Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhành gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ HỒNG DUN

PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH GIA LÂM

Chuyên ngành:

Quản Trị Kinh Doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc, kết quả của bản luận văn này ngồi sự nỗ lực của tác giả, cịn có
sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo trong khoa Kế toán và Quản trị Kinh


doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hồng Duyên

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập, nghiên cứu, tơi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình
của các thầy, cơ giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè về tinh thần và vật chất để tôi hồn
thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến q báu, giúp đỡ tơi vượt qua những
khó khăn trong q trình nghiên cứu để hồn chỉnh bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các thầy giáo, cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tơi nhiều ý kiến q báu
để tơi hồn thành bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng tồn thể cán bộ cơng chức Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát
triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình nghiên cứu đề tài.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và
nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hồng Duyên

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis Abstract ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................... 4

2.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng ............................................................................. 9
2.1.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng........................................................................... 10
2.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng ............................................................................... 14
2.1.5. Nội dung về phát triển cho vay tiêu dùng ............................................................. 16
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng .......................... 21
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 25
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng ở một số nước trên thế giới ............... 25
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam ............................................................................................................. 28
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 33
3.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
iii

download by :


Nam, chi nhánh Gia Lâm .................................................................................... 33
3.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý ........................................................................................ 36
3.1.3. Tình hình lao động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
chi nhánh Gia Lâm .............................................................................................. 38
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, chi nhánh Gia Lâm ............................................................................ 38
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 44
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu................................................................. 44
3.2.2. Phương pháp phân tích ......................................................................................... 46
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 47
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 48
4.1. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm .................................................................... 48

4.1.1. Phát triển theo chiều rộng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ............................................................................ 48
4.1.2. Phát triển theo chiều sâu cho vay tiêu dùng ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ........................................... 55
4.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm trong thời
gian qua ............................................................................................................... 75
4.2. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Gia Lâm .................................................. 85
4.2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 85
4.2.2. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ................................................... 88
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 97
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 98
5.2.1. Kiến nghị Chính phủ ............................................................................................. 98
5.2.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước ...................................................................... 98
5.2.3. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ........................... 99
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 100
Phụ lục .......................................................................................................................... 102

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CC

Cơ cấu

CV

Cho vay

CVTD

Cho vay tiêu dùng

GTCG/TTK

Giấy tờ có giá/ Thẻ tiết kiệm

NH No&PTNT VN

Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

PGD

Phòng giao dịch

QHKH

Quan hệ khách hàng

QHKHCN

Quan hệ khách hàng cá nhân

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

v


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Gia Lâm ................................................................................................. 37
Bảng 3.2. Cơ cấu huy động vốn của NHNo&PTNT Gia Lâm từ 2013 - 2015............... 40
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm từ 2013 đến 2015 ................................................... 42
Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam, chi nhánh Gia Lâm từ 2013 đến 2015 ................................................................... 43
Bảng 3.5. Thu thập thơng tin thứ cấp.............................................................................. 45
Bảng 4.1. Tình hình mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng của Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ...................................................... 48
Bảng 4.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm qua 3 năm ...................................................................... 50
Bảng 4.3. Mở rộng đối tượng cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm qua 3 năm ..................................................... 54
Bảng 4.4. Thông tin khách hàng vay vốn tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm .................................................. 56
Bảng. 4.5. Số lượng khách hàng theo quy mơ món vay của ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ...................................... 58
Bảng 4.6. Thời hạn các gói cho vay tiêu dùng ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm qua 3 năm ............................................. 58
Bảng 4.7. Nâng cao chất lượng cho cán bộ phục vụ cho vay tiêu dùng của ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ................... 61
Bảng 4.8. Doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng ................................................... 62
Bảng 4.9. Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ...................................... 64
Bảng 4.10. Doanh số cho vay tiêu dùng theo loại hình khách hàng của ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ............................ 65
Bảng 4.11. Kết quả hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ...................................... 68
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động cho vay cán bộ công nhân viên của ngân hàng
vi

download by :


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ............................ 69
Bảng 4.13. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng khác của ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm ...................................... 71
Bảng 4.14. Lợi nhận từ hoạt động cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm............................................................... 73
Bảng 4.15. Đánh giá chất lượng các khoản mục cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm............................................. 74

vii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Gia Lâm ............................... 39
Biều đồ 4.1. Đánh giá của khách hàng về lãi suất món vay(%) ..................................... 78
Biều đồ 4.2. Đánh giá của khách hàng về món vay (%) ................................................. 79
Biều đồ 4.3. Hoàn thành thủ tục vay vốn (%)................................................................. 80
Biều đồ 4.4. Sự phù hợp chuyên ngành của cán bộ, nhân viên ngân hàng (%) .............. 81
Biều đồ 4.5. Trình độ của cán bộ, nhân viên ngân hàng (%) .......................................... 82


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm ................................ 36
Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay của chi nhánh ................................................................... 59

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thưc trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động phát triển cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT VN, chi nhánh Gia
Lâm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng trong thời gian tới. Thông tin thứ cấp được sử dụng từ các báo cáo, thống kê của
chi nhánh Gia Lâm và các tài liệu liên quan đến cho vay tiêu dùng đã được công bố. Số
liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát 120 khách hàng có sử dụng vốn CVTD
của chi nhánh Gia Lâm. Các phương pháp thống kế mô tả, phương pháp so sánh, phân
tổ thống kê, phương pháp chuyên gia được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển CVTD tại chi nhánh. Nghiên cứu chỉ rõ được vai trò của hoạt động CVTD
cho xã hội. Nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng hoạt động phát triển cho vay tiêu
dùng. Ngân hàng đã mở rộng được mạng lưới hoạt động của ngân hàng bằng cách tăng
số phòng giao dịch, tăng số lượng nhân viên và cộng tác viên. Mức CVTD qua 3 năm
tăng lên đáng kể, tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ giảm xuống. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng
tăng lên qua 3 năm và tỷ trọng lợi nhuận từ CVTD so với tổng lợi nhuận của ngân hàng
đang ngày càng tăng lên. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao các kỹ năng tiếp thị,
giao tiếp, thẩm tra, thanh tra…cho nhân viên. Bên cạnh đó cịn một số mặt hạn chế:
CVTD tại Chi nhánh vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường; các món tiền của
các gói CVTD cịn ở mức thấp; Các quy định về phương pháp cho vay, quy trình thủ tục
hồ sơ cho vay cịn những điều chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các yêu cầu chính
đáng của người vay; Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu CVTD của Chi nhánh còn hạn chế.

Từ thực trạng chúng tơi đưa ra 9 nhóm giải pháp để phát triển cho vay tiêu dùng tại chi
nhánh Gia Lâm gồm Tăng cường công tác huy động vốn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
tín dụng tiêu dùng của khách hàng; Mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng; Mở
rộng đối tượng cho vay tiêu dùng; Tăng số lượng tiền của các gói vay; Đa dạng hóa sản
phẩm, dịch vụ; Tăng cường thu hút khách hàng; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ;
Xây dựng quy trình cho vay hợp lý, rút ngắn thời gian giao dịch; Quản lý nợ quá hạn,
nợ xấu của cho vay tiêu dùng
Từ khóa: Cho vay tiêu dùng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh Gia Lâm

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
This study was conducted to evaluate the situation and factor that influence on
development activities of lending for consumption at the Bank of Agriculture and Rural
Development , Gia Lam branch, base on that, proposed some measures to boost consumer
debt in near future. Secondary information was accumulated from the statistics report of
branch of Gia Lam and documents related to consumer debt have been announced. Primary
data was collected by surveying 120 clients have used lending capital of Agribank Gia Lam.
Descriptive statistical, comparative, disaggregated statistics and expert method are used to
analyze and evaluate the developing situation of consumer debt in this branch. Research
demonstrates clearly the role of consumer debt for social activities. The study reflects
current activities of consumer debt. The Bank has expanded its network by increasing the
number of transaction office, rising the volume of employees and collaborators. Consumer
debt levels over 3 years has been increased significantly, bad consumer debt with total ratio
fell outstanding. Profit from consumer debt growth up over 3 years and the share of profit
from consumer debt against the total profits rising significantly. To organize training

courses to improve the skills of marketing, communication, evaluation and inspection ... for
employees. However, there are some drawbacks: Consumer debt at the branch is still
failing to meet the market demand; The amount of money for loan consumption still low;
The regulations on lending methods, procedures lending records have some inadaptabilities,
failing to meet the legitimate requirements of the borrower. The products meet the
consumer demand of the branch are limited. To deal with these problems, we launched nine
solutions to develop consumer debt branch in Gia Lam includes: Raising capital in order to
meet consumer demand for consumer credit; Expanding bank network operations; Object
push consumer debt; Increase the amount of money for loan package; Diversification of
products and services; To further attract customers; Improving the quality of staff;
Construction lending process, shortening the time of transaction; Management of overdue
debts, bad debts of consumer debt.
Key words: Consumer debt, Gia Lam Bank of Agriculture and Rural development

x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đứng trước những thách thức của tiến trình hội nhập và xu thế tồn cầu
hóa, đặc biệt là sự tham gia của các Ngân hàng nước ngồi đã góp phần tạo động
lực buộc các Ngân hàng thương mại trong nước phải nỗ lực hơn nữa trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường cạnh
tranh quốc tế khốc liệt. Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của nền kinh
tế, cùng với đó là sự cải thiện đáng kể trong mức sống dân cư, thì nhu cầu về tiêu
dùng của phần lớn bộ phận dân cư tăng lên rất nhiều với nhiều hình thức tiêu
dùng khác nhau. Do vậy, muốn thu hút khách hàng và duy trì khả năng cạnh
tranh; giúp cho các dịch vụ Ngân hàng phong phú hơn, chất lượng hơn và mang

lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng, đòi hỏi các NHTM cần phải phát triển hệ
thống dịch vụ Ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, định hướng theo nhu cầu của nền
kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ Ngân
hàng truyền thống và tiếp cận với các hoạt động của Ngân hàng hiện đại.
Ở Việt Nam, một trong những dịch vụ hình thành để đáp ứng các nhu cầu
cấp bách đó là hoạt động Cho vay tiêu dùng. Đây là một dịch vụ khá phổ biến ở
các nước trên Thế giới nhưng ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong những năm
trở lại đây. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho
các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh
tế hộ gia đình, thanh tốn học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi... và
các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Các Ngân hàng tại Việt Nam trong
đó có NHNo&PTNTVN đã và đang rất nỗ lực để khai thác mảng thị trường này.
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm đang
là một lĩnh vực rất tiềm năng, ngân hàng đã triển khai nhiều loại hình cho vay
tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, không ngừng đẩy mạnh dư nợ cho vay tiêu
dùng, từng bước cải thiện quy trình cho nhanh gọn. Tuy nhiên về chính sách, quy
chế và thủ tục giải ngân còn tồn tại những vướng mắc và chưa thực sự được chú
trọng khai thác. Việc xem xét một cách tổng quát hoạt động này và đưa ra một số
giải pháp nhằm mở rộng hoạt động này là rất cần thiết cho chi nhánh. Vì vậy, tơi
đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm”.

1

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển

cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT VN, chi nhánh Gia Lâm, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại ngân hàng trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu dùng
của các Ngân hàng Thương mại;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu
dùng tại NHNo&PTNT VN, chi nhánh Gia Lâm;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cho vay tiêu dùng tại
NHNo&PTNT VN, chi nhánh Gia Lâm trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT
VN chi nhánh Gia Lâm, bao gồm các sản phẩm cho vay tiêu dùng chính như: (1)
cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà, (2) cho nhóm cán bộ cơng nhân
viên chức vay phục vụ tiêu dùng; (3) các gói vay tiêu dùng khác (cho vay mua
phương tiện đi lại, cho vay mua sắm vật dụng gia đình...)
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu dùng
- Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm.
- Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT
VN trong thời gian tới.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại NHNo&PTNT VN, Chi nhánh Gia
Lâm, trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội.
2

download by :



1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Đề tài thực hiện dựa vào thu thập số liệu từ năm 2013 đến năm 2015;
- Số liệu thứ cấp chúng tôi tiến hành thu thập năm 2016;
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016;
- Các giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.2. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
* Tăng trưởng
Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm đôi khi được coi là đồng nghĩa
nhưng thực chất chúng có nội dung khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, cịn phát triển khơng
những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng,
phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải.
Tăng trưởng là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhà quản lý, các nhà
hoạt động chính trị... thường xuyên sử dụng. Tăng trưởng được hiểu là sự gia
tăng về mặt số lượng của một sự vật hiện tượng nhất định. Tăng trưởng kinh tế là
sự tăng lên về quy mô số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ (sản lượng) của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu tổng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một ngành tăng lên
điều đó được coi là tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và

tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng
trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng
nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới
dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu: Tổng
sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và được tính cho
tồn thể nền kinh tế hoặc tính bình qn trên đầu người. Như vậy, tăng trưởng là
sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản xuất quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và
sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh
giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh
suy của một quốc gia, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để khắc phục đói
nghèo lạc hậu; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; là điều
kiện để tăng thêm việc làm, giảm thất nghiệp; củng cố quốc phòng an ninh…
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Do đó, nếu
4

download by :


không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có
khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải.
Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội như mong muốn. Nếu tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn nền
kinh tế đến "trạng thái quá nóng", lạm phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội
thiếu bền vững.
Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức cần thiết thì phải có sự phối hợp
đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách quan
và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các cơng cụ địn
bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm... Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn
cầu như hiện nay, mỗi nước khơng thể tự đóng khung mình lại mà phải trao đổi,

giao lưu và hội nhập với thế giới bên ngoài, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đẩy
mạnh xuất - nhập khẩu, tổ chức kinh tế theo hướng mở có kiểm sốt.
* Phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.
Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng thái
bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong.
Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy.
Điều đó có nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng
như cả thế giới nói chung khơng đơn giản chỉ có biến đổi, mà ln ln chuyển
sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và
khơng bao giờ lặp lại hồn tồn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng
thái của bất kì sự vật hay hiện tượng nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi
các mối liên hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Nguồn gốc của
phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát
triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất. Chiều
hướng phát triển là sự vận động xốy trơn ốc.
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo
Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức
sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã
hội”. Còn theo Lưu Đức Hải: “Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều
yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, văn hố,...”.
5

download by :


Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển. Mặc dù
có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng Phát triển kinh tế là
khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi xã hội, thông

thường nói tới phát triển là nói tới sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách
toàn diện.
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: "Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản lượng và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó
là sự kết hợp chặt chẽ q trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia"
2.1.1.2. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường
chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các loại hình
Ngân hàng.
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng
nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ,
vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ ổn định
kinh tế.
Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc
vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Nhưng cách tiếp cận thận trọng
nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà
chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh tốn
và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế”.
Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ghi: “Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp

6

download by :


tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn” (Luật các tổ chức tín dụng của
nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003)
Ngân hàng thương mại là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết
mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại Ngân hàng. Vốn vay từ Ngân hàng mang lại
nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Đây là tổ chức cho vay chủ
yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Đối với các doanh nghiệp,
ngân hàng thương mại thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc
mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật.
Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng
hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản
điện tử…Khi họ cần thơng tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường
đến ngân hàng để nhận lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính
phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất
của ngân hang đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu
nối giữa các cá nhân và tổ chức hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm tiền vào nơi khan
thiếu. Hoạt động của ngân hang thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng
hố đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay
vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi
tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
Khác hẳn với ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng Trung
ương) khơng hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ.
Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân

hàng mẹ có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính
sách tiền tệ; và có rất nhiều ngân hàng thương mại, có thể coi là các ngân hàng
con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Trong trường hợp
ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, ngân hàng Trung ương sẽ là
nguồn cấp vốn cuối cùng mà ngân hàng thương mại tìm đến.
Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài
sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng
khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần
chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gủi ngân hàng và
7

download by :


mua trái phiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để
đề phịng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là tỉ lệ dự trữ của
ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và
vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi
nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức
như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phịng tài chính và quỹ đầu tư phát
triển. Vốn cấp 2 bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ
chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi,
cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác).
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực
sự đóng một vai trị rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trị giữ cho mạch máu
(dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thơng và có vậy mới góp phần bơi trơn cho
hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. (Ddward WReed và
Edward K.Gill, 2003)
2.1.1.3. Khái niệm về cho vay tiêu dùng
Theo Peter S.Rose (Peter S.Rose, 2004), Tín dụng có thể hiểu là một giao

dịch giữa hai chủ thể: Người cấp tín dụng và người được cấp tín dụng. Trong đó,
dựa vào sự tin tưởng, khả năng và ý muốn trả nợ của người được cấp tín dụng,
người cấp tín dụng chuyển giao vốn cho người được cấp tín dụng sử dụng cho
mục đích nhất định trong thời hạn thỏa thuận. Người được cấp tín dụng có trách
nhiệm phải hồn trả cho người cấp tín dụng số tiền đã nhận cộng với phần lãi do
việc sử dụng tiền hoặc tài sản nói trên. Có rất nhiều căn cứ để phân loại tín dụng,
thơng thường ta chia theo các căn cứ sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào hình thái cấp tín dụng ta chia tín dụng ra các hình
thức sau:
-

Cho vay: Cấp tín dụng bằng tiền (Trực tiếp);
Chiết khấu: Cấp tín dụng bằng tiền (Gián tiếp);
Cho thuê: Cấp tín dụng bằng tài sản;

-

Bảo lãnh: Cấp tín dụng bằng uy tín.
Thứ hai: Căn cứ vào mục đích của khoản tín dụng:

-

Tín dụng sản xuất, kinh doanh, đầu tư,

-

Tín dụng tiêu dùng.
Thứ ba: Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
8


download by :


-

Tín dụng khơng có bảo đảm,

-

Tín dụng có đảm bảo:
+ Tín dụng thế chấp;
+ Tín dụng cầm cố;
+ Tín dụng bảo lãnh của bên thứ 3.
Thứ tư: Căn cứ vào thời hạn:

-

Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay dưới 1 năm;

-

Tín dụng trung và dài hạn: Thời hạn cho vay trên 1 năm:
+ Tín dụng trung hạn: Từ 1 tới 5 năm;
+ Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm.
Thứ năm: Căn cứ vào phương thức hồn trả:

-

Tín dụng phi trả góp;
Tín dụng trả góp;


-

Tín dụng tuần hồn.
Thứ sáu: Căn cứ vào nguồn gốc khoản tín dụng:

-

Tín dụng trực tiếp;

-

Tín dụng gián tiếp:
+ Chiếu khấu.
+ Bao thanh toán (Factoring).

Hoạt động cho vay tiêu dùng là một trong rất nhiều hình thức tín dụng
hiện nay. Có thể hiểu: “CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi
tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài
chính quan trọng giúp người tiêu dùng trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình
và xe cộ... Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch...
cũng có thể được tài trợ bởi các khoản CVTD.”
2.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Thứ nhất, số lượng món vay nhiều nhưng giá trị mỗi món vay nhỏ: Nếu so
với các món vay của Doanh nghiệp thì các món vay của Cá nhân có giá trị nhỏ
hơn rất nhiều, do các món vay này thường chỉ dùng để chi trả cho việc mua sắm
phương tiện đi lại, đồ gia dụng, kinh doanh nhỏ lẻ…Số lượng các món vay Cá
nhân phát sinh thường xuyên, với khối lượng giao dịch trong này lớn, do đó chi
9


download by :


phí quản lý các món vay cao. Tuy nhiên, mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng
lại giảm xuống do số lượng khách hàng nhiều.
Thứ hai, khó kiểm sốt được mục đích tiêu dùng: Đối với mỗi khoản vay
nói chung, việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn vay là rất cần thiết. Nó vừa đảm
bảo nguồn tiền vay được khách hàng sử dụng có đúng mục đích như trong
Phương án sản xuất kinh doanh hay không. Đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo cho
nguồn trả nợ sau này. Không giống như cho vay đối với Doanh nghiệp, các món
vay tiêu dùng thường khơng có chứng từ, hóa đơn kèm theo. Vì vậy việc kiểm
sốt mục đích sử dụng vốn vay khá khó khăn.
Thứ ba, khó xác định hiệu quả: Hiệu quả về mặt định lượng và định tính
của hoạt động CVTD cũng rất khó xác định. Chính việc khó kiểm sốt mục đích
của vay tiêu dùng đã gây khó khăn rất nhiều cho việc xác định hiệu quả về mặt
định lượng. Mục đích của CVTD chủ yếu được xác định qua công tác kiểm tra
sau, tuy nhiên các thông tin thu thập phụ vụ công tác kiểm tra sau phụ thuộc
nhiều vào thiện chí của khách hàng vay. Hiệu quả về mặt định tính: Hoạt động
CVTD chủ yếu là thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của khách hàng, vì vậy muốn
việc đánh giá mức độ thỏa mãn này chỉ mang tính chất tương đối, khó đưa ra
được một kết quả chính xác, cụ thể.
2.1.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng
Trong phần này, việc phân loại CVTD được dựa trên nhiều tiêu thức khác
nhau nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn tồn diện về CVTD ở những giác ngộ
khác nhau.
a. Căn cứ vào đối tượng vay
* CVTD cá nhân và hộ gia đình: Là hình thức tài trợ vốn cho các cá nhân,
hộ gia đình sử dụng vào mục đích tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa dịch vụ trước khi họ tích lũy đủ phương tiện thanh tốn.
* CVTD đối với cộng đồng: Có thể hiểu đây là hoạt đồng đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng, các cơng trình mang tính phúc lợi xã hội phục vụ mục đích của
cộng đồng, tuy nhiên, chủ thể nhận nợ vẫn là hộ gia đình, cá nhân.
b. Căn cứ vào mục đích vay
* CVTD phục vụ nhu cầu nhà ở: CVTD cư trú là các khoản cho vay nhằm
tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá
10

download by :


nhân hoặc hộ gia đình. Đây là khoản tín dụng có giá trị lớn, thời hạn cho vay và
tài sản hình thành vốn vay thường là tài sản đảm bảo.
* CVTD phục vụ nhu cầu sinh hoạt: CVTD phi cư trú là khoản cho vay
nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi
phí học hành, giải trí và du lịch... Đây là khoản tín dụng mang tính chất nhỏ lẻ
với thời hạn ngắn.
c. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
* CVTD trả góp: Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ
(gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định
trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản có
giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh
toán hết một lần số nợ vay.
Đối với loại CVTD này, các Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ
bản sau:
Thứ nhất, loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt
hơn nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đối với họ
lâu dài trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, Ngân hàng thường chú ý
đến điều này, vì vậy Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm
những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hay có giá trị lớn. Vì với những loại tài
sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một

khoảng thời gian dài.
Thứ hai, số vốn tự có: Thơng thường, Ngân hàng yêu cầu người đi vay
phải bỏ ra một phần tiền của mình trong phương án vay vốn, phần cịn lại Ngân
hàng sẽ cho vay. Số vốn tự có này cần phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi
vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, mặt khác lại có tác dụng hạn
chế rủi ro cho Ngân hàng. Một khi không cảm nhận được rằng mình là chủ sở
hữu của tài sản hình thành từ tiền vay thì người đi vay có thể sẽ có thái độ miễn
cưỡng trong việc trả nợ. Ngoài ra, khi khách hàng không trả nợ, trong nhiều
trường hợp, Ngân hàng đành phải tiếp nhận và phát mại tài sản để thu hồi nợ.
Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị, tức là giá trị thị trường
nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản, cho nên số tiền trả trước có một vai trị rất
quan trọng giúp cho Ngân hàng hạn chế rủi ro.
Số vốn tự có thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
11

download by :


- Loại tài sản: Đối với tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số vốn tự có
nhiều và ngược lại, đối với tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số vốn tự có ít.
- Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: Tài sản sau khi đã sử dụng
nếu vẫn có thể tiếp tục mua, bán dễ dàng thì số vốn tự có có xu hướng thấp,
ngược lại nếu tài sản đã qua sử dụng mà khó tìm được thị trường tiêu thụ thì số
vốn tự có có xu hướng cao hơn.
- Mơi trường kinh tế.
- Năng lực tài chính của người đi vay.
Thứ ba, chi phí tài trợ: Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả
cho Ngân hàng cho việc sử dụng vốn. Chi phí này chủ yếu bao gồm lãi vay và
các chi phí khác có liên quan. Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn
tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro, đồng thời mang lại một phần lợi nhuận thoả

đáng cho Ngân hàng.
Thứ tư, điều khoản thanh toán: Khi xác định các điều khoản liên quan đến
việc thanh toán nợ khách hàng, Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau:
- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập,
trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng.
- Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được
thu hồi.
- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng. Kỳ hạn trả
nợ thường theo tháng. Vì lẽ, thơng thường, nguồn trả nợ chính của người vay tiêu
dùng là lương được nhận hàng tháng.
- Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời
hạn hoạt động của tài sản được tài trợ. Thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị tài
sản bị giảm mạnh. Hơn nữa, khi thời hạn tài trợ q dài thì thiện chí trả nợ của
người đi vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối.
Số tiền khách hàng phải thanh tốn cho Ngân hàng mỗi định kỳ có thể
được tính bằng một số các phương pháp sau:
Phương pháp gộp: Đây là phương pháp thường được áp dụng trong CVTD
trả góp, do tính chất đơn giản dễ hiểu của nó. Theo phương pháp này, trước hết
lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp
vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh tốn để tìm số tiền phải trả từng
12

download by :


thời kỳ và được tính đều nhau.
Phương pháp lãi đơn: Theo phương pháp này, gốc người đi vay phải trả từng
kỳ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc đầu chia cho số kỳ hạn thanh tốn. Cịn
lãi phải trả mỗi định kỳ được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn nợ Ngân hàng.
Phương pháp hiện giá: Theo phương pháp này, số tiền gốc và lãi mà người

đi vay trả được tính theo phương pháp hồn trả theo niên kim.
Với cơng thức:
V(1+i)ni
a=
(1+i)n
Trong đó:
a: là số tiền gốc lãi phải trả theo đúng kỳ nhất định.
V: là số gốc vốn ban đầu.
i: là lãi suất cho vay.
n: là số kỳ hạn trả nợ.
Thứ năm, vấn đề phân bổ lãi cho vay theo thời gian: Khi sử dụng phương
pháp gộp để tính lãi, các Ngân hàng thường tiến hành phân bổ lại phần lãi cho vay
được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn liền với kỳ thanh
tốn hoặc cũng có thể được thực hện theo quý hay năm tài chính. Tuy nhiên, việc
phân bổ lãi vay theo năm tài chính thường được các Ngân hàng áp dụng nhiều hơn.
Thứ sáu, vấn đề trả nợ trước hạn: Thông thường, người đi vay được quyền
thanh tốn tiền vay trước hạn mà khơng bị phạt. Nếu tiền trả góp được tính theo
phương pháp lãi đơn và phương pháp hiện giá thì vấn đề rất đơn giản, người đi
vay phải thanh tốn tồn bộ số vốn gốc còn thiếu và lãi của kỳ hiện tại cho Ngân
hàng. Tuy nhiên, nếu tiền trả góp được tính bằng phương pháp gộp thì vấn đề có
phần phức tạp hơn. Vì theo phương pháp gộp, lãi được tính dựa trên cơ sở giả
định rằng tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng cho đến lúc kết thúc hợp đồng,
cho nên nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời
hạn giả định ban đầu và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi. Trong
trường hợp này Ngân hàng thường áp dụng cho phương pháp giống như phân bổ
lãi vay nói trên.
* CVTD phi trả góp: Theo phương thức này tiền vay được khách hàng
13

download by :



thanh toán cho Ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản CVTD
phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn khơng dài.
Ví dụ như các khoản chi tiêu, mua sắm tư liệu sinh hoạt…
* CVTD tuần hoàn: Đây là các khoản CVTD trong đó Ngân hàng cho
phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chi dựa
trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả
thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng thời kỳ,
khách hàng được Ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một
cách tuần hồn, theo một hạn mức tín dụng.
Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau:
- Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh. Theo phương pháp
này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của một kỳ sau khi
khách hàng đã thanh tốn nợ cho Ngân hàng.
- Lãi được tính dựa trên số dư trước khi được điều chỉnh: Theo cách này số dư
nợ dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh tốn.
- Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân.
2.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng
a. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng
Trước hết là đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập
trung bình thấp, thơng qua nghiệp vụ CVTD sẽ giúp cho họ có khả năng mua
sắm những hàng hố cần thiết có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải
thiện đời sống.
Trên thực tế thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có ý
nghĩa quan trọng trong cuộc sống đối với các cá nhân về hộ gia đình. Những nhu
cầu này khơng sớm thì muộn người tiêu dùng cũng phải được thoả mãn. Ví dụ
như nhu cầu về mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt,
mua sắm các phương tiện như xe máy, ôtô, chuẩn bị hôn lễ, ma chay, du lịch, học
hành... Tuy rằng những nhu cầu thiết yếu thì nhiều những cải thiện thì được tích

luỹ theo thời gian do vậy khả năng tài chính thường bị giới hạn. Vì vậy mà làm
nảy sinh một sự thật là người ta thường mua sắm nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt,...
khi lớn tuổi. Khi đó lợi ích cảm nhận được sự hưởng thụ đều có xu hướng giảm
vxuống. Do đó người tiêu dùng sẽ tìm cách để phối hợp khéo léo giữa việc thoả
14

download by :


×