Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn lịch sử 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.28 KB, 18 trang )

Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Môn Lịch sử trong nhà trường phổ thơng là một trong những mơn học có
chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.
Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng rất chú trọng dạy
mơn Lịch sử. Vì vậy Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục trong những năm gần đây
rất coi trọng việc dạy và học môn Lịch sử. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói trong cuốn “Lịch sử nước nhà”:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo
dục và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là
những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong q trình giảng dạy, ơn tập để
học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử cụ thể, địi hỏi bên cạnh những
lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp giảng dạy khác
nhau. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp
cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử
vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến
hiện đại. Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung
bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù,
chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ mơn
Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. Căn cứ vào tài liệu học tập và
mục đích truyền thụ, người dạy phải đề ra những phương pháp ôn tập phù hợp
với đối tượng học sinh, phải tạo hứng thú học tập cho học sinh để học sinh chủ
động lĩnh hội kiến thức, giúp các em nắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch
sử. Từ đó, biết nhận xét, đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai đoạn
lịch sử...
Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn Lịch
sử ở trường THCS giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh.


Muốn vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ
dàng tiếp thu kiến thức mà khơng bị gị ép.
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi rất băn
khoăn về vấn đề học tập của học sinh. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy
và Lịch sử là cả một vấn đề. Đặt ra yêu cầu đối với cả người dạy và người học.
Trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực ở trò, phải
khơi dậy được niềm đam mê ở trò. Trong q trình giảng dạy tơi đã cố gắng học
hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu một số giải pháp nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ mơn Lịch
sử. Vì vậy, tơi đã nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong môn Lịch sử 9.
1

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Môn lịch sử trong trường THCS là mơn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng
đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác
định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới, lịch sử
dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục
lịng u q hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã
hội.
Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền
văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh
hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học mơn
Lịch sử cịn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng
xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
con người Việt Nam trong cơng cuộc cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên trong thực tế có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của
bộ môn Lịch sử trong đời sống xã hội dẫn đến chất lượng mơn học chưa cao.
Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn
kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến. Đặc biệt trong những năm qua việc
dạy và học lịch sử cũng gặp khơng ít khó khăn như: tài liệu tham khảo có độ tin
cậy cao khơng nhiều, đồ dùng dạy học đảm bảo tính trực quan, sinh động chưa
cao... cịn có học sinh chưa u thích bộ mơn Lịch sử vì phần lớn các em đều
cho rằng học lịch sử rất khó, rất khơ khan, rất trừu tượng, quá nhiều sự kiện cần
ghi nhớ…Từ những khó khăn trên đòi hỏi mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn
Lịch sử phải có sự đầu tư và khơng ngừng đổi mới phương pháp, tích cực áp
dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học nhằm tạo ra giờ dạy Lịch sử nhẹ nhàng,
không khô khan như những quan niệm trước đây. Từ đó học sinh có hứng thú
học tập bộ mơn Lịch sử hơn.
3. Mục đích u cầu, nhiệm vụ của đề tài
Xuất phát từ thực trạng và chất lượng của việc dạy và học lịch sử trong những
năm gần đây. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đòi hỏi ngày càng cao ở những chủ
nhân tương lai của đất nước về trí tuệ, năng lực và đạo đức. Vì vậy là một giáo
viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử tôi đã xác định đúng mục đích để
nghiên cứu đề tài này.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các tài liệu về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”. Sách giáo
khoa, sách giáo viên lịch sử THCS để tìm ra giải pháp gây hứng thú cho học
sinh trong khi học lịch sử.
- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh để từ đó có sự điều chỉnh và bổ sung
hợp lí.

2

download by :



Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
4. Giới hạn của đề tài và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy bộ môn Lịch sử với việc tạo ra:
Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9.
Để tạo ra giải pháp tốt giáo viên phải dựa trên hệ thống phương pháp dạy học
nói chung và phương pháp đặc thù của bộ mơn Lịch sử nói riêng.
5. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 9A,B của Trường PTDT Nội trú Bảo Thắng.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2011 - 2012, tôi đã nghiên cứu và áp dụng
cho HS khối lớp 9. Đến tháng 9 năm học 2017 - 2018, tôi tiếp tục nghiên cứu và
áp dụng sáng kiến này.

3

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Đai-ri nhà giáo dục Liên Xơ cũ đã từng nói:  “Dạy lịch sử cũng như bất
cứ dạy cái gì địi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là
bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại’’. Như vậy mục đích
của việc dạy học Lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học
sinh hình dung được những kết quả của quá khứ, biết và ghi nhớ các sự kiện,
hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải hiểu
được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng

các thao tác lơ gic có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng
các thao tác chủ yếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản
chất các sự kiện ), phân tích và tổng hợp (giúp học sinh khái quát các sự kiện),
quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện những thao thao tác như vậy có thể dùng
nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (đồ dùng trực quan, tài liệu...), song
việc tạo ra một “sân chơi", kể chuyện và sử dụng yếu tố văn học trong giờ dạy
và học lịch sử với những câu hỏi và trả lời phù hợp với trình độ của học sinh sẽ
đưa lại kết quả tốt. Giải đáp các “câu đố” và trả lời không phải là sự đánh đố mà
là giúp nhau hiểu lịch sử sâu sắc hơn. Vì vậy việc tạo ra một “sân chơi” có vai
trị rất quan trọng trong giờ dạy học các mơn học nói chung và mơn Lịch sử nói
riêng. Bởi nó phát huy được tính tích cực của học sinh.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi
* Về phía giáo viên :
Đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua các phương pháp dạy học
như phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp tình
huống, phương pháp vấn đáp thơng qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của
giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật
lịch sử....
Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, thơng qua hoạt
động này những học sinh yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự
hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá, giỏi. Từ đó học sinh nắm chắc
kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử......
Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp khá nhuần nhuyễn các đồ
dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiên dạy học
như tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mơ hình, phim đèn chiếu, phim vi deo....và từng
bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học lịch sử...
* Về phía học sinh :
4


download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà
giáo viên đặt ra, đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong
bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn.
Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong
quá trình lĩnh hội kiến thức .
Học sinh yếu, kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ
bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo
khoa...các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân
vật lịch sử trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2.2. Khó khăn
* Về phía giáo viên :
Vẫn cịn một số ít giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hố hoạt động của học sinh, chưa tạo
điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn cịn
sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trị nghe ”, giáo viên giảng giải
nhiều. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc
một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa.
Cịn có giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là sau khi kiểm
tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi
nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay
từ hoạt động đầu tiên.
Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh khơng trả lời được nhưng lại
khơng có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh.
Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên chỉ
biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như

thế nào vì khơng có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề.
Một số tiết học giáo viên chỉ nêu câu hỏi và huy động một số học sinh khá,
giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối
tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và khơng được tham gia hoạt động, điều
này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy khơng
thích học.
* Về phía học sinh :
Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách
giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc
nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
Học sinh cịn chưa thật chăm học và chưa có sự say mê môn học. Một số bộ
phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp
các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật lịch sử còn chưa tốt.
Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), cịn
một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh...thì học sinh cịn rất lúng
túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung.
5

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
* Điều tra cụ thể :
Bản thân tôi đảm nhận việc giảng dạy môn lịch sử lớp 9. Trong quá trình
giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học
sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Việc điều tra được thực
hiện thông qua khảo sát đầu năm, hỏi đáp với những câu hỏi phát triển tư duy
học sinh ở trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút.
Qua kết quả điều tra, tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu

hỏi mang tính chất trình bày, cịn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh
giá nhận thức thì các em cịn rất lúng túng khi trả lời. Do vậy kết quả điều tra
cũng không cao. Cụ thể:

LỚP

9A, B

TS

GIỎI

HS
66

2

3%

KHÁ

15

22,7 %

TB

34

52,6 %


YẾU

15

22,7 %

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Xuất phát từ thực tế bộ mơn và q trình giảng dạy của mình tơi thấy cần
tạo ra cho học sinh một khơng khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong khi học
lịch sử. Có như vậy học sinh mới u thích bộ mơn và sẽ nâng cao được chất
lượng dạy học bộ môn. Thiết nghĩ rằng sử dụng trò chơi, kể chuyện lịch sử và
sử dụng yêu tố văn học trong giờ học có thể áp dụng được, ví dụ khi ơn tập, làm
bài tập, tổng kết, thực hành… không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh
mà cịn tạo nên một khơng khí hăng say học tập. Các em phải có thể độc lập suy
nghĩ tìm tịi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh, chính
xác. Vì thế khi các em được học Lịch sử qua hình thức trị chơi, kể chuyện sẽ
thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản.
Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong khuôn
khổ của đề tài, tơi xin trình bày một số biện pháp mà tơi đã sử dụng trong q
trình soạn giảng phù hợp với điều kiện dạy và học ở trường tôi, đối với một số
tiết ở lớp 9 có lượng kiến thức không quá dài, nội dung tổng hợp của cả bài học
và đã thu được kết quả tốt trong đợt thi giáo viên giỏi, được bạn bè đồng nghiệp
đánh giá cao.
3.1. Giải pháp: Trị chơi ơ chữ
a. Cách tạo ơ chữ
Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ lịch sử với các ô chữ hàng
ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức
trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khố. Mỗi ơ hàng ngang có một câu hỏi
6


download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
để học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái
xuất hiện, hoặc sau khi giải một vài ơ chữ, học sinh sẽ tìm được ơ chữ hàng dọc.
Ô chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học. Để tạo ra
được một ơ chữ có ý nghĩa về nội dung, phù hợp với đối tượng học sinh thì tơi
thường gợi ý trước cho học sinh một số nội dung có liên quan đến ô chữ vào
cuối tiết học hôm trước để về nhà các em tìm hiểu và chuẩn bị cho tiết học mà
tơi sẽ sử dụng trị chơi ơ chữ.
b. Sử dụng ô chữ
Với ô chữ lịch sử, tôi thường sử dụng vào khâu củng cố bài học, hoặc có
thể sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học một chương, một giai đoạn lịch
sử. Để thực hiện trò chơi giải ô chữ, tôi dành thời gian khoảng từ 5-7 phút, đây
là một trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện cơ bản ở trên lớp,
đồng thời kích thích tính tích cực học tập của các em.
Bước 1: Tơi đóng vai trị là một người dẫn chương trình.
Bước 2: Cho học sinh tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang tuỳ thích, giáo
viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời.
Bước 3: Sau khi lần lượt học sinh giải các ơ chữ hàng ngang, các chữ cái
chìa khố sẽ xuất hiện; tơi cho học sinh tìm ơ chữ hàng dọc và trình bày hiểu
biết của em về ô chữ hàng dọc.
Bước 4: Tôi nhận xét và tuyên dương những học sinh làm tốt, và cho
điểm để động viên các em.
Với trị chơi này có sự thuận là giáo viên có thể ứng dụng cơng nghệ
thơng tin vào giảng dạy.
c. Thiết kế ô chữ
Bài 5 - Tiết 5: Các nước Đơng Nam Á.

Ơ chữ gồm có 6 ơ chữ hàng ngang và một từ chìa khố.
Hệ thống câu hỏi cho ơ chữ:
- Hàng ngang số 1 (có 9 chữ cái): Tên quốc gia giành được độc lập vào tháng 8
- 1945 cùng thời gian với Việt Nam?
- Hàng ngang số 2 (có 3 chữ cái): Quốc gia nào ở Đơng Nam Á khơng có biển?
- Hàng ngang số 3 (có 6 chữ cái): Nước nào có thủ đơ là Ragun?
- Hàng ngang số 4 (có 7 chữ cái): Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không là
thuộc địa của thực dân?
- Hàng ngang số 5 ( có 5 chữ cái): Mĩ thành lập khối quân sự này ở Đơng Nam
Á?
- Từ chìa khố gồm có 5 chữ cái: Tổ chức khu vực Đông Nam Á ?
*Lưu ý: Với ơ chữ này cách chơi là để tìm ra từ chìa khố (mật mã lịch sử).
Sau khi học sinh lựa chọn bất kì 1 ơ chữ hàng ngang. Nếu học sinh nào giải đáp
được mật mã lịch sử thì giáo viên khuyến khích cho điểm.
7

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
Đáp án ô chữ:

3.2. Giải pháp: Sử dụng trị chơi “ngơi sao may mắn”
a. Tạo trị chơi:
- Có 5 ngơi sao, trong đó là 4 ngôi sao ẩn chứa 4 câu hỏi tương ứng và 1
ngơi sao may mắn.
- Cá nhân hoặc nhóm lần lượt chọn một ngơi sao.
- Nếu cá nhân (nhóm) chọn ngôi sao và trả lời đầy đủ câu hỏi ẩn sau ngơi
sao thì được 10 điểm, nếu trả lời sai không được điểm. Thời gian suy nghĩ là 10
giây.

- Nếu cá nhân (nhóm) chọn ngơi sao ẩn sau là ngơi sao may mắn sẽ được
cộng 10 điểm thưởng mà không phải trả lời câu hỏi, và được chọn ngôi sao tiếp
theo để tham gia trả lời câu hỏi.
- Nếu cá nhân (nhóm) chọn trả lời sai thì các nhóm khác dành quyền trả
lời (bằng cách đưa tay). Nếu trả lời đúng được 5 điểm, trả lời sai không được
điểm.
b. Sử dụng trị chơi:
Với trị chơi này tơi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử
dụng trong các tiết làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi tôi muốn nhấn mạnh một sự
kiện lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có cơng lớn đối với đất nước. Thời
gian để thực hiện khoảng từ 5 – 7 phút. Để tiến hành trò chơi này, tơi đóng vai
8

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong mơn Lịch sử 9
trị là người dẫn chương trình, nêu câu hỏi, đáp án và xử lý các tình huống có
thể phát sinh trong khi chơi.
Ví dụ:

1
Nhóm 1

Nhóm 3

Nhóm 2

Nhóm 4


5

2
4

1

Luật chơi

3.3. Giải pháp: Sử dụng trị chơi “Tiếp sức”
a. Tạo trị chơi:
- Tơi chuẩn bị nội dung cơ bản, những nét chính, những sự kiện lịch sử
quan trọng, tiêu biểu của một bài, một chương, một phần vào bảng phụ.
- Các sự kiện đưa ra sẽ được thống kê theo thứ tự thời gian hoặc lập niên
biểu để học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức theo bài học, hoặc theo từng
chương, từng phần.
- Sau khi tìm được tất cả nội dung các sự kiện, học sinh sẽ dễ dàng khái
quát được nội dung của bài, chương, phần vừa mới học.
b. Sử dụng trò chơi:
Với trò chơi này tơi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử
dụng trong các tiết ôn tập chương, làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi tôi muốn
nhấn mạnh một sự kiện lịch sử, một giai đoạn lịch quan trọng. Thời gian để
thực hiện khoảng từ 5 – 7 phút. Để tiến hành trò chơi này, tơi đóng vai trị là
người dẫn điều khiển, xử lý các tình huống có thể phát sinh trong khi chơi. Tôi
chia lớp làm 2 đội và mỗi đội cử ra 2 người chơi ăn ý nhất.
c. Cách chơi:
9

download by :



Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
- Phần chơi sẽ có 10 địa danh, khái niệm, nhân vật lịch sử ... hiện trên
màn hình, mỗi đội sẽ cử 2 người chơi ăn ý nhất.
- Một người nhìn trên màn hình gợi ý cho bạn đoán ra các khái niệm, địa
danh và nhân vật lịch sử...người còn lại phải quay mặt xuống khán giả và trả
lời. Người nhìn lên màn hình sẽ có 60 giây để xem trước các khái niệm, địa
danh, nhân vật lịch sử...Đội chơi có thể bỏ qua nếu khơng định nghĩa được và sẽ
quay lại nếu cịn thời gian. Số điểm của phần thi sẽ là tổng điểm của các câu trả
lời đúng (mỗi câu đúng được 10 điểm).
VD: Bài 13 - Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Gooc-ba-chốp

1

60S

SNG

2
3

A-pác-thai

4

Mao Trạch Đông

5

6

1-10-1949
ASEAN

7

8-8-1967

8

Nen-xơn Man-đê-la

9
10

HẾT GIỜ

Phi-đen Cát-xtơ-rô
1-1-1959

3.4. Giải pháp sử dụng yếu tố văn học
10

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
Nội dung văn học gắn liền với sự kiện lịch sử, Văn học phản ánh lịch sử
dân tộc. Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên biết vận dụng một cách linh

hoạt kiến thức Văn học thì sẽ làm cho bộ mơn đỡ khơ khan, đỡ nhàm chán hơn
cho các em. Tạo cho học sinh sự thích thú tìm tịi, khai thác kiến thức Lịch sử và
hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc.
Thực tế trong quá trình giảng dạy Lịch sử lớp 9 khi tôi đưa các dẫn chứng
văn học đã làm cho các em hứng thú hơn trong giờ học, kích thích được sự tìm
tịi, chất lượng bộ mơn khơng ngừng được nâng lên.
Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Ở mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. Khi giảng
đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ giáo
viên có thể minh họa bằng câu thơ:
“ Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh đi vào đất đỏ làm phu
Đổi thân được mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
Hoặc:
“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
Hoặc:
Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu
thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên
liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vơ lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và
dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng khơng cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột cơng nhân
vơ cùng tàn nhẫn…”
(Trích: Tun ngơn độc lập”
Các câu thơ này và đoạn trích trong Tun ngơn độc lập giúp cho học sinh
nhận thấy được chính sách tàn bạo, độc ác của Pháp trong việc áp bức bóc lột
nhân dân ta và giáo dục lịng căm thù giặc, có thái độ thương yêu những người

lao động chân chính.
Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những
năm 1919- 1925.
11

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
Ở mục I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917- 1923), khi Người đọc luận
cương của Lê-nin: “…Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”
(Trích: Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)
Mục II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924).
Tuyết Mát cơ va sáng ấy lạnh trăm lần
Trông tuyết trắng như đọng nghìn nước mắt
Lê Nin mất rồi nhưng Bác chẳng dừng chân
Luận cương của Lê Nin theo người về quê Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác đã đến rồi
Kìa bóng Bác đang hơn lên hịn đá
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phơi thai
(Trích: Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)
Qua các dẫn chứng này còn giúp học sinh dễ nhớ được các mốc lịch sử và
giáo dục cho học sinh tình cảm của mình dành cho Bác Hồ.

Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa.
Mục III. Giành chính quyền trong cả nước.
Nhân sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhà thơ Tố Hữu viết:
“ Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình
Mn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ chí minh! Hồ chí minh!
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trơng đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
12

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
Độc lập bây giờ mới thấy đây !
Người đọc Tuyên ngôn rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tơi nói rõ khơng?
Ơi! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi.
Rất đơn sơ mà ấm bao lịng
Cả mn triệu một lời đáp : Có !
Như Trường Sơn say gió Biển Đơng…”
Bài thơ này giúp học sinh dễ nhận biết không gian và thời gian Bác Hồ
đọc bản Tuyên ngơn độc lập, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, kính
trọng và biết ơn Hồ Chủ Tịch.
Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1946- 1950).

Giáo viên dẫn:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta
lần nữa.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ơng, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, khơng chia tơn giáo,
đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đáng thực dân Pháp
để cứu Tổ quốc.
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Khơng có gươm thì dùng
cuốc xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn
đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh,
thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi mn
năm!
(Trích: Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến- Hồ Chí Minh)
Lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất ngắn gọn và súc tích. Lời kêu
gọi đã nói rõ được âm mưu của thực dân Pháp và tinh thần đấu tranh vì độc lập
của nhân dân Việt Nam. Qua đó học sinh biết được khí thế cách mạng của
những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Từ đó học tập được từ Người phong
cách diễn đạt.
13

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9


Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1950- 1953).
Trong chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 Bác Hồ của chúng ta đã trực
tiếp ra trận để chỉ đạo chiến dịch. Khi dạy bài này giáo viên yêu cầu HS đọc lại
bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ được học ở lớp 6.
Anh đội viên thức dậy

Rồi Bác đi dém chăn

Thấy trời khuya lắm rồi

Từng người, từng người một

Mà sao Bác vẫn ngồi

Sợ cháu mình giật thột

Đêm nay Bác khơng ngủ.

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Lặng yên bên bếp lửa



Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngồi trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.


(Trích: Đêm nay Bác khơng
ngủ- Minh Huệ)

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc (1953- 1954).
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ từ lúc mở đầu ngày 13/3/1954 đến khi
kết thúc ngày 7/5/1954 giáo viên cung cấp đoạn thơ sau:
“ Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan khơng núng, chí khơng sờn…”
Hoặc:
“ Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
14

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
Dân tộc ta dân tộc anh hùng”
Hay:
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng…”

(Trích: Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu)
Qua các bài thơ này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn ra chiến
dịch Điện Biên Phủ (56 ngày đêm), chín năm kháng chiến chống Pháp (từ 1946
đến 1954) và làm cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ và đã làm nên một
Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
3.5. Giải pháp: “Kể chuyện lịch sử”
a. Chuẩn bị:
- Tôi cho học sinh về nhà sưu tầm các câu chuyện lịch sử liên quan đến
nhân vật lịch sử trong bài vừa học xong.
- Nếu bài học là phần lịch sử địa phương thì định hướng trước nội dung
các câu chuyện lịch sử để các em tiện sưu tầm.
b. Sử dụng trò chơi:
Với trò chơi này tơi có thể sử dụng ở phần kiểm tra bài cũ hoặc tổng kết
bài học. Đặc biệt khi tôi muốn nhấn mạnh một nhân vật lịch sử quan trọng của
dân tộc, của một nước khác hay của thế giới đối với tất cả 4 khối lớp. Thời gian
để thực hiện khoảng từ 3 – 7 phút. Để tiến hành trị chơi này, tơi có thể gọi bất
kỳ em học sinh nào, hoặc có thể gọi những em có năng khiếu kể chuyện, diễn
xuất và trình bày tốt một cách tự nhiên trước đơng người.
Ví dụ: Kể chuyện về các nhân vật lịch sử như: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng
Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Kim Đồng,
Phan Đình Giót, Tơ Vĩnh Diện, Bế văn Đàn, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc,
Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu…..
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh ngiệm
Với các trị chơi trên, tơi đã áp dụng trong q trình giảng dạy, nó đã thực
sự đem lại hứng thú học tập, các em học tập sôi nổi, hiệu quả hơn. Bởi ngoài
việc chơi, hơn hết là các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ
nhàng, không gượng ép, nặng nề. “Học mà chơi, chơi mà học”, và dần dần các
em u thích hơn bộ mơn Lịch sử. Tôi hy vọng rằng với một số giải pháp nêu
trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các bộ mơn nói chung và mơn
Lịch sử nói riêng.

Sau khi áp dụng các giải pháp trên, chất lượng mơn Lịch sử mà tơi đảm
nhiệm ở học kì I năm học 2016 - 2017 đã được nâng lên so với kết quả khảo sát
đầu năm.
LỚP

TS

GIỎI

KHÁ

TB

15

download by :

YẾU


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
HS
9A, B

66

6

9,1 %


22

33,3 %

30

45,5 %

8

12

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Vấn đề đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học đang đặt ra
cho tồn ngành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên nói riêng. Đặc biệt với sự
phát triển của cơng nghệ thơng tin hiện nay, đó là một thuận lợi cho giáo viên
trong việc đổi mới phương pháp. Vì vậy, qua kinh nghiệm dạy học tơi đã xây
dựng được một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Lịch sử và
tôi thiết nghĩ đây là giải pháp có thể vận dụng tốt trong dạy học.
Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi giáo viên cần lưu ý: phải phổ biến rõ luật
chơi cho học sinh: Thành phần tham gia, thời gian, số lượng câu hỏi, phần thưởng… Trị chơi có thể chơi vào cuối giờ học để củng cố bài học, hoặc có thể
dùng trị chơi để kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi học xong một thời kỳ,
một giai đoạn lịch sử…Các câu hỏi cho mỗi ô chữ, mỗi cánh hoa phải tập trung
vào các đơn vị kiến thức lịch sử cần ghi nhớ. Ơ chữ, Ngơi sao may mắn, Tiếp
sức phải là nội dung kiến thức quan trọng, bao trùm lên toàn bộ bài học hoặc
của một chương, một giai đoạn lịch sử.
Trò chơi chỉ là một phần trong tiết học để góp phần tạo hứng thú học tập
cho các em. Tránh tình trạng lạm dụng quá mức, biến giờ học thành trò chơi sẽ
làm mất thời gian và gây nên phản tác dụng. Để trị chơi thành cơng, địi hỏi

giáo viên ln phải tìm tịi, sáng tạo, chuẩn bị cơng phu trước khi đến lớp.
2. Kiến nghị và đề xuất
Để áp dụng sáng kiến này có kết quả tơi xin đề xuất ý kiến:
- Đối với ngành giáo dục: Cần chú trọng phát huy các mơ hình Câu lạc bộ lịch
sử, Ngược dòng lịch sử…trong các nhà trường để nhằm thúc đẩy q trình dạy,
học có hiệu quả.
- Đối với nhà trường: cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt theo chủ
đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như: ngày 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 19/5… nên
lồng ghép một số trò chơi như trên nhằm kiểm tra kiến thức học sinh, kích
thích sự tìm tịi học hỏi, tạo ra “sân chơi” bổ ích đối với mọi lứa tuổi học sinh.
- Đối với giáo viên: Cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư chú trọng đến
chất lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời
gian hợp lý để tổ chức thực hiện các trò chơi, kể chuyện lịch sử và sử dụng yếu
tố văn học trong các tiết học một cách có hiệu quả nhất.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi nên không tránh khỏi
những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của bạn bè, đồng
nghiệp và hội đồng chuyên môn ngành để kinh nghiệm của tơi hồn thiện hơn.
Nội trú, ngày 15 tháng 1 năm 2018
Người viết sáng kiến
16

download by :


Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9

Lã Thùy Dương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Lịch sử (Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị; NXB giáo
dục)

2. Đổi mới việc dạy học Lịch sử lấy học sinh là trung tâm (Hội giáo dục lịch sử
- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)
3. Việt sử giai thoại (Nguyễn Khắc Thuần - NXB giáo dục)
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 6,7,8,9 (NXB giáo dục)

ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

ĐÁNH GIÁ CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

17

download by :



Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

ĐÁNH GIÁ CỦA HỒI ĐỒNG GIÁM KHẢO
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

18

download by :




×