Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Yến

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Lê Ngọc Hướng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức - viên chức tại Phịng
Văn hóa – Thơng tin huyện Ba Vì cùng các phịng ban khác liên quan; Các Công ty, đơn vị
kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hải Yến

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Danh mục hộp ............................................................................................................viii
Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4


2.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................................. 4

2.1.2.

Vai trò, đặc trưng của du lịch sinh thái ............................................................. 7

2.1.3.

Nội dung phát triển du lịch sinh thái .............................................................. 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái .................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 22

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới .............. 22

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ...................................... 23

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch sinh thái cho huyện Ba Vì ............. 26

iii

download by :


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Ba vì, thành phố Hà Nội .......................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 30

3.1.3.

Đánh giá chung .............................................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32

3.2.1.


Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 32

3.2.2.

Thu thập dữ liệu............................................................................................. 32

3.2.3.

Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 34

3.2.4.

Các phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 34

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 36
4.1.

Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội ................................................................................................................ 36

4.1.1.

Tổng quan về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì ................ 36

4.1.2.


Thực trạng phát triển tài nguyên du lịch sinh thái ........................................... 40

4.1.3.

Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ............................................ 50

4.1.4.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái....................................... 53

4.1.5.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái ................................... 58

4.1.6.

Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch sinh thái .............................................. 60

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba vì,
thành phố Hà Nội........................................................................................... 63

4.2.1.

Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 63

4.2.2.

Nhận thức của xã hội đối với hoạt động du lịch sinh thái ............................... 65


4.2.3.

Cơ chế chính sách .......................................................................................... 67

4.2.4.

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá .................................................................. 69

4.3.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội........................................................................................... 71

4.3.1.

Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội ................................................................................................................ 71

4.3.2.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội .................................................................................................... 73

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 81

5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 83

5.2.1.

Đối với Nhà nước .......................................................................................... 83

5.2.2.

Đối với Thành ủy – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội83

5.2.3.

Đối với Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì.......................... 84

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 85
Phụ lục ...................................................................................................................... 88

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CP

Cổ phần

DL

Du lịch

DLST

Du lịch sinh thái

DLTM

Du lịch thương mại

ĐVT

Đơn vị tính


KDL

Khu du lịch

NSNN

Ngân sách nhà nước

SL

Số lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTQB

Tuyên truyền quảng bá

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

vi


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Ba Vì 2015 - 2017 ...................... 31

Bảng 3.2.

Đối tượng khảo sát ................................................................................... 33

Bảng 4.1.

Các đơn vị quản lý, khai thác du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì ................ 36

Bảng 4.2.

Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn
huyện Ba Vì ............................................................................................. 48

Bảng 4.3.

Đánh giá của khách du lịch về cảnh quan môi trường ............................... 49

Bảng 4.4.

Các sản phẩm du lịch sinh thái tại các điểm nghiên cứu............................ 51


Bảng 4.5.

Đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn
huyện Ba Vì ............................................................................................. 52

Bảng 4.6.

Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện
Ba Vì ....................................................................................................... 54

Bảng 4.7.

Đánh giá của khách du lịch sinh thái đối với dịch vụ lưu trú trên địa bàn
huyện Ba Vì ............................................................................................. 56

Bảng 4.8.

Đánh giá của khách du lịch sinh thái đối với dịch vụ ăn uống trên địa bàn
huyện Ba Vì ............................................................................................. 57

Bảng 4.9.

Thực trạng nguồn nhân lực du lịch sinh thái giai đoạn 2015 – 2017 trên địa
bàn huyện Ba Vì....................................................................................... 58

Bảng 4.10. Đánh giá của khách du lịch đối với chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt
động du lịch sinh thái tại các điểm khảo sát .............................................. 59
Bảng 4.11. Số lượng khách du lịch sinh thái giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện
Ba Vì ....................................................................................................... 60
Bảng 4.12. Doanh thu hoạt động du lịch sinh thái giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn

huyện Ba Vì ............................................................................................. 61
Bảng 4.13. Cơ cấu lao động huyện Ba Vì giai đoạn 2015 – 2017 ............................... 62
Bảng 4.14. Hình thức tổ chức du lịch của du khách tại một số điểm du lịch sinh thái ........ 66
Bảng 4.15. Mơ hình SWOT phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
tác động đến phát triển du lịch sinh thái của huyện Ba Vì ......................... 70

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Vị trí địa lý huyện Ba Vì .......................................................................... 28

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ phòng Văn hóa huyện Ba Vì liên quan đến cơ sở ăn uống
trên địa bàn .............................................................................................. 55

Hộp 4.2.

Ý kiến của hướng dẫn viên du lịch liên quan đến thời gian lưu trú của du
khách ....................................................................................................... 65

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thời gian lưu trú của du khách tại một số điểm du lịch sinh thái .............. 64


viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Tên Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái; (2)
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái
trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015 – 2017; (3) Đề xuất
các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội đến năm 2022, tầm nhìn 2030.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp thu thập từ các số liệu đã công bố như Niên giám thống kê, các
loại sách báo, tạp chí, văn bản có chứa nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Số liệu
sơ cấp thu thập bằng cách điều tra trực tiếp các đối tượng khách tham quan du lịch tại
các điểm du lịch sinh thái chính, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn, phỏng
vấn sâu các đối tượng cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực du lịch sinh thái thông qua
bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên bộ tiêu chí thang đo Likert.. Từ các số liệu thu
thập được, chúng tôi tổng hợp bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê,
thống kê so sánh, phương pháp thang đo Likert, phương pháp phân tích SWOT để phân
tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì cũng như các yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Kết quả chính và kết luận
Qua đánh giá thực trạng phát triển DLST trên địa bàn huyện Ba Vì cho thấy tính
đến năm 2018, trên địa bàn huyện có 13 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý,
khai thác DLST. Bản thân chính quyền địa phương cũng đã ban hành nhiều chính sách
nhằm phát triển tài nguyên DLST cả về số lượng và chất lượng, phát triển sản phẩm
DLST cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng DLST và tập trung chú trọng phát triển
nguồn nhân lực phục vụ hoạt động DLST. Nhờ đó, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của
huyện cũng được giải quyết. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát
triển DLST trên địa bàn huyện Ba Vì cũng tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: Lượt
khách đến Ba Vì chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, doanh thu từ hoạt động DLST
còn thấp; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ DLST phát triển nhỏ lẻ; Hệ thống cơ sở hạ

ix

download by :


tầng chưa đồng bộ; Nhiều dự án chưa được khai thác gây lãng phí nguồn tài ngun;
Cơng tác đầu tư phát triển sản phẩm DLST còn nghèo nàn, chậm đổi mới, khả năng
cạnh tranh còn hạn chế; Hoạt động xúc tiến quảng bá chưa chuyên nghiệp, hiệu quả; Việc
chấp hành các quy định pháp luật tại một số đơn vị kinh doanh chưa nghiêm; Nguồn nhân
lực hoạt động trong lĩnh vực DLST còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Các yếu tố chính tác động đến phát triển DLST trên địa bàn huyện Ba Vì là: (1)
Tài nguyên thiên nhiên; (2) Nhận thức của xã hội đối với hoạt động DLST; (3) Cơ chế
chính sách đã ban hành nhằm phát triển DLST; (4) Hoạt động tuyên truyền quảng bá,
xúc tiến phát triển DLST của địa phương.
Để góp phần đẩy mạnh phát triển DLST trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội, chúng tơi đưa ra một số các nhóm giải pháp, bao gồm (1) Nhóm giải pháp nhằm
phát triển tài nguyên DLST như tăng cường công tác bảo vệ, kiểm tra, đánh giá nhằm
bảo vệ tài nguyên DLST, bổ sung và làm đa dạng thêm nguồn tài nguyên; (2) Nhóm

giải phát phát triển sản phẩm DLST như ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch chất lượng
cao, tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm DLST hiện có, phát triển dịch vụ, xây dựng
và phát triển các tuyến du lịch; (3) Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng; (4) Nhóm
giải phát phát triển nguồn nhân lực; (5) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách như: tăng
cường công tác quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch,
huy động nguồn lực thực hiện phát triển DLST và (6) Nhóm các giải pháp về hoạt động
tuyên truyền quảng bá.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hai Yen
Thesis title: Development of Eco-tourism in Ba Vi district, Ha Noi city
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
(1) To review literature and practice on ecological tourism development; (2) To
evaluate the situation and analyzing factors affect on ecological tourism development in
Ba Vi district period of 2015 - 2017; (3) To suggest solutions to promote the
development of eco-tourism in Ba Vì District in the future.
Materials and Methods
Secondary data included statistical books, textbooks, reports and papers related
to the research topic. Primary data was collected through survey with tourists that
visiting main ecotourism sites, the tourism services household in the location, and indepth interviews with government staff.

Methods of data analysis includes: Descriptive statistics, comparative statistics,
Likert scale and SWOT analysis method.
Main findings and conclusions
The results of research on ecological tourism development in Ba Vi district
show: 13 businesses participated in the management and exploitation of ecotourism in
location. Local governments had policies to develop ecotourism resources in both
quantity and quality, ecotourism products and investing in ecotourism infrastructure,
focusing on development human resources. However, the number of visitors to Ba Vi
are not commensurate with the existing potential, revenue from ecotourism activities
was still low. Beside, the infrastructure system for ecotourism development was small
and not synchronized; many untapped projects waste resources; investment in
ecotourism product development was poor and competitiveness is limited; Advertising
promotion activities are not professional and effective; The observance of legal
regulations in some business units is not serious; Human resources operating in
ecotourism are limited in both quantity and quality.
The main factors affecting ecotourism development in Ba Vi district are: (1)
Natural resources; (2) Social awareness of ecotourism activities; (3) Policy mechanisms

xi

download by :


issued to develop ecotourism; (4) Activities of propaganda and promotion about
ecotourism of the local governments.
There are some solutions to promoting ecotourism development in Ba Vi
district, Hanoi city, including (1) The solutions to develop ecotourism resources such as
strengthening protection, inspection and evaluation to protect ecotourism resources,
supplement and diversify resources; (2) The solution of developing ecotourism product,
such as prioritizing the development of high quality tourism products, invest ecotourism

products, extend services and tourism routes; (3) Solutions for infrastructure
development; (4) Solution of human resource development; (5) Solutions on policy
mechanisms such as: strengthening state management, developing mechanisms and
policies to support tourism development, mobilizing resources for ecotourism
development and (6) Solutions for promotional activities.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra mạnh mẽ với việc giảm tỷ trọng
ngành nơng nghiệp, thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công
nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ. Du lịch là một trong những ngành
đóng góp lớn vào tỷ trọng ngành dịch vụ, trở thành một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi xu
hướng hướng đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Dựa vào
những thế mạnh tự nhiên, du lịch sinh thái có thể mang lại những cơ hội mới
cho phát triển ngành công nghiệp không khói của Việt Nam. Bởi vậy mà
những năm gần đây, loại hình du lịch này đang dần trở thành một trào lưu,
thậm chí người ta cịn hy vọng nó sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho
nhiều điểm du lịch và cho cả nước.
Ba Vì là một huyện bán sơn địa, nằm tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội,
cách trung tâm Hà Nội 60km, lại mang những vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ đậm dấu
ấn ngàn năm lịch sử… Bởi vậy, Ba Vì có nhiều thế mạnh để phát triển các loại
hình du lịch và dịch vụ như: Du lịch sinh thái, du lịch tâm linh văn hóa, du lịch
nghỉ dưỡng và du lịch nông trại… Một số các khu du lịch nổi tiếng của Ba Vì có

thể kể đến như khu du lịch Ao Vua, khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà, khu du
lịch Khoang Xanh, vườn quốc gia Ba Vì, ... Ngồi ra, Ba Vì cịn có các làng nơng
nghiệp, các trang trại và làng nghề truyền thống lâu đời như các trang trại nuôi bò
sữa, đà điểu, dê, thỏ; làng thảo dược của người Dao với hơn 300 loài cây cỏ được
sưu tầm trên núi Ba Vì. Bên cạnh đó là nguồn nước khống nóng 40 – 50 độ C ở
xã Thuần Mỹ với vi lượng khống và thành phần có tác dụng chữa các bệnh, tốt
cho sức khỏe.
Tuy nhiên, phải phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì như
thế nào? Làm thế nào để khai thác hết được những tiềm năng du lịch của Ba Vì
thì vẫn là một câu hỏi khó cho các cơ quan quản lý.
Xuất phát từ những lý do kể trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội”.

1

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du
lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp
nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
sinh thái.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du
lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa

bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn đang diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn?
- Các giải pháp nào nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn?
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến phát triển du lịch sinh thái.
- Đối tượng khảo sát: khách du lịch, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch
vụ du lịch trên địa bàn và các cán bộ địa phương có liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, đánh giá tiềm năng phát triển
và một số định hướng nhằm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp thực hiện nhằm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đến năm 2022, tầm nhìn năm 2030.
- Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.

2

download by :


- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài: 3/2018 đến 3/2019
Thời gian thu thập số liệu: số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm
2017. Số liệu sơ cấp được điều tra trong quá trình thực hiện đề tài.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Về lý luận: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch sinh thái. Đưa ra nội dung nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái
bao gồm: (1) Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái; (2) Phát triển sản phẩm du
lịch sinh thái; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái; (4) Phát triển nguồn
nhân lực phục vụ du lịch sinh thái. Đồng thời chỉ ra vai trò của phát triển du lịch
sinh thái cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái.
- Về thực tiễn: Từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của
một số nước trên thế giới cũng như tại một số địa phương trong nước, đề tài đã
rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch sinh thái trên địa
bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 2017, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên
địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đến năm 2022, tầm nhìn 2030. Đây sẽ là tài
liệu tham khảo giúp tham mưu cho lãnh đạo huyện Ba Vì cũng như trên tồn thành
phố Hà Nội, dựa vào đó đưa ra những chính sách, quy hoạch hợp lý nhằm đẩy mạnh
phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, ổn định đời sống và nâng cao mức thu nhập cho người dân.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Sự phát triển của xã hội khiến cho đời sống con người ngày càng được
nâng cao. Cùng với đó, các nhu cầu về du lịch, giải trí xuất hiện ngày càng nhiều
và khái niệm đi du lịch càng ngày càng mang tính quần chúng hóa. u cầu về

chỗ ăn, ở, vui chơi giải trí, ... cho du khách ngày càng trở nên cấp thiết. Khi đó,
du lịch khơng chỉ còn là hiện tượng nhân văn nữa mà còn là hoạt động kinh tế.
Trên góc độ này, du lịch được hiểu là: “Du lịch là toàn bộ những hoạt động và
công việc được phối hợp với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách” (Trần
Đức Thanh, 2000).
Khi du lịch càng phát triển thì những hoạt động này càng phong phú và
gắn bó với nhau hơn, tạo nên một ngành “công nghiệp du lịch”. Như vậy, cho
đến này, hoạt động du lịch đã phát triển trở thành một ngành công nghiệp.
Một cách khái quát hơn, chúng ta có thể hiểu về khái niệm du lịch như
sau: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự
tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch,
chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu
giữ khách du lịch” (Trần Đức Thanh, 2000).
Ở Việt Nam với mục đích tạo thuận lợi trong việc phát triển du lịch trong
nước và du lịch quốc tế, tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch, tại khoản 1
điều 4 Luật Du lịch được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
lệnh công bố ngày 27 tháng 6 năm 2005 quy định “ Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng
thời gian nhất định” (Hà Văn Sự, 2002).
Như vậy, du lịch lại có một cách hiểu là “hoạt động ngoài nơi cư trú
thường xuyên”, “trong khoảng thời gian nhất định”.
Trong thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Hội nghị quốc
tế về thống kê du lịch ở OTTAWA – Canada tháng 6 năm 1991 đã đưa ra định
nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi

4

download by :



ngồi mơi trường thường xun (nơi ở thường xun của mình) trong khoảng
thời gian đã được tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi khơng
phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” (Trần
Đức Thanh, 2000).
Điều 1 Pháp lệnh Du lịch 1991 cũng ghi rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng
và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí,
nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo
việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Nguyễn Văn Lưu, 1998).
2.1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đang
thu hút được sự quan tâm từ nhiều lĩnh vực. Có nhiều cách hiểu về “Du lịch sinh
thái dưới các góc độ khác nhau. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận nhằm đưa
ra một định nghĩa chung về DLST, đa số các ý kiến tại các diễn đàn quốc tế
chính thức về DLST đều cho rằng: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh
thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về
môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa
mà khơng gây ra những tác động khơng thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và
văn hóa bản địa.
Một số các định nghĩa của các nhà nghiên cứu về DLST trích trong sách
Du lịch sinh thái – Ecotourism như sau:
Định nghĩa DLST được Hector Ceballos-Lascurain (1987): “DLST là du
lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với những mục đích đặc biệt :
Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị
văn hóa được khám phá” (dịch bởi Lê Huy Bá, 1998).
Theo Megan Epler Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến với
những khu vực cịn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử mơi
trường tự nhiên và văn hóa mà khơng làm thay đổi sự tồn vẹn của các hệ sinh

thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang
lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” (dịch bởi Lê Huy Bá, 1998).
Tại Hội nghị diễn đàn du lịch sinh thái Nam Úc tháng 6 năm 1993,
Allen.K (1993) đưa ra khái niệm: “DLST được phân biệt với các loại hình thiên

5

download by :


nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thơng qua hướng
dẫn viên có nghiệp vụ. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên
hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành
những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST là giảm
thiểu tác động của du khách đến văn hóa và mơi trường, đảm bảo cho địa phương
được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng
góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (dịch bởi Lê Huy Bá, 1998).
Buckley (1994) đã đưa ra một khái niệm về DLST có tính tổng quát hơn
như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo
tồn, và có giáo dục mơi trường mới được xem là du lịch sinh thái”.
Ngồi ra cịn có một số định nghĩa về DLST như sau:
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái (ESP): Du lịch sinh thái là loại hình du
lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài
nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên
nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các
nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào (dịch bởi Lê Huy Bá, 1998).
Định nghĩa của Hội Du lịch sinh thái Quốc tế (TTES): DLST là việc đi lại
có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải
thiện phúc lợi cho người dân địa phương. Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao
hàm cả nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Như vậy, có thể thấy, DLST là hoạt động du lịch khơng chỉ tác động đến
mơi trường tự nhiên mà cịn gắn với trách nhiệm của con người đối với tự nhiên,
có tính giáo dục và bảo tồn, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa những
thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà
nghiên cứu về du lịch và mơi trường. Để có được sự thống nhất về khái niệm làm
cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của DLST, tại hội thảo
quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ
ngày 7 đến 9/9/1999 do Tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức
quốc tế như ESCAP, WWF…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa
học quốc tế Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan đứng ra tổ chức đã lần
đầu tiên đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó: “DLST là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục mơi trường, có

6

download by :


đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương” (Tổng cục du lịch, 1999).
Thuật ngữ DLST đã được thể hiện trong Luật du lịch Việt Nam (2005),
theo đó DLST được hiểu là “Hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản
sắc văn hóa địa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền
vững”. Khái niệm này về cơ bản đã làm rõ được bản chất của DLST.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch sinh thái
Phát triển theo định nghĩa tiếng Việt nghĩa là sự biến đổi theo chiều hướng
tăng lên từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp.
Theo triết học duy vật biện chứng thì phát triển là phạm trù triết học khái

quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện (Nguyễn Ngọc Long, 2000).
Như vậy phát triển du lịch sinh thái có thể hiểu là q trình gia tăng không
ngừng về quy mô, chất lượng, sản phẩm dịch vụ DLST, hướng tới dần hoàn
thiện hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của du khách.
2.1.2. Vai trò, đặc trưng của du lịch sinh thái
2.1.2.1. Đặc trưng của du lịch sinh thái
Trong hầu hết các khái niệm về du lịch sinh thái đều hàm chứa các đặc
trưng cơ bản của du lịch sinh thái. Theo Phạm Trung Lương (2002), DLST là
một dạng của hoạt động du lịch nên nó bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản
của hoạt động du lịch nói chung như sau:
Thứ nhất, tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai
thác để phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn
hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo, ...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng
mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm
dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nơng sản, hàng hóa, ...)
Thứ hai, tính đa thành phần: Thể hiện ở tính đa dạng trong thành phần
khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức
chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
Thứ ba, tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn
thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của
khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn

7

download by :


hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
Thứ tư, tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một

quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia
với nhau.
Thứ năm, tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập
trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình
du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa, ... (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại
hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, ... (theo tính chất công việc của
những người hưởng thụ sản phẩm du lịch.
Thứ sáu, tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ
các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
Thứ bảy, tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút tồn bộ mọi thành phần
trong xã hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch.
Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, cũng theo Phạm
Trung Lương (2002), DLST còn hàm chứa những đặc trưng riêng như:
Tính giáo dục cao về mơi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần
hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng
sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây nên những
áp lực lớn đối với môi trường và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân
bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với bảo vệ môi trường.
Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và mơi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu
phát triển bền vững.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương
chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa
phương mình. Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang
sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là
cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai
hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài
nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn

trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng

8

download by :


thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn
thu nhập cho cộng đồng.
2.1.2.2. Vai trò của du lịch sinh thái
Nhờ những đặc điểm của mình mà DLST có vai trị đặc biệt trong nền
kinh tế, cụ thể như sau:
Thứ nhất, DLST được xem là công cụ cho việc bảo tồn thiên nhiên và các
giá trị văn hóa bản địa.
DLST đang là một hiện tượng có tính tồn cầu nhờ khả năng tối đa các lợi
ích kinh tế và giảm thiểu các tổn hại về môi trường. Tuy nhiên khi đánh giá về
DLST cũng cần xem xét tính hai mặt thể hiện qua các tác động tích cực cũng như
các tác động tiêu cực của phát triển DLST đến các vấn đề kinh tế - xã hội – tài
nguyên môi trường. Các tác động này có ảnh hưởng chính tới các quan điểm,
chính sách, sự quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động DLST (Nguyễn Đình Hoè
và Vũ Văn Hiếu, 2001).
Thứ hai, DLST góp phần tăng trưởng GDP một cách bền vững:
Ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển, loại hình du
lịch này thường rất được chú trọng đầu tư nhờ tính ưu việt của nó và lợi ích to
lớn mà nó đem lại cho các quốc gia. Du khách khi đến với một quốc gia để tham
gia hoạt động DLST thường sử dụng các tài nguyên và sản phẩm của địa phương,
làm giảm nhu cầu nhập khẩu, mang lại đóng góp lớn vào GDP của các quốc gia.
Bên cạnh đó, phát triển DLST đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn lực, đặc biệt
là tài nguyên sinh thái. Do vậy, DLST mang lại tăng trưởng GDP một cách bền
vững (Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu, 2001).

Thứ ba, DLST góp phần bảo vệ mơi trường:
DLST đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của tồn dân về sự cần
thiết của bảo vệ mơi trường sinh thái, khôi phục những tài nguyên sinh thái đang
bị hủy hoại. Nhờ bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu
vực có các đặc điểm hấp dẫn về điều kiện tự nhiên nên khi thực hiện DLST một
cách đúng nghĩa thì đa số các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học đều được
giảm thiểu hoặc loại bỏ. Do vậy, DLST còn được coi là công cụ bảo tồn đa dạng
sinh học (Nguyễn Đình H và Vũ Văn Hiếu, 2001).
Khơng những vậy, DLST còn tạo ra động lực quan trọng và khơi dậy ý
thức bảo vệ mơi trường cũng như duy trì đa dạng sinh thái. Về phía Nhà nước và

9

download by :


chính quyền địa phương, mục tiêu phát triển DLST tạo động lực to lớn trong việc
ban hành các chính sách nhằm mục đích chặn đứng suy thối mơi trường, tăng
cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học như các chính sách cấm khai thác đánh
bắt quá mức, cấm sử dụng các biện pháp khai thác đánh bắt mang tính hủy diệt,
... Về phía cộng đồng dân cư địa phương, khi nhận thấy được các lợi ích từ hoạt
động DLST mang lại, họ cũng có động lực và điều kiện để bảo vệ điểm tham
quan, ủng hộ chính quyền địa phương trong việc bảo tồn tài nguyên sinh thái.
Phát triển DLST cũng đòi hỏi và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp,
xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, hệ thống điện nước, xử lý chất thải,
thông tin liên lạc, ...) nhằm thu hút khách du lịch, do đó nó cũng tạo điều kiện cải
thiện mơi trường địa phương (Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu, 2001).
Thứ tư, DLST góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giải
quyết các vấn đề văn hóa – xã hội khác
Phát triển DLST chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phương.

DLST tận dụng nguồn lao động của địa phương, giúp giải quyết vấn đề công ăn
việc làm cho lao động tại địa phương. DLST còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm,
nhất là các đặc sản địa phương, tạo ra giá trị gia tăng. Việc thúc đẩy các mặt hàng
xuất khẩu cũng tạo ra nhiều việc làm thêm trong các lĩnh vực như cung ứng và
phục vụ hàng hóa dịch vụ cho du khách. Đối với các vùng sâu, vùng xa, việc phát
triển hoạt động DLST cịn có thể là động lực quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo
nhờ các chính sách thu hút đầu tư thơng qua hoạt động phát triển DLST. DLST
cịn tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa du khách với người dân địa phương, góp
phần làm phong phú hơn đời sống văn hóa xã hội của vùng cũng như bản sắc văn
hóa, giúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế,
văn hóa, xã hội, chính trị) và cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của người
dân. DLST phát triển lành mạnh, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đời sống văn
hóa của người dân được chú trọng cũng góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, giữ gìn
trật tự an tồn xã hội (Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu, 2001).
2.1.3. Nội dung phát triển du lịch sinh thái
2.1.3.1. Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du

10

download by :


lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 1999).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của
con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến

du lịch, đô thị du lịch.
Theo Phạm Trung Lương (2002), căn cứ vào các đặc trưng cũng như
nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch sinh thái có thể
được định nghĩa như sau: “Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận của tài
nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên trong một hệ sinh thái cụ thể và giá
trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó”.
Theo Dương Thị Hồng Hạnh (2012), tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm
2 yếu tố là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong đó:
a. Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự
nhiên bao quanh chúng ta. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa
hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Theo Dương Thị Hồng Hạnh (2012), tài nguyên du lịch tự nhiên có các đặc
điểm:
(i) Có tác dụng giải trí nhiều hơn nhận thức
(ii) Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư
(iii) Có tính mùa rõ nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên
(iv) Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài
(v) Những người quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở thích
(vi) Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất định lượng

nhiều hơn.
Tài ngun du lịch tự nhiên là 1 trong 2 bộ phận cấu thành tài nguyên du
lịch góp phần tạo nên sức hấp dẫn của vùng du lịch, là 1 trong những yếu tố cơ
bản hình thành nên các sản phẩm du lịch. Khơng những vậy, nó cịn là cơ sở
quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức
lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chun mơn hóa của vùng du

11


download by :


lịch, quyết định quy mô hoạt động của một vùng du lịch. Do vậy tài nguyên du
lịch tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái (Dương
Thị Hồng Hạnh, 2012).
b. Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các yếu tố: Truyền thống văn hóa,
các yếu tố văn hố, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hoá
thế giới, lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng gắn với dân
tộc học, khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con người, các di
sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Theo Dương Thị Hồng Hạnh (2012), các đặc điểm của tài nguyên du lịch
nhân văn là:
(i)

Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí.

(ii) Thường tập trung ở những nơi quần cư và các thành phố lớn.
(iii) Khơng có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên.
(iv) Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn.
(v)

Những người quan tâm thường có phơng văn hoá, thu nhập cao hơn

và yêu cầu cũng cao hơn
(vi) Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định tính xúc cảm và
trực cảm.
Giống như tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn cũng

được coi là một loại tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái. Nó
góp phần tạo nên sức hấp dẫn của lãnh thổ du lịch, là 1 trong những yếu tố cơ
bản hình thành nên các sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các
loại hình du lịch (du lịch văn hố, du lịch sinh thái…) và có ảnh hưởng trực tiếp
đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chun mơn hố
của vùng du lịch (Dương Thị Hồng Hạnh, 2012).
Như vậy, phát triển tài nguyên du lịch sinh thái không chỉ là phát triển về
số lượng mà cịn phải đi đơi phát triển cả chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái.
Trong đó, phát triển về số lượng thể hiện qua việc khơng ngừng tìm tịi, phát
hiện, xây dựng các điểm du lịch sinh thái mới, mở rộng quy mơ các điểm du lịch
sinh thái đã có. Phát triển về chất lượng là việc làm cho giá trị tài nguyên du lịch
sinh thái sẵn có ngày một chất lượng hơn, thực hiện bằng việc xây dựng hình ảnh

12

download by :


×