với quy định hoặc chưa
đăng ký thuế nhưng vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh và có lợi nhuận; chậm nộp tờ
khai quyết tốn thuế TNDN, cịn nhiều doanh nghiệp kê khai sai, hạch toán sai, dây dây
dưa nợ đọng thuế khiến cho số thuế phải nộp không đúng với thực tế. Trình độ cán bộ
làm cơng tác thuế vẫn cịn có hạn chế nhất định, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

phịng ban dẫn đến đơi khi cịn bỏ sót nguồn thu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật
thuế TNDN của DN tại Cục thuế Thái Bình gồm: Nhóm yếu tố về tình hình kinh tế xã
hội; Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trên địa bàn; Nhóm yếu tố từ bản thân người
nộp thuế; Quy mơ và loại hình sở hữu; Mức độ hiểu biết về luật thuế, tuân thủ pháp luật
thuế và am hiểu, đánh giá về kế toán thuế; Thời gian hoạt động của DN; Chi phí cần
thiết để tuân thủ pháp luật thuế của DN; Ảnh hưởng tâm lý do sự phức tạp của các quy
phạm pháp luật;
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất
thực hiện tốt và đồng bộ các các giải pháp sau: Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp
luật thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, ít có sự sửa đổi bổ sung bất thường; Xây
dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ của người nộp thuế; Tăng cường công tác
tuyên truyền hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế; Tăng cường công tác
quản lý Người nộp thuế, quản lý doanh thu, chi phí cũng như công tác thu nộp thuế
TNDN; Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN; Thực hiện
nghiêm túc cưỡng chế thuế và thu nợ thuế; Kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong đó đặc
biệt chú trọng xây dựng lực lượng cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; Ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu thuế TNDN và cung cấp dịch vụ cho người
nộp thuế; Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế; Kết hợp với các cơ quan chính quyền địa
phương trong quản lý thuế.

xii

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Thi Thanh Huyen
Thesis Title: Research on the compliance of corporate income tax law of enterprises at
Thai Binh Tax Department.

Major: Applied Accounting

Code: 8340301

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Main findings and Conclusions:
In recent, the diversity of behavior of compliance of tax law of enterprises is
becoming a big challenge for the task of tax collecting and ensuring the compliance of
the tax law and corporate income tax law. In the situation of limited resources for tax
administration and the complexity of business is increasing, it leads to more difficulties
for the tax authorities to collecting for annual bigger budget revenues. for a developing
society. This is a big challenge for the Thai Binh Tax Department to overcome.
However, the understanding and perception of people about compliance with
corporate income tax policies are not equal. Clarifying the theoretical aspects of tax
compliance and assessing the compliance of taxpayers in research area is an important
target for the tax administration to taking appropriate and effective soluitons to combat
budget deficits. From the above issues and the desire to apply the knowledge were
studyed, thesis title was selected is: “Research on the compliance of corporate
income tax law of enterprises at Thai Binh Tax Department”.
This study aims to analyze the current situation and assess factors affecting the
compliance of corporate income tax law and to propose solutions to enhancing the
compliance of the tax law of enterprises under Thai Binh Tax Department in the future.
This study used datas collected from reports of the state budget revenue of Thai
Binh province from 2015 to 2017. The analysis methods used in this study are as
investigation, in-depth investigation, sampling, interviews with some of the above
enterprises are reported by the Office of Taxation Department, descriptive and
comparative statistical method.
The status of the compliance of corporate income tax law in Thai Binh Tax
Department from 2015 to 2017 shows that: in recent, the compliance corporate income
tax law of enterprises under Office of Taxation Department is relatively good, however,

tax registration and information management of taxpayers still have difficulties. There
are still companies deliberately delaying the registration of tax payment as compared

xiii

download by :


with the regulations or not registering tax yet but they still do business for profits .
There are some enterprises, submit payment of corporate income tax finalization
declaration late, have wrong accounting, tax debt, lead to tax amount to be incorrect.
The quality of tax officials is still limited. There is no coordination among tax units
leading to loss of revenue.
The research results show that factors affecting to the compliance of corporate
income tax law at Thai Binh Tax Department are such as: Group of socio-economic
factors; Coordination between management agencies in research area; Internal factors of
taxpayer; Scale and type of ownership; The level of understanding of tax law,
compliance with tax law and knowledge of tax accounting of taxpayer; Time of
operation of enterprises; Necessary expenses to comply with the tax law of the
enterprise; Psychological impact due to the complexity of the legal norms.
This study proposed some solutions to enhance the compliance of the tax law of
enterprises under Thai Binh Tax Department in the future such as: Completion of
system of tax policies and laws in the direction of simple, transparent, and limit of
extraordinary amendment or supplement; Creating a system for assessing the
compliance of taxpayers; Enhancing the operation of propaganda, Providing services to
taxpayers; Strengthening the management of taxpayers, revenue costs as well ,the
collection and payment of corporate income tax; Further strengthening the inspection
and examination of business income tax; Consolidating the tax administration, paying
special attention to the building of tax authorities to meet the requirements of the new
period; Application of information technology to corporate income tax management and

providing services to taxpayers; Promotion of tax consulting services; Cooperate of
local government agencies in tax administration. The solutions should be proposed to
the Government, the Ministry of Finance, the General Department of Taxation and the
provincial People's Committees to improving management of corporate income tax
collection in Tax Department of Thai Binh province.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là một trong những chính sách kinh tế xã hội hết sức quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta, là công cụ điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển,
giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đất nước, góp phần vào tích luỹ Ngân sách,
tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, góp phần đảm bảo cơng bằng
xã hội và hội nhập quốc tế. Một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả là mục tiêu
quan trọng của mọi quốc gia. Các sắc thuế khác nhau được áp dụng để bao quát,
quản lý nguồn thu và tạo nguồn thu ổn định cho NSNN đồng thời thực hiện chức
năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong các sắc thuế hiện hành thì Thuế Thu nhập
doanh nghiệp được áp dụng phổ biến tại các nước trên thế giới và thường đóng
vai trị quan trọng trong hệ thống thuế. Ở Việt nam, thuế thu nhập doanh nghiệp
được áp dụng từ năm 1999 và thay thế pháp luật thuế Lợi tức (Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp đầu tiên của Việt nam được thơng qua ngày 10/5/1997 và có hiệu
lực thi hành từ 01/01/1999), từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung
và thay thế.
Hiện nay việc thực thi Luật thuế TNDN ở Việt Nam đang phát sinh những
khó khăn, vướng mắc về miễn giảm thuế, xác định chi phí được trừ, doanh thu

chịu thuế. Số lượng các doanh nghiệp có rủi ro về thuế TNDN ngày càng lớn,
mức độ gian lận tinh vi, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của chính sách để
chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Do đó, thách thức lớn đối với nhiệm vụ thu
ngân sách đó là sự đa dạng hành vi khi tuân thủ pháp luật thuế của DN, đảm bảo
sự tuân thủ pháp luật thuế nói chung và pháp luật về thuế TNDN nói riêng trở
thành bài toán lớn đối với cơ quan quản lý thu. Trong điều kiện nguồn lực cho
quản lý thuế là rất hạn hẹp, sự phức tạp từ các DN ngày một tăng lên dẫn đến
nhiều khó khăn hơn đối với cơ quan thuế trước sức ép phải tăng thu NSNN hàng
năm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát triển. Đây là khó
khăn lớn mà ngành thuế cần phải vượt qua.
Ở Thái Bình, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, các khu công
nghiệp, cụm cơng nghiệp được hình thành, các dự án đầu tư mới được thành lập
và mở rộng, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cao. Tuy nhiên thực tế

1

download by :


thì vấn đề sự hiểu biết và ý thức chấp hành hay sự tuân thủ chính sách thuế
TNDN của người dân chưa được đồng đều, làm thế nào để người dân tuân thủ tự
nguyện là yếu tố cần được xây dựng trong cơ chế vận hành của mơ hình quản lý
thuế hiện đại. Làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận của tuân thủ thuế, đánh giá
được thực mức độ tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn là cơ sở quan trọng
để cơ quan quản lý thuế nói chung và Cục Thuế Thái Bình nói riêng có biện pháp
phù hợp, hiệu quả trong công tác chống thất thu cho ngân sách. Có thể nói đây là
vấn đề quan tâm của cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cộng đồng doanh nghiệp
cũng như mọi thành viên trong xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc
sỹ “Nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các

doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế thu nhập
doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, đề tài hướng đến
việc đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ pháp luật thuế của các doanh
nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuân thủ pháp luật thuế
của người nộp thuế;
- Đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế thu nhập của các doanh
nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thái Bình và phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tuân thủ pháp luật thuế của các doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng nhận thức về việc chấp hành chính sách pháp luật thuế
TNDN của các DN đăng ký kê khai nộp thuế ở Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái
Bình như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế TNDN
của các DN?

2

download by :


- Những giải pháp nào nhằm tăng cường tính tuân thủ pháp luật thuế TNDN
đối với các DN đã được thực hiện ở địa bàn nghiên cứu?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các văn bản quy định về thuế
TNDN, sự thực thi tính tuân thủ pháp luật thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Thái
Bình và các doanh nghiệp do Văn phịng Cục Thuế tỉnh Thái Bình trực tiếp
quản lý.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp kê khai nộp thuế tại Văn phòng
Cục thuế tỉnh Thái Bình trong kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế TNDN.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Văn phịng Cục Thuế tỉnh
Thái Bình và các doanh nghiệp do Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Bình trực tiếp
quản lý.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong
giai đoạn 2015-2017, số liệu sơ cấp được điều tra thu thập trong năm 2017. Thời
gian thực hiện đề tài từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2018.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA NGƢỜI
NỘP THUẾ
2.1.1. Các vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm, vai trò về thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Lê Văn Ái (2002), thuế là khoản đóng góp bằng tiền mà các tổ chức,
cá nhân có đủ điều kiện phải nộp cho Ngân sách nhà nước theo ngun tắc khơng
hồn trả trên cơ sở pháp luật. Và thuế TNDN được hiểu là là sắc thuế tính trên
thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Thuế TNDN có vai trị rất quan trọng, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu
tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và
bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với năng lực tài chính mạnh,
quản lý tốt nguồn vốn và nguồn nhân lực thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có
cơ hội để nhận được thu nhập cao, ngược lại các DN với năng lực tài chính, quản
lý yếu kém, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí
khơng có thu nhập. Do đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm cơng cụ điều tiết
thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ
thể kinh doanh vào NSNN được công bằng, hợp lý.
Thứ hai, thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của NSNN và
có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế
phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các DN và của các nhà đầu tư tăng lên
làm cho khả năng huy động tài chính cho nhà nước thông qua thuế TNDN ngày
càng ổn định và vững chắc.
Thứ ba, thuế TNDN là cơng cụ quan trọng góp phần khuyến khích, thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo định hướng kế hoạch, chiến lược, phát
triển toàn diện của Nhà nước. Chính sách thuế ưu đãi, khuyến khích đối với các
chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà
Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định, thông
qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và

4

download by :


các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mơ
khuyến khích phát triển sản xuất, dịch vụ.

Thứ tư, thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà
nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội trong
từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Thuế TNDN là loại thuế có vai trị quan trọng trong hệ thống pháp luật
thuế của Việt Nam cũng như toàn thế giới. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế
TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu
NSNN và thực hiện phân phối thu nhập. Thuế TNDN ngày càng trở thành nguồn
thu quan trọng của NSNN ở các nước áp dụng thuế, ví dụ ở Nhật Bản thuế thu
nhập cơng ty có thời kỳ lên tới 30% tổng thu NSNN, ở Pháp, Mỹ, Canada thuế
thu nhập công ty thường chiếm khoảng 20%-25% tổng thu từ thuế và con số này
là tương đối ổn định. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối
tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập
và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định.
Tại Việt Nam, theo pháp luật thuế lợi tức, thuế TNDN thì các nội dung cụ
thể về phạm vi đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, hệ thống thuế suất, chế độ
miễn giảm thuế và các vấn đề quản lý thuế được quy định khác nhau, nhưng có
một số nguyên tắc chung để xác định cơ sở tính thuế, các ưu đãi thuế, về cơ bản
phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế.
2.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo tác giả Lê Thanh Hà (2007), thuế TNDN là thuế trực thu, đánh vào
thu nhập chịu thuế trong kì của các doanh nghiệp và đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau, đồng thời cũng là người chịu thuế. Các đặc điểm cơ bản của thuế
TNDN như sau:
- Thuế TNDN mang đầy đủ tính chất của thuế trực thu, thường mang tính
lũy tiến, đảm bảo cơng bằng xã hội.
- Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kinh doanh nên nó
phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu
tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh

nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.

5

download by :


- Thuế TNDN chỉ áp dụng cho thu nhập được hình thành thơng qua q
trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Theo đó phần
thu nhập của các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi
tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết... là phần thu nhập
được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một
biện pháp góp phần quản lý thuế thu nhập cá nhân.
2.1.1.3. Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Quốc hội, 2013),
thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Phần trích lập
Thuế suất
quỹ KH&CN ) x
thuế TNDN
(nếu có)
Các căn cứ chi tiết về xác định thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài

Thuế TNDN
Thu nhập
= (
phải nộp
tính thuế


chính (2014; 2015) quy định như sau:
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu
thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm
trước theo quy định.
- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng
doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được
trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tồn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia
cơng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh
nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN.
(2) Khoản chi có đủ hố đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.
(3) Khoản chi nếu có hố đơn mua hàng hố, dịch vụ từng lần có giá trị từ
20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh tốn phải có chứng
từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

6

download by :


- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
(1) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định đã nêu trên.
(2) Chi khấu hao tài sản cố định không đúng quy định: Chi khấu hao đối
với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động SXKD, chi khấu hao đối với TSCĐ
khơng có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp…
(3) Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng

lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,
hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
(4) Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (khơng có hóa đơn,
được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số
01/TNDN) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán
hàng, cung cấp dịch vụ; chi tiền thuê tài sản của cá nhân khơng có đầy đủ hồ sơ,
chi tiền lương, tiền công; tiền thưởng cho người lao động chứng từ theo quy định.
(5) Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động khơng có hóa
đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05
(năm) triệu đồng/người/năm.
(6) Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp khơng có quy chế quy
định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu
sáng kiến, cải tiến.
(7) Các khoản chi khác không đúng quy định: Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ
phép; khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động; đóng góp hình
thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên… khơng theo đúng quy định hiện hành.
- Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà
khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định lỗ và chuyển lỗ: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh
lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các
năm trước chuyển sang. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì
chuyển tồn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo. Thời gian
chuyển lỗ tính liên tục khơng q 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

7


download by :


- Trong thời hạn 5 năm kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ không được sử dụng hết 70% số đã trích hoặc sử dụng khơng đúng
mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập
doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà khơng sử dụng hoặc
sử dụng khơng đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh
nghiệp đó.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp năm 2015: Thuế suất 20%: Áp dụng cho những DN có doanh thu
nhỏ hơn 20 tỷ. Thuế suất 22%: Áp dụng cho những DN có Doanh thu lớn hơn 20
tỷ. Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển
sang áp dụng thuế suất 20%”.
2.1.2. Cơ sở lý luận về sự tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế
2.1.2.1. Tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
a. Một số khái niệm liên quan đến sự tuân thủ pháp luật thuế
- Khái niệm tuân thủ pháp luật thuế:
Tuân thủ pháp luật thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng
chấp hành nghĩa vụ thuế với các quy phạm được quy định trong luật thuế. Theo
Lê Hồng Hải (2007), tuân thủ pháp luật thuế là việc người nộp thuế được cơ quan
quản lý thuế ghi nhận, đánh giá dựa trên các tiêu chí so sánh, đối chiếu, kiểm
chứng (hậu kiểm) về chấp hành các chính sách pháp luật thuế như: đáp ứng và
đáp ứng một cách tự nguyện hay không tự nguyện các quy định về quản lý thuế
đối với pháp luật thuế.
Theo Mc Barnet (dẫn bởi Nguyễn Văn Thọ, 2014), dựa vào mục đích và
lợi ích của mình, người nộp thuế có thể lựa chọn một trong các phương án sau:
(1) Tuân thủ mục đích của luật.
(2) Thoả hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế cụ thể nào đó
hoạt động trong những hồn cảnh nhất định và tuân thủ luật theo cách mà các

mục tiêu được tun bố của luật có thể khơng thực hiện được.
(3) Chuyển đổi các quyết định luật theo cách cụ thể, tạo điều kiện tích cực
cho việc trốn thuế.
(4) Phá vỡ hoặc không tuân thủ luật với hy vọng không bị phát hiện bằng
cách thiết lập hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ sự kiểm tra nào.

8

download by :


Cũng theo Mc Barnet (dẫn bởi Nguyễn Văn Thọ, 2014), phần lớn các DN
lớn có xu hướng là “Sáng suốt, sàng lọc” trong việc lựa chọn sự tuân thủ, họ có
xu hướng chọn cách trốn thuế theo phương án thứ hai và thứ ba, còn DN nhỏ lựa
chọn phương án trốn thuế theo cách thứ tư.
Do vậy, tuân thủ pháp luật thuế nghĩa là tuân thủ mục đích của luật trong
khi đảm bảo tăng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có thể được thực hiện
trên thực tế. Sự tuân thủ pháp luật thuế của DN còn được hiểu là hành vi chấp
hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và
đúng thời gian.
- Khái niệm hành vi không tuân thủ pháp luật thuế có dự tính: Hành vi
khơng tn thủ pháp luật thuế bao gồm trốn thuế và tránh thuế. Trên cơ sở pháp
lý, trốn thuế và tránh thuế là hai phạm trù khơng tn thủ mục đích của luật
nhưng hàm ý hồn tồn khác nhau.
+ Trốn thuế là hình thức khơng tn thủ mục đích của luật, đó là việc
giảm mức gánh thuế do vi phạm cơ sở pháp lý. Ví dụ, khi DN cố gắng kê khai
thấp thu nhập chịu thuế, kê khai chi phí kinh doanh lớn hơn thực tế hay tránh
việc kê khai thu nhập chịu thuế, tránh việc kê khai thu nhập phát sinh từ vốn, lao
động và các yếu tố khác theo nguyên tắc kế tốn thuế thì DN đó đã vi phạm luật.
+ Tránh thuế là hình thức khơng tn thủ mục đích của luật nhưng hình

thức này khơng vi phạm luật. Tránh thuế là nỗ lực giảm mức gánh thuế dựa trên
cơ sở pháp lý liên quan đến, thể hiện ở các trường hợp chủ yếu sau:
(1) Khai thác những kẽ hở của luật hay các thủ thuật trì hỗn, kéo dài thời
gian phải thực hiện, nhưng không vượt quá hạn mức để giảm gánh nặng thuế.
(2) Phân bổ, bố trí lại hoạt động kinh doanh để “tiết kiệm thuế”, chuyển
thu nhập từ (ví dụ) hoạt động sản xuất sang hoạt động gia công để được hưởng
những ưu đãi về ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực thuế, xuất khẩu, mà khi
áp dụng điều đó, DN sẽ chỉ phải nộp tỷ lệ thuế thấp hơn hoặc có thể được miễn
giảm, nếu trong điều kiện đặc thù, cá biệt họ có thể di chuyển nơi nộp thuế để
khai thác “thiên đường” thuế của các quốc gia khác.
Theo Lê Hồng Hải (2007), xét theo góc độ tâm lý hành vi của DN thì do
sự khác nhau về cơ sở pháp lý nên hành vi trốn thuế và tránh thuế là hoàn toàn
khác nhau và tác động đến việc lựa chọn hành vi tuân thủ pháp luật thuế của họ.
Tránh thuế được đánh giá là tích cực hơn trốn thuế. Kiến thức về thuế của NNT

9

download by :


càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là cơng bằng hơn được lựa chọn hình thức
trốn thuế nhiều hơn. Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì NNT có xu hướng
lựa chọn hình thức trốn thuế nhiều hơn.
b. Các mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
Trên thế giới đã có nhiều mơ hình quản lý thuế theo phương phương pháp
sát tuân thủ. Một trong các mơ hình tiêu biểu là mơ hình của Grabosky và
Braithwaite (OECD, 2003). Đây là mơ hình quản lý thuế xác lập trên cơ sở đánh
giá mức độ tuân thủ của NNT, theo đó cơ quan thuế áp dụng biện pháp ứng xử
thông qua các phương pháp quản lý khác nhau với từng nhóm đối tượng để đạt
hiệu quả quản lý cao nhất (Hình 2.1).

Nhân tố ảnh hƣởng đến
hành vi của NNT

Thái độ tuân thủ
của NNT

Chiến lƣợc áp dụng
10

Áp dụng
toàn bộ các
quyền lực
theo luật

Quyết tâm
không tuân thủ

9
8

Doanh
nghiệp

Ngành
nghề

Không muốn
tuân thủ,
nhưng sẽ tuân
thủ nếu cơ

quan thuế
quan tâm

Chiến
lược
nhằm
giảm bớt
áp lực

Ngăn chặn
thông qua các
biện pháp
phát hiện vi
phạm

Kinh tế

6
5

NNT

Xã hội
học

7

4

Cố gắng

tuân thủ
nhưng
không phải
lúc nào
cũng thành
công

Hỗ trợ
để tn
thủ

3
2
1

Tâm lý học
Tạo
điều
kiện
thuận
lợi

Sẵn
sàng
tn
thủ

0

Hìnha2.1. Mơ hình quản lý tính tn thủ của ngƣời nộp thuế

Nguồn OECD (2003)

10

download by :


×