Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ NGỌC MẠNH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Văn Liên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Mạnh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Liên, người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong q trình hồn
chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Viện đào tạo Sau Đại học; Khoa Kế
toán - Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ mơn Kế tốn tài chính (Học
viện nơng nghiệp Việt Nam)); Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Định – tỉnh Thanh
Hố; UBND các xã, thị trấn và phịng Nơng Nghiệp, phịng Tài ngun Mơi trường,
phịng Thống kê, trạm Khuyến nông, các cơ quan Ngân hàng nông nghiệp Yên Định,
các HTX Nông nghiệp, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Mạnh

ii

download by :



MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ ..............................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ xi
Thesis abstract ................................................................................................................xiii
Phần 1: Phần mở đầu ...................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài: .......................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung: ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác
xã nông nghiệp ..................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm hợp tác, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp ............ 4

2.1.2.

Đặc trưng, nguyên tắc hoạt động và phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của hợp tác xã nơng nghiệp ....................................................................... 5

2.1.3.

Vai trị phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông
nghiệp................................................................................................................... 9

2.1.4.


Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp
tác xã nông nghiệp ............................................................................................. 13

2.1.5.

Ý nghĩa phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông
nghiệp................................................................................................................. 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp
tác xã nông nghiệp ............................................................................................. 16

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã
nông nghiệp nước ngoài ..................................................................................... 16

iii

download by :


2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông
nghiệp ở một số địa phương trong nước ............................................................ 19

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ................... 22

Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ......................... 25
3.1.

Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa .............. 25

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 25

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31

3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 31

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 32

3.2.3.


Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 32

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ................................................................................. 33

Phần 4: Kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 35
4.1.

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh huyện Yên Định tỉnh Thanh
Hóa ..................................................................................................................... 35

4.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã nơng nghiệp tại huyện
n Định tỉnh Thanh Hóa .................................................................................. 35

4.1.2

Bộ máy tổ chức của HTX .................................................................................. 39

4.1.3.

Tài sản, nguồn vốn của các HTXNN trên địa bàn huyện .................................. 40

4.1.4.

Cơ sở vật chất các HTXNN trên địa bàn huyện ................................................ 41

4.1.5.


Các loại hình dịch vụ của HTXNN trên địa bàn huyện Yên Định .................... 43

4.1.6.

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện .................................................................................. 43

4.2.

Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp
tại địa bàn huyện Yên Định ............................................................................... 51

4.2.1.

Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhân rộng các loại hình dịch
vụ trong các hợp tác xã nông nghiệp ................................................................. 51

4.2.2.

Phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hợp
tác xã .................................................................................................................. 54

4.2.3.

Phát triển sản xuất kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ........ 57

4.3.

Đánh giá phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh -tiếp cận từ thành

viên hợp tác xã và các hộ nông dân ................................................................... 60

4.3.1.

Khái quát về đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................... 60

4.3.2.

Phát triển sản xuất kinh doanh phải gắn liền với dịch vụ công phục vụ
người dân. .......................................................................................................... 61

iv

download by :


4.3.3.

Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao dịch vụ cạnh tranh ............ 65

4.3.4.

Phát triển sản xuất kinh doanh đinh
̣ hướng mơ hình sản xuất của các hộ
dân ...................................................................................................................... 71

4.3.5.

Phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập cho thành viên hợp tác
xã và bà con nông dân........................................................................................ 72


4.3.6

Hỗ trợ của HTX đối với đời sống văn hóa - xã hội của thành viên hợp
tác xã .................................................................................................................. 73

4.3.7.

Đánh giá mức đô ̣ hài lòng của xã viên về hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh
của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện .......................................... 73

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của
các HTX nông nghiệp ........................................................................................ 74

4.4.1.

Các yếu tố bên ngoài .......................................................................................... 74

4.4.2.

Các yếu tố bên trong .......................................................................................... 75

4.5.

Đánh giá phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh của các hợp tác xã
trên địa bàn huyện. ............................................................................................. 80

4.5.1.


Đánh giá chung về công tác phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
của các HTXNN huyện Yên Định ..................................................................... 80

4.5.2

Thuận lợi và khó khăn trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
của các HTXNN tại huyện Yên Định ................................................................ 85

4.6.

Một số giải pháp chủ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh hợp tác xã
nông nghiệp huyện Yên Định ............................................................................ 88

4.6.1.

Định hướng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp huyện Yên Định năm
2020-2025 .......................................................................................................... 88

4.6.2.

Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh HTXNN chủ yếu trên
địa bàn huyện. .................................................................................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 97
5.1

Kết luận .............................................................................................................. 97

5.2


Kiến nghị............................................................................................................ 98

5.2.1

Đối với Đảng và Nhà nước ................................................................................ 99

5.2.2

Với các cấp chính quyền, địa phương ................................................................ 99

5.2.3

Đối với các HTXNN .......................................................................................... 99

5.2.4

Đối với các xã viên và các hộ nông dân ............................................................ 99

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 100

v

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BQ

Bình qn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

DV

Dịch vụ

DVSX

Dịch vụ sản xuất

DT

Doanh thu

GCNQSĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTNĐ


Giao thông nội đồng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

KTXH

Kinh tế xã hội



Lao động

LN

Lợi nhuận


SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Định năm 2015 .................................. 27
Bảng 4.1: Thông tin chung về các HTXNN trên địa bàn huyện Yên Định Năm
2015 ............................................................................................................... 37
Bảng 4.2.Tài sản của các HTXNN từ năm 2013 đến năm 2015 ...................................... 40
Bảng 4.3. Nguồn vốn của các HTXNN từ năm 2013 đến năm 2015 .............................. 41
Bảng 4.4. Cơ sở hạ tầng đất đai của các HTX NN tại huyện Yên Định. ......................... 42
Bảng 4.5. Tổng doanh thu, chi phí của các HTX trên địa bàn huyện .............................. 48
Bảng 4.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của các HTXNN.................. 49
Bảng 4.7: So sánh kết quả kinh doanh theo từng loại hình dịch vụ của HTXNN ........... 50
Bảng 4.8. Tình hình mở rộng hoạt động dịch vụ trong HTXNN Yên Định .................... 52
Bảng 4.9. Diện tích đồng đất nơng nghiệp hợp tác xã phục vụ ....................................... 53
Bảng 4.10. Hiệu quả sử dụng vốn trong các hợp tác xã nông nghiệp............................. 55
Bảng 4.11: Hiệu quả sử dụng sức lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp ............... 57
Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng sức lao động trong HTXNN Định Tường ........................ 58
Bảng 4.13: Kế t quả điề u tra sử du ̣ng dich

̣ vu ̣ của các người dân

làm nông

nghiệp ............................................................................................................ 60
Bảng 4.14: Đánh giá của người dân về sự cần thiết của dịch vụ công trong hợp
tác xã nông nghiệp ........................................................................................ 62
Bảng 4.15: Mức độ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do HTX tổ chức ...................... 63
Bảng 4.16: Đánh giá tính kịp thời của dịch vụ bảo vệ thực vật của xã viên HTX .......... 64
Bảng 4.17. Đánh giá mức độ hài lịng của người dân về dịch vụ cơng của các
HTXNN ......................................................................................................... 65
Bảng 4.18: Đánh giá của người dân về giá cả của các dịch vụ HTXNN ......................... 68
Bảng 4.19: Đánh giá của xã viên về thời gian cung ứng dịch vụ của HTX..................... 69
Bảng 4.20: Đánh giá của người dân về chất lượng của các dịch vụ HTX ....................... 70
Bảng 4.21 Nhu cầu sử dụng DV của hợp tác xã nông nghiệp của người dân ................. 71
Bảng 4.22: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho người dân và xã viên hợp
tác xã ............................................................................................................. 72

vii

download by :


Bảng 4.23: Trình độ học vấn của các chủ hộ thành viên HTXNN Yên Định ................. 77
Bảng 4.24: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................. 79
Bảng 4.25: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong việc nâng
cao vai trò của HTXNN đối với xã viên ....................................................... 87
Bảng 4.26: Nhu cầu của hộ dân về mở rộng các hoạt động dịch vụ của các
HTXNN trên địa bàn huyện .......................................................................... 92

Bảng 4.27: Đánh giá của xã viên về những việc họ nên làm hỗ trợ HTX ....................... 94

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Ma trận phân tích SWOT .............................................................................. 33
Hình 4.1. Đồng chí Lê Duẩn về thăm HTX Định Cơng ................................................. 35
Hình 4.2: Bộ trưởng Cao Đức Phát về thăm cánh đồng lúa lai F1 tại HTXNN
Định Tường ................................................................................................... 36
Hình 4.3. Sơ đồ bộ máy quản lý hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện ................ 39
Hình 4.4: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho xã viên ........................................ 72
Hình 4.5: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về HTXNN Yên Định ................. 74

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Ngọc Mạnh

MSHV: 23110951

Tên Luận văn: “Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã
nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số:60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Phản ánh và phân tích thực trạng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong

các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Yên Định, từ đó đề xuất một số giải pháp phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cho các HTXNN trên địa bàn
huyện Yên Định.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý số liệu: phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp chọn điểm
nghiên cứu, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp nghiên cứu nông thơn có sự
tham gia của người dân, phương pháp điều tra nhanh nông thôn, phương pháp đánh giá
nông thôn. Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu: phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, phương pháp, phân tích ma trận SWOT, ngồi ra cịn sử dụng
phương pháp chuyên gia và sử dụng công cụ exel để xử lý các số liệu thu thập.
Kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở phân tích khái niệm, các tiêu chí đánh giá, quá trình triển khai thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp huyện Yên Định,
luận văn làm rõ thực trạng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác
xã nông nghiệp tại huyện Yên Định, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân chủ
yếu và các vấn đề đặt ra cho công tác phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các
hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định trong thời gian tới.
Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp trong thồi gian tới, cụ thể: Giải pháp cho các
hợp tác xã nông nghiệp, giải pháp cho thành viên hợp tác xã và các hộ nông dân và giải
pháp đối với Đảng, nhà nước và các đoàn thể.
Hợp tác hóa trong nơng nghiệp là con đường tất yếu, khách quan trong q trình
sản xuất của người nơng dân, đặc biệt là từ khi bước vào quá trình CNH - HĐH nơng
nghiệp nơng thơn thì hợp tác lại càng quan trọng hơn, nó giúp liên kết những nhà sản

ix

download by :



xuất nhỏ lẻ, kinh doanh riêng lẽ dưới nhiều hình thức đa dạng và HTX được coi là nòng
cốt của kinh tế tập thể. Liên kết trong sản xuất, nó giúp người sản xuất nhỏ lẽ đủ sức
cạnh tranh, chống lại sự chèn ép của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác sự liên kết
này giúp cho người nông dân có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản xuất.
Trong những năm vừa qua, HTXNN trên địa bàn huyện hoạt động sản xuất kinh
doanh ngày một hiệu quả hơn, có sự đóng góp tích cực vào q trình phát triển nông
nghiệp nông thôn của huyện nhà, đời sống người dân được nâng cao và có những sự
chuyển biến trong xã hội một cách tích cực, sâu sắc. Tuy nhiên việc thực hiện phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cịn đặt ra nhiều khó khăn và thách
thức lớn cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương, sự vào cuộc của
người dân và những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh quá trình phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Name of Student: Lê Ngọc Mạnh

Student code: 23110951

Thesis title: "Development of business and production activities in the agricultural
cooperatives in Yen Dinh district, Thanh Hoa province".
Major: Business management

Code: : 60.34.01.02


Training base : Vietnam National University of Agriculrute
1.Objectives of the study
Reflecting and analyzing the actual development of production and business
operations of agricultural cooperatives in Yen Dinh district, from which proposed a
number of solutions for the development of production and business activity an
effective way for the agricultural cooperative in the Yen Dinh district.
2.The research methods.
Thesis used the collect and process data methods : the collecting secondary
data method, primary data collection method, the selecting location methods,
disaggregated statistical methods, research methods with the participation of the
people, rapid survey methods, assessment methods. Using the data analysis methods:
The descriptive statistical method, comparative method, the SWOT analysis method,
in addition to using expert methods and using the tools of excel to handle some data
which were collected.
3. The results of the study and conclusion.
Based on conceptual analysis, the evaluation criteria, the process of
implementation of production and business operations of agricultural cooperatives in
the Yen Dinh district, Thesis has clarified the status development of production and
business activities in the agricultural cooperatives in the Yen Dinh district, from which
indicated the advantages and disadvantages, the main reason and the issues which are
raised for the development of production and business operations of agricultural
cooperatives in the Yen Dinh district in the near future.
Thesis has proposed 3 group for specific solutions to develop production and
business activities in the agricultural cooperative in the coming time, namely: The
solution for the agricultural cooperatives and the solutions for members of cooperatives
and farmers and solutions for the Party, State and other institutions.Cooperation in
agriculture is the essential way, an objective in the process of production of farmers,
especially since our country entered the process of industrialization - modernization of

xi


download by :


rural agriculture, so cooperation is even more important, it helped link small
manufacturers, individual business forms and Cooperatives are considered the core of
the collective economy. Associating in the production, it would help small producers
compete against the oppression of other economic sectors. On the other hand this
association help farmers, who have more favorable conditions to develop production. In
recent years, the agricultural cooperative in the district, which has production business
more efficient, there is a positive contribution to the development of agriculture and
rural areas of the district, people's lives are enhanced and the changes of society in a
positive way, deeply. However, the implementation of development production and
business activities in the district also poses difficulties and challenges which required
the attention of the authorities, the local, the participation of the people and the specific
measures to promote the development of production and business activities in the
agricultural cooperatives in the district in the near future.

xii

download by :


PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu
rất quan trọng, đời sống nông dân không ngừng được tăng lên, nhiều sản phẩm
nông sản thuộc nhóm cao nhất thế giới, như gạo, tiêu, điều, cà phê, cao su, chè, cá,
tơm,… Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt hiện tượng được
mùa rớt giá năm nào cũng xảy ra. Hiện nay thu nhập của nông dân vẫn thấp hơn

đáng kể so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù, lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 50% lao động nhưng chỉ đóng góp hơn 17%
tổng sản phẩm quốc nội, tức là năng suất lao động hay thu nhập bình qn của
một nơng dân chưa bằng 1/3 của người lao động trong cơng nghiệp và dịch vụ.
Có nhiều ngun nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chính là việc tổ
chức sản xuất nơng nghiệp cịn chậm đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế. Đa số hộ nông dân của nước ta, những đơn vị sản
xuất cơ bản trong nông nghiệp, rất nhỏ về tiềm lực kinh tế, sản xuất đơn lẻ và
khơng tương thích với kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay. Theo thống kê,
nước ta có khoảng 12 triệu hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, trong đó 80% số
hộ nơng dân có diện tích canh tác dưới 1 ha, chỉ 20% lớn hơn 1 ha. Cả nước có
10 triệu hộ trồng cây hằng năm, bình qn mỗi hộ chỉ có 0,62 ha; 5 triệu hộ trồng
cây lâu năm thì mỗi hộ chỉ canh tác trên diện tích bình qn 0,7 ha. Cả nước có
hơn 4 triệu hộ ni lợn thì 77% các hộ ni dưới 5 con, có 8 triệu hộ ni gà thì
90% số hộ nuôi dưới 49 con. Với quy mô như vậy, nếu canh tác độc lập, riêng lẻ
thì sức mạnh kinh tế của hộ nông dân rất nhỏ bé, khả năng chịu đựng rủi ro rất
thấp, tình trạng thốt nghèo rồi tái nghèo rất dễ xảy ra.
Để liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tế lớn hơn, từ lâu chúng ta
đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành các hợp tác xã. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân nên có một thời gian dài nhận thức của chúng ta về bản chất và vai
trò của hợp tác xã trong nông nghiệp chưa phù hợp với quy luật phát triển hợp
tác xã. Vì vậy, tác dụng và hiệu quả của hợp tác xã còn hạn chế. Đa số các hợp
tác xã chỉ cung cấp một số dịch vụ đầu vào cho xã viên như giống, phân bón,
thức ăn, cịn hơn 90% hợp tác xã không quan tâm đến điều xã viên quan tâm
nhất, đó là tiêu thụ sản phẩm của hộ xã viên. Các hợp tác xã hoạt động hiệu quả

1

download by :



chỉ liên kết, hỗ trợ được khoảng 5% số hộ nơng dân cả nước, cịn 95% số hộ thực
chất là sản xuất theo phương thức tự phát. Bên cạnh đó, do nhận thức về hợp tác
xã còn rất khác nhau ở các địa phương nên quy mô hợp tác xã và số lượng các
dịch vụ hợp tác xã cũng rất khác nhau. Chưa kể, chất lượng, hiệu quả hoạt động
và lợi nhuận của các hợp tác xã còn thấp (ước tính chỉ có khoảng 10% sớ hợp tác
xã nơng nghiê ̣p làm ăn đa ̣t hiê ̣u quả tố t , cịn lại hoa ̣t đơ ̣ng khơng hiê ̣u quả , cầm
chừng hoặc phải ngừng hoa ̣t đô ̣ng , lơ ̣i nhuâ ̣n bình quân năm rấ t thấ p , giai đoạn
2010 - 2012 đa ̣t 240 triê ̣u đồ ng /năm/ hợp tác xã). Đa số các hợp tác xã nông
nghiệp trước đây mới chỉ cung cấp được các dịch vụ đầu vào cơ bản cho hoạt
động sản xuất nơng nghiệp, rất ít các hợp tác xã cung cấp được dịch vụ đầu ra.
Một số hợp tác xã khơng cịn khả năng hoạt động, muốn giải thể nhưng gặp phải
những vấn đề phức tạp liên quan tới vốn góp, tài sản, cơng nợ của hợp tác xã
được chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, một số địa phương cần giữ lại
mơ hình này để đáp ứng tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới… là những lý do
chính khiến hơn 20% số hợp tác xã dù đã ngừng hoạt động nhưng vẫn không giải
thể được.
Với địa bàn hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thực hiện mục
tiêu của Đảng và Nhà nước, UBND huyện n Định đã trực tiếp chỉ đạo Phịng
Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiến hành quản lý, hướng dẫn các hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tăng tính cạnh tranh để phát triển để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp tại huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là phản ánh và phân tích thực trạng phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nơng nghiệp tại huyện n
Định, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

cho các HTXNN trên địa bàn huyện Yên Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động SXKD
HTXNN;

2

download by :


- Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển hoạt động SXKD HTXNN trên
địa bàn huyện Yên Định theo chiều rộng, chiều sâu và tiếp cận từ phía thành viên
hợp tác xã và người dâ sử dụng dịch vụ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SXKD HTXNN tại
địa bàn nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là những vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã
nông nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
Được sự quản lý chung của UBND huyện, có cơ chế, chính sách rõ ràng và
chung với tất cả các HTXNN nên đề tài không nghiên cứu chuyên sâu từng HTXNN
mà tập trung:
+ Nghiên cứu tổng thể các dịch vụ của HTXNN trên địa bàn, HTXNN điển
hình tiên tiến.
+ Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động SXKD HTXNN trên địa bàn
huyện Yên Định: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, tình hình
nhân rộng mơ hình dịch vụ trong các hợp tác xã.
+ Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động SXKD HTXNN trên địa bàn

huyện Yên Định - Tiếp cận đánh giá từ phía thành viên Hợp tác xã, người nông dân
đang sử dụng các dịch vụ mà HTXNN cung cấp.
+ Rút ra những tích cực, tồn tại và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ Đề tài nghiên cứu các nội dung cụ thể như: Kết quả, hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, cơ cấu, bộ máy quản lý, lao động...chủ yếu là các loại hình dịch vụ
của HTXNN trên địa bàn huyện.
- Về không gian: Các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Về thời gian:
+ Số liệu để phân tích thuộc giai đoạn 2013 -2015.
+ Thời gian thực hiện đề tài năm bắt đầu từ tháng 09/2015 đến tháng 8/2016.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm hợp tác, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm hợp tác, kinh tế hợp tác
Hợp tác là sự kết hợp của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh
lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động
riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí khơng thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém
hiệu quả so với hợp tác (Hồ Văn Vĩnh - Nguyễn Quốc Thái (2005)).
Kinh tế hơ ̣p tác là mô ̣t pha ̣m trù v ề lợi ích kinh tế do hợp tác mang lại nói
lên sự liên kế t tự nguyê ̣n của những người lao đô ̣ng , của các tổ chức, dưới nhiề u
hình thức, kế t hơ ̣p sức ma ̣nh của các thành viên , các tâ ̣p thể để thực hiê ̣n có hiê ̣u

quả hơn các vấn đề trong sản xuất - kinh doanh và đời sớ ng.
Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối
hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng
thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản
xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi
ích của mỗi thành viên. (Bộ Nông nghiệp và PTNN (2000)).
Ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều quan niệm mới về kinh tế
hợp tác đó là:
Thứ nhất, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ thể độc
lập trong sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng.
Thứ hai, các chủ thể này hợp tác với nhau dưới nhiều cấp độ khác nhau
như: hợp tác trong từng cơng đoạn của q trình sản xuất, liên kết nhau lại thành tổ
chức kinh tế có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp tác với nhau ở một số khâu dịch vụ phục vụ sản xuất.
2.1.1.2. Hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp
Theo Luật HTX 2012 quy định thì HTX là: “ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo
việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

4

download by :


Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
trên cơ sở tạo hành lang pháp lý cho hệ thống HTX định hướng và phát triển.
Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tự chủ được các thành viên

thành lập trên cơ sở tự nguyện, tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc cung ứng
các yếu tố phục vụ hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm nông, lâm, thuỷ
sản để đáp ứng nhu cầu xã hội.
2.1.1.3. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh là các hoạt động kinh tế trong điều kiện
tồn tại nền kinh tế thị trường, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và
phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của
mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ
sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác nhằm đạt mục tiêu sinh
lời nhiều nhất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN là tổng thể những
phương pháp, hình thức và phương tiện mà các HTXNN sử dụng để thực hiện
các hoạt động sản xuất hoặc cung ứng các yếu tố phục vụ hoạt động sản xuất
nhằm tạo ra các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản như: đầu tư, sản xuất, dịch vụ
nông nghiệp.... trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác
nhằm đạt lợi ích nhiều nhất.
Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp
đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển được hiểu là một quá
trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực.
Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng cả lượng và chất, cả
chiều rộng và chiều sâu của tổng thể những phương pháp, hình thức và phương
tiện mà HTXNN sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình nhằm đem
lại lợi ích cao nhất.
2.1.2. Đặc trƣng, nguyên tắc hoạt động và phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp
2.1.2.1. Đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp
- HTXNN ra đời và phát triển gắn với quá trình phát triển của đời sống
nhân dân, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Hoạt động sản xuất kinh doanh của
HTXNN phát triển nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. HTXNN thực hiện những


5

download by :


hoạt động mà hộ thành viên HTX không thể làm hoặc làm nhưng khơng có hiệu
quả. Đó là những hộ xã viên nhỏ lẻ, tài chính yếu, khơng đủ sức mạnh cạnh tranh
trên thị trường.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN cũng như các hoạt động kinh
tế khác đều chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, cạnh tranh về vốn,
về thị phần, về nguồn hàng,… Vì vậy HTXNN có hoạt động dịch vụ hiệu quả
cần phải nắm bắt rõ quy luật của thị trường, tiếp cận được với thị trường, nhạy
bén với sự thay đổi của thị trường.
- HTXNN còn chịu tác động sâu sắc của mơ hình kinh tế. Trước đây trong
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, việc tổ chức các hoạt động dịch vụ của HTX
được thể hiện bằng các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Ngày nay trong cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc tổ chức hoạt động dịch vụ của các
HTX đã xác định được phương hướng sản xuất kinh doanh, các hình thức hoạt
động dịch vụ trong các HTX đa dạng phong phú.
Tùy từng nơi và địa phương mà các HTXNN có hình thức hoạt động khác
nhau. Có 3 hình thức hoạt động cơ bản:
- HTX nông nghiệp làm dịch vụ.
Đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp tách ra làm chức năng dịch vụ
cho nông nghiệp bao gồm: Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
(các HTX cung ứng vật tư, giống); Dịch vụ cho các khâu sản xuất nông nghiệp
(HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật…); Dịch vụ quá trình tiếp theo của q
trình sản xuất nơng nghiệp (HTX chế biến, tiêu thụ sản phẩm…).
+ Các HTX dịch vụ chuyên khâu: Là HTX chỉ thực hiện một chức năng
dịch vụ, một khâu cho sản xuất nông nghiệp: HTX dịch vụ thủy nông, HTX dịch
vụ điện nông thôn, HTX cung ứng vật tư…

+ HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện các chức năng dịch vụ
nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cả đời sống.
- HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ.
Các HTX loại này thường dưới dạng HTX chun mơn hóa theo sản
phẩm. Đó là HTX gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, trong đó trực tiếp sản xuất
là hộ nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nông dân
tham gia vào HTX như những thành viên chính thức. Ví dụ: các HTX sản xuất rau,
sản xuất sữa.

6

download by :


- HTX sản xuất nông nghiệp.
HTX nông nghiệp loại này giống như các HTX sản xuất nông nghiệp ở
nước ta trước khi đổi mới, nhưng mục đích nhằm tạo ra quy mơ sản xuất thích
hợp chống lại chèn ép của tư thương, tạo những ưu thế mới ở những ngành khó
tách riêng, khai thác những ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp lớn,
khai thác những nguồn lực cần đầu tư lớn.
2.1.2.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp gắn liền
với dịch vụ nông nghiệp, được hiểu là điều kiện, yếu tố cần thiết, cần có cho q
trình sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó trong nơng nghiệp mà người
sản xuất khơng có sẵn, khơng làm được hoặc làm không hiệu quả và họ phải tiếp
nhận các điều kiện, yếu tố đó từ bên ngồi bằng các cách thức khác nhau như:
mua, bán, trao đổi, thuê, nhờ,…
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp là hoạt động nhằm
cung cấp, trao đổi, tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ giữa người sản xuất nông
nghiệp và người cung cấp dịch vụ theo một phương thức nhất định nào đó.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh hỗ trợ nơng nghiệp là loại hoạt động có tính
chất bao cấp đối với người sản xuất nơng nghiệp ở một chừng mực nhất định.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp có những đặc điểm sau:
+ Tính thời vụ: Do sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ nên các hoạt động
dịch vụ nông nghiệp cũng sẽ mang tính thời vụ;
+ Được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính cạnh tranh cao;
+ Tính có thể tự dịch vụ: Bản thân ngành nơng nghiệp đã mang đặc điểm
của tính tự phục vụ, tức là sử dụng những gì mà ngành sẵn có để phục vụ cho các
quá trình sản xuất tiếp theo;
+ Hoạt động nơng nghiệp chỉ có tính hiệu quả cao khi được thực hiện đồng
thời và trên phạm vi rộng lớn;
+ Nhiều loại hình dịch vụ khó định lượng chính xác.
2.1.2.4. Ngun tắc tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã
nông nghiệp
- Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy
định của Luật HTX 2012, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập
hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

7

download by :


- Dân chủ, bình đẳng và cơng khai: Xã viên có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện
công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn
đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã;
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Hợp tác xã tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân
phối thu nhập.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã,
lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp
và cơng sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử
dụng dịch vụ của HTX.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần
xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội;
hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật..
2.1.2.5. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp
a. Phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều rộng
Phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều rộng là mở rộng ra hoạt động
sản xuất kinh doanh vốn có nhằm tăng về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh
cho các hợp tác xã, từ đó khai thác hiệu kinh tế nhờ quy mô tăng lợi nhuận cho
các hợp tác xã. Như vậy sẽ có 2 xu hướng:
- Nhân rộng các loại hình sản xuất.
- Mở mới loại hình sản xuất.
b. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu
Không giống với phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều rộng, phát triển
sản xuất kinh doanh theo chiều sâu là nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất
kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai
thác tốt hơn tiềm lực hiện tại của các hợp tác xã.
c. Mối quan hệ giữa phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và
chiều sâu.
Thứ nhất, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng là nền
tảng, là bước đi ban đầu để phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu. Phát
triển sản xuất kinh doanh theo chiều rộng tạo điều kiện tích lũy vốn & kinh
nghiệm trong việc lựa chọn chiến lược và phương thức theo chiều sâu có hiệu

8

download by :



quả; hiểu được trình độ cơng nghệ vốn có của các hợp tác xã, từ đó định hướng
phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, nếu phát triển sản xuất kinh doanh theo
chiều rộng khơng phù hợp sẽ gây lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư
theo chiều sâu.
Thứ hai, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu tạo điều
kiện tái đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng ở cả khía
cạnh cũ & mới. Phát triển kinh doanh theo chiều sâu giúp tạo ra hệ thống máy
móc thiết bị tiên tiến, khiến chất lượng sản xuất tăng, nâng cao năng lực cạnh
tranh, thương hiệu tốt, là động lực để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất
những sản phẩm đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phát triển sản xuất kinh
doanh theo sâu làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và giảm giá thành
sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, tạo điều kiện mở rộng sản xuất.
Thứ ba, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu là hai hình thức phát triển đan
xen nhau, bổ sung cho nhau, trong đó, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
là chiến lược lâu dài.
2.1.3. Vai trò phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã
nơng nghiệp
2.1.3.1. Vai trị đối với hợp tác xã
a. Nhân rộng các loại hình dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp
Các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu hoạt động trong
các khâu dịch vụ, mỗi một hợp tác xã có thể phục vụ một hay nhiều lại hình dịch
vụ cùng một lúc. Tăng quy mô sản xuất, kinh doanh của các loại hình dịch vụ
giúp tăng danh thu, lợi nhuận theo một tỉ lệ nhất định. Như vậy khi các loại hình
dịch vụ được mở rộng ra, tăng lên về quy mơ thì lợi nhuận cũng tăng theo tỉ lệ
tương ứng, càng nhân rộng ra thì cho các HTXNN lợi nhuận càng nhiều.
Tuy nhiên mở rộng quá nhiều lại ảnh hưởng đến trình độ quản lý, chất
lượng lao động.... của hợp tác xã, với điều kiện của mình chỉ nên mở rộng các

khâu dịch vụ ra một lượng nhất định thì có thể đạt được hiệu quả ở mức cao nhất,
nhưng nếu q dàn trải, khơng tập trung thì lợi nhuận khơng nhưng tiếp tục tăng
mà cịn bị giảm đi khi mở rộng càng nhiều.

9

download by :


b. Mở mới các loại hình dịch vụ mới trong hợp tác xã nông nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở thêm một khâu dịch vụ mới mà
kinh doanh hiệu quả thì đem lại lợi nhuận cho hoạt động của công ty. Nếu trong
tầm quản lý của các HTXNN mở mới được nhiều khâu dịch vụ hơn giúp tăng
doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn cho chính mình, tích lũy được nhiều vốn để
đầu tư, nâng cấp mới về sau.
Mở mới thêm một loại hình dịch vụ đồng nghĩa là mở rộng ra một hướng
sản xuất kinh doanh mới, như vậy để tận dụng được nguồn lực hiện có các
HTXNN chỉ nên mở rộng khi đã tìm hiểu kỹ thị trường và có tích lũy nhất định,
vì khi đó các HTXNN chưa có kinh nghiệm trong quản lý và hoạt động, không
tránh đưa đến những kết quả không như mong đợi của chính các HTXNN.
c. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hợp tác xã nông nghiệp
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp ngày càng
trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao
sức cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất. Hiệu quả sử dụng từng đồng vốn cao
hay thấp sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay.
Để đánh giá đươc hiệu quả sử dụng vốn cần đánh giá: Hiệu quả sử dụng
toàn bộ vốn

d. Nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
Theo nghĩa hẹp: hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mơ
hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là
doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ
chức, quản lý lao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp.
Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng
sử dụng lao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn
cho người lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả
năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo
cơng bằng cho người lao động. Tóm lại muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì
người quản lý phải tự biết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình,

10

download by :


từ đó có những biện pháp, chính sách đối với người lao động thì mới nâng cao
được năng suất lao động, việc sử dụng lao động thực sự có hiệu quả.
Có thể nói trong các yếu tố nguồn lực thì yếu tố con người là khó sử dụng
nhất. Phải làm như thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là vấn đề nan
giải của bất kỳ một HTXNN nào. Và để hoạt động sản xuất kinh doanh của
HTXNN không bị giảm sút cần phải sử dụng lao động một cách hợp lý, khoa học.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ góp phần tiết kiệm chi phí lao
động sống, tiết kiệm thời gian lao động, giảm thời gian khấu hao tài sản của
doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật lao động… dẫn tới giảm giá thành sản xuất,
tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, cạnh tranh thành công
trên thị trường. Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là điều kiện đảm
bảo không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo
điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người

lao động, thúc đẩy người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần.
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động tốt nhất thì phải dựa vào kết
quả kinh doanh hay dựa vào lợi nhuận mà các HTXNN đạt được trong thế ổn
định và phát triển bền vững.
Mặc dù vậy không phải lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được càng cao thì
có nghĩa là hiệu quả sử dụng lao động tốt vì nếu việc trả lương cũng như các chế
độ đãi ngộ khác chưa thỏa đáng thì sử dụng lao động chưa mang lại hiệu quả tốt.
Vì vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của các HTXNN trên
địa bàn huyện, cần phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lợi ích của người lao động
với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó.
2.1.3.2. Vai trị đối với thành viên hợp tác xã và người dân
- Đóng góp quan trọng trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho xã
viên và cộng đồng, hỗ trợ người lao động có cơ hội tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế của bản thân họ trong điều kiện cụ thể từng nơi, từng cộng đồng mà
nếu khơng có HTX thì họ sẽ gặp khó khăn quá sức vượt qua. Thực tế đã chứng
minh, thơng qua hình thức hợp tác này, họ đã tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả
hơn các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội đối với họ.
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống mới... đã được tiếp cận
và chuyển giao một cách có hiệu quả đến hộ thành viên hợp tác xã, nông dân

11

download by :


cơng tác chống úng, hạn, chống và phịng ngừa sâu bệnh.... cho sản xuất của kinh
tế xã viên thông qua HTX có hiệu quả hơn
- Thành viên của HTX cũng được hưởng những quyền lợi từ HTX nông
nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức nhiều hơn, họ được hỗ trợ

và có điều kiện tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Ngồi ra cịn được hưởng ưu đãi
trong quá trình mua bán, hoạt động sản xuất kinh doanh với HTX như: Mua vật
tư được trả chậm, hay sử dụng các mức phí dịch vụ với giá thành thấp hơn....
- Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN góp phần đưa
thành viên hợp tác xã, người dân và doanh nghiệp lại gần nhau hơn giúp xây
dựng một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nơng sản với những sản phẩm
hàng hóa có giá trị cao, tạo nên một khối lượng lớn hàng hóa, đa dạng về chủng
loại, mẫu mã sản phẩm cùng với đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ đều
được nâng lên đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của người
tiêu dùng.
HTXNN hỗ trơ ̣ kinh tế hô ̣ và các thành viên khác phát triể n : Lịch sử phát
triển kinh tế, xã hội trên thế giới đã chứng minh rằng, sự phát triển nền kinh tế thị
trường đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng về mặt cơ cấu và tổ chức
kinh tế thì trong mỗi giai đoạn đều tồn tại rõ nét 3 khu vực kinh tế khác nhau:
khu vực kinh tế tư nhân; khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế hợp tác mà
HTX là nòng cốt. HTX ra đời với mục đích ban đầu là giúp đỡ lẫn nhau giữa
những người nghèo để cùng tồn tại trước sức ép cạnh tranh của khu vực kinh tế
tư nhân. HTX ra đời và phát triể n không phá vỡ kinh tế hô ̣ gia đình mà tách dầ n
mô ̣t số công viê ̣c mà nế u làm ở gia đin
̀ h thì không có lơ ̣i bằ ng HTX.
Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội ở các giai đoạn khác nhau cũng đã cho
thấy: phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh HTXNN không phải mục tiêu lợi
nhuận và tăng trưởng kinh tế mà là khu vực có vai trị, vị trí quan trọng trong giải
quyết việc làm đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, tạo ra sự ổn định
xã hội và làm thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
2.1.3.3. Vai trị đối với văn hóa - xã hội
- Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh HTXNN tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề văn hóa - xã hội ở địa phương. Nhờ tích cực chuyển sang tổ chức phát
triển các ngành nghề mới, nhiều HTXNN ở nông thôn đã tạo việc làm, tăng thu

nhập và đảm bảo đời sống ổn định cho trên hàng nghìn xã viên và người lao

12

download by :


×