Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.33 KB, 15 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, các mơn học nói chung và đối với mơn Ngữ văn nói riêng, vấn đề
đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội nhằm đáp
ứng những yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại và chú trọng hơn đến sự
phát triển năng lực của học sinh. Môn ngữ văn không chỉ là một mơn học nghệ
thuật mà cịn là mơn học công cụ. Dạy - học tác phẩm văn học trong nhà trường có
nhiệm vụ nâng cao chất lượng cho học sinh, làm phong phú hơn về tâm hồn và
phát triển nhân cách của các em. Nó cung cấp những kiến thức về cuộc sống cũng
như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người; khơi gợi lên một thế giới lung linh
sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Từ sự
nhận thức đó, các em đi đến tự ý thức,tự điều chỉnh mình trong cuộc sống. Đặc biệt
là trong quá trình giảng dạy theo phương pháp đổi mới môn ngữ văn theo hướng
tích hợp. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người
giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của học sinh. Học sinh phải là
chủ thể tự giác tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Muốn giờ học tác phẩm
văn học được sinh động, vai trò của học sinh trong giờ học được khẳng định và
mối liên hệ qua lại giữa thầy và trị được duy trì thì không thể thiếu hệ thống câu
hỏi nêu vấn đề. Một bài văn, một tác phẩm văn chương hay số phận nhân vật chỉ
trở thành đối tượng suy tư của mỗi người khi chính người đó nhận ra trong đó có
những tình huống, vấn đề, tâm trạng có liên quan đến tầm suy nghĩ hay rung động
của mình. Tác phẩm nào cũng có vấn đề nhưng khơng phải bất kì vấn đề nào trong
tác phẩm cũng tự nhiên trở thành tình huống có vấn đề đối với chủ thể người đọc học sinh. Điều quan trọng là giáo viên phải có tầm tri thức, linh hoạt vận dụng các
thao tác và kĩ thuật dạy học nhằm phát hiện và khơi gợi những tình huống có vấn
đề thơng qua các câu hỏi nêu vấn đề. Có như vậy, học sinh mới “động não” và
hứng thú hoạt động trong giờ học.
Nhưng việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề như thế nào trong giờ học để đem lại
hiệu quả cao đó là điều mà người giáo viên dạy văn cần trăn trở và suy nghĩ. Qua
thực tế giảng dạy tôi thấy rằng cách đặt câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương
vẫn cịn những hạn chế. Có trường hợp giáo viên nêu câu hỏi nhiều nhưng chưa tập
trung hoặc chưa có hệ thống, câu hỏi chỉ mang tính chất tái hiện chưa phát huy


sáng tạo của học sinh. Giáo viên chưa đặt học sinh vào tình huống có vấn đề được
dẫn dắt và tổ chức bằng các câu hỏi có giá trị gợi mở tư duy.
Xây dựng được tình huống có vấn đề thông qua cách đặt câu hỏi nêu vấn đề là
một hoạt động sư phạm phù hợp với mục đích dạy học mới hiện nay, vừa thích ứng

download by :

1


với quy luật cảm thụ văn học và đặc trưng của văn học. Từ thực tế trên, tôi mạnh
dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ gọi là kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm sử dụng
câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn học lớp 9” nhằm mục đích nâng
cao chất lượng dạy học văn, đồng thời góp phần phát triển năng lực lĩnh hội và giải
quyết các câu hỏi, tình huống có vấn đề của học sinh. Tuy nhiên, với dung lượng
hạn chế của đề tài, tôi chỉ chú trọng vào một số văn bản thơ, truyện trong chương
trình lớp 9 bằng một số dạng câu hỏi tạo tình huống có vấn đề nhằm giúp các em
phát triển năng lực tư duy và sáng tạo.
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Đề tài tập trung nghiên cứu một số phương pháp vận dụng câu hỏi nêu vấn đề
trong quá trình dạy - học phần văn bản trong chương trình lớp 9 nhằm góp phần
định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và
khảo sát thực tế dạy học, khả năng nắm kiến thức của học sinh qua một giờ đọc hiểu văn bản, nhằm đưa ra những giải pháp, những kinh nghiệm trong việc vận
dụng một số hình thức câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học phần văn bản lớp 9.
Từ những kinh nghiệm bản thân, tôi đã đưa vào áp dụng trong thực tế dạy học
và thấy hiệu quả mang lại khá tốt. Vì vậy tơi mong muốn được chia sẻ những kinh
nghiệm của mình để các đồng nghiệp cùng tham khảo và sử dụng trong hoạt động
dạy học tác phẩm văn học nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của việc dạy học văn hiện nay

2.1.1.Thuận lợi
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn có giảm tải được chọn lọc những tác
phẩm hay có giá trị bồi đắp tâm hồn cho học sinh. Hơn nữa, đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp và sách giáo khoa đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng
các phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh nắm vững tri thức là yêu cầu
cấp bách trong tình hình hiện nay.
Được sự quan tâm của ngành, của nhà trường và phụ huynh trong việc đầu tư
các nguồn kinh phí cho việc trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học giúp học sinh
tăng cường thực hành, vận dụng kỹ năng… Hằng năm, giáo viên lại được tập huấn
bồi dưỡng thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn và vận dụng phương pháp
mới trong dạy và học. Từ đó thôi thúc người dạy phải linh hoạt hơn, sáng tạo hơn
và thích ứng nhanh hơn trong việc giảng dạy.

download by :

2


Đội ngũ giáo viên trẻ, giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm. Có ý thức tìm tịi,
học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và nhanh nhạy trong việc vận
dụng các phương pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.
Có tương đối đầy đủ đồ dùng phục vụ cho dạy học. Tài liệu tham khảo phong
phú giúp ích rất nhiều cho giáo viên cho việc soạn giảng.
Giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Đây là một trợ
thủ đắc lực của giáo viên, góp phần làm cho tiết dạy sinh động, hấp dẫn và cuốn hút
học sinh hơn.
Học sinh có tinh thần ham học hỏi, có ý thức xây dựng bài, chuẩn bị bài tương
đối đầy đủ trước khi đến lớp.
2.1.2. Khó khăn
* Về phía giáo viên

Việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay còn một số tồn tại khơng chỉ ở
phương diện lí luận phương pháp dạy học, mà cịn phía chủ quan của giáo viên dạy
văn như:
Kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều (GV giảng, HS nghe, ghi tái
hiện) vẫn còn ở một số giáo viên trong khi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học đã thay đổi.
Thông thường giáo viên chỉ cốt hiểu và nắm được nội dung của bài học rồi
truyền đạt cho học sinh sao cho hấp dẫn, để các em có thể ghi nhớ tái hiện và đồng
cảm. Khơng ít giáo viên cho rằng nói cho hay để nhồi nhét được kiến thức vào học
sinh.
Mặc dù vấn đề đổi mới phương pháp được đề cập nhiều năm nay nhưng chưa
được triển khai bồi dưỡng thường xuyên.
Giáo viên chưa nắm rõ yêu cầu định hướng đổi mới phương pháp, có những
giờ giảng văn giáo viên cũng nêu câu hỏi đặt vấn đề cho học sinh tìm tịi suy nghĩ,
song vấn đề nêu ra thường nghiêng về tính chất tái hiên nội dung tác phẩm (câu hỏi
tái hiện) chưa phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Vì lượng kiến thức bài học lớn nên không đủ thời gian để giáo viên tập trung
đặt câu hỏi tạo tình huống, có trường hợp giáo viên nêu câu hỏi nhiều nhưng còn
vụn vặt, chưa tập trung hoặc chưa có hệ thống. Vì vậy, chưa thật sự “lôi cuốn”
được các em vào giờ học, dễ gây cảm giác nhàm chán.
*Về phía học sinh

download by :

3


Hiện nay đa số học sinh khơng u thích bộ mơn Văn. Các em cịn thụ động
trong q trình học tập, quen nghe nhớ tái hiện những gì giáo viên nói .
Học sinh chưa có thói quen chủ động tìm tịi khám phá bài học nếu khơng

được giao nhiệm vụ. Năng lực cảm thụ văn học và khả năng tư duy của các em
chưa được huy động ở mức tối đa để tìm tịi khám phá tác phẩm. Các em khơng có
năng lực độc lập suy nghĩ nên gặp khó khăn khi phải trả lời các câu suy luận hay
cảm thụ văn học.
Nhiều em học còn quá yếu, lười học, lười suy nghĩ. Đa số các em chưa dành
nhiều cho bộ môn văn, chưa chủ động sáng tạo. Các em học cịn đối phó, cịn phụ
thuộc vào sách giải bài tập sách học tốt quá nhiều. Nhiều em chưa biết cảm thụ văn
học.
Vậy để có tiết học sinh động, tích cực hóa hoạt động học tập nhằm phát huy
tính sáng tạo, kích thích hứng thú học tập ở học sinh thì việc sử dụng câu hỏi nêu
vấn đề khơng thể thiếu trong việc dạy học một tác phẩm văn học.
2.2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
Tác phẩm văn chương là một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện
thực cuộc sống xung quanh chúng ta. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về tác
phẩm văn học mà mình được tiếp xúc. Học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn
chương, được học trong nhà trường cũng vậy. Vì thế, trong giờ giảng văn cần phát
huy hết năng lực tư duy, khả năng tìm tịi phát hiện cảm nhận theo những suy nghĩ
riêng của học sinh. Như vậy, tác phẩm văn học sẽ trở thành đối tượng của thầy và
trị trong q trình dạy học. Hiện nay phương pháp giảng dạy tích cực theo quan
điểm “Lấy học sinh làm trung tâm” đã được ứng dụng. Để phát huy tính tích cực
của học sinh thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động học tập
của các em. Học sinh phải là chủ thể tự giác tích cực trong q trình lĩnh hội kiến
thức. Trong quá trình giảng dạy, tuỳ vào điều kiện thực tế, tuỳ cách sáng tạo của
mỗi giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi và tiến hành thực hiên cách hỏi nhằm định
hướng và tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh trong giờ học. Để phát huy
tính sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh thì việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề có
vai trị quan trong trong tiết học .
Câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi đặt ra cho học sinh và được học sinh tiếp
nhận một cách có ý thức, khơng phải do từ ngồi dội vào mà do nhu cầu khám phá
tìm hiểu tư duy sáng tạo của học sinh qua sự gợi ý của giáo viên.


download by :

4


Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi nhằm xác định rõ vấn đề và tạo ra tình huống có
vấn đề. Câu hỏi cần phải làm sáng rõ được các vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, gây
hứng thú cho học sinh khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu.
Câu hỏi nêu vấn đề làm rõ hoặc đặt người nghe vào tình huống có vấn đề. Nó
là phương tiện quan trọng để giáo viên đưa vấn đề vào tình huống có vấn đề. Như
vậy vấn đề có sẵn trong đơn vị bài học, cịn tình huống có vấn đề, câu hỏi có vấn đề
là sản phẩm nghệ thuật sư phạm . Việc thành công hay không thành công của một
tiết dạy học tác phẩm văn chương phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi và
biết sử dụng câu hỏi nêu vấn đề và tình huống có vấn đề .Vậy để tiết dạy có hiệu
quả thì giáo viên phải:
- Chọn đơn vị kiến thức để đặt câu hỏi
- Hướng dẫn học sinh giải quyết câu hỏi
- Nâng cao vấn đề từ câu trả lời của học sinh
Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến tình huống có vấn đề. Tình
huống có vấn đề là tình huống làm nảy sinh trạng thái tâm lí muốn khắc phục của
chủ thể khi đứng trước những khó khăn. Xây dựng thành cơng câu hỏi nêu vấn đề
sẽ góp phần tạo lập các tình huống có vấn đề trong quá trình dạy - học. Loại câu hỏi
này phải khơi gợi được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, gây hứng thú nhận thức và
động viên, khuyến khích học sinh phát triển năng lực sáng tạo và thẩm mĩ nhằm
giải quyết vấn đề đã nêu.
Về bản chất, câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó
chứa những băn khoăn, thắc mắc, những mâu thuẫn, những bế tắc mà học sinh gặp
phải trên con đường nhận thức. Nếu muốn nhận thức tiếp phải giải quyết vấn đề đó.
Theo tơi, có thể dựa vào những tình huống có vấn đề đã học trong các tài liệu giảng

dạy về phương pháp dạy - học văn để ứng dụng những câu hỏi nêu vấn đề với các
dạng sau đây:
Thứ nhất: Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để tạo tình huống mâu thuẫn, bất ngờ
Tình huống bất ngờ là tình huống khơng nằm trong dự định và “tầm kiểm
sốt” của học sinh. Trong q trình dạy học việc nêu ra những tình huống “lạ”
nhằm khơi gợi học sinh động não và lí giải thơng qua một hệ thống các câu hỏi gợi
mở hợp lí là điều rất quan trọng.
Khi phát hiện được một tín hiệu nội dung hay một tín hiệu nghệ thuật nào đó
trong tác phẩm có tính chất kì lạ, bất bình thường, mâu thuẫn, ta vận dụng dạng
thức trên để khơi gợi sự khám phá sáng tạo của học sinh. Để tạo được những tình
huống có tính chất mâu thuẫn, bất ngờ thơng thường giáo viên thường sử dụng

download by :

5


phương pháp đào sâu bằng dạng câu hỏi như: Tại sao? Vì lí do gì? Có gì khơng
mâu thuẫn, khơng hợp lí?...
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) giáo viên có thể nêu một số câu hỏi tạo tình huống bất
ngờ.
- Khi phân tích đoạn văn đầu kể những việc trong đời Vũ Nương khi chồng đi
lính, có 3 sự việc ( tiễn chồng; có mang- sinh con và chăm sóc mẹ chồng).
+ GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: ? Trong 3 sự việc trên sự việc nào là quan trọng
nhất. Vì sao?
+ HS trả lời: Sự việc quan trọng nhất: Vũ Nương sinh con .Vì đó là đầu mối
cho sự rắc rối sau này. Sự việc này được tác giả kể thoáng qua chỉ một câu, đó là
nghệ thật khéo léo dấu đi những đầu mối đầu cho sự bất ngờ sau này...)
- Khi phân tích đoạn Trương Sinh đi lính trở về

+ GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: ? Vì sao Vũ Nương bị oan?
+ HS trả lời: Vì câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã nhầm lẫn cái bóng với người,
gieo nghi ngờ trong óc người cha...Kết cục chàng vẫn khơng tin, không nghe lời
phân trần của Vũ Nương và lời giãi bày của làng xóm...
+ GV hỏi: Thực ra tấn thảm kịch có thể tránh được. Chi tiết nào trong
chuyện mở ra khả năng giải quyết thảm kịch dễ dàng. Nhưng tại sao không giải
quyết được?
+ HS trả lời: Chỉ cần Trương Sinh nói ra lời đứa con nói thì Vũ Nương nói ra
sự thật rõ ràng. Thế nhưng vì tính đa nghi, hồ đồ cộng thêm bản chất gia trưởng, vũ
phu nên Trương Sinh một mực khơng nói ra ngun cớ. Đó cũng là dụng ý nghệ
thuật thắt nút khéo léo của tác giả..
Hoặc giáo viên có thể đặt câu hỏi: Vũ Nương nói sẽ trở về khi chồng lập đàn
giải oan nhưng tại sao cuối cùng nàng lại không trở về đoàn tụ cùng chồng và con?
Câu hỏi này cũng sẽ tạo ra một tình huống có tính mâu thuẫn buộc các em phải suy
nghĩ và lí giải. Sau đó, giáo viên gợi mở và định hướng để các em thấy được đây là
một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, mang nhiều nội dung ý nghĩa. Và đứng trên phương
diện đặc trưng thể loại cũng như ý thức quan niệm xã hội, Nguyễn Dữ không đời
nào để cho một người phụ nữ “Thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” như Vũ
Nương trở thành nạn nhân của chế độ nam quyền bất công cùng với những hủ tục
lạc hậu đày đọa nữa. Nàng phải được sống hạnh phúc sung sướng ở một thế giới
khác theo ước mơ ngàn đời của nhân dân “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

download by :

6


Từ những đáp án trên, giáo viên khích lệ các em tiếp tục mạnh dạn đưa ra
những suy nghĩ của bản thân đồng thời hướng các em vào nội dung bài học: Vũ
Nương nói sẽ trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan vì nàng khát khao được phục

hồi danh dự, mong được chồng chiêu tuyết cho nỗi oan khuất của mình… Nhưng
cuối cùng lại khơng trở về, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi, mà điều
chủ yếu là nàng chẳng cịn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho
người bạc phận chứ khơng thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải, nhưng
hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được nữa. Sự dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu
hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà
ở đó người phụ nữ khơng thể có hạnh phúc. Từ đây, giáo viên có thể linh hoạt liên
hệ thực tế, tích hợp những bài học về rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho các em.
Ví dụ : Khi dạy truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, để thể hiện tình yêu làng
sâu nặng, tha thiết của nhân vật ơng Hai, giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề:
Trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân có đoạn kể về nhân vật ơng Hai cứ múa
tay lên mà khoe khi nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Tại sao lại như vậy?
Học sinh sẽ có thể nhận ra đây là một tình huống có tính mâu thuẫn, bởi đối
với mỗi người, ngôi nhà là cả gia tài và cuộc sống của họ. Nếu nhà chẳng may bị
giặc đốt hẳn họ sẽ rất đau lòng. Thế nhưng ông Hai lại đi khắp nơi, múa tay lên
khoe với mọi người là nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Các em có thể đưa ra kiến giải
của bản thân:
Điều khiến ta cảm động là mặc dù nhà bị đốt nhưng ông không hề nghĩ nuối
tiếc hay buồn khi nhà của ơng bị đốt nhẵn mà ơng cịn hả hê khoe với mọi người
“Tây nó đót nhà tơi rồi bác ạ. Đốt nhẵn”. Vì ơng Hai vui q, đó là bằng chứng
hùng hồn của việc gia đình ơng khơng những khơng theo giặc mà là gia đình
kháng chiến, làng Dầu của ơng vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng. Ơng vui
sướng hả hê đến cực điểm. Qua đó ta thấy được ông Hai là người coi trọng danh
dự, yêu làng sâu sắc hơn tất cả. Ông đã quên sự mất mát riêng để tự hào sung
sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Tình yêu làng q
được mở rộng, hồ quyện trong tình u nước thật sâu nặng và thiêng liêng. Ông
Hai tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước, tin vào kháng
chiến....
Ví dụ : Khi dạy truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng, để làm nổi bật tình cảm cha con thiêng liêng sâu nặng, giáo viên có thể đặt câu

hỏi: Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng hình ảnh ơng
Sáu khi bị đạn giặc bắn trúng ngực theo lời kể của Bác Ba “Anh đưa tay vào túi,

download by :

7


móc cây lược đưa cho tơi và nhìn tơi một hồi lâu” và Bác Ba nhận xét “chỉ có tình
cha con là khơng thể chết được” Theo em vì sao Bác Ba có thể nhận xét như vậy?
Điều bất ngờ học sinh nhận ra là ông Sáu đang ở vào tình thế nguy kịch đối
mặt với cái chết, giờ phút cuối cùng ấy ông không đủ sức để trăng trối lại điều gì
chỉ đủ sức làm cái việc cuối cùng là “Anh đưa tay vào túi, móc cây lược, .... nhìn
tơi một hồi lâu” cái nhìn ấy của ơng với người đồng đội thay mình thực hiện mong
ước của con bởi thế nên người đồng đội - Bác Ba đã cảm nhận được sự bất tử của
tình phụ tử thiêng liêng kiên định “chỉ có tình cha con là khơng thể chết được”.
Ví dụ: Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du, tác giả nếu chỉ
tả kĩ vẻ đẹp của Thúy Vân sau đó thêm hai câu thơ để miêu tả khái quát Thúy kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Người đọc có thể hình dung ra Thúy kiều hay khơng? So với Thúy Vân các chi
tiết miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều có nhiều khơng? Tai sao nguyễn Du lại miêu tả
Thúy Vân trước và chỉ khái quát khi miêu tả Thúy Kiều?
Tạo tình huống học sinh tranh luận giả định rồi lựa chọn, tranh luận.
Học sinh thấy rõ thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy của Nguyễn Du khi tả kỹ Thúy
Vân làm nền để tả Thúy Kiều. Sử dụng hai câu thơ so sánh để khẳng định vẻ đẹp
vượt trội của Thúy Kiều “So bề tài sắc lại là phần hơn”.
Như vậy, đứng trước một vấn đề có tính mâu thuẫn, các em đã biết đặt mình
vào vị trí của nhân vật, của tác giả để thấu hiểu. Đó cũng là cách các em thu nhận
những giá trị sống cho bản thân thơng qua hành trình tư duy, lí giải mà chính giáo

viên là người dẫn dắt, định hướng.
Thứ hai: Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để tạo tình huống so sánh
Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy.
Thơng qua những câu hỏi so sánh, đối chiếu học sinh có thể nhận ra những nét độc
đáo, những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Thực ra khi sử dụng dạng thức so sánh,
giáo viên có thể kết hợp vận dụng các câu hỏi nêu vấn đề để tạo tình huống bất ngờ.
Một câu hỏi nêu vấn đề để tạo tình huống bất ngờ khơng bắt buộc phải dùng phép
so sánh nhưng ngược lại khi sử dụng câu hỏi tạo tình huống so sánh, giáo viên có
thể tạo ra những tình huống đầy bất ngờ cho học sinh. Nhờ vậy, học sinh tích cực
tham gia vào giờ học để giải quyết vấn đề. Thơng thường, những câu hỏi tạo tình
huống so sánh thường là những câu hỏi có tính chất khó. Vì vậy, trong q trình
học, giáo viên cần tích cực sử dụng các câu hỏi gợi mở cho học sinh. Không những
vậy, để lôi kéo các em học sinh trung bình, yếu tham gia vào bài học giáo viên cần

download by :

8


khuyến khích các em hoạt động, tránh để tình trạng các em có cảm giác bị “bỏ rơi”
khi bắt gặp những câu hỏi dạng này vì cho rằng đây là những kiến thức ngồi tầm
với. Giáo viên có thể cho học sinh tổ chức thảo luận nhóm, có thể tạo từng nhóm
nhỏ, chia đều các em học sinh khá, giỏi vào mỗi nhóm để cùng tranh luận. Trong
mỗi tiết học như vậy, cần phải tạo được khơng khí thoải mái, thân thiện để khi bắt
gặp những câu hỏi dạng này, các em lại càng hứng thú tham gia.
Dạng 1: Đặt câu hỏi theo dạng so sánh lựa chọn: A hay B?
Tình huống lựa chọn là tình huống xuất hiện khi có nhiều ý kiến khác nhau về
một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhất, tối ưu nhất. Khi đưa
ra được đáp án và sự lựa chọn của bản thân, học sinh buộc phải thực hiện bước tư
duy so sánh giữa các đối tượng. Năng lực sáng tạo của người học nhờ vậy được

phát triển. Đứng trước những sự lựa chọn có tính chất bắt buộc các em có khả năng
phân tích vấn đề và mạnh dạn đưa ra quyết định. Có như vậy, giáo viên đã góp
phần tác động, khơi dậy khát khao được làm chủ bản thân của các em. Kết quả, các
em hứng thú tham gia vào bài học, tiết học sẽ trở nên sinh động hơn.
Ví dụ : Khi dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, giáo viên có
thể hỏi theo một cách khác: Khi bị Trương Sinh nghi oan, đánh đập, chửi mắng là
thất tiết, Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Có ý
kiến cho rằng hành động trẫm mình của Vũ Nương là hành động bột phát trong
cơn nóng giận. Có ý kiến lại cho rằng đó là hành động có sự chỉ đạo của lý trí ?
Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?
Câu hỏi này đặt ra khi phân tích nội dung: Nỗi oan của Vũ Nương. Để giúp
học sinh giải quyết được câu hỏi trên, giáo viên có thể gợi mở, liên hệ với cốt
truyện vay mượn “Vợ chàng Trương”, giúp học sinh thấy được sự khác nhau trong
hành động của 2 nhân vật chính . Học sinh tiến hành thảo luận, tranh biện. Có thể
tổ chức cho các nhóm luân phiên đặt câu hỏi và trả lời. Học sinh có thể đưa ra
những ý kiến riêng của bản thân. Sau đó, giáo viên hướng các em vào câu trả lời
hợp lí nhất: Hành động tự trẫm mình của Vũ Nương là hành động quyết liệt cuối
cùng để bảo tồn danh dự. có nỗi tuyệt vọng đắng cay, nhưng người đọc cũng thấy
được lòng tự trọng, sự chỉ đạo của lý trí, chứ khơng như hành động bột phát trong
cơn nóng giận như truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” miêu tả “Nàng chạy một
mạch ra sông, đâm đầu xuống nước tự vẫn”. Vũ Nương đã có sự tính tốn kỹ
lưỡng cho hành động của mình: “Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang
ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con
rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sơng có linh, xin ngài chứng
giám...”

download by :

9



Dạng 2. Đặt câu hỏi theo dạng so sánh lí giải: Tại sao không A mà B?
Đây là dạng câu hỏi so sánh có tính chất phản biện, lật ngược vấn đề, đáp án đã
có, điều quan trọng là chủ thể cần lí giải. Trả lời được câu hỏi này, tức học sinh đã
có sự so sánh giữa A và B, đồng thời trong q trình đó đã đưa ra được sự lựa chọn
của bản thân. Để đưa đến câu trả lời, giáo viên có thể gợi mở cho học sinh thơng
qua những hình thức câu hỏi như: Nếu chọn A thì thế nào? B ưu thế gì hơn A?...
Ví dụ : Khi dạy truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, giáo viên có thể
đặt câu hỏi: Truyện nói về tình u làng chợ Dầu của nhân vật ơng Hai. Tại sao
nhan đề của truyện lại là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu”?
Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải biết được dụng ý nghệ thuật của tác giả:
Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu là “Làng Chợ
Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một
làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các
làng q, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "Làng" là nhan đề hợp với dụng ý
của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết
của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Như vậy,
nhan đề "Làng" vừa nói lên được cái riêng là tình u làng của ơng Hai, đồng thời
qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lịng của những người dân q
đất Việt.
Ví dụ : Khi dạy về bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” giáo viên có
thể đặt câu hỏi: Tại sao nhan đề bài thơ không là “Tiểu đội xe khơng kính”? Thêm
ba từ “Bài thơ về...”, ý nghĩa của nhan đề có thay đổi khơng?
Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải biết được dụng ý nghệ thuật của tác giả:
Nhan đề bài thơ khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thực ra lại rất lạ và độc
đáo. Bài thơ là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi
được kết hợp trong một cảm hứng chung thể hiện cách nhìn, cách khai thác hiện
thực của tác giả. Đó là chất thơ của hiện thực khốc liệt; chất thơ của tuổi trẻ hiên
ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.
Đây là dạng câu hỏi tạo tình huống có vấn đề nhằm giúp học sinh tư duy so

sánh giữa hai hình tượng nhân vật hoặc hai chi tiết nghệ thuật... Học sinh sẽ không
ngừng động não để đưa ra những cách giải thích khác nhau, giáo viên có thể tạo
nhóm cặp đơi để các em cùng thảo luận. Sau quá trình thảo luận, các em sẽ cử đại
diện đứng dạy trình bày. Giáo viên hướng học sinh đến nội dung bài học.
Dạng 3: Sử dụng câu hỏi theo dạng thức so sánh các tư liệu khác có liên quan.

download by :

10


Các câu hỏi dạng này có thể so sánh các hình ảnh, chi tiết, vấn đề trong tác
phẩm với các tác phẩm khác hoặc so sánh những dị bản khác nhau của cùng một
tác phẩm.
Ví dụ: Sau khi phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ “Đồng Chí”
của Chính Hữu và bài thơ “Bài thơ về tiều đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật,
giáo viên có thể hỏi: Vẻ đẹp của những người lính qua hai bài thơ có gì giống và
khác nhau?
Ví dụ: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê là những truyện ngắn hay, đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thế
hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hãy phân tích nhân
vật anh thanh niên và nhân vật Phương Định trong sự đối sánh để làm rõ những
khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thực hiện chủ đề chung đó?
Ví dụ: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa hiện lên như thế
nào qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ và nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
Khi đặt câu hỏi dạng này, giáo viên phải yêu cầu học sinh liên tưởng đến
những tác phẩm khác hoặc liên tưởng đến thực tế đời thường để đối sánh với hình
tượng văn học nhằm nêu bật lên những nét đẹp về nội dung và nghệ thuật cũng như
dụng ý mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. Bằng cách này, một mặt tạo điều kiện

cho các em bộc lộ suy nghĩ và phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn
đề, mặt khác vừa có thể tích hợp và xâu chuỗi kiến thức giữa các bài học với nhau.
Thứ ba: Đặt câu hỏi nêu vấn đề tạo tình huống giả định, kích thích trí
tưởng tượng, sáng tạo
Tình huống giả định là một sự gỉả định để làm rõ vấn đề hay sự việc cần tìm
hiểu, đánh giá…tình huống mà giúp học sinh được biểu lộ năng lực thích ứng trong
tình huống của cuộc sống, học sinh được nhập vai.
Từ việc tạo ra những tình huống khơng có tính chất bắt buộc qua các câu hỏi,
giáo viên có thể đưa các em vào vị trí các nhân vật để tìm ra câu trả lời cho một vấn
đề được nêu ra. Như một quy luật, học sinh sẽ rất thích thú với những câu hỏi như
vậy bởi các em có thể dễ dàng đưa ra những câu trả lời theo ý kiến riêng của bản
thân song tất nhiên việc tìm ra câu trả lời hợp lí nhất phải cần sự chung tay của cả
lớp học trong đó giáo viên chính là người “quản trị” để đi đến cách giải quyết hợp
lí nhất. Vì vậy, với cách sử dụng câu hỏi dạng này, học sinh sẽ có cơ hội tham gia
vào bài học một cách tích cực, đóng vai nhân vật, nhập vai nhân vật, cùng tranh
luận với các nhân vật khác, thúc đẩy học sinh bộc lộ quan điểm và đối thoại.

download by :

11


Ví dụ: Khi học văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn
Nguyễn Dữ.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Khi Vũ Nương đã chết, đáng lẽ câu chuyện có
thể kết thúc đã hồn chỉnh, nhưng tại sao tác giả lại thêm vào phần Vũ Nương sống
dưới thủy cung với nhiều chi tiết kỳ ảo như thế ?
+ HS có thể trả lời: Vì do đặc diểm của yếu tố truyền kì thì khơng thể thiếu
yếu tố hoang đường và vì tác giả tưởng tượng thêm để làm rõ thêm nỗi oan khổ và
bản chất vô cùng tốt đẹp của Vũ Nương và càng làm tăng thêm sức tố cáo chế độ

phong kiến nam quyền độc đốn...
Ví dụ 2: Khi dạy truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,
giáo viên hỏi: Tình phụ tử là một tình cảm vơ cùng thiêng liêng q giá, nó càng
đáng trân trọng hơn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Khoảnh khắc đồn
tụ của Ơng Sáu và bé Thu chưa được bao lâu thì ơng Sáu đã bị hi sinh. Điều đó đã
lấy đi nước mắt của rất nhiều đọc giả. Nếu em là tác giả, em sẽ có cách kết thúc
truyện như thế nào?
Khi dạy văn bản này, không những bản thân tôi mà rất nhiều học sinh đã xúc
động rơi nước mắt trước tình cảm phụ tử thiêng liêng của cha con ông Sáu. Được
gặp con trong vài ba ngày phép ngắn ngủi, những tưởng sẽ được ôm ấp vỗ về đứa
con gái ngày đêm ông hằng mong nhớ và yêu thương. Thế nhưng chính vết thẹo dài
trên mặt - bằng chứng cho tội ác của chiến tranh đã khiến cho bé Thu - con gái ông
không chịu nhận ông là cha. Phút chia tay, bé Thu mới nghẹn ngào nhận cha. Với
tình yêu thương và biết bao nhiêu hứa hẹn của ông Sáu dành cho con trước khi lên
đường, những tưởng khi hịa bình lập lại, cha con ơng sẽ có những ngày hạnh phúc
bình n bên nhau. Thế nhưng, chiến tranh đã cướp đi mạng sống của ông để lại
nỗi đau không chỉ cho những người thân cho gia đình ơng Sáu mà cịn là nỗi xót xa
của người đọc. Chính vì vậy, với câu hỏi này, học sinh có thể phát huy trí tưởng
tượng của mình để xây dựng một cái kết có hậu hơn. Tất nhiên vẫn tôn trọng dụng
ý của tác giả Nguyễn Quang Sáng là lên án tội ác của chiến tranh và thể hiện được
tình phụ tử thiêng liêng cao quý.
Như vậy, câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng một nội dung rộng lớn, mang tính
chất tổng hợp. thường có tính phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn
giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của học
sinh. Do đó, câu hỏi phải mang tính hệ thống, mục đích của việc phân tích là:
Giáo viên dẫn dắt học sinh từng bước khám phá ra quan điểm tư tưởng và ý đồ
nghệ thuật của tác giả. Do vậy, quá trình phân tích là q trình giải quyết từng bước
những vấn đề đặt ra cho học sinh. Câu hỏi phải sát với tác phẩm và khêu gợi hứng

download by :


12


thú cho học sinh. Giáo viên phải tính tốn để xây dựng được câu hỏi vừa phản ánh
được bản chất của tác phẩm, vừa nằm trong tầm cảm nghĩ của các em. Khi lập hệ
thống câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên vẫn ít nhiều dựa vào một số câu hỏi tái hiện
làm dữ liệu cho hoạt động sáng tạo của học sinh. Đối với dạy học sử dụng câu hỏi
nêu vấn đề không chỉ tạo điều kiện để học sinh hoạt động độc lập, tích cực trong
cảm thụ và tiếp nhận tác phẩm, rèn luyện các kĩ năng phân tích đánh giá tác phẩm,
mà cịn có vai trị to lớn trong việc phát triển tư duy và khả năng suy tưởng bằng
hình tượng cho học sinh. Khi các em trả lời được các câu hỏi nêu vấn đề, tức là các
em đã hiểu và nắm được nội dung bài học. Các em được tự tìm tịi khám phá sẽ tìm
thấy niềm say mê hứng thú trong học tập.
Vậy sử dụng câu hỏi nêu vấn đề và dạy học nêu vấn đề khơng chỉ có tác dụng
tích cực của học sinh mà cịn tác động tích cực đến cả giáo viên. Giáo viên là người
tổ chức định hướng quá trình học sinh tự cảm thụ và tự chiếm lĩnh tác phẩm. Giáo
viên khơng tìm cách áp đặt một cách phi dân chủ cách cảm cách hiểu của học sinh,
mà phải tìm cách gợi cho học sinh cách cảm và hiểu tác phẩm. Từ đó phát huy
được tính độc lập sáng tạo của các em trong quá trình dạy học tác phẩm văn
chương, cũng như trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
2.3. Kết quả đạt được
Qua quá trình giảng dạy, kinh nghiệm cho thấy: Nếu sử dụng tốt phương pháp
sử dụng câu hỏi nêu vấn đề sẽ kích thích hứng thú học tập, nhiều em đã nắm được
phương pháp làm bài và cách học bài dễ nhớ dễ thuộc, diễn đạt trơi chảy, rõ ràng ...
có niềm say mê hứng thú học bộ môn hơn. Như lớp 91 và lớp 92 đạt hiệu quả cao.
Tôi đã tiến hành khảo sát để so sánh đối chiếu chất lượng và thăm dò ý kiến
học sinh qua hai lớp tôi đảm nhiệm ở HK I về việc “Một số kinh nghiệm sử dụng
có hiệu quả câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn học lớp 9”. Trong
đó, Bảng 1 là chất lượng khảo sát đầu vào học sinh (đối chứng), Bảng 2 là chất

lượng kiểm tra cuối học kỳ I (thực nghiệm).
Bảng 1. Chất lượng khảo sát đầu năm các lớp tơi đảm nhiệm: học kì I (năm học 2017 –
2018).

Lớp

TS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

HS

TS

%

TS

%

TS


%

TS

%

TS

%

91

33

5

15,1

12

36,4

13

39,4

3

9,1


0

0

92

36

1

2,7

11

30,6

15

41,7

9

25

0

0

Bảng 2. Chất lượng khảo sát cuối học kì I (năm học 2017 – 2018).


download by :

13


Lớp

Giỏi

TS

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

HS

TS

%

TS

%

TS


%

TS

%

TS

%

91

33

9

27,3

14

42,4

9

27,3

1

3,0


0

0

92

36

4

11,1

13

36,1

15

41,7

4

11,1

0

0

3. Phần kết luận

3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Để nâng cao chất lượng của một tiết dạy - học tác phẩm văn học gây hứng thú
cho học sinh, theo bản thân tôi, trước hết người giáo viên phải nghiên cứu kĩ và
nắm chắc nội dung tác phẩm; lấy việc tác động tâm hồn và trí tuệ của học sinh làm
múc đích bài giảng. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập
thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của học sinh. Học sinh
phải là chủ thể tự giác tích cực trong q trình lĩnh hội kiến thức. Muốn có hiệu
quả, trong từng bài dạy giáo viên phải tìm tịi suy nghĩ xây dựng hệ thống câu hỏi
và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề như thế nào để phù hợp đối tượng học sinh và tác
phẩm. Nhưng có thể nói, điều hấp dẫn và bổ ích nhất của việc sử dụng câu hỏi nêu
vấn đề và là khả năng phát triển những phẩm chất tư duy sáng tạo của học sinh, là
làm cho các em có tâm hồn trong sáng hơn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát huy năng
lực diễn đạt bằng lời của học sinh, để các em có hứng thú học tập. Từ đây, các em
có thể hình thành những năng lực và kĩ năng cần thiết cho bản thân khi đứng trước
một số tình huống khó khăn. Nó khơi dậy nơi các em bản năng được chinh phục và
lí giải những trở ngại đặt ra trong học tập và cuộc sống sau này.
3.2. Phạm vi ứng dụng
Thực tế sáng kiến này đã được áp dụng có hiệu quả trong các tiết dạy học các
tác phẩm văn học trong nhà trường. Điều quan trọng là giáo viên phải biết xác định
phạm vi nội dung, mảng kiến thức đặt câu hỏi, dự tính các tình huống xảy ra cũng
như cách thức xử lí trước và sau khi đặt câu hỏi nêu vấn đề. Nhưng vận dụng như
thế nào cho có hiệu quả hơn nữa, thì đó là điều mà mỗi giáo viên dạy Văn đều luôn
suy nghĩ và trăn trở.
3.3. Kiến nghị đề xuất
Giáo viên cần chủ động học tập, tìm tịi, thật sự quan tâm, nhận thức đúng đắn
về tầm quan trọng của việc sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm.
Các trường tiếp tục tổ chức hội thảo chuyên đề cụm để giáo viên dạy bộ mơn
Ngữ văn có dịp học tập ,học hỏi trao đổi kinh nghiệm để thống nhất phương pháp

download by :


14


tối ưu, tích cực nhằm nâng cao chất lượng và kích thích hứng thú cho học sinh học
tập bộ mơn.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân được đúc rút từ thực tế giảng
dạy. Rất mong được sự góp ý bổ sung của đồng nghiệp để sáng kiến vận dụng được
hiệu quả hơn.

download by :

15



×