Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quản lý dự án đầu tư tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.36 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05



HỌC VIÊN: DOÃN THỊ HẢI ANH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.NGƯT BÙI XUÂN PHONG






HÀ NỘI – 2010



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông là một đơn vị thành viên của
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có chức năng chính là đào tạo và
nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện tử,
tin học phục vụ sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và
của xã hội. Trong những năm qua, Học viện đã đạt được nhiều thành tựu lớn,
đóng góp cho sự phát triển của Ngành BCVT Việt Nam nói riêng và cả nước
nói chung.Tuy nhiên, với môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay, để giữ
vững truyền thống và phát triển hơn nữa thì một trong những yếu tố rất cần
được quan tâm của Học viện đó chính là việc mở rộng và tăng cường tiềm lực
về cơ sở vật chất và các công cụ phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Vì
vậy,việc quản lý và triển khai hiệu quả các dự án đầu tư tại Học viện là một
trong những vấn đề cần phải được quan tâm.
Với mong muốn đóng góp một phần công sức, kiến thức và sự hiểu biết
nhằm góp phần tăng cường hơn công tác quản lý dự án của Học viện, tác giả đã
chọn đề tài “Quản lý dự án đầu tư tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông”
2. Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống và góp phần hoàn thiện một số vấn
đề về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư; đặc biệt là quản lý tiến độ thời gian
của dự án đầu tư.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý tiến độ thời
gian, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm
tăng cường công tác quản lý tiến độ thời gian của các dự án đầu tư tại Học viện
Công nghệ BCVT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác và quy trình quản lý dự án đầu tư hiện
đang triển khai tại Học viện Công nghệ BCVT, tập trung chủ yếu vào các dự án

đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.
- Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ giới hạn
tập trung về nội dung quản lý tiến độ thời gian của các dự án đầu tư tại Học
viện Công nghệ BCVT
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCB
được thực hiện trong thời gian qua, trên cơ sở lý thuyết được học và nghiên cứu
trong quá trình đào tạo tại Học viện, tham khảo các giáo trình dùng cho đào tạo
chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản lý dự án đầu tư, các tài liệu liên quan
trong và ngoài nước phân tích, đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư thực tế
để làm cơ sở đề xuất một số biện pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu
tư của Học viện.
5. Những kết quả đạt được của luận văn
- Tổng kết và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dự án,
quản lý tiến độ thời gian của dự án đầu tư.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý tiến độ thời gian dự án đầu tư tại Học
viện Công nghệ BCVT, nêu ra những tồn tại và phân tích các nguyên nhân.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công
tác quản lý tiến độ thời gian của các dự án đầu tư tại Học viện Công nghệ
BCVT.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài chia làm ba chương lớn:
Chương 1:Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiến độ thời gian dự án đầu tư tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiến độ
thời gian của các dự án đầu tư tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
- Về hình thức dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt
được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương
lai.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời
gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển KTXH, làm tiền
đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các
kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn
lực xác định.
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
- Có mục đích, kết quả xác định.
- Có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn.
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo (mới lạ).
- Liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng và quản lý dự án.
- Môi trường hoạt động va chạm.
- Tính bất định và độ rủi ro cao.
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư
1.1.3.1. Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư: Phân theo
nhóm A, B, C theo thứ tự giảm dần về mức độ quan trọng.
1.1.3Theo trình tự lập và trình duyệt dự án: Dự án tiền khả thi và dự án khả
thi.
1.1.3.3 Theo nguồn vốn: Dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và Dự án

đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài
1.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án đầu tư là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn
lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đầu tư
hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt các yêu
cầu đã định về mặt kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
1.2.2 Tác dụng của quản lý dự án đầu tư
- Giúp liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm
quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án.
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và
điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
1.2.3. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án đầu tư nói chung là hoàn thành các
công việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi
ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép.
1.2.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư
1.2.4.1. Quản lý vĩ mô và vi mô đối với các dự án
1. Quản lý vĩ mô đối với các dự án: Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước
đối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố
của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc dự án.
2. Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án: Quản lý dự án ở tầm vi mô là
quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó bao gồm nhiều khâu như lập kế
hoạch, điều phối, kiểm soát…các hoạt động của dự án.
1.2.4.2. Lĩnh vực quản lý dự án:

- Quản lý phạm vi - Quản lý tiến độ thời gian
- Quản lý chi phí - Quản lý chất lượng
- Quản lý nhân lực - Quản lý thông tin
- Quản lý rủi ro - Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán
1.2.5. Mô hình quản lý dự án đầu tư
1.2.5.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: là hình thức
quản lý dự án không do cán bộ chuyên trách quản lý dự án thuê ngoài trực tiếp
tham gia điều hành dự án.
1.2.5.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án đầu tư: Chủ đầu tư không đủ
điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn có
đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành
làm chủ nhiệm điều hành dự án.
1.2.5.3. Mô hình chìa khoá trao tay: Mô hình này là hình thức tổ chức trong
đó nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà
còn là "chủ" của dự án
1.2.5.4. Mô hình tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động
sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự
thực hiện dự án.
Chương 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TIẾN ĐỘ THỜI GIAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
2.1.1 Giới thiệu chung về Học viện:
Tên đơn vị :

Học viện Công nghệ Bưu chính Vi
ễn
thông (PIT)
Tên tiếng

Anh
:

Posts & Telecommunications Institute of
Technology
Đ
ịa chỉ trụ sở
chính
:

122 Đường Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy -
Hà Nội
Điện thoại :

(04) 37.562.186 Fax:
(04)
37.562.036
Website: :


2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Học viện
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được Thủ tướng ra Quyết định
thành lập ngày 11/7/1997, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, trụ
sở chính tại Hà Nội và cơ sở tại TP Hồ Chí Minh. Sau 13 năm hoạt động, Học
viện đã đạt được một số kết quả ban đầu như:
Về Giáo dục Đại học: Học viện đã trở thành một trong các trường Đại học
có uy tín trong hệ thống các trường công lập hiện nay, quy mô đào tạo tăng
nhanh.
Về nghiên cứu khoa học: Học viện hiện là một trong các đơn vị nghiên
cứu đi đầu trong cả nước về tổ chức nghiên cứu theo nhu cầu doanh nghiệp và

áp dụng ngay kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Về hoạt động đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn: Học viện đã tái đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ cho hàng chục nghìn cán bộ trong Tập đoàn và cho xã
hội về công nghệ mới cũng như về kinh tế và quản lý.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Học viện:
Học viện thực hiện hai chức năng cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa
học công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học
phục vụ sự phát triển của Ngành Bưu chính - Viễn thông và của xã hội
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Học viện
Học viện là tổ chức đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước đặt trực thuộc Tập
đoàn BCVT Việt Nam, do vậy, tổ chức của Học viện được chi phối bởi các quy
định của Nhà nước đối với tổ chức đào tạo công lập và tổ chức của đơn vị sự
nghiệp có thu trong doanh nghiệp Nhà nước.
2.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
2.2.1 Cơ chế đầu tư đang thực hiện tại Học viện
2.2.1.1. Phân loại dự án đầu tư tại Học viện
1. Phân loại dự án theo quy mô: chủ yếu là nhóm B và nhóm C.
Bảng 2.1 : Tổng hợp tổng mức đầu tư các dự án của Học viện đang triển khai
trong giai đoạn 2007-2010 theo tiêu chí quy mô
Loại dự
án
Số lượng
Tổng mức đầu tư (Tỷ
đồng)
Nhóm B 4 447,949
Nhóm C 41 77,983
(Nguồn : Ban quản lý các dự án)
2. Phân loại dự án theo tiêu chí thẩm quyền quyết định dự án đầu tư
- Dự án do Bộ Thông tin truyền thông quyết định đầu tư

- Dự án do Tập đoàn BCVT Việt nam quyết định đầu tư (Gọi là các dự án
đầu tư tập trung).
- Dự án do Học viện quyết định đầu tư (Gọi là các dự án đầu tư phân cấp)
Bảng 2.2 : Tổng hợp tổng mức đầu tư các dự án của Học viện trong giai đoạn
2007-2010 theo tiêu chí thẩm quyền quyết định đầu tư
Loại dự án
Số
lượng
Tổng mức đầu

Tỷ lệ
Dự án đầu tư tập 15 503,632 tỷ 95,58%

trung đồng
Dự án đầu tư
phân cấp
30 22,3 tỷ đồng 4.42%
(Nguồn: Ban quản lý các dự án)
3. Phân loại dự án theo tiêu chí nguồn vốn đầu tư
- Dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư tập trung của Tập đoàn BCVT
- Dự án đầu tư từ nguồn quỹ Đầu tư phát triển của Học viện.
4. Phân loại dự án theo tiêu tính chất kỹ thuật : Dự án đầu tư xây dựng (dự án
kiến trúc) và Dự án đầu tư thiết bị
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Học viện
a. Về phân cấp, uỷ quyền trong việc thực hiện dự án
- Đối với các dự án phân cấp, dự án sử dụng quỹ ĐTPT của Học viện: Học
viện được quyết định đầu tư dự án với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng đối với
các dự án không có xây dựng và dưới 2 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây
dựng

- Đối với các dự án tập trung : Học viện được ủy quyền phê duyệt một số
bước trong quá trình triển khai dự án
b. Các bộ phận tham gia vào quá trình thực hiện dự án đầu tư:
Ban quản lý các dự án, Phòng Kinh tế - Tài chính;Các đơn vị thành viên
trực thuộc Học viện;các tổ do Giám đốc Học viện thành lập.



















2.2.2 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại Học viện 2007-2010
2.2.2.1 Quy trình thực hiện dự án đầu tư tại Học viện
1. Đối với các dự án phân cấp:







































Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Thanh quyết toán hợp đồng, dự án
Thực hiện hợp đồng
T
ổ chức đấu thầu, tr
ình phê
duyệt KQXT
Giám đốc HV phê duyệt KQXT
Ký HĐ với nhà thầu trúng thầu
Xác đ
ịnh nhu cầu
, n
ội dung đầu t
ư. L
ập dự
án,trình phê duyệt dự án

Giám đ
ốc Học viện ph
ê duy
ệt dự án


L
ập HSMT,tr
ình phê

duy
ệt HSMT

Giám đ
ốc HV ph
ê duy
ệt HSMT

2. Đối với các dự án tập trung


a.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
T
ập đo
àn ra QĐ giao nhi
ệm vụ chuẩn bị
đầu tư dự án
H
ọc viện
ký hợp đồng với công ty tư vấn để khảo sát
hiện trạng, nội dung lập dự án

Xin thỏa thuận với chính quyền địa phương về địa
điểm đầu tư
Văn b
ản cam kết của chính
quyền địa phương về mặt
bằng
Xin th
ỏa thuận

với các cơ quan
chức năng điện
nước
L
ập quy

ho
ạch
chi tiết và xin
thỏa thuận quy
hoạch
L
ập dự án đầu
tư xây dựng
C
ắm mốc giới
tạm thời
Xin trình duy
ệt thiết kế c
ơ s
ở v
à d
ự án đầu t
ư lên t
ập
đoàn
T
ập đo
àn phê duy
ệt thiết kế

cơ sở và dự án đầu tư xây
dựng
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư









































Thi công xây d
ựng v
à l
ắp
đặt thiết bị
N
ghi
ệm thu các giai đoạn
trong thi công
Quy
ết định giao
đất
C
ắm mốc giới
chính thức
GPMB
L

ập ban
GPMB
GPMB
Bàn giao m
ặt bằng cho
đơn vị thi công
L
ập HSMT, tr
ình
t
ập đo
àn phê duy
ệt

Chọn Tư vấn lập TKKTTC-TDT, Tư vấn thẩm tra
L
ập TKKTTC
-
TDT, th
ẩm tra
d
ự toán, tr
ình
xin phê duyệt lên tập đoàn

T
ập đo
àn th
ẩm định, ph
ê

duyệt TAKKTTC-TDT

Tập đoàn thẩm định, phê
duyệt HSMT
T
ổ chức đấu thầu, tr
ình xin phê duy
ệt
KQXT lên Tập đoàn
T
ập đo
àn th
ẩm định, ph
ê
duyệt KQXT
Ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu

c.Giai đoạn kết thúc đầu tư:








2.2.2.2 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại Học viện 2007 đến nay
Bảng 2.3 Tỷ lệ hấp thụ vốn của các dự án tập trung tại Học viện
năm 2007-2010
TT



m
KH vốn được bố
trí thực hiện (tỷ
đồng)
Thực tế
thực hiện
(tỷ đồng)
% hoàn
thành
1 200
7
105,3 63,433 60,24%
2 200
8
120,25 31,214 26%
3 200
9
111,38 17,425 15,64%
4 201
0
88,457 42,177 47,68%
(Nguồn : Báo cáo giá trị dự án thực hiện của Ban quản lý các dự án)
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỜI GIAN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
2.3.1 Đối với các dự án phân cấp :
* Lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án: do Ban quản lý các dự án thực
hiện, hoàn toàn dựa trên yếu tố kinh nghiệm và tham khảo thông tin từ các dự

án tương tự khác đã thực hiện, mang tính thủ công, chưa áp dụng các công cụ
khoa học. Việc biểu diễn tiến độ dự án được sử dụng theo phương pháp Biểu
đồ Grantt, phù hợp với khối lượng công việc ít như của các dự án phân cấp.
* Quản lý tiến độ thực hiện: Trong quá trình thực hiện dự án, ngoài Ban
quản lý các dự án, còn có sự tham gia của các đơn vị khác trong Học viện và
các nhà thầu.
- Đối với các bước công việc do Ban quản lý các dự án thực hiện: Ban
quản lý các dự án lên kế hoạch thực hiện chi tiết với từng bước công việc trong
giai đoạn này, hàng tuần các chuyên viên phụ trách đều có trách nhiệm báo cáo
Ngh
i
ệm thu, b
àn giao công trình

Lập Hồ sơ quyết toán công trình, trình phê duyệt quyết toán
Phê duyệt quyết toán dự án
B
ảo h
ành, b
ảo tr
ì và b
ảo hiểm công tr
ình

tiến độ thực hiện với lãnh đạo Ban. Đối với các trường hợp chậm tiến độ, lãnh
đạo Ban yêu cầu chuyên viên phụ trách khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực
hiện, đồng thời bên cạnh đó, Ban cũng áp dụng chế độ thưởng phạt nội bộ, xử
lý nghiêm với các trường hợp chậm tiến độ do lỗi chủ quan của các chuyên
viên quản lý dự án. Với việc quản lý chặt chẽ này, tiến độ các bước công việc
trong giai đoạn này thuộc quyền xử lý của Ban quản lý các dự án đều đảm bảo

tiến độ đề ra
- Đối với các đơn vị khác trong Học viện tham gia vào quá trình thực hiện
dự án: Do hiện tại Học viện chưa có quy định cụ thể về thời gian thực hiện các
bước công việc trong đầu tư, cũng như sự phối hợp giữa các đơn vị trong Học
viện, nên việc kiểm soát tiến độ của các bước công việc có sự tham gia của các
đơn vị khác ngoài Ban quản lý các dự án gặp khó khăn. Vì vậy, đa phần việc
chậm tiến độ đều xảy ra tại các bước công việc này.
- Đối với các nhà thầu thi công:Theo yêu cầu của Ban quản lý các dự án,
các nhà thầu tham gia vào giai đoạn thực hiện hợp đồng đều phải lập bảng tiến
độ thực hiện chi tiết và trình Học viện phê duyệt. Dựa trên tiến độ được lập,
Ban kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu. Việc lập và
quản lý tiến độ thi công thông qua phương pháp sử dụng sơ đồ Grantt, đơn giản
và chỉ phù hợp với số lượng công việc ít nên phù hợp với yêu cầu của dự án
phân cấp. Vì vậy, tiến độ thực hiện giai đoạn này đối với các dự án phân cấp tại
Học viện đều đáp ứng và có không ít dự án sớm hơn tiến độ đã đề ra.
2.3.2. Đối với các dự án tập trung
Các bước công việc của các dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án cho tới khi
kết thúc dự án đều có sự tham gia của các đơn vị ngoài Học viện đó là Tập
đoàn và các đơn vị tư vấn như tư vấn lập dự án, thiết kế, đấu thầu, giám sát thi
công… vì vậy, việc quản lý tiến độ thời gian đối với loại dự án này đòi hỏi
phức tạp hơn và gặp nhiều khó khăn hơn. Việc quản lý tiến độ thời gian đối
với các dự án này thực hiện như sau:
* Lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án: Công việc này đa phần do đơn
vị tư vấn thực hiện, dựa trên yếu tố kinh nghiệm và tham khảo thông tin từ các
dự án tương tự khác đã thực hiện, mang tính thủ công, chưa áp dụng các công
cụ khoa học. Biểu diễn tiến độ dự án theo phương pháp Biểu đồ Grantt, đơn
giản và chưa phân biệt được các mối liên hệ giữa các công việc. Các điều kiện
liên quan, ảnh hưởng đến tiến độ cũng được đưa vào tiến độ thực hiện của toàn
dự án. Tuy nhiên, các bước công việc chưa chi tiết, việc xác định thời gian dự
phòng cho các yếu tố ảnh hưởng chưa hợp lý, thường là quá ngắn, ví dụ như

thời gian thực hiện đấu thầu của các gói thầu phải trình tập đoàn phê duyệt
HSMT,KQXT. Vì vậy, tiến độ được lập chưa hợp lý, chưa chi tiết.
Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch tiến độ của các dự án này còn bị phụ thuộc
vào ý kiến của đơn vị chủ quản cấp trên là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, mà
trực tiếp là Ban đầu tư – Phát triển của Tập đoàn.
* Quản lý tiến độ thực hiện:
- Đối với các bước công việc do Ban quản lý các dự án thực hiện và các
bước công việc có sự tham gia của các đơn vị khác trong Học viện: tương tự
như các dự án phân cấp.
- Đối với các đối tác (nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn): Theo yêu cầu của
Ban quản lý các dự án, các nhà thầu tham gia vào các bước công việc đều phải
lập bảng tiến độ thực hiện chi tiết và trình Học viện phê duyệt. Dựa trên tiến độ
được lập, Ban giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc của các đối tác, đối
với thi công, hàng tuần đều có họp giao ban kiếm tra công việc thực hiện trong
tuần. Trong trường hợp chậm tiến độ, Ban đều cùng với các đối tác tìm hiểu
nguyên nhân chậm trễ, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời kiên quyết
yêu cầu các đối tác đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tuy nhiên, do chế tài về phạt
chậm tiến độ thực hiện hợp đồng đối với các đối tác còn chưa chặt chẽ và chưa
đủ áp lực nên đa phần các đối tác vẫn chưa đảm bảo được đúng tiến độ đề ra.
Mặt khác, do Bảng kế hoạch tiến độ thi công được lập không thể hiện mối liên
hệ giữa các công việc, dẫn đến việc bố trí, đưa các gói thầu vào triển khai thi
công chưa hợp lý và phù hợp (lúc quá chậm, lúc thì chưa thích hợp), vì vậy,
cũng gây kéo dài tiến độ chung
- Đối với cơ quan chủ quản cấp trên (Tập đoàn BCVT Việt Nam): Tập
đoàn tham gia và chi phối hầu hết các bước công việc trong quá trình triển khai
dự án, từ phê duyệt dự án, kế hoạch tiến độ dự án cho tới việc thanh toán hợp
đồng, vì vậy, tiến độ thực hiện các công đoạn này tại Tập đoàn ảnh hưởng rất
lớn tới tiến độ chung của dự án. Do hiện tại Tập đoàn chưa có quy trình thực
hiện công việc, không phân định rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện cũng như
sự phối hợp giữa các Ban chức năng, đồng thời chưa có chế độ giám sát chặt

chẽ nên việc kiếm soát tiến độ các bước công việc có sự tham gia của các thành
phần này đối với Học viện là rất khó khăn. Đối với các bước công việc này Học
viện chỉ dừng lại ở việc thường xuyên kiểm tra thông tin diễn biến của công
việc này tại các đơn vị trên và đề ra biện pháp xử lý thích hợp. Tiến độ các
bước công việc này thường xuyên là bị chậm tiến độ.
- Đối với đơn vị quản lý nhà nước theo quy định của luật:Tương tự như
với các bước công việc do đơn vị chủ quản cấp trên tham dự, đối, đối với các
bước công việc này Học viện chỉ dừng lại ở việc thường xuyên kiểm tra thông
tin diễn biến của công việc này tại các đơn vị trên và đề ra biện pháp xử lý
thích hợp. Tiến độ các bước công việc này thường xuyên là bị chậm tiến độ.
2.3.3 Phân tích tiến độ thời gian một số dự án của Học viện giai đoạn 2007-
2009
2.3.3.1 Dự án “Hệ thống ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý cho Học viện
–năm 2009” sử dụng nguồn vốn phân cấp năm 2009
1. Giới thiệu về dự án
- Chủ đầu tư : Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Tổng mức vốn đầu tư : 1.039.603.900 VNĐ
- Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư phát triển tập trung (Phần đầu tư phân cấp)
- Quy mô dự án: 01 bộ phần mềm quản lý đào tạo, 01 bộ phần mềm quản lý
văn bản và hồ sơ công việc, 01 card Fax, 01 máy scan.
2. Tiến độ thực hiện thực tế so với kế hoạch đã đề ra của dự án
- Công tác chuẩn bị đầu tư : Chậm 1 tuần so với tiến độ đề ra
- Các công tác khác đảm bảo tiến độ đề ra.
- Dự án kết thúc ngày 6/1/2010 đúng theo kế hoạch.
* Đánh giá chung : Về tổng thể, so với kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng
tiến độ.
2.3.3.2 Dự án “Nhà học chính A2, cơ sở đào tạo Hà đông – HVCN BCVT”
1. Giới thiệu về dự án :
- Chủ đầu tư : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Địa điểm xây dựng: Phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là Hà

Nội)
- Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và
thực hiện.
- Mục tiêu, hình thức đầu tư : Xây mới nhà Học chính A2 đáp ứng nhiệm vụ
đào tạo của Học viện Công nghệ BCVT.
- Quy mô năng lực : Tiêu chuẩn công trình cấp 1; Diện tích xây dựng :
3.025m2; Tổng diện tích sàn : 15.469m2; Các hạng mục công trình bao gồm :
Hội trường 3 tầng, 700 chỗ; Nhà lớp học 11 tầng (và 1 tầng tum kỹ thuật) bao
gồm các phòng học, phòng thí nghiệm, giảng đường, thư viện, trung tâm
Internet; Hệ thống kỹ thuật bao gồm hệ thống điện trong và ngoài nhà, hệ thống
cấp thoát nước, hệ thống điều hòa trung tâm, cáp thông tin liên lạc, cáp máy
tính, hệ thống thang máy, hệ thống truyền hình cáp, trang âm hội trường,
PCCC, hệ thống tiếp địa, chống sét, máy phát điện dự phòng 500KVA ; Nội
thất.
- Tổng mức đầu tư : Theo QĐ đầu tư ban đầu: 87.214.000.000 VNĐ
+ Điều chỉnh lần 1 : 107.495.775.088VNĐ
+ Điều chỉnh lần 2 : 108.903.873.327 VNĐ
+ Điều chỉnh lần 3 : 139.906.085.000 VNĐ
- Về tiến độ thực hiện dự án:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Tổng công ty BCVT Việt nam giao nhiệm vụ
cho Học viện làm công tác chuẩn bị đầu tư từ ngày 12/01/1998, theo quyết định
số 05/QĐ-ĐTPT-HĐQT. Tuy nhiên tại quyết định này không có chỉ tiêu về
thời gian thực hiện các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án.
*Giai đoạn thực hiện đầu tư: Thời gian để xây dựng dự án được xác định
trong Quyết định đầu tư ban đầu là năm 2004.
- Dự án điều chỉnh lần 1 ngày 14/9/2005, thời gian xây dựng dự án được
điều chỉnh thành từ năm 2005 đến năm 2007 - do khi triển khai thiết kế bản vẽ
thi công và lập tổng dự toán xây dựng công trình, kinh phí thực hiện dự án dự
kiến theo tính toán tăng lên vượt tổng mức đầu tư.
- Dự án điều chỉnh lần 2 ngày 06/11/2006 - do thay đổi chính sách tiền

lương, các chính sách về đầu tư XDCB. Không điều chỉnh tiến độ.
- Dự án điều chỉnh lần 3 ngày 19/01/2010 - do thay đổi chính sách tiền
lương, các chính sách về đầu tư XDCB, giá cả nguyên vật liệu tăng. Thời gian
xây dựng dự án được điều chỉnh hoàn thành vào năm 2010.
- Dự án có 16 gói thầu. Gói thầu Xây lắp (Bao gồm cả điện nước trong và
ngoài nhà), chiếm khoảng 70% giá trị toàn dự án, khởi công ngày 12/9/2006,
thời hạn thi công là 605 ngày (hoàn thành ngày 30/6/2008). Tuy nhiên, đến
12/2010 mới đạt khoảng 90% công việc và dự kiến hoàn thành ngày 30/3/2011,
tiến độ chậm khoảng 33 tháng. 15 gói thầu khác, 03 gói (Phá dỡ di chuyển giải
phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, nén tĩnh và thí nghiệm cọc) đã thực hiện
xong và hoàn thành đúng tiến độ theo hợp đồng; 09 gói thầu đã ký hợp đồng và
đang triển khai thực hiện; 02 gói còn lại đang trình Tập đoàn phê duyệt KQĐT.
- Dự kiến 30/3/2011 hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
* Kết luận: Chỉ tính giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, dự án
này kéo dài 12 năm, chậm so với quy mô đầu tư của dự án
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỜI GIAN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BCVT GIAI ĐOẠN
2007-2010
Tháng 10/2007, với việc thay đổi mô hình tổ chức quản lý đầu tư, từ 2 đơn
vị cùng triển khai thực hiện công tác ĐTXDCB (Phòng Đầu tư Phát triển và
Ban quản lý dự án kiến trúc) gộp thành 1 đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện
công tác này là Ban quản lý các dự án, đã giúp cải thiện tình hình đầu tư của
Học viện một cách rõ rệt.
Kể từ khi được thành lập đến nay, Ban quản lý các dự án rất quan tâm đến
công tác quản lý các dự án, đặc biệt là quản lý tiến độ thời gian dự án. Sau 3
năm hoạt động, Ban đã đạt được một số kết quả sau:
- Nhiều dự án tồn đọng nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm
- Tỷ lệ hấp thụ vốn đầu tư hàng năm của Học viện tăng lên nhất là đối với
các dự án phân cấp 100% dự án hoàn thành đúng tiến độ, hấp thụ hết số vốn
được cấp.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện của các dự án tập trung, mà chủ yếu là các
dự án xây dựng đều bị chậm tiến độ rất nhiều so với kế hoạch đề ra. Việc chậm
tiến độ của các dự án này tại Học viện chủ yếu do các nguyên nhân sau :
a. Nguyên nhân từ phía Học viện:
- Về các phương pháp quản lý dự án : Chưa áp dụng tin học hoá trong
điều phối hoạt động và quản lý tiến độ như sử dụng các phần mềm chuyên
dùng để theo dõi và quản lý dự án.
- Về nhân sự:
+ Cơ cấu nhân sự chưa hợp lý, Ban 13 người chỉ có 4 cán bộ chuyên
ngành xây dựng. Cơ cấu này không phù hợp với cơ cấu dự án hiện đang được
thực hiện tại Học viện (Đa phần là các dự án kiến trúc).
+ Năng lực các cán bộ tham gia quản lý dự án chưa đồng đều,chưa được
đào tạo đầy đủ khiến cho việc quản lý chưa đạt hiệu quả cao nhất.
- Về quy trình thực hiện đầu tư : Học viện chưa xây dựng được quy trình
thực hiện đầu tư cụ thể, chi tiết, chưa quy định chi tiết về hồ sơ tài liệu cũng
như sự phối hợp giữa các đơn vị.
b. Nguyên nhân khách quan:
- Từ các nhà thầu : Mặc dù được lựa chọn theo đúng Luật đấu thầu và
các hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, nhưng khi vào triển khai công việc
thực tế thì một vài nhà thầu đã bộc lộ những yếu kém về năng lực và tài chính
do họ tham gia quá nhiều dự án ở cùng một thời điểm Ngoài ra, các nhà thầu
chưa nghiêm túc thực hiện đúng các yêu cầu hợp đồng về chất lượng, tiến độ
do các chế tài áp dụng còn chưa đủ áp lực.
- Từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam :
+ Chưa có quy trình đầu tư cụ thể, công khai, quy định cụ thể thời gian
thực hiện cũng như chi tiết danh mục các tài liệu kèm theo hồ sơ trình và cho
các đơn vị cấp dưới tham gia giám sát vào quá trình đó. Dẫn đến gây phiền hà
cho các đơn vị cấp dưới, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ tại Tập đoàn, gây chậm
tiến độ. Đồng thời chất lượng xử lý hồ sơ chưa cao nên nhiều công việc phải
thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần.

+ Sự phối hợp giữa các ban chức năng chưa có quy định rõ ràng, ý kiến
chỉ đạo giữa các ban còn chưa nhất quán.
+ Công tác quản lý nguồn vốn chưa tốt dẫn đến việc khan hiếm vốn khi
các đơn vị cấp dưới xin cấp vốn theo kế hoạch vốn đã được Tập đoàn phê duyệt
từ đầu năm.
- Từ chế độ chính sách của Nhà nước :
+ Các quy định của nhà nước trong lĩnh vực này thay đổi liên tục, số
lượng văn bản nhiều, nhiều văn bản còn quy định chồng chéo và chưa rõ ràng
gây ra hiểu lầm, khó khăn cho người thực hiện.
+ Các quy định ban hành chưa kịp thời với diễn biến thay đổi của thị
trường dẫn đến đình trệ tiến độ triển khai của các dự án do phải dừng thi công
chờ hướng dẫn thực hiện.
- Từ các nguyên nhân khác :
+ Quá trình tiếp nhận xử lý hồ sơ tại các đơn vị quản lý nhà nước về đầu
tư chưa được quy định rõ ràng, công khai.
+ Giá cả vật liệu xây dựng hay có sự biến động dẫn đến các dự án phải
điều chỉnh dự toán cũng như tổng mức đầu tư nhiều lần.
Chương 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TIẾN ĐỘ THỜI GIAN CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỌC VIỆN
CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN
Bảng 3.2: Dự kiến quy mô đào tạo của Học Viện từ nay đến 2015
T
T
Loại hình đào
tạo
Năm
2011

2012


2013

2014

2015
I Trên Đại học





1 Nghiên cứu sinh 49

57

58

60

70

2 Cao học 1.147

1.356

1.453

1.545


1.682

II Hệ đại học





1 Chính quy 9.019

10.51
3

10.81
3

12.46
8

13.28
2

2 Tại chức 3.809

3.829

3.611

3.199


2.900

3
Hoàn chỉnh kiến
thức
4.394

3.450

3.731

3.362

2.562

4 Đại học bằng hai

1.374

1.482

1.420

1.370

1.000

III

Cao đẳng

2.722

3.328

3.332

3.770

4.024

Tổng số
22.51
4

24.01
5

24.41
8

25.77
4

25.52
1

(Nguồn Phòng Kế hoạch tổng hợp)
3.2 KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN ĐẾN NĂM 2015
3.2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị của Học viện :
Bảng 3.3: Hiện trạng cơ sở vật chất của Học viện tính đến năm 2010

STT

Loại hình Số lượng
I Đất sử dụng (đơn vị tính ha)

1 Tổng diện tích đất 11,93
2 Trong đó, phần đã xây dựng 5,31
II Diện tích sàn xây dựng (m2)

1
Hội trường, giảng đường, lớp
học
24,492
2 Thư viện 1,565
3
Phòng thí nghiệm, phòng
thực hành
5,000
4 Phòng máy tính 1,650
5
Nhà thi đấu đa năng, nhà văn
hóa
1,500
6
Phòng dành cho giáo viên,
giảng viên
3,964
7 Phòng làm việc các phòng, 1,518
ban, khoa
8 Ký túc xá 18,697


Tổng diện tích sàn xây
dựng:
58,386
(Nguồn Báo cáo hiện trạng cơ sở vật chất của Học viện – 6/2010)
- Số lượng sinh viên đang học tập tại Học viện là : 19.958 sinh viên
Bảng 3.5 Sinh viên có chỗ ở trong ký túc xá/tổng số sinh viên có nhu cầu.
T
T
Các tiêu chí
2008 –
2009
2009 –
2010
1
Số sinh viên có nhu cầu
phòng ở
4748 5120
2
Số sinh viên được ở trong
KTX
2648 2648
3
Tỷ số diện tích trên đầu sinh
viên ở trong KTX
(m2/người)
4,1 4,1
(Nguồn Báo cáo tự đánh giá của Học viện – tháng 2/2010)
Bảng 3.6 Tổng số máy tính của Học viện tính đến 2/2010
TT


Các tiêu chí
Đơn vị
tính
Số
lượng
1
Tổng số máy tính hiện

Máy 1.369

- Dùng cho hệ thống
văn phòng
389

- Dùng cho sinh viên
học tập
980
(Nguồn Báo cáo tự đánh giá của Học viện – Tháng 02/2010)
3.2.2 Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện đến năm 2015
* Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đang triển khai để sớm hoàn
thành đưa vào sử dụng.
* Chuẩn bị đầu tư một số dự án kiến trúc và mua sắm thiết bị chuyên dùng
nhằm tăng số lượng phòng học, số lượng thiết bị chuyên dùng phục vụ cho
nghiên cứu.
* Tiếp tục sử dụng nguồn vốn phân cấp được Tập đoàn cấp để đầu tư
trang thiết bị và cải tạo cơ sở vật chất.
* Học viện đã có phương án tăng diện tích đất sử dụng và hiện đang làm
thủ tục để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo mới tại huyện Đan Phượng, Hà nội
với tổng diện tích khoảng 23ha.

3.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TIẾN ĐỘ THỜI GIAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỌC VIỆN CÔNG
NGHỆ BCVT
3.3.1 Biện pháp về công cụ quản lý dự án : Đưa Microsoft Project là một
chương trình chuyên dùng để quản lý các dự án vào áp dụng cho công tác lập
kế hoạch và quản lý dự án của Học viện. Đây là chương trình có những công cụ
mạnh và thuận tiện, có thể làm việc với nhiều chế độ, nhiều công cụ, chức năng
để thực hiện các thao tác tạo lập và hiệu chỉnh trên dự án, đồng thời tiết kiệm
thời gian và tiền bạc
3.3.2 Xây dựng quy trình về quản lý ĐTXDCB
Hiện tại Học viện đã bắt đầu tiến hành xây dựng quy trình ISO cho công
tác ĐTXDCB. Để quy trình phát huy được hiệu quả, Học viện cần xây dựng
quy trình chuẩn mực vừa gọn nhẹ, linh hoạt vừa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
3.3.3 Biện pháp về nguồn nhân lực :
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Tiến hành hoạch định nguồn nhân lực dài hạn của Ban quản lý các dự án.
- Thực hiện tốt công tác đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân
viên, xây dựng cơ chế trả lương hợp lý
3.3.4 Biện pháp đối với các nhà thầu
- Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu (nhất là công tác lập HSMT) để
lựa chọn được nhà thầu có năng lực cao.
- Đàm phán thương thảo hợp đồng kỹ càng, đặc biệt chú ý đến các điều
khoản quy định về chế độ thưởng phạt chậm tiến độ.
3.3.5 Một số kiến nghị với cơ quan chủ quản là Tập đoàn BCVT Việt Nam
KẾT LUẬN
Học viện Công nghệ BCVT không ngừng hoàn thiện và phát triển bộ máy
thực hiện và quản lý các dự án đầu tư XDCB. Trước đây, khi mới thành lập,
công tác thực hiện và quản lý dự án đầu tư giao cho phòng Kế hoạch-Đầu tư
thực hiện với số cán bộ rất ít ỏi. Hiện nay, công tác này đã được giao cho Ban
quản lý các dự án với bộ máy nhân sự hoạt động tương đối hiệu quả, có chuyên

môn phù hợp với công việc. Học viện cũng đã xây dựng các quy định và quy
trình để hỗ trợ cho công tác quản lý đầu tư XDCB trên phạm vi toàn Học viện
một cách chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Công tác đầu tư XDCB của Học
viện đã đạt được những thành tựu nhất định. Tình hình thực hiện các dự án cả
về tiến độ và chất lượng được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hấp thụ vốn đầu tư hàng
năm của Học viện đã tăng lên. Cải thiện được hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho quản lý, đào tạo và nghiên cứu, góp phần đưa hình ảnh của Học
viện lên tầm cao mới.

×