Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.38 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………..
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng
nghiệp ở trường Trung học phổ thông.
(Lê Thị Thoa, Nguyễn Hoàng Long, Lê Duy Hậu, @THPT Chê Guê-va-ra)

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp
ở trường Trung học phổ thông.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD
& ĐT) mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội
Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD &
ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Một trong những nhiệm
vụ chủ yếu mà Đại hội XII xác định là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ
bản của GD & ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học;
chú trọng giáo dục hướng nghiệp (GDHN), kỹ năng thực hành, tác phong cơng nghiệp...
Trên tinh thần đó, trong những năm gần đây, công tác GDHN ở trường Trung học phổ
thông (THPT) đã được các cấp quản lý giáo dục quan tâm hơn trước. Tuy nhiên, chất
lượng hoạt động hướng nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã
hội. Việc quản lý và thực hiện hoạt động GDHN ở trường THPT còn nhiều bất cập,
chẳng hạn:
3.1.1 Nhận thức về hoạt động hướng nghiệp
- Vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các trường THPT là làm sao để có được học
sinh giỏi, ngoan, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, đạt kết quả tốt trong kỳ thi
1
download by :



THPT Quốc Gia. Việc khi học hết lớp 12 các em tiếp tục học ngành gì, trường nào hay
làm nghề gì thì chưa được chú ý và quan tâm đúng mức.
- Lãnh đạo các trường đã có bước cải tiến trong quản lý hoạt động GDHN nhưng
cịn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền. Hiện nay sự nhận thức của giáo
viên, nhân viên trong nhà trường về công tác hướng nghiệp có nơi cịn lệch lạc. Đại bộ
phận giáo viên vẫn cho rằng công tác GDHN trong trường phổ thông là trách nhiệm của
Ban giám hiệu, của giáo viên được phân công giảng dạy GDHN và của gia đình học sinh
chứ họ chưa nhận thức được rằng việc GDHN là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường. Các thầy, cô này chỉ lo chuyên môn giảng dạy, rất thờ ơ
với công tác hướng nghiệp, khơng chủ động tìm hiểu về năng khiếu đặc biệt của học sinh,
công việc mà học sinh yêu thích,… cũng như các ngành nghề trong xã hội có liên quan
đến bộ mơn. Vì thế, họ khơng mạnh dạn lồng ghép nội dung GDHN vào bài giảng. Từ đó
làm mất đi cơ hội tiếp cận ngành nghề thông qua mơn học của học sinh và đã từng có
khơng ít học sinh thắc “ học bộ môn này để làm gì?”. Khi khơng trả lời được câu hỏi ấy
thì việc học tập của các em đối với bộ môn không đạt được kết quả cao.
- Ngày nay, còn nhiều phụ huynh và học sinh có tư tưởng “ hướng đại”. Bằng mọi
cách phải vào đại học, bất kể trường nào, ngành gì, cho dù khơng phù hợp với năng lực,
sở thích của học sinh, khơng phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình cũng vẫn chọn. Vậy
nên có tình trạng sinh viên nãn chí, bỏ học hoặc tốt nghiệp Đại học nhưng khơng làm bất
cứ cơng việc gì mà chỉ trông chờ trợ cấp của phụ huynh.
3.1.2 Tổ chức hoạt động hướng nghiệp
- Hầu hết các trường THPT đều có thành lập ban hướng nghiệp. Tuy nhiên có nơi
thì ban này chưa đầy đủ thành phần và thường chỉ hoạt động vào thời điểm khoảng từ
tháng 01 hằng năm - là lúc mà các trường ĐH, CĐ, TCCN ồ ạt về tư vấn tuyển sinh ở các
trường THPT- cho đến khi hoàn thành hồ sơ thi ĐH, CĐ cho học sinh. Ban này chỉ mới
làm thao tác giới thiệu đến các em một số trường ĐH, CĐ, … và hướng dẫn các em làm
hồ sơ thi chứ chưa làm tốt cơng tác giúp học sinh tiếp cận, tìm hiểu nghề, trải nghiệm với
nghề,… để các em có định hướng chọn nghề phù hợp bản thân. Ở một số trường THPT,
cơng tác hướng nghiệp thì hầu như giao hẳn cho giáo viên giảng dạy các chủ đề hướng
nghiệp theo quy định của Bộ GD & ĐT.

2
download by :


- Ở các trường THPT, việc phân công giáo viên giảng dạy các chủ đề hướng
nghiệp chủ yếu là tập trung vào các giáo viên có số tiết dạy bộ mơn ít, khơng đủ số tiết
chuẩn theo quy định. Ban giám hiệu chưa có sự lựa chọn phân cơng đúng năng lực sở
trường của giáo viên. Với việc phân công giảng dạy như thế, rõ ràng đội ngũ giáo viên
thực hiện GDHN ở trường THPT hiện nay có sự đam mê, thích thú với bộ mơn chưa cao;
họ chỉ căn cứ vào tài liệu hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT để lên lớp; họ hiểu biết khơng
sâu, khơng nhiều về vị trí xã hội, về đặc điểm và yêu cầu của các ngành nghề, cũng như
định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng lao động trong nước, ở địa phương các nghề
đó; kỹ năng tư vấn chọn nghề cho học sinh còn yếu. Đây cũng là một nguyên nhân làm
giảm đi sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh đối với cơng tác hướng nghiệp của nhà
trường.
- Hình thức tổ chức hoạt động GDHN ở trường THPT đa dạng hơn trước. Tuy
nhiên hướng nghiệp qua dạy học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông, qua việc dạy học
các chủ đề hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu là dạy lý thuyết
sng, chưa có nhiều cơ hội cho học sinh song hành giữa lý thuyết và thực tiễn. Sự tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh còn tổ chức chung chung, chưa có điều kiện giới thiệu chuyên
sâu ngành, nghề riêng cho từng nhóm đối tượng học sinh theo năng khiếu và sở thích của
các em nên dẫn đến trường hợp học sinh tham gia một số hoạt động hướng nghiệp một
cách gượng ép, không hứng thú, làm lãng phí thời gian của các em. Hướng nghiệp qua
các hoạt động ngoại khóa khơng được nhà trường tổ chức thường xun vì nó tốn nhiều
thời gian, cơng sức để chuẩn bị cũng như chi phí để triển khai. Bên cạnh đó, hình thức
GDHN qua học các mơn văn hóa khác thì hầu như chưa được giáo viên quan tâm mặc dù
mỗi mơn học đều có liên quan đến các ngành nghề khác nhau mà chúng ta có thể giới
thiệu để các em tìm hiểu. Góp phần thực hiện chương trình “ Đồng Khởi khởi nghiệp và
phát triển doanh nghiệp” tỉnh Bến Tre (giai đoạn 2016 - 2020) của Tỉnh ủy, từ năm học
2016-2017, Sở GD&ĐT đã triển khai chương trình giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp

trong các trường phổ thơng, với việc tích hợp nội dung “Tìm hiểu nghề kinh doanh” vào
môn Công nghệ, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa gắn với giáo dục khởi
nghiệp cho học sinh bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên cần quan
tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp và phát triển doanh
nghiệp, cũng như tổ chức các cuộc thi sáng tạo để rút kinh nghiệm và nhân rộng
3
download by :


- Ở cấp THPT thì nên bắt đầu cơng tác GDHN ngay từ lớp 10 để hình thành định
hướng chọn nghề cho các em nhưng thực tế các trường chỉ tập trung cho khối 12, các em
học sinh lớp 10 và 11 ít được quan tâm.
3.1.3 Đội ngũ làm cơng tác GDHN
Công tác GDHN ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.Chương trình
GDHN cho học sinh THPT được xây dựng, …Tuy nhiên chưa có nhiều khóa học,
chương trình tập huấn, đào tạo cho đội ngũ làm công tác hướng nghiệp trong trường
THPT. Các giáo viên chưa có kiến thức một cách khoa học, hệ thống về GDHN nên bản
thân họ cũng chưa biết phải tiến hành GDHN như thế nào cho học sinh. Giáo viên chỉ có
thể tư vấn, gợi ý hoặc đưa ra những lời khuyên dựa trên kinh nghiệm rút ra từ các khóa
học sinh trước.
Sự hỗ trợ định hướng nghề nghiệp của nhà trường cho học sinh chỉ dừng ở mức độ
góp ý cho các em chọn trường, chọn ngành phù hợp với học lực. Việc giúp học sinh trong
việc chọn ngành nghề, công việc phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân và nhu cầu
nhân lực của xã hội,…chưa có hiệu quả rõ rệt. Điều này không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ
làm cơng tác GDHN trong nhà trường mà cịn do nhiều nguyên nhân khách quan khác,
chẳng hạn: hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động chưa phát triển lành
mạnh, gây khó khăn cho việc lựa chọn ngành nghề của học sinh; nhận thức về tầm quan
trọng của giáo dục hướng nghiệp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội
và gia đình học sinh chưa được chú ý,…
Tình trạng chọn nghề sau tốt nghiệp THPT theo trào lưu, không theo năng lực, điều

kiện, nguyện vọng của bản thân vẫn còn xảy ra ở một bộ phận không nhỏ học sinh chúng
ta một mặt là do công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được kết quả cao . Sự lựa chọn
đó khơng chỉ khiến các em lãng phí thời gian, cơng sức, tiền của mà còn gây nên mất cân
bằng xã hội. Bản thân là một giáo viên tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm
cao, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả cơng tác hướng nghiệp.Vì vậy, tôi
chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp ở
trường Trung học phổ thông”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

4
download by :


3.2.1 Mục đích của giải pháp:
Giải quyết phần nào những bất cập trong GDHN ở trường THPT thời gian qua.
Góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ hướng nghiệp ở trường phổ thông là giới thiệu nghề
và tư vấn nghề.
- Giúp cho hoạt động GDHN ngày càng đi vào chiều sâu, kịp thời phát triển và bồi
dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu
cầu của nghề; định hướng cho học sinh đi vào những lĩnh vực mà xã hội đang cần.
-Tạo ra những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, về các mối quan hệ xã hội và
khơi dậy ý thức cầu tiến của học sinh để các em tích cực tham gia các hình thức lao động
kỹ thuật do nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức và thái độ lao động, có dịp thử sức mình
trong hồn cảnh thực tiễn, từ đó kết luận về sự phù hợp nghề nghiệp của bản thân. Làm
cho mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựa chọn nghề, có khả năng tự quyết định
được con đường nghề nghiệp tương lai của mình.
3.2.2 Nội dung giải pháp:
GIẢI PHÁP 1: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý.
Hơn ai hết, người lãnh đạo, người quản lý trước tiên phải nhận thức được tầm quan
trọng của định hướng, tư vấn nghề đối với sự phát triển của xã hội nói chung, của cá nhân

học sinh nói riêng. Từ đó thấy được trách nhiệm quản lý của mình đối với hoạt động
GDHN trong nhà trường. Ngoài việc chịu trách nhiệm chỉ đạo thì người quản lý phải
thường xuyên đi sâu, đi sát, kiểm tra công việc của cấp dưới để kịp thời tuyên dương
gương sáng cũng như để điều chỉnh những sai phạm nếu có.
Cán bộ quản lý phải được tập huấn về quản lý hoạt động GDHN cho học sinh
THPT một cách khoa học, chuyên nghiệp. Có như vậy thì họ mới tự tin cải tiến trong
quản lý góp phần khắc phục những hạn chế trong GDHN thời gian qua.
GIẢI PHÁP 2: Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của giáo viên và nhân
viên trong nhà trường.
Bằng kỹ năng, nghiệp vụ của mình, lãnh đạo trường phải làm tốt công tác tư tưởng.

5
download by :


- Giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đặc biệt là các thầy cô
giáo, các tổ chức đoàn thể của giáo viên và học sinh nhận thức đầy đủ sâu sắc mục đích,
yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của việc tổ chức hướng nghiệp trong trường THPT.
- Làm cho mỗi giáo viên nhận thấy được công tác hướng nghiệp ở trường phổ
thông là trách nhiệm của tồn thể hội đồng giáo dục, trong đó bao gồm: Ban giám hiệu,
đoàn thanh niên, giáo viên, học sinh,…Từ đó, giáo viên chủ động, tích cực tham gia hoạt
động GDHN.
- Phải coi hoạt động GDHN là một công việc thường xuyên và liên tục, mang tính
hệ thống và quan trọng như các môn học khác, phải tuân thủ theo quy trình hướng
nghiệp.
- Trong giai đoạn hiện nay, phải đặc biệt quan tâm công tác truyền thông, phổ biến
nội dung về xây dựng mơ hình trải nghiệm khởi nghiệp trong trường học theo chỉ đạo của
cấp trên đến với tập thể sư phạm nhà trường. Khi mà mỗi thành viên đã thấm nhuần từ
nhận thức tới hành động thì cơng tác GDHN gắn với tinh thần Đồng Khởi khởi nghiệp
mới tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong học sinh.

Ban giám hiệu trường phải tạo điều kiện để giáo viên nêu cao thần trách nhiệm và
tính tự chủ của họ trong công tác hướng nghiệp. Cần giao cho giáo viên quyền lên kế
hoạch, xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức GDHN cho học sinh một cách phù hợp
dựa trên những chuẩn mực nhất định mà nhà trường đề ra.
GIẢI PHÁP 3: Đổi mới bộ máy tổ chức
Mỗi trường THPT phải thành lập Ban chỉ đạo hướng nghiệp hướng theo cấu trúc:
HIỆU TRƯỞNG
Ban hướng nghiệp nhà trường

Giáo
viên
chủ
nhiệm

Giáo
viên
bộ
mơn

Tổ
chức
đồn
thanh
niên

BĐD
hội
cha
mẹ
học

sinh

Các tổ
chức
xã hội

Thư
viện
nhà
trường

Y tế
nhà
trường

Các cơ
sở sản
xuất,
hội
nông
dân,..

6
download by :

Các
trường
ĐH, CĐ,
TCCN,
Cơ sở

đào tạo
nghề


Trong đó, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung về kế hoạch và điều hành toàn bộ
hoạt động GDHN trong nhà trường. Cơ bản là cần phải:
- Chủ động nghiên cứu, tổ chức xây dựng chương trình, nội dung giáo dục hướng
nghiệp, dạy nghề phổ thơng có tính linh hoạt, phù hợp với hướng phát triển ngành nghề ở
địa phương. Quan tâm chỉ đạo việc tổ chức lồng ghép giáo dục khởi nghiệp vào các hoạt
động trong nhà trường. Sắp xếp và ổn định kế hoạch hoạt động hướng nghiệp sao cho cân
đối, hợp lý với kế hoạch năm học theo quy định của các cấp lãnh đạo.
- Kiếm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của Ban hướng nghiệp trên một số mặt
quan trọng như: nội dung, thời gian, nhân lực và hiệu quả hoạt động.
- Xét duyệt và phê chuẩn các văn bản hợp tác,...trong quá trình phối hợp thực hiện
hoạt động hướng nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả hoạt động hướng
nghiệp của đơn vị mình.
Thành phần Ban hướng nghiệp gồm: một Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các
thành viên tối thiểu cần có: Tổ trưởng tổ chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn, trợ lý thanh
niên, trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường. Trưởng ban hướng nghiệp có chức
năng chỉ đạo soạn thảo,thực hiện kế hoạch,... đồng thời cịn là bộ phận trung gian mơi
giới, liên kết các thành phần trong hệ thống giúp hoạt động hướng nghiệp đạt hiệu quả.
Trong quá trình hoạt động, ban hướng nghiệp tăng cường công tác phối hợp để thường
xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cũng như mời các doanh nhân, nhà
khoa học, nhà quản lý, các gương điển hình về sự sáng tạo trong cơng việc và tinh thần
nhẫn nại vượt khó phấn đấu để vươn lên,… đến nói chuyện chuyên đề tư vấn hướng
nghiệp - khởi nghiệp, truyền tải những kinh nghiệm của họ cho học sinh nhằm tạo niềm
tin, tâm lý không ngại thất bại, khơi dậy tính sáng tạo, năng động, tính sẵn sàng, dám
nghĩ, dám làm trong học sinh góp phần hình thành và phát triển năng lực cần thiết, ươm
mầm khởi nghiệp từ các đề tài, dự án nghiên cứu để lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp

sau này.

7
download by :


- Trưởng Ban hướng nghiệp có trách nhiệm phân cơng người phụ trách các bộ
phận và phân công nhiệm vụ cho các cá nhân. Giao phó quyền hạn tương ứng để thực
hiện
nhiệm vụ.
- Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện
kế hoạch tích hợp GDHN vào mơn học mà mình phụ trách. Các tổ trưởng chun mơn
cần chủ động, tích cực, mạnh dạn hơn trong công tác hướng nghiệp bởi mỗi môn học đều
có liên quan đến các ngành nghề khác nhau mà trước đây hầu như chúng ta chưa quan
tâm đúng mức.Tùy thuộc vào từng mơn học mà giáo viên có thể giới thiệu đến học sinh
những ngành nghề liên quan. Giáo viên ngoại ngữ giới thiệu cho các em làm quen với các
nghề phiên dịch, ngoại giao, du lịch,…Giáo viên mơn tốn, vật lý,tin học giới thiệu cho
các em làm quen với các ngành cơ khí-chế tạo, xây dựng, kiến trúc, công nghệ thông tin,
…Tuy nhiên, các tổ bộ môn cần quan tâm lựa chọn nội dung, thời lượng, hình thức cho
hợp lý.
- Trợ lý thanh niên tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tiếp tục tham gia thực hiện
chương trình “ Đồng Khởi khởi nghiệp” theo kế hoạch của Tỉnh Đoàn. Phát huy ưu điểm
đã đạt được trong thời gian qua và nhân rộng gương điển hình trong học sinh. Tăng
cường phối hợp giữa lãnh đạo trường với Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên Việt
Nam trường để có những tác động tích cực, hiệu quả trong việc tun truyền sâu, rộng
đến học sinh về “mơ hình trải nghiệm khởi nghiệp trong trường học”. Duy trì các hoạt
động nhằm phát huy ý tưởng sáng tạo của học sinh mà tổ chức Đoàn thanh niên ở nhiều
trường THPT đã thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua như: cuộc thi “ Trình diễn
trang phục được làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường, tái chế từ rác thải” , đây là
sân chơi hữu ích cho những em đam mê ngành thiết kế thời trang, trang điểm; tổ chức

gian hàng ẩm thực, vẽ tranh lưu niệm,… trong ngày sinh hoạt 26-3 thu hút được rất nhiều
học sinh đam mê ngành hội họa, kinh doanh, nghề đầu bếp - một nghề có cơ hội việc làm
cao hiện nay,…Tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu ngành nghề, tìm
hiểu lịch sử, truyền thống địa phương theo hướng đổi mới, sáng tạo giúp học sinh tiếp cận
tinh thần khởi nghiệp ngay trong trường phổ thông và làm cho hoạt động này hiệu quả
hơn.
8
download by :


- Tổ trưởng tổ chủ nhiệm, trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường có kế
hoạch cùng với các tổ chức xã hội từng bước nâng cao nhận thức của phụ huynh trong
việc lựa chọn ngành nghề cho học sinh. Chính cha mẹ là người biết rõ năng khiếu,sức học
của con và hồn cảnh kinh tế gia đình nên chúng ta cần giúp họ trở thành những nhà tư
vấn gần gũi nhất giúp các em chọn lựa hướng đi phù hợp, khắc phục tình trạng bắt ép con
học theo ngành nghề mà ba mẹ chọn, không quan tâm đến sở thích, năng lực của các em.
Tổ trưởng tổ chủ nhiệm lập kế hoạch và giám sát hoạt động của tổ. Giáo viên chủ nhiệm
là cầu nối giữa học sinh, phụ huynh với nhà trường, là người am hiểu học sinh rõ nhất,
chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc phân nhóm hướng nghiệp theo năng khiếu và sở
thích của các em. Giáo viên chủ nhiệm còn là người cận kề bên học sinh, sớm phát hiện
những tình huống, những ý tưởng hay mà chúng ta có thể giới thiệu để các em được giúp
đỡ, phát triển thành các đề tài nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, bộ máy tổ chức hoạt đơng tốt thì hiệu quả cơng việc sẽ cao.
GIẢI PHÁP 4: Chun nghiệp hóa đội ngũ làm cơng tác hướng nghiệp.
Bộ máy quản lý hoạt động ổn định thì chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ hữu cơ
của các bộ phận trong đó được thiết lập giúp cho đội ngũ làm công tác hướng nghiệp
ngày càng thành thạo với công việc, trở nên chuyên nghiệp hơn.
Hằng năm, Sở giáo dục cần có những đợt tập huấn nâng cao năng lực GDHN cho
giáo viên THPT. Bên cạnh đó cũng nên tổ chức những buổi giao lưu, trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm giữa các trường về công tác hướng nghiêp.

GIẢI PHÁP 5: Trang bị cơ sở vật chất và kinh phí
Chi phí để thực hiện tốt hoạt động GDHN thì khá nhiều mà chi từ ngân sách cho
hoạt động này còn quá ít. Bởi vậy cần phải tăng cường xã hội hóa GDHN. Huy động sự
đầu tư của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học,… để trang bị cơ sở
vât chất, tài liệu, … phục vụ công tác hướng nghiệp.
3.3. Khả năng áp dụng giải pháp
- Giải pháp có thể áp dụng cho cán bộ quản lý trường học và đội ngũ làm công tác
GDHN trong trường THPT.
9
download by :


- Giải pháp góp phần làm phong phú hơn kho tài liệu về GDHN của giáo viên,
nhân viên trong trường THPT.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Áp dụng giải pháp giúp cho cán bộ quản lý cùng với đội ngũ làm cơng tác GDHN
tháo gỡ phần nào những khó khăn mà họ đã mắc phải trong công tác hướng nghiệp thời
gian qua. Hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT được thực hiện một cách khoa học
hơn và từng bước đi vào chiều sâu. Càng ngày, sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh
vào đội ngũ làm công tác hướng nghiệp trong nhà trường càng cao. Nhiều phụ huynh,
học sinh chủ động gặp gỡ đội ngũ làm công tác hướng nghiệp của trường mà trực tiếp là
giáo viên chủ nhiệm để tâm sự, nêu những tâm tư, nguyện vọng,…của học sinh và mong
muốn được tư vấn từ giáo viên.
Hai năm gần đây, ở trường tôi công tác, sự phân luồng sau khi tốt nghiệp THPT thể
hiện rõ, số học sinh có tư tưởng “ hướng đại” đã giảm, nhiều em mạnh dạn chọn học nghề
thay vì ni mộng vào đại học, số học sinh không tiếp tục học mà chọn việc làm đúng
năng lực và sở thích cũng tăng.
3.5. Những thông tin cần bảo mật: không
3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Phải có sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm của nhà trường.
- Phải có sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đồn thể có liên quan.
- Phải được các cấp quản lý quan tâm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, về kinh phí hoạt động.

Bến Tre, Ngày 19 tháng 3 năm 2018

10
download by :



×