Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những nhận định văn học hay dùng làm mở bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.94 KB, 8 trang )

Những nhận định văn học hay dùng làm mở bài
1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ;
trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và
thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong
phú hơn”. (Thạch Lam)
3. “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. (Sê khốp)
4.“Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac)
5. “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. (CharlesDuBos)
6.“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát
vọng
khôi
phục

bảo
vệ
những
cái
tốt
đẹp”.
(Ai
ma
tôp)
7.“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và
làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)
8.“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)
9.“Văn chương có loại đáng thờ và loại khơng đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ
chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu)
10.“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly)
11. “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người


biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
12.“Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.”
(Biêlinxki)
13. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)
14.“Thơ sinh ra từ tình u và lịng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt
cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)
15.“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)
16.“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)
17. “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà lồi người đã tạo ra cho mình”. (C.Mac)
18.“Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. (Biêlinxki)
19.“Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu
làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)
20. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit
Lêonop)
21. “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu
được con người nhiều hơn.” (M.L.Kalinine)
22. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy.” (Tố Hữu)
23. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng
vì một xã hội cơng bằng, bình đẳng bái ái ln ln thơi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn
kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)
24.“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái
tốt để trong đời có nhiều cơng bằng, thương u hơn.” (Thạch Lam)


25.”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác
phẩm chung cho cả lồi người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn
lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng thương, tình bác ái, sự cơng bình…Nó làm cho người gần
người hơn.” (Nam Cao)
26.”Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn
chương thì thật là đê tiện.” (Nam Cao)

28.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui
cho sự cơ độc của chính mình.” (B. Shelly)
29. “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm
mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gazatơp)
30.“Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.”
(Andecxen)
31. “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà
góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
32. “Hãy đập vào tim anh – Thiên tài là nơi đó.” (A.De Muytxe)
33.“Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam thơ vẫn là một
sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người cho
đến ngày tận thế.” (Hoài Thanh)
34. “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng)
35. “Thi sĩ khơng phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là
Quỷ…” (Chế Lan Viên)


Đề bài ôn chiều 21/12:
             "Văn

học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người
lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn" (M.L.Kalinine)
Qua nhận định trên, anh/chị có suy nghĩ gì về chức năng của văn
học và thiên chức của người nghệ sĩ? Hãy phân tích một vài tác phẩm văn học
Trung đại và Hiện đại của chương trình Ngữ văn 9 để làm rõ ý kiến của mình.
HƯỚNG DẪN:
1. Giải thích
- Văn học: Loại hình nghệ thuật ngơn từ, phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng
nghệ thuật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ của người nghệ sĩ với cuộc sống.
- Lời nhận định của M. L. Kalinine đề cập đến những chức năng của văn học:

++ Làm cho con người thêm phong phú, tức làm nảy nở trong con người những tình cảm mới,
rèn dũa những tình cảm cũ; khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc đời,
giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sống.
++ “Tạo khả năng để con người lớn lên”: Sống tốt đẹp hơn, biết ứng xử một cách nhân văn.
++ Hiểu được con người nhiều hơn: thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính
bản thân mình.
2. Bàn luận
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.
1.Bàn luận về chức năng của văn học
a. Vì sao nói “Văn học làm cho con người thêm phong phú?”
- Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn
học, con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân
mình.
- Mặt khác, văn học là “tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc
Trà), qua văn học, con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm
đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giãi bày, được đồng cảm, được sẻ chia, được
gợi ra những tình cảm chưa có, được rèn những tình cảm sẵn có.
- Hơn thế nữa, mỗi tác phẩm văn học là một cuộc trải nghiệm, là cơ hội để ta du hành qua
không gian và thời gian, vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, trải nghiệm nhiều hơn, sống nhiều
hơn qua những cuộc đời khác nhau, được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính, được lắng nghe
nhiều luồng tư tưởng, được đối thoại với nhà văn, cảm thụ nhiều hơn, phong phú hơn những
trải nghiệm sống.
b. Chính vì vậy, văn học “tạo khả năng giúp con người lớn lên”
- Từ những trải nghiệm đó, văn học giúp con người lớn lên về mặt nhân cách, về mặt tâm hồn.
Văn học, qua con đường tình cảm truyền đạt đến con người những bài học đạo đức, nhân sinh,
những bài học tác động vào con đường tình cảm, trong quá trình chuyển từ giáo dục thành tự
giáo dục Văn học trở thành “cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”.


-Thật vậy, tìm đến tác phẩm văn học, người đọc đâu chỉ mong chờ một vài giây phút giải trí

bâng quơ. Trang sách đóng lại, tác phẩm nghệ thuật mới mở ra, “Cuộc đời là điểm khởi đầu và
là điểm đi tới của văn chương”, mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc
tách khỏi phần con để đi đến phần người, tiệm cận các giá trị Chân Thiện Mỹ mà họ hằng
ngưỡng vọng.
c. Hạt nhân của khả năng làm người đọc phong phú về tâm hồn đó, giúp họ lớn lên, chính
là hiểu biết về con người.
- Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người trong các mối quan hệ xã hội, soi chiếu
dưới lăng kính thẩm mỹ. “Cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là
con người” (Nguyễn Minh Châu), “Văn học là nhân học” (Maxim Gorki). Văn học khơi sâu
tìm hiểu những vẻ đẹp, những “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” (Nguyễn Minh
Châu), văn học khám phá những khát vọng muôn thuở của nhân loại, tìm lời giải đáp
cho những trăn trở có tính nhân bản: vấn đề sống – chết, vấn đề chiến tranh – hịa bình, vấn đề
ý nghĩa của cuộc sống…
-Mục đích của q trình ấy chính là để cho người đọc hiểu thêm về con người – cũng là hiểu
thêm về chính mình. Làm sao người đọc có thể có tâm hồn phong phú, nếu họ khơng hiểu biết
về con người? Làm sao họ có thể trưởng thành, nếu không nhận ra những sự thật về con người,
cũng là những sự thật về chính bản thân mình? Chỉ khi hiểu biết sâu sắc về con người, mỗi cá
nhân mới có thể trở thành một lực lượng vật chất tích cực, giúp văn học thực hiện sứ mệnh cải
tạo cuộc sống.
2. Bàn luận về thiên chức của nghệ sĩ
Văn học có thiên chức lớn lao như vậy, nên người nghệ sĩ cũng phải có sự kết hợp giữa cái tâm
và cái tài:
++ Họ vừa là một nhà thám hiểm vừa là một nhà khoa học, dám can đảm vùi mình vào giữa
cơn sóng lớn của thời đại, nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để mổ xẻ, bóc tách và tìm ra
được những hạt ngọc lấp lánh của cái đẹp và cái thật về con người, qua đó giúp người đọc hiểu
hơn về con người, để từ đó trưởng thành hơn, tâm hồn phong phú hơn.
++ Họ phải là “người cho máu”, phải mở rộng tâm hồn ra đón nhận những vang vọng của cuộc
đời, những cung bậc tình cảm đa dạng, sâu kín của con người. Họ giúp bạn đọc nhận ra những
buồn vui yêu ghét, lời ca tụng hân hoan hay tiếng thét khổ đau, giúp họ thấu cảm được những
ước vọng tha thiết nhất của con người thời đại mình…

++ Đồng thời, với tư cách là một con người sống trong thời đại, là một cơng dân có trách
nhiệm trước xã hội, dân tộc, lịch sử, nhà văn cũng cần biết đặt ra những câu hỏi, và kiến giải
một lối đi, một hướng phát triển cho lịch sử, thời đại.
3. Chứng minh
Một vài biểu hiện để chọn dẫn chứng:
a. Văn học làm cho con người thêm phong phú:
+ Văn học cung cấp cho con người tri thức về tự nhiên, xã hội.
+ Văn học tạo cho con người những tình cảm mới mẻ mà họ chưa có, rèn luyện cho họ những
tình cảm sẵn có.
+ Văn học giúp con người có thêm nhiều trải nghiệm sống thông qua việc nhập thân vào nhân
vật.


b.
Qua đó, văn học giúp người đọc lớn hơn.
+ Họ nhận ra được hiện thực cuộc sống để hình thành các phẩm chất tốt đẹp: đức hy sinh, sống
có lý tưởng, sống dâng hiến, sống vì cộng đồng, sự dũng cảm, lòng căm ghét cái ác và sẵn sàng
chiến đấu vì cái thiện…
c. Văn học giúp người đọc hiểu thêm về con người
+ Vẻ đẹp của con người (trọng tâm là vẻ đẹp tâm hồn)
+ Bản chất của con người: khao khát sống, khao khát hịa bình, khao khát u thương, mong
muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa…
4. Đánh giá
-Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định.
- Để đạt được những điều tác giả nhận định, mỗi nhà văn cịn cần một hình thức nghệ thuật phù
hợp và độc đáo để làm nên hình hài sắc vóc cho tác phẩm văn học, giúp tác phẩm đến gần hơn
với bạn đọc.

ĐỀ TỰ LÀM:


"Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người
lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn" (M.L.Kalinine)
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” của NTL hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên? Liên hệ với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh để thấy được giá trị của văn học mà mỗi
nhà nghệ sĩ mang lại cho bạn đọc.
1. Giải thích
1. Giải thích
- Văn học: Loại hình nghệ thuật ngơn từ, phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng
nghệ thuật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ của người nghệ sĩ với cuộc sống.
- Lời nhận định của M. L. Kalinine đề cập đến những chức năng của văn học:
++ Làm cho con người thêm phong phú, tức làm nảy nở trong con người những tình cảm mới,
rèn dũa những tình cảm cũ; khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc đời,
giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sống.
++ “Tạo khả năng để con người lớn lên”: Sống tốt đẹp hơn, biết ứng xử một cách nhân văn.
++ Hiểu được con người nhiều hơn: thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính
bản thân mình.
Nhận định này đề cấp đến những chức năng của văn học và thiên chức của nghệ sĩ.
2. Bàn luận:
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.


2.1.Bàn luận về chức năng của văn học
a. Vì sao nói “Văn học làm cho con người thêm phong phú?”
- Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn
học, con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân
mình.
- Mặt khác, văn học là “tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc
Trà), qua văn học, con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm
đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giãi bày, được đồng cảm, được sẻ chia, được

gợi ra những tình cảm chưa có, được rèn những tình cảm sẵn có.
- Hơn thế nữa, mỗi tác phẩm văn học là một cuộc trải nghiệm, là cơ hội để ta du hành qua
không gian và thời gian, vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, trải nghiệm nhiều hơn, sống nhiều
hơn qua những cuộc đời khác nhau, được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính, được lắng nghe
nhiều luồng tư tưởng, được đối thoại với nhà văn, cảm thụ nhiều hơn, phong phú hơn những
trải nghiệm sống.
b. Chính vì vậy, văn học “tạo khả năng giúp con người lớn lên”
- Từ những trải nghiệm đó, văn học giúp con người lớn lên về mặt nhân cách, về mặt tâm hồn.
Văn học, qua con đường tình cảm truyền đạt đến con người những bài học đạo đức, nhân sinh,
những bài học tác động vào con đường tình cảm, trong quá trình chuyển từ giáo dục thành tự
giáo dục Văn học trở thành “cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”.
-Thật vậy, tìm đến tác phẩm văn học, người đọc đâu chỉ mong chờ một vài giây phút giải trí
bâng quơ. Trang sách đóng lại, tác phẩm nghệ thuật mới mở ra, “Cuộc đời là điểm khởi đầu và
là điểm đi tới của văn chương”, mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc
tách khỏi phần con để đi đến phần người, tiệm cận các giá trị Chân Thiện Mỹ mà họ hằng
ngưỡng vọng.
c. Hạt nhân của khả năng làm người đọc phong phú về tâm hồn đó, giúp họ lớn lên, chính
là hiểu biết về con người.
- Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người trong các mối quan hệ xã hội, soi chiếu
dưới lăng kính thẩm mỹ. “Cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là
con người” (Nguyễn Minh Châu), “Văn học là nhân học” (Maxim Gorki). Văn học khơi sâu
tìm hiểu những vẻ đẹp, những “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” (Nguyễn Minh
Châu), văn học khám phá những khát vọng mn thuở của nhân loại, tìm lời giải đáp
cho những trăn trở có tính nhân bản: vấn đề sống – chết, vấn đề chiến tranh – hịa bình, vấn đề
ý nghĩa của cuộc sống…
-Mục đích của q trình ấy chính là để cho người đọc hiểu thêm về con người – cũng là hiểu
thêm về chính mình. Làm sao người đọc có thể có tâm hồn phong phú, nếu họ không hiểu biết
về con người? Làm sao họ có thể trưởng thành, nếu khơng nhận ra những sự thật về con người,
cũng là những sự thật về chính bản thân mình? Chỉ khi hiểu biết sâu sắc về con người, mỗi cá
nhân mới có thể trở thành một lực lượng vật chất tích cực, giúp văn học thực hiện sứ mệnh cải

tạo cuộc sống.
2.2. Bàn luận về thiên chức của nghệ sĩ
Văn học có thiên chức lớn lao như vậy, nên người nghệ sĩ cũng phải có sự kết hợp giữa cái tâm
và cái tài:
++ Họ vừa là một nhà thám hiểm vừa là một nhà khoa học, dám can đảm vùi mình vào giữa
cơn sóng lớn của thời đại, nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để mổ xẻ, bóc tách và tìm ra


được những hạt ngọc lấp lánh của cái đẹp và cái thật về con người, qua đó giúp người đọc hiểu
hơn về con người, để từ đó trưởng thành hơn, tâm hồn phong phú hơn.
++ Họ phải là “người cho máu”, phải mở rộng tâm hồn ra đón nhận những vang vọng của cuộc
đời, những cung bậc tình cảm đa dạng, sâu kín của con người. Họ giúp bạn đọc nhận ra những
buồn vui yêu ghét, lời ca tụng hân hoan hay tiếng thét khổ đau, giúp họ thấu cảm được những
ước vọng tha thiết nhất của con người thời đại mình…
++ Đồng thời, với tư cách là một con người sống trong thời đại, là một cơng dân có trách
nhiệm trước xã hội, dân tộc, lịch sử, nhà văn cũng cần biết đặt ra những câu hỏi, và kiến giải
một lối đi, một hướng phát triển cho lịch sử, thời đại.
3. Chứng minh:
3.1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
3.2. Văn học làm cho con người thêm phong phú
a. Học lặng lẽ Sa Pa người đọc có thêm những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống, xã hội lúc bấy
giờ
- Tác phẩm ra đời năm 1970, trong chuyến đi thực tế của nv ở Lào Cai. Thời điểm miền Bắc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh
giặc Mĩ.
b. Học “LLSP” ta có thêm những hiểu biết mới mẻ về thiên nhiên nơi đây
- Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo làm say đắm lòng người.
+ SP bắt đầu bằng những rặng đào, đàn bị lang cổ có đeo chng dọc thung lũng hai bên
đường.
+ Nắng kì lạ: len xuống đốt cháy rừng cây; những cây tử đinh hương rung tít trong nắng sớm,


+ Mây ở SP: nhiều, lạ, sinh động – “ mây bị nắng xua, cuộn lại thành từng cục, lăn trên vịm lá
ướt sương, chui vào gầm xe,…”.
Ta có cảm được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Chính con mắt
nhìn tinh tế đặc sắc, trái tim rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên tác gải mới vẽ nên được 1
bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng như thế. Chính điều này tác động tích cực đến sự tiếp
nhận của người đọc.
c. Đến với LLSP người đọc có thêm những hiểu biết biết mới mẻ về con người nơi SP- những
người lao động bình thường nhưng cao cả, mẫu người mới trong thời kì xây dựng CNXH và
chống Mĩ cứu nước.
- Ý thức được trách nhiệm với cơng việc: anh tn, đồng chí cán bộ khoa học


- Họ là những con người sống có lí tưởng, sẵn sàng cống hiến: anh tn, cô kĩ sư
- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của công việc: anh tn, ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ đo sét,…
- Say mê cơng việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm
việc, làm việc 1 các kiên trì, tự giác bất chấp hoàn cảnh gian khổ: anh tn, kĩ sư vườn rau, kĩ sư
đo sét,…
Thấy: Tác phẩm thực sự là 1 bài thơ về vẻ đẹp ở thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho
thanh niên VN thời chống Mĩ cứu nước. Tuy khơng trực tiếp chiến đấu, song chính họ đã góp
phần khơng nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước ta.
d. Qua văn bản ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tỏa ra từ những đặc sắc nghệ thuật của tp
- Truyện đã xd được 1 tình huống đặc sắc; cách kể tự nhiên, có sự kết hợp tự sự - trữ tình –
bình luận.
- Các nhân vật đều khơng có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo gới tính và nghề nghiệp, tuổi
tác
Dụng ý của tg muốn ng đọc liên tưởng đến những nv tốt đẹp trong xh; họ không phải
là 1 hoặc 1 vài cá nhân, mà họ là rất nhiều, rất nhiều những con ng như thế trong cuộc sống ấy,
thời đại ấy.

- Chất thơ bàng bạc toát lên từ những chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sp đẹp như 1 bức
tranh, Chất thơ ấy cịn ở chính trong tâm hồn các nhận vật trong truyện cùng với những suy
nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ.
Chất thơ trong truyện đi liền với chất họa.



×