Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.37 KB, 10 trang )

Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu của các nhà tâm lí học ta biết rằng hứng thú là động lực thúc đẩy chủ
thể tạo ra các sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Khi được làm việc phù hợp với
hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.
Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, nếu không có hứng thú thi
hoạt động khó đạt hiệu quả cao.
Trong các trường Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, bên cạnh những học sinh vui
thích, đam mê với việc học tập thi cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học,
chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Song nguyên nhân chính có lẽ là do quan
niệm đây chỉ là môn học phụ không thi THPT Quốc gia nên đa số các em không chú ý đến cái
hay và mặt tích cực trong bộ môn này. Về phía giáo viên, mặt nào đó vẫn chưa có một
phương pháp dạy học thật sự phù hợp, chưa tạo được hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn
này.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, chuyển từ chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận
năng lực của người học. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Từ thực tiễn giảng dạy Tin học cũng như việc học của học sinh trong các năm qua, tôi
nhận thấy rằng việc tạo cho học sinh hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết, bản
thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn Tin học là một trong
những giải pháp hết sức quan trọng góp phần phát huy năng lực học sinh, nâng cao chất
lượng dạy và học. Đây chính là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp
tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT”
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Du
đối với môn Tin học. Từ đó tim ra hinh thức thích hợp, xây dựng những giải pháp gây hứng
thú học tập nhằm phát huy tốt năng lực của học sinh lớp 11 đối với môn Tin học (thậm chí với


cả một số môn học khác nói chung) nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận học môn Tin học;
- Tim hiểu thực trạng của công tác học tập và giảng dạy, phân tích nguyên nhân;
- Tim ra hinh thức thích hợp, xây dựng những giải pháp gây hứng thú học tập nhằm
phát huy tốt năng lực của học sinh 11 đối với môn Tin học.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản bộ môn Tin học THPT, phương pháp dạy học và
những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về chuẩn kiến
thức và phương pháp dạy học tích cực.
3.2.2. Phương pháp quan sát.
Nhin nhận lại thực trạng của công tác giảng dạy bộ môn Tin học và việc tiếp thu bài
của học sinh trường THPT Nguyễn Du trong những năm trước và giai đoạn đầu học ki I, năm
học 2017-2018.
Đưa ra một số biện pháp về việc đổi mới công tác giảng dạy bộ môn Tin học cho học
sinh của trường thời gian còn lại của năm học.
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 1


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

Nghiên cứu về thực trạng học tập, một số giải pháp nhằm tạo hứng thú trong giờ Tin

học của khối 11 trường THPT Nguyễn Du - Quảng Trị.
2. Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Du;
- Chương trinh Tin học 11;
- Ngôn ngữ lập trinh Pascal.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1. Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm hứng thú
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối
với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trinh hoạt động.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt
động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm
tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
* Khái niệm hứng thú học tập môn Tin học: là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học
đối với quá trinh của sự lĩnh hội tri thức cũng như kỹ năng của môn Tin học do thấy được sự
hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn học đối với bản thân.
1.2.Tầm quan trọng của hứng thú đối với hoạt động học.
Trong bất cứ công việc gi, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu
với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hoạt
động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gi cũng sẽ không đem lại kết quả
cao.
Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú
sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu
cực.
II. THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN TIN HỌC, NGUYÊN NHÂN
2.1. Học sinh không hứng thú với môn học thể hiện qua 1 số đặc điểm.
2.1.1. Không nắm được kiến thức cơ bản của một số môn như Toán, Tiếng Anh… và vận

dụng kiến thức đó vào môn Tin học.
Như chúng ta đã biết kiến thức Tin học 11 là về lập trinh và các bài toán Tin học
thường liên quan đến Toán. Nếu học sinh không nắm vững kiến thức Toán thi sẽ rất khó để tư
duy thuật toán trong Tin học dẫn đến khả năng viết chương trinh gặp nhiều khó khăn. Ví dụ
như: Viết chương trinh tính diện tích tam giác sử dụng công thức Heron. Một số học sinh
thậm chí còn không biết công thức Heron là gi và tính như thế nào. Hay tim BCNN của 2 số
nguyên dương M và N, khi được hỏi thi một số em không nhớ BCNN của 2 số nguyên dương
là như thế nào.
Hoặc các từ khoá và các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trinh thường được viết bằng
Tiếng Anh. Nhưng một số từ cơ bản như while, else, read, write… nhưng rất nhiều em viết sai
hoặc không hiểu nghĩa của những từ này.
2.1.2. Tiếp thu kiến thức chậm, không nắm được cú pháp và ý nghĩa của các câu lệnh.
Nhin chung đây là kiến thức cơ bản của Tin học nhưng với một số học sinh thường
tiếp thu kiến thức này rất chậm hoặc chỉ học vẹt theo kiểu học thuộc lòng còn đến khi vận
dụng kiến thức đó vào thực hành làm bài tập thi rất khó khăn đôi khi không thực hiện được.
Ví dụ như viết chương trinh tính: S = 1 + 2 + 3 + … + N (N là số nguyên dương được nhập

GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 2


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

từ bàn phím). Ở đây tính tổng của N số nguyên liên tiếp trong phần khai báo ta chỉ cần khai
báo dữ liệu vào là biến N và sử dụng câu lệnh For - Do để viết như đoạn chương trinh sau:
S:= 0;
For i:= 1 to N do

S:= S+ i;
Nhưng hầu hết học sinh đều không biết vận dụng hoặc biết thi lại viết sai
S:= 0;
For i:= 1 to N do
S:= S+ 1;
Thậm chí nhiều học sinh còn nhớ lẫn lộn 2 câu lệnh lặp For – do và While – do
S:= 0;
While i:=1 to N do
S:= S+ 1;
2.1.3. Năng lực tư duy yếu, kém:
Do kiến thức cơ bản của môn Tin học có liên quan nhiều đến môn Toán Học nên
những học sinh học yếu môn Toán thi cũng đồng nghĩa với việc tư duy viết chương trinh môn
Tin học cũng rất kém. Đến lúc này việc áp dụng kiến thức Tin học để làm bài tập thực hành
gặp rất nhiều khó khăn, chỉ trông chờ vào giáo viên giải bài trên lớp và chép vào vở.
Ví dụ như thuật toán tính tổng:
S = 1+ 1/2 + 1/3 +…+1/ N ,N được nhập từ bàn phím
Tổng này khá tương tự như tổng trên nhưng hầu hết học sinh khó có thể viết chính xác
đoạn chương trinh tính tổng bằng cách sử dụng vòng lặp For – do.
S : = 0;
For i : = 1 to N do
S : = S + 1/ i ;
Hoặc một số học sinh biết cách sử dụng vòng For nhưng viết câu lệnh sau đó lại sai:
S:=0;
For i : = 1 to 1/N do
S: = S + i ;
2.1.4. Thao tác với máy tính chưa thành thạo hoặc biết sử dụng máy tính quá ít.
Điều kiện cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện, trường có 2 phòng máy nhưng chỉ có 1
phòng máy đạt yêu cầu; phải ghép 2 đến 3 em sử dụng một máy nên việc thao tác trên máy là
cực kỳ hạn chế.
Rất nhiều em ít có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, khi thực hành sẽ gặp nhiều khó

khăn, lúng túng dẫn đến dễ chán nản, tự ti.
2.1.5. Thái độ học tập thờ ơ, phương pháp học tập chưa tốt.
Hầu hết các em trong giờ học thường thiếu sự tập trung, có thái độ rất thụ động và thờ
ơ trong việc học. Trên lớp không chú ý về nhà lại ít học bài cũ nên kiến thức nắm rất hời hợt
càng khó vận dụng lí thuyết để viết chương trinh.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Yếu tố tâm lý, xã hội.
Có lẽ do áp lực của ki thi THPT Quốc Gia nên hầu hết học sinh chỉ coi trọng những
môn trong ki thi mà tỏ ra xem nhẹ các môn khác.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với Internet, các dịch vụ vui chơi,
giải trí hấp dẫn lôi cuốn các em hơn là nhiệm vụ học tập nhất là các môn học có tính tư duy
cao như môn Tin học. Thực tế dạy học môn Tin ở trường hiện nay cho thấy nhiều học sinh
chán học, lười học và có khuynh hướng ham chơi hơn ham học.
GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 3


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

2.2.2. Nhiều giáo viên dạy Tin chưa có phương pháp phù hợp.
Một số giáo viên về mặt nào đó vẫn chưa có một phương pháp dạy học thật sự phù
hợp, chưa tạo được hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn này. “Nếu như giáo viên chỉ biết
bôi đen kiến thức và dán vào học sinh thi sẽ không hiệu quả “ chính vi vậy mà hiệu quả của
quá trinh dạy học tương đối phụ thuộc vào phong cách, phương pháp truyền thụ của giáo
viên.
2.2.3. Do đặc thù của môn học
Tin học 11 đòi hỏi học sinh phải có tính tư duy cao, tính kiên tri nhẫn nại điều này

không phải ai cũng có sẵn càng không thể học vẹt, học tủ.
2.3. Phân tích nhiệm vụ
Từ thực tế hiện nay về đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh
kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển.
Xuất phát từ tâm lý coi môn tin học là môn phụ nên học sinh không chú ý học. Việc tạo hứng
thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy
học. Để cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh,
giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trinh học tập của các
em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học
tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn đồng đều giữa các em để các em có được sự
hòa đồng trong nhận thức và học tập.
Việc tạo hứng thú học tập môn tin học cho các em cần phải căn cứ vào các tiêu chí sau:
+ Học sinh đi học đầy đủ
+ Học sinh thuộc bài khi kiểm tra bài cũ.
+ Học sinh hào hứng phát biểu xây dựng bài.
+ Học sinh tập trung chú ý cao, học bài và làm bài đạt kết quả tốt.
Từ đây ta hoàn toàn có thể xây dựng các biện pháp để giải quyết vấn đề đặt ra.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
3.1. Yêu cầu đưa ra của giáo viên phải vừa sức với học sinh, tạo tâm lí thoải mái, vui vẻ.
Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhin nhận, rồi được nhận thức
ở mức độ cao hơn. Khi giáo viên giúp các em nắm được cái cốt lõi của một nội dung sẽ kích thích
các em suy luận và tim tòi, phát triển một nôi dung khác. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh.
*Ví dụ: Trong tiết học “Kiểu mảng” – Tiết 28, sau khi học sinh đã học tốt bài kiểu
mảng thi giáo viên yêu cầu các em làm thêm bài tập tương tự trên máy tính. (Chẳng hạn từ
bài toán tim số lớn nhất của dãy số nguyên hãy suy ra cách viết chương trinh tim số bé nhất
có trong dãy, hoặc từ bài toán sắp xếp dãy số tăng dần các em hãy suy ra cách viết chương
trinh sắp xếp dãy số thành dãy giảm dần...)
Với yêu cầu đơn giản như vậy các em sẽ cảm thấy việc giải các bài toán tương tự các
bài toán đã có là vừa sức, kích thích sự ham muốn giải các bài tập mà lâu nay các em cho là

tự minh rất khó có thể giải quyết. Điều này sẽ làm các em có được niềm vui trước sản phẩm
tinh thần của chính minh, tạo được tâm lý thoải mái, vui vẻ trong các em. Giúp các em chủ
động giải bài tập, có thể giải theo cách tương tự bài giáo viên ra hoặc giải theo cách của các
em nghĩ ra.
3.2. Tăng cường sử dụng Công nghệ thông tin trong dạy học
Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như : văn bản (text), đồ họa (graphic),
hinh ảnh (image), âm thanh (sound), hoạt cảnh (video), giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng
sinh động thu hút sự tập trung người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm,
GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 4


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học. Bên cạnh việc sử dụng
phương tiện hỗ trợ như giáo án điện tử, giáo viên có thể kết hợp với nhiều phần mềm khác
như: Crocodile, Imindmap… , giúp bài giảng sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập và dễ
dàng tiếp thu bài. Vi vậy, để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, kích thích nguồn cảm hứng
học tập. Khi giảng dạy giáo viên cần phải kết hợp hài hòa giữa màn hinh với lời giảng và giữa
màn hinh với ghi bảng sao cho linh hoạt uyển chuyển.
*Ví dụ 1: Đối với Tiết 8 - Bài 7 giáo viên dạy theo phương pháp thông thường thi học
sinh sẽ không nhớ và không hiểu việc nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn hinh
như thế nào. Nhưng nếu giáo viên dùng giáo án điện tử trinh chiếu một chương trinh pascal
đơn giản (VD: Tính diện tích HCN) và minh họa cho học sinh thi học sinh sẽ hiểu và nhớ lâu
hơn. Còn với bài 8, giáo viên kết hợp máy tính và máy chiếu để hướng dẫn học sinh các bước
để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trinh sẽ giúp học sinh nắm vững hơn.
*Ví dụ 2: Để học sinh hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh,

chẳng hạn qua bài toán: Tim max của 2 số a và b, chúng ra có thể sử dụng phần mềm
Crocodile để mô phỏng cho các em.
Có thể nói giờ học thực hành khá quan trọng với bộ môn Tin học. Nếu như giáo viên
chỉ dạy lí thuyết mà không chú trọng đến thực hành thi sẽ không khắc sâu được kiến thức cho
học sinh đồng thời học sinh không biết được những lỗi mà minh mắc trong quá trinh viết
chương trinh. Đối với học sinh vi hầu hết đều ít tiếp xúc với máy tính nên các em rất háo hức
mong chờ tiết thực hành nên nếu như giáo viên thường xuyên cho các em thực hành trong giờ
dạy cũng như giờ thực hành thi học sinh sẽ rất hào hứng trong giờ học
Để buổi thực hành có hiệu quả, giáo viên nên hướng dẫn trước một số công việc trên
máy chiếu trong phòng thực hành để học sinh quan sát sau đó để các em tự thực hành, đồng
thời thường xuyên theo dõi, quan sát quá trinh thực hành của các em.
3.3. Minh hoạ từ thực tế.
Một trong những vấn đề quan trọng để tạo ra thuật toán đó chính là ý tưởng. Nếu như
chúng ta không có ý tưởng nhin nhận vấn đề đúng đắn thi không thể tạo ra thuật toán chính
xác. Một trong những phương pháp để truyền đạt lại ý tưởng thuật toán cho học sinh đó là
liên hệ gần gũi từ thực tế giúp học sinh hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu.
*Ví dụ 1: Hoán đổi giá trị 2 biến x, y cho nhau.
Ban đầu học sinh có thể chưa hiểu rõ công việc trên là như thế nào. Nhưng nếu như
giáo viên đưa ra ý tưởng: Hãy hinh dung chúng ta có 2 chiếc cốc 1 chiếc cốc đựng nước và 1
chiếc cốc đựng cà phê có kích cỡ như nhau, làm sao để chiếc cốc đựng nước ban đầu sẽ đựng
cà phê còn chiếc cốc đựng cà phê sẽ đựng nước.
Học sinh sẽ nghỉ ngay ra muốn làm được công việc trên chúng ta chỉ có thể sử dụng
thêm chiếc cốc thứ 3 có kích cỡ lớn hoặc bằng 2 chiếc cốc kia đóng vai trò là biến trung gian
t trong đoạn chương trinh sau:
t:= x;
x:= y;
y:= t;
*Ví dụ 2: Tim số lớn nhất trong 3 số a,b,c.
Học sinh sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng đúng cho thuật toán. Bây giờ hãy
đặt ra vấn đề này cho học sinh: Chúng ta hãy đưa ra cách tim bạn cao nhất trong 1 bàn có 3

người. Có thể học sinh sẽ đưa ra nhiều cách trong đó có 1 cách là so sánh 2 bạn ban đầu tim
người cao hơn sau đó sẽ so sánh người cao hơn với người thứ 3 sẽ tim được người cao nhất
đó chính là tư tưởng của thuật toán trên học sinh sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề và nhớ kĩ.
Var a,b,c, max : real;
GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 5


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

Begin
If a> b then max: = a
Else max := b;
If max< c then max: = c;
Write( ‘so lon nhat la:’ ,max);
End.
Việc giáo viên sử dụng những liên hệ gần gũi từ thực tế này giúp cho quá trinh dạy và
học diễn ra một cách sôi nổi và hấp dẫn giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức.
3.4. Chú trọng đến dạy tư duy thuật toán cho học sinh
Có thể nói mục tiêu chính của môn Tin học 11 không phải là dạy một ngôn ngữ lập
trinh cụ thể. Ngôn ngữ lập trinh pascal được sử dụng như là công cụ để chuyển tải kiến thức
văn hoá phổ thông về lập trinh, về ngôn ngữ lập trinh bậc cao cũng như để rèn luyên kĩ năng
lập trinh. Trong phạm vi văn hoá Tin học phổ thông, lập trinh để giải bài toán trên máy tính
được hiểu theo nghĩa chuyển đổi thuật toán đã có sang chương trinh viết trên ngôn ngữ lập
trinh bậc cao. Do đó ở lớp 10 đã có sẵn một số thuật toán trinh bày khá kĩ, nên lớp 11 coi
trọng việc cài đặt chương trinh cho hầu hết các thuật toán đó. Cần đảm bảo tính kế thừa, liên
thông môn Tin học của 2 lớp 10 và 11. Tạo điều kiện cho học sinh ôn lại, ghi nhớ lâu dài một

số thuật toán căn bản, đặc trưng trong Tin học như sắp xếp và tim kiếm.
Đối với mỗi bài tập nào đó giáo viên cần phải yêu cầu học sinh đưa ra ý tưởng sau đó
đến thuật toán, nên khuyến khích học sinh đưa ra nhiều ý tưởng và thuật toán khác nhau. Sau
đó sẽ phân tích để tim thuật toán tối ưu.
*Ví dụ : Viết câu lệnh tính tổng: S=3+6+9+..99
Đối với bài toán trên chúng ta có thể có rất nhiều thuật toán tương ứng với nhiều đoạn
câu lệnh khác nhau.
- Cách viết thứ nhất:
S:=0;
For i:=3 to 99 do
If i mod 3 = 0 then S:=S+i ;
- Cách viết thứ 2:
S:=0;
For i:=1 to 33 do S:=S+3*i ;
Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đi phân tích xem thuật toán nào là tối ưu nhất. Trong
quá trinh phân tích sẽ lôi cuốn học sinh vào tiết học một cách sôi nổi và hào hứng. Khi đi tim
một ý tưởng, thuật toán cho một bài toán nào đó học sinh không chỉ ôn tập và rèn luyện kiến
thức môn Tin học mà còn là vận dụng và tổng hợp kiến thức môn Toán và rất nhiều môn học
khác nhau và trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Trong giờ học giáo viên nên khuyến khích
học sinh đưa ra các thuật toán có thể có. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà có thể tăng độ khó
của thuật toán.
Trong chương trinh Tin học của chúng ta có 2 loại câu lệnh lặp đó là For - do và While
- do giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuyển đổi qua lại giữa 2 loại câu lệnh trên. Ví dụ trên
chúng ta đã sử dụng For – do vậy có thể sử dụng While – do không, nếu được hãy cài đặt
bằng while – do. Đến đây không chỉ đòi hỏi học sinh phải nhớ từng loại câu lệnh mà nó còn
đòi hỏi sự tư duy của học sinh vi tuỳ từng bài toán mới có thể chuyển đổi chứ không phải bài
nào cũng có thể.
3.5. Tích cực hoá hoạt động nhóm.
Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học mới, có
nhiều ưu điểm: Phương pháp này thích hợp cho việc thảo luận nhóm, đưa ra những cách thức

GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 6


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích sự hợp tác của các thành viên trong nhóm cùng tham
gia vào việc giải quyết 1 vấn đề. Làm việc theo nhóm thoả mãn nhu cầu học tập của cá nhân,
người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong
phương pháp thuyết trinh người học chỉ có thể trao đổi với nhau rất ít thi làm việc theo nhóm
các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của minh đối với chủ đề thảo luận, mặt
khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.
Đặc biệt đối với môn Tin học việc chia nhóm để thực hiện khá dễ dàng. Vi mỗi nhóm
có thể viết 1 chương trinh con nhỏ hay một đoạn của chương trinh lớn sau đó ghép tất cả các
nhóm thành một chương trinh lớn. Hoặc chúng ta có thể để cho mỗi nhóm tiến hành 1 công
đoạn trong công việc lập trinh trên máy tính như: ý tưởng, viết chương trinh, hiệu chỉnh, chạy
các bộ test.
3.6. Cho học sinh tham gia các trò chơi đơn giản
Học sinh bao giờ cũng thích vừa học vừa chơi, chơi để lĩnh hội tri thức mới từ trò chơi,
chơi để làm cho không khí lớp học trở nên vui vẻ, tạo ra sự đoàn kết giữa các em, giảm căng
thẳng trong các giờ học. Nếu chúng ta chịu khó nghĩ ra các trò chơi có hàm ý nội dung cần
truyền đạt trong trò chơi ấy chắc chắn các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và
không thấy chán mỗi khi đến giờ tin học, nếu giáo viên biết cách sắp xếp thời gian hợp lý tổ
chức trò chơi cho học sinh thi học sinh rất hào hứng học
* Ví dụ 1: Trong tiết 3 – Bài tập chương I, giáo viên có thể thể cho học sinh chơi trò
chơi như sau: Chọn 2 đội lên bảng (khoảng 3 học sinh/ đội) để viết tất cả các từ tiếng Anh
thuộc các kiểu dữ liệu chuẩn và các từ khóa đã học. Học sinh còn lại dưới lớp gấp sách vở và

lấy giấy nháp viết. Như vậy sau trò chơi các em vừa nhớ hết các từ khóa trong tin học lại vừa
bổ sung thêm vốn từ mới trong Tiếng Anh.
* Ví dụ 2: Để bước vào tim hiểu ví dụ tim giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên (Bài
11. Kiểu mảng, mục 1b, ví dụ 1), để các em hiểu ý tưởng của thuật toán giáo viên có thể
chuẩn bị 5 gói quà nhỏ có kích thước bằng nhau nhưng trọng lượng khác nhau. Chọn 5 học
sinh lần lượt lên bảng tim gói quà nặng nhất trong thời gian nhanh nhất, người giành chiến
thắng sẽ được phần thưởng chính là gói quà nặng nhất. Sau đó giáo viên có thể yêu cầu học
sinh thắng cuộc nêu ý tưởng tim gói quà nặng nhất. Như vậy sẽ giảm bớt sự trừu tượng trong
cách biểu diễn thuật toán, các em bị cuốn vào hoạt động và lời giảng của giáo viên, từ đó giúp
các em hiểu chương trinh và không còn tâm lý sợ tim hiểu chương trinh chỉ toàn các câu lệnh
mà các em cho là khô khan, khó hiểu.
3.7. Gây hứng thú ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới
Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với
học sinh đã tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới,
sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu gây hấp dẫn đối với học sinh.
* Ví dụ 1: Để bước vào tiết học “Cấu trúc rẽ nhánh” (tiết 14 Tin học 11) giáo viên vào
lớp trên tay cầm một cành ổi nhỏ (có từ hai nhánh trở lên, giáo viên cố ý để nhánh thứ nhất
chỉ toàn quả chín, nhánh thứ hai toàn các quả chưa chín) chia ra và hỏi:
Các em biết cô đang cầm trên tay vật gi không nào? (Có thể có rất nhiều câu trả lời
đúng thậm chí sai nhưng sẽ tạo được không khí vui tươi, rộn ràng vào đầu tiết học, gây được
sự tò mò, suy nghĩ và sự tập trung ở học sinh), và sẽ hấp dẫn hơn khi cô giáo nói thêm: Đây là
một cành ổi có cả quả xanh và quả chín, nếu bạn nào thích ăn quả chín thi hái ở nhánh đầu
tiên, nếu bạn nào thích ăn quả chưa chín hẳn thi hái ở nhánh thứ hai.
Như thế tiết học sẽ trở nên vui hẳn ra. Sau đó giáo viên giới thiệu thêm nhiều trường
hợp có dạng mệnh đề: nếu…thi…, hoặc nếu…thi…nếu không thi… để học sinh hiểu khái
niệm rẽ nhánh.
GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 7



Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

* Ví dụ 2: Để bước vào bài "Cấu trúc lặp", giáo viên có thể đưa ra một câu hỏi
đơn giản. “Một bữa các em ăn mấy bát cơm”, qua câu trả lời của học sinh để dẫn dắt đến
bản chất của vòng lặp, lặp với số lần biết trước và chưa biết trước. Việc gây hứng thú ngay
từ phần mở đầu bài học còn có thể thực hiện dưới dạng cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ với các từ
chia khóa có liên quan tới bài học mới, đây cũng là một hinh thức mà các em rất hào hứng tham gia.
Bên cạnh đó việc đánh giá công bằng, khuyến khích trong việc kiểm tra miệng...đều là
những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào
bài học mới.
3.8. Sử dụng sơ đồ tư duy
Theo Tony Buzan - là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy): “với
cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết
kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhin thấy bức tranh tổng thể, ngoài ra còn có thể tổ chức và phân loại
suy nghĩ của học sinh”.
*Ví dụ : Khi dạy bài “Bài 6- Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán” (Tiết 6), tôi chốt kiến
thức bằng cách trinh bày một bản đồ tư duy lên bảng: Nội dung chính của bài được đặt tại vị
trí trung tâm của sơ đồ, các đơn vị kiến thức được trinh bày theo các nhánh, các nhánh này lại
được chia thành nhiều nhánh con, chúng được thể hiện với các màu phấn khác nhau, từ đó có
thể bổ sung, chỉnh sửa sao cho hoàn thiện, với cách trinh bày như thế giúp học sinh sáng tạo
hơn, ghi nhớ tốt hơn, khi kiểm tra bài cũ các em thuộc và nhớ lâu hơn. tăng khả năng hiểu và
đọc hiểu của học sinh, giúp các em thấy thú vị khi học tập. Nếu ta sử dụng phần mềm vẽ bản
đồ tư duy để thiết kế và sử dụng nó để trinh chiếu lại càng làm cho học sinh hứng thú hơn.
Dưới đây là một thiết kế bằng bản đồ tư duy Imindmap 6.0.1

Khi học thi học sinh không cần vẽ giống giáo viên mà có thể vẽ theo ý minh, miễn là
các em biết dùng các đường nét, màu sắc khác nhau để thể hiện các nội dung khác nhau.

Chính vi vậy các em càng thấy hào hứng hơn mỗi khi học bộ môn tin học, thậm chí thiết nghĩ
nếu em nào vận dụng tốt phương pháp này cho các môn học mang nặng tính lý thuyết thi sẽ
giúp các em rất nhiều trong quá trinh ghi nhớ và phân loại kiến thức.
3.9. Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn luyện
thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho mức độ hứng thú
ngày càng tăng đến nỗi các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và khi giờ học kết
thúc học sinh vẫn còn cảm thấy luyến tiếc.

GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 8


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Mặc dù mới áp dụng các biện pháp nói trên trong khoảng thời gian ngắn ở những lớp
tham gia giảng nhưng tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, không khí các
giờ học vui vẻ, sôi nổi hơn do các em tích cực xây dựng bài, số lượng học sinh làm việc riêng
trong giờ gần như không còn. Các em đã tự tin làm bài, mạnh dạn phát biểu ý kiến phát biểu
và quan trọng nhất là thái độ của các em, tôi thấy trong ánh mắt của các em hiện lên niềm vui,
phấn khởi vi đã chủ động tiếp thu bài giảng một cách say mê. Đó cũng là niềm hạnh phúc
không nhỏ của giáo viên.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Với mục đích khắc phục tinh trạng học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức,
chưa có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn, để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã áp

dụng các giải pháp nêu trên vi vậy mức độ mong muốn đạt được ở các em học sinh:
Về mặt nhận thức: Các em cần nhận thức được là học tập để làm gi và phải học tập
như thế nào để nắm được kiến thức cơ bản.
Về mặt hành động: Các em chú ý đến bài giảng, tham gia hăng say vào các hoạt động
dạy và học do giáo viên đề ra.
* Một số ý kiến đề xuất:
Với đối tượng học sinh và cách nhin nhận của các em về môn học nên sự chuyển tải
kiến thức không phải là vấn đề đơn giản. Do vậy cần phải có thời gian và phải vận dụng linh
hoạt, thường xuyên, kiên tri và cần phải có nhiều tài liệu tham khảo.
Tạo hứng thú cho học sinh là vấn đề quan trọng vi nó ảnh hưởng đến quá trinh tiếp thu
và vận dụng kiến thức. Nên giáo viên cần phải thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để có
thể tham khảo thêm các phương pháp mới. Giáo viên cần có sự chủ động, có kế hoạch trong
từng ngày, từng giờ lên lớp.
Với khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được
sự quan tâm đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn, sự góp ý của đồng nghiệp để giải pháp được
hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đức Lâm, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Khoa sư phạm, Đại học Đà
Lạt.
2. Nguyễn Quan Uẩn (Chủ biên), 1997, Tâm lý học đại cương - NXB ĐHQG Hà Nội.
3. Hồ Ngọc Đại, 1983, Tâm lý học dạy học - NXB giáo dục.
4. www.thanhnien.com.vn- Bài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh” (Ngô Mã Thiên, Minh
Luân)
5. Ngoài ra:
- Sử dụng các tài liệu chuyên môn có liên quan.
- Tham khảo các phương pháp dạy học tích cực, dạy học bằng hoạt động, dạy học bằng
bản đồ tư duy, trên mạng Internet.
- Tham khảo các bài viết của các đồng nghiệp trên thư viện bài giảng điện tử
baigiang.violet.vn

Gio Linh, ngày 06 tháng 11 năm 2017
Người thực hiện
Hồ Viết Mỹ
GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 9


Trường THPT Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 11

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................2
2.3. Phân tích nhiệm vu.................................................................4
3.2. Tăng cường sử dung Công nghệ thông tin trong dạy học......4
3.6. Cho học sinh tham gia các trò chơi đơn giản.........................7
3.7. Gây hứng thú ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu
đề muc mới....................................................................................7
3.8. Sử dung sơ đồ tư duy.............................................................8
3.9. Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh
trong giờ học.................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................9
Nội dung Trang...................................................................................10

GV: Hồ Viết Mỹ

Trang 10




×