Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguyên vật liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần tập đoàn dabaco việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.27 KB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN VIỆT

QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT
THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Việt

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Văn Viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Cơng ty cổ
phần tập đồn DABACO đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều

kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Việt

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.3.3.

Phạm vi thời gian ................................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nguyên vật liệu trong sản xuất
thức ăn chăn nuôi ............................................................................................. 4

2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu .............................................. 4

2.1.2.

Phân loại và đánh giá NVL................................................................................. 5

2.1.3.

Quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ................................................... 13

2.1.4.

Nội dung quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp .................................... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị NVL trong doanh nghiệp .......................... 27

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 29

2.2.1.


Kinh nghiệm quản trị NVL của các nước trên thế giới .................................... 29

2.2.2.

Kinh nghiệm quản trị NVL tại Việt Nam ......................................................... 32

2.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan ................................................................ 37

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .................................................. 38

iii

download by :


3.1.

Đặc điểm địa bàn .............................................................................................. 38

3.1.1.

Giới thiệu Công ty cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam ............................. 38

3.1.2.

Q trình hình thành và phát triển của Công ty................................................ 38

3.1.3.


Bộ máy tổ chức, quản lý của cơng ty ............................................................... 40

3.1.4.

Tình hình lao động của Cơng ty ....................................................................... 43

3.1.5.

Tình hình tài chính của công ty ........................................................................ 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 47

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 47

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 48

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 48

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 49


3.3.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 51
4.1.

Thực trạng quản trị NVL trong sản xuất tacn tại công ty Dabaco Việt Nam giai
đoạn 2016-2018 .................................................................................................. 51

4.1.1.

Đặc điểm nguyên vật liệu trong sản xuất TACN tại Công ty ........................... 51

4.1.2.

Thực trạng quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Công ty............................ 52

4.1.3.

Đánh giá của người lao động về cơng tác quản trị NVL .................................. 73

4.2.

Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới quản trị NVL trong sản xuất tacn tại
công ty giai đoạn 2016-2018 ............................................................................ 75

4.2.1.


Số lượng Nhà cung cấp trên thị trường ............................................................ 75

4.2.2.

Giá cả của nguồn NVL trên thị trường ............................................................. 76

4.2.3.

Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp......................... 76

4.2.4.

Hệ thống giao thơng vận tải.............................................................................. 76

4.3.

Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng NVL trong sản xuất thức ăn
chăn nuôi tại công ty cổ phần dabaco giai đoạn 2016-2018 ............................. 77

4.3.1.

Kết quả đạt được ............................................................................................... 77

4.3.2.

Hạn chế, tồn tại ................................................................................................. 79

4.3.3.

Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................. 80


4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản trị NVL trong sản xuất tacn
tại cơng ty cổ phần tập đồn dabaco Việt Nam những năm tới. ....................... 82

4.4.1.

Định hướng ....................................................................................................... 82

iv

download by :


4.4.2.

Giải pháp hoàn thiện quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Công ty
DABACO đến 2025.......................................................................................... 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 90

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 92

Phụ lục .......................................................................................................................... 93

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CBCNV-LĐ

Cán bộ công nhân viên lao động

CC

Cơ cấu

CP

Cổ phần

DN


Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

ĐK

Đầu kỳ

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

ĐVSP

Đơn vị sản phẩm

ĐVT

Đơn vị tính



Hố đơn

HĐQT

Hội đồng quản trị


HQ

Hiệu quả

ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá

KCS

Kiểm tra

NVL

Nguyên vật liệu

NXB

Nhà xuất bản

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Cơng ty qua 3 năm 2016-2018 ............................... 44
Bảng 3.2. Tình hình tài sản và hoạt động kinh doanh của DABACO qua 3 năm
2016-2018 .................................................................................................... 45
Bảng 4.1. Tình hình xây dựng và thực hiện định mức tiêu hao NVL .......................... 54
Bảng 4.2. Nhu cầu và khả năng đáp ứng NVL trong sản xuất TACN của Cơng ty ..... 56
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện kế hoạch mua NVL trong sản xuất TACN của
Công ty ......................................................................................................... 58
Bảng 4.4. Kết quả tổ chức thu mua NVL trong sản xuất TACN của Công ty qua 3
năm ............................................................................................................... 63
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện kế hoạch dự trữ NVL trong sản xuất TACN của Công
ty .................................................................................................................. 65
Bảng 4.6. Nguyên vật liệu tồn kho bị hao hụt, hư hỏng trong q trình bảo quản,
lưu kho của Cơng ty ..................................................................................... 68
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện kế hoạch xuất NVL trong sản xuất TACN của Công

ty ................................................................................................................ 71
Bảng 4.8. Kết quả và hiệu qủa sử dụng NVL trong sản xuất TACN Công ty ............. 72
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá nhận thức của người lao động về định mức tiêu hao và
chính sách khuyến khích sử dụng NVL trong sản xuất TACN .................. 73
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý về định mức tiêu hao và
chính sách khuyến khích sử dụng NVL trong sản xuất TACN ................. 74

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Chức năng của quản lý ................................................................................. 14
Sơ đồ 2.2. Nội dung quản trị NVL ................................................................................ 15
Sơ đồ 3.1. Mơ hình chuỗi giá trị của DABACO ........................................................... 40
Sơ đồ 3.2. Bộ máy quản lý của Cơng ty Cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam ........ 41
Sơ đồ 4.1. Quy trình quản trị đối với quá trình thu mua-nhập kho NVL tại Cơng ty .. 60
Sơ đồ 4.2. Chu trình quản trị xuất kho NVL của Công ty............................................ 69

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Việt
Tên luận văn: Quản trị nguyên vật liệu trong sản xuất thức ăn chăn ni tại Cơng ty cổ
phần tập đồn DABACO Việt Nam
Ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản trị NVL trong sản xuất TACN tại
Cơng ty cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Cơng ty cổ phần tập đồn
DABACO Việt Nam những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin
thứ cấp từ các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động SXKD, báo cáo sản xuất, chi tiết
hàng xuất - nhập - tồn kho, định mức tiêu hao NVL, kế hoạch thu mua sử dụng… của
Cơng ty, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sách báo, tạp
chí. Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ điều tra, phỏng vấn đối tượng
có liên quan như: Cán bộ quản lý, công nhân trực tiếp sản xuất. Phương pháp phân tích
số liệu sử dụng trong luận văn gồm phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm rõ thực trạng công tác quản trị NVL trong
sản xuất đồng thời lấy cơ sở đó để liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp lại nhằm rút ra
quy luật phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chính
Đánh giá thực trạng quản trị NVL trong sản xuất TACN của Công ty Cổ phần
tập đoàn DABACO Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời chỉ ra nhân tố ảnh
hưởng đến quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Công ty.
Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị NVL trong sản xuất TACN
tại Cơng ty cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam trong những năm tới. Đó là: Hồn
thiện công tác xây dựng và quản lý định mức NVL; Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch
NVL; Hồn thiện cơng tác xây dựng kế hoạch, thu mua NVL; Hoàn thiện trong công tác
thống kê, kiểm kê NVL; Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
kinh doanh;Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao
động; Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng trong quá trình sản xuất
kinh doanh tại Cơng ty.

Thơng qua việc tìm hiểu lý luận về công tác quản lý NVL và tiếp cận thực tế tại

ix

download by :


Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO - Cơng ty cổ phần tập đồn DABACO
Việt Nam, một lần nữa khẳng định rằng để thực hiện tốt công tác quản lý chi phí NVL
cần thực hiện tốt cơng tác quản lý NVL ở tất cả các khâu trong quá trinh sản xuất kinh
doanh (từ khâu xây dựng định mức, lập kế hoạch cung ứng, tổ chức thực hiện thu mua nhập kho, bảo quản, dự trữ, xuất dùng và sử dụng đến việc ghi chép, phản ánh, lưu giữ
trong sổ sách chứng từ và tổ chức phân tích đánh giá để rút kinh nghiệm), đồng thời địi
hỏi phải có sự cố gắng, kết hợp giữa các bộ phận trong Công ty để

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Viet
Thesis title: Materials management in feed production at the DABACO Vietnam Group
Joint Stock Company.
Major: Business Adminitration

Code: 8340102

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
To assess the status of raw materials management in feed production at the

DABACO Group Joint Stock Company in recent years, thereby proposing solutions to
improve the management of raw materialss in feed production at the DABACO Vietnam
Group Joint Stock Company in future.
Materialss and Methods
The secondary data was collected from financial statements, reports on results of
production and business activities, production reports, details of export - import inventory goods, raw materials consumption norms, purchasing and using plans... of the
Company, the policies of the Party, the laws of the State, books, magazines. Primary
data was collected from surveys and interviews with relevant subjects such as managers,
workers directly engaged in production. The data analysis methods used in this study
include expert method, descriptive statistical method, and comparative method to clarify
the current situation of raw materialss management in production. That was taken as
basis to relate, compare, contrast, and summarize in order to draw the rule of
development of the research phenomenon.
Main Findings and Conclusions
Assessing the status of raw materialss management in feed production at the
DABACO Group Joint Stock Company in recent years, and pointing out the factors
affecting the management of raw materialss in feed production at the Company.
Proposing major solutions to enhance the management of raw materialss in feed
production at DABACO Group Joint Stock Company in the future: Completing the
construction and management of raw materials norms; Completing the planning of raw
materialss; Completing the planning of purchasing raw materialss; Completing the
statistics and inventory of raw materialss; Strengthening the application of scientific and
technological advances to production and business; Enhancing the training to improve
management and technical skills for workers; Organizing well propaganda, emulation

xi

download by :



and commendation in the production and business process at the Company.
Through understanding the theory of raw materialss management and practical
approach at the DABACO Animal Feed Factory - DABACO Vietnam Group Joint
Stock Company, this once again affirmed that in order to perform well the raw
materialss management, it is necessary to perform well the management of raw
materialss at all stages in the production and business process (from setting norms;
supply planning; organizing purchasing – warehousing; preservation; storage; using;
making records, reflect, keep in the books of vouchers and organizing the analysis and
evaluation to draw experiences). It also needs the effort as well as combination between
departments in the Company to create a strict and effective management system.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về
quy mơ và loại hình kinh doanh. Với nhiều hình thức đa dạng, loại hình hoạt
động phong phú, thay đổi linh hoạt, các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng
trong việc thiết lập một nền kinh tế thị trường năng động trên đà ổn định và phát
triển mạnh mẽ.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hội nhập, thu hút đầu tư của các
doanh nghiệp nước ngoài đã tạo nên một thị trường Việt Nam với sự cạnh tranh
mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển, cạnh tranh và
đứng vững trên thị trường trong và ngồi nước địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự
xây dựng cho mình chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cả về lâu dài và cho
từng thời kỳ trên tất cả các phương diện. Lợi ích kinh tế luôn là mối quan tâm
hàng đầu và trở thành mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh (SXKD) nào, do đó cơng tác quản lý kinh tế ln giữ một vai trị quan
trọng trong doanh nghiệp SXKD, đặc biệt là quản lý về chi phí, trong đó có chi
phí ngun vật liệu (NVL). Ngun vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là đầu vào của hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng định mức tiêu hao, cung
ứng kịp thời NVL với giá cả hợp lý, sử dụng hợp lý, bảo quả lưu kho… tốt, sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, quản trị NVL trong sản xuất chính là quản trị vốn sản xuất
kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn ni thì địi hỏi ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi (TACN) cũng phải phát triển để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của
ngành chăn nuôi. Đứng trước thực trạng chung nói trên, sự cạnh tranh về thị
trường tiêu thụ cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất càng trở lên
khó khăn, phức tạp và cũng là vấn đề nan giải đối với Công ty cổ phần tập đoàn
DABACO Việt Nam. Là một đơn vị hàng năm đóng góp một phần khơng nhỏ
vào thu nhập của Công ty, Nhà máy sản xuất TACN DABACO với nhiệm vụ
chính là sản xuất, chế biến các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm thì nguồn NVL
đầu vào là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến hoạt động của Nhà

1

download by :


máy. Trong thời gian qua, hoạt động quán trị nguyên vật liệu của cong ty cịn có
những hạn chế như: trong quá trình tổ chức thu mua và tiếp nhận NVL trong sản
xuất TACN của cơng ty vẫn cịn nhiều sai sót; nhận thức chung về định mức tiêu
hao NVL và các chính sách khuyến khích sử dụng tiết kiệm NVL trong sản xuất
TACN của người lao động tại Công ty còn nhiều hạn chế; lượng dự trữ thực tế
vẫn chưa đảm bảo được so với kế hoạch đề ra. Hơn nữa, NVL dùng trong quá

trình sản xuất tại Nhà máy chủ yếu là sản phẩm của ngành nông nghiệp với tính
chất thời vụ cao, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Chính
vì vậy, tăng cường cơng tác quản lý và hạch tốn NVL đảm bảo sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành có ý nghĩa quan trọng
và là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với Công ty. Xuất phát từ
thực tế trên, tác giả tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản trị nguyên vật
liệu trong sản xuất thức ăn chăn ni tại Cơng ty cổ phần tập đồn DABACO
Việt Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Công ty cổ
phần tập đoàn DABACO Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó đề xuất giải
pháp hồn thiện quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Công ty cổ phần tập đoàn
DABACO Việt Nam những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về NVL và quản
trị NVL trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản trị NVL trong sản xuất TACN của Cơng ty Cổ
phần tập đồn DABACO Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời chỉ ra
nhân tố ảnh hưởng đến quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Công ty.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản trị NVL trong sản xuất
TACN tại Cơng ty cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những nội dung của quản trị NVL trong sản xuất TACN tại Công ty cổ
phần tập đoàn DABACO Việt Nam.

2

download by :



1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Hiện nay Công ty đang sản xuất rất nhiều loại TACN như gia súc, gia cầm,
thuỷ cầm nên có rất nhiều loại nguyên vật liệu. nhưng do thời gian có hạn, đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản trị của một số nguyên vật liệu chính trong
sản xuất TACN của Cơng ty cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam.
- Phạm vi khơng gian
Tại Cơng ty Cổ phần tập đồn DABACO Việt Nam.
1.3.3. Phạm vi thời gian
- Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập trong thời gian 3 năm từ
năm 2016 - 2018. Số liệu sơ cấp được thực hiện trong tháng 04/2019. Số liệu thứ
cấp được lấy từ năm 2016-2018.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2019.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ
NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu
- Khái niệm
NVL là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình
sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm và là yếu tố đầu vào
không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất.
- Đặc điểm

Trong các doanh nghiệp sản xuất, NVL là tài sản dự trữ sản xuất thuộc
nhóm hàng tồn kho, nhưng NVL có những đặc điểm riêng khác với các loại tài
sản khác của doanh nghiệp là khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh NVL bị tiêu hao tồn bộ, khơng giữ ngun hình thái vật chất ban đầu và
chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy
nhiên giá trị chuyển dịch lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh
nghiệp về sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm.
Đặc điểm của NVL sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gồm các loại nguyên liệu n dùng cho việc
sản xuất thức ăn chăn ni. Người chăn nuôi luôn biết cách áp dụng những kỹ
thuật pha trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gia súc thì việc kinh doanh chăn
ni sẽ thu được lợi nhuận cao.
Thức ăn của vật nuôi bao gồm 5 khẩu phần chính: tối thiểu, tương đối, thực
tế, đầy đủ và bổ sung. Trước khi tiến hành sản xuất thức ăn, để phối hợp khẩu
phần đạt kết quả tốt, đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho vật ni và có giá thành
hợp lý mang lại hiệu quả cho người nuôi, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Xác
định nhu cầu dinh dưỡng của từng loại động vật; lựa chọn nguyên liệu phối hợp;
tính tốn giá cả và tìm hiểu tính sẵn có của ngun liệu; tính tốn phương pháp tổ
hợp khẩu phần.
Thức ăn sau khi sản xuất phải được bảo quản tại kho chứa thành phẩm của
cơ sở sản xuất và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định để đảm bảo
chất lượng thức ăn. Quá trình lưu trữ thức ăn có thể làm cho thức ăn bị hư hỏng

4

download by :


giảm phẩm chất. Vì vậy, thời gian bảo quản tốt nhất cho thức ăn ln phải được
xác định. Sau đó, tiến hành phân phối thức ăn đến các cơ sở ni…

Sản xuất thức ăn chăn ni địi hỏi phải khắt khe và nghiêm ngặt trong quá
trình sản xuất nhằm đảm bảo được sự bền vững của thức ăn và thành phần phối
trộn khơng bị thay đổi qua quy trình sản xuất cũng như giữ được chất lượng
trong quá trình vận chuyển, sử dụng và bảo quản. Thông thường một quy trình
sản xuất thức ăn chăn ni gồm các bước theo bảng sau.
Một số thiết bị cơ bản cần thiết trong q trình sản xuất gồm có: bộ phận
nghiền, trộn, chuyền động và băng tải, máy ép viên, bộ phận phun, lị hơi, hệ
thống sấy, làm mát, đóng bao.
- Vai trị của NVL
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh cũng phải đầu tư
nhiều loại chi phí khác nhau, trong đó NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
sản xuất như trong giá thành sản xuất cơng nghiệp cơ khí từ 50% đến 60%, trong
giá thành sản xuất công nghiệp nhẹ chiếm 70%, trong giá thành sản xuất công
nghiệp chế biến chiếm tới 80%. Do vậy, cả số lượng và chất lượng sản phẩm đều
bị quyết định bởi số NVL tạo ra nó nên yêu cầu NVL phải có chất lượng cao,
đúng quy cách chủng loại, chi phí NVL được hạ thấp, giảm mức tiêu hao NVL
thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu, giá thành hạ, số lượng sản phẩm nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
NVL là tài sản thường xuyên biến động, nó đảm bảo cho dây chuyền sản
xuất diễn ra liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, trong
doanh nghiệp sản xuất chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong tồn bộ
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì thế tăng cường cơng tác kế tốn,
cơng tác quản lý NVL tốt nhằm đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
NVL để giảm bớt chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng
đối với các doanh nghiệp.
2.1.2. Phân loại và đánh giá NVL
2.1.2.1. Phân loại
Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nên sử dụng nhiều NVL khác nhau. Mỗi NVL có nội dung kinh tế, cơng
dụng, tính năng lý, hố học khác nhau trong q trình sản xuất. Do đó, việc phân

loại NVL có cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng để có thể hạch tốn một cách

5

download by :


chi tiết và quản lý một cách chặt chẽ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.
- Thứ nhất, căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp,
NVL của doanh nghiệp bao gồm:
+ NVL chính: Là những NVL đóng vai trị quyết định, là đối tượng lao
động chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Ở các doanh nghiệp
khác nhau thì sử dụng NVL chính khơng giống nhau, có thể sản phẩm của doanh
nghiệp này là NVL cho doanh nghiệp khác, vì vậy đối với bán thành phẩm mua
ngồi với mục đích để tiếp tục q trình sản xuất sản phẩm cũng được coi là
NVL chính.
+ NVL phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ trong
sản xuất, không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng được sử dụng kết hợp
với NVL chính nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện sản phẩm.
+ Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như xăng, dầu, than,
củi, gas…có tác dụng cung cấp nhiệt lượng, phục vụ cho các phương tiện máy
móc thiết bị hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế, sửa
chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, công cụ, phương
tiện, thiết bị, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản của doanh nghiệp.
+ Vật liệu khác (Phế liệu): là những loại vật liệu chưa được sắp xếp vào
các loại trên, thường là những loại vật liệu loại ra từ quá trình sản xuất hoặc là
phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết mà trong từng loại vật

liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm với những quy cách, phẩm chất riêng.
Mỗi loại trong nhóm được quy định một ký hiệu riêng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp
sao cho thuận lợi trong việc theo dõi. Cách phân loại này có tác dụng làm cơ sở xác
định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại NVL dùng sản xuất sản phẩm.
- Thứ hai, căn cứ vào nguồn hình thành NVL trong doanh nghiệp sản xuất,
NVL có thể được chia thành:
+ NVL mua ngồi
+ NVL tự gia cơng chế biến
+ NVL th ngồi gia công chế biến

6

download by :


+ NVL do đơn vị khác góp vốn liên doanh
+ NVL được cấp phát, biếu tặng
+ NVL từ các nguồn khác.
Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi và xây dựng
kế hoạch về NVL cho quá trình thu mua dự trữ, là cơ sở xây dựng kế hoạch sản
xuất và tính giá vốn NVL nhập kho.
- Thứ ba, căn cứ vào mục đích, cơng dụng của NVL cũng như nội dung quy
định phản ánh chi phí NVL trên các tài khoản kế tốn, NVL gồm:
+ NVL trực tiếp dùng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm: Là NVL dùng trực tiếp
cho sản xuất chế tạo sản phẩm, là bộ phận chính cấu thành nên thực thể sản phẩm.
+ NVL dùng cho nhu cầu khác:
- NVL dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng,
quản lý doanh nghiệp
* Nhượng bán
*Đem góp vốn liên doanh

* Đem biếu tặng…
Cách phân loại này giúp cho quá trình sản xuất, quản lý NVL trong doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao.
Tác dụng của phân loại
Tuỳ vào mỗi căn cứ khác nhau, doanh nghiệp phân chia NVL thành các
loại khác nhau. Việc phân chia NVL giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản tổng
hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại NVL
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế, vai trò, chức năng của từng loại NVL trong
sản xuất, từ đó có biện pháp tích cực trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng có
hiệu quả các loại NVL.
2.1.2.2. Đánh giá NVL
NVL là một bộ phận của tài sản lưu động được phản ánh trong sổ kế tốn
và trên báo cáo tài chính theo trị giá vốn thực tế. Đánh giá NVL là xác định giá
trị của NVL ở những thời điểm nhất định theo những phương pháp cụ thể và
những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất.

7

download by :


Dưới tác động của quy luật thị trường, trị giá bằng tiền của NVL thay đổi
liên tục. Đặc biệt trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí NVL chiếm một tỷ trọng
khá lớn trong tổng chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cuối
cùng của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc quản trị về số lượng, doanh nghiệp
cần quan tâm quản trị cả về mặt giá trị của NVL. Việc đánh giá nguyên vât liệu
trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được giá trị của số NVL nhậpxuất-tồn, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong sản xuất.
a. Nguyên tắc đánh giá
Khi đánh giá NVL phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc giá gốc
Theo chuẩn mực số 02-Hàng tồn kho, NVL phải được đánh giá theo giá
gốc. Giá gốc hay còn gọi là giá trị giá vốn thực tế của NVL, đó là tồn bộ các chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan
trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Nguyên tắc thận trọng
Áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho
được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001
của Bộ Tài chính: "Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần
có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được".
Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính của NVL trong kỳ sản
xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm và chi phí ước
tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Giá trị thuần
có thể thực
hiện

=

Giá bán ước tính
của hàng tồn kho
(trong đk sxkd
bình thường)

-

Chi phí
ước tính

để hồn
thành
sản

-

Chi phí
ước tính cần
thiết cho tiêu
thụ

phẩm
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phịng giảm giá
hàng tồn kho, kế tốn đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho. Do đó trên báo cáo tài chính trình bày thơng qua hai chỉ tiêu

8

download by :


+ Trị giá vốn thực tế NVL
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (điều chỉnh giảm giá)
- Nguyên tắc nhất quán
Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá NVL phải đảm bảo tính
nhất quán tức là kế tốn đã lựa chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương
pháp đó trong suốt một niên độ kế tốn. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương
pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bầy
thơng tin kế tốn một cách trung thực, hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được
sự thay đổi đó.

b. Các phương pháp đánh giá NVL
- Đánh giá NVL theo giá vốn thực tế nhập kho
Tính giá của NVL nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí. NVL nhập kho
trong kỳ bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà cấu
thành giá trị thực tế của NVL nhập kho được xác định khác nhau. Cụ thể:
+ Đối với NVL mua ngoài
Giá thực
tế của
NVL
nhập kho

=

Giá mua ghi
Chi phí
Các khoản thuế
Các khoản
+
+
tính vào giá
giảm trừ
Trên hố đơn
thu mua

Trong đó:
- Chi phí thu mua: Bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong
định mức.
- Các khoản thuế tính vào giá: như thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)...
+ Đối với NVL do doanh nghiệp tự gia công chế biến

Giá thực tế của NVL
Giá thực tế NVL
=
xuất kho gia cơng
tự gia cơng nhập kho

+

Chi phí
chế biến

+ Đối với NVL th ngồi gia cơng chế biến (gccb)
Giá thực tế
Giá thực tế
Chi phí
của VL thuê = của NVL xuất thuê + th ngồi +
ngồi gccb
ngồi gccb
gccb

Chi phí
vận chuyển
(nếu có)

9

download by :


+ Đối với NVL do nhận vốn góp liên doanh: thì giá thực tế NVL nhập kho

là giá do hội đồng liên doanh đánh giá.
+ Đối với NVL được cấp phát: thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá
ghi trong biên bản giao nhận.
+ Đối với NVL được biếu tặng, viên trợ: thì giá thực tế nhập kho được tính
theo giá thị trường tại thời điểm nhận.
- Đánh giá NVL theo giá vốn thực tế xuất kho
NVL được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở thời điểm khác nhau nên có
nhiều giá khác nhau. Do đó, khi xuất NVL tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động,
yêu cầu, trình độ quản trị và điều kiện tính tốn ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn
một trong các phương pháp tính cho hợp lý. Việc lựa chọn phương pháp tính giá
thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm từng doanh nghiệp về số lượng
danh điểm, số lần nhập xuất NVL, trình độ của nhân viên kế tốn, điều kiện kho
tàng của doanh nghiệp…
Theo điều 13 chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho nêu ra 4 phương pháp tính
giá xuất kho.
1. Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này thì giá vốn NVL xuất kho được tính căn cứ vào số
lượng NVL xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính NVL đó. Phương
pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc
mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Số lượng NVL
Trị giá vốn thực tế
=
x
NVL xuất kho
xuất kho

Đơn giá thực tế
từng lô hàng


- Ưu điểm
+ Nhập theo giá nào xuất theo giá đó
+ Đảm bảo nguyên tắc phù hợp chi phí, doanh thu
+ Theo dõi chính xác giá lúc nhập và xuất của từng lô hàng, giúp hạch
tốn kế tốn chính xác, kịp thời, làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu
hiện tại.
- Nhược điểm
+ Khó theo dõi nếu doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại

10

download by :


NVL, nhập xuất thường xun thì khó theo dõi và cơng việc của kế tốn chi tiết
NVL sẽ phức tạp.
- Điều kiện áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có chủng loại NVL ít
và nhận diện được lơ hàng.
2. Phương pháp tính theo giá bình qn
Theo phương pháp này, trong kỳ khi các NVL xuất kho thì kế tốn tạm thời
khơng tính giá trên phiếu xuất kho mà chỉ ghi số lượng. Cuối kỳ sau khi kết thúc
nghiệp vụ nhập, xuất kho NVL kế tốn mới tính giá bình qn cho cả kỳ và giá
bình qn đó được dùng làm căn cứ để tính giá xuất kho.
Giá thực tế
NVL xuất kho

Số lượng NVL

=


xuất kho

*

Đơn giá
bình qn

Trong đó đơn giá bình qn có thể xác định theo 1 trong 3 cách sau :
- Một là: Giá bình quân cuối kỳ trước
Đơn giá bình quân
cuối kỳ trước

Trị giá NVL tồn đầu kỳ
=
Số lượng NVL tồn đầu kỳ

+ Ưu điểm
Phương pháp này tính khá đơn giản cho phép giảm nhẹ khối lượng tình tốn
của kế tốn, cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình biến động NVL trong kỳ.
+ Nhược điểm
Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả
NVL nên sử dụng phương pháp này thì việc tính giá thiếu chính xác khi thị
trường giá NVL biến động.
- Hai là: Giá bình quân cả kỳ dự trữ
Đơn giá BQ
cả kỳ dự trữ

Trị giá NVL tồn ĐK + Trị giá NVL nhập trong kỳ
=

Số lượng NVL tồn ĐK + Số NVL nhập trong kỳ

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp ít danh điểm NVL
nhưng số lần nhập xuất của mỗi danh điểm nhiều.

11

download by :


+ Ưu điểm
Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch tốn chi tiết NVL khơng phụ thuộc
vào số lần nhập xuất của từng danh điểm NVL.
+ Nhược điểm
Dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch tốn nên ảnh
hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.
- Ba là: Giá bình qn liên hồn (bình qn sau mỗi lần nhập)
Đơn giá bình qn
liên hồn

=

Trị giá NVL lần n-1 + Trị giá NVL nhập lần n
Số lượng NVL lần n-1 + Số lượng NVL nhập lần n

Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập NVL kế toán tính đơn giá bình qn
sau đó căn cứ vào đơn giá bình qn và lượng NVL xuất để tính giá NVL xuất kho.
Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp ít danh điểm NVL
và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
+ Ưu điểm

Phương pháp này cho giá NVL xuất kho chính xác nhất phản ánh kịp thời
sự biến động giá cả, cơng việc tính giá được tiến hành đều đặn.
+ Nhược điểm
Cơng việc tính tốn nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những đơn vị sử
dụng kế toán máy.
3. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả
định NVL nào nhập trước xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần
nhập trước. Áp dụng phương pháp này đối với những doanh nghiệp ít danh điểm
NVL nhưng số lần xuất nhập nhiều.
Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên giá trị hàng tồn kho cao và giá
trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng. Ngược
lại, giá cả có xu hướng giảm chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận
trong kỳ giảm.
+ Ưu điểm
Cho phép kế tốn có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, phương pháp này

12

download by :


×