Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.73 KB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU HỒI

QUẢN LÝ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THƠNG QUA HỘI PHỤ NỮ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hoài

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Ngơ Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Hội liên hiệp phụ
nữ Quận Long Biên, Ngân hàng chính sách xã hội quận Long Biên, UBND phường
Phúc Đồng, Thượng Thanh, Gia Thụy đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Thu Hoài

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.


Các khái niệm liên quan ................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò và quy định về cho vay vốn của Ngân hàng chính sách
xã hội thơng qua Hội phụ nữ ........................................................................... 7

2.1.3.

Nội dung quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng
qua Hội phụ nữ .............................................................................................. 14

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã
hội thơng qua Hội phụ nữ .............................................................................. 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 20

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội của
một số quốc gia trên thế giới .......................................................................... 20

iii

download by :



2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội ở
một số địa phương trong nước ....................................................................... 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm từ thực tiến quản lý cho vay vốn của Ngân hàng
chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ......................................................... 28

2.2.4.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ..................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 30

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 34

3.1.3.


Đặc điểm tổ chức Hội Phụ nữ quận Long Biên .............................................. 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 46

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 46

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: .................................................................. 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 48
4.1.

Thực trạng cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thơng qua hội

phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên .............................................................. 48

4.1.1.

Khái quát cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội
Phụ nữ trên địa bàn Quận Long Biên ............................................................. 48

4.1.2.

Phương thức cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên ....... 52

4.1.3.

Kết quả cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội quận
Long Biên ...................................................................................................... 60

4.2.

Thực trạng quản lý vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội thơng qua
hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên......................................................... 62

4.2.1.

Kế hoạch vay vốn .......................................................................................... 62

4.2.2.

Tổ chức thực hiện kế hoạch vay vốn .............................................................. 63

4.2.3.


Theo dõi, kiểm tra, xử lý vi phạm .................................................................. 76

4.2.4.

Đánh giá kết quả quản lý vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội quận
Long Biên ...................................................................................................... 80

iv

download by :


4.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội
thơng qua hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên ........................................ 82

4.3.1.

Các yếu tố khách quan ................................................................................... 82

4.3.2.

Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 84

4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội
thơng qua hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên ........................................ 88


4.4.1.

Căn cứ đề xuất ............................................................................................... 88

4.4.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách
xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên ............................. 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 104

5.2.1.

Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội .......................................................... 104

5.2.2.

Đối với Hội phụ nữ ...................................................................................... 104

5.2.3.

Đối với Ủy ban nhân dân các cấp ................................................................. 104


Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 106
Phụ lục .................................................................................................................... 108

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐD

Ban đại diện

BQL

Ban quản lý

CSXH

Chính sách xã hội

HĐQT

Hội đồng quản trị


HPN

Hội phụ nữ

HSSV

Học sinh sinh viên

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

NS&VSMT

Nước sạch và vệ sinh mơi trường

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội ..................... 33
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế quận Long Biên giai đoạn 2015-2017 ............. 35
Bảng 3.3. Dân số trên địa bàn quận Long Biên qua các năm ...................................... 37
Bảng 3.4. Số lượng cán bộ Hội cơ sở thuộc quận Long Biên ..................................... 43
Bảng 3.5. Số lượng mẫu khảo sát .............................................................................. 45
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
quận Long Biên ......................................................................................... 50
Bảng 4.2. Tổng hợp các tổ Tiết kiệm và Vay vốn qua các năm của Ngân hàng
Chính sách xã hội quận Long Biên ............................................................ 58
Bảng 4.3. Tổng hợp cho vay ủy thác theo đơn vị của Ngân hàng Chính sách xã
hội quận Long Biên tính đến 31/12/2017 ................................................... 61
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu thực hiện kế hoạch cho vay vốn của Ngân hàng Chính
sách xã hội quận Long Biên giai đoạn 2015 -2017 ..................................... 62
Bảng 4.5. Đánh giá của hội viên và cán bộ quản lý vay vốn về lập kế hoạch cho

vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên ....................... 63
Bảng 4.6. Đánh giá của hội viên về hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn trên
địa bàn quận Long Biên............................................................................. 66
Bảng 4.7. Số lượng hộ được tuyển chọn cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng
Chính sách xã hội quận Long Biên ............................................................ 68
Bảng 4.8. Lãi suất cho vay ưu đãi hiện hành.............................................................. 69
Bảng 4.9. Thời hạn cho vay theo các chương trình, mục đích vay.............................. 70
Bảng 4.10. Kết quả cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thơng qua Hội phụ
nữ trên địa bàn quận Long Biên ................................................................. 71
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn vay theo mục đích sử dụng vốn vay
của Ngân hàng Chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn
quận Long Biên ......................................................................................... 73
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện thu nợ gốc, lãi của hội viên ........................................... 74
Bảng 4.13. Thực trạng nợ quá hạn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
thơng qua tổ chức Hội phụ nữ quận Long Biên (2015 - 2017).................... 75
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội (2015 2017)......................................................................................................... 77

vii

download by :


Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay theo mục đích vay của hội
viên hội phụ nữ ......................................................................................... 78
Bảng 4.16. Đánh giá của hội viên phụ nữ về một số chỉ tiêu trong vay vốn ................. 81
Bảng 4.17. Tỷ lệ hộ vay vốn trả lời về sự thay đổi sau khi vay vốn do Hội phụ nữ
quản lý ...................................................................................................... 82
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý về yếu tố khách quan ảnh
hưởng đến quản lý vốn vay........................................................................ 83
Bảng 4.19. Trình độ năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ................................... 84

Bảng 4.20. Sự am hiểu của cán bộ Hội các cấp về hoạt động cho vay của Ngân
hàng Chính sách xã hội ............................................................................. 85
Bảng 4.21. Trình độ năng lực của hội viên vay vốn ..................................................... 85
Bảng 4.22. Sự tham gia các lớp tập huấn của cán bộ Hội cơ sở quận Long biên
(2015 - 2017) ............................................................................................ 87
Bảng 4.23. Đánh giá về sự phối kết hợp giữa cán bộ Hội và cán bộ Ngân hàng,
chính quyền địa phương trong hoạt động nhận ủy thác cho vay ................. 88

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên ....... 49

Sơ đồ 4.2.

Quy trình giải ngân vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã
hội .......................................................................................................... 58

Biểu đồ 4.1. Số tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng
qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên .......................................... 64

ix

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Hồi
Tên luận văn: “Quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội
phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý cho vay vốn của
Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên từ đó
đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý cho vay vốn của Ngân
hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn trong thời gian tới. Tương
ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa
bàn quận Long Biên; (2) Thực trạng quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã
hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên; (3) Phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ
trên địa bàn quận Long Biên; (4) Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận
Long Biên trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác
nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính
đại diện của mẫu, chúng tơi tiến hành chọn mẫu điều tra là 120 mẫu bao gồm 90 hội

viên Hội phụ nữ và 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn vay của Ngân hàng chính sách xã
hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên cho thấy 30% số hộ có lượng
vốn vay đáp ứng đủ so với nhu cầu vay, có 44,44% số hộ có lượng vốn vay chỉ đáp ứng
được một phần nhu cầu vay vốn ban đầu của hộ, và có 25,56% số hộ vay có lượng vốn
chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ. Số lượng hộ nghèo được cho vay vốn ủy
thác tăng 13,96%; số lượng hộ cho vay giải quyết việc làm tăng 5,73%; cho vay nước

x

download by :


sạch và VSMTNT tăng 13,95%; cho vay hộ nghèo về nhà ở cũng tăng 9,92% và cho
vay học sinh sinh viên tăng 17,27%. Tổng số tiền dư nợ do HPN quản lý tăng qua các
năm, tốc độ tăng bình quân là 2,06%. Năm 2015 dư nợ bình quân/hộ là 18,93 triệu đồng;
năm 2016 là 19,43 triệu đồng, năm 2017 dư nợ bình quân/hộ là 19,64 triệu đồng. Tình hình
thực hiện vốn vay hộ nghèo đạt khoảng 98,8% so với kế hoạch đặt ra và học sinh sinh viên
chỉ đạt khoảng 93%. Cịn đối với tình hình thực hiện vốn vay giải quyết việc làm,
NS&VSMTNT và hộ nghèo về nhà ở đạt quá mức so với kế hoạch đã đề ra từ 0,2% đến
3,0%. Kết quả thực hiện thu nợ gốc, lãi của hội viên HPN cho thấy 100% hội viên trả nợ gố
đúng hạn, 91,11% hội viên trả lãi đúng hạn, tuy nhiên vẫn còn 8,89% hội viên chậm tiền lãi
vay. Cơng tác kiểm tra q trình sử dụng vốn vay theo mục đích vay của hội viên HPN cho
thấy có tới 16,67% số hội viên sử dụng vốn vay ngồi mục đích vay, chủ yếu là các hộ sử
dụng một phần vốn vay đúng mục đích vay (chiếm tỷ lệ 46,67%).
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã
hội thơng qua HPN trên địa bàn quận Long Biên có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng chính: (1)
Các yếu tố khách quan như (chính sách cho vay tín dụng ưu đãi, mức độ phát triển
mạng lưới ngân hàng và tập quán vay vốn của người dân); (2) Các yếu tố chủ quan như:

Năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý, Năng lực trình độ của hội viên vay vốn, Cơng
tác tun truyền chính sách, Sự phối hợp giữa cán bộ tổ chức HPN với cán bộ Ngân
hàng Chính sách và chính quyền địa phương.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quản lý vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thơng qua HPN trên địa bàn quận
Long Biên là: Hoàn thiện cơ chế cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo
và gia đình thuộc đối tượng chính sách; Tăng cường sự tham gia trong hoạt động thành
lập Tổ TK&VV; Tăng cường sự tham gia trong hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình
sử dụng vốn vay; Tăng cường sự tham gia trong công tác thông tin tuyên truyền; Nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội quận Long Biên;
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chương trình; Tăng cường
sự phối hợp giữa NHCSXH, UBND các cấp, HPN và các tổ TK&VV..

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thu Hoai
Thesis title: “Loan management of Vietnam Bank for Social Policies through Woman’s
Union in Long Bien district”
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study focuses on analysis, and the evaluation of current of loan management
of Vetnam Bank for Social Policies (VBSP) through Woman’s Union in Long Bien

district thenceforward author suggested solution systems to enhance loan management
of Vietnam Bank for Social Policies through Woman’s Union in Long Bien district in
the future. The sub-objectives are: (1) Systemizing theories and practice on loan
management of VBSP through Woman’s Union in Long Bien district; (2) evaluating
current situation loan management of Vietnam Bank for social policies through
Woman’s Union in Long Bien district; (3) Analyzing factor affecting loan management
of Vietnam Bank for social policies through Woman’s Union in Long Bien district; (4)
Recommending solutions to boost loan management of Bank for social policies through
Woman’s Union in Long Bien district in next time.
Materials and Methods
In the study, we flexibly used primary and secondary data for analysis. The
secondary data was collected from other sources: books, articles, reports, and website
… which related to the study. The primary data was collected by conducting in depthinterviews, and semi-structured interviews with research participants. To ensure the
population of the sample, we chose 120 sample including 90 woman’s union members
and 30 staffs.
Main findings and conclusions
The evaluation of current of loan management of Vietnam Bank for social
policies through Woman’s Union in Long Bien district show that 30% households were
fully supplied with loans to meet their demand, 44.44% were partly supplied with loans
in comparision to their initial loan demand, and 25.56% households were under
supplied with loans in comparsion to demand. The number of poor households which
got trust loans increased by13.96%; the number of employment loans increased by
5.73%; clean water and sanitation loans increased by 13.95%; housing loans of poor
households increased by 9.92% and student loans increased by 17.27%. The total of the

xii

download by :



balance managed by the woman’s union increased annually by an average of 2.06%. In
2015, the average debit balance /household was 18.93 million; in 2016 the debit balance
was 19.43 million, and in 2017, the average debit balance was 19.64 million. The
current loan implementation accounted 98.80% plan and student loans reached 93%.
Moreover, employment loans and clean water and sanation loans were higher than the
plan by 0.2% to 3.0%. The result of pincipal and interest collection of woman’s union
members show that 100% of the members returned pincipal on time, but 8.89% of the
member returned interest overdue. Monitoring the purposes of the loan use shows that
up to 16.67% of the members used to loans for wrong purposes, households only used a
part of loans for true purposes (sharing 46.67%).
The factors affecting the loans management of Vietnam Bank for social policies
through Woman’s Union in Long Bien district are: (1) external factors such as
(preferential lending policies, level of banking network development and borrowing
habits of the households); (2) subjective factors such as capability of leaders, managers,
ability of members, policy propaganda, coordination between WU staff and staff of
Vietnam Bank for social policies and local government.
Base on the results of the research, we recommend solutions to strengthen the
loans management of Vietnam Bank for social policies through Woman’s Union in
Long Bien district: Completing the preferential credit mechanism for poor households,
near poor and families as target benefeceris of the policy; Increasing participation in
building the savings and credit groups; enhancing participation in monitoring and
supervising the use of loans; Increasing participation in information dissemination
activities; Improving the quality of credit activities of Vietnam Bank for Social Policies
in Long Bien District; Training and capacity building for program managers;
Strengthening the coordination between VBSP, People's Committees at all levels, and
the savings and credit group.

xiii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, khu vực kinh tế nông thôn hiện nay đang phát triển mạnh và
ngày càng thể hiện được sự đóng góp quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc
dân. Sự chuyển đổi kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra các cơ hội đầu
tư vào các trang trại, các dự án sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu đầu tư vốn phát
triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân một phần là tự đáp ứng, phần khác
được huy động từ các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Do đó, cung
cấp các khoản vay có lãi suất phù hợp có thể thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới,
mở rộng sản xuất lương thực và tăng thu nhập trong nông nghiệp
Thực hiện Nghị định số 78/2002-NĐ-CP ngày 04/10/2002 và Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) các cấp đó được thành lập từ Trung
ương đến cấp tỉnh, huyện. Sự ra đời của NHCSXH nhằm tách tín dụng chính sách
ra khỏi tí dụng thương mại, sử dụng có hiệu quản các nguồn lực tài chính do Nhà
nước huy động. Để đưa những ưu đãi của Đảng nhà nước tới hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác một cách kịp thời đúng đối tượng và có hiệu quả khi vay
vốn. Nhằm mục đích giảm thiểu các chi phí quản lý và phát huy sức mạnh của
cộng đồng thực hiện chủ trương dân chủ hóa, cơng khai hóa cơng tác ngân hàng,
đảm bảo tiền nhà nước đến với người nghèo và các đối tượng khác cần vốn, hạn
chế rủi ro, thất thoát và giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả. NHCSXH thực hiện
việc cho vay tín dụng ưu đãi theo phương thức trực tiếp cho vay đến người vay và
ủy thác cho các tổ chức chính trị- xã hội khác theo hợp đồng ủy thác. Một trong
những tổ chức chính trị- xã hội đó là “Hội liên hiệp phụ nữ”. Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự
phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy

truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích
cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối

1

download by :


tượng chính sách của Hội phụ nữ Việt Nam ngày 24 tháng 5 năm 2015 đã nêu rõ:
10 năm qua, Hội Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với ngân hàng Chính sách
xã hội và chính quyền địa phương tiến hành sắp xếp, củng cố, kiện toàn nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng. Hiện nay, Hội phụ nữ Việt Nam đang quản lý
69.170 Tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 2,5 triệu thành viên, tổng dư nợ đạt 37.990
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% tổng dư nợ ủy thác của ngân hàng Chính sách xã hội
cho 4 tổ chức Hội, đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân
và Hội Phụ nữ). Dư nợ này tập trung tại 14 chương trình tín dụng chính sách, bình
qn 18,56 triệu đồng/hộ vay vốn. Bên cạnh đó, thời gian qua, Hội Phụ nữ Việt
Nam cịn làm tốt công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ vay, huy động tiền gửi
của các thành viên thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội quản lý với số dư đạt
trên 700 tỷ đồng (Đỗ Quế Lương, 2015).
Hội Phụ nữ trên cả nước nói chung và quận Long Biên nói riêng nhận ủy
thác cho vay từ Ngân hàng CSXH đã góp phần cùng với chính quyền đã đưa
chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta đến đúng đối tượng, giúp
người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, sử dụng vốn đúng mục đích,
giảm thiểu được chi phí quản lý, phát huy được sức mạnh cộng đồng góp phần
thực hiện thành cơng chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Tuy
nhiên, trong công tác quản lý của các cơ sở còn nhiều hạn chế, hiệu quả của việc
sử dụng tín dụng ưu đãi chưa cao, cịn nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với

nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Các nhu cầu trước đây có liên quan đến ưu đãi đã có
nhưng hình thành ở nơi khác, đặc biệt ở lĩnh vực cho vay vốn của Ngân hàng
chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên hầu như
chưa có. Để góp phần giúp Hội Phụ nữ (HPN) tạo điều kiện cho các hộ nghèo
tiếp cận tốt hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng
CSXH, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý cho vay vốn của Ngân hàng
chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa
bàn quận Long Biên, từ đó đề ra giải pháp tăng cường quản lý cho vay vốn của
Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên.

2

download by :


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cho vay vốn
của Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ.
Thực trạng quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng
qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2015 - 2017.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay vốn của Ngân
hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý cho vay vốn của
Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên
trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Việc quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội
phụ nữ hiện nay?
- Thực trạng quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông
qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính
sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên?
- Giải pháp nào giúp tăng cường quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính
sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Hội viên HPN vay vốn của
NHCSXH quận Long Biên; Nguồn vốn cho vay của NHCSXH quận Long Biên;
Cơ chế chính sách cho vay vốn thông qua HPN của NHCSXH quận Long Biên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài tại địa bàn Quận
Long Biên.
- Phạm vi về thời gian:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm
2015 - 2017
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập năm 2018

3

download by :


Các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu về quản lý cho vay
vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận
Long Biên.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý cho vay
vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ. Đồng thời đã làm rõ
được các nội dung, các yếu rố ảnh hưởng đến quản lý cho vay vốn của Ngân
hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ. Bên cạnh đó đề tài cũng đã tổng
kết được các kinh nghiệm quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội
thơng qua Hội phụ nữ trong và ngoài nước;
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên
địa bàn quận Long Biên trong giai đoạn 2015 - 2017. Nghiên cứu cũng đã đưa ra
được một số giải pháp cơ bản, mang tính thực tiễn cao nhằm tăng cường cơng tác
quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên
địa bàn quận Long Biên. Đây là nguồn tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo
về quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ
Việt Nam, mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ. Được thành
lập năm 1930. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của
Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.Từ
những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Hội đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy

truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực
vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (Hội LHPN Việt Nam, 2015).
Hội có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà
nước. Ngoài ra Hội cịn đồn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện
bình đẳng giới.
Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham
gia tổ chức Hội thì được cơng nhận là hội viên (Hội LHPN Việt Nam, 2015).
2.1.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng anh: Vietnam Bank for
Social Policies, viết tắt: VBSP) là ngân hàng quốc doanh được thành lập theo
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam. Việc xây dựng Ngân
hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là
hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách
cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngồi và các
tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn,

5

download by :


miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III. Các đối tượng phục vụ của
NHCSXH bao gồm người nghèo và một số đối tượng chính sách khác.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất

trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp
bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của
Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm (Quốc hội, 2002).
Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, được Nhà
nước Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân
hàng bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và được miễn
thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2002).
NHCSXH đã chọn lọc một phương pháp quản lý phù hợp, đó là thơng qua
hình thức ủy thác từng phần, ủy thác một số cơng đoạn trong quy trình tín dụng
cho các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện bình xét cơng khai hộ đủ điều kiện
vay vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn tại các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Cán
bộ ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ nghèo vay vốn tại các Điểm giao
dịch tại xã (Phường) (Ngân hàng chính sách xã hội, 2013).
2.1.1.3. Cho vay ủy thác
Ủy thác cho vay là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác để thực
hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các
quy định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho vay cho tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay (Ngân hàng
chính sách xã hội, 2007).
Nhận ủy thác cho vay là việc bên nhận ủy thác nhận vốn của bên ủy thác để
thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng
và các quy định của pháp luật có liên quan; bên nhận ủy thác cho vay được hưởng
phí ủy thác cho vay do bên ủy thác trả (Ngân hàng chính sách xã hội, 2007).
2.1.1.4. Quản lý cho vay vốn ủy thác
Quản lý cho vay vốn ủy thác là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện,
lãnh đạo và kiểm sốt các cơng việc thực hiện cho vay vốn tín dụng ưu đãi đến
với người nghèo của các tổ chức chính trị mà NHCSXH đã ký hợp đồng ủy thác
nhằm hiện thực hoá những mục tiêu của chính sách tín dụng ưu đãi người nghèo
trong thực tế cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
bền vững gắn với giảm nghèo đói, từng bước xố bỏ đói nghèo, đảm bảo ổn định


6

download by :


và cơng bằng xã hội (Ngân hàng chính sách xã hội, 2007).
2.1.2. Đặc điểm, vai trò và quy định về cho vay vốn của Ngân hàng chính
sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ
2.1.2.1. Đặc điểm về cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua
Hội Phụ nữ
Căn cứ theo nội dung Đào tạo cán bộ mới tuyển dụng của NHCSXH năm
2009 chúng tôi rút ra đặc điểm cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội
thông qua Hội Phụ nữ bao gồm các đặc điểm sau:
- Về nguồn vốn: Nguồn vốn vay ủy thác là nguồn vốn tín dụng chính sách,
được NHCSXH trực tiếp giải ngân cho các đối tượng vay vốn tại các điểm giao
dịch của NHCSXH tại các xã (Doãn Hữu Tuệ, 2014).
- Về đối tượng: Là các hội viên hội phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo
theo qui định chuẩn nghèo của Chính phủ; học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó
khăn đang học ĐH, CĐ, THCN và học nghề; các đối tượng cần vay vốn để giải
quyết việc làm; các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm (Doãn
Hữu Tuệ, 2014).
- Nguyên tắc vay vốn: Bên vay vốn phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn
đúng mục đích xin vay; hồn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
(Doãn Hữu Tuệ, 2014).
- Về mục đích sử dụng vốn vay: Bên vay vốn ủy thác ưu đãi để sử dụng vào
các mục đích sau: Để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, để sửa chữa nhà ở, lắp đặt
điện sinh hoạt, để xây dựng cơng trình nước sạch và vệ sinh mơi trường, để hỗ
trợ cho con em đại học, cao đẳng, THTN, học nghề... (Đỗ Tất Ngọc, 2016).
- Về thời hạn cho vay: Tùy theo các chương trình và dự án cho vay ủy thác

khác nhau có các thời hạn vay khác nhau (Đỗ Tất Ngọc, 2016).
- Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng
Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả
nước. Tình tại thời điểm hiện tại, mức lãi suất cho vay ủy thác thông qua các tổ
chức hội được áp dụng chung toàn quốc là 0,045%/tháng (Đỗ Tất Ngọc, 2016).
- Về phương thức cho vay: Cho vay tín chấp ủy thác thơng qua Hội phụ nữ
và các tổ chức hội khác. NHCSHX áp dụng phương thức cho vay từng lần, mỗi
lần vay vốn, NHCSXH và đối tượng vay vốn thực hiện đầy đủ các thủ tục cần

7

download by :


thiết theo qui định (Đỗ Tất Ngọc, 2016).
- Mức cho vay: Mức cho vay tối đa đối với các trường hợp vay ủy thác qua
Hội phụ nữ và các tổ chức hội được NHCSXH quy định cụ thể theo từng đối
tượng vay. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, XKLĐ, hộ SXKD vùng khó khăn
mức cho vay tối đa 30trđ/hộ, đối với HSSV mức cho vay tối đa 11trđ/năm. Mức
cho vay tối đa đối với các đối tượng khác được NHCSXH quy định cụ thể theo
từng đối tượng (Doãn Hữu Tuệ, 2014).
- Về thủ tục: Đối tượng vay vốn ủy thác ưu đãi trước tiên phải tự nguyện
gia nhập tổ TK&VV. Sau đó viết giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu qui định của
NHCSXH) gửi tổ trưởng tổ TK&VV. Tổ TK&VV bình xét và lập danh sách đề
nghị được vay vốn lên UBND xã xác nhận sau đó gửi danh sách tới bên cho vay
để làm thủ tục phê duyệt và nhận thông báo những trường hợp được vay và hẹn
lịch giải ngân, địa điểm giải ngân để bên vay tiếp tục làm các thủ tục còn lại
trong qui trình vay vốn (Dỗn Hữu Tuệ, 2014).
- Về nợ rủi ro: Trong trường hợp có rủi ro do các nguyên nhân khách quan
gây ra (được quy định cụ thể tại quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010

của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân
hàng chính sách xã hội), dẫn đến người vay khơng trả được nợ, Ngân hàng Chính
sách xã hội chịu trách nhiệm hoàn trả vốn ủy thác và lãi thu được đúng hạn theo
thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay (Chính phủ, 2010).
2.1.2.2. Vai trị cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội
Phụ nữ
Việc cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua Hội Phụ nữ
có vai trị sau đây: Cơng khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH. Phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội Phụ nữ giúp các
đoàn viên được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính
phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với các cấp ủy Đảng, chính
quyền .Củng cố hoạt động của Hội Phụ nữ ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín
dụng, Hội Phụ nữ ở cơ sở có điều kiện quan tâm hơn đến đồn viên của mình,
làm cho sinh hoạt đồn có nội dung phong phú hơn.Thơng qua việc cho vay, Hội
phụ nữ có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp
phần tiết giảm chi phí xã hội. Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh

8

download by :


chóng, thuận lợi, an tồn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.
Thơng qua việc bình xét hộ vay vốn cơng khai, dân chủ, phát huy vai trò của Hội
Phụ nữ đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng (Doãn Hữu Tuệ, 2014).
2.1.2.3. Quy định về cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua
Hội Phụ nữ
a. Các văn bản pháp luật
Chính phủ (2002) tại Điều 5, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày

04/10/2002 của Chính Phủ: “Việc cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội được
thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay”.
Chính phủ (2002) tại Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức chính
trị - xã hội (4 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn
bản liên tịch, văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác. Để các chi nhánh triển khai thực hiện thuận
lợi, Tổng giám đốc NHCSXH trực tiếp ký các văn bản liên tịch, văn bản thoả
thuận với các tổ chức Hội cấp trung ương. Cụ thể ngày 25/4/2015 Hội Phụ nữ và
NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 283/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác”.
Nội dung văn bản liên tịch giữa Hội Phụ nữ và NHCSXH về cơ bản đều tập
trung và thống nhất với các tổ chức hội khác: Ngân hàng Chính sách xã hội
chuyển vốn ủy thác theo tiến độ giải ngân và chi trả phí ủy thác đầy đủ, kịp thời.
Trong trường hợp có rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra, dẫn đến
người vay không trả được nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm
hồn trả vốn ủy thác và lãi thu được đúng hạn theo thỏa thuận và cam kết trong
hợp đồng ủy thác cho vay; kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay hộ nghèo
và thực hiện báo cáo, thống kê theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội
(Đỗ Quế Lương, 2015).
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và lãnh đạo các tổ chức hội
nhất trí ủy quyền cho giám đốc chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh,
cấp huyện, giám đốc phòng giao dịch được ký hợp đồng ủy thác cho vay trực tiếp
với chủ tịch Hội Phụ nữ cùng cấp.

9

download by :



Sau khi ký văn bản liên tịch với các tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH đã ký
Văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội, đoàn thể về việc thực hiện uỷ thác cho
vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau 3 năm triển khai thực hiện
đã phát sinh một số bất cập nên NHCSXH và Hội Phụ nữ đã ký lại các văn bản
thoả thuận số 2759/VBTT ngày 15/11/2006 (Đỗ Quế Lương, 2015).
Tháng 03/2009, NHCSXH đã ký bổ sung 4 văn bản thoả thuận với 4 tổ
chức Hội, đồn thể về việc điều chỉnh mức phí uỷ thác cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác và thống nhất phân bổ cho từng cấp Hội, đoàn thể theo
mức mới, được áp dụng từ ngày 01/7/2009 (Ngày 23/03/2009 ký Văn bản thoả
thuận số 298/VBTT với Hội Phụ nữ).
Ngày 7/4/2009, Tổng giám đốc đã ban hành văn bản số 747/NHCS-TD về
việc điều chỉnh phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội, u cầu các chi
nhánh trong tồn hệ thống rà sốt lại các văn bản liên tịch, hợp đồng uỷ thác cho
vay đã ký với từng tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp để sửa đổi các điều khoản
liên quan đến điều chỉnh phí dịch vụ uỷ thác để thống nhất thực hiện mức phí ủy
thác mới từ ngày 01/7/2009. Tổng giám đốc NHCSXH ủy quyền cho Giám đốc
NHCSXH cấp tỉnh và Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện ký các
văn bản tại cấp tỉnh, huyện (Đỗ Quế Lương, 2015).
b. Các chương trình tín dụng và các dự án cho vay vốn của Ngân hàng chính
sách xã hội thơng qua Hội phụ nữ
Theo Ngân hàng chính sách xã hội (2005) văn bản thỏa thuận số
608/VBTT ngày 20/03/2009. Hiện nay, NHCSXH đang ủy thác cho vay đối với
Hội Phụ nữ và ba tổ chức hội khác bao gồm 19 chương trình tín dụng và dự án,
bao gồm:
1. Cho vay hộ nghèo
2. Cho vay hộ cận nghèo
3. Cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn (cho vay thơng qua hộ gia đình
tham gia Tổ TK&VV)
4. Cho vay giải quyết việc làm (đối với các dự án hộ gia đình vay vốn

thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam và
Hội nông dân Việt Nam quản lý).

10

download by :


5. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi.
6. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (đối với mức vay
đến 30 triệu đồng/hộ)
7. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
8. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
9. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg
10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Đối
với thương nhân là cá nhân)
11. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu
Long theo Quyết định 74/QĐ-TTg
12. Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định
1592/QĐ-TTg
13. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp
phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.
14. Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long
(đối với hộ gia đình)
15. Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng
lao động là người sau cai nghiện ma tuý (đối với hộ gia đình).
16. Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định
716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của TTCP.
17. Dự án IFAD Tuyên Quang.

18. Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (đối với hộ gia đình tham gia Tổ
TK&VV).
19. Dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam (Ngân hàng chính sách xã
hội, 2009).
c. Điều kiện thực hiện cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thơng qua
Hội phụ nữ
Theo quy định
* Đối với hộ vay: Phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
Chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ (Ngân hàng Chính sách xã hội, 2013).
* Đối với Tổ TK&VV: Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định

11

download by :


×