HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Lê Thanh Hòa
Đề tài: “ Phân tích môi trường phục vụ xây dựng chiến lược
kinh doanh dịch vụ internet băng thông rộng của tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2012”
Chuyên ngàng: Quản trị kinh doanh
Mã Số: 60.34.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2012
Luậnvănđượchoànthànhtại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Ngườihướngdẫnkhoahọc: TS. Nguyễn Đăng Hậu
Phảnbiện 1:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Phảnbiện 2:
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
LuậnvănsẽđượcbảovệtrướcHộiđồngchấmluậnvănthạcsĩtạiHọcviệnCôngnghệ
BưuchínhViễnthông
Vàolúc: giờ ngày tháng năm
Cóthểtìmhiểuluậnvăntại:
- ThưviệncủaHọcviệnCôngnghệBưuchínhViễnthông
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng thông qua quá trình
thiết lập các mục tiêu, xác định chương trình hành động tối ưu và phân bổ nguồn
lực tương ứng để thực hiện một cách có hiệu quả nhất các mục tiêu đó.
Tóm lại dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh
vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động.
Chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng như các
giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định.
1.1.2. Tác dụng của chiến lược kinh doanh
Việc hoạch định chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với doanh
nghiệp. Xây dựng được một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ có tác dụng to lớn
trong quá trình phát triển của doanh nghiệp
1.1.3. Yêu cầu đối với chiến lược
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm mục đích là tăng thế lực và
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho các doanh
nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn tiềm ẩn những yếu
tố mạo hiểm mà doanh nghiệp phải đương đầu. Do vậy sự an toàn kinh doanh nhiều
khi là mối quân tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
- Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để
thực hiện mục tiêu
1.1.4. Các bước xây dựng chiến lược
1.2. Nội dung phân tích môi trường kinh doanh
1.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài doanh nghiệp, trong đó cốt lõi
nhất là phân tích và dự báo về thị trường kinh doanh đặc biệt phải dự báo các yếu tố
môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ
2
chiến lược và đo lường chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của chúng. Môi trường bên
ngoài doanh nghiệp
1.2.2. Phân tích môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong giúp doanh nghiệp nắm được những điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Môi trường bên trong là một hệ thống bao gồm
các yếu tố hữu hình và vô hình, tồn tại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình quản trị chiến lược.
Phân tích môi trường nội bộ là nhu cầu cần thiết đối với mọi loại hình tổ chức
trong nền kinh tế. Đồng thời, giúp nhà quản trị biết được khả năng nắm bắt các cơ hội
thị trường trong từng kỳ. Nói cách khác, phân tích môi trường nội bộ là để “biết
mình, biết ta” qua đó giúp các nhà quản trị xác định được mục tiêu và hình thành các
chiến lược thích nghi cần thiết. Điều này cũng đồng nghĩa giúp cho toàn thể cán bộ
công nhân viên của doanh nghiệp xác định được rõ ràng nhiệm vụ của mình để có kế
hoạch thực hiện hay giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
1.2.3. Các bước phân tích môi trường kinh doanh
1.3. Một số phương pháp phân thích môi trường kinh doanh
1.3.1. Nhóm các phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp phân tích nguyên nhân
- Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng
1.3.2. Ma trận EFE và ma trận IFE
1.3.2.1. Ma trận EFE
Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và
nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh
nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên
ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty.
3
1.3.2.2. Ma trận IFE
Ma trận IFE là ma trận các yếu tố nội bộ (IEF – Interal Factor Evaluation
Matrix).Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện qua 5 bước như sau:
1.3.3. Ma trận SWOT
Mô hình phân tích ma trận SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt
và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Phân tích
SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu để được sắp xếp theo các định
dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bầy, dễ thảo luận và đưa ra quyết
định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép
kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc bản năng. Mẫu
phân tích SWOT được trình bày dưới dạng ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần:
Strengths, Weaknesses, Opportunities, và Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ
đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay chủ thể nào đó.
1.3.4. Ma trận QSPM
Ma trận QSPM được xây dựng trong việc lựa chọn chiến lược. Đây luôn là một
nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
1.3.5. Phương pháp dự báo diễn biến môi trường kinh doanh
- Phương pháp mô hình hóa:
- Phương pháp chuyên gia:
- Phương pháp chuỗi thời gian
1.4. Tổng quan về môi trường kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng
1.4.1. Khái niệm về dịch vụ Internet băng thông rộng
1.4.1.1. Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung
cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch
vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
4
1.4.1.2. Khái niệm về Internet băng rộng
Hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào đưa ra khái niệm về
dịch vụ băng rộng. Việc đưa ra khái niệm băng rộng hiện nay rất cần thiết cho việc
hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển cho Internet ở nước ta cũng như
cần thiết cho hoạt động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể khái niệm: “băng
rộng là khả năng cho phép kết nối có tốc độ từ 256Kb trở lên ở hướng xuống và tốc
độ 64Kb trở lên ở hướng lên”.
1.4.1.3. Một số ứng dụng với Internet băng rộng
Công nghệ ADSL ( gọi tắt là băng rộng ADSL)
Công nghệ ADSL2 (gọi tắt là băng rộng ADSL2)
Công nghệ FTTH
Công nghệ không dây
Băng rộng di động
1.4.2. Khái quát môi trường kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng
1.4.2.1. Yếu tố kinh tế xã hội
1.4.2.2. Thói quen và văn hoá sử dụng
1.4.2.3. Môi trường chính trị pháp lý
5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG CỦA VNPT
2.1. Giới thiệu về tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
2.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là
Vietnam Posts and Telecommunications Group (viết tắt là VNPT) là công ty TNHH
Nhà nước một thành viên có bề dầy trên 60 năm xây dựng và phát triển.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trên cơ sở các Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 287/01/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT; Quyết định số
164/QĐ-TTg ngày 24/10/2007 về tổ chức kinh doanh mạng viễn thông nội hạt
VNPT; Quyết định số 16/2007/QĐ-BBCVT của Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) về
việc thành lập TCT Bưu chính Việt Nam (VNPost
2.1.2. Giới thiệu hoạt động kinh doanh dịch vụ của VNPT
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của VNPT được thể hiện thông qua các hình
vẽ 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 dưới đây. Trong đó có đề cập đến thị phần của các dịch vụ mũi
nhọn.
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Internet băng
thông rộng những năm qua
2.1.3.1. Dịch vụ ADSL
- Chỉ tiêu về sản lượng dịch vụ ADSL
- Chỉ tiêu doanh thu dịch vụ ADSL:
2.1.3.2. Dịch vụ FTTH
* Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010
* Kết quả kinh doanh Dịch vụ FTTH trong năm 2011
6
2.2. Khái quát thực trạng tình hình kinh doanh dịch vụ Internet
băng thông rộng của VNPT
2.2.1.Thực trạng về mạng lưới cung cấp dịch vụ
2.2.1.1. Các dịch vụ Internet băng rộng của VNPT
- Dịch vụ ADSL/ MegaVnn
- Dịch vụ Internet cáp quang/ FTTH
- Ngoài ra VNPT còn cung cấp các dịch vụ Internet băng rộng khác như dịch
vụ truyền hình tương tác MyTV. Dịch vụ truyền hình tương tác MyTV là dịch vụ
truyền hình qua giao thức Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam-
VNPT cung cấp tới khách hàng dựa trên công nghệ IPTV (Internet Protocol
Television), tín hiệu truyền hình được chuyển hóa thành tín hiệu IP, truyền qua hạ
tầng mạng băng thông rộng của VNPT đến thiết bị đầu cuối STB (Set – top – box:
bộ giải mã tín hiệu truyền hình) và tới TV của khách hàng.
2.2.1.2. Thực trạng mạng lưới cung cấp
Cho đến nay, mạng lưới cung cấp dịch vụ băng rộng của VNPT trải rộng
khắp 63 tỉnh thành.
Xét về mặt vật lý, cấu trúc các mạng băng rộng của VNPT đã được xây dựng tại
Việt Nam có thể được chia làm hai lớp chính: Lớp lõi/chuyển tải và lớp truy nhập.
2.2.2. Chiến lược về giá cước, gói cước dịch vụ
2.2.2.1. Dịch vụ ADSL
- Cơ cấu gói cước:
Cơ cấu gói cước dịch vụ ADSL được thể hiện qua Bảng 2.5, bảng cơ cấu gói
cước của dịch vụ ADSL từ năm 2009-2011
- Phân cấp cước:
+ Cước đấu nối, hòa mạng; Cước chuyển đổi tốc độ; Cước dịch chuyển vị trí;
Cước chuyển quyền sử dụng…theo nguyên tắc bù đắp chi phí và phù hợp với mặt bằng
giá trên thị trường, có sự phân biệt theo vùng thị trường và đối tượng khách hàng.
+ Tăng giảm mức cước sử dụng hàng tháng. Trong đó, tăng tối đa bằng 20%;
Giảm tối đa bằng 50%/45%/40% tùy theo nhóm VNPT tỉnh, thành phố. Trường hợp
7
tham gia dự thầu: các VNPT tỉnh, thành phố được chủ động quyết định tăng/giảm
mức cước; tăng tối đa 20%, nếu giảm cần vượt quá quy định: yêu cầu báo cáo Tập
đoàn xem xét, quyết định.
2.2.2.2. Dịch vụ FTTH
- Cơ cấu gói cước:
Cơ cấu gói cước dịch vụ FTTH được thể hiện qua Bảng 2.6, bảng cơ cấu gói
cước của dịch vụ FTTH năm 2011
- Phân cấp cước: Tập đoàn phân cấp cho các VNPT tỉnh, thành phố quyết
định về:
+ Tốc độ truy nhập tối đa tương ứng cho từng Gói theo quy định nhưng
không được vượt quá tốc độ 100Mbps/100Mbps.
+ Tăng/ giảm mức cước sử dụng tối đa (phương thức sử dụng lưu lượng),
mức cước sử dụng trọn gói (phương thức sử dụng trọn gói): Tăng tối đa bằng 20%;
Giảm tối đa bằng 65%/60%/55% tùy theo nhóm VNPT tỉnh, thành phố.
2.2.3. Thực trạng về nguồn nhân lực
Tính đến 31/12/2010, VNPT có tổng số 87.237 lao động. Số lao động trong
lĩnh vực bưu chính và lĩnh vực viễn thông (không bao gồm lao động tại các đơn vị
sự nghiệp và HTĐL chiếm khoảng 9%), phân theo cơ cấu trình độ như trong bảng
2.7
8
2.2.4. Về quảng cáo, khuyến mại và chăm sóc khách hàng
2.2.4.1. Hoạt động quảng cáo
2.2.4.2. Hoạt động khuyến mại
2.2.4.3. Chăm sóc khách hàng
2.2.5. Một số vấn đề khác
- Hoạt động nghiên cứu thị trường
- Kênh phân phối
+ Kênh phân phối trực tiếp
- Kênh phân phối qua hệ thống điểm giao dịch của VNPT tỉnh, thành phố
- Kênh phân phối qua đội ngũ nhân viên bán hàng
- Kênh phân phối trực tuyến qua webside, đường dây nóng
+ Kênh phân phối gián tiếp
- Kênh bán hàng đại lý
- Kênh cộng tác viên
2.3. Phân tích môi trường kinh doanh dịch vụ Internet băng thông
rộng của VNPT
2.3.1. Phân tích môi trường bên trong
2.3.1.1. Năng lực tài chính
Có thể thấy rằng kể từ khi thành lập, năng lực tài chính của VNPT được nâng
lên rõ rệt, các quan hệ kinh tế, công tác quản lý tài chính được tăng cường kỷ
cương, minh bạch và lành mạnh hóa.
2.3.1.2. Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, năng lực quản lý và điều hành của VNPT
so với Viettel là tương đương nhau với số phiếu đồng ý với đánh giá này chiếm ưu
thế. Trong đó tổng số phiếu đánh giá năng lực quản lý điều hành của VNPT, Viettel
và EVN Telecom ở mức cao và khá lần lượt là 190-180-145/390 phiếu đồng ý.
2.3.1.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn được coi là yếu tố quan trọng trong công tác hoạch định
chiến lược của VNPT cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng. Chính vì thế
9
mà trình độ của đội ngũ nhân lực phải đảm bảo yêu cầu công việc. Dưới đây là bảng
2.9
2.3.1.4. Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất của doanh nghiệp)
Giá trị phi vật chất của VNPT được hiểu là giá trị thương hiệu và uy tín của
VNPT trên thị trường. VNPT có cơ sở cung cấp dịch vụ Internet băng rộng trên khắp
cả nước. Các đối thủ cạnh tranh trong nước không thể có bề dầy lịch sử và truyền
thống này. Văn hóa– bản sắc của VNPT được biểu hiện bằng Huân chương sao vàng,
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
2.3.1.5. Trình độ trang thiết bị, công nghệ
Hiện nay, có thể nhận xét khái quát, mạng Internet băng rộng của VNPT
được xếp vào loại hiện đại trên thế giới với số hoá hoàn toàn, công nghệ hiện đại và
mạng Internet băng rộng của VNPT đã chuyển sang mạng thế hệ sau NGN. Do đó
đã cho phép một số dịch vụ mới được cung cấp trên nền mạng NGN. Với đóng góp
phần lớn của VNPT, kết cấu hạ tầng CNTT và truyền thông quốc gia và quốc tế đã
được tăng cường, hiện đại hóa, bao phủ rộng khắp cả nước với thông lượng lớn, tốc
độ và chất lượng cao, làm nền tảng cho việc phát triển CNTT, phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh đó, VNPT đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển
CNTT, công nghệ phần mềm vào trong SXKD và phục vụ thông qua việc triển khai
nhanh mạng lưới đến các khu công nghệ cao, giảm cước truy nhập và thực hiện giá
cổng ưu đãi.
2.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài
2.3.2.1.Môi trường kinh tế vĩ mô
+ Tình hình phát triển KT-XH
+ Môi trường pháp lý
+ Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển BCVT
2.3.2.2. Xu thế năng lực thị trường, khách hàng
Trong thời gian tới, môi trường kinh tế, xã hội nói chung sẽ có nhiều cải
thiện và ổn định, khả năng chi trả của người dân cho dịch vụ Internet băng rộng
cũng sẽ có chiều hướng tăng. Điều này tạo điều kiện phát triển Internet băng rộng
10
vững chắc trong thời gian tới, là cơ hội đầy tiềm năng cho sự phát triển dịch vụ và
ứng dụng mới.
2.3.3. Phân tích môi trường cạnh tranh
Thị trường Internet băng rộng hiện có rất nhiều doanh nghiệp tham gia cung
cấp, nhưng mức độ cạnh tranh gay gắt và thị phần chiếm lĩnh gần như hoàn toàn
thuộc về VNPT, Viettel và FPT Telecom. Vì vậy, trong nội dung này tập trung phân
tích 2 đối thủ nặng ký của VNPT là FPT Telecom và Viettel.
Để chiếm lĩnh thị trường, FPT Telecom và Viettel chủ yếu tập trung vào đầu
tư nâng cấp mạng lưới, cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ, mở rộng kênh bán hàng,
thực hiện nhiều chính sách giá cước, quảng cáo, khuyến mại, chính sách chăm sóc
khách hàng. Phân tích theo từng lĩnh vực, cụ thể:
2.3.4. Phân tích môi trường các dịch vụ thay thế
Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn có nhiều biến động trong lĩnh vực công
nghệ viễn thông: Công nghệ LTE (tiến hóa dài hạn) sẽ được các nhà mạng GSM
trên toàn thế giới hướng tới như một công nghệ tiền 4G (Pre-4G), trong khi đó
WiMAX sẽ là sự bổ sung cho LTE tại những khu vực hải đảo, vùng xa. FTTH chưa
thể thay thế hoàn toàn ADSL, song nó sẽ dần dần chiếm lĩnh thị trường và sẽ bùng
nổ khi giá thành trở nên phù hợp hơn với thu nhập của người dân
2.3.5. Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của VNPT
2.3.5.1. Cơ hội
2.3.5.2. Thách thức
2.3.5.3. Điểm mạnh
2.3.5.4. Điểm yếu
11
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG
TÁC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET BĂNG THÔNG
RỘNG CỦA VNPT
3.1. Định hướng và mục tiêu kinh doanh dịch vụ Internet băng
thông rộng giai đoạn 2011-2020
3.1.1. Định hướng của Đảng và nhà nước
Trong quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã chỉ ra mục tiêu của chiến lược về
phát triển băng rộng đến năm 2015 và 2020 đó là:
3.1.2. Mục tiêu kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng đến năm 2020
Với các định hướng của Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho giai đoạn phát triển
tới, VNPT nhanh chóng tiếp thu và có những kế hoạch xây dựng mục tiêu kinh
doanh dịch vụ Internet băng thông rộng đến năm 2020. Hiện nay, có 60 đến 70% xã,
phường ở vùng đồng bằng đã được VNPT quang hóa. Bên cạnh đó, mạng 3G của
VNPT cũng đã phủ tương đối rộng đến hầu hết những nơi có nhu cầu. Đến năm
2020, VNPT cố gắng hoàn thành một số mục tiêu đặt ra như sau:
3.1.2.1. Mục tiêu dài hạn
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
3.2. Đề xuất về công tác phân tích môi trường phục vụ xây dựng
chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT
3.1.1. Về công việc thu thập và xử lý thông tin
- Đầu tư thích đáng đề xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và các phần mềm
chuyên dụng phục vụ công tác quản trị chiến lược kinh doanh.
- Thường xuyên tổ chức thu thập các thông tin cơ bản để cập nhật, bổ sung
hiệu chỉnh kịp thời hệ thống cơ sở dữ liệu của Công ty.
- Định kỳ tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường.
12
3.2.2. Quy định trách nhiệm cho việc thu nhập thông tin
- Cần có quy định thống nhất về hệ thống cung cấp thông tin và trách nhiệm
quản lý và sử dụng những thông tin đó.
3.2.3. Về bộ phận quản trị chiến lược kinh doanh của VNPT
Tổ chức một bộ phận chuyên về quản trị chiến lược kinh doanh đặt trong
khối chức năng của công ty, bố trí con người đủ số lượng cùng trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và kinh nghiệm cần thiết để đảm nhiệm chức trách được giao.
3.3. Kiến nghị về công tác phân tích môi trường phục vụ xây dựng
chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT
3.3.1. Công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh
3.3.1.1. Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT
3.3.1.2. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM
3.3.2. Quan điểm và mục tiêu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh
Hội nhập quốc tế là quá trình vừa từng bước, vừa lâu dài của nước ta với
nhiều bước đi và lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, với những chủ trương mở cửa thị
trường trong nước (cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ
Internet băng rộng và có ít nhất 3 doanh nghiệp cung cấp trên thị trường để đảm bảo
tính cạnh tranh) và hội nhập quốc tế (bằng việc thực hiện các cam kết của Việt Nam
với ASEAN, APEC, Hoa Kỳ và với WTO), trên cơ sở những phân tích về môi
trường kinh doanh, có thể đề xuất một số quan điểm trong xây dựng chiến lược kinh
doanh Internet băng rộng của VNPT
3.3.3. Một số kiến nghị khác về công tác phân tích môi trường
3.3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan QLNN
3.3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và Truyền thông
KẾT LUẬN
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Bưu chính Viễn thông (2004), Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và
Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
[2]. Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo cáo tổng kết hoạt động Thông tin và Truyền
thông các năm từ 2005-2010.
[3]. Bùi Xuân Phong (2003), Quản trị kinh doanh Bưu chính Viễn thông, NXB Bưu
điện, Hà Nội.
[4]. Đặng Đình Đào (2003), Giáo trình Kinh tế Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
[5]. Hà Văn Hội (2007), Tổ chức và Quản trị doanh nghiệp dịch vụ trong cơ chế thị
trường, NXB Bưu điện, Hà Nội.
[6]. Hoàng Lâm Tịnh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, Đại học Kinh tế Tp. HCM
[7]. Lê Thị Bích Ngọc (2007), Giáo trình Quản trị chiến lược, Học viện công nghệ
Bưu chính Viễn thông.
[8]. Luật Viễn thông (2009)
[9]. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức Thương mại điện tử, Viện đào tạo công
nghệ và quản lý quốc tế.
[10]. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
[11]. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.
[12]. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
[13]. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Chiến lược hội nhập và phát triển
đến 2010 và định hướng đến 2020.
[14]. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Báo cáo tổng kết VNPT giai đoạn
2006-2010.
[15]. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Kế hoạch phát triển 05 năm 2011-
2015 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
[16]. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Quy hoạch phát triển Bưu chính
Viễn thông đến 2020.
[17]. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Báo cáo tổng kết kế hoạch SXKD các
năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.