Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.6 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THỤC

TĂNG CƯỜNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHỆ AN

Chuyên ngành :

Quản Lý Kinh Tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thục

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo sau đại học và
tồn thể các thầy cô giáo trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong 2 năm học qua. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể thầy cô Bộ môn kế hoạch và
đầu tư, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn - Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép em được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
và đơn đốc, giúp đỡ em trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức KBNN Quỳ Hợp (cơ
quan nơi thực hiện đề tài), đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn này./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thục

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường thanh tra chuyên ngành tại
KBNN ................................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về tăng cường thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà
nước .................................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 4

2.1.2.


Thanh tra chuyên ngành ...................................................................................... 5

2.1.3.

Thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước....................................................... 6

2.1.4.

Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc Nhà nước tỉnh. ........ 24

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc
Nhà nước ........................................................................................................... 26

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tăng cường thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc Nhà
nước tỉnh ........................................................................................................... 28

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số Kho bạc Nhà nước tỉnh trong công tác thanh tra
chuyên ngành .................................................................................................................... 28

iii

download by :



2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Nghệ An trong tăng cường
công tác thanh tra chuyên ngành ....................................................................... 33

2.2.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan .......................................... 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.

Một số nét cơ bản về tỉnh Nghệ An .................................................................. 35

3.1.2.

Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Nghệ An ...................................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41

3.2.1

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................... 41


3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin : ........................................... 42

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 42

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà nước
Nghệ An ............................................................................................................ 45

4.1.1.

Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành ...... 45

4.1.2.

Thực trạng công tác lập và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành
Kho bạc Nhà nước Nghệ An ............................................................................. 47

4.1.3.


Tình hình tổ chức thực hiện cơng tác thanh tra chun ngành Kho bạc
Nhà nước Nghệ An .......................................................................................... 51

4.1.4.

Kết quả công tác thanh tra chuyên ngành ........................................................ 55

4.1.5.

Xử lý các sai phạm sau khi thanh tra chuyên ngành ......................................... 61

4.1.6.

Đánh giá thực trạng công tác thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà
nước Nghệ An ................................................................................................... 63

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra chuyên ngành tại
Kho bạc Nhà nước Nghệ An ............................................................................. 66

4.2.1.

Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách.................................................................... 66

4.2.2.

Yếu tố thuộc về Kho bạc Nhà nước Nghệ An ................................................ 67

4.2.3.


Yếu tố thuộc về các đơn vị liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành ........... 70

4.3.

Phương hướng và giải pháp tăng cường thanh tra chuyên ngành tại Kho
bạc Nhà nước Nghệ An ..................................................................................... 71

4.3.1.

Phương hướng ................................................................................................... 71

iv

download by :


4.3.2.

Giải pháp tăng cường thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc Nhà nước
Nghệ An ............................................................................................................ 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 84

5.2

Kiến nghị........................................................................................................... 85


5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................. 85

5.2.2.

Đối với Kho bạc Nhà nước .............................................................................. 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 87

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình thực hiện cơng tác thanh tra chuyên ngành ............................. 47
Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ thanh tra và các đối tượng thanh tra về quy
trình thực hiện thanh tra .............................................................................. 50
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng Ngân sách Nhà nước theo dự tốn đối với các
đơn vị đã thanh tra chuyên ngành năm 2018 ............................................... 51
Bảng 4.4. Tổng hợp kết luận thanh tra các năm đối với các đợn vị đã thanh tra
chuyên ngành ............................................................................................... 52
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ thanh tra và các đơn vị về hoạt động thanh tra .......... 56
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện cơng tác thanh tra chuyên ngành................................. 57
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thanh tra .................................... 57
Bảng 4.8. Ý kiến của cán bộ điều tra về vấn đề nâng tăng cường thanh tra
chuyên ngành Kho bạc Nhà nước................................................................ 60

Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình xử lý vi phạm khi thanh tra chuyên ngành Kho
bạc Nhà nước Nghệ An ............................................................................... 62
Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ điều tra về nguyên nhân hiệu quả hoạt động
thanh tra chưa cao ........................................................................................ 65
Bảng 4.11: Đánh giá ảnh hưởng của cơ chế chính sách tới công tác thanh tra
chuyên ngành Kho bạc Nhà nước Nghệ An ................................................ 66
Bảng 4.12. Đánh giá của các đối tượng về cán bộ thanh tra chuyên ngành Kho
bạc Nhà nước Nghệ An ............................................................................... 68
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ thanh tra về cán bộ tại các đơn vị được
thanh tra .............................................................................................. 69
Bảng 4.14. Trình độ cán bộ thanh tra và cán bộ thuộc các đơn vị bị thanh tra.............. 70
Bảng 4.15. Ý kiến của cán bộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước Nghệ An ................................. 71

vi

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình chuẩn bị thanh tra ........................................................................ 15
Sơ đồ 1.2. Quy trình tiến hành thanh tra ....................................................................... 17
Sơ đồ 1.3. Quy trình kết thúc thanh tra ......................................................................... 21
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Nghệ An .................................... 40

vii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thục
Tên luận văn: Tăng cường Thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến cơng tác thanh tra chuyên ngành tại KBNN Nghệ An thời gian qua, đề xuất
giải pháp tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành tại KBNN tỉnh thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp và số liệu sơ cấp điều
tra từ các đối tượng có liên quan đến đề tài. Số liệu sở cấp thu thập từ kết quả điều tra với
tổng số phiếu điều tra là 85 bao gồm cả 3 nhóm đối tượng. Nghiên cứu sử dụng các
phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh, phương pháp cho điểm đánh giá nhằm làm rõ thực trạng công tác thanh
tra chuyên ngành tại KBNN Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết về thanh
tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước gồm hệ thống khái niệm, các đặc điểm, nội dung
và yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra KBNN. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm
quốc tế và các địa phương ở Việt Nam, một số bài học được rút ra nhằm làm rõ hơn về
thanh tra KBNN làm bài học cho thanh tra KBNN Nghệ An trong thời gian tiếp theo.
Việc tăng cường hoạt động thanh tra chuyên ngành tại KBNN Nghệ An là một
yêu cầu cấp thiết cần được KBNN quan tâm chỉ đạo. Để làm được điều đó cần phải
đánh giá được một cách trung thực tình hình thực tiễn của cơng tác thanh tra tại KBNN
Nghệ An trong thời gian vừa qua, cũng như những vấn đề vướng mắc đang đặt ra về
hoạt động thanh tra chuyên ngành của KBNN Nghệ An hiện nay để từ đó đề ra các giải
pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra
chuyên ngành tại KBNN Nghệ An trong thời gian tới.
Đánh giá thực trạng công tác thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước Nghệ An

cho thấy: KBNN Nghệ An hàng năm đã và đang thực hiện thanh tra chuyên ngành đối
với các đợn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, số các đợn vị được thanh tra chuyên ngành
ngày càng nhiều hơn, công tác thanh tra chuyên ngành được thực hiện nghiêm túc, đúng
đắn và có hiệu quả, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành tương đối cao
nên việc thanh tra được thực hiện chuẩn xác, hàng năm đã phát hiện ra những sai sót,
những vi phạm trong cơng tác chi ngân sách, số đơn vị vi phạm về chi ngân sách, số tiền
chi ngân sách mà các đơn vị vi phạm, đề nghị xử phạt đối với một số đơn vị vi phạm.

viii

download by :


Nghiên cứu đã phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra
chuyên ngành tại KBNN Nghệ An gồm hệ thống chính sách; trình độ đội ngũ cán bộ
thanh tra; sự phối hợp với các cán bộ thanh tra của các đơn vị có liên quan; sự phối hợp
với các cán bộ tại các dơn vị thanh tra.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra chuyên
ngành tại Khoa học nhà nước Nghệ An như: Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách;
Xây dựng quy trình tranh tra rõ ràng; Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra;
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra chuyên ngành Kho
bạc Nhà nước Nghệ An.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thuc

Thesis title: “Enhancing the specialized inspection at Nghe An State Treasury”.
Major:

Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study aims to assess the situation and analyze the factors affecting the
specialized inspection at Nghe An State Treasury last time, thereby propose solutions to
enhance the specialized inspection at Nghe An State Treasury in the coming time.
Materials and Methods
The thesis used both secondary and primary data. The primary data were
collected by interviewing 85 interviewees of 3 groups. The study used traditional
methods such as descriptive statistic methods, comparison methods, and evaluation
methods to clarify the situation of specialized inspection at Nghe An State Treasury.
Main findings and conclusions
The study clarified the theoretical framework on specialized inspection of the
State Treasury including the concept system, characteristics, content, and factors
affecting the inspection of the State Treasury. Based on international and local
Vietnamese experiences, some lessons have been drawn to clarify the State Treasury
inspectorate to do lessons for the Nghe An State Treasury inspector in the next time.
Strengthening of specialized inspection at Nghe An State Treasury is an urgent
requirement that should be paid attention to and directed by the State Treasury. In order
to do that, it is necessary to honestly assess the practical situation of the inspection work
at Nghe An State Treasury in the past time, as well as the problems that are posed about
specialized inspection of Nghe An State Treasury to propose appropriate solutions to
further improve the effectiveness and efficiency of specialized inspection at Nghe An
State Treasury in the coming time.

Assessing the situation of specialized inspection at Nghe An State Treasury
shows that Nghe An State Treasury annually has been conducting specialized inspection
for units using the State budget; the number of specialized units is increasing more and
more; specialized inspection has been carried out seriously, properly and effectively; the
qualification of the specialized inspection staffs is relatively high, so the inspection is

x

download by :


done correctly; every year, we discover errors, violations in the budget spending, the
number of violating units using budget spending, the amount of budget expenditure
violated by the units, and propose sanctions for a number of violated units.
The study analyzed and identified the factors affecting the specialized inspection
at Nghe An State Treasury including the policy system; qualifications of inspection
officials; coordination between relevant units with inspection officials; coordination
with officials at inspection units.
The study proposed a number of solutions to enhance the specialized inspection
at Nghe An State Science such as: completing the system of mechanisms and policies;
developing a clear investigation process; improving the qualifications of inspection
staffs; strengthening the application of information technology to the specialized
inspection at Nghe An State Treasury.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kho bạc Nhà nước (KBNN) được thành lập từ năm 1990 đến nay, trong
những năm qua đã góp phần cùng tồn ngành Tài chính hồn thành tốt các nhiệm
vụ chính trị, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nguồn lực tài chính phục
vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Có thể khẳng định
rằng hệ thống KBNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh
hoá nền tài chính quốc gia thơng qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung
nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi
tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc
phòng; Huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển; Kế tốn, thơng tin
KBNN đã đảm bảo cung cấp thơng tin chính xác về tình hình thu, chi ngân sách
phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa
phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử
dụng ngân sách nhà nước.
Thanh tra chuyên ngành là một chức năng mới của KBNN được thực hiện
thí điểm trong nội bộ hệ thống KBNN từ năm 2015 và chính thức triển khai
thanh tra chuyên ngành đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN)
từ ngày 01/01/2016. Qua thanh tra, đã phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các
sai phạm của các đơn vị sử dụng NSNN nhằm tăng cường trật tự, kỷ cương, góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN.
Đối với Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây đã có
nhiều những hoạt động nhằm thực hiện giảm thiểu những sai sót và thất thốt
trong quản lý ngân sách của tỉnh, trong đó có cơng tác đặc biệt quan trọng là
công tác thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên hoạt động thanh tra chuyên ngành
vẫn còn ở mức độ nhẹ, chưa quyết liệt, dẫn đến hiện tượng sai phạm trong công
tác sử dụng ngân sách của các đơn vị vẫn cịn xảy ra.
Xuất phát từ u cầu thực tiễn cơng tác quản lý của ngành, trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của KBNN, việc tăng cường hoạt động thanh tra chuyên ngành
tại KBNN Nghệ An là một yêu cầu cấp thiết cần được KBNN quan tâm chỉ đạo.
Để làm được điều đó cần phải đánh giá được một cách trung thực tình hình thực


1

download by :


tiễn của công tác thanh tra tại KBNN Nghệ An trong thời gian vừa qua, cũng như
những vấn đề vướng mắc đang đặt ra về hoạt động thanh tra chuyên ngành của
KBNN Nghệ An hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành tại KBNN
Nghệ An trong thời gian tới.
Với nhận thức về tầm quan trọng trong công tác thanh tra chuyên ngành
tại KBNN tỉnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường Thanh tra
chuyên ngành tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh
tra chuyên ngành tại KBNN Nghệ An thời gian qua, đề xuất giải pháp tăng
cường công tác thanh tra chuyên ngành tại KBNN tỉnh thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tra chuyên
ngành của hệ thống KBNN;
2. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà
nước Nghệ An;
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác thanh tra chuyên ngành tại
KBNN Nghệ An thời gian qua;
4. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành tại KBNN
Nghệ An thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan

đến thanh tra chuyên ngành tại KBNN Nghệ An:
1) Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành tại KBNN Nghệ An
những năm qua diễn ra như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra chuyên ngành tại
KBNN Nghệ An?
3) Cần đề xuất giải pháp nào để tăng cường thanh tra chuyên ngành tại
KBNN Nghệ An thời gian tới?

2

download by :


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành của hệ thống KBNN.
- Đối tượng khảo sát: KBNN Nghệ An và một số đơn vị đơn vị sủ dụng
ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh
tra chuyên ngành tại KBNN Nghệ An, các giải pháp tăng cường thanh tra
chuyên tại KBNN Nghệ An.
 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
 Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu thu thập trong 3 năm: Từ năm 2016
đến năm 2018
- Số liệu sơ cấp điều tra năm 2019

- Giải pháp đề xuất đến năm 2025
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TẠI KBNN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Thanh tra
Theo Từ điển tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm
của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”.
Theo Luật Thanh tra năm 2010 “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét,
đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 2010).
2.1.1.2. Thanh tra hành chính
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Thanh tra Chính phủ 2014b).
2.1.1.3. Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc

quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (Thanh tra Chính phủ 2014b).
2.1.1.4. Hệ thống Kho bạc Nhà nước
KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các
quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực
hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thơng
qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
KBNN có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại
Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật,
có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

4

download by :


KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là KBNN cấp tỉnh) là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện
nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN cấp tỉnh
có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngân hàng thương mại
trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN
cấp huyện) là tổ chức trực thuộc KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (gọi chung là KBNN cấp tỉnh) có chức năng thực hiện nhiệm vụ của
KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN cấp huyện có tư cách
pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng
thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của
pháp luật. (Bộ Tài chính 2011)
2.1.2. Thanh tra chuyên ngành

2.1.2.1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ
quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng
cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành (Khoản 6, Điều 3, Chương 1, Luật thanh tra số 56/2010/QH12
ngày 15/11/2010).
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không
thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên
ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Khi
tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo quy định của pháp luật (Điều 30, Chương 2, Luật thanh tra số
56/2010/QH12 ngày 15/11/2010).
2.1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của thanh tra chuyên ngành
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố
5

download by :


tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(Ngơ Mạnh Toan 2012)
2.1.2.3. Vị trí, vai trò của thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra chuyên ngành là chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

- Thanh tra chuyên ngành bảo đảm sự tuân thủ các quy định của pháp luật
và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Thanh tra chuyên ngành là một biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý hành
vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh, phịng ngừa, chống tham nhũng
(Ngơ Mạnh Toan 2012).
2.1.2.4. Ngun tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành
- Nguyên tắc tuân theo pháp luật
- Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời
trong hoạt động thanh tra
- Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt
động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra (Ngô
Mạnh Toan 2012).
2.1.3. Thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước
2.1.3.1. Khái niệm thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước
Thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước là hoạt động thanh tra của
KBNN đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của
pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi
đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống KBNN; việc chấp
hành các quy định của pháp luật của các quỹ tài chính do KBNN quản lý (Chính
phủ 2009)
2.1.3.2. Đặc điểm thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước
Cũng như các hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành Kho
bạc Nhà nước có những điểm đặc trưng của hoạt động Thanh tra chuyên ngành là
những dấu hiệu để phân biệt hoạt động Thanh tra chuyên ngành với các hoạt
động thanh tra, kiểm tra. Qua nghiên cứu, có thể nhận thấy những điểm đặc trưng
6

download by :



của hoạt động thanh tra chuyên ngành bao gồm: (Chính phủ 2009)
Thứ nhất, mục đích của hoạt động Thanh tra và thanh tra chuyên ngành
gắn liền với hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước theo lĩnh vực.
Về khía cạnh pháp luật thì mục đích của hoạt động thanh tra đã được quy
định trong Luật Thanh tra. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mục đích hoạt động
thanh tra giữa Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành. Nếu hoạt động
thanh tra hành chính chủ yếu tập trung vào việc kiểm sốt việc thực hiện nhiệm
vụ cơng vụ của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước làm lành mạnh hóa bộ
máy nhà nước thì hoạt động Thanh tra chuyên ngành lại chủ yếu hướng tới việc
kiểm soát hoạt động chấp hành chính sách, pháp luật của mọi đối tượng trong xã
hội nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Thanh tra chuyên ngành chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện các quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn, kỹ
thuật, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành. Thanh tra
chuyên ngành phải đảm bảo tính kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi
phạm, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.(Chính phủ 2013)
Thứ hai, chủ thể tiến hành hoạt động Thanh tra là cơ quan nhà nước quản
lý theo ngành, lĩnh vực, hoạt động thanh tra chuyên ngành mang tính quyền lực
nhà nước theo lĩnh vực. Theo quy định của Luật thanh tra năm 2004 thì hoạt
động thanh tra chuyên ngành được thực hiện bởi cơ quan thanh tra được tổ chức
theo ngành, lĩnh vực đó là thanh tra bộ, thanh tra sở. Luật Thanh tra năm 2010 thì
chủ thể tiến hành Thanh tra chuyên ngành là Thanh tra bộ, Thanh tra sở, Thanh
tra cục, tổng cục và chi cục thuộc sở. Trong khi đó, hoạt động thanh tra hành
chính thì chủ thể tiến hành thanh tra là các Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như Thanh tra
chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện.
Xét dưới góc độ quản lý nhà nước thì các cơ quan thanh tra tổ chức theo
ngành lĩnh vực cũng là cơ quan giúp cơ quan, thủ trưởng cơ quan quản lý theo

ngành, lĩnh vực đó là Bộ trưởng, Giám đốc sở. Theo quy định của Luật thanh tra
2010 thì hoạt động thanh tra chuyên ngành còn được thực hiện bởi cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đó là các Tổng cục, Cục thuộc
bộ, Chi cục thuộc sở được trao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành... Tại điều 51

7

download by :


Luật thanh tra 2010 quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên
ngành và phân công thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập, theo đó, Chánh Thanh tra bộ, Chánh
Thanh tra sở, Thủ tướng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện
quyết định thanh tra. (Chính phủ 2013)
Thứ ba, hình thưc thực hiện hoạt động thanh tra và thanh tra chun ngành
khơng chỉ theo chương trình, kế hoạch hay thanh tra đột xuất mà còn được thực
hiện thường xuyên.
Khác với hoạt động thanh tra hành chính chỉ được thực hiện thơng qua đồn
thanh tra. Hoạt động thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra và thanh tra
đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật… Hoạt động thanh tra
chuyên ngành có thể được thực hiện thơng qua đồn thanh tra chun ngành,
thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
thực hiện. Hoạt động thanh tra không chỉ theo chương trình, kế hoạch hay thanh
tra đột xuất mà cịn đươc thực hiện thường xuyên. Hoạt động thanh tra chuyên
ngành không nhất thiết được tiến hành bởi một quyết định thanh tra bằng văn bản
mà có thể được thực hiện bởi có sự phân cơng Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành. Đây là trường hợp không cần phải tổ chức Đồn thanh
tra như thanh tra hành chính mà chỉ cần một Thanh tra viên độc lập.

Quy định khác biệt này về việc ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành
xuất phát từ tính đặc thù trong quản lý của từng ngành, lĩnh vực cũng như do yêu
cầu đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Để tránh sự tùy tiện
hoặc chồng chéo thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định
rõ phạm vi, nhiệm vụ và thời hạn thanh tra. Trong khi đó hoạt động thanh tra
hành chính như đã nêu phần trên là chỉ được thực hiện thông qua đồn thanh tra
và được thực hiện theo chương trình, kế hoạch thanh tra và thanh tra đột xuất khi
phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật… (Chính phủ 2013)
Thứ tư, nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành là hoạt
động do Đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên và người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện phải được tiến hành thường
xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ.
Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra đó là việc

8

download by :


thanh tra tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời. Hoạt động thanh tra không trùng lặp về phạm vi, đối
tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh
tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là
đối tượng thanh tra. Pháp luật hiện hành quy định nguyên tắc tiến hành hoạt động
thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra
chuyên ngành, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành thực hiện. Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành
thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật,
nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố cấu thành luôn luôn vận động, để

các biện pháp quản lý, chính sách quản lý phát huy được hiệu quả thì chính nó
phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời điểm. Hoạt động thanh
tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để
có biện pháp quản lý đang được triển khai và nhờ đó chính các chủ thể quản lý
cũng có điều kiện để xem xét lại minh nhằm tìm ra biện pháp, cơ chế, chính sách
quản lý cho phù hợp; đồng thời nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi
vi phạm, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội. Do vậy, hoạt động thanh
tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành phải bảo đảm tính kịp thời, tính thường xuyên để thực hiện tốt chức năng
quản lý nhà nước theo ngành lĩnh vực của mình. Để đảm bảo cho tính chất kịp
thời, thường xuyên và linh hoạt này, pháo luật thanh tra hiện nay quy định hình
thức thanh tra thường xuyên và thanh tra độc lập. Trình tự thủ tục của hoạt động
thanh tra chuyên ngành cũng cần đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với từng đặc
điểm, loại hình ngành, lĩnh vực (Chính phủ 2013).
Thứ năm, đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành rất rộng bao
gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên toàn xã hội hoạt động trong lĩnh vực quản
lý của các ngành.
Khác với đối tượng thanh tra của thanh tra hành chính là hướng tới đối
tượng trong bộ máy, người thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước, đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành bao gồm các
cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý của các ngành. Theo
đó, đối tượng của thanh tra chuyên ngành rất rộng bao gồm cơ quan nhà nước,
9

download by :


doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân…(Chính phủ 2013).
Thứ sáu, trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành mang tính chất linh hoạt,

phù hợp với từng đặc điểm, loại hình ngành, lĩnh vực, đảm bảo kịp thời phát hiện
và xử lý ngay các hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định có sự khác biệt với hoạt động thanh tra hành chính. Theo đó,
nếu như hoạt động thanh tra hành chính chỉ được tiến hành theo Đồn thanh tra
với thành phần đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của
đồn thanh tra thì đối với hoạt động thanh tra chun ngành có thể được thực
hiện thơng qua đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên tiến hành độc lập hoặc người
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện. Với đặc thù
của hoạt động thanh tra chun ngành địi hỏi phải tiến hành nhanh chóng và đặc
biệt trong nhiều tình huống là xử lý ngay các hành vi vi phạm pháp luật chuyên
ngành đảm bảo pháp chế… Pháp luật quy định trình tự thủ tục thanh tra chuyên
ngành của các lĩnh vực có thể có những khác biệt so với hoạt động thanh tra hành
chính. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định đặc thù liên quan đến hoạt động
thanh tra chuyên ngành như việc xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành, phê
duyệt kế hoạch thanh chuyên ngành phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng lĩnh
vực… Nói tóm lại, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành được Luật
thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành với nhiều khác biệt so với trình tự
thủ tục tiến hành thanh tra hành chính (Chính phủ 2013).
Thứ bảy, thời hạn tiến hành cuộc thanh tra chuyên ngành ngắn, trường hợp
phức tạp có thể kéo dài hơn, việc kéo dài thời hạn thanh tra do người thanh tra
quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định.
Theo quy định của Luật thanh tra năm 2004 thì thời hạn thanh tra chun
ngành được tính ngắn hơn so với thời hạn của cuộc thanh tra hành chính. Đến
Luật thanh tra 2010, thời hạn thanh tra được quy định cuộc thanh tra do Thanh
tra Chính phủ tiến hành khơng q 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể
kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp,
liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể
kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh
tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài,

nhưng không qúa 70 ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở
10

download by :


tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 45
ngày. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày cơng bố quyết định thanh
tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời
hạn thanh tra quy định tại Khoản 1, Điều 45 của Luật thanh tra do người ra
quyết định thanh tra quyết định.
Cụ thể hóa quy định liên quan đến thời hạn thanh tra của đoàn thanh tra
chuyên ngành, điều 16 nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định cuộc thanh tra
chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45
ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng khơng q 70 ngày; Cuộc
thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá
30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng khơng q 45 ngày.
Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến
ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn thanh
tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định (Chính phủ 2013).
Thứ tám, điểm đặc trưng liên quan đến thẩm quyền, quyền hạn của cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra
chuyên ngành là quyền về xử phạt vi phạm hành chính.
Luật thanh tra đã quy định cụ thể thẩm quyền của người ra quyết định thanh
tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của đoàn thanh tra và thanh tra viên
tiến hành thanh tra độc lập cũng như người được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành. Thẩm quyền của các chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành
khác với cac chủ thể tiến hành thanh tra hành chính đặc biệt là quyền xử phạt vi
phạm hành chính của thanh tra viên chuyên ngành và người được giao thực hiện

chức năng thanh tra chuyên ngành. Bên cạnh các quy định của Luật thanh tra thì
thẩm quyền của thanh tra viên chuyên ngành và người được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành còn được quy định ở trong Luật xử lý vi phạm hành
chính và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các văn bản chuyên ngành
(Chính phủ 2013).
2.1.3.3 Nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước
Hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước tỉnh do Đoàn thanh
tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước tỉnh và người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện, đồng thời phải tuân
thủ theo các nguyên tắc sau: (Bộ Tài chính 2011).
11

download by :


(1) Nguyên tắc tuân theo pháp luật: Mọi công việc cần tiến hành trong
hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật
hiện hành về Thanh tra.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước từ khâu xây dựng
kế hoạch, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra cho đến công tác
chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc, ban hành kết luận thanh tra
đều phải tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định trong Luật thanh tra cũng
như các văn bản có liên quan.
Khơng một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật
vào hoạt động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ
quan thanh tra được tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân
thủ theo pháp luật.
(2) Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân
chủ, kịp thời. Hoạt động thanh tra chuyên ngành nhằm phát hiện sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm

quyền biện pháp khắc phục từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý NSNN. Vì
vậy, hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành nói riêng địi hỏi
tính chính xác cao bởi vì nó phải làm rõ tính đúng sai, nếu rõ tình hình, tính
chất, hậu quả của sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ vi
phạm và đưa ra những kiến nghị, biện pháp khắc phục những vi phạm đó. Vì
vậy tính chính xác là ngun tắc của hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc
Nhà nước.
Nguyên tắc khách quan trong hoạt động thanh tra đòi hỏi mọi công việc từ
quyết đinh, kiến nghị hay kết luận đều xuất phát từ thực tiễn khách quan chứ không
phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan, hời hợt hay mang tính chất áp đặt.
Các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự,
thủ tục thanh tra đều thể hiện rõ nguyên tắc công khai, dân chủ. Nội dung các
công việc cuả hoạt động thanh tra phải được thông báo một cách đầy đủ và rộng
rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết. Các kết luận, kiến nghị, quyết định về
thanh tra trong hoạt động thanh tra được công khai một cách rộng rãi.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành với mục tiêu ngăn ngừa, phát hiện và
xử lý những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật của các đơn vị sử dụng
ngân sách. Vì vậy, tính kịp thời là một u cầu mang tính đặc thù trong cơng tác
12

download by :


thanh tra chuyên ngành. Kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm, kịp thời đưa
ra những kiến nghị, kết luận nhằm khắc phục các vi phạm đó.
(3) Khơng trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra
giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; khơng làm cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đây cũng là
một nguyên tắc căn bản trong hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà
nước tỉnh. Giám đốc KBNN tỉnh cần nghiên cứu, xem xét kỹ các căn cứ và

những điều kiện khác có liên quan trước khi tra quyết định thanh tra và thành lập
đoàn thanh tra để tránh trùng lặp từ thời gian, phạm vi, đối tượng thanh tra.
Tránh tình trạng một năm có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh tra đến một cơ quan,
đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra cùng một nội dung.
Thực hiện thanh tra chuyên ngành nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động thanh tra
cần phải đảm bảo khơng cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
(4) Tổng Giám đốc KBNN; Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra KBNN không được
thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 13 của Luật Thanh tra; Công
chức thanh tra nội bộ và thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước phải báo cáo
từ chối và khơng được tham gia Đồn thanh tra trong trường hợp bố, mẹ, vợ,
chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của mình trực tiếp là đối tượng thanh tra
hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản trên, hoạt động thanh tra chuyên
ngành Kho bạc Nhà nước tỉnh phải được tiến hành thường xuyên, gắn liền với
việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn
chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật;
2.1.3.4. Bộ máy thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước tỉnh
 Cơ cấu bộ máy thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước của KBNN tỉnh
Cơ cấu Bộ máy thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước của KBNN
tỉnh bao gồm Giám đốc KBNN tỉnh và Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
Giám đốc KBNN tỉnh: chịu trách nhiệm chung trong công tác thanh tra
chuyên ngành của KBNN tỉnh, chỉ đạo điều hành trực tiếp cơng tác của phịng
Thanh tra - Kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại điều 10,
Quyết định số 2456/QĐ-BTC ngày 24 tháng 09 năm 2014 cuả Bộ trưởng Bộ
13

download by :



×