Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH THU

PHÁT TRIỂN KHUYẾN CÔNG TẠI TRUNG TÂM
KHUYẾN CÔNG VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ ‘‘Phát triển khuyến công tại Trung tâm Khuyến
công và Tư vấn phát triển cơng nghiệp Bắc Ninh’’ là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
được thực hiện từ tháng 09/2017 đến tháng 4/2018. Trong luận văn có thu thập thơng tin
từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một số thơng
tin thu được từ điều tra thực tế ở địa phương và đã được tổng hợp, xử lý. Số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ bất cứ đề tài nào.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thu

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển
công nghiệp Bắc Ninh trực thuộc Sở Cơng Thương Bắc Ninh. Để hồn thành được luận
văn này em đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Quang Giám,
người đã hướng dẫn em thực hiện nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc học viện, Ban quản lý đào tạo, Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh cùng các
thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập tại Trường.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp trong
cơ quan Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh, Sở Công
Thương tỉnh Bắc Ninh, Các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong q trình thu thập thơng tin để làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thu

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng, biểu ..................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình .................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn ........................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.

Những vấn đề cơ bản về khuyến công .............................................................. 4

2.1.2.

Nội dung hoạt động khuyến công ..................................................................... 7

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến công .......................................... 11


2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 12

2.2.1.

Thực tiễn ở Việt Nam .................................................................................... 12

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp địa phương ở một số tỉnh trong
nước .............................................................................................................. 15

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu............................................ 17
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 17

3.1.1.

Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 17

3.1.2.

Giới thiệu về Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp
Bắc Ninh ....................................................................................................... 20

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 28

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 28

iii

download by :


3.2.3.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến công......................................... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 30
4.1.

Thực trạng công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ......................... 30

4.1.1

Tổ chức mạng lưới khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................... 30

4.1.2.


Kết quả hoạt động khuyến công của Trung tâm.............................................. 31

4.1.3.

Đánh giá kết quả hoạt động khuyến cơng đã triển khai năm 2017................... 33

4.2.

Tình hình phát triển hoạt động khuyến công tại trung tâm khuyến công
và tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh ..................................................... 37

4.2.1

Nguồn kinh phí khuyến cơng ......................................................................... 37

4.2.2

Kết quả sử dụng kinh phí khuyến cơng .......................................................... 39

4.2.3

Ảnh hưởng của phát triển khuyến công đến doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 42

4.3.

Đánh giá chung về kết quả hoạt động khuyến công tại TTKC và tư vấn
phát triển công nghiệp Bắc Ninh .................................................................... 46

4.3.1.


Những mặt được ............................................................................................ 46

4.3.2.

Những hạn chế, nguyên nhân ......................................................................... 49

4.4.

Mục tiêu và giải pháp phát triển hoạt động khuyến công tại trung tâm
khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh ................................ 52

4.4.1.

Mục tiêu tới năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.............................................. 52

4.4.2.

Định hướng phát triển hoạt động khuyến công ............................................... 55

4.5.

Giải pháp nhằm phát triển hoạt động khuyến công tại trung tâm khuyến
công và TVPTCN Bắc Ninh .......................................................................... 56

4.5.1.

Giải pháp phát triển mạng lưới khuyến cơng .................................................. 56

4.5.2.


Giải pháp xây dựng chương trình khuyến công theo giai đoạn ....................... 57

4.5.3.

Giải pháp phát triển một số nội dung hoạt động khuyến công......................... 58

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 69
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 69

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 69

5.2.1.

Đối với chính quyền tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 69

5.2.2.

Đối với Cục Công thương địa phương, Bộ Công Thương............................... 70

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 72

iv

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNNT

Công nghiệp nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TTKC

Trung tâm khuyến công

TV PTCN

Tư vấn phát triển công nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

KC

Khuyến cơng

TTKC

Trung tâm khuyến cơng

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

DN

Doanh nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

v


download by :


vi

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1.

Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bắc Ninh qua các năm ..................... 18

Bảng 3.2.

Tình hình lao động của Trung tâm, 2015- 2017 ...................................... 26

Bảng 3.3

Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm, 2015-2017 ................... 27

Bảng 4.1.

Kết quả hoạt đông khuyến công tại Trung tâm, năm 2014 - 2017............ 31

Bảng 4.2.

Kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp về các chính sách
khuyến cơng ............................................................................................ 34


Bảng 4.3.

Kết quả điều tra xin ý kiến của các doanh nghiệp về năng lực của
cán bộ khuyến công................................................................................. 35

Bảng 4.4.

Kết quả điều tra xin ý kiến của các doanh nghiệp về công tác tập
huấn khuyến cơng ................................................................................... 35

Bảng 4.5.

Nguồn kinh phí khuyến cơng được phân bổ cho Trung tâm, 20152017 ........................................................................................................ 38

Bảng 4.6.

Số doanh nghiệp CN-TTCN thành lập mới 2014 - 2017 .......................... 43

Bảng 4.7.

Số doanh nghiệp CN - TTCN đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ &
đầu tư mở rộng sản xuất 2014 – 2017 ...................................................... 45

Bảng 4.8.

Phân kỳ kinh phí cho từng năm, từng nhiệm vụ khuyến công quốc
gia điểm theo giai đoạn ........................................................................... 54

vii


download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Vai trị của khuyến cơng đối với phát triển nơng thơn.............................. 6

Sơ đồ 2.2.

Vai trị của khuyến công đối với nhà nước .............................................. 6

Sơ đồ 2.3.

Các nội dung của hoạt động khuyến công.............................................. 10

Sơ đồ 3.2.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ............................................................... 25

Sơ đồ 4.1.

Mạng lưới khuyến công Bắc Ninh ......................................................... 30

Sơ đồ 4.2.

Tổ chức mạng lưới khuyến công mới tại tỉnh Bắc Ninh ......................... 57

DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 17

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Thu
Tên luận văn: “Phát triển khuyến công tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát
triển công nghiệp Bắc Ninh”.
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khuyến công của Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh, từ đó đề tài luận văn nghiên
cứu thực trạng hoạt động khuyến công tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển
công nghiệp Bắc Ninh trong những năm gần đây, qua đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển hoạt động Khuyến công của Trung tâm trong những năm tiếp theo.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Các Thông tư, Nghị định và các văn bản hướng dẫn về Khuyến cơng.
- Thu thập từ các báo cáo về tình hình hoạt động khuyến công tại Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệ, Sở Công thương Bắc Ninh, Cục thống

kê, Sở kế hoạch và đầu tư,v.v....
- Các thông tin truy cập trên các trang mạng điện tử chính thức của tỉnh Bắc
Ninh, trang báo điện tử chuyên ngành,v.v...
Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp
và gửi bảng câu hỏi.
- Tiến hành thu thập số liệu qua phỏng vấn, phiếu khảo sát thăm dò ý kiến về các
hoạt động khuyến công của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2017.
Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Áp dụng phương phát thống kê mô tả sử dụng trong
luận văn nghiên cứu và xử lý đối với các thông tin Phương pháp này được sử dụng để
mô tả thực trạng tình hình phát triển hoạt động khuyến cơng tại Trung tâm. Sau khi tổng
hợp được số liệu ta tiến hành phân tích bằng các phương pháp khác nhau, theo số tuyệt
đối, theo số tương đối và số bình quân.
- Phương pháp so sánh: Các số liệu sau khi được tiến hành đánh giá, phân loại
sẽ đem so sánh, đối chứng với các mốc thời gian khác nhau, từ đó đưa ra được những

ix

download by :


đánh giá về sự phát triển của hiện tượng là nhanh hay chậm, sự vật hiện tượng đó là tốt
hay xấu.
3. Kết quả chính và kết luận
Khái quát được bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động của Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh.
Phản ánh thực trạng các nội dung hoạt động khuyến cơng của Trung tâm với
những vấn đề như: q trình triển khai các nội dung hoạt động khuyến công, những kết
quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân.
Đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động khuyến công tại Trung

tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh, như: nâng cao năng lực
quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công; phát triển mạng lưới khuyến
công; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường sự phối hợp với các bộ phận trong
Trung tâm nhằm tối đa phát triển hoạt động khuyến công; nâng cao hơn nữa công tác
lập kế hoạch khuyến công hàng năm.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Dinh Thu
Thesis title: Developing industrial promoting at Bac Ninh center of Industrial
Promotion and industrial developing consultancy.
Major: Business Management

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1.

Research objectives:

Based on systematizing theories and practices for industrial promoting of Bac Ninh
Industrial Promotion Center, our research assesses the current state of industrial
promoting in recent years, and proposes neccessary measures to improve the
development of industrial promoting of Bac Ninh Industrial Promotion Center in the
comming time.
Material s and methods


2.

Data collection
-

Secondary data: we collected the legal documents and guidelines of industrial
promotion, the reports of the state of industrial promoting at Bac Ninh Industrial
Promotion Center, Bac Ninh department of Industry and Trade, General
Statistics Office of Vietnam, Department of Planning and Investment. Data was
taken from the offical website of Bac Ninh province, and somes websites of ejournals, etc.

-

Primary data: data was collected through surveys, in which we interviewed
directly selected companies in Bac Ninh provinces in 2017.

Data analysis methods

3.

-

Descriptive statistics methods: Descriptive statistics was ultilized to explore the
information for describing the current state of the development of industrial
promoting in the center. We applied the analysis of different methods including
absolute value analysis, mean value analysis and correlation analysis.

-


Comparison methods: we evaluated and classified data was made the
comparison between the different periods in order to access the development and
the quality of subjects accurately.
Main results and conclusions

Our results described the general state of some activities of Bac Ninh Industrial
Promotion center. In addition, our thesis accessed clearly some practical issues of

xi

download by :


industrial promoting at Bac Ninh Industrial Promotion center including: the
processing of the implement of industrial promoting, successes, shortcomings and
weaknesses and the reasons of the weakness of industrial promoting at Bac Ninh
Industrial Promotion center.
In order to improve the industrial promoting at Bac Ninh Industrial Promotion
center, it is necessary to improve the qualification of management and performance of
industrial promoting, develop the efficient net of industrial promotion, promote the
abvertising activities, and coordinated with different levels, sectors in the center in order
to maximize the development of industrial promoting, as well as, perfect the planning of
anual industrial promotion activities.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa
ngõ Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng kinh tế,
văn hóa phong phú đa dạng, Bắc Ninh đã và đang khai thác nhiều nguồn lực của
một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm năng động (Hà Nội-Hải PhòngQuảng Ninh) gồm 8 huyện, thị xã, thành phố. Vùng đất Kinh Bắc được biết đến
như là cái nôi của những lễ hội truyền thống đặc trưng như Hội Lim, hội Đền Đô,
hội Chùa Dâu, Bà Chúa Kho...là nơi sản sinh và giữ gìn những làn điệu dân ca
quan họ mượt mà, đằm thắm, đậm đà bản sắc dân tộc mà cịn là nơi có nhiều làng
nghề thủ cơng mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ
lần thứ XIX đã khẳng định phương hướng, mục tiêu tổng quát đến năm 2020
“Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện
phát triển bền vững; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp
hỗ trợ; chú trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới gắn với phát triển đô thị; giải quyết tốt vấn đề môi trường; nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực và các lĩnh vực văn hóa – xã
hội, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng nền tảng để phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của Thế kỷ 21
theo hướng văn minh, hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó, cần có nhiều giải pháp
tồn diện, trong đó có việc khuyến khích phát triển cơng nghiệp ở nông thôn, gọi
tắt là hoạt động khuyến công.
Thời gian qua, hoạt động khuyến công tại tỉnh Bắc Ninh nói chung, thực
chất là tại Trung tâm Khuyến cơng và Tư vấn phát triển cơng nghiệp Bắc Ninh đã
có những bước phát triển đáng kể, khẳng định được vai trò quan trọng trong việc
khuyến khích thúc đẩy cơng nghiệp nơng thôn phát triển, giá trị sản xuất công
nghiệp nông thôn ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nơng
thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động
tại địa phương có thu nhập ổn định. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao
động trên địa bàn đã tiếp cận và hiểu được chủ chương chính sách của Đảng và
Nhà nước về khuyến khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn. Kinh phí khuyến
cơng tuy khơng lớn nhưng đã thực sự động viên khuyến khích được các đơn vị

quyết tâm đầu tư phát triển sản xuất.

1

download by :


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hoạt động
khuyến công ở Bắc Ninh luôn bộc lộ nhiều tồn tại cần được khắc phục như về
nguồn nhân lực làm công tác khuyến công trên địa bàn chưa đáp ứng về số
lượng, thiếu kinh nghiệm; việc xây dựng kế hoạch khuyến công chưa bám sát
quy hoạch, chưa sát với thực tế địa phương và chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế
của doanh nghiệp; nhiều đề án, đề xuất đầu tư chất lượng hồ sơ đăng ký thấp;
mức hỗ trợ thấp, thanh quyết tốn kinh phí chậm, rườm rà, nhiều thủ tục; các nội
dung hỗ trợ chưa thiết thực; cơ chế quản lý hoạt động khuyến công chưa đồng
bộ, thiếu khoa học, chồng chéo, chưa phát huy hiệu quả nguồn ngân sách…
Nhằm đưa ra được bức tranh tổng quát về hoạt động khuyến công tại tỉnh
Bắc Ninh và rút ra những giải pháp để phát triển hoạt động khuyến công trong
thời gian tới và đây cũng là mảng công việc do bản thân em trực tiếp tham mưu
cho Sở Công thương Bắc Ninh trong công tác quản lý Khuyến công tại địa bàn
tỉnh Bắc Ninh. Xuất phát từ lý do đó, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phát triển
khuyến công tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp
Bắc Ninh".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động khuyến công của Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển cơng nghiệp Bắc Ninh, từ đó rút ra những
điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong hoạt động khuyến
công giai đoạn 2014 – 2017 của Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển
công nghiệp Bắc Ninh.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động khuyến
công tại Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh.
- Xác định được khung lý thuyết nghiên cứu q trình hoạt động khuyến
cơng; Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động khuyến công tại Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động khuyến
công của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh
đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung hoạt động Khuyến cơng tại Trung tâm Khuyến công
và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh.
+ Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động khuyến cơng của tỉnh Bắc
Ninh; Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến công tại Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh.
+ Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển
cơng nghiệp Bắc Ninh.
+ Phạm vi thời gian
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, trình độ chun mơn của cán bộ khuyến công,
các hoạt động khuyến công mà Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển
công nghiệp Bắc Ninh thực hiện từ năm 2014-2017.


3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về khuyến công
2.1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của khuyến công
Khái niệm
Ở Việt Nam, thuật ngữ khuyến công được nhắc đến nhiều trong thời
gian gần đây khi nền kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNHHĐH, nhất là cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn.
Khuyến công là các hoạt động nhằm khuyến khích phát triển cơng
nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã
hội, lao động ở các địa phương (Chính phủ, 2012).
Mục tiêu của hoạt động khuyến cơng
Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham
gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp.
Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân
công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nơng thơn mới.
Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm;
bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người.
Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách

bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội
nhập kinh tế quốc tế (Chính phủ, 2012).
2.1.1.2. Đối tượng áp dụng và ngành nghề được hỗ trợ kinh phí khuyến cơng
* Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa,

4

download by :


hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định
của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn); Các cơ sở
sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh; Tổ chức, cá
nhân trong nước và ngồi nước tham gia cơng tác quản lý, thực hiện các hoạt
động dịch vụ khuyến công. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013).
* Ngành nghề được hỗ trợ kinh phí khuyến công
Các tổ chức, cá nhân theo (đối tượng áp dụng) ở mục trên và các ngành
nghề sau đây được hưởng chính sách khuyến cơng:
- Cơng nghiệp chế biến-lâm-thủy sản và chế biến thực phẩm. Sản xuất
hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập
khẩu. Cơng nghiệp hóa chất phục vụ nơng nghiệp, nơng thôn. Sản xuất vật
liệu xây dựng . Sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị,
dụng cụ cơ khí, điện, điện tử-tin học. Sản xuất, gia cơng chi tiết, bán thành
phẩm và công nghiệp hỗ trợ. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản
xuất công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013).
2.1.1.3. Vai trị của khuyến cơng

* Vai trị trong phát triển nơng thơn
Trong điều kiện nước ta hiện nay, với khoảng 80% dân số sống ở nông
thôn, việc phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ln là ưu tiên
hàng đầu trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó cơng nghiệp
nơng thơn là một bộ phận quan trọng và cũng là chủ thể trong q trình phát
triển nơng thơn. Phát triển nơng thơn là cái đích của nhiều hoạt động khác
nhau tác động vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến
cơng là một tác nhân, một bộ phận quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển nơng thơn.
Thơng qua hoạt động khuyến công, các cơ sở công nghiệp nơng thơn và
người lao động có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm kiến thức, hỗ
trợ giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất và đời sống kinh tế xã hội.

5

download by :


Giao
thơng
Giáo dục,
y tế

điện,
nước

Phát triển
nơng thơn

Khuyến

nơng

Khuyến
cơng

Tín
dụng

Thị
trường

Cơng
nghệ

Sơ đồ 2.1. Vai trị của khuyến cơng đối với phát triển nơng thơn
* Vai trị đối với nhà nước

các giải pháp
- các nhà hoạch định
chính sách
- nhà nghiên cứu

Khuyến
công

cơ sở công nghiệp
nông thôn

các vấn đề


Sơ đồ 2.2. Vai trị của khuyến cơng đối với nhà nước
- Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thơng tin về những nhu cầu và nguyện
vọng của các cơ sở công nghiệp nông thôn đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở
đó nhà nước hoạch định, sửa đổi để có được các chính sách phù hợp.
- Khuyến cơng là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các
chính sách, chiến lược phát triển cơng nghiệp nơng thơn.

6

download by :


- Vận động cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp thu và thực hiện chính sách,
pháp luật của nhà nước.
* Là cầu nối giữa cơ sở công nghiệp và nhà khoa học
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ thường là kết quả
nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu khoa học như viện, trường, trung
tâm…những tiến bộ này cần được người dân và doanh nghiệp lựa chọn áp dụng
vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế giữa nghiên cứu và
ứng dụng thường có một khâu trung gian để truyền tải hoặc cải tiến cho phù hợp
thì mới áp dụng được. Ngược lại những kinh nghiệm, những đòi hỏi, nhận xét,
đánh giá về kỹ thuật mới của người dân và doanh nghiệp cũng cần được phản hồi
tới các nhà khoa học để họ giải quyết cho sát thực tế. Trong trường hợp này vai
trị của khuyến cơng chính là chiếc cầu nối giữa khoa học với người dân và
doanh nghiệp.
2.1.2. Nội dung hoạt động khuyến công
2.1.2.1. Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề
Tổ chức các khoá đào tạo nghề, truyền nghề (chủ yếu là tại chỗ), ngắn hạn
dưới 1 năm, gắn với cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao
tay nghề cho lao động nông thôn;

Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiêu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ
giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ở
nông thơn.
2.1.2.2 Nâng cao năng lực quản lý
Biên soạn chương trình, giáo trình khởi sự, quản trị doanh nghiệp cơng
nghiệp nơng thơn có nội dung phù hợp với nhu cầu thực tế và đối tượng đào tạo;
Đào tạo cán bộ của các tổ chức dịch vụ khuyến cơng để có đủ năng lực
tham gia hoạt động tư vấn, đào tạo của chương trình;
Tổ chức các khố đào tạo, tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị
doanh nghiệp nông thôn;
Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh
doanh, khoa học công nghệ mới và các chủ đề khác liên quan đến sản xuất công
nghiệp cho cơ sở công nghiệp nông thôn;
Tổ chức hỗ trợ cho các cơ sở cơng nghiệp nơng thơn tham gia các khố học,
hội thảo; khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước;

7

download by :


Tư vấn, hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để thành lập doanh
nghiệp và doanh nghiệp mới thành lập.
2.1.2.3. Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
và tiến bộ khoa học kỹ thuật
Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mơ hình trình diễn kỹ thuật cơng
nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộ
khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao;
Hỗ trợ xây dựng các mơ hình trình diễn trong các lĩnh vực sản xuất tiểu
thủ cơng nghiệp để khuyến khích hiện đại hố cơng nghệ truyền thống;

Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, cơng nghệ
tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô
nhiễm môi trường.
2.1.2.4. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Hoạt động xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghệp nơng
thơn thể hiện bản sắc văn hố truyền thống, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
trong nước và ngoài nước;
Xây dựng và ban hành hệ thống Quy chế bình chọn các sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia;
Hoạt động tổ chức bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia;
Hỗ trợ các cơ sở cơng nghiệp nơng thơn có sản phẩm tiêu biểu mở rộng
sản xuất, thị trường, cải tiến công nghệ, mẫu mã …để tạo ra những sản phẩm đạt
được cấp cao hơn;
Hoạt động Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn,
hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội
chợ, triển lãm.;
Hoạt động hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng
bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
2.1.2.5. Phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin
Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án
đầu tư, marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế tốn - nhân lực; thành lập
doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã,

8

download by :


bao bì đóng gói; ứng dụng cơng nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ

các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai,
chính sách khoa học cơng nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách
ưu đãi khác của Nhà nước.
Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển cơng nghiệp, khuyến cơng,
thơng tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mơ hình sản xuất kinh doanh điển
hình, sản xuất sạch hơn trong cơng nghiệp, thơng qua các hình thức như: Xây
dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm;
xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thơng tin
đại chúng khác.
2.1.2.6. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công
nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề. Hỗ trợ
xây dựng các cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp.
Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu
tư phát triển cụm công nghiệp.
Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô
nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ xây dựng hệ
thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp
nông thôn.
2.1.2.7. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình khuyến
cơng
Các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới các văn bản liên quan nhằm hoànn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách
về hoạt động khuyến cơng;
Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Trung tâm Khuyến công
cấp vùng và cấp tỉnh. Xây dựng và duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến cơng.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn hoạt động khuyến công
để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công từ Trung ương đến địa phương;
Cơ quan cấp trên tạo điều kiện cho các trung tâm khuyến công theo hướng
chuyên nghiệp hoá, kết nối với các cơ quan, viện, trường, doanh nghiệp có khả

năng thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn kỹ thuật tại cơ sở;

9

download by :


Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao
năng lực quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm cơng
tác khuyến cơng;
Xây dựng chương trình khuyến cơng từng giai đoạn; kế hoạch khuyến
công hàng năm.
Hợp tác quốc tế để hỗ trợ cho hoạt động khuyến công trong nước.
Đào tạo nghề, truyền
Nâng cao năng

nghề và phát triển nghề

lực quản lý

Hoạt động
khuyến cơng
Phát triển sản
phẩm

Hỗ trợ xây dựng mơ hình
trình diễn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ và
tiến bộ KHKT


Nâng cao năng lực
quản lý và tổ chức
thực hiện chương
trình khuyến cơng

cơng

nghiệp nơng

Phát triển

thôn tiêu biểu

hoạt động tư
vấn, cung cấp
thông tin

Hỗ trợ liên doanh,
liên kết, hợp tác kinh
tế và phát triển cụm
công nghiệp

Sơ đồ 2.3. Các nội dung của hoạt động khuyến công
2.1.2.8. Nguồn kinh phí khuyến cơng
Nguồn kinh phí thực hiện khuyến cơng gồm có:
- Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động khuyến cơng
quốc gia do Bộ Công Thương quản lý, tổ chức thực hiện và bổ sung chi có mục tiêu
cho ngân sách địa phương theo chương trình, kế hoạch, đề án được phê duyệt.
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động khuyến công
do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và tổ

chức thực hiện.
- Ngồi các nguồn kinh phí nêu trên, Bộ Cơng Thương, Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh có trách nhiệm huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, lồng ghép các dự

10

download by :


án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình phát triển kinh tế xã hội khác để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình khuyến cơng.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến công
2.1.3.1. Các yếu tố bên ngồi
* Quy mơ cơ sở cơng nghiệp
Nói tới khuyến cơng là nói tới các hoạt động hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất
công nghiệp ở vùng nơng thơn, mà các cơ sở này thường có quy mô nhỏ, lẻ. Việc
hỗ trợ cho các cơ sở này ln gặp nhiều khó khăn do năng lực, trình độ của nhà
quản lý kém, am hiểu chính sách pháp luật ít,…
* Quan niệm của chủ cơ sở
Có những ơng chủ cơ sở công nghiệp nông thôn không thiết tha với các
hoạt động khuyến cơng, do kinh phí hỗ trợ ít, thủ tục rườm rà, v.v… ảnh hưởng
lớn đến việc triển khai các hoạt động khuyến cơng.
* Chính sách đối với khuyến cơng
Những chính sách liên quan tới khuyến cơng có nhiều bao gồm các chủ
trương chính sách về phát triển công nghiệp nông thôn của trung ương, của tỉnh,
nhưng chính sách quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động
khuyến cơng vẫn là chính sách về đầu tư kinh phí, chính sách đãi ngộ cho cán bộ
khuyến cơng.
*Chính sách đầu tư cho khuyến cơng:
Các hoạt động khuyến công muốn triển khai thực hiện được đều cần có
kinh phí. Tuy nhiên việc quyết định đầu tư mức kinh phí bao nhiêu cho các hoạt

động khuyến cơng lại thường căn cứ vào từng chương trình, đề án khuyến cơng.
Nếu kinh phí dành cho hoạt động khuyến cơng của mỗi đề án, chương trình mà quá
thấp thì dẫn đến nhiều hoạt động khuyến công như xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật, đào tạo tập huấn, thơng tin tuyên truyền khó được thực hiện hoặc được thực
hiện nhưng kết quả sẽ không cao. Ngược lại, nếu mức đầu tư quá cao sẽ gây ra sự
lãng phí đồng thời có thể làm nảy sinh những tiêu cực dẫn đến hiệu quả của các hoạt
động cũng bị hạn chế. Do vậy, mức độ đầu tư kinh phí cho các hoạt động khuyến
cơng cần được tính tốn, xem xét kỹ sao cho phù hợp với từng chương trình, dự án
khuyến cơng để hiệu quả khuyến công được cao nhất. Hiện nay nguồn kinh phí cho
các hoạt động khuyến cơng vẫn là từ ngân sách Nhà nước bao gồm kinh phí khuyến
cơng quốc gia và kinh phí khuyến cơng địa phương. Nhìn chung mức độ đầu tư cho

11

download by :


các hoạt động khuyến cơng vẫn cịn thấp, do vậy nội dung hoạt động khuyến công
như thông tin tuyên truyền, xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, đào tạo nghề, tập
huấn đôi khi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
* Chính sách đãi ngộ cho các bộ khuyến công
Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng
lực và sự tận tình của cán bộ làm cơng tác khuyến cơng và do đó nó ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả của các hoạt động khuyến công. Các chế độ đãi ngộ lương,
phụ cấp, bảo hiểm xã hội,… cho cán bộ khuyến công ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống vật chất, đến cuộc sống sinh hoạt của bản thân gia đình họ. Nếu những đãi
ngộ này hợp lý góp phần đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình thì nó sẽ tạo
điều kiện cho cán bộ khuyến cơng tập trung hết mình vào công việc, ngược lại
nếu mức đãi ngộ không thỏa đáng không những người cán bộ khuyến công
không chuyên tâm, nhiệt tình vào cơng việc, gây nên sự lãng phí nguồn năng lực

hiện có mà hiệu quả khuyến cơng khơng cao.
2.1.3.2. Các yếu tố bên trong
Năng lực của cán bộ làm cơng tác khuyến cơng thể hiện ở trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, ở khả năng giao tiếp, ở phẩm chất đạo đức của họ. Một người
cán bộ khuyến công thực sự địi hỏi khơng chỉ giỏi về chun mơn, nghiệp vụ, có
các kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt mà cịn phải có phẩm chất đạo đức kiên trì,
nhẫn nại, cần cù, có lịng nhiệt tình tận tâm với cơng viêc. Đây là những yếu tố
cần thiết, quan trọng của một người làm công tác khuyến công. Người cán bộ
khuyến cơng khơng thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu thiếu đi một
những yếu tố này. Tuy nhiên, thực tế công tác khuyến công trong những năm gần
đây cho thấy tuy đã đạt được một số các kết quả tốt nhưng vẫn cịn có những nơi
cán bộ khuyến cơng có trình độ chun mơn thấp, đặc biệt có người là do từ các
phòng ban chức năng khác chuyển sang mà chưa có nhiều hiểu biết, kiến thức về
khuyến cơng. Đấy cũng là lý do mà nhiều các chương trình dự án khuyến công
không đem lại hiệu quả như mong đợi.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Thực tiễn ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hoạt động khuyến công đang ngày
càng đi vào chiều sâu, công tác quản lý nhà nước về khuyến công ngày càng
được củng cố mạnh. Tổ chức hệ thống khuyến công đã được quan tâm đầu tư, kết

12

download by :


×