Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi giao tiếp lễ phép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.54 KB, 14 trang )

Mẫu số 5

Mã số

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi giao tiếp lễ phép
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục mẫu giáo
- Họ tên tác giả: Dương Thị Nụ
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng – Bá Hiến – Bình Xuyên

Bình Xuyên, tháng 01/2019

download by :


Họ tên, chữ kỹ người chấm điểm

Điểm

Mã số

Người số 1:………………………..

Người số 2:………………………..

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi giao tiếp lễ phép
- Mô tả sáng kiến:
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, thực tiễn của đề tài nhằm đánh giá thực trạng
những hạn chế của phụ huynh và giáo viên trong các trường mầm non trong việc
tổ chức hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi giao tiếp lễ phép, qua đó đề xuất
những giải pháp tốt nhất giúp trẻ giao tiếp lễ phép. Trong q trình nghiên cứu
giúp tơi tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và đưa ra một số giải pháp


giúp trẻ 5 – 6 tuổi giao tiếp lễ phép như sau:
Giải pháp 1: Làm gương cho trẻ
Qua thời gian tìm hiểu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tôi nhận thấy giải pháp
này là rất thiết thực và quan trọng trong việc hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp lễ
phép.

download by :


Và như chúng ta đã biết cách giao tiếp, ứng xử của giáo viên đóng vai trị
quan trọng và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Nếu sự giao
tiếp giữa giáo viên và trẻ càng tốt, càng chất lượng thì càng đem lại nhiều thuận lợi
cho sự phát triển tâm lí, nhân cách trẻ thơ.
Trẻ em được ví như tờ giấy trắng hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng và
những nét vẽ của người lớn đó chính là những hành vi, cử chỉ, lời nói có ảnh
hưởng rất lớn đến trẻ.
* Về phía giáo viên: Ngoài việc truyền đạt cho trẻ những kiến thức trong
chương trình quy định, trong các bài giảng tơi cịn phải là tấm gương mẫu mực về
nhân cách cho các con noi theo. Bao giờ cũng vậy phải có sự thống nhất giữa lời
nói với hành vi ứng xử.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng thực hành. Những lời dạy dỗ
sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ em được chứng
kiến những cảnh nói vậy và khơng phải vậy, vì chắc chắn trẻ sẽ nhìn vào hành
động của người lớn chứ khơng nghe theo những gì người lớn dạy bảo, trừ khi có
những hành động minh chứng cho sự dạy dỗ đó.

download by :


Lời nói của tơi với trẻ ln nhẹ nhàng, tình cảm và có sức thuyết phục xưng

hơ với trẻ đúng chuẩn mực “Cơ và con” khơng vì những lúc nóng giận mà làm mất
đi giá trị của bản thân.
Khi giao tiếp với trẻ tơi ln nhìn vào mắt trẻ nói đầy đủ câu để cho trẻ học
tập chẳng hạn như tôi muốn nhờ trẻ “Con ơi nhặt hộ cô cái bút” thì lần sau khi trẻ
muốn nhờ ai đó trẻ sẽ biết gọi cô ơi hay chị ơi làm hộ con... Khi trẻ đưa bút cho tôi
nhắc trẻ đưa bút cho cô bằng hai tay và điều mà tôi không quên đó là khi nhận
cũng phải nhận bằng 2 tay và nói cảm ơn trẻ để hình thành thói quen cảm ơn khi
nhận được sự giúp đỡ của người khác.
Trong lớp mặc dù cơ giáo là người có trách nhiệm lớn nhất nhưng tôi không
bao giờ tự tiện lấy đồ của trẻ và của mọi người để sử dụng vào cơng việc của mình.
Tơi khơng bao giờ qn lời xin lỗi với trẻ nếu như tơi làm điều gì khơng đúng để
cho trẻ học tập.
Khi giao tiếp với đồng nghiệp và mọi người xung quanh tôi luôn xưng hô
đúng chuẩn mực khơng nói tục, nói bậy để trẻ nghe thấy.

download by :


Ở lứa tuổi mầm non trẻ bắt chước rất nhanh chính vì vậy mà lời nói cử chỉ,
hành động của cô giáo, bố mẹ và những người xung quanh trẻ phải đúng mực
mang tính giáo dục ln là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Ngồi cơ giáo thì bố mẹ và những người trong gia đình trẻ cũng cần là
những tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong lớp tôi phụ trách 100% phụ huynh
đều làm ruộng, tôi biết họ cũng có những hạn chế về năng lực cũng như tính cách,
nhưng tơi ln trao đổi với phụ huynh là khơng nên che đậy, dấu diếm hay đóng
kịch trước mặt trẻ. Các con sẽ nhận ra điều này và sẽ khơng cịn tin cậy vào chúng
ta nữa đó là điều nguy hiểm nhất. Tôi luôn trao đổi với phụ huynh nói với trẻ một
cách đúng chuẩn mực, khơng cáu gắt, nói những điều làm tổn thương trẻ. Tơi ln
trao đổi với cha mẹ trẻ về những vấn đề như: bố mẹ hãy biết cám ơn, xin lỗi những
người mà chúng ta tiếp xúc trên đường phố, hay sự va chạm khi tham gia giao

thơng, cũng như ở trong gia đình bố mẹ không tự tiện lục cặp hay đồ đạc của con
và của mọi người, khơng tự lấy những món đồ của trẻ hay người khác để sử dụng
cho riêng mình mà hãy xin phép trước khi làm những việc đó để trẻ noi theo.
Ngồi ra tơi cũng thường xun trao đổi với cha mẹ trẻ thơng qua giờ đón trẻ và trả
trẻ ,hãy lắng nghe ý kiến của con khi con trình bày suy nghĩ của mình với người

download by :


lớn, đừng cắt ngang lời trẻ khi trẻ đang nói để hình thành cho trẻ thói quen biết
lắng nghe người khác.
Giải pháp 2: Dạy trẻ cách giao tiếp lễ phép.
Không nhất thiết phải dạy trẻ quá nhiều thứ nhưng một trong những điều mà
trẻ cần phải học để có được kĩ năng giao tiếp lễ phép đó là :
+ Biết chào hỏi lễ phép.
+ Biết nói lời cảm ơn, và nói lời xin lỗi
+ Khơng cướp lời và nói leo khi người khác nói.
+ Khơng tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác (Tôn trọng mọi
người).
Là một cơ giáo tơi ln tạo khơng khí vui vẻ khi tới lớp, những trẻ mới đi
học tơi hình thành cho trẻ thói quen chào hỏi bằng cách chào trẻ trước: “Cơ chào
con” khi chào mắt nhìn thẳng vào trẻ và thể hiện ánh mắt tình cảm khi nghe thấy
cơ giáo chào thì bé sẽ biết chào lại cơ, một lần, hai lần rồi trẻ sẽ có thói quen chào
hỏi mọi người mà khơng cần lời nhắc nhở nào nữa đó cũng là biện pháp phối hợp
với phụ huynh rất tốt, phụ huynh sẽ biết nhắc nhở con mình biết chào hỏi mọi
người xung quanh một cách lễ phép.

download by :



Người xưa có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” ý nghĩa của câu nói này là
dạy trẻ chào hỏi là rất quan trọng vì thế khơng những dạy trẻ cách chào hỏi ở lớp
tôi luôn kết hợp với gia đình để dạy trẻ tốt nội dung này vì: 100% trẻ trong lớp là
con em nông thôn, ngay cả cha mẹ trẻ nhiều khi thực hiện nội dung này còn chưa
tốt. Tôi trao đổi với cha mẹ trẻ dạy trẻ chào hỏi người lớn khi gặp và khi ra về,
hướng dẫn trẻ mắt nhìn thẳng vào người mà mình chào, khoanh tay khi chào và nói
đủ câu: “Cháu chào ơng ạ” hay “Con chào bà ạ” .... Cần dạy trẻ thường xun và
kiên trì, giải thích cho trẻ hiểu chào hỏi người lớn để họ biết rằng mình là đứa trẻ
ngoan và như vậy sẽ được mọi người yêu quý.
Đối với cô giáo và người lớn trẻ cần được tập những lời nói lễ phép và tự
nhiên khơng q màu mè, hình thức, nhưng cũng khơng được phép cộc lốc và
suồng sã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp ứng
xử của cô giáo, bố mẹ với người khác. Chúng ta sẽ không thể cấm trẻ nói năng thơ
lỗ nếu như chính chúng ta thích “Xả rác bằng miệng” và khơng thể buộc trẻ lễ
phép khi người lớn chúng ta khơng có những hành vi lịch sự.
Chúng ta, những nhà giáo dục hãy giáo dục con trẻ bằng cả tấm lòng với sự
trung thực,đơi khi những lời nói cịn mang tính chất “vụng về” của bố mẹ còn

download by :


mang lại kết quả tốt hơn là những hành vi và lời nói hoa mỹ “Đúng chuẩn quốc
tế”. Ở góc độ khác khi dạy trẻ thì cơ giáo và bố mẹ nên tránh hay hạn chế tối đa
những câu nói bóng gió, những câu có ý nghĩa ẩn dụ hay ngược lại nếu chúng ta
khơng muốn trẻ nói tục thì hãy nói thẳng với trẻ cơ khơng muốn con nói tục trong
lớp hay cô không đồng ý khi con trêu đùa bạn, hơn là nói với trẻ có giỏi thì con cứ
nói đi hay có giỏi thì con cứ trêu bạn đi... Từ đó đứa trẻ sẽ hoang mang là khơng
biết người lớn chúng ta muốn gì nên hiệu quả của việc giáo dục trẻ sẽ không cao.
Một thực trạng rất rõ là một số trẻ ở lớp có hiện tượng nói chống khơng, đầu
tiên tơi sẽ nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu nói như vậy là chưa được và sửa sai

cho trẻ khi trẻ mắc lỗi ở lớp, sau đó tơi cũng nhắc nhở gia đình để ý tới cháu nhiều
hơn khi ở nhà để dạy trẻ nói đúng chuẩn mực.
Trong lớp cịn có một số trẻ học làm siêu nhân, hay bắt chước đánh bạn và
cướp những đồ chơi mà bạn đang chơi, tơi sẽ tìm hiểu về chương trình tivi mà trẻ
đang xem và nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu những hành vi đó là không đúng mà
các con phải biết tôn trọng đồ chơi của người khác, không được tranh của bạn để
chơi, nếu các con muốn chơi thì hãy hỏi ý kiến của bạn trước, nếu bạn đồng ý cho
mượn thì chúng mình mới được lấy. Khi giải thích cho trẻ hiểu cơ cho trẻ thực

download by :


hành ngay khi đó dạy trẻ con hãy xin lỗi bạn vì đã tranh đồ chơi của bạn và hãy
mượn đồ chơi của bạn “Bạn cho tớ mượn đồ chơi của bạn nhé”, khi bạn cho mượn
đồ chơi thì con hãy cảm ơn bạn. Sau khi trẻ nói xong cơ đừng quên tuyên dương
trẻ “Con giỏi lắm” để trẻ nhận ra rằng việc mình làm là đúng. Và khi làm đúng thì
sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan và được mọi người khen.
Khi giao tiếp với trẻ cô cũng cần chú ý nếu như trẻ nói leo hay cướp lời
người khác, cơ cũng nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu và không nên làm như vậy,
nhắc nhở trẻ biết lắng nghe khi người khác nói, nếu như các con muốn nói ra ý
kiến của mình thì hãy chờ người khác nói xong rồi hãy bày tỏ ý kiến của mình.
Tơi dạy cho trẻ không tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác, thông
qua các giờ dạy kĩ năng sống cho trẻ hàng ngày trên lớp, hay bằng cách tạo ra các
tình huống thật hàng ngày cho trẻ đưa ra cách giải quyết, từ đó giáo dục trẻ.
Ngồi việc dạy trẻ bằng các phương pháp trên tơi cịn dạy trẻ thơng qua các
bức tranh, hình ảnh, chẳng hạn như cho trẻ chơi “chọn hành vi đúng sai” như bức
tranh một bạn cướp đồ chơi của bạn một bức tranh bạn đang xin lỗi khi va vào
người khác và yêu cầu trẻ chọn ra hành vi đúng.

download by :



Giải pháp 3: Chú trọng tới việc rèn kĩ năng giao tiếp lễ phép cho trẻ
thơng qua trị chơi đóng kịch.
Đây là giải pháp mà tôi thấy rất thành công trong việc rèn kĩ năng giao tiếp
lễ phép cho trẻ, trẻ sẽ bộc lộ được hết khả năng của mình.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, thông qua hoạt
động vui chơi trẻ sẽ được nhập vai và thể hiện hành vi của vai chơi. Trẻ sẽ được
“chơi mà học học bằng chơi”, từ đó trẻ sẽ cảm thấy thoái mái hơn và tiếp thu
những điều cần học một cách dễ dàng hơn.
Chẳng hạn như: tôi phối hợp với các giáo viên ở khối mẫu giáo lớn tổ chức
cho trẻ hội thi đóng kịch, tơi sẽ chọn những vở kịch có tính giáo dục cao như vở
kịch dựa vào nội dung của câu truyện “Cháu chào ông ạ”, qua vở kịch trẻ sẽ nhận
ra rằng: một em bé ngoan là phải biết chào hỏi lễ phép với mọi người xung quanh.
Hay câu truyện “Thỏ con không vâng lời”, tôi sẽ xây dựng thành một vở kịch mà
bạn đóng vai Thỏ con ở đây tơi sẽ chọn một bạn có kỹ năng cảm ơn, xin lỗi còn
chưa tốt để khắc ghi cho trẻ khi được mọi người giúp đỡ thì phải biết nói lời cảm
ơn và khi làm sai thì phải biết xin lỗi. Qua giao lưu với các bạn ở các lớp cịn hình
thành cho trẻ kỹ năng tự tin khi giao tiếp.

download by :


+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến “Một số giải pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi giao tiếp lễ phép” đã
được áp dụng tại trường Mầm non năm học 2018 –2019 và có thể áp dụng cho tất
cả cơ và trị trong các trường mầm non khác
+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho cô và trẻ khối 5 - 6 tuổi tôi nhận

thấy:
Tôi nhận thấy trẻ chào hỏi lễ phép với mọi người, biết nói lời cảm ơn khi
nhận được sự giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm sai và trẻ khơng cịn nói leo cướp lời
người khác.
100% giáo viên nắm vững các giải pháp giúp trẻ giao tiếp lễ phép.
Trẻ trong độ tuổi hứng thú tham gia hoạt động và có kỹ năng giao tiếp tốt.
Cụ thể:
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tổng số trẻ được đánh giá: 35 trẻ

download by :


TT

Khảo sát

Khảo sát sau

So sánh

trước khi áp

khi áp dụng

kết quả

dụng sáng

sáng kiến


sau khi

Ghi

áp dụng

chú

Nội dung
kiến
Khơng
Đạt

Tỉ lệ đạt

đạt

tăng

Đạt
đạt

1 Trẻ có kĩ năng chào hỏi 74%

Khơng

26%

100%


0%

26%

34%

100%

0%

34%

31%

100%

0%

31%

lễ phép.
2 Biết nói lời cảm ơn, và 66%
nói lời xin lỗi
3 Khơng cướp lời và nói 69%
leo khi người khác nói.

d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Các trang thiết bị cần thiết: Tranh, ảnh, bút, đồ chơi cho trẻ chơi đóng kịch,

máy tính, máy chiếu…

download by :


- Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ.
+ Điều kiện về giáo viên:
- Giáo viên mầm non, yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo
- Giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng.
+ Điều kiện về trẻ:
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non
d) Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ
chức.
Ứng dụng cho cô và trẻ các lớp mẫu giáo lớn trong các trường mầm non và
mang lại hiệu quả cao khi áp dụng

download by :


download by :



×