Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Văn hóa tổ chức tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.88 KB, 30 trang )


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG





NGUYỄN VIỆT TRUNG



VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG


Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2013
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ MINH CƯƠNG


Phản biện 1: TS. Nguyễn Văn Tấn



Phản biện 2: TS. Nguyễn Xuân Vinh




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng n
ăm




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang được thành lập
theo Quyết định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của

Thủ tướng Chính phủ với mục đích sử dụng các nguồn lực tài chính
do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính
sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải
thiện đời sống, góp phầ
n thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia,
xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Bắc Giang là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục
tiêu xoá đói giảm giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội,
không vì mục đích lợi nhuận.
Là cán bộ đang công tác tại Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Bắc Giang, nhận thức được vai trò quan trọng của Văn hóa tổ
chứ
c đối với một đơn vị đặc thù, là người quan tâm và tâm huyết với
vấn đề Văn hóa tổ chức và với mong muốn ứng dụng được những
kiến thức đã lĩnh hội được từ chương trình đào tạo thạc sỹ kinh Quản
trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông – nơi
học viên đang theo học vào thực tiễn công tác của đơn v
ị mình, học
viên đã lựa chọn đề tài “Văn hóa tổ chức tại Ngân hàng chính sách
xã hội tỉnh Bắc Giang” là đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Có những đề tài đã tập trung nghiên cứu và tiếp cận với Văn
hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp.Tuy nhiên, tiếp cận với đối tượng
nghiên cứu là Văn hóa tổ chức của một đơ
n vị như Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Bắc Giang – tổ chức tín dụng hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận thì tính đến nay, chưa có công trình nào được
thực hiện và công bố.



2
Chính vì vậy tác giả luận văn lựa chọn vấn đề “Văn hóa tổ
chức tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang” khẳng định
không có sự trùng lặp đối với bất kỳ đề tài và công trình nghiên cứu
nào đã công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn đặt mục tiêu cao nhất vào việc xây dựng và đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển V
ăn hóa tổ
chức tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang trên cơ sở
nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Văn hóa tổ chức, Văn hóa tổ chức
trong tổ chức tín dụng, thực trạng Văn hóa tổ chức tại Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua. Để thực hiện
được mục tiêu đó, tác giả đi tìm hiểu, phân tích các khái niệm, cơ sở
lý luận về v
ăn hóa, tiếp cận với các mô hình văn hóa thực tế, là cơ sở
để xây dựng và hoàn thiện Văn hóa tổ chức trong tại Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về Văn hóa
tổ chức tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang trong thời
gian qua.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu
thực trạng Văn hóa tổ chức tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc
Giang trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện Văn hóa tổ chức tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc
Giang đến năm 2015.
5- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử làm nền tảng, kết hợp với các phương pháp nghiên

cứ
u chuyên ngành của kinh tế học, quản trị học, toán học, văn hóa
học, tâm lý học…; sử dụng các phương pháp: hệ thống hóa và khái

3
quát hoá trong đánh giá, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan tới
nội dung nghiên cứu.
Cùng với việc nghiên cứu lý luận, sách chuyên khảo, tài liệu,
luận văn còn chú ý đến việc quan sát, khảo sát thực tế tại chính hệ
thống tổ chức mà tác giả đang công tác là Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Bắc Giang.
6 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trong khuôn khổ phạm vi và mục tiêu nghiên cứu, học viên
sẽ cố gắng v
ận dụng các kiến thức đã lĩnh hội được, kiến thức thực
tiễn từ công tác tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang để
hoàn thành luận văn dự kiến sẽ đạt được các kết quả sau:
- Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về Văn hóa tổ
chức, những đặc trưng của tổ chức tín dụng và văn hóa của tổ
chức
tín dụng
- Đánh giá, phân tích thực trạng Văn hóa tổ chức tại Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua, trong đó
có những phân tích sâu về các mặt còn hạn chế cần hoàn thiện và
nguyên nhân của các hạn chế đó.
- Trên cơ sở các vấn đề còn hạn chế, cần hoàn thiện đối với
thực trạng Văn hóa tổ chức tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc
Giang, định hướng phát tri
ển và hoàn thiện Văn hóa tổ chức trong thời
gian tới tại đơn vị, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện

Văn hóa tổ chức tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang.
7- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn dự kiến sẽ được trình bày trong 3 chươ
ng:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Văn hóa tổ chức trong tổ
chức tín dụng

4
Chương 2: Thực trạng Văn hóa tổ chức tại Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Văn hóa tổ chức tại Ngân
hàng chính sách xã hội tinh Bắc Giang

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
TRONG TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về Văn hóa tổ chức
1.1.1 Khái niệm Văn hóa tổ chức
"Văn hoá" là một hình thức của các giả thiết cơ bản - được
phát minh, khám phá, phát triển bởi một nhóm khi họ học cách đối
phó với các vấn đề liên quan đến việc thích nghi với bên ngoài và hội
nhập với bên trong - đã phát huy tác dụng và được coi như có hiệu
lực và do đó được truyền đạt cho các thành viên mới noi theo (Theo
E. Schein, 1985).
Nói đến văn hoá tổ chức là nói đến hình thức tín ngưỡng, giá
trị và thói quen được phát triển trong suốt quá trình lịch sử của tổ
chức. Những điều này được thể hiện trong cách điều hành và hành vi
ứng xử cửa các thành viên.
1.1.2 Các đặc tính căn bản của Văn hóa tổ chức

1. Tính tổng thể: văn hóa của toàn bộ tổ chức nhìn từ góc độ
tổng thể, không phải là một phép cộng đơn thuần các yếu tố rời rạc,
đơn lẻ.
2. Tính lịch sử: Văn hóa tổ chức bắt nguồn từ lịch sử hình
thành và phát triển của tổ chức.
3. Tính nghi thức: mỗi tổ chức thường có nghi thức, biểu
tượng đặc trưng. Chẳng hạn trong các đơn vị Hàn Quốc hay Nhật

5
Bản, các nhân viên thường hô to các khẩu hiệu của đơn vị khi cuộc
họp kết thúc.
4. Tính xã hội: Văn hóa tổ chức do chính tổ chức sáng tạo,
duy trì và có thể phá vỡ. Nói cách khác, Văn hóa tổ chức, không
giống như văn hóa dân tộc, là một kiến lập xã hội.
5. Tính bảo thủ: Văn hóa tổ chức một khi đã được xác lập thì
sẽ khó thay đổi theo thời gian, giống như văn hóa dân tộc.
1.1.3 Các yếu tố cấu thành Văn hóa tổ chức:
Thứ nhất, Văn hóa tổ chức chính là công cụ, là phương tiện
mà qua đó nhà quản lý thực hiện công việc quản lý của mình một
cách hiệu quả
Thứ hai, Văn hóa tổ chức góp phần vào việc nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
Thứ ba,Văn hóa tổ chức góp phần tạo dựng và phát triển
thương hiệu cho tổ chức. Thứ tư, Văn hóa tổ chức góp phần tạo ra sự
thống nhất trong việc thực hiện các chiến lược kinh tế của tổ chức
1.1.5 Một số mô hình Văn hóa tổ chức và kinh nghiệm
phát triển Văn hóa tổ chức của một số đơn vị
1.1.5.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar H.
Schein
1 - Thực thể hữu hình (Artifacts)

2 - Các giá trị được tuyên bố (Espoused Values)
3 - Các ngầm định nền tảng (Basic Underlying Assumptions)
1.1.5.2. Mô hình của Geert Hofstede
1.1.5.3. Mô hình của Trompenaar của nghiên cứu
Trompenaar
1.2 Những vấn đề cơ bản về văn hóa của tổ chức tín dụng
1.2.1 Những vấn đề chung về tổ chức tín dụ
ng

6
Tổ chức tín dụng ngân hàng bao gồm 5 ngân hàng thương
mại nhà nước, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên
doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 54 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, 99 tổ chức chiếm đến 80% thị phần huy động và
cho vay chủ yếu, đóng vai trò chính cho việc huy động và phân bổ
vốn cho nền kinh tế. Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu như nhận tiền gửi,
tín dụng, thanh toán và chuyển tiền, các tổ chức trên còn cung cấp
các dịch vụ đa dạng hóa các hoạt động tài chính như bảo lãnh, bảo
hiểm, hợp đồng phái sinh, hoặc các hoạt đồng đầu tư, quản lý trong
các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng.
1.2.2 Nội dung Văn hóa tổ chức của tổ chức tín dụng
Văn hóa tổ chức phát triển tự giác hay tự phát đều thể hiện
thông qua các thành phần cụ thể; tùy theo bản chất của mỗi thành
phần, văn hóa tổ chức của mỗi doanh nghiệp sẽ được đánh giá khác
nhau. Đối với tổ chức tín dụng, văn hóa tổ chức có sự
khác biệt lớn
so với các doanh nghiệp khác. Tổ chức tín dụng hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và
sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Do sản phẩm kinh doanh của tổ chức tín dụng khá đặc thù nên có

những sự khác biệt lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
nhưng c
ũng có những đặc điểm tương đồng với các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ.
Quan niệm giá trị của Tổ chức hiện đại là yếu tố quan trọng
nhất để xây dựng VHTC. Nó lạo ra niềm tin và hướng dẫn hành động
của Tổ chức. Niềm tin là tiêu chuẩn của giá trị. Sự hình thành quan
niệm giá trị của Tổ chức bao gồm những yếu tố sau:
a) Tính thời đại:
b) Tính kinh tế:
c) Trách nhiệm xã hội:

7
Văn hoá Tổ chức phải được thể hiện trong hành động của
mọi nhân viên. Hành động của nhân viên có: hành động tập thể và
hành động của cá thể. Để VHTC thể hiện trong hành động của từng
nhân viên cần giải quyết 5 vấn đề.
a) Làm thay đổi quan niệm giá trị của cá nhân
b) Xây dựng chuẩn mực hành động
c) Thực hiện những hoạt động khuyến khích phù hợp:
d) Nâng cao trình độ văn hoá của nhân viên:
1.2.3 Vai trò của Văn hóa tổ chức đối với tổ chức tín dụng
Tạo động lực làm việc
Điều phối và kiểm soát
Giảm xung đột
Lợi thế cạnh tranh:
1.2.4 Các kiểu văn hóa tổ chức:
Văn hóa tổ chức cũng có 4 loại, chia theo hướng nội – hướng
ngoại, Cảm xúc và Lý trí:


1. Hướng nội & Cảm xúc là văn hóa C – Gia đình
2. Hướng nội và Lý trí là văn hóa H – Thứ bậc
3. Hướng ngoại và Lý trí là văn hóa M – Thị trường
4. Hướng ngoại và cảm xúc là văn hóa A – Sáng tạo
1.3 Một số nền văn hóa tổ chức:
1.4.1 Văn hóa Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Văn hóa Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được xây dựng trên
tiêu chí chọn lọc các giá trị cốt lõi để định hướng cho toàn thể các
Cán bộ, Nhân viên của Ngân hàng hướng đến và thực hiện nhằm tạo
sự thống nhất trong quản lý, hoạt động và tạo sự nh
ất quán ý chí giữa
các thành viên của Ngân hàng.

8
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt xây dựng tính kỷ cương,
sáng tạo trong công việc; tính nhân bản trong đối xử, tạo ra một
tập thể đoàn kết, thống nhất, tương trợ lẫn nhau trong công việc
và cuộc sống.
1.4.2 Văn hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Trong thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương (Vietcombank) đã không ngừng khẳng định vị trí là một
trong những đơn vị ngân hàng uy tín c
ủa cả nước. Trong thành công
đó, phải kể đến yếu tố riêng biệt của văn hóa doanh nghiệp cũng như
sức trẻ ngày ngày phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo. Nhận thức
được văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong
sự phát triển của mỗi doanh nghiệp bởi nếu thiếu đi yếu tố văn hóa
thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng khó có thể đứng vững và tồn tại
được,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoại thương (Vietcombank) đã chủ động tham gia vào quá trình
xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu doanh
nghiệp qua 50 năm xây dựng và trưởng thành.
1.4.3. Văn hóa tổ chức tín dụng SGVF
SGVF xây dựng văn hóa tổ chức dựa trên sự sáng tạo, kỷ
cương, tạo sự chân thành, tin tưởng từ phía khách hàng. Các sản
phẩm của tổ chức tín dụng này cũng rất linh ho
ạt, đón đầu và hướng
tới nhu cầu cá nhân của khách hàng. Văn hóa tổ chức của SGVF
được truyền từ văn hóa của nước ngoài nên xây dựng tính chuyên
nghiệp, các quy trình thực hiện, các chuẩn mực hành vi cũng tương
đồng với tổ chức mẹ.


9
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG
2.1 Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH
tỉnh Bắc Giang
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang là đơn vị kinh
tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Chính sách xã hôi Việt
Nam (NHCSXH), thực hiện những giá trị lịch sử cốt lõi, triết lý kinh
doanh được thể hiện với cam kết “ở đâu có hộ
nghèo, ở đó có Ngân
hàng Chính sách xã hội”. Địa chỉ: Số 05 - Đường Nguyễn Thị Lưu -
Thành phố Bắc Giang. Điện thoại: 02403.854.398. Ngày14/01/2003,
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ban hành
quyết định số 28/QĐ-HĐQT về việc chính thức thành lập Ngân hàng

Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang (NHCSXH tỉnh Bắc Giang) trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phụ vụ người nghèo tách ra từ Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo đ
ó, kể từ ngày
1/4/2003, NHCSXH tỉnh Bắc Giang chính thức được thành lập và bắt
đầu đi vào hoạt động độc lập.
Từ kinh nghiệm thực tiễn hai năm thực hiện Quỹ cho vay ưu
đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người
nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp
nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH tỉnh Bắc Giang:
NHCSXH tỉnh Bắc Giang thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ như sau:


10
- Huy động vốn
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
- Tiếp nhận, quản lý và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ
dành cho chương trình xóa đói, giảm nghèo và các chương trình khác.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ ủy thác cho vay ưu đãi của
chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để
cho vay theo chương trình dự án.
Từ chức năng nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân
hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm
nghèo, có nhiều đặc điểm khác biệt so với Ngân hàng thương mại:
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng

chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều
kiện để vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh
sống tại vùng khó khăn theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ngày
05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Lãi suất cho vay ưu đãi cho từng chương trình theo chỉ định
của Chính phủ.
- Mức vay theo quy định của HĐQT và khả năng đáp ứng
của nguồn vốn từng thời kỳ của NHCSXH.
- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện phương thức
cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội, thông
qua tổ tiết kiệm vay vốn với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp tài
sản, người vay được nhận vốn vay, trả nợ, trả lãi tại các điểm giao
dịch xã.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của NHCSXH tỉnh Bắc Giang gồm:
- 1 Giám đốc phụ trách chung , 2 Phó Giám đốc phụ trách
các mảng.

11
- 05 phòng chức năng gồm: phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ
tín dụng, phòng Kế toán - Ngân quỹ, phòng Kiểm tra kiểm soát nội
bộ, phòng Hành chính – Tổ chức, phòng Tin học.
- 09 đơn vị trực thuộc gồm: 09 phòng giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội các huyện.
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2010-2012 và đặc điểm lao động của NHCSXH tỉnh Bắc Giang
2.1.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2010-2012
Cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên có tỷ trọng lớn nhất
trong tổng số các hạng mục cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Giang.

Trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm khoảng gần 30% tổng số vốn, cho
vay h
ọc sinh sinh viên chiếm khoảng hơn 25% tổng số vốn. Ngoài ra,
tổng số tiền cho vay cho hộ nghèo và học sinh sinh viên cũng có xu
hướng giảm dần qua 3 năm. Như hộ nghèo của năm 2011 là 268 tỷ
thì sang năm 2012 là 249 tỷ, tương ứng với tốc độ giảm 7%. Cho vay
học sinh sinh viên cũng giảm từ 237 tỷ xuống còn 139 tỷ trong năm
2012, tương ứng tốc độ giảm 45%. Cho thấy có sự hiệu quả hơn
trong việc cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên trong quá trình sinh
sống, học tập.
2.1.4.2 Đặc điểm lao động của NHCSXH tỉnh Bắc Giang
Là tổ chức tín dụng đặc thù hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận để triển khai các chương trình tín dụng chính sách phục vụ
mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, NHCSXH tỉnh Bắc
Giang khi mới thành lập chỉ có 24 cán bộ, đến nay đã có 129 cán bộ
hợp đồng không xác định thờ
i hạn và có 22 cán bộ hợp đồng có thời
hạn được bố trí làm việc tại Hội sở của tỉnh Bắc Giang và các phòng
giao dịch NHCSXH tại các huyện.


12
2.2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại NHCSXH tỉnh
Bắc Giang
2.2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh
nghiệp tại NHCSXH tỉnh Bắc Giang
2.2.1.1. Đặc điểm kiến trúc
Trụ sở của NHCSXH tỉnh Bắc Giang được kế thừa từ Kho
Bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang, tọa lạc trên khuôn viên đất hình
vuông, rộng hơn 3.000 mét vuông tại số 05 đường Nguyễn Thị Lưu,

phường Ngô Quyền, thành ph
ố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và có 01
mặt tiền. Ở giữa là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi 3 dãy nhà.
Đứng ở cổng nhìn vào, phía bên phải ta sẽ thấy một tòa nhà 3 tầng,
được xây dựng từ khá lâu và được tu sửa lại năm 2010. Tuy đó là
kiểu kiến trúc xưa cũ, nhưng nó đã trở thành biểu tượng, là linh hồn
của NHCSXH tỉnh Bắc Giang, vì nó đã cùng với đội ngũ lãnh đạo và
tậ
p thể CBCNV của tỉnh trước đây và NHCSXH tỉnh Bắc Giang
ngày nay vượt qua những khó khăn, gian khổ để đưa NHCSXH tỉnh
Bắc Giang đến ngày hôm nay. Ấn tượng nhất là toà nhà 3 tầng ở
trung tâm, nó có hình cánh cung, được sơn mầu xanh lam là nơi giao
dịch với khách hàng. Nhìn tổng thể trụ sở của NHCSXH tỉnh Bắc
Giang khá khang trang, sạch đẹp, lịch sự, tạo một phong cách riêng,
gây được ấn tượng cho khách hàng. Trụ sở của 09 Phòng giao dịch
NHCSXH huyện đều có trụ sở riêng, có cảnh quan, môi trường tự
nhiên tại nơi làm viêc, phòng làm việc với các trang thiết bị có hiện
đại, văn minh, sạch sẽ, thuận lợi cho nhân viên và khách hàng.
2.2.1.2. Nghi lễ
Được NHCSXH tỉnh Bắc Giang tôn trọng thực hiện hàng
năm với các lễ hội như sau:
Lễ sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm
vụ 6 tháng cuối năm, được tổ chức vào trung tuần tháng 7 hàng nă
m.

13
Lễ tổng kết năm kết hợp với tuyên dương, khen thưởng
CBCNV có thành tích xuất sắc trong công tác được tổ chức vào đầu
quí I hàng năm.
2.2.1.3 Biểu tượng

Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương đã xây dựng một
biểu trưng Logo hình búp sen. Biểu trưng ấy được tạo thành bởi hình
ảnh cách điệu của 2 bàn tay đan nhau, tạo hình 2 chữ N (viết tắt của
từ Người nghèo) và tạo thành 3 khối chéo trên đỉnh, tượng trưng cho
03 miền Bắc – Trung – Nam. Phía dưới biểu trưng Logo mang dòng
chữ “VBSP” là chữ viết tắt tên tiếng Anh của NHCSXH (Vietnam
Bank For Social Policies) tạo đài hoa như một bệ đỡ vững chắc, thể
hiện tinh thần vì người nghèo và những cam kết của NHCSXH, đoàn
kết chung tay cùng người dân trong cả nước, hướng về người nghèo,
đồng hành cùng người nghèo, giúp đỡ người nghèo chống lại đói
nghèo và sự lạc hậu với ước vọng xây dựng đất nước mạnh giàu, xã
hội dân chủ – công bằng – văn minh.
2.2.1.4 Ấn phẩm điển hình của Tổ chức
+ Hồ sơ giới thiệu về đơn vị
+ Hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của đơn vị
+ Hệ thống văn bản, tài liệu được hoàn thiện hàng năm đáp ứng
yêu cầu thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Mẫu bì thư nhiều kích cỡ
, có logo của NHCSXH Việt Nam.
+ Đặc san thông tin NHCSXH.
2.2.1.5 Trang phục
Trang phục cho toàn thể cán bộ công nhân viên của
NHCSXH tỉnh Bắc Giang:
Nam: quần tây màu xanh đen, áo sơ mi nền trắng kẻ nhỏ
mầu hồng, thêu logo của ngành.

14
Nữ: quần tây hoặc váy ngắn màu xanh đen, áo sơ mi nền
trắng kẻ nhỏ mầu hồng, thêu logo của ngành.
2.2.2 Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa NHCSXH

tỉnh Bắc Giang
2.2.2.1 Sứ mệnh của NHCSXH tỉnh Bắc Giang:
Là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam, NHCSXH tỉnh Bắc Giang tồn tại và
phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là hộ
nghèo và các đối
tượng chính sách khác. Tuy nhiên, sứ mệnh của NHCSXH tỉnh Bắc
Giang chưa được văn bản hóa, chi tiết để phổ biến, truyền thông
trong nội bộ cũng như cho người dân địa phương. Những nội dung
này được NHCSXH Trung ương khẳng định nhưng khi đến cấp địa
phương phải chi tiết và cụ thể hóa hơn để có định hướng hoạt động.
2.2.2.2 Định hướng và chiế
n lược phát triển của đơn vị:
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang chưa xây dựng
cho mình một tầm nhìn chiến lược. Các định hướng mang tính chất
dài hạn đang dừng lại ở các mục tiêu nhưng chưa đưa ra định hướng
cụ thể về vị trí của NHCSXH tỉnh trong hệ thống NHCSXH Trung
ương hoặc trong hệ thống các tổ chức của địa phương…
Có thể nhận thấy thông qua các định hướng về nguồn nhân
lực của NHCSXH tỉnh như:
Một là: Biết thực hiện nghiệp vụ tín dụng như cán bộ tín
dụng của các ngân hàng khác (phần nghiệp vụ này chúng ta đã được
học tại các trường).
Hai là: Biết thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay khi tham
gia Tổ giao dịch lưu động tại xã (Giám đốc Phòng giao dịch có thể
phân công 01 cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ k
ế toán khi đi giao dịch
lưu động tại Điểm giao dịch xã).

15

Ba là: Biết nghiệp vụ tin học cơ bản, tin học văn phòng (Word,
Excel), biết thao tác thành thạo phần mềm kế toán cho vay trên máy tính
xách tay khi đi giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã.
Bốn là: Biết thực hiện nghiệp vụ về ngân quỹ. Mô hình tổ
giao dịch lưu động tại xã hiện nay có 2 - 3 cán bộ (và thường do các
cán bộ tín dụng thay nhau thực hiện): cán bộ tín dụng làm Tổ trưởng;
kế toán; th
ủ quỹ. Nếu Tổ giao dịch chỉ có 02 người thì Tổ trưởng làm
cán bộ tín dụng đồng thời phải kiêm thủ quỹ.
Năm là: Biết lái xe. Biên chế của Phòng giao dịch chỉ có 07
người (một số Phòng giao dịch có dư nợ trên 50 tỷ đồng, trên 20 xã
vùng khó khăn được biên chế đến 9 hoặc 11 người): trong đó 01
Giám đốc, 03 cán bộ tín dụng; 02 kế toán, 01 thủ quỹ, (không có biên
chế lái xe ô tô). Chủ trương của T
ổng giám đốc NHCSXH là cán bộ
tín dụng kiêm lái xe (hiện nay, đã cho phép mỗi Phòng giao dịch cử
cán bộ học lái xe ô tô và thực tế đã có rất nhiều cán bộ tín dụng lái
được xe ô tô).
Sáu là: Có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất:
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), tiểu thủ công nghiệp, quản lý
kinh tế để giúp cho người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
Bảy là:
Có kỹ năng giao tiếp vì phải làm việc thường xuyên
với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã và với
khách hàng.
Tám là: Biết làm công tác dân vận để tuyên truyền, vận
động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về tín dụng ưu đãi của NHCSXH, phổ biến cho
khách hàng và các đối tượng có liên quan (cán bộ xã, cán bộ Hội,
Đoàn thể) về cơ chế cho vay hộ

nghèo và các đối tượng chính sách
khác của NHCSXH.

16
Chín là: Biết thực hiện công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn
người khác làm công tác kiểm tra, giám sát: phương thức cho vay của
NHCSXH là uỷ thác từng phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội để tăng
cường công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn tổ chức chính trị - xã hội,
Tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quá trình cho
vay từ bình xét - giải ngân - thu nợ - thu lãi - xử lý nợ.
2.2.2.4 Tôn chỉ, mục đích của NHCSXH tỉnh Bắc Giang:
Biế
n cái không thể của ngày hôm qua thành cái có thể của
ngày hôm nay và sự hoàn thiện ở ngày mai. Trước hết, người cán bộ
NHCSXH phải hiểu được bản chất của NHCSXH là phục vụ, không
vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, vì vậy cán
bộ vào làm việc tại NHCSXH phải xác định tư tưởng yên tâm công
tác, chấp nhận hy sinh cá nhân, chịu đựng vất vả, phải nhiệt tình,
toàn tâm, toàn ý trong công việc, xác định trách nhiệm cao khi thực
hiện nhiệ
m vụ chính trị mà Chính phủ đã tin tưởng giao cho
NHCSXH, chấp nhận mức thu nhập thấp hơn so với một số Ngân
hàng thương mại trên địa bàn.
- Cán bộ NHCSXH phải chấp hành sự phân công của Thủ
trưởng cơ quan, không được đòi hỏi chọn việc, chọn nghề, chọn địa
điểm công tác.
- Cán bộ NHCSXH phải chấp hành nội quy lao động của cơ
quan như: đi làm đúng giờ,
ăn mặc đúng quy định, bảo đảm lịch sự,
lễ phép, không làm việc riêng trong giờ làm việc, không sử dụng

điện thoại, máy tính của cơ quan vào việc riêng, thực hành tiết kiệm
điện, nước và các đồ dùng, trang bị khác, giữ gìn vệ sinh chung trong
cơ quan.
- Khi giao dịch với khách hàng ở tất cả mọi nơi, mọi lúc,
nhất là ở những nơi tập thể, công cộng; cán bộ NHCSXH phải lị
ch

17
sự, lễ phép, đúng mực, không để người khác đánh giá không tốt về
cán bộ NHCSXH.
- Cán bộ NHCSXH phải hiểu biết về chính sách và làm việc
đúng chế độ chính sách, trung thực, không được lợi dụng chính sách
của Nhà nước để làm lợi cho mình và người thân. Có kỹ năng nghề
nghiệp, nếu chưa hiểu về chế độ, chính sách phải xin được hướng
dẫn, không được tự ý làm tuỳ tiện dẫn đế
n vô tình hoặc cố tình làm
mất tài sản của Nhà nước.
- Cán bộ NHCSXH phải thường xuyên nghiên cứu, học tập
để nâng cao hiểu biết, nhận thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Những cán bộ NHCSXH không chấp hành nội quy lao
động, không chấp hành sự phân công của cấp trên khi đã được nhắc
nhở, hoặc cố ý làm sai gây hậu quả sẽ bị buộc thôi việc.


2.2.2.5 Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ:

- Thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng .
- Cung cấp các dịch vụ tốt nhất.
- Phát triển quan hệ đối tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
- Vì quyền lợi của cán bộ công nhân viên.

2.2.2.6 Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa:
Thứ nhất, phong cách lãnh đạo qua các thế hệ lãnh đạo của
NHCSXH tỉnh Bắc Giang
Thứ hai, phong cách lãnh đạo là sản phẩm của thời bao cấp
và vẫn tiếp tục di tồn, hi
ện hữu
Về nhận thức và tư duy
Về đời sống tinh thần, tình cảm và quan hệ xã Về nhu cầu và
thói quen
Phong cách lãnh đạo và ảnh hưởng của nó đến tổ

18
Thứ ba, phong cách lãnh đạo hiện nay :
Phong cách lãnh đạo và ảnh hưởng của nó đến tổ chức
2.3. Đánh giá chung về văn hoá doanh nghiệp tại NHCSXH
tỉnh Bắc Giang
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Ban lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội đã có
những sự quan tâm nhất định trong việc xây dựng văn hóa tổ chức tại
Ngân hàng. Trong đó, có thể thấy sự quan tâm xây dựng được các
biểu trưng trự
c quan và phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp. Các
biểu trưng trực quan như đặc điểm kiến trúc, nghi lễ, ấn phẩm điển
hình… và các biểu trưng phi trực quan như sứ mệnh, mục tiêu phát
triển, tầm nhìn… được xác định rõ ràng khẳng định vị thế và hình
ảnh, thể hiện bản sắc văn hoá của mình.
Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng chính sách cũng
là một s
ản phẩm đặc biệt, phục vụ vì lợi ích của nhân dân, không vì
lợi nhuận. Vì vậy, phá triển sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng chính

sách tỉnh Bắc Giang là một phương pháp, cách thức để thể hiện văn
hóa riêng với khách hàng, với xã hội.
Thứ ba, các quy trình, thủ tục của Ngân hàng chính sách
trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định theo Ngân hàng chính sách Trung ương. Có thể
thấ
y một yếu tố văn hóa mang tính xuyên suốt. Nhưng với những
quy định tương đối riêng biệt nhằm phù hợp với tình hình của tỉnh
Bắc Giang, NHCSXH tỉnh Bắc Giang cũng thể hiện trong chính
những quy định, quy trình đó một văn hóa khác hơn. Vì vậy, có thể
nói, văn hóa tổ chức của NHCSXH tỉnh Bắc Giang có những điểm
chung với văn hóa tổ chức trong NHCSXH Trung ương và những
điể
m khác biệt. Sự khác biệt đó không chỉ đơn giản là do vấn đề về
địa lý, về con người, về hoàn cảnh mà còn được tạo dựng lên từ

19
chính Ban lãnh đạo của NHCSXH tỉnh Bắc Giang - cho thấy một tổ
chức có văn hóa trội là tính chia sẻ khó khăn, thấy khó khăn cùng
tháo gỡ, không từ chối nếu biết có thể làm được cho người dân.
Nhưng điểm hạn chế, tồn tại của VHTC của NHCSXH tỉnh
Bắc Giang là chưa hình thành được tầng văn hóa niềm tin, quan điểm và
tình cảm chỉ đạo hành động một cách thực sự rõ nét; chư
a tạo ra những
sản phẩm, dịch vụ độc đáo, tạo nên bản sắc của DN trong đó kết hợp
được cả hai yếu tố mạnh và đẹp thường đậm nét trong một hệ thống
VHDN của các doanh nghiệp xuất sắc và phát triển bền vững.
2.3.2 Một số vấn đề tồn tại
Thứ nhất, Ban lãnh đạo NHCSXH tỉnh Bắc Giang chưa tính
đến xây dựng vă

n hóa tổ chức một cách bài bản, chưa nghĩ đến việc
phát triển NHCSXH tỉnh Bắc Giang thông qua việc phát triển văn
hóa tổ chức.
Thứ hai, văn hóa tổ chức chưa xây dựng một cách rõ nét từ
các biểu trưng trực quan đến các biểu trưng phi trực quan, từ những
quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp đến những giá trị
được chấp nhận và những quan niệm chung.
Thứ ba, do ch
ưa quan tâm đến yếu tố xây dựng văn hóa nên
NHCSXH tỉnh Bắc Giang không quan tâm đến yếu tố gìn giữ, phát
huy những gì đã được xây dựng, đúc kết từ khi thành lập đến nay.
Thứ tư, triết lý kinh doanh với văn hóa tổ chức của
NHCSXH tỉnh Bắc Giang . Triết lý kinh doanh của NHCSXH tỉnh
Bắc Giang là không vì lợi nhuận mà vì lợi ích cộng đồng nhưng trên
thực tế do chức năng, nhiệm vụ củ
a Ngân hàng (Sứ mạng sinh ra
NHCSXH) chứ không hoàn toàn là triết lý làm việc, hoạt động của
NHCSXH tỉnh. Vì vậy, cần có sự khẳng định triết lý kinh doanh, gắn
triết lý với văn hóa tổ chức để hỗ trợ, thúc đẩy NHCSXH tỉnh Bắc
Giang phát triển.

20
Thứ năm, các nghi lễ, giai thoại thực hiện của NHCSXH
còn rất mờ nhạt. Sân chơi chung để cho CBCNV trong NHCSXH
tỉnh còn hạn hẹp, các nghi lễ mới chỉ dừng lại ở tổ chức đi dã ngoại
hàng năm nhưng tần suất lại ít (1 năm 1 lần). Vì vậy, để những ý
nghĩa mang tính truyền thống hoặc những ý nghĩa riêng mà
NHCSXH tỉnh muốn truyền vào CBCNV khó cảm nhận và thuyết
phục thực hiện
Nguyên nhân của các hạn chế trên có thể chia làm 2

luồng yếu tố:
Nguyên nhân của những tồn tại trên một mặt do ảnh hưởng
từ văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn như: đồng phục của cán bộ
công nhân viên chưa nổi bật, chưa có nét đặc trưng riêng (màu đồng
phục giống với mầu của Viettinbank Bắc Giang). Mặt khác, do văn hóa
doanh nghiệp của NHCSXH tỉ
nh Bắc Giang còn hạn chế thể hiện: trình
độ năng lực của cán bộ công nhân viên còn thấp, lao động có trình độ
trung cấp, sơ cấp chiếm gần 50% tổng số lao động, một số giao dịch
viên, nhân viên chưa quan tâm xây dựng hình ảnh của đơn vị, chưa làm
tròn trách nhiệm trong hướng dẫn, xử lý tình huống, xử lý thông tin dẫn
đến khách hàng phàn nàn, có ý kiến phản ánh.

Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ CHỨC T
ẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng chính sách xã
hội tỉnh Bắc Giang đến 2020
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang lần thứ XVII đã đề ra, các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội trong đó có chương trình giảm nghèo trong giai đoạn 2012-2017,
điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh ta có nhiều thay đổi, mặt khác hộ


21
nghèo theo tiêu chí mới của toàn tỉnh là 111.290 hộ, chiếm tỷ lệ
30,67% so với số hộ trong tỉnh.
Ngoài các mục tiêu về tài chính trên, NHCSXH tỉnh Bắc
Giang còn định hướng vào các nội dung sau:

- Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ và chất
lượng tín dụng.
- Đổi mới về tiêu chí hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Giải pháp về lãi suất đối với hộ nghèo và các đối t
ượng
chính sách.
- Mở rộng hình thức tín dụng đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách.
- Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho hộ nghèo và
các đối tượng chính sách.
- Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách.
3.2 Quan điểm xây dựng và phát triển Văn hóa tổ chức
tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang
Để xây dựng văn hóa tổ chức tại NHCSXH tỉnh Bắc Giang,
theo tác giả cần thực hiện theo các quan
điểm sau:
Một là, xây dựng văn hóa tổ chức dựa trên định hướng phát
triển, triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của
NHCSXH tỉnh Bắc Giang
Hai là, xây dựng văn hóa tổ chức phải đi vào đời sống thực
tiễn của CBCNV, trở thành cách ứng xử, thực hiện công việc, làm
việc với đối tác, với khách hàng Xây dựng văn hóa tổ chức tại
NHCSXH t
ỉnh Bắc Giang không phải trên giấy tờ mà phải trở thành
nhận thức, niềm tin và hàng động thống nhất của toàn bộ đội ngũ, để

22
từng CBCNV cũ cũng như mới áp dụng trong thực tế công tác và

sinh hoạt hàng ngày của họ tại đơn vị trong quá trình phát triển.
Ba là, xây dựng và triển khai thực hiện VHTC tại NHCSXH
tỉnh Bắc Giang cần thực hiện được vai trò, tác dụng và lợi ích của nó
như lý luận đã phân tích tại Chương 1; nó cần được làm từ trên
xuống dưới để tạo niềm tin cho nhân viên nên sự cam kết và vai trò
tiên phong, gương mẫu củ
a lãnh đạo là điều kiện, nhân tố rất quan
trọng để thành công.
3.3 Các giải pháp hoàn thiện Văn hóa tổ chức tại Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang
3.3.1 Hoàn thiện việc xây dựng triết lý hoạt động và các giá
trị cốt lõi của NHCSXH tỉnh Bắc Giang
Bước 1: Lấy ý kiến của ban lãnh đạo doanh nghiệp về những
điểm cơ bản nhất của triết lý tổ chức. Từ đ
ó đưa ra một bản sơ thảo
triết lý tổ chức
Bước 2: Bản sơ thảo triết lý tổ chức được đưa ra thảo luận tại
tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp. Nhóm soạn thảo lấy ý kiến
và gửi lên ban lãnh đạo và tới bộ phận nhân viên cấp thấp nhất để
nhận sự góp ý của họ.
Bước 3: Nhóm soạn thảo tổng hợp, phân tích mọi ý kiến v

bản triết lý tổ chức, và trình lên ban lãnh đạo cao nhất để đi tới một
văn bản triết lý tổ chức và nhận sự phản hồi của nhân viên để hoàn
chỉnh văn bản, trình lên cấp thẩm quyền thông qua; trong đó sự tham
gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong Ngân hàng như tổ chức
đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên …có vai trò quan trọng.
3.3.2 Lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ ch
ức tại
NHCSXH tỉnh Bắc Giang

 Mục tiêu của việc xây dựng quy trình phát triển Văn hóa
doanh nghiệp tại NHCSXH tỉnh Bắc Giang

23
 Căn cứ của việc xây dựng quy trình thiết lập Văn hóa
doanh nghiệp tại NHCSXH tỉnh Bắc Giang
 Nội dung của giải pháp xây dựng quy trình phát triển
Văn hóa doanh nghiệp tại NHCSXH tỉnh Bắc Giang
3.3.3. Phát triển Văn hóa tổ chức của Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Bắc Giang dựa trên các biểu trưng trực quan
Thứ nhất, phát triển các hoạt động nghi lễ: Đối với các hoạt
động nghi lễ
nội bộ, ngoài các chương trình kỷ niệm thành lập đơn
vị, thành lập trung tâm, NHCSXH tỉnh Bắc Giang cần tổ chức các
cuộc giao lưu do Đoàn thanh niên và các bạn trẻ NHCSXH tỉnh Bắc
Giang chủ trì .
Thứ hai, tập hợp và phổ biến các giai thoại trong đơn vị: Để
tập hợp và phổ biến các giai thoại về các con người thật, những sự
việc thật đã xảy ra tại đơn v
ị cần thực hiện theo những cách sau.
Thứ ba, phát huy ngôn ngữ, khẩu hiệu riêng của đơn vị: Phát
huy giá trị và thực hiện tốt khẩu hiệu riêng của đơn vị, cần chú ý
những điểm sau:
Thứ tư, tăng cường quảng cáo, xúc tiến thương mại qua các
ấn phẩm điển hình Một trong những nét văn hoá mà NHCSXH tỉnh
Bắc Giang đã làm được trong nhiều năm qua và nhận được s
ự đánh
giá cao của cộng đồng là chú trọng các sản phẩm dịch vụ cho nông
thôn và miền núi. Tiếp tục triển khai mô hình cung cấp dịch vụ tại
các điểm văn hóa xã, tạo cơ hội cho thanh thiếu niên tại đây tiếp xúc

với những thông tin và kiến thức mới, tạo dấu ấn của NHCSXH tỉnh
Bắc Giang trên thị trường là mục tiêu đơn vị cần thực hiện.
3.3.4 Phát tri
ển Văn hóa tổ chức của Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Bắc Giang dựa trên các biểu trưng phi trực quan
Thứ nhất, xây dựng niềm tin của mỗi thành viên vào đơn vị:
Niềm tin chính là động lực quan trọng của con người trong mọi hành

×