Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN HỮU HIỆP

TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LỤC,
TỈNH HÀ NAM

Ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Khánh

Mã số:

8620115

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố cho việc
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Hữu Hiệp

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam và thực hiện nghiên cứu tại huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Tôi xin
chân thành cảm ơn tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tơi hồn thành bài luận văn của mình.
Trước tiên, tơi xin chân thành cảm ơn ban Chủ nhiệm Khoa và quý Thầy giáo, Cô
giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn
Kinh tế – Khoa Kinh tế & PTNT đã tận tâm hướng dẫn tôi qua từng buổi thảo luận về
đề tài từ cách tiếp cận, hướng phân tích đến cách trình bày nghiên cứu. Đây là những
kiến thức vơ cùng q báu giúp tơi có thể hồn thiện được bài luận văn của mình. Sự
tận tâm, nhiệt huyết của thầy đã truyền cho tôi động lực trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình tìm
hiểu, nghiên cứu, điều tra tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã ln quan tâm giúp
đỡ, động viên, là động lực giúp tôi phấn đấu trong suốt thời thực hiện đề tài.
Do điều kiện về thời gian và trình độ chun mơn cịn hạn chế nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ,

đóng góp ý kiến của các quý thầy cô giáo cũng như các độc giả để luận văn của tơi được
hồn thiện và có ý nghĩa thực tiễn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Hữu Hiệp

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị .................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.


Về thực tiễn......................................................................................................... 3

1.5.

Bố cục của luận văn ............................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp.................................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp ............................ 9

2.1.3.

Đặc điểm của tích tụ ruộng đất trong sản xuất nơng nghiệp ............................ 11

2.1.4.

Hình thức tích tụ ruộng đất ............................................................................... 12

2.1.5.


Nội dung phân tích tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp ........................... 21

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp ....... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn về mơ hình tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nơng nghiệp........ 28

2.2.1.

Các chính sách liên quan đến tích tụ ruộng đất ................................................ 28

iii

download by :


2.2.2.

Tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp ở một số nước trên thế giới ............. 29

2.2.3.

Tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp một số địa phương .................... 32

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm về tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng

nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục ................................................................. 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 36

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra .............................. 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 46


3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 46

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu ........................................................................................ 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 48
4.1.

Thực trạng tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa
bàn huyện Bình Lục .......................................................................................... 48

4.1.1.

Bối cảnh tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp ..................................... 48

4.1.2.

Chính sách tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Bình Lục ................................................................................................ 50

4.1.3.

Q trình tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Bình Lục, Tỉnh Hà Nam ................................................................................... 56

4.1.4.


Kết quả tích tụ ruộng cho phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình
Lục, Tỉnh Hà Nam ............................................................................................ 61

4.1.5.

Tác động của tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam ........................................................................ 66

4.1.6.

Đánh giá chung thực trạng tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp địa bàn huyện Bình Lục ........................................................................ 68

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ...................................................... 81

4.2.1.

Chính sách của nhà nước, địa phương có liên quan đến tích tụ ruộng đất
phát triển nông nghiệp ...................................................................................... 81

iv

download by :


4.2.2.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 83

4.2.3.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch...................................................................... 84

4.2.4.

Thị trường nông sản .......................................................................................... 85

4.2.5.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 86

4.2.6.

Lao động trong nông nghiệp ............................................................................. 87

4.2.7.

Hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp các ngành ............................................................. 88

4.3.

Giải pháp thúc đẩy tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp trên địa
bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ................................................................... 89

4.3.1.


Quan điểm tích tụ đất phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục......... 89

4.3.2.

Giải pháp và đề xuất nâng cao hiệu quả tích tụ ruộng đất cho phát triển
nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ................................. 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 98

5.2.

Đề xuất .............................................................................................................. 99

5.2.1.

Đối với nhà nước .............................................................................................. 99

5.2.2.

Đối với tỉnh Hà Nam ........................................................................................ 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 102

v

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CP

Chính phủ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

KHCN

Khoa học công nghệ



Nghị định

NQ

Nghị quyết

KH

Kế hoạch


NSNN

Ngân sách nhà nước

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Bình Lục giai đoạn 2015- 2017 ................... 38

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Bình Lục giai đoạn 2015 2017 ........................................................................................................... 40

Bảng 3.3.

Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Lục giai đoạn 2015
– 2017 .......................................................................................................................42

Bảng 3.4.


Nguồn thu thập thông tin thứ cấp .............................................................. 45

Bảng 3.5.

Loại mẫu điều tra ....................................................................................... 46

Bảng 4.1.

Tình hình ruộng đất của các tác nhân trước bối cảnh tích tụ ruộng
đất cho phát triển sản xuất huyện Bình lục ................................................ 48

Bảng 4.2.

Chính sách về tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp
đối với địa phương..................................................................................... 50

Bảng 4.3.

Kết quả dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam .... 57

Bảng 4.4.

Q trình tích tụ ruộng đất của doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Bình Lục .................................................................................................... 58

Bảng 4.5.

Q trình tích tụ ruộng đất của hộ nơng dân trên địa bàn huyện Bình
Lục ............................................................................................................. 60


Bảng 4.6.

Thực trạng tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Bình Lục........................ 61

Bảng 4.6.

Kết quả tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất của doanh nghiệp ......... 63

Bảng 4.7.

Kết quả tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất của hộ nơng dân ........... 64

Bảng 4.8.

Nguồn gốc đất nơng nghiệp tích tụ của các hộ trên địa bàn huyện
Bình Lục .................................................................................................... 65

Bảng 4.9.

Hình thức thỏa thuận hợp đồng tích tụ đất nơng nghiệp của các hộ
trên địa bàn huyện Bình Lục...................................................................... 66

Bảng 4.10. Đánh giá các tác động tích cực của tích tụ ruộng đất cho phát triển
nơng nghiệp ............................................................................................... 66
Bảng 4.11. Tác động tiêu cực của tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Bình Lục...................................................................... 68
Bảng 4.12. Lao động và cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Bình Lục giai đoạn
2015 – 2017 ............................................................................................... 71
Bảng 4.13. Khung pháp lý đối với thị trường đất đai trong nông nghiệp .................... 75


vii

download by :


Bảng 4.14. Chính sách của nhà nước, địa phương có liên quan đến tích tụ ruộng
đất phát triển nơng nghiệp. ........................................................................ 82
Bảng 4.15. Mức độ ảnh hưởng chính sách của nhà nước, địa phương đến tích tụ
ruộng đất phát triển nông nghiệp ............................................................... 83
Bảng 4.16. Mức độ ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến tích tụ ruộng đất phát
triển nơng nghiệp ....................................................................................... 84
Bảng 4.17. Mức độ ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ đến tích tụ ruộng đất phát
triển nơng nghiệp ....................................................................................... 86
Bảng 4.18. Mức độ ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến tích tụ ruộng đất phát triển
nơng nghiệp ............................................................................................... 86
Bảng 4.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lao động trong nơng nghiệp đến
tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp ............................................. 87
Bảng 4.20. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp các ngành
tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp .................................................... 88

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.

Đánh giá chính sách thuê, cho thuê đất nông nghiệp của cán bộ địa
phương ....................................................................................................... 53


Đồ thị 4.2.

Đánh giá Chính sách chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
của cắn bộ quản lý ..................................................................................... 55

Sơ đồ 4.1.

Quy trình tích tụ ruộng đất để phát triển nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Bình Lục ......................................................................................... 56

Đồ thị 4.3.

Hạn chế trong tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Bình Lục ............................................................................. 70

Đồ thị 4.4.

Trình độ của lao động nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục ............ 72

Đồ thị 4.5.

Mức độ ảnh hưởng của quy hoạch và quản lý quy hoạch đến tích tụ
ruộng đất phát triển nơng nghiệp ............................................................... 85

ix

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Hữu Hiệp
Tên luận văn: Tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số: 8620115
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Phát triển nông nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển
kinh tế trên địa bàn huyện Bình Lục nói riêng, tỉnh Hà Nam nói chung. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, tăng trưởng nơng nghiệp đang có xu hướng chậm lại và tăng
trưởng của khu vực nông lâm nghiệp thủy sản luôn thấp hơn tăng trưởng kinh tế chung.
Mặt khác, sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục hiện nay vẫn chủ yếu dựa
vào nơng hộ với diện tích sản xuất bình quân khá nhỏ, đây là một trong những rào cản
cho sự phát triển. Kết quả và hiệu quả phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm
năng, thu nhập của người lao động nơng nghiệp cịn thấp chưa đảm bảo cho đời sống
của họ và gia đình họ, chưa giải quyết tốt việc làm cho người lao động ở nơng thơn, từ
đó cũng ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, an ninh an toàn ở địa bàn. Chính vì vậy, tích
tụ ruộng đất là một hướng đi mới và là một trong những giải pháp quan trọng cho phát
triển nơng nghiệp . Q trình tích tụ ruộng đất mới diễn ra trên địa bàn huyện Bình Lục
từ năm 2015 qua 3 năm thực hiện đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên,
tích tụ đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam cịn có nhiều khó khăn và hạn chế như vấn đề về chính sách, giá thuê, thời hạn
thuê hay giải quyết việc làm cho các hộ cho thuê đất. Từ những thực tế trên tôi chọn đề
tài: “Tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là thực trạng tích tụ ruộng đất cho phát triển
sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, những tác động của
việc tích tụ ruộng đất từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích tụ ruộng đất
cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về tích tụ

ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chủ thể là thực trạng
phát triển tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng nghiệp huyện Bình Lục và
khách thể là các ban ngành tổ chức, chính quyền và người dân địa phương. Nghiên cứu
đã bàn luận những khái niệm về tích tụ ruộng đất, ý nghĩa và vai trị của tích tụ ruộng
đất cho phát triển nơng nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của tích tụ
ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là bối cảnh tích tụ

x

download by :


ruộng đất phát triển nơng nghiệp; Các chính sách liên quan đến tích tụ ruộng đất để phát
triển nơng nghiệp; Q trình tích tụ ruộng đất; Thực trạng tích tụ ruộng đất; Tác động
của tich tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp . Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp gồm: điều kiện tự nhiên, chính sách pháp
luật của nhà nước, cơ sở hạ tầng, quy hoạch và quản lý quy hoạch, hỗ trợ giúp đỡ của
các cấp, các ngành, lao động trong nông nghiệp và thị trường tiêu thụ.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Bình Lục, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Để tiến hành phân tích, đề tài
sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thông tin và số liệu,
phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng tích tụ ruộng đất,
nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất cho phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục thu được kết quả: Trên địa bàn huyện Bình Lục có
hai đối tượng tích tụ ruộng đất là doanh nghiệp và các hộ dân với mục đích phát triển
trồng trọt hoặc phát triển chăn ni. Tính đến hết năm 2017 trên địa bàn huyện có 7
doanh nghiệp tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp với diện tích tích tụ là 114,1 ha
với hình thức th đất của hộ nơng dân là chủ yếu với diện tích 106,9ha. Ngồi doanh

nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục có 52 hộ tham gia tích tụ trong đó 34 hộ tích tụ cho
trồng trọt và 18 hộ tích tụ cho mục đích chăn ni. Diện tích đất của các hộ tích tụ chủ
yếu là của bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Tích tụ đất đai đã và đang mang lại hiệu
quả cao cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục. Sản xuất được thực hiện
theo chuỗi, quy mô tập trung, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap và gắn kết với thị trường tiêu thụ nên đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với
nông dân sản xuất theo truyền thống. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, tích tụ ruộng
đất cho phát triển nơng nghiệp cịn có những hạn chế nhất định: Giá thuê, mua đất cao,
Thiếu lao động chất lượng trong nông nghiệp; Thiếu vốn đầu tư; Chưa có cơ sở pháp lý
cụ thể. Trong đó hạn chế giá thuê, mua đất cao có tới 42,86% hộ và cán bộ trả lời phỏng
vấn đánh giá ở mức độ rất khó khăn.
Từ những bất cập kể trên nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:
Hồn thiện bổ sung cơ chế chính sách về tích tụ và tập trung ruộng đất cho phát triển
nông nghiệp; về Quy hoạch và quản lý quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện; . Nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về tích tụ ruộng đất cho phát
triển nông nghiệp; Tăng cường liên kết các cơ quan có liên quan trong tích tụ ruộng đất
phát triển nơng nghiệp; Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

xi

download by :


Bên cạnh đó cịn các giải pháp khác: Thực hiện tốt các chính sách và giải pháp
rút lao động ra khỏi nông nghiệp và hỗ trợ thay đổi sinh kế, như hỗ trợ đầu tư vào nông
nghiệp và nông thôn; tăng cường liên kết trong nông nghiệp; xuất khẩu lao động nông
thôn; đào tạo và dạy nghề cho lao động nơng thơn;Tạo điều kiện vốn hóa đất đai, tài sản
và phát triển bảo hiểm xã hội cho những nông dân rời bỏ nông nghiệp tham gia lĩnh vực
phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị. Giải quyết đồng bộ các vấn đề xã hội thông

qua: bảo hiểm nông nghiệp; xóa đói, giảm nghèo đa chiều; chính sách bảo hiểm xã hội
cho người lao động nơng thơn; chính sách bảo vệ quyền và trợ giúp người yếu thế... Đẩy
mạnh phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn và tăng cường cơng nghiệp
hóa nơng thơn.

xii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Tran Huu Hiep
Thesis title: Land centralization for development of agriculture production in Binh Luc
district, Ha Nam province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Agriculture development is one of the most important objectives in economic
development in Binh Luc district in particular and Ha Nam province in general.
However, in the recent years, agriculture development tends to be slowed down and
growth rate of agricultre, forestry and fishery sectors are usually lower than overall
growth rate. Moreover, agriculture producing in Binh Luc district mostly relies on
single agricultural household with low average producing area which becomes a high
barrier for development. Agricultural outcome and effectiveness is low and inadequate
to its potential; farmer income is low and can not afford the expense of their families;
unemployment issue for rural people is not well resolved; all these problems is causing
local social, welfare and security issues. Therefore, land centralization is a new and
important solution for agriculture development. Land centralization has been

implemented since 2015 and has achieved several remarkable results after three years of
deployment. However, land centralization in Binh Luc district, Ha Nam province is still
facing some difficulties and limitatations in term of policies, leasing fee, leasing
duration or job creation for household member whose land is under lease. Based on the
above facts and issues, I have decided to conduct the research “Land centralization for
development of agriculture production in Binh Luc district, Ha Nam province”.
The main objective of the research is the current status of land centralization for
development of agriculture production in Binh Luc district, Ha Nam province, the
impact of land centralization, therefrom to propose solutions to enhance the land
centralization effectiveness for development of agriculture production in Binh Luc
district, Ha Nam province. The studied subject of the reserach is theoretical and
practical issues of land centralization for development of agriculture production within
the district. The subject is the current status of land centralization for development of
agriculture production in Binh Luc district and the objects are local authorities,
deparments and people.
The research has mentioned the concept and definition of land centralization,
meaning and role of land centralization in agriculture development. The research has
indicated the basic characteristics of land centralization for agriculture development. The

xiii

download by :


research consists of implementation scenario of land centralization for agriculture
development, policies related to land centralization, actutal implementation and current
status of land centralization, land centralization impacting agriculture development. Key
factors affecting to land centralization for agriculture development consists of: natural
conditions, government policies, infrastructure, development plan and plan management,
supports from all-level departments in agriculture and consumption market.

The research area is Binh Luc district whose natural and socio-economic conditions
impact to agriculture development. In order to conduct the research, the thesis has
involved several methods including: reserach site selection; data and information
collecting; data processing and analyzing by descriptive statistics and comparative
method. Indicator systems consists of indicator group to identify the current status of
land centralization and indicator group to identify the land centralization outcome for
agriculture development.
The reseach has analyzed and evaluated current status of land centralization for
agriculture development in Binh Luc district and genreated the outcome: in research
area, two subjects who are performing the land centralization are enterprises and
households with the perspective of farming or breeding development. By the end of
2017, seven enterprises have centralized total area of 114.1ha mainly by land leasing
from households with 106.9ha. Aside from that, 52 households also involved in this
process, in which, 34 households are working in farming and 18 households are
working in breeding. These households are mainly centralizing their family’s land,
including parents and brothers land. Land centralization is bringing positive and high
effectiveness for agricultre producing in Binh Luc district. Producing activities are
organized by chain, centralized and production quality is supervised according to
VietGap standard, production outcome is based on consumption market. All that facts
made agriculture producing on centralized land achieved better economic effectiveness
in comparison with normal and traditional way. Aside from those positive effect, land
centralization for agriculture producing is still facing some particular limitation: high
land leasing and buying fee, lack of high quality labor in agriculture, lack of capital,
lack of legislation. Among these difficulties, high land leasing and buying fee is
considered as very difficult by 42,86% of interviewed household and local officer.
Based on these limitations, the research has also proposed solutions to enhance the
land centralization for agriculture development in Binh Luc district, Ha Nam province:
modifying and completing legislation and policies for land centralization and
agglomeration for agriculture development; development plan and plan management for
producing area in district area; enhancing local people perception of land centralization

for agriculture development; enhancing the related bodies in land centralization for

xiv

download by :


agriculture development; consumption market development. Aside from that, there are
several solutions proposed: well implementing policies and solutions for withrawing
labor from agricultural activities and support to change livelihood such as investment in
rural and agriculture; enhancing the connection in agriculture; rural labor export;
training and for rural labor force; making facilities for land capitalization and
developing social insurance for rural labor who left agricultural activities and joined
non-agricultural activities. Social issues to be comprehensively through agriculture
insurance; hunger elimination and poverty reduction; social insurance for rural labor
force; policies for disadvantageous support and right protection; promoting nonagricultural activities and enhancing rural industralization.

xv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kể từ sau “Đổi mới” năm 1986, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Ban
chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 (cịn gọi là
khốn 10), nơng nghiệp Việt Nam đã có một bước đột phá mới. Hộ nông dân
được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành
phần kinh tế khác trước pháp luật, đất đai được giao ổn định và lâu dài. Cùng với
nhiều chính sách tiếp theo, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu

đáng kể, từ một nước thiếu lương thực đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo
thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng trưởng nơng nghiệp đang có
xu hướng chậm lại và tăng trưởng của khu vực nông lâm nghiệp thủy sản
luôn thấp hơn tăng trưởng kinh tế chung. Mặt khác, nông nghiệp nước ta hiện
nay vẫn chủ yếu dựa vào nông hộ với diện tích sản xuất bình qn khá nhỏ, đây
là một trong những rào cản cho sự phát triển. Nông nghiệp là một lĩnh vực sản
xuất mang tính chất đặc thù (tư liệu sản xuất quan trọng nhất và không thể thiếu
là đất đai). Bất cứ một chính sách nào liên quan đến đất đai đều có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp và đời sống của người nơng dân. Do đó,
động lực mới cho phát triển nơng nghiệp sẽ liên quan đến đất đai, và vì thế tích tụ
ruộng đất là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Những năm gần đây, mơ
hình tích tụ ruộng đất mang lại những yếu tố tích cực trong việc phát triển nơng
nghiệp: Mơ hình doanh nghiệp th đất của nơng dân; mơ hình chính quyền huy
động đất của nơng dân cho doanh nghiệp th lại và mơ hình chuyển nhượng đất
sản xuất nơng nghiệp.
Bình Lục là huyện nằm ở phía đơng tỉnh Hà Nam, những năm gần đây, đứng
trước yêu cầu cấp thiết tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đòi hỏi phải dồn điền, đổi
thửa, tạo cánh đồng mẫu lớn để sản xuất nơng nghiệp hàng hố, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam đã có bước đi táo bạo, mang tính đột phá về tích tụ ruộng đất, mang lại
hiệu quả cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ và nhiều tỉnh tham khảo, áp dụng.
Tích tụ ruộng đất ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã mang lại nhiều thành công và trở thành
nhiều bài học kinh nghiệm cho các tỉnh và các địa phương khác áp dụng. Tuy

1

download by :



nhiên, tích tụ đất đai phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình
Lục, tỉnh Hà Nam cịn có nhiều khó khăn và hạn chế như vấn đề về chính sách,
giá thuê, thời hạn thuê hay giải quyết việc làm cho các hộ cho thuê đất. Từ những
thực tế trên tơi chọn đề tài: “Tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng tích tụ đất ruộng đất cho phát triển sản
xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, những tác động của
việc tích tụ ruộng đất từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích tụ đất
ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tích tụ ruộng đất cho
phát triển sản xuất nơng nghiệp.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất cho
phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích tụ ruộng đất cho phát triển
sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tích tụ ruộng đất phát triển nơng
nghiệp nói chung và trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nói riêng.
Các chính sách, vấn đề liên quan đến tích tụ ruộng đất phát triển nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp trên địa
bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các nội dung sau:

Phân tích thực trạng tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp

2

download by :


trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Các yếu ảnh hưởng tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1.3.2.2 Phạn vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Trong đó
tập trung vào 3 xã: Ngọc Lũ, Bồ Đề, An Nội có tích tụ ruộng đất phát triển nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
+ Số liệu sơ cấp được thu nhập theo 2 thời điểm : năm 2016 và năm 2017,
tùy theo từng tiêu chí cụ thế thời gian thu thập thơng tin sẽ có điều chỉnh phù hợp
+ Số liệu thứ cấp được được thu thập theo các năm từ năm 2014 đến nay,
những chương trình, chính sách sẽ thu thập linh động hơn về thời gian, dựa trên
thời hiệu thực hiện của các văn bản chính sách.
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 4/2017 đến tháng 04/2018
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn tích tụ ruộng đất phát triển nơng
nghiệp, nội dung tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp. Bên cạnh đó đề tài
phân tích tổng quan được các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất phát triển
nơng nghiệp. Các vấn đề lý luận này là nền tảng cơ sở cho việc phân tích và đánh
giá cho tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam.
1.4.2. Về thực tiễn

Luận văn đã minh chứng về các nội dung nghiên tích tụ ruộng đất phát triển
nơng nghiệp ở một số nước trên thế giới và các chính sách tích tụ ruộng đất phát
triển nơng nghiệp ở nước ta. Để từ đó luận văn đã phân tích được thực trạng tích tụ
ruộng đất phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyệ Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đánh giá
được kết quả thực hiện; khó khăn và các tác động của tích tụ ruộng đất phát triển
nơng nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ
ruộng đất phát triển nơng nghiệp. Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế, các yếu tố
ảnh hưởng đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm hiệu quả tích tụ đất ruộng đất cho
phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

3

download by :


1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Báo cáo đề tài được trình bày theo 5 phần:
+ Phần 1: Mở đầu.
+ Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
+ Phần 3: Phương pháp nghiên cứu.
+ Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
+ Phần 5: Kết luận và kiến nghị.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về tích tụ đất
Theo lý luận về sản xuất tư bản của C.Mác (Chu Văn Cấp và Trần Bình
Trọng, 2002), q trình qui mơ tư bản tăng lên được thực hiện bằng hai phương
thức là tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Hai phương thức này có liên quan chặt
chẽ với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau.
Tích tụ tư bản là tập trung vốn đủ lớn vào một đơn vị kinh doanh dưới
nhiều hình thức khác nhau để có thể đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết
bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý và tận dụng lợi thế
kinh tế theo qui mơ. Tích tụ ruộng đất có thể coi là một dạng tích tụ tư bản dưới
hình thức hiện vật trong nơng nghiệp (Chu Quang Tiến và Lưu Đức Hải, 2009).
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn
hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những địn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư
bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá
biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn
rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản (Vũ Trọng Khải, 2008).
Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy
mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau. Một là,
nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy mô
của tư bản cá biệt, đồng thời kìm tăng quy mơ của tư bản xã hội. Còn nguồn để
tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư
bản chỉ làm tăng quy mơ của tư bản cá biệt, mà không làm tăng quy mô của tư
bản xã hội. Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư xét về mặt đó, nó
phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường
bóc lột lao động làm th để tăng quy mơ của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập
trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến
sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh


5

download by :


trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ
giữa tư bản và lao động (Vũ Trọng Khải, 2008).
Tích tụ là q trình tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu sản xuất chính để
mở rộng sản xuất và phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô. Hoạt động tích tụ
ruộng đất được thực hiện trên thị trường đất đai. Để có đất đai đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư có thể mua quyền sở hữuhay thuê quyền sử dụng
đất theo nguyên tắc "thuận mua, vừa bán" hoặc thuê lại đất và trả địa tơ cho
người cho th đất. Như vậy, tích tụ ruộng đất gắn liền trực tiếp tới thị trường
đất, khác với dồn điền đổi thửa. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng qui
mơ của một thửa đất, và giảm số thửa đất của nông hộ, khiến họ quản lý sản xuất
thuận lợi và có hiệu quả cao hơn, mà không làm tăng qui mô ruộng đất của nông
hộ (Vũ Trọng Khải, 2008).
Tuy nhiên, Lê Đức Thịnh (2008) lại cho rằng tích tụ tích tụ ruộng đất là
việc làm tăng tổng diện tích trên một đơn vị sản xuất. Nhìn chung có nhiều cách
tiếp cận và quan điểm khác nhau liên quan đến tích tụ nhưng tất cả đều có những
điểm chung là: i) Tích tụ ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất
đai khi tăng quy mơ diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động tích tụ
khơng thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất
cùng với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ
ruộng đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng về diện tích đất và mức sống ở khu vực
nơng thơn.
Đặc trưng của tích tụ ruộng đất trong nơng nghiệp khác với tích tụ tư bản
trong cơng nghiệp. Do ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được và có giới hạn, mặt khác do đặc điểm sản xuất mang tính sinh học, vì thế

trong khi tích tụ tư bản trong cơng nghiệp gần như là khơng giới hạn, hình thành
nên những tập đồn kinh tế ngày một lớn hơn trên phạm vi toàn cầu, tận dụng tối
đa lợi thế kinh tế theo quy mô, thì trong nơng nghiệp, lợi thế kinh tế theo quy mơ
bị hạn chế (Vũ Trọng Khải, 2008).
Điều kiện để tích tụ ruộng đất chủ yếu liên quan đến hành lang pháp lý và
hoạt động của thị trường đất đai. Hình thức liên kết, hợp tác giữa các chủ thể sở
hữu để hình thành nên quy mơ canh tác lớn hơn mà khơng làm thay đổi tình trạng
sở hữu khơng được xem là tích tụ ruộng đất (Vũ Trọng Khải, 2008).

6

download by :


Trong đề tài này thì tích tụ ruộng đất được hiểu là sự tăng quy mô ruộng
đất của một đơn vị sản xuất (nông hộ) theo thời gian. Theo quy định của luật đất
đai 2003 và luật đất đai hiện hành 2013, hạn điền là 3 ha đối với đất trồng cây hàng
năm, thì hộ canh tác lúa được coi là có tích tụ ruộng đất nếu có diện tích đất lúa
tăng lên đến trên 3 ha ở thời điểm khảo sát hiện tại so với thời điểm khảo sát trước
(Vũ Trọng Khải, 2008).
Tích tụ ruộng đất ở cấp độ nông hộ bao gồm các hành vi khai hoang, thừa
kế, mua, thuê, nhận cầm cố để tạo ra quy mô ruộng đất lớn hơn phục vụ cho mục
đích sản xuất nơng nghiệp.
2.1.1.2. Khái niệm tích tụ ruộng đất cho phát triển nơng nghiệp
Có nhiều người nhầm tưởng rằng tích tụ và tập trung ruộng đất là hai khái
niệm giống nhau nhưng trên thực tế tích tụ và tập trung đất đai là hai khái niệm
khác nhau. Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, cho biết, tích tụ ruộng đất là quá trình mua đất để sở hữu
đất đai ở quy mơ lớn hơn, còn tập trung ruộng đất là liên kết nhiều mảnh ruộng
của nhiều chủ sở hữu khác nhau lại thành mơ hình cánh đồng lớn (Trần Vĩnh

Huệ, 2008).
Phân biệt rõ tích tụ và tập trung đất đai là để có những chính sách phù hợp
hơn với từng loại hình tập trung ruộng đất để sản xuất lớn. Trần Đình Thiên,
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho hay, tích tụ hay tập trung thì hệ quả sở
hữu đất sẽ khác nhau. Quan điểm của Trần Đình Thiên là với tích tụ, nhà nước
chỉ cần thừa nhận và để nó diễn biến một cách tự nhiên. Còn với tập trung, cần có
những chính sách khuyến khích để đẩy nhanh q trình tập trung đất đai ở các
địa phương, đồng thời có những chế tài đảm bảo quyền lợi của DN lẫn nơng dân
(Trần Vĩnh Huệ, 2008).
Cịn theo ơng Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Hội đồng Lý luận TƯ, hiện
đang có 4 hình thức tích tụ hay tập trung đất đai là nơng dân cho DN th đất,
nơng dân góp vốn với DN bằng mảnh đất của mình, Nhà nước thu hồi đất của
nông dân rồi cho DN thuê và nông dân bán đất cho DN. Trong đó, hình thức
nơng dân cho DN thuê đất được nhiều hộ nông dân ủng hộ nhất, bởi họ vẫn muốn
giữ quyền sở hữu mảnh đất của mình.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển sản xuất nơng nghiệp
Phát triển là một q trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc

7

download by :


trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội
và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên
và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công
bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích khơng ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của họ (Hồng Ngọc Hịa, 2010).
Phát triển sản xuất nông nghiệp là sự phát triển ở khu vực nông nghiệp

nhằm đảm bảo được cung ứng thực phẩm an toàn và ổn định cho người tiêu
dùng, hiệu quả cao đối với người sản xuất và đảm bảo bền vững về mặt môi
trường cho xã hội.
Phát triển sản xuất nơng nghiệp đóng góp vào xây dựng cảnh quan hài hịa
với mơi trường của của các địa phương. Nhằm khai thác nguồn lực của địa
phương hướng đến phát triển bền vững (Hồng Ngọc Hịa, 2010).
Phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao và bền vững trước hết cần
quản lý được đất giành cho sản xuất nông nghiệp, làm cho năng suất cây trồng,
vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích phải ổn định và có xu hướng ngày càng
được nâng cao, hiệu quả kinh tế thu được cũng phải nâng cao, nuôi sống được
nhiều người và mức thu nhập cũng ngày càng được cải thiện mà không làm hủy
hoại môi trường của tự nhiên và của công đồng. Như vậy, cần phải áp dụng các
tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu
quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nhưng khơng làm ơ nhiễm, suy thối mơi
trường (Hồng Ngọc Hịa, 2010).
Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp đang là bài tốn khó để duy trì được tính
ổn định của q trình chuyển đổi nghề nghiệp. Một mét vng ở vùng thuần
nơng có thể chỉ tạo ra một đồng, nhưng ở vùng ven đô, nhất là ven Hà Nội thì
phải tạo ra gấp nhiều lần mới thu hút được người dân tham gia. Khi việc trồng
lúa, trồng màu không mang lại thu nhập bằng việc vào thành phố làm thêm thì
đương nhiên, họ sẽ khơng ngần ngại mà bán lại cho các dự án công nghiệp, khu đơ
thị mới. Bên cạnh đó, vùng ven đơ Hà Nội đã và đang có nguy cơ đất nơng nghiệp
bị biến thành đất phi nông nghiệp, tự phát hoặc theo quy hoạch. Dù bằng cách nào
thì người dân và chính quyền nơi đó cũng khó có thể yên tâm mà phát triển nông
nghiệp bởi không biết đất sẽ bị thu hồi khi nào. Khi việc trồng lúa, trồng màu
không mang lại thu nhập bằng việc vào thành phố làm thêm thì đương nhiên, họ sẽ

8

download by :



không ngần ngại mà bán lại cho các dự án cơng nghiệp, khu đơ thị mới (Hồng
Ngọc Hịa, 2010).
2.1.2. Vai trị, ý nghĩa của tích tụ ruộng đất phát triển nơng nghiệp
2.1.2.1. Vai trị của tích tụ ruộng đất trong phát triển nơng nghiệp
- Tích tụ ruộng đất sẽ góp phần làm giảm chi phí xã hội
Tích tụ ruộng đất sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư vào CSHT ở khu vực
nông thôn như đường và hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, tích tụ ruộng đất sẽ thúc
đẩy hình thành các vùng sản xuất chun canh mang tính thương mại, đồng thời
các chính sách nơng nghiệp của vùng cũng được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung sẽ giúp bảo vệ diện tích
nơng nghiệp được tốt hơn trước sự bùng nổ của cơng nghiệp và đơ thị hóa. Sự mở
rộng của tích tụ đất đai sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực
nông thôn theo hướng phân công lại lao động trong nơng nghiệp. Ngồi ra, FAO
(2003) và Bentley (1987) cịn cho rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất cịn góp phần
cải thiện chất lượng đất và giảm tình trạng sói mịn và suy thối đất đai.
- Tích tụ ruộng đất là một trong những giải pháp quan trọng trong quá
trình phát triển nông nghiệp
Các quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á, nơi mà sản xuất nơng
nghiệp tồn tại dưới hình thức quy mơ nhỏ là phổ biến. Với chủ trương phân chia
ruộng đất để đảm bảo công bằng và giải quyết vấn đề dân số ở khu vực nông
thôn tăng nhanh đã khiến cho diện tích canh tác ngày càng manh mún. Bentley
(1987) và Blarel (1992) chỉ ra rằng tình trạng manh mún đất đai sẽ làm phát sinh
nhiều cho phí và gây ra tình trạng mất đất, lãng phí đất do có nhiều bờ vùng, bờ
thửa gây ra. Chính vì vậy, tích tụ ruộng đất được xem là một trong những công
cụ hiệu quả cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Theo FAO (2003), tích tụ đất
đai sẽ hỗ trợ hình thành một nền sản xuất nông nghiệp cạnh tranh trên cơ sở phát
huy lợi thế về quy mô và khắc phục hạn chế do tình trạng manh mún gây ra. Kết
quả này có được trên cơ sở khả năng tăng cường cơ giới hóa nơng nghiệp, mở

rộng diện tích đồng thời giảm thiểu tình trạng lãng phí đất, qua đó nâng cao năng
suất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
2.1.2.2. Ý nghĩa của tích tụ ruộng đất trong phát triển nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đang đứng trước tác động mạnh của biến đổi khí hậu
và nhiều thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát triển bền vững,

9

download by :


×