Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xây dựng hệ thống tự động quản lý, cảnh báo và phát hiện vị trí đứt, cắt cáp thông tin sử dụng CPLD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.34 KB, 19 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ thông tin và công nghệ điện tử không ngừng phát
triển kéo theo sự phát triển và cải tiến của các hệ thống thông tin. Sự
phát triển của các hệ thống thông tin lại xuất hiện một nhu cầu kèm
theo đó là quá trình kiểm tra, giám sát và bảo vệ các hệ thống thông
tin đó trước những tác động của thiên nhiên và con người.
Trên thực tế đã có nhiều hãng trên thế giới chế tạo thiết bị đo
khoảng cách đứt cáp, tuy nhiên những thiết bị đó khá đắt tiền, kích
thước lớn và đôi khi khó sử dụng. Thiết bị đo, kiểm cáp thông tin đã
được nghiên cứu ở đề tài: “Thiết kế chế tạo thiết bị đo kiểm tra cáp
thông tin cầm tay” của KS. Nguyễn Mạnh Hà và ThS. Nguyễn Trung
Hiếu nhưng chưa được xây dựng thành hệ thống và đầu tư, triển khai
rộng rãi.
Vì vậy, đề tài đã mạnh dạn nghiên cứu “Xây dựng hệ thống tự
động quản lý, cảnh báo và phát hiện vị trí đứt, cắt cáp thông tin sử
dụng CPLD”.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cáp thông tin và các công nghệ đo
kiểm tra cáp.
Chương 2: Thiết kế chế tạo thiết bị đo, kiểm tra đứt cáp thông tin.
Chương 3: Xây dựng phần mềm giám sát cảnh báo.
Trong đó đề tài tập trung chủ yếu vào chương 2 và chương 3,
từ đó đưa ra phương pháp chế tạo thiết bị và giới thiệu tính năng của
phần mềm.

2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁP THÔNG TIN
VÀ CÁC CÔNG NGHỆ ĐO KIỂM CÁP
1.1. GIỚI THIỆU


Ngày nay hệ thống viễn thông không ngừng phát triển. Ngoài
việc cung cấp các dịch vụ điện thoại phục vụ nhu cầu thông tin liên
lạc còn cung cấp các dịch vụ thông tin băng rộng, truy cập internet
tốc độ cao và truyền hình trực tuyến. Để đáp ứng được những nhu
cầu đó đòi hỏi mạng lưới viễn thông không ngừng nâng cao chất
lượng, đảm bảo chất lượng và khả năng thông suốt của đường truyền
thông.
Mặc dù hiện nay phương pháp truy nhập vô tuyến đang được
chú trọng phát triển, nhưng việc truyền thông hữu tuyến vẫn giữ vai
trò quan trọng trong hệ thống viễn thông. Trong đó cáp thông tin
đóng vai trò kết nối người sử dụng với mạng viễn thông, nhờ có cáp
thông tin mọi người có thể đàm thoại với nhau, truy cập internet tốc
độ cao, xem truyền hình trực tuyến, …
1.2. PHÂN LOẠI CÁP THÔNG TIN
Cáp thông tin là phương tiện dùng để truyền đưa thông tin từ nơi
này đến nơi khác phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cũng như cung cấp
các dịch vụ đa phương tiện.
Phân loại cáp thông tin theo thành phần cấu tạo thì có hai loại
chính: cáp kim loại và cáp sợi quang. Trong đó:
- Cáp kim loại sử dụng dây dẫn làm bằng kim loại, gồm hai
loại tiêu biểu:
+ Cáp đôi xoắn
+ Cáp đồng trục
3
- Cáp sợi quang sử dụng dây dẫn làm bằng sợi thủy tinh:
+ Cáp quang đa mode
+ Cáp quang đơn mode
1.3. NHU CẦU ĐO, KIỂM TRA CÁP THÔNG TIN
Cáp thông tin bị đứt do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả
những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan:

- Do thiên tai, bão lũ, gãy cây, đổ cột làm đứt cáp trong mùa
mưa bão, đặc biệt là tại những khu vực miền núi.
- Do các loài gặm nhấm cắn dây.
- Do các xe chở hàng cao va quệt, các phương tiện cơ giới khi
thi công đường xá, cầu cống, nhà cửa thiếu cẩn trọng.
- Do cố ý trộm cắp cáp thông tin (cáp đồng là tài sản có giá trị
nhưng lại được để ngoài trời, vì vậy thường xuyên xảy ra tình trạng
cắt trộm cáp đem đi bán).
Ngoài ra các đoạn dây nối cáp mạng, cáp điện thoại có thể bị
đứt hoặc tiếp xúc tại đầu jắc không tốt, do đó cần có thiết bị giúp đỡ
họ kiểm tra điều này.
Cáp thông tin sử dụng trong mạng viễn thông Việt Nam gồm
cáp đồng và cáp quang. Nội dung của đề tài này là xây dựng hệ
thống tự động quản lý, cảnh báo và phát hiện vị trí đứt cáp được áp
dụng cho cáp đồng đôi xoắn. Đây là cáp được sử dụng trong mạng
ngoại vi để kết nối từ tổng đài tới thuê bao.
1.4 CÁC THÔNG SỐ KIỂM TRA CABLE THÔNG TIN
1.4.1. Các chỉ tiêu cơ lý
1.4.2. Các chỉ tiêu điện

4
1.5. CÁC CÔNG NGHỆ ĐO KIỂM CÁP THÔNG TIN
Với các loại tham số cơ lý, tham số điện khác nhau thì có các
phương pháp đo khác nhau, thiết bị đo, kiểm tra cáp chủ yếu tập
trung vào việc xác định đứt cáp thông tin kim loại và xác định chính
xác vị trí đứt cáp. Hiện này có 2 phương pháp cơ bản được dùng để
xác định khoảng cách cáp thông tin kim loại đó là:
- Đo chiều dài cáp bằng phương pháp đo điện dung
- Đo chiều dài cáp bằng phương pháp phát xạ xung
1.5.1. Đo chiều dài cáp bằng phương pháp đo điện dung

Điện dung của đôi dây phụ thuộc vào chiều dài của đôi dây đó.


Hình 1.1: Đo chiều dài cáp bằng phương pháp đo điện dung
Sử dụng cầu đo diện dung tự động để xác định điện dung của
đôi dây dẫn (trong trường hợp các bó cáp gồm nhiều đôi dây thì các
đôi dây khác được để hở để loại bỏ điện dung giữa các đôi dây và
đất).
Điện dung của đôi dây C
x
=f(l)k.C
0
.l (Trong đó C
0
là điện
dung của đôi dây có khoảng cách 1 đơn vị chiều dài trong điều kiện
chuẩn, thường không đổi với mỗi loại cáp, l – chiều dài của đôi dây,
k- tham số tỉ lệ).
Bằng cách đo điện dung của đôi dây có thể xác định được
khoảng cách của cáp, tuy nhiên phương pháp này có sai số khá lớn,
C
ầu đo
điện dung
tự động
Xác
định
khoảng
cách
l
5

vì tham số C phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, độ đồng
đều của vỏ cáp và vật liệu cách điện.
1.5.2. Đo chiều dài cáp bằng phương pháp phản xạ xung - TDR
Phương pháp xác định điểm đứt cáp thông tin thông qua việc
đo khoảng cách từ điểm đo đến điểm đứt cáp dựa trên nguyên lý
phản xạ xung trong miền thời gian.
Nguyên lý của phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết hơn
trong chương 2. Phương pháp đo theo nguyên lý này có độ chính xác
khá cao, được dùng phổ biến để chế tạo thiết bị đo khoảng cách và
nhiều tham số khác không chỉ cho cáp kim loại mà còn cho cả cáp
quang. Đề tài chọn nguyên lý này để thiết kế chế tạo cho thiết bị đo,
kiểm tra cáp thông tin kim loại.
1.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương mở đầu của luận văn đã giới thiệu tổng quan về cáp
thông tin và các công nghệ đo kiểm cáp. Việc nghiên cứu tổng quan
về cáp thông tin, về các thông số này giúp ta loại bỏ các tín hiệu thu
sai do nhiễu, tạp âm môi trường,…nghiên cứu các công nghệ đo
kiểm cáp tìm ra phương pháp đo có độ chính xác cao,…mà trong
chương tiếp theo khi đi vào thiết kế, chế tạo thiết bị đo kiểm cáp
thông tin đề tài sẽ đưa vào để tính toán và khắc phục lỗi đo, kiểm tra.
6
Chương 2
THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐO, KIỂM TRA
CÁP THÔNG TIN
2.1. VI ĐIỀU KHIỂN
2.2. CÔNG NGHỆ CPLD/FPGA
2.2.1. Lịch sử logic khả trình
2.2.2. Các họ sản phẩm CPLD của Xilinx
2.3. THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐO, KIỂM TRA CÁP
2.3.1. Giới thiệu

Trong hệ thống mạng ngoại vi hiện nay, chủ yếu sử dụng cáp
đồng đôi xoắn. Do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách
quan, cáp thông tin thường hay bị đứt, gây thiệt hại về kinh tế cũng
như làm gián đoạn thông tin liên lạc. Thiết bị xác định điểm đứt cáp
thông tin được sử dụng nhằm định vị chính xác vị trí điểm đứt cáp,
cho phép thực hiện các biện pháp ứng cứu kịp thời khôi phục hoạt
động của thông tin.
Mỗi loại máy đo khác nhau, có thể sử dụng các nguyên lý đo
khác nhau. Các máy đo xuất hiện, tồn tại và không ngừng được cải
tiến cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin. Hiện nay nguyên
lý đo phổ biến và được áp dụng hiệu quả nhất là phương pháp phản
xạ xung trong miền thời gian (TDR).
2.3.2. Xây dựng, thử nghiệm các thuật toán đo kiểm
2.3.2.1. Phương pháp xác định cáp đứt, hoặc tiếp xúc không tốt
Phương pháp này có nội dung đơn giản như sau: Tại một đầu
dây cáp, ta đặt một điện áp một chiều vào, nếu cáp không bị đứt và
các điểm tiếp xúc là tốt thì sẽ có dòng điện chạy qua đường cáp và ở
7
phía đầu kia ta nhận được một điện áp lớn hơn một ngưỡng cho trước
(ngưỡng này được chọn thông qua quá trình khảo sát và thiết kế phần
cứng). Trường hợp ngược lại, tức là cáp bị đứt hoặc điểm tiếp xúc
không tốt thì điện áp nhận được là “0” do điện trở của cáp lúc này là
rất lớn.
2.3.2.2. Phương pháp xác định vị trí điểm đứt cáp thông tin
Phương pháp xác định điểm đứt cáp thông tin thông qua việc
đo khoảng cách từ điểm đo đến điểm đứt cáp dựa trên nguyên lý
phản xạ xung trong miền thời gian. Nguyên lý này được mô tả như
sau: Tại phía phát ta phát đi một xung có biên độ và độ rộng nhất
định, xung này sẽ chạy dọc theo đường dây. Tại đầu cáp bị đứt, do
mất phối hợp trở kháng, xung sẽ phản xạ ngược trở lại phía phát. Bộ

thu xung phản xạ của thiết bị đo sẽ thực hiện việc thu và tách xung
phản xạ nhận về trên đường dây. Trong khoảng thời gian từ khi phát
xung đến khi thu được xung phản xạ, xung tín hiệu đã đi được hai
lần chiều dài cáp thông tin. Tính tương quan khoảng thời gian này
với hàm mẫu của cáp tương ứng cho phép xác định chính xác điểm
đứt cáp thông tin.
Hình 2.12 biểu thị nguyên lý đo khoảng cách cáp đứt. Do nhiễu
và suy hao trên đường dây, xung phản xạ thường có biên độ thấp
hơn, độ rộng xung thì lớn hơn xung phát đi. Trong hình vẽ xung hẹp,
biên độ lớn là xung phát; xung rộng, biên độ nhỏ được biểu thị bằng
đường gạch chéo là xung phản xạ.
8
t (s)
A (V)
T
Xung ph¸t
Xung ph¶n x¹

Hình 2.12: Nguyên lý đo khoảng cách cáp đứt dựa trên phản xạ xung
Căn cứ vào vận tốc xung truyền trên mỗi loại cáp thông tin và
thời gian từ khi truyền xung phát đến khi thu được xung phản xạ, ta
tính được khoảng cách từ điểm đo đến điểm đứt cáp theo công thức:
S = v * T/2 (2.1 )
Trong đó:
S: là khoảng cách từ điểm đo đến điểm đứt
v: là vận tốc xung truyền trong cáp.
T: Thời gian từ khi phát xung đến khi thu được xung
phản xạ.
Đây là công thức về mặt lý thuyết, trong thực tế đo đạc khoảng
cách cáp thông tin không thay đổi tuyến tính theo công thức (2.1). Vì

vậy chương tình phần mềm sử dụng phương pháp nội suy từ các mẫu
thu được trong quá trình thực nghiệm.
Khảo sát thực tế cho thấy vận tốc xung truyền trên cáp thông
tin v rất cao, xấp xỉ 2/3 vận tốc ánh sáng, và thời gian T là rất nhỏ
(khoảng vài chục µs) đòi hỏi xung phát phải có độ rộng rất nhỏ (chỉ
cỡ vài µs) để không xảy ra chồng lấn xung phát và xung phản xạ, ảnh
hưởng đến kết quả đo.
9
Do cáp không hoàn toàn đồng nhất nên trong thực tế xung
phản xạ không thể vuông lý tưởng, mà nó thường có dạng răng cưa
không đồng đều, khi khoảng cách càng xa thì xung phản xạ càng bị
nhiễu và suy hao nhiều hơn, do đó bị trải rộng, biên độ xung phản xạ
càng nhỏ. Điều đó làm cho sai số phép đo càng lớn. Vì vậy cần phải
đưa vào các tham số điều khiển để khắc phục sai lỗi.

Hình 2.13: Dạng xung phát và xung phản xạ thực tế
Các tham số này sẽ giúp loại bỏ các tín hiệu thu sai (do nhiễu,
tạp âm môi trường), thêm vào đó tăng khả năng xác định ngưỡng
xung phản xạ. Trong đề tài đưa vào 4 tham số chính sẽ được trình
bày ở phần sau.
2.3.3. Thiết kế thiết bị đo, kiểm tra đứt cáp thông tin
2.3.3.1. Lập mô hình hệ thống
Thiết bị cần thiết kế yêu cầu cần phải có một số chức năng:
Kiểm tra cáp thông tin có bị đứt không, kiểm tra tiếp xúc của
connector với cáp, đo khoảng cách từ điểm đo đến điểm đứt để xác
định vị trí đứt cáp thông tin, hiển thị kết quả cho người sử dụng thiết
bị quan sát trực tiếp. Từ đó ta có sơ đồ khối hệ thống như sau:

10









Hình 2.14 Sơ đồ khối hệ thống
Khối điều khiển: Điều khiển khối phát xung và nhận lại các
tham số đo từ bộ phát xung. Khối này còn có chức năng thiết lập và
tính toán cập nhật lại tham số điều khiển. Từ các tham số nhận được,
khối điều khiển tính toán xử lý theo phương pháp thống kê và điều
khiển hiển thị kết quả trên khối hiển thị. Khối điều khiển sử dụng vi
điều khiển 89C52.
Khối phát xung: Phát xung tần số cao (cỡ MHz), và xử lý
xung phản xạ xác định theo ngưỡng và đếm khoảng thời gian từ khi
phát xung đến khi nhận được xung phản xạ. Khối phát xung có giao
diện với khối điều khiển để nhận lệnh, thực hiện lệnh từ khối điều
khiển, trả về các tham số đo cho khối điều khiển. Do yêu cầu tốc độ
hoạt động cao, khối này sử dụng CPLD XC9500XL.
Khối giao tiếp đường dây: Kết nối trực tiếp thiết bị với đường
dây cần đo, khuếch đại điện áp xung phát và hạn chế ngưỡng xung
phản xạ trước khi đưa vào khối thu nhận xung.
Khối hiển thị, loa: Hiển thị các thông báo trạng thái, yêu cầu
của chương trình và kết quả tính toán của quá trình đo cáp bằng số
thập phân có đơn vị tính là mét.
Giao tiếp
máy tính
11
Khối giao tiếp máy tính: thực hiện giao tiếp, kết nối máy tính

với thiết bị thông qua khối điều khiển. Giao tiếp giữa thiết bị với
máy tính để quản lý, đo đạc và hiển thị kết quả có thể thực hiện
thông qua máy tính. Điều này tăng tính mềm dẻo của thiết bị. Thiết
bị sử dụng kết nối qua cổng COM theo chuẩn RS232C.
Khối nguồn DC: Cung cấp nguồn DC 5V cho các linh kiện
trong thiết bị. Đầu vào là điện áp DC 5  35V lấy từ Pin hoặc các
nguồn điện.
2.3.3.2. Thiết kế các khối chức năng
2.3.3.3 Các tham số hoạt động của hệ thống
2.3.4. Chương trình điều khiển
2.3.4.1. Lưu đồ thuật toán của hệ thống

Hình 2.22: Lưu đồ thuật toán
12
Giải thích lưu đồ: Khi cáp bị đứt, chương trình điều khiển
trong 89C52 sẽ thiết lập các tham số ban đầu và gửi các tham số này
tới khối phát xung. Khối phát xung nhận các tham số, khởi tạo bộ
đếm thời gian, đồng thời tạo ra một xung có độ rộng theo yêu cầu và
gửi xung này tới khối giao tiếp đường dây, tại đó xung được khuếch
đại lên mức điện áp cao hơn, với công suất lớn hơn để có thể truyền
xa hơn. Xung truyền dọc theo đường dây, khi tới điểm đứt nó sẽ
phản xạ ngược trở lại. Bộ đếm thời gian trong khối thu – phát xung
sẽ đếm chính xác khoảng thời gian trễ giữa xung phát và xung phản
xa, độ rộng xung phản xạ và sau đó truyền ngược trở lại cho khối
điều khiển. Khối điều khiển sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các tham số
này, điều chỉnh lại tham số hay tính toán và hiển thị kết quả.
2.3.4.2. Chương trình tính toán thống kê
Để tăng tính chính xác và độ tin cậy của kết quả đo, chương
trình điều khiển sử dụng phương pháp tính toán thống kê. Trong quá
trình thử nghiệm, đề tài đã tiến hành với các trường hợp số xung phát

trên một kết quả đo là 64, 128, 256, 512, 1024, với các kết quả thu
được cho thấy với số lượng xung phát thấp thì kết quả đo còn cho sai
số cao, khi số lượng xung phát từ 512 trở lên thì độ ổn định đạt được
là khá tốt, sai số được khống chế ở mức rất nhỏ. Nhận xét là khi
xung phát đi càng nhiều thì thông qua xử lý xung thu ta được kết quả
với độ chính xác càng cao. Từ 512 xung phát trở lên, độ giảm sai số
là không đáng kể, do đó thiết bị được thiết kế với số lần phát xung là
512 tương ứng 512 lần đo khác nhau, và khi có tối thiểu 256 kết quả
đo hợp lệ thì kết quả thu được hiển thị.
Sau mỗi lần đo, các tham số nhận được lại được kiểm tra tính
hợp lệ và cập nhật lại tham số điều khiển. Kết quả của lần đo này
13
được tính toán theo tỉ lệ thống kê 0,0467 (12/256) so với các kết quả
trước đó và được ghi nhớ lại cho lần đo sau.
Kết quả cuối cùng của phép đo là một kết quả thống kê của
nhiều lần đo khác nhau, cho phép giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu và
nhận được kết quả ổn định nhất.
2.3.5. Thử nghiệm thiết bị trong thực tế
Hình ảnh thiết bị

Hình 2.23: Hình phía trước thiết bị
Dưới đây là kết quả kết quả đo tại bưu điện tỉnh Hải Dương
Bảng 2.2: Bảng kết quả thử nghiệm
Kết quả
TT
Chiều dài
thực tế (m)
Lần 1
(m)
Lần 2

(m)
Lần 3
(m)
Hiển thị
LCD, loa

1 364 365 364 364 Tốt
2 600 601 600 601 Tốt
3 820 820 821 820 Tốt
4 1000 999 998 999 Tốt
5 1270 1258 1258 1259 Tốt
6 1550 1548 1547 1547 Tốt
7 1990 1985 1986 1986 Tốt
8 2150 2140 2139 2139 Tốt
9 2270 2257 2256 2256 Tốt
14
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trong chương này nên các bước nghiên cứu chế tạo thiết bị
đo, kiểm tra đứt cáp thông tin. Thiết bị đã đựoc chạy thử nhiều lần tại
phòng thí nghiệm tự động hóa (P4), Viện kỹ thuật Điện tử và Cơ khí
nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an, thử nghiệm
tại trung tâm Viễn thông thành phố Hải Dương, thiết bị hoạt động
tốt, độ ổn định cao và cho kết quả đo kiểm chính xác.










10 2430 2410 2412 2411 Tốt
11 4530 4501 4510 4518 Tốt
12 6200 6170 6166 6150 Tốt
13 8540 8452 8468 8454 Tốt
14 9720 9692 9685 9687 Tốt
15 12400 12291 12297 12295 Tốt
16 14680 14590 14597 14581 Tốt
15
Chương 3
PHẦN MỀM GIÁM SÁT CẢNH BÁO
3.1. GIAO DIỆN CHÍNH CỦA PHẦN MỀM
Sau khi cài đặt, giao diện chính:


Hình 3.1: Giao diện trên máy tính
3.2. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM
- Được chạy trên nền Windows sever 2003 hoặc Windows XP.
- Giao diện đơn giản, cách sắp xếp hợp lý và thân thiện với
người sử dụng
- Không có quá nhiều tiện ích, đáp ứng khả năng giám sát và
sự ổn định cao của hệ thống.
16
3.2.1. Thủ tục cài đặt
3.3.2. Các chức năng chính của phần mềm
- Quản lý đăng nhập người dùng
- Thay đổi khu vực bảo vệ
- Xây dựng trung tâm
- Xây dựng tuyến cáp bảo vệ

- Quản trị người sử dụng
- Giám sát, quản lý các tuyến cáp
- Báo cáo trạng thái tuyến cáp
- Khi có sự cố đứt cáp, giao diện máy tính


Hình 3.9: Giao diện khi xảy ra sự cố

17
KẾT LUẬN
Đề tài “Xây dựng hệ thống tự động quản lý, cảnh báo và phát
hiện vị trí đứt, cắt cáp thông tin sử dụng CPLD” đã hoàn thành
những nội dung theo đề cương. Đề tài đã thiết kế chế tạo được sản
phẩm kiểm tra, xác định điểm đứt cáp thông tin và phần mềm giám
sát cảnh báo. Hệ thống hoạt động tốt, độ ổn định cao và cho kết quả
đo kiểm chính xác. Kết quả xác định vị trí đứt cáp có sai số rất nhỏ
so với vị trí thực tế
Đề tài đã tập trung nghiên cứu về một vấn đề rất có ý nghĩa
thực tiễn và ứng dụng trong cuộc sống. Sản phẩm của đề tài có thể
ứng dụng vào thực tế và sử dụng tại các bưu điện tỉnh thành trong cả
nước, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc của các thợ dây máy.
Nhờ hệ thống có thể xác định chính xác vị trí điểm đứt cáp thông tin,
giúp cho các thợ dây máy nhanh chóng khắc phục sự cố trên các
tuyến cáp và đưa hệ thống thông tin trở lại hoạt động bình thường.
Thiết bị đo, kiểm tra cáp thông tin là một công cụ hỗ trợ đắc
lực cho lực lượng công an trong việc bảo vệ trật tự an ninh xã hội, an
toàn thông tin, và truy bắt tội phạm nhanh chóng, hiệu quả.
Hướng phát triển của đề tài: cập nhật thêm thông số kỹ thuật
của một số loại cáp thông tin. Hoàn thiện hơn nữa thiết bị trong việc
đo kiểm trong các điều kiện khác nhau về thời tiết, và trên một tuyến

có nhiều loại cáp khác nhau.
HỌC VIÊN

Nguyễn Hồng Duẩn

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] KS. Bùi Nguyên Chất, Công trình ngoại vi, NXB Bưu điện, 2002.
[2] Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Cơ sở kỹ thuật điện tử số, NXB
Giáo dục 1996.
[3] KS. Nguyễn Mạnh Hà, ThS. Nguyễn Trung Hiếu (2007), Thiết kế
chế tạo thiết bị đo, kiểm tra cáp thông tin cầm tay, Đề tài Học
viện Bưu chính Viễn thông.
[4] Trần Văn Minh, Giáo trình Kỹ thuật số, NXB Bưu điện, 2002.
[5] Tống Văn On, Họ vi điều khiển 8051, NXB Lao động – Xã hội,
2001
[6] Ngô Diên Tập (1999), Vi xử lý trong đo lường và điều khiển, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
[7] TCN 68 – 132: 1998, cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện
thoại nội hạt.
[8] Viện khoa học kỹ thuật bưu điện, Đề tài Quy trình bảo dưỡng cáp
nội hạt.
[9] , truy nhập ngày 03/12/2011.
[10] , truy nhập ngày 05/3/2011.

Tiếng Anh
[1]
Charles H. Roth, Fundamentals of logic design, fourth edition,
Prentice Hall 1991.

[2]
John F.Wakerly, Digital design principles and practices, Prentice
Hall 1990.
[3] Karen Parnell & Nick Mehta, Programmable Logic Design Quick
Start HandBook, Xilinx 1/2002.
19
[4]
Kevin Skahill, Addison Wesley, VHDL for Programmable Logic,
1996.
[5]
Richard F.Tinder, Digital engineering design, Prentice Hall 1991.
[6] , truy nhập ngày 20/4/2011.
[7] , truy nhập ngày 10/12/2010.


×